Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Các biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 81 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

NGÔ THỊ MAI HƢƠNG

CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT
CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng cảm sâu sắc đến cô giáo Lê Thị Lan Anh,
ngƣời đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu
học cùng các thầy cô của trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2 – những ngƣời
thầy, ngƣời cô luôn nhiệt tình giảng dạy, không chỉ truyền thụ những kiến
thức mà thầy cô còn cho chúng em những kinh nghiệm sống trong suốt quá
trình học tập tại trƣờng. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong thƣ
viện nhà trƣờng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình tìm tòi
và nghiên cứu đề tài.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Chủ nhiệm và các em học
sinh lớp 2A trƣờng Tiểu học Đông Hội - Đông Anh - Hà Nội đã tạo điều kiện


cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ của em – ngƣời đã luôn lo
lắng, quan tâm và động viên em vƣợt qua mọi khó khăn trong suốt thời gian
em học tập xa nhà.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những ngƣời bạn –
những ngƣời đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ và quan tâm em trong suốt
thời gian vừa qua.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Ngƣời thực hiện

NGÔ THỊ MAI HƢƠNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các
số liệu trong luận văn chƣa đƣợc công bố dƣới bất cứ hình thức nào. Tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Ngƣời thực hiện

NGÔ THỊ MAI HƢƠNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đối tƣợng, giới hạn phạm vi nghiên cứu ...................................................... 4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN KĨ
NĂNG VIẾT CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 2 .......................................... 5
1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh
lớp 2 ................................................................................................................... 5
1.1.1. Kĩ năng và rèn kĩ năng viết chữ đẹp ....................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm học sinh lớp 2 .......................................................................... 6
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2 ...... 8
1.2.1. Việc dạy Tập viết ở trƣờng Tiểu học ...................................................... 8
1.2.2. Nội dung chƣơng trình và phân bố thời lƣợng........................................ 9
1.2.3. Điều kiện vật chất cần thiết cho việc dạy học Tập viết ........................ 11
1.2.4. Phƣơng pháp dạy Tập viết .................................................................... 14
1.2.5. Quy trình lên lớp chung cho một bài Tập viết ...................................... 17
1.2.6. Thực trạng dạy Tập viết cho học sinh lớp 2 ở trƣờng Tiểu học ........... 20
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐẸP CHO
HỌC SINH LỚP 2 VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................... 28
2.1. Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2 ............... 28
2.1.1. Rèn chữ mẫu của giáo viên ................................................................... 28


2.1.2. Hƣớng dẫn học sinh chuẩn bị tốt đồ dùng học tập................................ 28
2.1.3. Hƣớng dẫn học sinh làm quen với một số thuật ngữ trong quá trình rèn
chữ viết ............................................................................................................ 30
2.1.4. Rèn học sinh tƣ thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở đúng cách ............ 30
2.1.5. Quy trình luyện viết chữ thƣờng, chữ số, chữ hoa. ............................... 33
2.1.6. Kĩ thuật viết chữ .................................................................................... 38
2.1.7. Gọi tên các nét, chữ viết sai thành các bệnh ......................................... 40
2.1.8. Luyện viết cho học sinh kết hợp hƣớng dẫn học sinh phân biệt đúng

chính tả ............................................................................................................ 43
2.1.9. Tạo cho học sinh có ý thức, có hứng thú, say mê trong việc rèn luyện
chữ viết. ........................................................................................................... 45
2.1.10. Trò chơi học tập .................................................................................. 45
2.1.11. Rèn chữ viết trong tiết luyện viết buổi chiều ..................................... 46
2.1.12. Hƣớng dẫn trình bày chính tả .............................................................. 50
2.1.13. Một số biện pháp khác : ..................................................................... 54
2.2. Thực nghiệm sƣ phạm .............................................................................. 57
2.2.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 57
2.2.2. Đối tƣợng thực nghiệm ......................................................................... 58
2.2.3. Địa điểm thực nghiệm ........................................................................... 58
2.2.4. Thời gian thực nghiệm .......................................................................... 58
2.2.5. Chuẩn bị thực nghiệm ........................................................................... 58
2.2.6. Tiến hành thực nghiệm.......................................................................... 58
2.2.7. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 59
2.2.8. Tiêu chí đánh giá ................................................................................... 70
2.2.9. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 70
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 74



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con ngƣời. Từ khi ra
đời chữ viết là công cụ đắc lực trong việc ghi lại, truyền bá bộ kho tàng trí
thức của nhân loại. Chẳng những vậy, con ngƣời còn coi chữ viết nhƣ một
ngƣời bạn thƣờng xuyên gần gũi, thân thiết với mình. Mặt khác chữ viết là
một trong những công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin. Bởi vậy,
việc dạy viết chữ và từng bƣớc làm chủ chữ viết để phục vụ cho học tập và

giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt ở trƣờng Tiểu
học.
Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, làm tính là các kĩ năng cơ bản không
thiếu đƣợc trong quá trình học tập của các em. Tất cả các kĩ năng đó đều phải
đƣợc rèn luyện, song việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học là việc làm rất
quan trọng bởi lẽ: các em hiểu đƣợc nội dung bài học và nói ra đƣợc bằng lời.
Song để ghi lại những vấn đề các em hiểu đƣợc, đúc rút đƣợc qua quá trình
học tập thì các em phải dùng chữ viết. Do đó, đối với các em, việc viết chữ
đẹp, đúng chính tả là vô cùng quan trọng. Nó vừa rèn luyện cho các em sự
kiên trì, tính cẩn thận, khiếu thẩm mỹ, lòng say mê trong học tập và là điều
kiện tốt để học tốt những môn học khác.
Học sinh viết chữ đẹp là một thuận lợi trong việc tiếp thu bài, góp phần
nâng cao chất lƣợng các môn học khác. Ngƣợc lại các em viết chữ xấu, chậm
là một cản trở trong việc tiếp thu kiến thức mới ở các môn học và ảnh hƣởng
đến chất lƣợng học tập của các em. Nhƣ cố thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã nói:
"Chữ viết cũng là một biếu hiện của nết ngƣời. Dạy cho học sinh viết đúng,
viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật,

1


lòng tự trọng đối với mình cũng nhƣ đối với thầy và các bạn khi đọc bài, xem
vở của mình".
Ngày nay trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức, thời đại bùng nổ
thông tin chữ viết cũng có vi tính làm thay. Nhƣng với ý nghĩa giáo dục nhƣ
đã nêu trên thì việc rèn chữ cho học sinh Tiểu học ngày nay càng cần thiết, nó
góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
Đối với học sinh lớp 2, các em vừa mới từ lớp 1 lên, bƣớc đầu mới làm
quen với cách viết cỡ chữ vừa và cỡ chữ nhỏ, kĩ năng viết chữ của các em còn
nhiều hạn chế. Các em chỉ mới viết ở mức độ tƣơng đối, ghi nhớ các nét cơ

bản còn chƣa chắc chắn, nét chữ còn vụng về. Tốc độ viết còn chậm, kĩ thuật
viết và độ điêu luyện chƣa cao. Khi các em lên học lớp 2 yêu cầu chữ viết ở
mức độ cao hơn, có chiều sâu hơn. Học lớp 2, các em một lần nữa đƣợc củng
cố chữ viết và tăng tốc độ viết, độ nét, kĩ thuật. Qua đó, ta thấy chữ viết của
học sinh lớp 2 là hết sức quan trọng. Vì vậy, giáo viên dạy lớp 2 phải tăng
cƣờng rèn luyện chữ viết cho học sinh để làm tiền đề cho các lớp trên.
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lƣợng chữ viết cho học sinh lớp 2? Đó
là câu hỏi đặt ra cho mọi ngƣời giáo viên Tiểu học. Và xuất phát từ ƣớc mơ
của ngƣời giáo viên Tiểu học tƣơng lai nhằm đẩy mạnh phong trào vở sạch chữ đẹp cho các em học sinh, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu và đi sâu tìm
hiểu đề tài “các biện pháp rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh lớp 2”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ lâu việc rèn luyện chữ đẹp cho học sinh Tiểu học đã đƣợc nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu.
Trong Tạp chí Giáo dục Tiểu học, số 5, năm 1999, trong diễn đàn về
giảng dạy và chỉ đạo ở Tiểu học, tác giả Hoàng Thanh Long và tác giả
Nguyễn Có đều đề xuất một số giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất

2


lƣợng “ Vở sạch – chữ đẹp” ở Tiểu học. Cũng trong diễn đàn này, tác giả
Văn Thịnh cũng đề cập đến nề nếp và kĩ thuật viết chữ cho học sinh Tiểu học.
Đến năm 2000, Tạp chí Giáo dục Tiểu học, số 4, tác giả Nguyễn Hữu
Cao đã đƣa ra kinh nghiệm dạy chữ viết, rèn nết ngƣời: Bồi dƣỡng cho học
sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết, chia chữ ra từng
loại và rèn dứt điểm, đề cao sự gƣơng mẫu về chữ viết của giáo viên, tổ chức
tốt các phong trào thi đua.
Trong cuốn chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học, NXB Đại học Sƣ
phạm, năm 2002, tác giả Lê A đã nghiên cứu vấn đề chữ viết, nguồn gốc chữ
viết Tiếng Việt. Đặc biệt, tác giả bàn kĩ về việc tổ chức dạy Tập viết, Chính tả

ở Tiểu học và đƣa ra các bƣớc luyện tập để học sinh viết đúng, đẹp, nhanh.
Trong Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 5, tháng 3 năm 2003, tác giả
Hoàng Xuân Tâm - Bùi Tất Ƣơm đã nghiên cứu về việc dạy Tập viết và
Chính tả ở lớp 1. Tác giả cho rằng ở phân môn Tập viết cần dạy cho học sinh
kĩ năng: ngồi đúng tƣ thế, tay cầm bút đúng kiểu và cách luyện viết chữ đúng,
đẹp, nhanh.
Trong cuốn Dạy và học Tập viết ở Tiểu học, năm 2005, NXB Giáo dục
của tác giả Trần Mạnh Hƣởng (Chủ biên), tác giả đi sâu nghiên cứu các mẫu
chữ viết trong trƣờng Tiểu học: Chữ cái viết thƣờng và chữ số, chữ viết hoa,
từ đó đƣa ra biện pháp tổ chức dạy học, hƣớng dẫn học sinh viết chữ. Ngoài
ra, tác giả còn dành hẳn một phần để giới thiệu một vài biện pháp luyện chữ
đẹp đối với giáo viên và gợi ý bài tập luyện viết chữ đẹp.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp luyện chữ đẹp cho học sinh Tiểu học, góp
phần nâng cao chất lƣợng dạy học phân môn Tập viết nói riêng và môn Tiếng
Việt nói chung.

3


4. Đối tƣợng, giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh Tiểu học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh khối 2 trƣờng Tiểu học Đông Hội
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc rèn kĩ năng viết
chữ đẹp cho học sinh lớp 2
5.2. Đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2
và thực nghiệm sƣ phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của các đề xuất

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận của chúng tôi đã sử dụng những phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu
- Phƣơng pháp luyện tập,thực hành
- Phƣơng pháp chuyên gia
- Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích
- Phƣơng pháp chuyên gia
- Phƣơng pháp thực nghiệm
- Phƣơng pháp điều tra
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Nội dung khóa luận có cấu trúc
2 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn kĩ năng năng viết chữ
đẹp cho học sinh lớp 2.
Chương 2: Một số biện pháp rèn kĩ năng năng viết chữ đẹp cho học sinh
lớp 2 và thực nghiệm sư phạm.

4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG VIẾT
CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 2
1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học
sinh lớp 2
1.1.1. Kĩ năng và rèn kĩ năng viết chữ đẹp
1.1.1.1. Kĩ năng
Theo Từ điển Tiếng Việt, kĩ năng là: “Khả năng vận dụng những kiến
thức thu nhận đƣợc trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”.
1.1.1.2. Viết

Viết đƣợc hiểu là “ việc vạch những đƣờng nét tạo thành chữ”.
Viết chữ là “ghi ra những nội dung muốn nói đã đƣợc sắp xếp theo quy
tắc chính tả để diễn đạt ý tƣởng đó”.
1.1.1.3. Chữ đẹp
Chữ viết đƣợc xem là chữ đẹp phải có đƣợc sự đồng nhất về kiểu chữ,
cân đối về kích thƣớc trong từng con chữ (viết hoa, viết thƣờng). Chữ viết có
độ nghiêng (độ xiên) đồng đều, khoảng cách của từng chữ, từng dòng hợp lý.
Khi viết, cần có sự linh hoạt giúp cho đƣờng nét chữ viết có đƣợc sự mềm
mại, uyển chuyển.
Cao hơn nữa là thể hiện đƣợc những nét hoa mỹ, nét viết có thanh đậm,
thể hiện đƣợc cá tính, cảm xúc của ngƣời viết. Học viết chữ đẹp là học
phƣơng pháp viết mới đồng thời là quá trình sửa bỏ thói quen viết cũ.
1.1.1.4. Kĩ năng viết chữ đẹp:
Kĩ năng viết là khả năng hay năng lực của chủ thể triển khai đúng đắn
các hành động viết, kĩ thuật viết để tạo ra sản phẩm chữ viết theo những mục

5


đích yêu cầu cụ thể trên cơ sở các em đã biết về các thao tác thực hiện hành
động viết.
1.1.1.5. Biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh
Là các biện pháp đƣợc thực hiện trong quá trình dạy học viết cho học
sinh để giải quyết vấn đề học sinh gặp phải trong quá trình học viết, để học
sinh đạt đƣợc sự phát triển kĩ năng viết chữ đẹp giúp học sinh cải thiện kĩ
năng viết.
1.1.2. Đặc điểm học sinh lớp 2
1.1.2.1. Đặc điểm của quá trình nhận thức:
a. Tri giác:
Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chi

tiết và mang tính không chủ định, do đó, các em phân biệt những đối tƣợng
còn chƣa chính xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn nên học sinh hay bị
viết sai những chữ có độ cao là 1,5 li thành 2 li, chữ có độ cao 2,5 li thành gần
3 li. Đó cũng chính là lí do học sinh khó xác định tọa độ của con chữ nên nét
chữ không đủ độ rộng, độ cao và không đúng mẫu.
b. Chú ý:
Chú ý không chủ định và chú ý có chủ định vẫn song song tồn tại.
Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học chú ý có chủ định còn yếu. Sự chú ý của
học sinh đòi hỏi một động cơ gần thúc đẩy.
Sự chú ý không chủ định càng trở nên mạnh mẽ khi giáo viên sử dụng
đồ dùng dạy học đẹp, mới lạ, ít gặp, gợi cho các em cảm xúc tích cực. Vì vậy,
việc sử dụng đồ dùng dạy học nhƣ tranh ảnh, hình vẽ, biểu đồ, mô hình vật
thật… là điều kiện quan trọng để tổ chức sự chú ý.
Sự tập trung chú ý của học sinh lớp hai còn yếu, thiếu bền vững. Do
vậy, chú ý của các em còn bị phân tán. Vì vậy, các em sẽ quên điều cô giáo
dặn khi cuối buổi học, bỏ sót chữ cái trong từ, bỏ sót từ trong câu.

6


Khả năng phát triển của chú ý có chủ định, bền vững, tập trung của học
sinh Tiểu học trong quá trình học tập là rất cao.
Tƣ duy trừu tƣợng đang phát triển.
1.1.2.2. Đặc điểm tâm lí
Tâm lý học sinh Tiểu học thƣờng thiếu tính kiên trì luyện tập, khó thực
hiện các động tác đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ. Trong khi đó việc rèn luyện các
thao tác tập viết chữ lại đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và khéo léo cao.
1.1.2.3. Đặc điểm sinh lí
Toàn bộ những độ cong của cột xƣơng sống của trẻ (ở cổ, ở ngƣc, ở
thắt lƣng) đang đƣợc hình thành. Do đó kích thƣớc bàn ghế, tƣ thế ngồi học

và viết ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của cột sống. Trẻ ngồi bàn ghế cao
quá hay thấp quá, ngồi viết không đúng tƣ thế.. sẽ làm vẹo cột sống, để lại di
hại cả đời.
Bộ xƣơng đang ở giai đoạn cứng dần nhƣng còn nhiều mô sụn. Vì thế,
cần quan tâm đến thế đi, đứng ngồi chạy nhảy của các em để phòng cong,
vẹo, gù xƣơng ở trẻ. Tránh để các em mang xách các vật quá nặng, tránh để
các em viết lâu, làm những việc quá tỉ mỉ gây mệt mỏi cho các em.
Bộ xƣơng đang ở giai đoạn cốt hóa. Các đốt ngón tay, các đốt cổ tay
đến 11 và 12 mới kết thúc việc cốt hóa. Đó là lí do giải thích tại sao học sinh
nhỏ gặp nhiều khó khăn khi nắm kĩ thuật viết, vì đó là công việc kiên trì, tỉ
mỉ, khéo léo. Bàn tay trẻ chóng mỏi, nó không thể viết nhanh và quá lâu.
Không nên giao cho học sinh quá nhiều bài tập viết.
Các cơ bắp và dây chằng phát triển nhanh chóng. Những cơ lớn phát
triển sớm hơn các cơ nhỏ. Do đó, trẻ dễ thực hiện các cử động tƣơng đối
mạnh nhƣng khó thực hiện những cử động nhỏ, đòi hỏi tính chính xác tỉ mỉ
nhƣ việc viết hết các con chữ.

7


Các đặc điểm trên khiến trẻ tập viết gặp nhiều khó khăn. Nhiều học
sinh dƣờng nhƣ tập viết bằng toàn thân chứ không chỉ bằng tay. Vì thế cần có
các hiểu biết đầy đủ đặc điểm sinh lí của học sinh để thƣờng xuyên quan tâm
đến việc bảo vệ sức khỏe, chống các di hại do quá trình tập viết không đúng
quy cách gây ra.
Qua các cơ sở lí luận trên tôi thấy việc rèn chữ cho học sinh là rất cần
thiết và quan trọng. Song song với việc cung cấp tri thức của các môn học,
ngƣời giáo viên cần giúp học sinh rèn chữ viết làm sao chuyển dần kĩ năng
viết chữ trở thành kĩ xảo, thành nết ngƣời cho học sinh Tiểu học.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2

1.2.1. Việc dạy Tập viết ở trường Tiểu học
1.2.1.1. Một số quy định về dạy và học viết chữ
Trong trƣờng Tiểu học, học sinh học viết chữ viết thƣờng, chữ số và
chữ viết hoa theo kiểu chữ viết đứng, nét đều là chủ yếu. Ở những nơi có điều
kiện thuận lợi, giáo viên có thể dạy hoặc giới thiệu thêm cách viết chữ
thƣờng, chữ viết hoa theo kiểu chữ viết nghiêng, nét thanh, nét đậm.
Việc dạy chữ viết hoa đƣợc tiến hành theo một quá trình từ nhận diện,
tập tô, tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái; từ viết đúng đến viết thành
thạo, viết đẹp.
Nội dung dạy và học viết chữ theo bảng mẫu do Bộ đã ban hành đƣợc
quy định trong văn bản phân phối chƣơng trình môn Tiếng Việt và hƣớng dẫn
chuyên môn của Vụ Tiểu học, bắt đầu từ lớp 1, năm học 2002 - 2003.
1.2.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Tập viết
a. Mục tiêu
Phân môn Tập viết có mục tiêu trang bị học sinh bộ chữ cái La tinh và
những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái ấy trong hoạt động giao tiếp,

8


góp phần rèn luyện một trong các kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt
trong trƣờng Tiểu học đó là kĩ năng viết.
b. Nhiệm vụ
- Về kiến thức
Truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ thuật
viết chữ, dòng kẻ, tọa độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí,
dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết chữ cái…Từ đó hình thành ở các
em những biểu tƣợng về hình dáng, độ cao, sự cân đối tính thẩm mĩ của các
chữ viết.
- Về kĩ năng

Rèn cho học sinh các kĩ năng viết chữ (trên bảng hoặc trên vở) từ đơn
giản đến phức tạp: kĩ năng viết nét, viết nét liên kết nét tạo chữ cái, liên kết
chữ cái tạo chữ ghi âm /vần/ tiếng; kĩ năng xác định khoảng cách, vị trí cỡ
chữ trên vở kẻ ô li; kĩ năng viết đúng quy trình, đúng mẫu, rõ ràng, viết
nhanh, viết đẹp. Ngoài ra, tƣ thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở, cách
trình bày bài viết cũng là một kĩ năng đặc thù của việc dạy tập viết mà giáo
viên cần thƣờng xuyên quan tâm.
- Về thái độ
Ngoài ra, phân môn Tập viết còn góp phần rèn luyện cho học sinh
những phẩm chất tốt nhƣ tính cẩn thận, sự kiên trì, tính kỉ luật, khiếu thẩm mĩ.
1.2.2. Nội dung chương trình và phân bố thời lượng
Nội dung dạy học Tập viết ở Tiểu học đƣợc phân bố trong 6 học kì (của
các lớp 1,2,3)
*LỚP 1
Tập viết đúng tƣ thế, hợp vệ sinh. Viết chữ cái cỡ vừa và nhỏ; tập ghi
dấu thanh đúng vị trí; làm quen với chữ cái hoa cỡ lớn và cỡ vừa, theo mẫu
chữ quy định, tập viết các số đã học. Do quy định của chƣơng trình, ở lớp 1,

9


nội dung tập viết đƣợc triển khai ở hai phần kế tiếp nhau là phần Học vần và
phần Luyện tập tổng hợp.
Phần Học vần có hai hình thức tập viết:
Tập viết khi học các âm, vần mới: viết các chữ ghi âm /vần/ tiếng hoặc
từ trong bài học vần.
Tập viết cuối tuần (bài tập viết độc lập). Tiết Tập viết cuối tuần có tác
dụng củng cố những chữ ghi âm, ghi vần mà chỉ có phần luyện viết ứng dụng.
Ở phần Học vần, các bài học tập viết có thể đƣợc chia thành 3 nhóm
tƣơng ứng với 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (6 bài đầu): Giúp học sinh nắm đƣợc những thao tác chung
của cả quá trình tập viết, luyện động tác cầm bút, cách để vở, tƣ thế ngồi viết,
cách xác định đƣờng kẻ trên vở tập viết và trên khung chữ cần tập viết, tập tô
các nét chữ, chữ cái, chữ ghi tiếng.
Giai đoạn 2 ( từ bài 7 đến bài 27): Kết hợp tập tô và tập viết các chữ cái
viết thƣờng theo đúng quy trình. Mỗi tiết học chữ ghi âm đều có tập tô, tập
viết các chữ cái ghi âm, tập viết các chữ ghi tiếng. Tiết tập viết mỗi tuần luyện
viết từ 4 đến 6 dòng.
Giai đoạn 3 (từ bài 29 đến bài 103): Luyện viết chữ ghi vần, viết từ ngữ
ứng dụng (cỡ chữ vừa). Mỗi tiết học vần đều có tập viết nhóm chữ ghi âm,
vần, tập viết từ ngữ ứng dụng có chứa vần mới học.
Ở phần luyện tập tổng hợp, bài tập viết một mặt có tác dụng rèn kĩ năng
viết chữ thƣờng (cỡ vừa và cỡ nhỏ), làm quen với chữ hoa (bằng hình thức tập
tô), mặt khác góp phần ôn luyện một số vần khó, mở rộng vốn từ cho học
sinh. Mỗi tuần có hai bài tập viết, mỗi bài học trong một tiết (2 tiết tập
viết/1tuần).
*LỚP 2,3

10


Lớp 2: Tập viết đúng mẫu và đều nét các chữ thƣờng theo cỡ nhỏ, tập
viết chữ hoa cỡ vừa và nhỏ.
Lớp 3: Viết đúng nhanh các kiểu chữ thƣờng và chữ hoa cỡ nhỏ, viết rõ
ràng, đều nét một đoạn văn ngắn.
Nội dung và yêu cầu tập viết trong tiết học tập ở lớp 2,3 luôn bám sát
nội dung bài học của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 và sách giáo khoa Tiếng
Việt lớp 3. Theo đó, trong cả năm học, học sinh sẽ đƣợc học toàn bộ bảng chữ
cái viết họa do Bộ Giáo dục - Đào tạo mới ban hành, gồm 29 chữ cái viết hoa
kiểu 1 và 5 chữ cái viết hoa kiểu 2.

Bài viết ứng dụng ở lớp 2,3 là các tên riêng, sau đó các câu ca dao,
thành ngữ, tục ngữ. Nội dung bài viết luôn đảm bảo tính kế thừa: khi viết, học
sinh có thể ôn lại kĩ năng viết các chữ đã luyện ở các bài viết trƣớc đó.
Ngoài các bài tập viết đƣợc bố trí chính thức tổng quỹ thời gian của
phân môn Tập viết, nội dung dạy tập viết còn đƣợc tích hợp trong các phân
môn khác nhƣ Chính tả và Tập làm văn. Chính vì vậy, mặc dù ở lớp 4, lớp 5
không có giờ tập viết nhƣng nhiệm vụ dạy tập viết vẫn cần đƣợc rèn luyện ở
mức độ cao hơn và tổng hợp hơn.
1.2.3. Điều kiện vật chất cần thiết cho việc dạy học Tập viết
Để việc tập viết của học sinh đƣơc thực hiện một cách thuận lợi, không
gây ảnh hƣởng xấu đến mắt, tay, cột sống.. của các em, ta cần chú ý tới các
điều kiện vật chất cụ thể:
Ánh sáng phòng học: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, độ
chiếu sáng trong không gian lớp học từ 200-500 lux (lux: đơn vị đo độ chiếu
sáng quốc tế). Ở những nơi thiếu ánh sáng tự nhiên ta có thể dùng ánh sáng
nhân tạo (ví dụ: đèn điện) phân đều ở các phía lớp học. Chú ý treo đèn cách
nền khoảng 2,8m và không để ánh sáng đèn làm lóa bảng lớp hoặc khuất tầm
mắt của học sinh khi các em viết vào vở.

11


Bảng lớp: Nếu có điều kiện nên trang bị bảng từ tính và chống lóa.
Trên bảng có đƣờng kẻ cự li 4-5cm. Ở phần phía dƣới ngang tầm viết của học
sinh và ở phần bên trái của bảng cần kẻ thêm các đƣờng kẻ mô phỏng ô li để
học sinh tập viết và để giáo viên viết mẫu. Bảng cần phải đƣợc treo ở độ cao
vừa phải: cạnh dƣới của bảng ngang tầm đầu học sinh ngồi trong lớp.
Bàn ghế học sinh: Kích thƣớc bàn ghế phải phù hợp với độ cao trung
bình của học sinh các khối lớp. Tỉ lệ chiều cao của bàn ghế phải tƣơng xứng
để khi ngồi, khuỷu tay các em ngang với mặt bàn. Học sinh ngồi viết đúng tƣ

thế phải đặt hai chân bám đất một cách thoải mái. Mép dƣới của bàn, nhìn từ
trên xuống gần thẳng hàng với mặt trƣớc của ghế để tạo cho học sinh dáng
ngồi ngay ngắn, tránh bị cong vẹo cột sống.
Bảng viết của học sinh (bảng con), phấn viết bảng: Nên dùng loại bảng
viết phấn, không nên dùng loại bảng Foormica và bút dạ vì loại bảng này trơn
và bút không vừa tay học sinh. Cần chọn loại bảng phẳng, mặt bảng nhẵn
nhƣng không trơn, một mặt kẻ ô vuông, một mặt kẻ ngang (mô phỏng các
đƣờng kẻ trong vở ô li). Phấn viết tốt là phấn có độ cứng vừa phải, không bụi.
Cần dùng khăn lau bảng ẩm và sạch.
Bút viết: Để viết chữ đẹp thì cây bút cũng có vai trò cực kì quan trọng.
Cây bút chính là công cụ để tạo ra chữ viết. Việc lựa chọn một cây bút phù
hợp để viết đẹp là việc làm không dễ, nhất là đối với học sinh.
Đối với lớp 1, trong ba tuần đầu học sinh sẽ sử dụng bút chì để viết.
Yêu cầu bút chì luôn đƣợc gọt cẩn thận, ngòi bút không ngọn quá hoặc cùn
quá để viết rõ nét chữ.
Tuần thứ tƣ trở đi, học sinh sẽ sử dụng bút mực để viết. Yêu cầu chọn
bút máy có ngòi gọn nét, có độ trơn vừa phải, mực xuống đều, kích thƣớc
thân bút phải vừa tay học sinh. Một số loại bút có vỏ bằng kim loại, khi cầm
bút khiến cho học sinh nhanh mỏi tay và khó điều khiển bút nhịp nhàng, linh

12


hoạt. Do vậy nên chọn bút vỏ nhựa và khi viết không nên đóng nắp bút vào
cuối thân bút. Loại bút này đƣợc sử dụng để viết các kiểu chữ nét đều.

Lên lớp 2, học sinh đã thành thạo viết các chữ thƣờng nét đều. Lúc này
các em có thể dùng bút ngòi mài để viết kiểu chữ nét thanh, nét đậm. Yêu cầu
gần giống với bút máy nét trơn đều, chỉ khác ngòi bút mài phải có nét thanh,
nét đậm rõ ràng, không bị gai.Mặt dƣới và trên ngòi đã đƣợc mài nhẵn.

Một số loại bút hiện nay đƣợc sử dụng rộng rãi:

- Vở Tập viết:Vở Tập viết do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành hàng năm
là phƣơng tiện luyện chữ Chủ yếu của học sinh (theo chƣơng trình của môn
Tiếng Việt). Ngoài ra, mỗi học sinh cũng nên rèn thêm trong vở rèn chữ ở
nhà. Hiện nay, trong bộ chữ cái đang đƣợc dạy ở Tiểu học, chữ cái cao nhất

13


có độ cao (dài) 2,5 đơn vị chữ. Vì vậy, vở ô li để học sinh luyện viết chữ thích
hợp nhất là vở 6 đƣờng kẻ (5 li) nhƣ các loại vở Hồng Hà

* Chú ý: Khi học sinh viết chữ nên có một tờ giấy trắng sạch kê dƣới bàn
tay phải để thấm mồ hôi tay, tránh cho vở bị ƣớt làm nhòe chữ và mực bẩn
dây ra vở viết.
1.2.4. Phương pháp dạy Tập viết
Trong mỗi tiết học, học sinh luôn là ngƣời giữ vai trò trung tâm còn
giáo viên giữ vai trò chỉ đạo, định hƣớng và hƣớng dẫn các em học tập. Để
gây hứng thú học tập cho học sinh và tạo đƣợc sự thành công đối với mỗi tiết
dạy, ngƣời giáo viên cần lựa chọn và phối hợp nhịp nhàng các phƣơng pháp
dạy học và các hình thức tổ chức hoạt động. Đối với phân môn Tập viết, các
phƣơng pháp đƣợc sử dụng thƣờng xuyên phải kể đến phƣơng pháp trực quan
kết hợp phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ, phƣơng pháp giao tiếp, phƣơng
pháp luyện tập - thực hành, phƣơng pháp kể chuyện nêu gƣơng.
1.2.4.1. Phương pháp trực quan kết hợp phương pháp phân tích ngôn
ngữ
Để khắc sâu biểu tƣợng về chữ cho học sinh, giáo viên sử dụng phƣơng
tiện trực quan là chữ mẫu. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Có
các hình thức mẫu chữ: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng, chữ mẫu


14


trong vở tập viết, hộp chữ mẫu hoặc một bài viết đẹp, chữ của giáo viên khi
sửa chấm bài. Chữ mẫu phải đúng quy định, rõ ràng và đẹp.
Trong phân môn Tập viết, giáo viên sử dụng phƣơng pháp phân tích
ngôn ngữ để phân tích cấu tạo chữ, kích thƣớc chữ, mối liên kết giữa các nét
chữ trong chữ cái hoặc mối liên kết các chữ cái, dấu thanh trong chữ ghi
tiếng.
Khi dạy về chữ viết, việc đƣa chữ mẫu phóng to treo trên bảng sẽ giúp
học sinh dễ quan sát, cung cấp cho các em biểu tƣợng về chữ viết ( hình dáng,
kích thƣớc, cấu tạo của chữ).
Trong quá trình dạy viết chữ, giáo viên vừa viết vừa phân tích từng nét
của chữ cái hoặc kĩ thuật nối liền các con chữ trong một chữ có tác dụng tạo
niềm tin cho học sinh. Mặt khác, học sinh cũng dễ tiếp thu hơn, tạo điều kiện
cho việc rèn luyện kĩ năng viết liền mạch, viết nhanh.
Khi chấm bài, chữa bài, lời phê, chữ viết của giáo viên đƣợc học sinh
quan sát nhƣ một loại chữ mẫu. Do đó, giáo viên cũng phải chú ý rèn chữ viết
đúng mẫu, rõ ràng, đều đẹp.
Ngoài ra, khi dạy viết chữ, giáo viên cũng cần chú ý đọc mẫu chữ đó.
Đọc đúng cũng góp phần quan trọng để đảm bảo viết đúng.
1.2.4.2. Phương pháp giao tiếp
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu tiết học để
hƣớng dẫn học sinh phân tích, nhận xét cấu tạo của chữ cái, độ cao, độ rộng
con chữ, nét giống nhau và khác biệt giữa con chữ với con chữ đã học từ
trƣớc. Giáo viên đặt câu hỏi và định hƣớng cho học sinh trả lời.
1.2.4.3. Phương pháp luyện tập - thực hành
Đây là phƣơng pháp rất quan trọng vì phân môn Tập viết có tính chất
thực hành. Việc rèn luyện kĩ năng viết chữ cần đƣợc tiến hành đồng bộ ở lớp

cũng nhƣ ở nhà, ở phân môn khác cũng nhƣ các môn học khác cũng cần chữ

15


viết để ghi nội dung bài. Các bài tập cho học sinh luyện tập cần chú ý các chữ
có nét giống nhau thì cùng xếp vào một nhóm để rèn. Giáo viên cho học sinh
rèn chữ với số lƣợng ít nhƣng lặp lại nhiều lần với yêu cầu cao dần. Khi học
sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần uốn nắn để các em cầm bút và ngồi
đúng tƣ thế.
Có hiều hình thức luyện tập cụ thể:
- Tập viết chữ trên bảng lớp: Hình thức này thƣờng dùng khi kiểm tra
bài cũ hoặc sau bƣớc giải thích cách viết chữ, bƣớc luyện tập viết chữ ở lớp
- Tập viết chữ vào bảng con của học sinh: Trƣớc khi tập viết, giáo viên
cần hƣớng dẫn các em cách lau bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo quản
phấn, cách lau tay sau khi viết để giữ vệ sinh. Khi viết xong, học sinh cần giơ
bảng lên cho giáo viên kiểm tra. Chú ý giữ trật tự khi sử dụng hình thức này
và nên tận dụng hai mặt bảng khi viết.
- Luyện viết trong vở tập viết: Giáo viên cần hƣớng dẫn tỉ mỉ nội dung
và yêu cầu về kĩ năng của từng bài viết giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng
đầu tiên ở mỗi phần bài viết. Trƣớc khi học sinh viết,giáo viên cần nhắc nhở
một lần nữa cách cầm bút, tƣ thế ngồi và cách để vở sao cho đúng.
Đối với những học sinh viết chữ chƣa quen, còn xấu, giáo viên cần uốn
nắn nét chữ cho từng bàn tay nhỏ xíu của các em. Tay các em còn non nên rất
dễ bắt tay để uốn nét cho tới khi các em viết đúng và đẹp hơn.
- Luyện tập viết chữ khi học các môn học khác. Coi chữ viết là một
trong những tiêu chuẩn kiểm tra,đánh giá tất cả các môn học.
1.2.4.4. Phương pháp kể chuyện, nêu gương
Khi dạy tập viết, điều quan trọng là phải gây đƣợc hứng thú, làm cho
học sinh yêu thích rèn viết chữ đẹp. Từ đó, các em say mê và quan tâm rèn

chữ cho đẹp hơn. Giáo viên có thể nêu những gƣơng sáng về rèn chữ qua thực

16


tế đƣợc nhìn những trang vở trƣớc và sau khi rèn chữ của thầy, của anh chị,
các bạn, các em thêm tin tƣởng và quyết tâm say mê rèn luyện.
1.2.5. Quy trình lên lớp chung cho một bài Tập viết
A. Kiểm tra bài cũ
Có thể thực hiện bƣớc này bằng hai cách chủ yếu:
-Một số học sinh viết bảng lớp, các học sinh khác viết bảng con các chữ
đã học ở bài trƣớc, theo yêu cầu của giáo viên.
- Giáo viên nhận xét chữ viết của học sinh trong bài tập viết của học
sinh đã thu từ buổi trƣớc rút kinh nghiệm, cho học sinh luyện viết bảng một
số chữ khó học sinh hay viết sai.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài mới
Để giới thiệu bài Tập viết, giáo viên cần đọc gộp cả tiếng, có thể giải
nghĩa từ và dòng chữ viết ứng dụng một cách ngắn gọn, súc tích. Sau đó cho
học sinh đọc lại toàn bài: riêng ở lớp 1 và giai đoạn đầu lớp 2, học sinh cần
phải kết hợp đọc và đánh vần.
2. Hướng dẫn học sinh viết
2.1. Phân tích cấu tạo chữ
Tùy vào nội dung bài tập viết , giáo viên có thể gợi ý để học sinh phân
tích cấu tạp chữ theo các nội dung cụ thể.
a. Phân tích chữ cái
Giáo viện gợi ý đặt câu hỏi và thông qua chữ mẫu trên bảng lớp để học
sinh nhận biết và phân tích cấu tạo chữ cần luyện viết, so sánh để tìm điểm
tƣơng đồng và điểm khác biệt giữa chữ cái cần luyện viết với chữ cái đã luyện
viết trƣớc đó (Ví dụ: có thể đặt câu hỏi về độ cao, cấu tạo của chữa, sự tƣơng

đồng, khác biệt giữa chữ đang học với chữ đã học, điểm dặt bút, dừng bút…).
b. Phân tích tập hợp chữ ghi âm, vần,từ ngữ và câu ứng dụng

17


Bƣớc này gồm một số việc Chủ yếu:
- Giáo viên củng cố lại một số chữ viết khó hoặc một số chữ cái mà học
sinh hay viết sai.
- Xác định các chữ cái viết hoa(nếu có) và quan hệ giữa chữ viết hoa
với chữ cái tiếp sau trong trƣờng hợp thuận lợi và không thuận lợi.
2.2. Giáo viên viết mẫu
- Giáo viên phân tích và minh họa cách viết (điểm đặt bút, chiều hƣớng
nét chữ, thứ tự viết nét, liên kết chữ cái thành tổ hợp ghi âm, vần, tiếng, điểm
dừng bút), cần chú ý phân tích cả quy trình viết dấu phụ, dấu thanh, khoảng
cách giữa các chữ ghi tiếng.
- Trong quá trình viết mẫu, giáo viên chú ý giảng giải hoc học sinh cách
viết liên kết các chữ cái trong trƣờng hợp thuận lợi (liên kết hai đầu) và liên
kết không thuận lợi (liên kết một đầu hoặc không có nét liên kết); hƣớng dẫn
cho các em kĩ thuật viết liền mạch (viết dấu phụ, dấu thanh sau khi viết các
nét chữ cơ bản, sử dụng kĩ thuật lia bút, rê bút) một cách hợp lí.
Viết mẫu là thao tác trực quan của giáo viên trên bảng lớp giúp học
sinh nắm quy trình viết từng nét, từng chữ. Do vậy, giáo viên phải viết chậm,
đúng quy trình, tạo điều kiện cho học sinh nhìn thấy tay mình viết từng nét
chữ.
2.3. Học sinh luyện viết trên không
Việc luyện viết trên không là bƣớc giúp học sinh rèn luyện đôi tay và
rèn luyện quy trình viết các nét để học sinh khỏi ngỡ ngàng khi viết. Giáo
viên cũng có thể cho học sinh tì đầu ngón tay trên mặt bàn để hình thành dần
kĩ năng viết các nét cho đều dặn. Bƣớc này có thể lặp lại từ 2-3 lần.

2.4. Học sinh luyện viết trên bảng
Bƣớc này gồm:

18


- Học sinh luyện viết chữ trên bảng (một số học sinh viết bảng trên lớp,
các học sinh khác viết vào bảng con). Nội dung luyện viết bảng có thể theo
thứ tự bài dạy, hoặc chỉ là những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai.
- Nhận xét chữ viết bảng của học sinh:
+ Học sinh đối chiếu chữ viết mẫu của giáo viên với bài viết bảng của
mình và của bạn để nhận xét, phát hiện chỗ viết sai và góp ý kiến sửa các chỗ
viết sai.
+ Giáo viên chốt lại nhận xét đúng, gợi ý và yêu cầu học sinh sửa lại
những chố viết sai.
2.5. Học sinh luyện viết vào vở tập viết
- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết vào vở từng nội dung của bài
tập viết. Trƣớc khi học sinh luyện viết, giáp viên viết mẫu lên đƣờng kẻ trên
bảng mô phỏng vở tập viết của học sinh, nhắc các em điểm đặt bút, dừng bút,
quy trình viết chữ, khoảng cách giữa các chữ.
- Học sinh luyện viết vào vở từng nội dung theo yêu cầu của giáo viên.
3. Chấm, chữa bài
- Giáo viên chấm điểm một số bài tại lớp vào cuối thời gian viết vở.
- Nêu nhận xét bài viết của học sinh để các em rút kinh nghiệm.
4. Củng cố bài viết
Tùy theo thời gian còn lại của tiết học, giáo viên tổ chức,củng cố bài
viết bằng nhiều cách khác nhau:
- Sử dụng bài viết trong vở của học sinh để cùng học sinh nhận xét, rút
kinh nghiệm ƣu điểm, khuyết điểm về kĩ năng viết chữ.
- Có thể thi viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, đẹp, nhanh.

- Tổ chức trò chơi viết chữ có tích hợp kiến thức với phân môn khác
(nhƣ Học vần, Chính tả…)
* Chú ý:

19


×