Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học sinh học ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======

KIỀU THỊ THÚY QUỲNH

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠOTRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Sinh học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Hà Văn Dũng
ThS. Hoàng Thị Kim Huyền

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và tiến hành thực hiện đề tài “Thiết kế hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông” em đã
nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và các bạn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới:
Tiến sĩ Hà Văn Dũng và thạc sĩ Hoàng Thị Kim Huyền đã trực tiếp
hƣớng dẫn, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực hiện
tốt đề tài tốt nghiệp này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong tổ bộ
môn Phƣơng pháp dạy học, khoa Sinh - KTNN, trƣờng Đại học sƣ phạm Hà
Nội 2, đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kinh nghiệm cho em trong suốt


thời gian em thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN, trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 và các thầy cô giáo, các em học sinh trƣờng
THPT Hoàng Quốc Việt - Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi và góp phần
giúp em hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và ngƣời thân,
những ngƣời luôn quan tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập, tiến hành và hoàn thiện đề tài.
Hà Nội, Tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Kiều Thị Thúy Quỳnh


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những gì viết trong khóa luận này đều là sự thật, đây
là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân em. Các kết quả nghiên cứu đƣợc
nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực. Đề tài nghiên cứu này không trùng
với công trình nghiên cứu của các tác giả khác.
Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, Tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Kiều Thị Thúy Quỳnh


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
1.1. Tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.......................1

1.2. Thực trạng của việc tổ chức các HĐTNST ..........................................................2
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ........................................................................3
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................................3
4.2. Khách thể nghiên cứu...........................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................3
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết ......................................................................3
6.2.Phƣơng pháp điều tra ............................................................................................3
6.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm .....................................................................4
6.4. Phƣơng pháp quan sát ..........................................................................................4
7. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................4
8. Đóng góp của đề tài.................................................................................................4
PHẦN 2: NỘI DUNG .................................................................................................5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................5
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................5
1.1.2. Tình hình thiết kế và tổ chức HĐTNST trên thế giới .......................................5
1.1.3. Tình hình thiết kế và tổ chức HĐTNST ở Việt Nam ........................................6
1.2. Cơ sở lí luận .........................................................................................................7
1.2.1. Khái niệm HĐTNST .........................................................................................7
1.2.2. Vai trò của HĐTNST ........................................................................................7
1.2.3. So sánh HĐTNST với HĐ ngoài giờ lên lớp ....................................................7
1.2.4. Quy trình thiết kế HĐTNST..............................................................................8


1.3. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................8
1.3.1. Mục đích điều tra ..............................................................................................8
1.3.2. Phƣơng pháp điều tra ........................................................................................8
1.3.3. Nội dung điều tra và kết quả điều tra ................................................................9

13.3.1. Nội dung điều tra giáo viên .............................................................................9
1.3.3.2. Kết quả điều tra giáo viên ............................................................................10
13.3.3. Nội dung điều tra học sinh ............................................................................11
1.3.3.4 Kết quả điều tra học sinh ...............................................................................11
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ HĐTNSTPHẦN SINH HỌC ...........................................14
VI SINH VẬTLỚP 10 VÀ SINH THÁI HỌC LỚP 12 CƠ BẢN............................14
2.1. Khái quát nội dung phần Sinh học vi sinh vật lớp 10 và nội dung phần Sinh thái
học lớp 12 - CTC .......................................................................................................14
* Phần Sinh thái học lớp 12 - CTC gồm 3 chƣơng: ..................................................14
2.2. Nội dung và hình thức tổ chức HĐTNST ..........................................................15
2.3. Một số kế hoạch tổ chức HĐTNST....................................................................17
2.3.1. Kế hoạch tổ chức HĐTNST chƣơng III - phần ba: Sinh học vi sinh vật ........17
2.3.2. Kế hoạch tổ chức HĐTNST phần Sinh thái học lớp 12 ..................................30
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................49
3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................49
3.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................49
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm .................................................................................49
3.4. Kết quả đánh giá.................................................................................................49
3.4.1. Kết quả thực nghiệm và đánh giá chất lƣợng khi tổ chức HĐTNST với chủ
đề: “ Bạn nghĩ gì về HIV/AIDS” ..............................................................................49
3.4.2. Kết quả thực nghiệm và đánh giá chất lƣợng khi tổ chức HĐTNST “Tham
quan dã ngoại tại trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh” .................................................53
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................57
1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................57
2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................58


PHỤ LỤC 1 - PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN
PHỤ LỤC 2 - PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH



DANH MỤC VIẾT TẮT

1.GV

: Giáo viên

2.HS

: Học sinh

3.HĐTNST

: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

4.PT

: Phổ thông

5.THPT

: Trung học phổ thông

6.SH

: Sinh học

7.CTC


: Chƣơng trình chuẩn


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Để đáp ứng cho việc đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông nhằm
phát triển năng lực và phẩm chất, hài hòa đức, trí, thể, mỹ của học sinh với
nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh; coi
trọng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; chú trọng giáo dục nhân
cách, đạo đức, lối sống, văn hoá pháp luật và ý thức công dân, thì hoạt động
trải nghiệm sáng tạo là một trong những hoạt động quan trọng và không thể
thiếu.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt
động thực tiễn của HS về hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hoá nghệ
thuật, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, khoa học kỹ thuật, lao động
công ích,… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách thực sự, phát
triển và nuôi dƣỡng óc sáng tạo; là một bộ phận hữu cơ của hệ thống hoạt
động giáo dục ở trƣờng phổ thông. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cùng với
hoạt động dạy học trên lớp là một quá trình gắn bó, thống nhất nhằm thực
hiện mục tiêu giáo dục. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm góp phần hình
thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực chung, nhất là
trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nƣớc, nhân loại và môi trƣờng tự
nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự
quản lí bản thân. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở cấp Tiểu học, nhằm phát
hiện và bồi dƣỡng những tƣ chất, cá tính của trẻ và tập trung hình thành ý
thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; yêu quý, gắn bó và có ý thức tham gia
các hoạt động ở lớp, ở trƣờng và cộng đồng nơi ở; tôn trọng, lắng nghe có
phản ứng tích cực trong giao tiếp;... Ở cấp Trung học cơ sở, hoạt động trải
nghiệm sáng tạo nhằm tập trung hình thành cho học sinh thói quen tự giải


1


quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động
và sinh hoạt; tìm hiểu về định hƣớng nghề nghiệp bản thân; Ở cấp Trung học
phổ thông, hoạt động trải nghiệm sáng tạo tập trung hình thành cho học sinh
thói quen chủ động trong giao tiếp; biết tự khẳng định và tự quản lý bản thân;
tiếp cận đƣợc với nghề nghiệp phù hợp với năng khiếu, sở thích và hƣớng
phát triển của bản thân...Sau năm 2015, HĐTNST sẽ đƣợc áp dụng rộng rãi ở
tất cả các cấp học từ cấp tiểu học đến cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ
thông ở tất cả các môn học với nhiều hình thức tổ chức phong phú và đa dạng.
1.2. Thực trạng của việc tổ chức các HĐTNST
Hiện nay, khi nền giáo dục của nƣớc ta đã và đang trong giai đoạn cải
cách, đổi mới thì HĐTNST ngày càng đƣợc chú trọng hơn. Song ở các trƣờng
PT không phải tất cả các giáo viên đều biết đến HĐTNST, chỉ một bộ phận
nhỏ các giáo viên biết làm và tổ chức các HĐTNST cho lĩnh vực chuyên môn
mà mình đang trực tiếp giảng dạy, tuy nhiên các hình thức tổ chức còn hạn
chế , chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên vì vậy chƣa gây đƣợc hứng thú và chƣa
thu hút đƣợc đông đảo học sinh tham gia.
Từ những vấn đề trên, với mục tiêu góp phần vào việc đƣa HĐTNST gắn
liền với các môn học nói chung và môn Sinh học nói riêng nhằm nâng cao
chất lƣợng dạy học môn sinh học và phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức
trong môn Sinh học vào thực tiễn cuộc sống, chính vì vậy, chúng tôiđã chọn
đề tài “Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng trong dạy học Sinh học ở trường
phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm củng cố kiến thức
phần Sinh học vi sinh vật lớp 10 và phần Sinh thái học lớp 12CTC, tạo hứng
thú cho học sinh và giúp các em phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức trong

môn Sinh học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó, nhằm nâng cao chất lƣợng

2


dạy và học ở trƣờng phổ thông.
3. Giả thuyết khoa học
Các HĐTNST nếu đƣợc thiết kế và tổ chức tốt, đạt yêu cầu sẽ góp phần
nâng cao kết quả học tập của học sinh, đồng thời củng cố kiến thức và phát
triển kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh Học vào thực tiễn đời sống, tăng cƣờng
hứng thú học tập và sự yêu thích môn Sinh Học của học sinh.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Nội dung chƣơng III - phần Sinh học vi sinh vật lớp 10CTC và phần
Sinh thái học lớp 12.
- Kế hoạch tổ chức HĐTNST trong chƣơng trình Sinh học THPT.
4.2. Khách thể nghiên cứu.
- Học sinh lớp 10 trƣờng THPT Hoàng Quốc Việt - Bắc Ninh.
- Giáo viên các trƣờng THPT.
- Sinh viên trong Câu lạc bộ Sinh học, Khoa Sinh - KTNN, trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội 2.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Chƣơng III - phần Sinh học vi sinh vật lớp 10 và phần Sinh thái học lớp
12 CTC.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn bản, các tài liệu liên quan đến việc thiết kế và tổ
chức HĐTNST trong môn Sinh học để làm cơ sở lí luận cho đề tài nhƣ: kỷ
yếu hội thảo, giáo trình...
6.2.Phương pháp điều tra

- Điều tra thực trạng thiết kế và tổ chức các HĐTNST trong môn Sinh
Học nói chung và chƣơng III - phần Sinh học vi sinh vật lớp 10, phần Sinh

3


thái học lớp 12 nói riêng tại một số trƣờng PT thông việc lấy ý kiến từ các
giáo viên và HS.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tổ chức thử nghiệm các HĐTNST xem có phù hợp hay không để có sự
điều chỉnh hợp lí.
6.4. Phương pháp quan sát
- Quan sát sự tham gia của học sinh trong buổi tổ chức HĐTNST đã thiết
kế.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và tổ chức
HĐTNST trong dạy học Sinh học ở trƣờng PT.
- Điều tra thực trạng của việc thiết kế và tổ chức HĐTNST trong dạy học
Sinh học cho HS ở trƣờng PT hiện nay.
- Phân tích nội dung kiến thức, chuẩn kiến thức kỹ năng làm cơ sở cho
việc thiết kế và tổ chức HĐTNST trong phần sinh học vi sinh vật lớp 10 và
phần sinh thái học lớp 12CTC.
- Thiết kế và tổ chức các HĐTNST để dạy ôn tập củng cố phần Sinh học
vi sinh vật lớp 10 và phần Sinh thái học lớp 12 - CTC.
- Đánh giá chất lƣợng kế hoạch tổ chức HĐTNST.
8. Đóng góp của đề tài
8.1.Hệ thống hóa cơ sở lí luận và bổ sung giáo án thiết kế HĐTNST môn
Sinh học.
8.2. Thiết kế các HĐTNST chƣơng III - phần Sinh học vi sinh vật và
Sinh thái học lớp 12 làm tƣ liệu cho GV môn SH ở các trƣờng PT và sinh

viên nghành sƣ phạm Sinh học trong việc thực hiện các HĐTNST.

4


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài
HĐTNST là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh đƣợc trực tiếp
hoạt động thực tiễn trong nhà trƣờng hoặc trong xã hội dƣới sự hƣớng dẫn và
tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và
tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sử dụng các hình thức và phƣơng pháp
chủ yếu sau: thực địa, tham quan, câu lạc bộ, hoạt động xã hội/tình nguyện,
diễn đàn, giao lƣu, hội thảo, hội thi, cuộc thi, trò chơi, cắm trại,...
Đánh giá năng lực của học sinh từ hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ
yếu bằng phƣơng pháp định tính thông qua quan sát hành vi và thái độ; bảng
kiểm, tự luận và hồ sơ hoạt động,...
1.1.2. Tình hình thiết kế và tổ chức HĐTNST trên thế giới
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đƣợc hầu hết các nƣớc phát triển quan
tâm, nhất là các nƣớc tiếp cận chƣơng trình giáo dục phổ thông theo hƣớng
phát triển năng lực; chú ýgiáo dục nhân văn, giáo dục sáng tạo, giáo dục
phẩm chất và kĩ năng sống…
- Singapore: Hội đồng nghệ thuật quốc gia có chƣơng trình giáo dục
nghệthuật, cung cấp, tài trợ cho nhà trƣờng phổ thông toàn bộ chƣơng trình
của các nhóm nghệ thuật, những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật…
- Netherlands: Thiết lập trang mạng nhằm trợ giúp những học sinh có
những sáng tạo làm quen với nghề nghiệp. Học sinh gửi hồ sơ sáng tạo (dự
án) của mình vào trang mạng này, thu thập thêm những hiểu biết từ đây; mỗi

học sinh nhận đƣợc khoản tiền nhỏ để thực hiện dự án của mình.
- Vương quốc Anh: Cung cấp hàng loạt tình huống, bối cảnh đa dạng,

5


phong phú cho học sinh và đòi hỏi phát triển, ứng dụng nhiều tri thức, kĩ năng
trong chƣơng trình, cho phép học sinh sáng tạo và tƣ duy; giải quyết vấn đề
làm theo nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn; cung cấp cho
học sinh các cơ hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm…
- Đức: Từ cấp Tiểu học đã nhấn mạnh đến vị trí của các kĩ năng cá biệt,
trong đó có phát triển kĩ năng sáng tạo cho trẻ; phát triển khả năng học độc
lập; tƣ duy phê phán và học từ kinh nghiệm của chính mình.
- Nhật:Nuôi dƣỡng cho trẻ năng lực ứng phó với sự thay đổi của xã hội,
hình thành một cơ sở vững mạnh để khuyến khích trẻ sáng tạo.
- Hàn Quốc: Mục tiêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo hƣớng đến con
ngƣời đƣợc giáo dục, có sức khỏe, độc lập và sáng tạo. Cấp Tiểu học và cấp
Trung học cơ sở nhấn mạnh cảm xúc và ý tƣởng sáng tạo, cấp Trung học phổ
thông phát triển công dân toàn cầu có suy nghĩ sáng tạo.
1.1.3. Tình hình thiết kế và tổ chức HĐTNST ở Việt Nam
HĐTNST là một hƣớng nghiên cứu mới, vì vậy ở Việt Nam đã tổ chức
thí điểm ở một số trƣờng phổ thông với các hình thức tổ chức khác nhau nhƣ:
tổ chức cho học sinh đi dã ngoại thực tế tại làng nghề truyền thống Bát Tràng,
tổ chức cho học sinh vùng cao điều hành cuộc gặp lãnh đạo, Trƣờng THPT
Thực nghiệm tổ chức cuộc thi “ Môi trƣờng quanh ta”…
Đã có một số bài báo cáo về việc thiết kế và tổ chức HĐTNST ở Việt
Nam đƣợc lƣu lại trong “Kỷ yếu hội thảo hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng
tạo cho học sinh phổ thông” năm 2014 nhƣ: bài báo cáo “Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo - kinh nghiệm quốc tế và vấn đề của Việt Nam” của PGS.TS
Đỗ Ngọc Thống, bài báo cáo “Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng

tạo - cơ sở để phát triển mô hình trường PT gắn với sản xuất, kinh doanh tại
địa phương” của ThS. Nguyễn Tất Thắng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
bài báo cáo “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hoạt động hướng

6


nghiệp cho học sinh trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành” của ThS.
Nguyễn Thị Thu Anh - Hiệu trƣởng trƣờng THCS&THPT Nguyễn Tất
Thành…
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Khái niệm HĐTNST
HĐTNST là hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo
của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học đƣợc trong nhà trƣờng với
thực tiễn đời sống, nhờ đó các kinh nghiệm đƣợc tích lũy thêm và dần chuyển
hóa thành năng lực.
1.2.2. Vai trò của HĐTNST
HĐTNST giữ vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao chất lƣợng
dạy và học ở trƣờng PT, giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, bổ trợ kiến
thức, rèn luyện các kỹ năng, tính tự chủ năng động sáng tạo cho học sinh.
HĐTNST giúp định hƣớng và hình thành những phẩm chất năng lực
chung , năng lực đặc thù cho học sinh nhƣ : năng lực hoạt động và tổ chức
hoạt động, năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống, năng lực tự nhận thức và
tích cực hóa bản thân, năng lực định hƣớng nghề nghiệp, năng lực khám phá
và sáng tạo. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để
vận dụng những kiến thức học đƣợc vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực
thực tiễn cũng nhƣ phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
1.2.3. So sánh HĐTNST với HĐ ngoài giờ lên lớp
HĐ TNST


HĐ NGLL

5 lĩnh vực nội dung:

6 mạch nội dung:

+ Giá trị sống và kĩ năng sống

- Giáo dục truyền thống;

+ Quê hƣơng đất nƣớc và hòa - Ý thức học tập;
Nội dung

bình thế giới

- Tổ quốc, Đảng, Đoàn …;

+ Gia đình và nhà trƣờng

- Tình bạn, tình yêu, gia

7


+ Nghề nghiệp

đình;

+ Khoa học và nghệ thuật


- Hòa bình, hữu nghị, hợp
tác.
- Tình nguyện.

Sử dụng kết Là điều kiện cần để đánh giá Góp phần vào đánh giá
quả đánh giá xếp loại toàn diện học sinh để hạnh kiểm; nâng cao năng
xét lên lớp, chuyển cấp và xét lực giáo dục toàn diện
tuyển cho hoạt động đặc thù …
1.2.4. Quy trình thiết kế HĐTNST
Khi thiết kế các HĐTNST cần tiến hành theo các bƣớc sau :
Bƣớc 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Bƣớc 2: Xác định mục tiêu của hoạt động
Bƣớc 3: Xác định nội dung và phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức
của hoạt động
Bƣớc 4: Lập kế hoạch
Bƣớc 5: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy
Bƣớc 6: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chƣơng trình hoạt động
Bƣớc 7: Lƣu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh
1.3. Cơ sở thực tiễn
Để tìm hiểu về thực trạng việc tổ chức HĐTNST của môn Sinh học tại
các trƣờng phổ thông, chúng tôi tiến hành điều tra và trao đổi với GV, HS ở
các trƣờng PT.
1.3.1. Mục đích điều tra
Chúng tôi điều tra để tìm hiểu về thực trạng việc tổ chức HĐTNST của
môn Sinh học tại 1 số trƣờng phổ thông.
1.3.2. Phương pháp điều tra

8



Phát phiếu điều tra tới GV, HS ở một số trƣờng THPT.
1.3.3. Nội dung điều tra và kết quả điều tra
13.3.1. Nội dung điều tra giáo viên
Chúng tôi tiến hành điều tra GV ở các phƣơng diện sau:
- Nhận thức về vai trò của HĐTNST.
- Tính thƣờng kì trong tổ chức HĐTNST.
- Các đối tƣợng để tiến hành tổ chức HĐTNST ở trƣờng PT.
- Hiệu quả của việc tổ chức HĐTNST.
- Khó khăn khi tiến hành HĐTNST.
Đối tƣợng điều tra: giáo viên ở 1 số trƣờng PT

9


1.3.3.2. Kết quả điều tra giáo viên
 Về nhận thức của giáo viên về HĐTNST: đa số GV phổ thông cho ra ý
kiến HĐTNST là quan trọng và cần thiết chiếm 15/24 phiếu và rất thiết thực
chiếm 19/24 phiếu.
 Về tính chất của HĐTNST ở trƣờng PT: đa số các GV thực hiện
HĐTNST đều cho biết các HĐTNST mang tính chất bắt buộc và phải có GV
hƣớng dẫn chiếm 20/24 phiếu, một số ít tham gia với tinh thần tự nguyện
chiếm 4/24 phiếu. Nếu nhà trƣờng không có kế hoạch thì hầu hết là không tổ
chức HĐTNST.
 Về tính thƣờng xuyên: các GV cho biết việc tổ chức thƣờng xuyên các
HĐTNST là rất khó thực hiện do rất nhiều nguyên nhân khách quan, nên hầu
nhƣ các HĐTNST nếu có tổ chức cũng mang tính chất đặc biệt cho các ngày
phát động nâng cao thành tích dạy và học, chiếm 22/24 phiếu.
 Về các khối lớp: các khối lớp tổ chức HĐTNST là các lớp học chƣơng
trình chuẩn. Bao gồm các khối lớp 10,11 chiếm 19/24 phiếu. Khối lớp 12
chiếm 5/24 phiếu do khối lớp 12 đang trong quá trình ôn luyện chuẩn bị cho

kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi đai học vì vậy việc tổ chức sẽ ít và bị hạn chế.
 Đánh giá của giáo viên về kết quả của HĐTNST: đa số các GV trẻ
đều cho rằng hiệu quả của HĐTNST là rất lớn, nâng cao chất lƣợng dạy và
học, khắc sâu kiến thức cho HS, 21/24 phiếu đồng ý là HĐTNST nâng cao
hiệu quả dạy và học môn Sinh học.
 Về khó khăn: sau khi khảo sát thì khó khăn mà các thầy cố gặp phải là
do nhiều lí do khác nhau nhƣ khó khăn về mặt thời gian, kinh phí, kỹ năng tổ
chức,…Lí do về mặt thời gian, sân bãi chiếm 9/24 phiếu, khó khăn về mặt
kinh phí, khâu thiết kế tổ chức chiếm 15/24 phiếu.
Qua trao đổi và lấy ý kiến khảo sát của GV phổ thông, chúng tôi cũng
thấy rằng: HĐTNST ở trƣờng PT hiện nay chƣa đƣợc quan tâm và chú ý

10


nhiều. HĐTNST chƣa đƣợc nhìn nhận đúng giá trị, các HĐTNST dù đƣợc tổ
chức nhƣng hầu nhƣ ở quy mô cấp lớp, khối. Với nhiều lí do khác nhau, trong
đó có lí do là chƣơng trình chính khóa quá nặng, vì vậy nhà trƣờng cũng nhƣ
giáo viên không có thời gian để tổ chức HĐTNST. Bên cạnh đó, nhiều GV
gặp phải không ít khó khăn trong quá trình thiết kế HĐTNST và phƣơng pháp
tổ chức HĐTNST. Cùng với đó là các khó khăn mà các GV gặp phải nhƣ thời
gian tổ chức, các trang thiết bị, thiếu sự chủ động, tích cực của HS, sự quan
tâm của lãnh đạo nhà trƣờng làm cho các HĐTNST không đƣợc tổ chức
thƣờng xuyên, kết quả không cao.
Nhƣ vậy, để việc tổ chức HĐTNST đƣợc diễn ra thƣờng xuyên, hiệu
quả cần thay đổi nhận thức của lãnh đạo nhà trƣờng, GV về vai trò của
HĐTNST. Đồng thời, các GV phổ thông cần đƣợc trang bị kiến thức, kỹ năng
nhất định trong quá trình thiết kế các HĐTNST và phƣơng pháp tổ chức các
HĐTNST.
13.3.3. Nội dung điều tra học sinh

Chúng tôi điều tra các vấn đề sau đây (Phụ lục 2):
- Hiểu biết của HS về HĐTNST trong môn Sinh học 10 và 12 - CTC.
- Việc sử dụng HĐTNST của thầy cô trong dạy học Sinh học 10 và Sinh
học 12 - CTC.
- Các hình thức HĐTNST mà HS đƣợc tham gia.
- Cảm nhận của HS sau khi tham gia HĐ TNST về: kiến thức, kĩ năng,
thái độ…
1.3.3.4 Kết quả điều tra học sinh
Chúng tôi đã tiến hành thiết kế phiếu điều tra thực trạng (Phụ lục 2) sau
đó gửi đến 100 HS lớp 10 và lớp 12 của trƣờng THPT Hoang Quốc Việt và
THPT Minh Khai.
Qua xử lí số liệu phiếu điều tra chúng tôi có rút ra một số kết luận nhƣ sau:

11


* Việc sử dụng HĐTNST trong dạy học SH 10 và SH 12 - CTC của thầy cô
giáo

22%
Chưa bao giờ

Ít khi
Bài nào cũng áp dụng

78%

Hình 1.1. Sử dụng HĐTNST trong dạy học SH 10 và SH 12- CTC
Nhận xét: Việc các thầy cô giáo sử dụng HĐ TNST trong dạy học SH
10 và SH 12- CTC còn khá hạn chế, có đến 22% HS chƣa bao giờ đƣợc

tham gia vào HĐ TNST, số lƣợng còn lại đƣợc tham gia nhƣng không
thƣờng xuyên. Việc nghiên cứu và sử dụng HĐ TNST vào tất cả các bài dạy
của các thầy cô giáo là chƣa thực hiện đƣợc.
*Các hình thức HĐ TNST mà HS được tham gia

12


20%
41%
Hội thi/ Cuộc thi
Tham quan dã ngoại

18%

Diễn đàn
Hình thức khác

21 %

Hình 1.2.. Các hình thức HĐ TNST
Nhận xét: Qua bảng 1.2, ta thấy: Hình thức HĐ TNST chủ yếu đƣợc sử
dụng trong dạy học SH 10 và SH 12 là Hội thi/ Cuộc thi ( 41%), tiếp đến là
hình thức tham quan dã ngoại (21%) và các hình thức khác cũng đƣợc tổ
chức nhƣ: sân khấu hóa, hoạt động nhân đạo, sinh hoạt văn hóa văn nghệ…

13


CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ HĐTNSTPHẦN SINH HỌC

VI SINH VẬTLỚP 10 VÀ SINH THÁI HỌC LỚP 12 CƠ BẢN

2.1. Khái quát nội dung phần Sinh học vi sinh vật lớp 10 và nội dung
phần Sinh thái học lớp 12 - CTC
* Phần Sinh học vi sinh vật là phần thứ ba của chƣơng trình học lớp 10,
gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng III: Virut và bệnh truyền nhiễm gồm: cấu trúc các loại virut; sự
nhân lên của virut trong tế bào chủ; virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong
thực tiễn; bệnh truyền nhiễm và miễn dịch; ôn tập phần sinh học vi sinh vật.
Trong chƣơng này, HS đƣợc tìm hiểu về virut HIV, các con đƣờng lây
truyền, ba giai đoạn phát triển của bệnh AIDS và biện pháp phòng ngừa. HS
còn đƣợc tìm hiểu về các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và động vật, biết
đƣợc con đƣờng xâm nhiễm, tác hại của chúng. Bên cạnh đó, virut còn có
những ứng dụng trong thực tiễn. Cuối cùng là giới thiệu cho HS vốn hiểu biết
về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch. Trong chƣơng III của phần ba: Sinh học
vi sinh vật này, có nhiều kiến thức ứng dụng và liên quan nhiều đến các vấn
đề trong đời sống và thực tiễn nên có thể thu hút đƣợc sự quan tâm và hứng
thú của HS.
* Phần Sinh thái học lớp 12 - CTC gồm 3 chƣơng:
Chƣơng I : Cá thể và quần thể sinh vật : nghiên cứu về môi trƣờng sống
và các nhân tố sinh thái, quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể
trong quần thể, các đặc trƣngCTC của quần thể sinh vật, biến động số lƣợng
cá thể của quần thể sinh vật.
Chƣơng II: Quần xã sinh vật: nghiên cứu về quần xã sinh vật và một số
đặc trƣngCTC của quần xã, diễn thế sinh thái.
Chƣơng III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trƣờng: nghiên cứu

14



về: hệ sinh thái, trao đổi vật chất trong hệ sinh thái, chu trình sinh địa hóa, và
sinh quyển, dòng năng lƣợng trong hệ sinh thái, và hiệu suất sinh thái.
Trong phần này, HS đƣợc tìm hiểu về Sinh thái học cá thể và Sinh thái
học môi trƣờng với nhiều kiến thức ứng dụng và liên quan đến các vấn đề
đang đƣợc quan tâm trong thực tiễn vì vậy sẽ thu hút đƣợc sự quan tâm và
hứng thú của HS.
2.2. Nội dung và hình thức tổ chức HĐTNST
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác
nhau nhƣ: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tƣơng
tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, cuộc thi hoạt động giao lƣu, hoạt động
nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao
động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham
gia,...), thể dục thể thao, tổc hức các ngày hội,... Mỗi một hình thức hoạt động
trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình
thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục HS đƣợc thực hiện một
cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng nhƣ nhu cầu, nguyện vọng của HS. Trong
quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng
tạo, cả giáo viên lẫn HS đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh
hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hìnhthức tổ chức
hoạt động.
Qua phân tích nội dung phần Sinh học Vi sinh vật Sinh học 10 và Sinh
thái học Sinh học 12, chúng tôi xác định những hình thức có thể tổ chức
HĐTNST trong phần Sinh học Vi sinh vật Sinh học 10 và Sinh thái học Sinh
học 12 (bảng 2.1 và bảng 2.2).
Bảng 2.1. Hình thức tổ chức HĐTNST trong phần
Sinh học Vi sinh vật Sinh học 10

15



Hình thức tổ chức

Tên chủ đề
1. Bạn nghĩ gì về HIV/AIDS.

Hội thi, cuộc thi

2. Nhà Sinh học thông thái.
3. Bác sĩ nhí.
1. AIDS căn bệnh thế kỉ.

Sân khấu hóa (kịch,
thơ,…)

2. Bạn biết gì về Virut - Bệnh truyền nhiễm.
3. Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.
4. HIV/AIDS vấn nạn của xã hội.
1.Giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội

Diễn đàn

2. Bạn biết gì về các bệnh truyền nhiễm.
1. Chia sẻ tình yêu thƣơng
2. Cảm thông - chia sẻ - yêu thƣơng.

Hoạt động nhân đạo

3. Gắn kết yêu thƣơng.


Bảng 2.2. Nội dung và hình thức tổ chức HĐTNST
trong phần Sinh thái học Sinh học 12
Hình thức tổ chức

Tên chủ đề
1. Em ngƣời chiến sĩ rừng xanh

Tham quan
dã ngoại

2. Môi trƣờng quanh ta.
3. Tìm hiểu về rừng và các vƣờn quốc gia.
1. Hiểu biết sinh thái.

Hội thi, cuộc thi

2. Sáng tạo sản phẩm tái chế.
3. Thời trang tái chế.

16


1. Giáo dục bảo vệ môi trƣờng.
Diễn đàn

2. Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm
nhẹ rủi ro thiên tai.
1.Rừng xanh kêu cứu.
2. Rừng ơi đừng sợ.


Sân khấu hóa

3. Tiếng gọi của rừng xanh.
4. Bảo tồn hệ sinh thái.
1. Chiến dịch giờ trái đất,
2. Chiến dịch làm sạch môi trƣờng xung quanh
trƣờng học.
3. Chiến dịch ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chiến dịch

4. Chiến dịch bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ rừng ngập
mặn.
1. Vệ sinh vƣờn trƣờng, sân trƣờng, lớp học, môi
trƣờng xung quanh nhà trƣờng.
Lao động công ích

2. Vệ sinh đƣờng làng, ngõ xóm.
3. Trồng và chăm sóc cây xanh nơi công cộng

2.3. Một số kế hoạch tổ chức HĐTNST
2.3.1. Kế hoạch tổ chức HĐTNST chương III - phần ba: Sinh học vi sinh
vật
Chủ đề : “Bạn nghĩ gì về HIV/AIDS”
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Đẩy mạnh có hiệu quả phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt - tạo hưng
phấn trong học tập môn Sinh học” cho học sinh.
- Củng cố kiến thức phần virut và bệnh truyền nhiễm Sinh học 10 –CTC.


17


- Cung cấp các kiến thức liên quan đến chủ đề HIV/AIDS qua các hình
ảnh sinh động.
- Vận dụng đƣợc kiến thức để xử lí các tình huống bất ngờ xảy ra trong
cuộc sống.
- Hiểu đƣợc các con đƣờng lây nhiễm của HIV, từ đó có biện pháp
phòng tránh.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện một số kỹ năng:
+ Khả năng tƣ duy logic, phân tích, khái quát hóa.
+ Kỹ năng xử lí tình huống.
+ Khả năng tƣ duy nhanh nhạy.
+ Hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- HS nhận thức và cƣ xử đúng đắn đối với những ngƣời bị nhiễm virut
HIV.
- Tuyên truyền cho những ngƣời xung quanh về tác hại, các con đƣờng
lây nhiễm và cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.
- Giáo dục nhân cách, các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.
- Góp phần giáo dục thái độ cho học sinh không xa lánh, phân biệt đối
xử với những ngƣời mang HIV/AIDS.
4. Các năng lực hƣớng tới của chủ đề
STT

Tên năng lực

1


Hợp tác: tham gia các phần thi đồng đội...

2

Giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ

3

Giải quyết vấn đề: xử lí tình huống nhanh chóng trên cơ sở khoa học

- Thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm củng cố kiến thức
phần virut và bệnh truyền nhiễm Sinh học 10, tạo hứng thú cho học sinh và

18


×