Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

skkn kết hợp sử DỤNG PROSHOW PRODUCER và MICROSOFT POWERPOINT để NÂNG CAO TIỆN ÍCH và HIỆU QUẢ TRONG dạy học hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 23 trang )

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (Iformation and
Communication Technolagy − ICT) trong những năm gần đây đã tác động vào hầu hết các
lĩnh vực, làm thay đổi rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là giáo dục.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là với giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
cụ thể hóa tinh thần này bằng công văn số “Công văn số 4622/BGDĐT-CNTT về việc
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2016 – 2017”; quyết định số 6200 “Kế
hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo”;
quyết định 117 “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt
động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai
đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” nhằm đưa thế hệ trẻ nước nhà theo kịp với
tốc độ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên toàn thế giới.
Một trong 4 mục tiêu đặt ra là “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ
thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học
tập ở tất cả các môn học”.
Phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tự lực, tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đồng thời đơn giản hóa thiết bị cho người dạy khi
đứng lớp mô hình này đã có những ưu thế nhất định trong việc hỗ trợ tối đa tiện ích cho
người dạy và người học trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0).
Từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “KẾT HỢP SỬ DỤNG PROSHOW
PRODUCER VÀ MICROSOFT POWERPOINT ĐỂ NÂNG CAO TIỆN ÍCH VÀ
HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC”.
Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tôi chỉ xin trình bày kinh nghiệm cá nhân vào quá
trình giảng dạy phần hóa học lớp 12 (chương trình cơ bản). Tôi hy vọng đề tài này sẽ góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Đề tài vẫn còn có thể mở rộng, phát triển
nhiều hơn nữa, rất mong quí thầy cô và các bạn đọc góp thêm ý kiến!

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1




1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1. Thực trạng về ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông
“Công nghệ thông tin cũng sẽ làm thay đổi rất lớn việc học của chúng ta. Những người
công nhân sẽ có khả năng cập nhật các kỹ thuật trong lĩnh vực của mình. Mọi người ở bất
cứ nơi đâu sẽ có khả năng tham gia các khóa học tốt nhất được dạy bởi các giáo viên giỏi
nhất.” (The Road Ahead, Bill Gates)
Hiện nay, ứng dụng CNTT trong giảng dạy, không chỉ phát triển mạnh ở các thành phố
lớn, mà còn phát triển ở nhiều tỉnh miền núi. Các trường phổ thông đều trang bị phòng máy,
phòng đa năng, tivi nối mạng Internet tại mỗi phòng học, một số trường còn trang bị thêm
thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (sound recorder, camera, camcorder), máy quét hình
(scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá
trình dạy học của mình.
Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó, các phần mềm giáo dục cũng đạt
được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile, SketchPad.....
Kỹ năng ứng dụng CNTT trong việc soạn giảng của GV cũng có nhiều tiến bộ đáng
ghi nhận, giáo án được thiết kế và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm
được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống. Những hình ảnh,
âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua các
phương tiện hỗ trợ, giáo viên có điều kiện làm cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ
học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã
nhanh chóng làm thay đổi cách làm việc, tư duy trong dạy và học của đội ngũ GV và HS.
Việc đưa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào
tạo được đánh giá là bước đầu đã đạt những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt
được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía
trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, chẳng hạn:
• Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy-học vẫn còn nhiều bất cập. Những bài
giảng với giáo án điện tử còn mang tính hình thức. Một số giáo viên tuy ứng dụng
CNTT nhưng chỉ đơn giản là trình chiếu bài giảng mà không có sự đổi mới,

phương pháp dạy vẫn theo lối truyền thụ một chiều, áp đặt kiến thức. Chưa kể, có

2


không ít giáo viên sử dụng CNTT qua loa, không chú ý đến đối tượng học sinh,
dẫn đến việc học sinh không thể theo kịp bài”.
• Máy tính điện tử chỉ thực sự hiệu quả khi người giáo viên có khả năng, kĩ năng
thiết kế, truyền đạt một cách ngắn gọn, súc tích, đầy đủ, sinh động và sáng tạo.
• Kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế,
chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Công tác đào
tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin
học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng
công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả.
• Phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp
đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa
người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng
như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình
vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các
phương pháp dạy học, đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này,
làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó
làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể
phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.
• Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được
nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều
khi lạm dụng nó.
• Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa
xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chính sách, cơ chế
quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương
tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện

chiếu projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa
triển khai rộng khắp và hiệu quả.
• Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử
dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ
3


thông Việt Nam”, PGS. TS. Đào Thái Lai − chủ nhiệm Viện Chiến lược và Chương trình
giáo dục đã đúc kết: Nếu căn cứ vào hoạt động của quản lý, của người dạy và người học thì
có 4 mức ứng dụng CNTT & TT cơ bản nhất:
• Mức 1: Sử dụng CNTT & TT để trợ giúp giáo viên trong một số thao tác nghề
nghiệp như soạn giáo án, in ấn tài liệu, sưu tầm tài liệu,… nhưng chưa sử dụng
CNTT& TT trong tổ chức dạy học các tiết học cụ thể của môn học.
• Mức 2: Ứng dụng CNTT & TT để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong
toàn bộ quá trình dạy học.
• Mức 3: Sử dụng PMDH để tổ chức dạy học một chương, một số tiết, một vài chủ
đề môn học.
• Mức 4: Tích hợp CNTT & TT vào quá trình dạy học.
Căn cứ vào những thành tựu đã trình bày trên, có thể nhận định rằng ngành giáo dục
phổ thông nước ta trong thời gian qua đang ở mức 3. Như vậy, cách sử dụng kết hợp các
phần mềm tiện ích để tạo hiệu quả tốt nhất cho bài giảng cũng là con đường đúng đắn cho
mỗi giáo viên trong thời đại phát triển và bùng nổ thông tin như hiện nay.
1.2. Tác dụng của ứng dụng kết hợp Proshow producer với Microsoft Powerpoint
trong dạy học hóa học
1.2.1. Tác dụng Proshow producer

4



- Proshow Producer là một phần mềm cho phép người sử dụng tạo những đoạn phim hay
những đoạn flash dưới dạng những slide ảnh. Phần mềm rất thích hợp để tạo các bộ album
video ảnh với các hiệu ứng chuyển cảnh đẹp và độc đáo. Đây là một trong những phần mềm
tạo Slide ảnh từ video được nhiều người dùng nhất hiện nay.
- Proshow Producer là phần mềm chuyên dùng để làm video từ ảnh, hỗ trợ tạo các style và
translation độc đáo, đẹp mắt.
5


- Proshow Producer giúp tạo video từ ảnh với rất nhiều hiệu ứng đẹp. Có thể tạo 1 video từ
những hình ảnh, những đoạn clip dễ dàng và chỉnh sửa nó như cắt, căn chỉnh, xoay theo ý
thích.
- Proshow Producer có thể tạo phim / ảnh không giới hạn thời gian, các mẫu trình chiếu,
thương hiệu chống sao chép, xử lý đa phương tiện tích hợp và vô số các tính năng như tạo
mặt nạ, tạo vinett…
- Proshow Producer còn có chức năng xem trước giúp cho người dùng kiểm tra tác phẩm
của mình trước khi hoàn thành nó.
- Proshow Producer có thể lưu video dưới 14 định dạng khác nhau ví dụ như CD, DVD,
HD, Flash, QuickTimes….
Dạy học với Proshow producer sẽ giúp giáo viên thiết kế bài giảng một cách trực
quan, sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tích cực say mê hứng thú trong giai đoạn bùng nổ
thông tin hiện nay. Đồng thời khi thiết kế bài giảng bằng proshow giúp giáo viên tính toán
được thời gian cho từng hoạt động khi đứng lớp một cách cụ thể.

1.2.2. Tác dụng Microsoft Powerpoint
- Microsoft powerpoint là một công cụ trợ giúp để tạo và trình diễn các bài giảng, các bài
thuyết trình. Có các tính năng hiện đại cho phép tạo và thay đổi nội dung một cách nhanh
chóng thuận tiện. Cho phép tạo các bài giảng đa phương tiện bằng cách hỗ trợ văn bản, hình
vẽ động tĩnh, âm thanh….
- Microsoft powerpoint cho phép tiết kiệm thời gian soạn bài, tăng tính sinh động hấp dẫn

của bài giảng; cho phép người xem tiếp cận vấn đề sâu hơn và nhanh hơn.
- Microsoft powerpoint có tính tương thích cao với hệ điều hành windows (hệ điều hành phổ
biến trên các PC ở Việt Nam)
- Microsoft powerpoint có khả năng hỗ trợ đa phương tiện rất mạnh. Sự đa dạng và cách sử
dụng đơn giản về hiệu ứng.

6


Dạy học với Powerpoint sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc
ghi bảng, trong thao tác sử dụng các loại đồ dùng trực quan truyền thống hay hướng dẫn học
sinh thực hiện các loại bài tập, giới thiệu tài liệu tham khảo…Thay vào đó, giáo viên có điều
kiện tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, phát huy tính tích cực, say mê, hứng thú trong
học tập. Chuẩn bị bài lên lớp với sự hỗ trợ của thiết bị đa phương tiện đòi hỏi giáo viên phải
đầu tư nhiều công sức hơn. Giáo viên phải làm tốt khâu sưu tầm, xử lý thiết kế để có một
bài giảng chất lượng. Bên cạnh đó cần có kiến thức cơ bản để sử dụng thiết bị kỹ thuật, công
nghệ thông tin.
1.2.3. Tác dụng kết hợp Proshow producer với Microsoft Powerpoint
- Những vấn đề thực tế, những số liệu kĩ thuật của sản xuất hóa học, những thước phim về
môi trường sinh động… được thể hiện sáng tạo, hấp dẫn và chính xác đến từng giây trên
proshow producer.
- Một bài giảng khi thiết kế trên thanh công cụ của proshow producer thời lượng chỉ cần từ
10-15 phút có thể ứng cho một tiết học 45 phút thực tế. Từ đó sẽ giúp cho giáo viên tiết
kiệm khá nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị bài giảng để lên lớp và có thể tìm tòi, sáng tạo
nhiều hơn nữa các bài giảng phong phú khác.
- Khi giáo viên dùng proshow producer làm công cụ chính để soạn giảng thì file lưu dưới
dạng video cho phép người dùng chỉ cần sử dụng một usb nhỏ gọn mà vẫn trình chiếu ở các
nơi. Đặc biệt nhanh gọn lẹ nhất là các nguồn phát bằng tivi. Lúc này giáo viên đứng lớp
không cần đem theo laptop nặng và cồng kềnh, chỉ cần một usb mà vẫn thể hiện bài giảng
một cách sinh động đầy hứng thú đến học sinh.

- Tuy nhiên với proshow producer lại gặp yếu điểm về các hiệu ứng trình chiếu word không
bằng bài giảng chuyên nghiệp microsoft powerpoint. Các bài giảng powerpoint rất mạnh
trong vấn đề đưa người nghe tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất và dễ hiểu nhất nhờ
những hiệu ứng trình chiếu logic, tư duy thích hợp với khả năng tiếp thu kiến thức của học
sinh THPT.
Cho nên sử dụng proshow producer để đẩy mạnh ưu thế về phần nghe, phần nhìn,
thời gian, đơn giản hóa công cụ khi giáo viên đứng lớp đồng thời kết hợp với microsoft
powerpoint đẩy mạnh ưu thế về hiệu ứng trình chiếu lần lượt theo thứ tự sẽ tạo thành một
bài giảng khoa học, hấp dẫn, sinh động và vô cùng hiệu quả.
7


1.3. Cách sử dụng Proshow producer kết hợp Microsoft powerpoint
Khi giáo viên muốn thiết kế một bài giảng có sử dụng 2 công cụ này, giáo viên cần
phân chia rõ ràng nguyên tắc sử dụng. Đối với những thước phim, ảnh, hình vẽ, trò chơi làm
trên công cụ Proshow producer, còn nội dung bài học, nội dung từng phần, các bảng graph,
sơ đồ tư duy…làm trên công cụ Microsoft powerpoint.
+. Sơ lược về cách sử dụng phần mềm Proshow producer
● Các thao tác cơ bản:
- Cài đặt chương trình: tương tự như các phần mềm khác.
- Các thao tác: đóng, mở, lưu tương tự trong Microsoft Office.
● Cách tạo một bài giảng:
Bước 1: Mở ứng dụng

- Trên màn hình Window chọn Start/Proshow producer.
- Sau khi mở chương trình, nhấn vào New để tạo sơ đồ mới.
- Giao diện chính của chương trình như sau:

8



Bước 2: Thiết lập tài liệu trên proshow producer

- Để chèn hình ảnh vào phần mềm Proshow Producer, chọn thư mục chứa hình ảnh trong
máy tính trong box Folder list, khi đó các hình ảnh trong thư mục sẽ được hiển thị ngay
9


box File list bên dưới. Để chọn một hình ảnh nào đó vào slide, click chuột phải vào hình
ảnh đó và chọn Add to show. Nếu chọn Add all files to show thì toàn bộ hình ảnh trong

-

thư mục đó sẽ được add vào phần mềm.
Để chèn video vào phần mềm Proshow Producer, tương tự như đưa hình ảnh vào. Ngoài
ra đối với hình ảnh cũng như video, phải đảm bảo rằng định dạng phải đúng vì nếu định

-

dạng sai thì khi chèn vào phần mềm sẽ bị lỗi và không thể đưa vào slide được.
Để chèn nhạc vào phần mềm Proshow Producer, tại slide muốn chèn nhạc, chỉ cần click
đúp vào hình ảnh sau đó ở phần background + sound, các bạn chọn slide sound. Tiếp
đến nhìn sang bên phải, ở phần current slide sound, browse tới một bài hát nào đó trong
máy tính và chọn Open. Lưu ý các bài hát phải đổi tên thành tiếng Việt không dấu thì
phần mềm Proshow Producer mới có thể nhận được.

Bước 3: Hiệu chỉnh proshow producer
- Hiệu ứng ở một slide bất kì chỉ cần click đúp chuột vào slide đó. Sau khi click đúp
chuột, một cửa sổ hiện lên có thể chọn hiệu ứng cho hình ảnh của mình. Ở phần layer,
chọn hình ảnh của mình, tiếp đến click vào slide style trong phần slide options để tạo

hiệu ứng. Sau đó chọn các hiệu ứng đẹp mà mình thích và nhấn apply style.
- Hiệu ứng chữ: sau khi đã chèn chữ vào phần mêm Proshow Producer, cần tạo hiệu ứng
cho nó để video thêm sinh động hơn, đẹp hơn. Click vào ô Color để tạo màu cho chữ,
tick vào b và shadow để tạo chữ đổ bóng hoặc tạo viền cho chữ theo màu yêu thích.
Ngoài ra có thể phóng to chữ, tạo chữ nghiêng, xoay... tùy ý theo ở phần
caption placement.
- Hiệu ứng chuyển cảnh: khi add nhiều ảnh vào video trong phần mềm Proshow, cần tạo
hiệu ứng chuyển cảnh trong phần mềm để video thêm đẹp, thêm sinh động hơn. Để làm
được điều này, nhấn vào biểu tượng "AB" giữa hai hình ảnh, khi đó một cửa sổ hiện lên
có thể tạo hiệu ứng chuyển cảnh cho video. Sau khi đã lựa chọn được một hiệu ứng ưng
ý, nhấn vào apply để add hiệu ứng này vào video của mình.
Bước 4: Xem và trình bày Proshow producer
- Nhấn nút Play ở bên phải màn hình, nơi thanh công cụ.
Bước 5: Lưu bài giảng trên Proshow producer
Bước 6: Xuất file video trên Proshow producer

10


Sau khi hoàn thành bài soạn muốn xuất bài giảng có một số mục chính quan trọng như
sau:
+ Mục DVD: Ghi trực tiếp ra đĩa DVD. ( Yêu cầu phải có ổ DVD ReWrite).
+ Mục YouTube: dùng cho việc upload file lên YouTube. Lưu ý là phải có tài khoản trên
You Tube thì mới thực hiện được việc này.
+ Mục Flash: Dùng để upload video lên các trang web.
+ Mục Video File: Ghi thành file Video ở nhiều định dạng khác nhau để lưu trong ở cứng.
Chủ yếu giáo viên sẽ ghi bài giảng trong mục này.
+ Mục Create Autorun CD: Ghi thành file Autorun cho đĩa CD
+ Mục PC Executable: Ghi thành file (exe) chạy trực tiếp mà không liên quan đến phần
mềm hỗ trợ nào.

+ Mục Create Screen Saver: lưu thành file để chạy khi màn hình không dùng đến (chế độ
bảo vệ màn hình)..
+ Mục Create Web show: Tạo show để xem trên mạng Internet
Ngoài ra còn một số cách cho ra file nữa hiển thị sẵn có trên khung điều chỉnh.
+. Sơ lược về cách nối file từ Microsoft powerpoint sang Proshow producer
● Các thao tác cơ bản:
- Các thao tác: soạn, giảng nội dung bài học trong powerpoint như giáo viên đã từng
làm.
- Sau khi soạn xong nội dung bài giảng, giáo viên xuất file: Menu/ file/ export/ create a
Video

11


- Dùng video mới chuyển ghép vào phần mềm Proshow producer rồi xuất chung thành
một file tạo thành bài giảng hoàn chỉnh.

2. Nội dung và biện pháp thực hiện giải pháp của đề tài
2.1. Kết hợp Proshow producer và microsoft powerpoint để thiết kế bài lên lớp
“Sắt” (lớp 12 – chương trình cơ bản)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức – kỹ năng
Kiến thức: Giúp HS biết
- Vị trí, cấu tạo nguyên tử, cấu hình e lớp ngoài cùng của sắt.
- Tính chất vật lí của sắt và ứng dụng đó trong đời sống thực tiễn của thanh niên Đồng Nai.
- Tính chất hoá học của sắt: Tính khử trung bình.
- Sắt trong tự nhiên (các oxit sắt, FeCO3, FeS2).
Kĩ năng:
- Viết PTHH của các phản ứng minh hoạ tính chất hoá học của sắt.

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận tính chất hóa học của sắt.
12


- Quan sát các loại quặng sắt trong tự nhiên.
- Phân tích được những mẫu quặng sắt trong tự nhiên nào khi sử dụng gây ô nhiễm ra môi
trường, quặng sắt nào có thể dùng được trong thực tiễn, và khi dùng trong thực tiễn có ứng
dụng cụ thể ra sao.
2. Phát triển năng lực
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học:
* Đề xuất được giải pháp: sử dụng và bảo quản các đồ dùng bằng sắt
* Tính toán và tìm xác định các loại oxit sắt
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
* Năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp các loại quặng sắt trong tự nhiên
* Hiện tượng sắt bị oxh trong các môi trường
* Ứng dụng của sắt và hợp chất
- Phát triển năng lực tính toán: rèn luyện năng lực này qua các bài toán sắt trong thực
tiễn.
II. Chuẩn bị
- Usb chứa file bài giảng dưới dạng video (có sử dụng 2 công cụ hỗ trợ: Proshow producer
và microsoft powerpoint) (file video có thời lượng: 24 phút). Dùng điều khiển tivi ở 2 nút
play hoặc pause để thực hiện tiến trình lên lớp cho phù hợp.
- Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất theo xu hướng Apeid (những dụng cụ đơn giản gắn liền với
đời sống hàng ngày) - khay nhựa và ly nhựa như những vật dụng đơn giản hàng ngày.

• 2 khay nhựa cho nhóm 1 và 2 giống nhau về bộ dụng cụ và hóa chất: đinh sắt và các
ly nhựa có sẵn các dung dịch muối: CuSO4 và FeSO4.

• 2 khay nhựa cho nhóm 3 và 4 giống nhau về bộ dụng cụ và hóa chất: đinh sắt và các
ly nhựa có sẵn các dung dịch axit: H2SO4 và HNO3.

- Chuẩn bị 4 tờ giấy A3 để cho 4 nhóm ghi đáp án và kết quả của nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
- Hoạt động 1: GV bắt đầu bài giảng khi hướng dẫn học sinh nhìn lên màn hình tivi:
Phân tích và tổ chức hoạt động của 2 công cụ
Kết quả
Proshow producer và powerpoint
- Trên công cụ Proshow producer: dùng 2 intro mở đầu gây sự chú ý học sinh lên màn hình

• Intro 1: bằng đồng hồ thời gian đếm ngược 10 giây (với kích thước số càng ngày càng
13


lớn)

• Intro 2: tiếp theo là đoạn mở màn quen thuộc của hãng phim columbia (với sự chuyển
động các vật liệu sắt)

- Tiếp theo là trailer về bộ phim đó (đã được cắt ghép phù hợp với mục đích bài giảng sắt)

14


Hoạt động 1 (1 phut 25 s):

- Hs nhận thấy được hình ảnh, màu sắc,

- dùng 2 intro mở màn gây sự chú ý của học sinh

ứng dụng của sắt.


- dùng trailer film “iron man” (người sắt) đặt câu - GV dẫn vào bài ấn tượng: trên thế giới
hỏi cho học sinh: “what’s name of film?”

sắt được dùng với ý nghĩa lớn lao bảo
vệ hòa bình cho con người. Ở Việt Nam
sắt cũng có những tính chất tương tự và
những ứng dụng vô cùng quan trọng.

- Hoạt động 2: GV giới thiệu nội dung bài giảng: sắt
Phân tích và tổ chức hoạt động của 2 công cụ
Kết quả
Proshow producer và powerpoint
- Trên công cụ Powerpoint, giáo viên thiết kế nội dung bài “sắt” với hiệu ứng xuất hiện tuần
tự theo thứ tự 1, 2, 3, 4 rồi xuất ra dạng “video” ghép vào Proshow producer:

Hoạt động 2 (20 s):
- Hs biết được nội dung bài học gồm 4
- dùng 1 slide trong powerpoint ghép vào proshow phần, những hình ảnh cơ bản liên quan
producer.
đến từng phần. Hs dễ nhớ và nắm vững
kiến thức trọng tâm của toàn bài.
- Hoạt động 3: GV đặt câu hỏi nêu vấn đề: dựa trên đoạn trailer của iron man mà HS vừa
theo dõi, em nào có thể phát biểu được tính chất vật lí của sắt ?
15


→ HS trả lời: màu sắc, dẫn điện, dẫn nhiệt của sắt
GV: đặt tiếp câu hỏi: câu trả lời của bạn đúng nhưng chưa đủ cả lớp hãy nhìn lên màn hình
xem thử còn tính chất vật lí nào của sắt ?
Phân tích và tổ chức hoạt động của 2 công cụ

Kết quả
Proshow producer và powerpoint
- Trên công cụ Proshow producer: GV chèn đoạn phim phóng sự của VTV1 về những tấm
gương sáng của thanh niên Đồng Nai, hành động đẹp của nhóm thanh niên tình nguyện đã
được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng
Hoạt động 3 (1ph):
- Phim phóng sự về ứng dụng tính chất vật lí của
sắt mà nhóm thanh niên tình nguyện Biên Hòa –
Đồng Nai đã chế ra chiếc xe hút đinh giúp đỡ
người dân đi đường lúc về khuya.

- Tính chất « nhiễm từ » của sắt đi vào
học sinh không phải dạng lý thuyết đơn
thuần mà là sự ứng dụng những điều
nhỏ bé được học trên trường lớp biến
thành hành động đẹp.
- Qua đây, giáo dục ý thức của thế hệ
thanh niên, đặc biệt là các em học sinh
lớp 12 đem những kiến thức lý thuyết
vào thực tiễn (lý thuyết đó có thể không
cao siêu như iron man mà chỉ cần đơn
giản như thanh niên Biên Hòa cũng đã
giúp ích được cho đời và cho người).

- Hoạt động 4: GV giới thiệu vị trí sắt trong bảng tuần hoàn

Phân tích và tổ chức hoạt động của 2 công cụ
Proshow producer và powerpoint
- Trên công cụ Proshow producer: GV


16

Kết quả


Hoạt động 4 (1ph):
- GV giới thiệu hình ảnh BTH, chỉ ra vị trí sắt trong
BTH.
→ Từ đó HS rút ra: cấu hình e của Fe, vị trí Fe trong
BTH.
- GV: giới thiệu trên màn hình những yêu cầu về các
cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận
dụng cao.
- GV phát 4 phiếu học tập A3 cho học sinh 4 nhóm
điền ý trả lời. GV so sánh 4 bảng và nhận xét. Sau đó
giữ lại tờ trả lời đúng nhất đính lên bảng làm nội
dung cho phần vị trí Fe trong BTH.
- Dùng power point biên soạn 1 slide: vị trí sắt trong
BTH và ghép vào proshow.
- Hoạt động 5: GV giới

thiệu tính chất hóa học cơ

bản của sắt
Phân tích và tổ chức hoạt động của 2 công cụ
Proshow producer và powerpoint
- Dùng

power point làm slide tính chất hóa học




của sắt rồi ghép vào proshow

bản

17

Kết quả


- Dùng hiệu ứng trong power point thiết kế nội dung cụ thể tính chất hóa học cơ bản của sắt
(xuất hiện tự động lần lượt 1, 2, 3, 4) gồm: tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng
với muối, tác dụng với nước (giảm tải phần 4)

- Với 2 slide trong power point ghép vào - HS dễ nhớ 4 nội dung hóa học của sắt
proshow: tính chất hóa học của sắt được thể
hiện rõ ràng, dễ hiểu.
- GV tiếp tục dùng phương pháp nhóm và thực
nghiệm hóa học cho HS tìm hiểu về tính chất
hóa học
- GV phân công nhiệm vụ:
• Tác dụng với phi kim: GV hướng dẫn cách tìm hiểu và viết phương trình phản ứng.
• Tác dụng với axit: 2 tổ làm thí nghiệm và viết kết luận cho cả lớp quan sát.
• Tác dụng với muối: 2 tổ làm thí nghiệm và viết kết luận cho cả lớp quan sát.
• Tác dụng với nước: chương trình giảm tải.
- GV dùng công cụ Proshow producer chiếu lên đoạn phim sắt cháy trong oxi. Chứng minh
sắt có tác dụng với oxi →viết phương trình phản ứng minh họa (chiếu lần lượt trong slide
ppoint rồi chèn vào proshow


18


- GV chiếu slide giao nhiệm vụ cho các nhóm.

- Nhóm 1,2: lên nhận khay có 2 ly nhựa đựng - Trong hoạt động 5, HS rèn được kỹ năng
axit và đinh sắt. Tiến hành làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm chuẩn do người nước
ghi kết luận vào giấy A3 hướng dẫn.
ngoài làm khi xem clip sắt cháy trong oxi.
- Nhóm 3,4: lên nhận khay có 2 ly nhựa đựng - HS tiếp tục được rèn kỹ năng thực
muối và đinh sắt. Tiến hành làm thí nghiệm và nghiệm bằng các hóa chất được phát.
ghi kết luận vào giấy A3 hướng dẫn.
- HS được rèn kỹ năng viết phương trình
- Sau khi so sánh kết quả thí nghiệm của nhóm phân tử và ion các hiện tượng do chính
1,2 giáo viên kết luận tính chất của Fe khi tác mình quan sát được.
dụng với axit, giữ lại phần trình bày của nhóm - HS được rèn kỹ năng phân tích, nhận xét
đúng trên bảng và chiếu slide tương ứng.
hiện tượng thu được.
- Nhóm 3,4 giáo viên làm tương tự (công cụ
power point)
- Hoạt động 6: GV giới thiệu trạng thái tự nhiên của sắt
Phân tích và tổ chức hoạt động của 2 công
Kết quả
cụ Proshow producer và powerpoint
- Dùng power point làm slide trạng thái tự nhiên của sắt rồi ghép vào proshow
- Dùng 2 công cụ hỗ trợ, GV giới thiệu cho - Dùng hình thức trò chơi tính điểm, HS trở
HS 4 loại quặng về hình ảnh, tên gọi và công nên hứng thú, tự bản thân sẽ phải cố gắng
thức.
nhớ hình ảnh và công thức các loại quặng để
- Sau đó cho HS tham gia 2 trò chơi. Nhìn 2 tham gia trò chơi. Rèn kỹ năng ghi nhớ, phân

đoạn clip đố vui chạy trong 5 giây với những tích, tư duy logic.
hình ảnh bất kì, xác định coi đó là quặng
nào ?

trả

lời

- Nhiều hình
ảnh hiện ra trong 5s →
HS liên hệ:
hiện tượng mưa axit có
khí nguyên
nhân chính là SO2 →
quặng pirit.
- Tương tự HS nhìn đoạn clip 2: đoán quặng sắt thứ 2.
- GV: giao nhiệm vụ về nhà,
các câu hỏi theo 4 cấp độ:
- Hoạt động 7: GV

củng cố kiến thức toàn bài

bằng hình thức cho 4

tổ trả lời nhanh trong 20s

với 4 bộ câu hỏi bất kì.

19



• Dùng power point chèn hiệu ứng tính 20s, sau đó export rồi ghép vào proshow để
chạy một video vô cùng nhanh và tiện lợi.

2.2. Biện pháp thực hiện
Ÿ

Xây dựng một số bài giảng sinh động kết hợp 2 công cụ thiết kế trên thuộc phần hóa học

Ÿ

12 (chương trình cơ bản).
Chọn các bài giảng cụ thể như sau:
Bài giảng
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4

Tên bài
Chất béo
Vật liệu polime
Ăn mòn kim loại
Sắt

Ÿ

Tiến hành dạy thực nghiệm các bài trên lớp 12A1 và 12A5 (tổng số học sinh là 91).

Ÿ


Tiến hành lấy ý kiến phản hồi của học sinh sau khi tham gia các tiết học sử dụng 2 công
cụ thiết kế này nhằm đánh giá hiệu quả của bài giảng trong quá trình dạy học hóa học.
Nội dung phiếu phản hổi của học sinh:

PHIẾU PHẢN HỒI CỦA HỌC SINH
Sau khi tham dự các tiết học sử dụng video được thiết kế dựa vào 2 công cụ
(Proshow producer và microsoft powerpoint) để tổ chức các hoạt động dạy học, em hãy
cho biết ý kiến về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô lựa chọn.
(Mức độ 1 là có nhưng không nhiều, 4 là rất nhiều)
Tiêu chí
1
1. Mức độ tiếp thu kiến thức
2. Giờ học sinh động, hấp dẫn
3. Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
4. Phát triển năng lực quan sát
5. Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp
6. Rèn luyện kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức
7. Gắn nội dung lí thuyết với thực tiễn
20

Mức độ
2
3
4


III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Bài gảng có sự kết hợp hai công cụ (Proshow producer và microsoft powerpoint)
để tổ chức các hoạt động dạy họclà một trong những phương tiện dạy học góp phần phát

huy tính cực của học sinh, giúp học sinh thêm hứng thú với bài học, rèn luyện các kĩ năng
quan sát, phân tích, tổng hợp… Trong đề tài này, tôi đã hoàn thành được mục tiêu ban đầu
đề ra: đề cập đến ý nghĩa, tác dụng của việc kết hợp hai công cụ - phát huy tối đa các ưu
điểm, tiện ích của hai công cụ một cách cao nhất, hiệu quả nhất, tiện lợi nhất, tiến hành dạy
thực nghiệm và lấy ý kiến phản hồi của học sinh nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài.
Ÿ

Kết quả định tính: Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy giờ học sinh động, hấp dẫn ,
học sinh tiếp thu kiến thức rất tốt và ngoài nội dung lí thuyết học sinh còn được rèn luyện kĩ
năng quan sát phân tích, tham gia các trò chơi, tiết kiệm được khá nhiều thời gian dành
thêm cho việc thực nghiệm, thấy hóa học gần với thực tiễn sản xuất.

Ÿ

Kết quả định lượng
Tiêu chí
1. Mức độ tiếp thu kiến thức
2. Giờ học sinh động, hấp dẫn
3. Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
4. Phát triển năng lực quan sát
5. Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp
6. Rèn luyện kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức
7. Gắn nội dung lí thuyết với thực tiễn


Số HS lựa chọn mức độ
1
2
3
4

2
4
10
75
1
3
82
5
0
8
56
27
1
1
59
30
3
5
34
49
0
8
12
71
2
1
10
77

Xử lí kết quả

Tiêu chí

1. Mức độ tiếp thu kiến thức
2. Giờ học sinh động, hấp dẫn
3. Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
4. Phát triển năng lực quan sát
5. Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp
6. Rèn luyện kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức
21

% HS lựa chọn mức độ
1
2
3
4
2,20 4,40 10,98 82,42
1,10 3,30 90,1
5,50
0
0,00 8,79 61,5
29,67
4
1,10 1,10 64,8
32,96
4
3,29 5,49 37,36 53,86
0,00 8,79 13,19 78,02


7. Gắn nội dung lí thuyết với thực tiễn


2,20

1,10

10,98

84,61

Nhận xét:
Dựa vào bảng thống kê % học sinh lựa chọn các mức độ, ta thấy đa số học sinh cho
rằng: bản thân tiếp thu được lượng lớn kiến thức sau khi thực hiện các bài giảng có sự kết
hợp hai công cụ (Proshow producer và microsoft powerpoint), được rèn luyện rất nhiều
về kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng phân tích, tổng hợp, kĩ năng thực tiễn, phát triển năng
lực tư duy khái quát, phát huy tính sáng tạo, vận dụng linh hoạt các kiến thức và gắn lí
thuyết hóa học với thực tiễn hóa học…Phương pháp kết hợp sáng tạo này đánh giá một
phần nỗ lực nghiên cứu của giáo viên trong việc tìm tòi những cách thức sáng tạo truyền đạt
bài học đến học sinh đồng thời cũng giúp học sinh THPT dần dần tiếp xúc với các bước tiến
của công nghệ thông tin tiệc ích, hòa nhập vào nền kinh tế tri thức – cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Để việc thiết kế và sử dụng các bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin trong dạy
học hóa học đạt kết quả tốt, tôi đề nghị một số ý kiến sau:
• Bài giảng phải được nghiên cứu kĩ trước khi thiết kế để phù hợp với khả năng nhận thức của
học sinh.


Bài giảng được thiết kế rõ ràng, có tính khoa học, chính xác và tính thẩm mĩ cao.




Hình thức tổ chức chủ yếu khi sử dụng bài giảng này là hoạt động nhóm. Vì vậy, giáo viên
cần phải chú ý phân chia các nhóm phù hợp, có sự đồng đều về mức độ nhận thức giữa các
nhóm học sinh, hướng dẫn học sinh một số nguyên tắc khi thảo luận, trình bày một vấn đề…



Giáo viên có thể sử dụng các phiếu học tập, bảng phụ,…để hoạt động trong tiết học thêm
hiệu quả.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học –

một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục.

22


2. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, tài

liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III, trường đại học sư phạm TP. Hồ
Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Sửu, Tổ chức qúa trình dạy học hóa học phổ thông, khoa hóa trường đại học

sư phạm Hà Nội.
4. Sách giáo khoa hóa học 12, NXB Giáo dục.

Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu Oanh


23



×