Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Di sản múa chăm qua một số tác phẩm điêu khắc chăm pa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.28 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
--------------------------------

Nguyễn Thúy Nga

DI SẢN MÚA CHĂM
QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC CHĂM PA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU
-------------------------------LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM


Trần Thị Thúy Vân


SẢN NGHIỆP
MÚA CHĂM
THƯƠNG HIỆU CỦADI
DOANH
QUA
MỘT
TÁC
PHẨM
ĐIÊU
KHẮC
VIỆT
NAM
DƯỚISỐ
GÓC
NHÌN
VĂN HÓA
HỌC

CHĂM PA

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62.31.06.40

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62 31 06 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN TRI NGUYÊN

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS Lê Ngọc Canh


Nội

-

Hà Nội - 2017

2015


1

LỜI CAM ĐOAN
Công trình nghiên cứu này là của tác giả luận án, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn của các nhà khoa học.
Các kết quả và số liệu về vấn đề nghiên cứu trong luận án là trung thực.
Tư liệu trích dẫn trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận án

Nguyễn Thúy Nga


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………….

1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………..

3

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………....

4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU……………......

11

1.1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………..

11

1.2. Áp dụng lý thuyết vào đề tài luận án …………………………………


16

1.3. Những khái niệm liên quan đến đề tài………………………………...

19

1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu………………………………………

26

Tiểu kết ………………………………………………………………………….

40

Chương 2: NHỮNG HÌNH TƯỢNG MÚA TRÊN ĐIÊU KHẮC CHĂM PA

41

2.1. Khái quát lịch sử và văn hóa Chăm Pa………………………………..

41

2.2. Điêu khắc Chăm Pa – thành tố đặc trưng của nền văn hóa Chăm Pa…

51

2.3. Các tác phẩm điêu khắc Chăm Pa có hình người múa………………..

56


Tiểu kết ………………………………………………………………………….

77

Chương 3: NHỮNG BÀN LUẬN RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...

79

3.1. Kết quả nghiên cứu giá trị đặc trưng của những hình tượng múa trong

79

di sản điêu khắc Chăm Pa……................................................................................
3.2. Kết quả nghiên cứu các “vũ công hóa đá” qua liên hệ so sánh với múa

87

cổ điển Ấn Độ……………………………………………………………………..
3.3. Kết quả nghiên cứu các “vũ công hóa đá” qua một số tác phẩm múa…

101

3.4. Kết quả nghiên cứu về sự lan tỏa của múa Chăm trong khu vực……...

109

3.5. Ứng dụng và phát huy nghệ thuật múa Chăm vào múa đương đại……

113


Tiểu kết ………………………………………………………………………….. 126
KẾT LUẬN………………………………………………………………………

128

DANH MỤC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ……………………. 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………

132

PHỤ LỤC………………………………………………………………………...

139


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

1. CHXHCNVN

:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. GS.TS

:

Giáo sư, Tiến sĩ


3. KHCN-MT

:

Khoa học công nghệ môi trường

4. NCS

:

Nghiên cứu sinh

5. NGND

:

Nhà giáo nhân dân

6. NQTW

:

Nghị quyết trung ương

7. NSND

:

Nghệ sĩ nhân dân


8. NSƯT

:

Nghệ sĩ ưu tú

9. Nxb

:

Nhà xuất bản

10. PGS.TS

:

Phó giáo sư, Tiến sĩ

11. TP

:

Thành phố

12. VHDT

:

Văn hóa dân tộc


13. VHTT

:

Văn hóa thông tin


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Chăm là một tộc người sống lâu đời trên dải đất miền Trung Việt Nam
từ thế kỷ thứ II và đã lập ra các nhà nước với các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương và
Chiêm Thành. Lịch sử văn hóa Chăm Pa trải qua những bước thăng trầm có lúc
thịnh, lúc suy. Thế nhưng, nền văn hóa Chăm Pa đã để lại cho dân tộc Việt Nam
những di sản văn hóa vô cùng quí giá. Đó là cả một hệ thống những đền tháp,
những pho tượng cổ Chăm Pa tuyệt mỹ và rất nhiều những sản phẩm văn hóa tinh
thần mang giá trị lịch sử, khoa học, thẩm mỹ đậm đà bản sắc văn hóa Chăm Pa.
Những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ấy đã ra đời, phát triển và tồn tại trên
mảnh đất miền Trung với khí hậu không ôn hòa, thường xuyên lại phải trải qua
những cuộc chiến tranh tàn phá nên đã bị phá hủy nghiêm trọng và ngày càng mai
một theo thời gian, năm tháng, vì vậy nhiều di sản đã trở thành hoang phế.
Tuy bị phá hủy nghiêm trọng, nhưng những bức phù điêu có hình người nhảy
múa trong điêu khắc Chăm Pa vẫn thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Không những thế, trong nhiều năm qua,
chúng còn thu hút mạnh mẽ nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghệ thuật múa để
họ lần lượt công bố nhiều công trình, bài viết về múa Chăm. Những công trình đã
công bố này chủ yếu đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật múa dân gian, là hình thái
múa gắn liền với lễ hội cổ truyền của người Chăm. Bên cạnh những vũ điệu dân

gian, các nhà nghiên cứu múa cũng đã chú ý tới những mảng khối trong di sản nghệ
thuật điêu khắc Chăm Pa, trong đó có khá nhiều tượng, phù điêu chạm đá về các vị
thần, người, thú có tư thế, đường nét tạo hình mang yếu tố múa. Tuy là bộ phận gắn
liền với các công trình kiến trúc đền tháp cổ, nhưng các hiện vật chạm khắc này đã
là cứ liệu quan trọng giúp người nghiên cứu tìm hiểu về nghệ thuật múa Chăm Pa
xưa đã mất.
Việc bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc là một trong những
nhiệm vụ trọng yếu của chiến lược: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc” của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, trong những
năm gần đây, nhiều hình tượng múa Chăm trong các tác phẩm điêu khắc Chăm Pa


5

đã trở thành đối tượng để các nhà biên đạo múa khai thác, tìm hiểu và sáng tạo nên
những tác phẩm múa đương đại thành công trên sân khấu múa chuyên nghiệp. Đó là
một dấu hiệu rất đáng mừng của ngành múa Việt Nam! Thực tế, xu hướng đưa các
loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống đặc sắc vào thực tiễn đời sống hiện đại là
mong muốn và đòi hỏi của nhu cầu xã hội hiện nay. Nhận thấy, những giá trị văn
hóa, giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật múa Chăm là sản phẩm trí tuệ của tộc người
Chăm cần phải được bảo lưu và phát triển theo định hướng, đường lối văn hóa, văn
nghệ của Đảng và Nhà nước, NCS với lòng say mê nghề nghiệp, kinh nghiệm từ
thực tế giảng dạy và nghiên cứu, mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình
cho công việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo lưu các giá trị văn hóa của nghệ thuật múa
Chăm Pa xưa nhằm cung cấp thêm tư liệu cho ngành nghệ thuật múa Việt Nam
trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, sáng tác và biểu diễn.
Trước đây, cũng đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu đề cập đến nghệ
thuật múa Chăm. Nhưng những công trình và bài viết này chỉ đi sâu nghiên cứu về
một lĩnh vực, một khía cạnh nào đó của nghệ thuật múa Chăm đang tồn tại trong
thực tế, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập một cách đầy đủ và

hệ thống về múa Chăm được thể hiện trên những tác phẩm điêu khắc cổ Chăm Pa.
Vì vậy, NCS đã lựa chọn vấn đề Di sản múa Chăm qua một số tác phẩm điêu khắc
Chăm Pa làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận án thuộc lĩnh vực nghiên cứu trường hợp trong văn hóa học về di
sản múa Chăm qua một số tác phẩm điêu khắc Chăm Pa. Vì vậy, NCS sẽ đi sâu
nghiên cứu về những hình tượng múa trên di sản điêu khắc Chăm Pa thông qua một
số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu đã được các nhà nghiên cứu khẳng định trong các
công trình khoa học trước đây. Mặt khác, qua nghiên cứu khảo sát, đối sánh cụ thể
với múa cổ điển Ấn Độ - Bharata Natyam, NCS cố gắng tìm ra những nét tương
đồng trên cơ sở hiện trạng của múa Chăm Pa xưa hiện còn lưu dấu trên những bản
ghi khắc bằng đá, từ đó đưa ra những căn cứ mới có thể ứng dụng vào việc sáng tạo
ra những tác phẩm múa thành công trên sân khấu đương đại. Luận án sẽ là tài liệu


6

tham khảo hữu ích, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các
chuyên ngành nghệ thuật múa ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ góc độ văn hóa học, NCS bước đầu nhận thức được những vấn đề có liên
quan tới chủ đề nghiên cứu của luận án như sau:
Thứ nhất, truy tìm và phân tích dấu vết những vũ điệu Chăm đang bị chìm
khuất trên những bức phù điêu trong điêu khắc Chăm Pa.
Thứ hai, phân tích các đặc trưng và đặc điểm của di sản múa Chăm qua một số
tác phẩm điêu khắc Chăm Pa.
Thứ ba, giải mã những hình tượng múa trên di sản điêu khắc Chăm Pa qua liên
hệ, so sánh với nghệ thuật múa cổ điển Ấn Độ - Bharata Natyam.
Thứ tư, phân tích một số tác phẩm múa Chăm thành công trên sân khấu chuyên

nghiệp được khai thác và phát triển từ những cảm xúc và sáng tạo của các nhà biên
đạo múa về những hình tượng múa trên các bức phù điêu trong di sản điêu khắc
Chăm Pa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Di sản múa Chăm qua một số tác phẩm
điêu khắc Chăm Pa. Vì vậy, trong khuôn khổ của luận án, NCS đi sâu nghiên cứu
về múa Chăm qua một số tác phẩm điêu khắc Chăm Pa trong tiến trình lịch sử văn
hóa Việt Nam, về sự hiện diện của nó trong cộng đồng người Chăm trong nhiều thế
kỷ qua, về sự thu hút mạnh mẽ của nó đối với các nhà biên đạo múa. Ngoài ra, luận
án cũng đề cập đến một số tác phẩm múa được xây dựng và khai thác từ các hình
tượng múa trên điêu khắc Chăm Pa đã thu được thành công trên sân khấu đương đại
Việt Nam trong những năm qua.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do đề tài nhấn mạnh đến việc tìm hiểu những hình tượng múa trong di sản
điêu khắc Chăm Pa, nên, tác giả luận án sẽ tập trung nghiên cứu:
Về không gian: Khác với các công trình nghiên cứu đi trước, phạm vi nghiên
cứu của đề tài là không gian những phù điêu có hình dáng, tạo hình múa đã được


7

các nhà nghiên cứu xếp loại và xác định niên đại. Đề tài nhấn mạnh đến việc tìm
hiểu những hình tượng múa, trong mối liên hệ mật thiết với di sản điêu khắc Chăm
Pa. Đồng thời qua nghiên cứu so sánh với nghệ thuật múa cổ điển Ấn Độ - Bharata
Natyam, luận án làm rõ về hình thái múa Chăm đã tồn tại trong quá khứ hiện còn
lưu lại trên các bức phù điêu tại Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng và một số đền
tháp Chăm tại các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Về thời gian: Luận án chú ý đến chiều dài lịch sử, thông qua các sử liệu ghi
chép lại từ thế kỷ II và nhất là trong việc phân tích mối liên hệ giữa văn hóa Chăm

Pa với văn hóa nghệ thuật múa Ấn Độ để thấy được sự ảnh hưởng và biến đổi trong
chiều dài lịch sử của hiện tượng này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đối tượng nghiên cứu là di sản múa Chăm qua một số tác phẩm điêu khắc
Chăm Pa thì khó có thể tồn tại một phương pháp nghiên cứu duy nhất để giải quyết
mọi vấn đề đặt ra. Vì vậy, NCS đã lựa chọn phương pháp nghiên cứu liên ngành
trong văn hóa học áp dụng vào đề tài luận án. Đây là phương pháp tiếp cận hữu
hiệu, phù hợp với đối tượng nghiên cứu của đề tài, trong đó NCS chú trọng vào
những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp lịch sử: Vì nguồn tài liệu chính mà NCS sử dụng để nghiên cứu
là các tác phẩm điêu khắc Chăm Pa có niên đại kéo dài từ thế kỷ VI -VII đến thế kỷ
XVII; và vì đối tượng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật múa mà trước đây đã
từng xuất hiện trong vương quốc Chăm Pa, một vương quốc đã tồn tại và phát triển
trên mảnh đất miền Trung nước ta từ thế kỷ II đến thế kỷ XVII. Nên phương pháp
nghiên cứu lịch sử sẽ là một trong những phương pháp nghiên cứu chính mà NCS
áp dụng trong luận án.
Phương pháp so sánh: Vì văn hóa nghệ thuật Chăm chịu ảnh hưởng sâu đậm
văn hóa và tôn giáo Ấn độ mà trong đó hình tượng múa Chăm qua điêu khắc Chăm
Pa là hình thái múa tôn giáo. Nên để hiểu được nguồn gốc cũng như đặc trưng của
múa Chăm Pa xưa, không thể không so sánh với văn hóa nghệ thuật Ấn Độ mà cụ
thể là những hình tượng múa trên các bức phù điêu trong di sản điêu khắc Chăm Pa.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu này, giúp NCS đối chiếu với tôn giáo và nghệ


8

thuật Ấn Độ để tìm ra nguyên nhân cốt lõi nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra của
luận án. Trong quá trình thực hiện, việc phân tích - so sánh còn diễn ra ở cách tham
khảo các công trình nghiên cứu đi trước. Phương pháp phân tích - so sánh sẽ được
NCS thực hiện xuyên suốt trong từng bước của quá trình nghiên cứu từ phát triển

khung nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu tại thực địa đến phân tích số liệu và viết
báo cáo.Vì vậy, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu quan trọng này trong việc
thực hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra của luận án.
Phương pháp hệ thống, phân loại: Với nội dung cốt lõi là tìm hiểu các mối
quan hệ tương hỗ của các hiện tượng trong môi trường tồn tại của chúng, để tìm
hiểu bản chất về các biểu tượng hàm nghĩa của những phù điêu múa Chăm trong di
sản điêu khắc Chăm Pa, NCS nhất thiết sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu
của mình.
Các phương pháp trên được thực hiện song hành, hoặc đan xen trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện luận án. Việc vận dụng và cân đối các kiến thức, phương
pháp trong nghiên cứu liên ngành theo các hệ ngành chuyên sâu, đa ngành và nhóm
ngành đều rất cần thiết để bổ sung và lý giải các vấn đề có liên quan khi phân tích
một hiện tượng văn hóa xét trên quan điểm nhân học văn hóa. Bên cạnh việc thực
hiện các phương pháp nghiên cứu ở trên, NCS còn tìm kiếm các nguồn tài liệu
thành văn được lưu trữ tại các thư viện và các cơ quan lưu trữ kết hợp với phỏng
vấn sâu các nhà nghiên cứu văn hóa ở các cấp khác nhau.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Thứ nhất, Phải chăng di sản điêu khắc Chăm Pa chứa đựng những giá trị của
nghệ thuật múa Chăm Pa xưa?
Hình tượng múa Chăm trên các bức phù điêu là chuỗi ngọc vô giá trong kho
tàng nghệ thuật điêu khắc cổ Chăm Pa, là kết quả của sự giao thoa giữa nghệ thuật
đỉnh cao với thế giới tâm linh huyền bí. Giá trị của những hình tượng ấy đã đi vào
đời sống văn hóa của người Chăm và tạo nên hệ giá trị có ý nghĩa quan trọng trong
dòng chảy văn hóa Việt Nam. Do hoàn cảnh thay đổi của lịch sử, múa Chăm Pa xưa
qua điêu khắc đã không còn trong thực tế. Một vài vũ điệu thuần Chăm được lưu
giữ trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cho tới ngày nay. Các vũ điệu đặc sắc nhất


9


mang màu sắc thần tiên đã mờ chìm trong quá khứ và nay chỉ còn lưu lại trên các
bản ghi khắc bằng đá trong các đền tháp Chăm. Và, chính những bản ghi khắc đó đã
có sức sống xuyên thời gian và làm cho các thế hệ hậu nhân đam mê, cảm phục,
nghiên cứu và tìm tòi về quá khứ của một thời huy hoàng. Mặc dù múa Chăm Pa
xưa đã không còn tồn tại nữa, song những kết quả tìm được sẽ là mấu chốt quan
trọng để hiểu thêm về giá trị của múa Chăm qua điêu khắc Chăm Pa, cung cấp thêm
chất liệu múa, kiểu dáng trang phục độc đáo, hấp dẫn, khơi gợi khả năng biểu đạt
nội tâm và làm điểm tựa cho sáng tạo của các nghệ sĩ múa trong tương lai.
Thứ hai, Phải chăng hình tượng múa Chăm trong điêu khắc Chăm Pa có mối
liên hệ mật thiết với nghệ thuật múa cổ điển Ấn Độ?
Nghiên cứu những hình tượng múa trong di sản điêu khắc Chăm Pa, và qua
các công trình nghiên cứu đã công bố trước đây, NCS nhận thấy hầu hết những tác
phẩm điêu khắc được khắc họa từ những dấu ấn sâu đậm của nghệ thuật Ấn Độ. Để
giải mã những hình tượng đó bằng lý luận khoa học, không thể không quay trở lại
đất nước Ấn Độ, nơi đã sản sinh ra nghệ thuật múa cổ điển huyền bí mang đậm màu
sắc tôn giáo. Việc lựa chọn, phân tích ảnh hưởng của điêu khắc Ấn Độ trong điêu
khắc Chăm, nghiên cứu các hình tượng múa qua điêu khắc Chăm Pa là cần thiết để
giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án.
Qua nghiên cứu so sánh, liên hệ với các biểu tượng bàn tay và sự chuyển động
của đầu, cổ, mắt, chân trong múa cổ điển Ấn Độ - Bharata Natyam (hình thức múa
cổ nhất trong 7 loại múa cổ điển Ấn Độ) để thấy rõ sự ảnh hưởng của múa cổ điển
Ấn Độ trong múa Chăm Pa xưa là hiển nhiên. Và cũng nhờ được tiếp thu các kỹ
năng của múa cổ điển Ấn Độ mà các “vũ công hóa đá” đã đạt đến trình độ nghệ
thuật biểu diễn tinh xảo, nhuần nhuyễn, có sức cuốn hút mạnh mẽ, góp phần phản
ánh cuộc sống của người Chăm Pa xưa trong những thế kỷ đầu sau công nguyên.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học: Điêu khắc nghệ thuật múa Chăm là biểu hiện của nền văn
hóa, văn minh Chăm Pa trong tiến trình hình thành và phát triển văn hóa Chăm, văn
hóa Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần làm sáng tỏ những



10

nét đặc trưng độc đáo của nghệ thuật múa Chăm Pa xưa trong di sản điêu khắc
Chăm Pa.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ xác định rõ giá trị của nghệ thuật múa
Chăm trong di sản điêu khắc Chăm Pa để từ đó định hướng trong công tác bảo tồn,
phục dựng và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trong xây dựng đời
sống văn hóa đương đại, góp thêm một cách nhìn, một tiếng nói và những gợi ý
mang tính tham khảo cho các nhà nghiên cứu, lý luận và các nhà quản lý văn hóa,
nghệ thuật.
Tóm lại, khi hoàn thành, luận án sẽ là một công trình nghiên cứu không chỉ đi
sâu tìm hiểu một cách khoa học có hệ thống về diện mạo múa Chăm qua điêu khắc
Chăm Pa, mà còn đi vào phân tích bản sắc nghệ thuật múa Chăm Pa xưa được thể
hiện và phát huy trong những tác phẩm múa thành công trên sân khấu đương đại
Việt Nam. Do vậy, luận án sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị mới cho các
nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
7. Bố cục của Luận án:
Luận án gồm 170 trang, trong đó được chia làm 2 phần, phần chính văn và
phần phụ lục. Phần chính văn gồm 134 trang: mở đầu (7 trang), kết luận (3 trang),
tài liệu tham khảo (7 trang), nội dung luận án gồm 3 chương (117 trang):
Chương 1: Cơ sở lý luận và lịch sử nghiên cứu (30 trang)
Chương 2: Những hình tượng múa trên điêu khắc Chăm Pa (38 trang)
Chương 3: Những bàn luận rút ra từ kết quả nghiên cứu (49 trang)


11

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng
Đường lối, chủ trương của Đảng là định hướng, là kim chỉ nam cho hoạt động
văn hóa nghệ thuật. Việc xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật của mỗi dân
tộc, mỗi quốc gia là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Nhiệm vụ to lớn đó là khó khăn, lâu dài, đòi hỏi phải có chiến lược
phát triển nền văn hóa dân tộc lên một trình độ mới. Nghị quyết 23 của Bộ chính trị
(khóa X) về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới
và Nghị quyết 33 của Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa XI) về Xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước đã đề cập về vai trò văn hóa, văn nghệ có ý nghĩa quan trọng như sau:
“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững
đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” [70].
Trong đó, Bộ Chính trị nhấn mạnh về tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đảng ta đã
khẳng định nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Nghị quyết Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc mà Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) đưa ra đến nay vẫn
là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển sự
nghiệp văn hóa ở nước ta, cần phải được kế thừa, bổ sung và phát huy trong thời kỳ
mới. Việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc là mục tiêu quan trọng mang yếu tố chiến lược nhằm xây dựng nền văn hóa
Việt Nam hiện đại có sự thống nhất hữu cơ giữa tính tiên tiến và tính đậm đà bản
sắc dân tộc. Những nghị quyết trên là chủ trương đúng đắn, là cơ sở pháp lý để định
hướng công tác bảo tồn, phát triển văn hóa văn nghệ nói chung, trong đó có di sản
múa của dân tộc Chăm ngày càng phát triển bền vững và theo đúng quan điểm chỉ
đạo của Đảng và nhà nước.


12


1.1.2. Cơ sở văn hóa
Nghiên cứu, tìm hiểu về vương quốc Chăm Pa xưa có hai nguồn tư liệu chính
để tìm hiểu về lịch sử cũng như sự truyền bá và ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ vào
Chăm Pa, vào cộng đồng người Chăm trong nhiều thế kỷ qua. Nguồn tư liệu thứ
nhất là các bản ghi chép của các nhà khảo cổ và sử học Pháp. Nguồn tư liệu thứ hai
là thông qua các sử liệu ghi chép của người Trung Quốc. Trên thực tế, Trung Quốc
và Ấn Độ là hai quốc gia có nền văn hóa lớn và phát triển vào bậc nhất, nhì thế giới.
Trong đó, Trung Quốc luôn tiến hành nhiều cuộc xâm lược biên giới Việt Nam và
họ đã từng cai trị vùng đất rộng lớn ở phía Bắc. Vào thế kỷ II, người Chăm đã lập ra
vương quốc Chăm Pa sau khi thoát khỏi ách đô hộ của đất nước Trung Hoa. Từ đây,
mọi liên hệ với Trung Hoa đã bị cắt đứt và thay vào đó là sự tiếp xúc, ảnh hưởng
của văn hóa Ấn Độ thông qua con đường giao thương buôn bán trên biển với các
thương nhân Ấn Độ. Và chính các thương nhân này là khởi nguồn đã đem văn hóa
Ấn Độ vào Chăm Pa. Họ mang theo các giáo sĩ Bà la môn, tăng ni Phật giáo để
phục vụ cho mục đích tôn giáo và bảo vệ họ trong những chuyến đi dài ngày. Thực
tế, Ấn Độ là đất nước đa tôn giáo, nên hầu hết mọi người dân và các tầng lớp trong
xã hội Ấn Độ đều rất sùng đạo. Họ coi trọng sự linh thiêng và tin tưởng vào sức
mạnh vô hình của đấng tối cao. Do vậy, cũng như các tôn giáo khác trên thế giới, đó
là bất cứ nơi nào họ di cư đến điều quan trọng đầu tiên là phải xây dựng cơ sở tôn
giáo như đền tháp, chùa, thánh đường. Điểm đặc biệt của tôn giáo Ấn Độ là khi lan
truyền đến đâu thì tất cả các loại hình nghệ thuật như múa, âm nhạc, hội họa, điêu
khắc, thủ công đều được mang theo đến đó và không thể tách rời tôn giáo của họ.
Sự ảnh hưởng đó được phát huy mạnh mẽ vào khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ XV tại
Chăm Pa. Và, trong từng ấy thế kỷ, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ sâu sắc đến mức
chỉ thấy những yếu tố văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Chăm. Điều này được thể hiện
rất rõ trên các bức phù điêu, tượng đá, các văn bia khắc đá hiện còn lưu giữ trong
các đền tháp Chăm và các bảo tàng tại Việt Nam. Mặc dù theo thời gian cùng với sự
suy tàn của các triều đại Chăm Pa, Bà la môn giáo cũng ngày càng bị mai một
nhưng những dấu ấn của văn hóa và nghệ thuật vẫn còn hiện hữu không thể xóa mờ.



13

Tuy nhiên, văn hóa Chăm là "văn hóa mở", và cũng có thể do mong muốn
luôn được tìm hiểu cái mới và tiếp thu cái mới mà người Chăm bên cạnh sự tiếp
nhận văn hóa Ấn Độ còn có sự tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa của các nước khác
trong khu vực Đông Nam. Trong đó, tôn giáo Ấn Độ đã nắm vai trò chính chi phối,
tác động lớn đến đời sống văn hóa của Chăm Pa, và tôn giáo này đã được vật chất
hóa thông qua loại hình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trong các đền tháp Chăm.
Thực chất sự ảnh hưởng này không chỉ là một sự sao chép nguyên bản, mà đã dần
được bản địa hóa những yếu tố văn hóa Ấn Độ làm cho thích nghi với những tín
ngưỡng, những quan niệm thẩm mỹ có tính bền vững của tộc người Chăm ở Việt
Nam.
Những cơ sở văn hóa trên là nguồn tư liệu chứng minh về sự tồn tại và phát
triển của nền văn hóa Chăm Pa xưa, trong đó, nổi bật nhất là bộ ba: TÔN GIÁO –
KIẾN TRÚC – ĐIÊU KHẮC có nguồn gốc ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ. Chính sự
tiếp nhận ảnh hưởng đó đã tạo điều kiện cho nền văn hóa Chăm Pa ngày càng phát
triển thêm rực rỡ. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận, người Chăm đã biết chắt lọc
những yếu tố tinh hoa và bản địa hóa dần những yếu tố du nhập để xây dựng nền
văn hóa của mình mang màu sắc riêng biệt, độc đáo. Trên thực tế một phần văn hóa
Chăm Pa mà trong đó bao gồm cả múa Chăm Pa xưa vẫn đang còn hiện hữu trên
những tác phẩm điêu khắc. Do vậy, Nghiên cứu hình tượng múa Chăm trên điêu
khắc Chăm Pa chính là tìm về cội nguồn của văn hóa Ấn Độ, cụ thể thông qua việc
nghiên cứu – so sánh với múa cổ điển Ấn Độ - Bharat Natyam làm cơ sở để giải mã
các hình tượng múa Chăm trên điêu khắc Chăm Pa xưa.
1.1.3. Cơ sở khoa học
Tuy văn hóa nghệ thuật Chăm Pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa nghệ
thuật Ấn Độ, nhưng nhờ ý thức dân tộc, và trải qua quá trình lao động sáng tạo nghệ
thuật không ngừng, người Chăm đã biết chọn lọc những yếu tố tinh hoa bên ngoài

để tiếp tục xây dựng nền văn hóa của riêng mình mang đậm dấu ấn bản địa, dấu ấn
tộc người. Trong đó, loại hình nghệ thuật nổi trội của nền văn minh Chăm Pa ấy là
nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc với hàng trăm đền tháp nguy nga, tráng lệ bí ẩn


14

cần phải được khám phá hết. Và đặc biệt loại hình điêu khắc Chăm Pa có nhiều phù
điêu, tượng đá liên quan đến tư thế múa, dáng múa chiếm số lượng lớn hiện còn lưu
giữ tại bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Khảo cứu về múa Chăm Pa xưa, qua các
tài liệu ghi chép thì múa Chăm đã từng có một thời gian hoạt động khá mạnh trong
vương triều Chăm Pa lúc bấy giờ.
- Năm 1004 vua Lý Thái Tông bắt hơn 100 cung nữ Chiêm Thành giỏi
múa hát Tây Thiên đưa về Thăng Long.
- Điệu múa của các vũ nữ Chiêm Thành mang đến sân khấu cung đình
Đại Việt một phong cách mới ngoại dị.
- Múa Chiêm Thành cũng là múa mặt nạ với các vai một chúa, hai
phỏng, một nàng, mười quân, mặt nạ gỗ có mắt bằng lông công.
- Thiên vương cho truyền bốn mươi thiên thần, chắp cánh bông vàng
múa vũ điệu Tiong biyen [43, tr.143].
Trong bài viết về “Lễ tứ tuần đại khánh” của vua Khải Định, cử hành vào ngày
mồng 1 tháng 9 năm Khải Định thứ 9 (1924), phần miêu tả về tiệc chiêu đãi của vua
tại điện Cần Chánh có ghi: “Mười vũ nữ Chiêm Thành ở biên giới miền Trung ra
trình diễn vũ khúc Thiên cẩu…Theo nhịp trống, cồng, thanh la, đàn, sáo, các cô uốn
éo thân mềm dẻo, vừa hát vừa múa líu lo trầm bổng”[55, tr.58].
Từ một số trích dẫn ở trên có thể nhận định, ngay từ thời vương quốc Chăm Pa
hình thành đã xuất hiện những vũ nữ Chăm biết múa hát giỏi để phục vụ cho vương
triều lúc bấy giờ. Tiếc rằng, sau khi vương quốc Chăm Pa tan rã, những điệu múa
của các cung phi vũ nữ cũng không còn. Và rất có thể chính sự mất đi của các vũ
điệu phục vụ trong vương triều Chăm Pa thời ấy đã tạo điều kiện và thúc đẩy múa

dân gian, múa tôn giáo - tín ngưỡng gắn kết với nhau để chuyển sang mục đích khác
là phục vụ cho các lễ hội và những sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng.
Trong khi đó, Văn hóa Chăm Pa lại chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa và tôn giáo
Ấn Độ. Ngoài những minh chứng của sử liệu ghi chép, theo học giả Ấn Độ Geetesh Sharma, trong tác phẩm Những dấu vết văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam [37]
đã khẳng định vương quốc Chăm Pa và cộng đồng người Chăm Pa xưa chịu ảnh


15

hưởng lớn của nền văn hóa Ấn Độ. Theo thời gian và năm tháng, văn hóa Ấn Độ đã
ngập chìm trong văn hóa bản địa Chăm và dần được bản địa hóa. Tuy nhiên, trong
văn hóa Chăm vẫn có thể nhận thấy mọi hình thái nghệ thuật của Ấn Độ như âm
nhạc, múa, thủ công mỹ nghệ, kiến trúc…và các hình thái đó đều có liên hệ sâu đậm
và lấy cảm hứng từ tôn giáo Ấn Độ. Bằng chứng là ngay từ buổi ban đầu khi đất
nước Chăm Pa mới hình thành, Bà la môn giáo đã du nhập vào xứ sở Chăm Pa.
Cũng giống như ở Ấn Độ và các nơi khác của vùng Đông Nam Á, Bà la môn giáo
Chăm Pa cũng đề cao vai trò của Shiva và tôn sùng vị thần này một cách tuyệt đối.
Đôi khi, trong vương triều Chăm Pa còn đồng nhất quyền lực của thần Shiva ngang
hàng với các vị vua Chăm. Bởi vậy, hình tượng thần Shiva được phản ánh khá đậm
nét trong văn hóa Chăm Pa, đặc biệt xuất hiện nhiều trong nghệ thuật điêu khắc trên
đá với nhiều dáng vẻ khác nhau. Cũng có thể vì lý do này mà Bà la môn giáo đã trở
thành tôn giáo chính thống của người Chăm, và đã tác động trực tiếp, chi phối toàn
bộ nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Chăm Pa thời đó. Và rất có thể trên
nền tảng văn hóa đó, múa Chăm Pa xưa đã hình thành và được chắp đôi cánh bởi
tôn giáo Bà la môn.
Trong điêu khắc Chăm Pa còn thấy nhiều phù điêu, tượng đá miêu tả về hình
ảnh vũ nữ Apsara cũng khá phổ biến. Trong huyền thoại của người Ấn Độ và người
Chăm Pa xưa, các Apsara chính là các tiên nữ lo việc múa hát ở chốn thượng giới.
Hình tượng vũ nữ Apsara được các nghệ nhân Chăm Pa miêu tả hết sức sống động
với nhiều tư thế, tạo hình đẹp, mang tính thẩm mỹ cao và đậm nét nhân chủng của

người Chăm. Mặc dù chỉ là những tác phẩm được ghi khắc lại trên đá, nhưng phần
lớn các vũ nữ Chăm được mô tả với cơ thể tuyệt mỹ và mình để trần, có lẽ để phô
diễn cái đẹp nhất của cơ thể mà tạo hóa đã ban tặng cho họ. Về quan niệm thẩm mỹ
này, vũ nữ Chăm Pa khá giống với vũ nữ Ấn Độ, đó là phô diễn vẻ đẹp kiều diễm
của cơ thể thông qua nghệ thuật điêu khắc. Ngoài các hình tượng múa mô tả về thần
Shiva và vũ nữ Apsara, trong điêu khắc Chăm Pa, còn có các hình tượng múa mô tả
hình ảnh về nữ thần, vũ nữ múa ở quanh các đài thờ, bệ thờ với kỹ thuật điêu khắc tỉ
mỉ, tinh xảo. Có thể nói, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm Pa là một trong


16

những thành tựu rực rỡ của nền văn hóa Chăm Pa, mà trong đó điêu khắc Chăm Pa
đã đạt tới trình độ nghệ thuật và được đánh giá là một trong những đỉnh cao của
nghệ thuật điêu khắc trong khu vực Đông Nam Á.
Tóm lại, những hình tượng múa được ghi khắc trên những tác phẩm điêu khắc
bằng đá ở Mỹ Sơn, Đồng Dương, Trà Kiệu, Tháp Mắm…là những dấu tích quan
trọng còn lại để nghiên cứu, tìm hiểu về múa Chăm trên điêu khắc Chăm Pa. Múa
Chăm Pa xưa hay múa phục vụ trong vương triều Chăm Pa là hình thái múa không
còn tồn tại trên thực tế mà hiện chỉ còn lưu lại trên các bản ghi khắc bằng đá trong
di sản điêu khắc Chăm Pa. Bằng những luận cứ khoa học đã trình bày ở trên và qua
khảo sát các công trình nghiên cứu về nghệ thuật múa Chăm của các nhà nghiên cứu
văn hóa, nghệ thuật đã công bố trước đây, đề tài luận án hoàn toàn có cơ sở khoa
học để tiếp tục nghiên cứu và tìm ra những giá trị mới của múa Chăm Pa xưa trong
di sản điêu khắc Chăm Pa.
1.2. Áp dụng lý thuyết vào đề tài luận án
Với đối tượng nghiên cứu là những hình tượng múa trên các bức phù điêu
trong di sản điêu khắc Chăm Pa có nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu,
và khó có thể tồn tại một lý thuyết duy nhất để giải quyết mọi vấn đề có liên quan.
Để hiểu được các chiều cạnh của vấn đề này, rõ ràng phải cần đến nhiều cách tiếp

cận. Do đó, NCS sẽ sử dụng cơ sở lý thuyết trong ngành khoa học nhân học văn
hóa, văn hóa dân gian làm phương pháp tiếp cận. Trong khuôn khổ của luận án, từ
góc độ tiếp cận nhân học văn hóa, văn hóa dân gian, NCS sẽ áp dụng lý thuyết bản
sắc văn hóa tộc người, lý thuyết tiếp biến văn hóa và lý thuyết phân loại các hình
thái múa ở Việt Nam làm cơ sở để giải quyết các mục tiêu đặt ra của đề tài luận án.
1.2.1. Lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người
Lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người là cơ sở quan trọng để tác giả của luận án
xác lập các cơ sở lý thuyết nhằm phân tích, tìm ra những đặc điểm riêng của múa
Chăm Pa xưa trong di sản điêu khắc Chăm Pa, cũng như những sáng tạo gần đây
của các nhà biên đạo múa trên sân khấu đương đại về hình thái múa này trong bối
cảnh xã hội hiện nay. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc, bản sắc


17

dân tộc là nét đặc trưng độc đáo với những đặc điểm văn hóa riêng là yếu tố mang
sức mạnh tinh thần của mỗi dân tộc, giúp dân tộc vượt qua mọi khó khăn. Chính vì
vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc đã và đang được
nhiều quốc gia trên thế giới coi trọng và có những giải pháp cụ thể trong quá trình
xây dựng và phát triển bền vững đất nước. Trong bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc
lại có những giá trị cũ, lỗi thời cần phải xóa bỏ, và có những giá trị mới, tiến bộ cần
phải được bổ sung. Và, tộc người Chăm, với tư cách là chủ thể sáng tạo, thường
xuyên kiểm nghiệm những giá trị văn hóa đó, quyết định những thay đổi và bổ sung
những cái cần thiết, để tái tạo những giá trị đó và trao truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Việc áp dụng lý thuyết bản sắc văn hóa trong đề tài luận án sẽ giúp NCS
nghiên cứu những nội dung sau:
Thứ nhất, tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của văn hóa Chăm, và mối liên hệ của nó
với văn hóa nghệ thuật Ấn Độ và một số nước trong khu vực Châu Á.
Thứ hai, mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật múa Chăm Pa xưa với những
hình tượng múa được thể hiện trên một số tác phẩm điêu khắc Chăm Pa trong các

đền tháp Chăm.
Thứ ba, sự ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật Ấn Độ đối với văn hóa nghệ
thuật Chăm Pa, đồng thời liên hệ so sánh với múa cổ điển Ấn Độ - Bharata Natyam
nhằm giải mã các hình tượng múa trên điêu khắc Chăm Pa bằng lý luận khoa học
của ngôn ngữ múa.
Thứ tư, xác định những nét đặc trưng mang đặc điểm, phong cách nổi bật của
nghệ thuật múa Chăm Pa xưa trong di sản điêu khắc Chăm Pa.
Thứ năm, việc sử dụng và phát huy múa Chăm trong di sản điêu khắc Chăm Pa
trong những sáng tạo mới trên sân khấu múa chuyên nghiệp hiện nay.
Áp dụng lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người sẽ giúp NCS có cơ sở khoa học
để nghiên cứu sâu về múa Chăm Pa xưa. Từ đó tìm ra những đặc trưng mang đặc
điểm, phong cách riêng biệt, mang đậm bản sắc của văn hóa Chăm qua các hình
tượng múa trên các phù điêu trong di sản điêu khắc Chăm Pa. Những lý do và bối
cảnh xã hội đã tạo dựng nên một diện mạo múa Chăm đã từng tồn tại trong quá khứ,


18

cũng như những yếu tố chính đã tạo nên mối liên hệ khăng khít giữa múa với điêu
khắc mà cụ thể là những hình tượng múa trong điêu khắc Chăm Pa.
1.2.2. Lý thuyết tiếp biến văn hóa
Tiếp biến văn hóa có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển văn
hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi
những nhóm người có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến
đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Trong thực tế, một nền văn hóa chỉ thực
sự đi lên khi biết lựa chọn đúng yếu tố ngoại sinh để hỗ trợ cho nền văn hóa của dân
tộc mình phát triển thêm phong phú, nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Vì vậy,
tiếp biến văn hóa có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển văn hóa
của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Do vậy, một dân tộc trong giao lưu văn hóa, nếu
không có nguồn nội sinh vững chắc và bản sắc phong phú, thì sẽ không thể tự

cường để phát triển bền vững. Và Có thể nhận thấy, văn hóa Chăm Pa đã tiếp nhận
văn hóa Ấn Độ có sự chọn lọc kỹ càng và chính sự tiếp biến này đã tạo cho văn hóa
Chăm Pa ngày càng phong phú và đậm đà thêm bản sắc dân tộc.
Việc sử dụng lý thuyết tiếp biến văn hóa trong nghiên cứu của luận án sẽ giúp
NCS thấy rõ sự tiếp nhận, ảnh hưởng của văn hóa, nghệ thuật Ấn Độ trong nền văn
hóa Chăm Pa mà trong đó có nghệ thuật múa Chăm trên di sản điêu khắc Chăm Pa.
Vào những thế kỷ đầu công nguyên, cũng như các quốc gia khác ở khu vực Đông
Nam Á, Chăm Pa chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa, văn minh của Ấn Độ. Theo
các nguồn tài liệu ghi chép, thì sự ảnh hưởng của Ấn Độ ở Chăm Pa khá đậm nét, từ
việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết, tên quốc gia, các biệt hiệu vua chúa, cách tổ chức
nhà nước, vương triều, phong cách xây dựng đền tháp, tên các vị thần, cách tiến
hành các nghi lễ và kể cả nghệ thuật biểu diễn đều bị ảnh hưởng và được tiếp nhận
từ văn hóa Ấn Độ. Tuy nhiên, cho đến nay, ảnh hưởng của nghệ thuật biểu diễn Ấn
Độ trong sinh hoạt và nghệ thuật biểu diễn của người Chăm đã không còn thấy rõ
những yếu tố du nhập. Theo dòng thời gian, người Chăm đã tiếp thu có biến đổi nền
văn hóa của mình. Nhưng, những dấu tích liên quan đến nghệ thuật Ấn Độ hiện vẫn
còn lưu dấu trên các bức phù điêu, tượng đá ở các đền tháp Chăm.


19

Múa Chăm và múa Ấn Độ, đều có lịch sử phát triển lâu đời, mang tính tổng
hợp của nhiều loại hình văn học, điêu khắc, âm nhạc và múa, đều có những giá trị
lịch sử và giá trị nghệ thuật nhân văn sâu sắc. Việc nghiên cứu so sánh múa Chăm
và múa Ấn Độ nhằm khẳng định tầm vóc và giá trị của nghệ thuật múa Chăm Pa
xưa, cũng như những ảnh hưởng của nghệ thuật múa Chăm đối với người Việt ở
Việt Nam và với các nước khác trong khu vực châu Á. Như vậy, áp dụng lý thuyết
tiếp biến văn hóa giúp NCS dễ dàng nhận diện đâu là sự tiếp nhận, ảnh hưởng từ
văn hóa bên ngoài và đâu là sự tiếp thu có biến đổi của nền văn hóa Chăm mà cụ
thể trong đó là nghệ thuật múa Chăm Pa xưa. Điều đó giúp NCS có cái nhìn hoàn

chỉnh hơn về sự tồn tại từ truyền thống đến hiện đại của nghệ thuật múa Chăm Pa
xưa. Việc áp dụng lý thuyết này trong luận án để hiểu được sự thay đổi như thế nào
của múa Chăm qua các mốc thời gian, để thấy được vai trò, vị trí của múa Chăm
trong cuộc sống của người dân trước đây và trong xã hội đương đại. Đồng thời, để
hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa hình tượng múa Chăm với di sản điêu khắc
Chăm Pa, với văn hóa nghệ thuật Ấn Độ mà cụ thể là đối chiếu, so sánh với múa cổ
điển Bharata Natyam. Áp dụng lý thuyết này trong việc nghiên cứu của luận án,
NCS xem đó như một giả định để đi vào giải quyết các vấn đề đã đặt ra trong luận
án.
1.2.3. Lý thuyết phân loại các hình thái múa ở Việt Nam
Với việc áp dụng lý thuyết phân loại các hình thái múa ở Việt Nam giúp NCS
có cái nhìn khái quát về các hình thái múa ở Việt Nam, về mối quan hệ tương hỗ
giữa các hình thái múa trong quá trình hình thành và phát triển. Từ đó, NCS đi sâu
nghiên cứu, phân tích nghệ thuật múa Chăm qua điêu khắc theo một hệ thống logic,
và sắp xếp theo thứ tự khoa học. Cụ thể, NCS sẽ tập trung vào những nội dung
chính sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu những hình tượng có tạo hình, hình dáng múa trên một
số bức phù điêu, tượng đá ở các đền tháp Chăm như: múa Shiva, múa Apsara, múa
vũ nữ …
Thứ hai, sắp xếp và phân loại những hình tượng múa trên di sản điêu khắc
Chăm Pa theo hệ thống.


20

Thứ ba, phân tích những giá trị nghệ thuật từ kết quả nghiên cứu một số tác
phẩm múa đương đại được xây dựng từ hình tượng các “vũ công hóa đá” trong điêu
khắc Chăm Pa.
1.3. Những khái niệm liên quan đến đề tài
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ văn hóa học, vì vậy để giải mã các vấn đề liên

quan và làm sáng tỏ nội dung của luận án, nhất thiết phải sử dụng những khái niệm
cơ bản làm chìa khóa. Do vậy, NCS đã lựa chọn một số khái niệm sau:
1.3.1. Chăm và Chăm Pa
Chăm là tên gọi của tộc người Chăm, một dân tộc vốn sinh tụ lâu đời ở vùng
duyên hải miền Trung Việt Nam. Dân tộc Chăm đã tạo nên một nền văn hóa rực rỡ
với ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Ðộ. Họ đã xây dựng nên vương quốc Chăm
Pa, là một quốc gia cổ đã từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192
đến 1832. Hiện tại, cư dân Chăm gồm có hai bộ phận chính, đó là: Bộ phận cư trú ở
tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận và bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các
tỉnh Châu Ðốc,Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.2. Văn hóa
Văn hóa là linh hồn của một dân tộc, một cộng đồng. Một quốc gia hiện đại
không phải chỉ có nền kinh tế phồn vinh mà cũng phải có nền văn hóa phồn vinh. Vì
vậy, một quốc gia hùng mạnh không thể coi nhẹ việc xây dựng và phát triển văn
hóa. Trước hết, ta có thể hiểu văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Văn
hóa bao hàm ý nghĩa rộng lớn, do vậy, từ lâu thuật ngữ văn hóa đã trở thành đối
tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Xuất phát từ mỗi ngành khoa học khác
nhau, mỗi nhà khoa học khi triển khai công việc nghiên cứu đều phải giới thiệu
quan niệm về văn hóa, từ những góc độ tiếp cận khác nhau. Vì vậy, văn hóa ngày
càng trở nên đa nghĩa nhưng tựu chung lại là đều coi văn hóa như những giá trị vật
chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin thì văn hóa là sự sáng tạo, là biểu
hiện của các lực lượng bản chất người, trong đó Tư tưởng của C.Mác và Ăng ghen


21

nhấn mạnh khái niệm lao động đồng nghĩa với hoạt động sáng tạo, là hiện tượng
thuộc bản chất người trong quá trình tồn tại và phát triển cộng đồng, mà lao động

sáng tạo chính là khởi điểm của văn hóa. Từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê
nin, có thể nhận thấy văn hóa là toàn bộ những gì do con người sáng tạo ra trong
quá khứ và hiện tại. Xét cho cùng, văn hóa là tiến trình, trong đó con người không
ngừng phấn đấu nhằm mục đích cải tạo và khai thác tự nhiên ngày càng có hiệu quả
hơn và xây dựng những mối quan hệ xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, đồng thời là
tổng thể những thành tựu đã đạt tới và những kinh nghiệm đã thu được trong tiến
trình ấy. Và như vậy, có thể khái quát, văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, là hiện tượng xã hội gắn
liền với sự tồn tại và phát triển của loài người, là dấu hiệu phân biệt giữa người và
động vật, là toàn bộ ý thức xã hội của con người. Do vậy, văn hóa chính là trí tuệ
của nhân loại được sinh ra trong quá trình lao động để sinh tồn. Chính từ trí tuệ đã
sinh ra hiểu biết, từ hiểu biết sinh ra quan niệm, từ quan niệm sinh ra tập quán thói
quen, phong tục và các quy ước cộng đồng, đó chính là văn hóa.
Vì thế, khi nghiên cứu nghệ thuật múa, hay bất cứ một loại hình nghệ thuật
nào đó, nhất thiết phải đặt nó trong môi trường văn hóa, trên nền tảng văn hóa của
một dân tộc, một quốc gia cụ thể. Và mỗi một loại hình nghệ thuật muốn tồn tại và
phát triển lâu dài thì phải có sự tiếp sức của nền tảng văn hóa dân tộc. Chính văn
hóa là tổng thể những giá trị do con người sáng tạo ra, và trong đó nghệ thuật múa
là thành tố của văn hóa. Do vậy, văn hóa và nghệ thuật luôn có mối quan hệ hữu cơ,
là bộ phận gắn kết chặt chẽ với nhau và không thể tách rời nhau. Nghiên cứu nghệ
thuật múa Chăm chính là nghiên cứu văn hóa Chăm, nhờ có nền tảng văn hóa ấy mà
múa Chăm mới được phát triển rực rỡ và khởi sắc cho đến hôm nay.
1.3.3. Di sản văn hóa
Di sản văn hóa là toàn bộ kết quả sáng tạo văn hóa của các thế hệ đi trước để
lại, được trao truyền từ đời này sang đời khác thể hiện tầm cao và chiều sâu của mỗi
dân tộc, mỗi quốc gia. Theo UNESCO di sản văn hóa gồm những di sản hữu thể
(Tangible) và di sản vô thể (Intangible). Những di sản hữu thể bao gồm: đền, chùa,


22


đình, miếu, tháp… Những di sản vô thể là các biểu tượng tượng trưng và không sờ
thấy, được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo của
đông đảo cộng đồng, đó là: âm nhạc, múa, ngôn ngữ, nghi thức, phong tục tập quán,
y học, các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ các nghề truyền thống...
Múa Chăm qua điêu khắc Chăm Pa là sản phẩm trí tuệ của dân tộc Chăm đã
được bàn tay tài năng của các nghệ nhân Chăm Pa xưa để lại. Đề đánh giá đúng giá
trị văn hóa của nó, chúng ta cần phải nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ giữa múa với
điêu khắc, giữa điêu khắc với di sản văn hóa. Thực tế, năm 1999, Thánh địa Mỹ
Sơn của người Chăm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nằm
trong tổng thể văn hóa đó là cả hệ thống các đền tháp Chăm và trong các đền tháp
đó là sự hiện diện của các pho tượng, các bức phù điêu có đường nét, tạo hình giống
múa. Và trong toàn bộ khối di sản văn hóa thế giới đồ sộ ấy đã có sự đóng góp
không nhỏ của các hình tượng múa trên điêu khắc Chăm Pa.
1.3.4. Giá trị văn hóa
Nói đến văn hóa không thể không đề cập đến giá trị văn hóa. Theo giải thích
của một số từ điển trong và ngoài nước thì “giá trị” dùng để chỉ phẩm chất tốt hay
xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của sự vật hay của con người; là cái làm cho sự vật trở
nên có ích được phản ánh trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, lý tưởng,
mục đích. Mặc dù có nhiều cách khái niệm khác nhau về giá trị, nhưng điểm gặp gỡ
chung là tất cả đều xem giá trị như là kết quả của hoạt động đánh giá từ phía chủ thể
(con người). Và nói đến giá trị là muốn khẳng định mặt tích cực, trong đó gắn liền
với cái tốt, cái hay, cái đẹp. Có hai loại giá trị: giá trị vật chất (thỏa mãn những nhu
cầu vật chất) và giá trị tinh thần (thỏa mãn những nhu cầu tinh thần). Như vậy, giá
trị là một phạm vi rộng lớn bao hàm các quan hệ của con người với tự nhiên, với xã
hội, với dân tộc, với thời đại, với giai cấp. Giá trị với tư cách là thành tố quan trọng
của các quan hệ văn hóa thông qua các hoạt động nhận thức, ứng xử, sáng tạo và
được đánh giá bởi cộng đồng.
Giá trị văn hóa của người Chăm được thể hiện trên nhiều lĩnh vực: tôn giáo,
chữ viết, văn học, phong tục tập quán, âm nhạc, múa... Trong đó, nghệ thuật múa



23

của người Chăm đã đạt đến trình độ thẩm mỹ cao và nhận được nhiều sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Những giá trị đó cần
phải được tỏa sáng và phát huy rộng rãi trong xã hội.
1.3.5. Bản sắc văn hóa
Bản sắc văn hóa tộc người là những giá trị gốc, những giá trị tinh hoa của dân
tộc đó đã được kết tinh hàng ngàn năm trong quá trình xây dựng và phát triển. Như
vậy có thể hiểu, bản sắc văn hóa của dân tộc chính là những yếu tố đặc trưng nhất
mang đặc điểm riêng của mỗi dân tộc, chính những đặc điểm riêng ấy là dấu hiệu để
có thể phân biệt tộc người này với tộc người khác. Và bản sắc dân tộc được thể hiện
rất rõ ở hệ giá trị dân tộc, ở truyền thống, bản lĩnh, tâm hồn, lối sống, cách làm,
cách tư duy, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa học, văn học nghệ thuật, và cả khát
vọng, biểu tượng của mỗi dân tộc. Trong quá trình tồn tại của mỗi dân tộc, bản sắc
văn hóa là yếu tố mang sức mạnh tinh thần của dân tộc, giúp dân tộc đó vượt qua
mọi thử thách, khó khăn. Nhờ có bản sắc dân tộc mà các cộng đồng tộc người giữ
vững được tính thống nhất, tính nhất quán trong quá trình tồn tại và phát triển lâu
dài. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã và đang được
nhiều quốc gia trên thế giới coi trọng và có những giải pháp cụ thể trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ nhưng người Chăm Pa xưa đã biết tiếp thu
có chọn lọc những yếu tố du nhập và từng bước bản địa hóa nền văn hóa của mình,
không những giữ được bản sắc dân tộc độc đáo mà còn mang những nét đặc trưng
riêng. Bản sắc văn hóa đó được thể hiện rõ nét trong nền văn hóa Chăm Pa mà cụ
thể là nghệ thuật âm nhạc và múa. Múa Chăm đã trở thành món ăn tinh thần và
không thể thiếu vắng trong các nghi lễ, lễ hội quan trọng của người Chăm. Múa là
linh hồn, là hơi thở của cả cộng đồng và là một biểu hiện của bản sắc văn hóa dân
tộc Chăm.

1.3.6. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Bảo tồn di sản văn hóa là bảo tồn những giá trị văn hóa tồn tại của một dân
tộc, một cộng đồng. Nếu không bảo tồn và phát huy thì tính dân tộc của nền văn hóa


×