Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN ẢNH HƯỞNG của VIỆC sử DỤNG INTERNET đến HOẠT ĐỘNG học tập của học SINH TRƯỜNG TRUNG cấp KINH tế kỹ THUẬT ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.8 KB, 16 trang )

BM03-TMSKKN

Tên SKKN: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG INTERNET ĐẾN
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ KỸ THUẬT ĐỒNG NAI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa
học công nghệ, có nhiều dịch vụ công nghệ truyền thông ra đời, nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của con người. Một trong những dịch vụ hàng đầu hiện nay là
các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là sự xuất hiện của Internet.
Internet đã có ở Việt Nam và tạo nên nhiều thay đổi lớn trong đời sống kinh
tế, chính trị, xã hội, ...của đất nước. Theo thống kê của Trung tâm Quản lý Mạng
Việt Nam, tháng 12 năm 2003 mới có 3.8% dân số Việt Nam sử dụng Internet. Đến
tháng 6 năm 2016 tăng lên 54%, tương đương 52 triệu người dùng Internet1.
Riêng đối với lớp trẻ, đặc biệt là học sinh, việc sử dụng Internet càng trở nên
phổ biến. Bên cạnh những tiện ích, những tác động tích cực không thể phủ nhận,
việc truy cập Internet còn có những tác động tiêu cực đến học tập, nhận thức và
hành vi của nhiều thanh thiếu niên, trở thành mối lo của các bậc phụ huynh, đặt ra
nhiều vấn đề đối với nhà trường và các nhà quản lí giáo dục.
Đối với học sinh Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai hầu hết các
em đều biết đến Internet, tuy nhiên có một bộ phận không ít các em các em sử
dụng vào mục đích giải trí như: chat, tán gẫu, chơi game, nghe nhạc, …còn sử
dụng Internet để phục vụ cho việc học tập thì chiếm tỷ lệ chưa cao.
Việc học sinh say mê với thế giới ảo, dành nhiều thời gian cho việc giải trí
thậm chí nghiện các game trên mạng đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thời
gian và kết quả học tập của các em. Vì vậy, việc sử dụng Internet như thế nào để
đưa lại những hiệu quả thiết thực cho học tập của học sinh đang là vấn đề cấp thiết
nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ
thuật Đồng Nai.
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật tất yếu phải kéo theo nó những vấn đề xã
hội nhiều mặt và Internet càng không nằm ngoài qui luật đó. Gần đây, dư luận xã
1



Theo số liệu thống kê báo BNEWS.VN ngày 2 tháng 6 năm 2016

1


hội cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã có rất nhiều phản ảnh về vấn
đề bức xúc này. Nhưng những nghiên cứu khoa học, nhất là trong Xã hội học thì
đây vẫn đang là vấn đề mới mẻ, cần được nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện
hơn.
Từ những lí do trên khiến tác giả lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của việc sử
dụng Internet đến hoạt động học tập của học sinh trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ
thuật Đồng Nai” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Đề tài tập trung tìm
hiểu thực trạng sử dụng Internet của học sinh trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật
Đồng Nai, nhằm chỉ ra những ảnh hưởng (tích cực và tiêu cực) đến việc học tập
của các em, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh trường Trung
cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai có định hướng tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn
trong việc sử dụng Internet.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số quy định của Pháp luật
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của chính phủ về
việc “quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internets và thông tin trên mạng”.
Nghị định 72/2013/NĐ-CP được ban hành đã góp phần khắc phục những tồn
tại, bất cập trong công tác quản lý về Internet, bổ sung quy định quản lý một số vấn
đề nóng trong sự phát triển của Internet và thông tin trên mạng gần đây, tiếp tục tạo
điều kiện thúc đẩy phát triển Internet tại Việt Nam. Nghị định bắt đầu có hiệu lực
từ ngày 1/9/2013.
Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Bộ Thông
tin và Truyền thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

Thông tư 24/2015/TT-BTTTT được cấu trúc thành 05 chương và 30 điều về
nguyên tắc quản lý và sử dụng tài nguyên Internet: tài nguyên Internet được quy
hoạch thống nhất để bảo đảm cho hoạt động Internet của Việt Nam an toàn, tin cậy
và hiệu quả; tài nguyên Internet liên quan tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia;
các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội được ưu tiên bảo vệ
và không được xâm phạm; việc quản lý, sử dụng tài nguyên Internet phải bảo đảm
2


đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng quy định và không xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; tăng cường hợp tác quốc tế, nghiêm chỉnh
thực hiện và tôn trọng điều ước, pháp luật quốc tế trong lĩnh vực quản lý, sử dụng
tài nguyên Internet; tài nguyên Internet chỉ được đưa vào hoạt động hoặc được tiếp
tục duy trì hoạt động sau khi cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên Internet
đã thực hiện việc nộp phí và lệ phí theo qui định.
1.2. Một số khái niệm liên quan
1.2.1. Ảnh hưởng
Cách hiểu thứ nhất, ảnh hưởng là sự tác động của vật nọ đến vật kia, của
người này đến người khác: Ảnh hưởng của những chủ trương sai lầm; ngoài ra ảnh
hưởng còn được hiểu như là uy tín và thế lực: Đế quốc đã mất hết ảnh hưởng ở các
nước mới được giải phóng.
1.2.2. Internet
Thuật ngữ “Internet” lần đầu tiên ra đời ở Mỹ vào năm 1983. Internet
(International Net Work) là mạng của các mạng, được tạo ra bằng việc kết nối các
máy tính, các mạng máy tính với nhau trong một mạng chung rộng lớn mang tính
toàn cầu và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. Tiền thân của Internet là
Arpanet- mạng máy tính của cơ quan nghiên cứu cao cấp Bộ quốc phòng Mỹ quyết
định xây dựng năm 1969. Internet lan rộng khắp các nước vào thập kỉ 90 và lần
đầu tiên được truy cập ở Việt Nam vào năm 1997.
1.2.3. Truyền thông

Theo xã hội học về truyền thông đại chúng của tác giả Trần Hữu Quang,
xuất bản tháng 5 năm 1997 định nghĩa như sau: Truyền thông (communication,
cũng có tác giả dịch là “giao tiếp") là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ tổ
chức nào mang tính xã hội. Trong xã hội loài người, truyền thông là điều kiện tiên
quyết để có thể hình thành nên một “xã hội” hoặc “cộng đồng”. Có thể nói một
cách ngắn gọn rằng: Truyền thông là một quá trình truyền đạt thông tin.
Khi nói đến truyền thông, người ta thường hình dung ba loại đó là: Truyền
thông liên cá nhân (truyền thông giữa người này với người khác), truyền thông tập
thể (trong nội bộ một công ty, một hiệp hội, lớp học,...) và truyền thông đại chúng.
3


1.2.4. Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng là một quá trình truyền đạt thông tin thông qua các
phương tiện truyền thông như báo chí, phát thanh, truyền hình,...
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thuận lợi
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ
bạn bè, đồng nghiệp. Sự hợp tác nhiệt tình của các bạn học sinh Trường Trung cấp
Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai để tác giả có thể hoàn thành tốt đề tài của mình.
Mặt khác, đề tài được thực hiện ngay tại trường mà tác giả đang công tác
nên tiết kiệm được thời gian cũng như kinh phí trong quá trình thực hiện thực hiện.
2.2. Khó khăn
Đề tài về Internet ở giai đoạn hiện nay không còn mang tính mới mẻ, nhưng
xét về góc độ xã hội học thì chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu, điều này cũng gây
không ít khó khăn cho tác giả trong quá trình tổng quan, tham khảo tài liệu.
Bên cạnh đó, do khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh) còn hạn chế, thời gian
không nhiều nên tác giả chưa tham khảo được các nguồn tài liệu nghiên cứu từ
nước ngoài và các nghiên cứu khác.
3. Số liệu thống kê

3.1. Ảnh hưởng tích cực của việc sử dụng Internet đến hoạt động học
tập của học sinh trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai
Internet là nguồn thông tin khổng lồ, rất phong phú và đa dạng hầu hết mọi
lĩnh vực cho nên nó đáp ứng gần như đầy đủ mọi nhu cầu của con người về thông
tin, tài liệu cho học tập và nghiên cứu. Vì thế nó đem lại cho mọi người đặc biệt là
học sinh những tiện ích, thuận lợi trong học tập và học sinh trường Trung cấp Kinh
tế - Kỹ thuật Đồng Nai cũng không nằm ngoài quy luật đó. Những tác động tích
cực mà Internet mang lại cho họ được thể hiện như sau:

4


Biểu đồ 4.10: Những tác dụng tích cực đối với học tập
Theo số liệu khảo sát của 100 học sinh của trường, khi được hỏi tác dụng
của Internet đối với học tập của bản thân, kết quả cụ thể như sau: nguồn thông tin
phục vụ cho học tập, cho nên công việc học tập được thuận tiện, dễ dàng hơn rất
nhiều, đó cùng là lựa chọn của 28%. Hiểu biết thêm nhiều kiến thức bổ ích, thú vị
được cập nhật hàng ngày là lựa chọn của 55% số người kế tiếp, 3% thì cho rằng
nhờ có Internet tìm kiếm thông tin phục vụ học tập mà họ có thể tiếp thu bài giảng
trên lớp của thầy cô nhanh hơn, còn 14% cho rằng kết quả học tập tốt hơn, học tập
đỡ vất vả hơn là lựa chọn của 9% còn lại.
Không chỉ đem lại những thuận lợi, tiện ích trong học tập mà còn mang lại
những điều bổ ích cho cuộc sống nếu như biết sử dụng nó hợp lý. Cũng trong đề tài
này, tác giả đã tổng hợp được những ảnh hưởng tích cực của Internet đối với cuộc
sống của học sinh như sau:

5


Biểu đồ 4.11: Ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống

Có đến 44% trong tổng số người được hỏi cho biết Internet giúp họ tăng vốn
hiểu biết của bản thân, thật vậy chỉ cần nhấp chuột mọi thông tin mà người sử dụng
cần đều hiện ra trước mắt, có thể nắm bắt được mọi tình hình đang diễn ra trên thế
giới, có thể biết đến những nước xa xôi mà bạn chưa bao giờ đặt chân tới. Nhờ có
Internet vốn hiểu biết của con người được mở rộng, không bị giới hạn bởi không
gian và thời gian. Mặt khác, Internet còn giúp kết thêm nhiều bạn bè, quan hệ bạn
bè được mở rộng, đó cũng là lựa chọn của 6% tiếp theo, 38% cho biết Internet giúp
họ có những giây phút thư giãn, giảm stress, giảm bớt những căng thẳng mệt mỏi
sau những giờ học vất vả. 15% thì cho rằng Internet giúp họ rèn luyện khả năng tư
duy và trì thông minh, 1% còn lại là giúp kiếm thêm thu nhập.
Có thể nói hơn bao giờ hết, Internet đã và đang đem đến cho học sinh những
tiện ích, những công dụng, những tính năng vượt ngoài sự mong đợi. Giúp cho
cuộc sống các em ngày càng tốt đẹp hơn, công việc học tập cũng mang lai kết quả
tốt hơn.
3.2. Ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng Internet đến hoạt động học
tập của học sinh trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai
Bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận thì Internet cũng đang bộc
lộ những mặt hạn chế, đang có những ảnh hưởng xấu đến học tập cũng như cuộc
sống nói chung của hầu hết học sinh.
Trong xã hội nói chung, chưa bao giờ những tác động xấu của Internet đến
6


giới trẻ trong đó có phần lớn học sinh lại đáng báo động như hiện nay. Vậy, tình
trạng này ở Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai như thế nào? Qua khảo
sát 100 học sinh, tác giả thu được kết quả như sau:
Trước hết, đó là ảnh hưởng của Internet đối với hoạt động học tập.

Biểu đồ 4.12: Ảnh hưởng tiêu cực đối với học tập
Có 11% học sinh được hỏi cho biết, việc sử dụng Internet làm cho họ không

tập trung nghe giảng trên lớp, có 33% là bỏ bê không học bài, không làm bài tập và
giảm hứng thú học tập là 29%, cúp tiết, vắng học là 32%. Hiện nay, trường đã
được kết nối Wifi, có rất nhiều học sinh có thể kết nối mạng, truy cập ngay trong
giờ học, chính việc truy cập này làm cho các em không tập trung nghe giảng, chính
ví không nghe giảng nên các em sẽ không nắm được bài mới, ảnh hưởng đến kết
quả học tập. Không những thế việc truy cập Internet nhiều còn khiến các em giảm
hứng thú học tập vì vô số các trò chơi trên mạng hấp dẫn hơn rất nhiều so với các
nội dung bài học. Mặt khác, việc truy cập Internet với mức độ thường xuyên, thời
lượng lớn trong khi đó mục đích của các em là giải trí thì sẽ khiến cho các em dễ
bỏ bê học tập, không hoàn thành những bài tập được giao. Có những trường hợp
nghiện game quá mức còn dẫn đến việc vi phạm giờ giấc lên lớp, tệ hơn là bỏ học
để đi chơi. Từ đó gây ra nhiều hệ lụy không chỉ học tập mà còn nhiều vấn đề khác
nữa. Không chỉ ảnh hưởng đến học tập mà việc sử dụng Internet không đúng mục
đích, tràn lan còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của cuộc sống.

7


Biểu đồ 4.13: Ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc sống
Ảnh hưởng đầu tiên dễ nhận thấy khi truy cập Internet để giải trí của học
sinh đó là tốn nhiều thời gian chiếm 23%, kế tiếp là dễ nghiện các trò chơi trên
mạng 33%, ảnh hưởng đến sức khỏe 11%, 36% cho rằng ảnh hưởng đến hành vi,
nhận thức, tốn kém tiền bạc là lựa chọn của 14% còn lại. Dễ dàng nhận ra một
điều, nếu quá say sưa với những trò giải trí, các em sẽ mất rất nhiều thời gian và
thời gian này thì lại rất cần thiết cho việc tự học. Internet đang phát triển hơn bao
giờ hết, và nội dung hình thức của nó cũng thay đổi từng ngày, nhất là các loại trò
chơi, vì vậy nếu sử dụng Internet để giải trí quá nhiều các em có thể bị nghiện, và
một khi đã nghiện những trò này, hậu quả sẽ rất khó lường, sẽ gây ra những hành
vi, nhận thức lệch lạc, ảnh hưởng đến sức khỏe và tiêu tốn tiền bạc vào nó.
Tóm lại, Internet sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới học tập và cuộc

sống là còn tùy thuộc vào mục đích và phương pháp sử dụng nó như thế nào. Nếu
các em sử dụng với mục đích tốt phục vụ cho học tập và giải trí lành mạnh ở mức
độ vừa phải thì hiệu quả, tác dụng mà nó mang lại là rất lớn, nó sẽ bổ trợ rất nhiều
cho học tập của các em. Ngược lại sử dụng không đúng mục đích, thái quá thì hậu
quả cũng sẽ rất khó lường.
Các thông tin mà tác giả đề tài đã thu thập được đã phần nào chứng minh
cho giả thuyết việc sử dụng Internet có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hoạt
động và học tập của học sinh cũng như đến cuộc sống của họ. Trong đó ảnh hưởng
trực tiếp, rõ rệt nhất là ảnh hưởng đến thời gian tự học và hứng thú của học sinh.
Đây cũng là điều dễ hiểu bởi bất cứ một phương tiện truyền thông nào cũng có tính
hai mặt của nó, và Internet cung không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên, với
những tiện ích tuyệt vời mà Internet đã đưa lại chúng ta cần phải có những biện
8


pháp để hạn chế những mặt tiêu cực, đồng thời phát huy những mặt tích cực vốn có
của nó.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài :
Một là, cần có những chương trình giáo dục ngay từ ban đầu để giúp học
sinh định hướng được việc sử dụng Internet thế nào cho có hiệu quả. Cần hướng
dẫn cách sử dụng cũng như chỉ ra được mặt lợi và mặt hại mà việc sử dụng Internet
mang lại cho học sinh. Điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà
trường, hai môi trường quan trọng đối với học sinh. Cần để học sinh có cách hiểu
tích cực, hiểu đúng về những lợi ích từ các trang mạng xã hội cũng như những hạn
chế, tích cực của nó đối với cư dân mạng nói chung và học sinh nói riêng. Hướng
dẫn cho học sinh ý thức được việc đưa các nội dung thông tin cá nhân của bản thân
lên mạng xã hội dễ bị các thế lực thù địch, kẻ xấu lợi dụng, tác động về chính trị,
tư tưởng, gây hoang mang dao động, mất phương hướng... làm phát sinh các
nguyên nhân và điều kiện gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội v.v..

Hai là, thầy cô giáo cần có những hướng dẫn cụ thể cho học sinh trong việc
tìm kiếm tài liệu, tìm kiếm thông tin cho các môn học. Chẳng hạn như: khuyến
khích các em thường xuyên tìm kiếm thông tin cho môn học trên Internet, gợi ý
cho các em truy cập những trang web thật sự bổ ích, hiệu quả. Mặt khác, ngoài
giáo dục kiến thức cho học sinh thì việc giáo dục về đạo đức, giáo dục kỹ năng
sống và định hướng thế giới quan cho học sinh cũng vô cùng quan trọng. Vậy nên
tôi sử dụng mạng xã hội để giao lưu với học trò; định hướng cho các em việc sử
dụng mạng xã hội trong học tập và rèn luyện; kiểm soát những thông tin mà các
em đăng tải từ đó có định hướng nhắc nhở khi các em có hành động chưa đúng
đắn, ... Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin học tập, tài liệu
tham khảo, các bài tập cơ bản và nâng cao. Ví dụ, trên trang Violet.vn, học sinh có
thể tự tìm thêm tài liệu học tập, từ tổng hợp kiến thức, lý thuyết bài học, tới bài tập
vận dụng đơn giản tới nâng cao, hoặc các đề kiểm tra và thi thử.
Ba là, gia đình cần quan tâm con em mình hơn nữa để giúp các em không bị
sa đà vào các trò chơi vô bổ trên mạng. Cần giáo dục, hướng dẫn con em mình
lướt web an toàn, hiệu quả từ ban đầu. Đối với phụ huynh cũng nên tâm sự với
con cái thường xuyên, đưa ra định hướng đúng về thông tin trên mạng để các em
9


biết cách lựa chọn thông tin đúng, tránh xa những thông tin tiêu cực. Luôn luôn
nhắc nhở con mình về 4 nguyên tắc an toàn khi truy cập internet, đó là: không
cho biết thông tin cá nhân, không gặp gỡ người lạ, không dùng chung password,
có sự quy định về thời gian sử dụng Internet. Khéo léo thảo luận, nhắc nhở con để
xây dựng các quy ước trước khi sử dụng, cho con biết những nguy hiểm có thể
mắc phải để con nâng cao cảnh giác.Để con tiếp xúc với máy tính có giới hạn,
kiểm soát thời gian và các hoạt động của con trên máy một cách chặt chẽ, định
hướng ho trẻ mục đích sử dụng máy tính đúng mục đích học tập và giải trí lành
mạnh. Thích hợp nhất là nên hướng trẻ vào niềm say mê một môn học nào đó cần
sử dụng máy tính, để trẻ sử dụng nó vào mục đích học tập của mình. Khuyến

khích con sử dụng internet an toàn, tích cực. Nói chuyện cởi mở với trẻ về những
thách thức của mạng, những tình huống khó khăn có thể phát sinh. Nêu ra vài
cách giải quyết và đảm bảo rằng bạn sẽ luôn bên cạnh khi con bạn cần. Giúp con
cân bằng cuộc sống thật và cuộc sống trên Internet bằng cách tham gia vào các
hoạt động xã hội. Từ đó con sẽ có nhận thức rõ ràng về bản thân và xây dựng các
mối quan hệ lành mạnh với người khác trong xã hội, rèn luyện được tính tự lập,
có những cảm xúc, trải nghiệm thú vị từ những va chạm thực tế.
Bốn là, bản thân các em cần chủ động hơn trong việc tiếp cận các nguồn
thông tin hiện nay, nhất là Internet. Cần trang bị cho mình vốn tin học, ngoại ngữ
nhất định để không bỡ ngỡ khi tiếp cận với nguồn thông tin khổng lồ này. bên cạnh
những tiện ích internet mang lại thì mặt trái của nó không hề nhỏ. Bản chất internet
là môi trường mở cho phép người sử dụng được tự do cung cấp, tìm kiếm và sử
dụng thông tin, tính truyền tải nhanh, diện tham chiếu rộng, thông tin gần như tức
thì, dễ tạo hiệu ứng xã hội theo chiều rộng nên rất khó quản lý và kiểm soát. Tính
ưu trội của mạng xã hội còn tạo ra khả năng giao lưu, chia sẻ, kết nối cộng đồng rất
thuận lợi. Đây là tính năng đặc biệt hấp dẫn đối với giới trẻ của internet. Cho nên,
internet được ví như con dao 2 lưỡi chứa nhiều hiểm họa khó lường đối với người
sử dụng không đúng mục đích. Thực tế, bên cạnh các thông tin bổ ích, có giá trị
đối với xã hội thì còn vô số thông tin, hình ảnh có nội dung xấu độc, trái với truyền
thống văn hóa dân tộc cũng được tán phát lên cájc trang thông tin điện tử
(website), blog, mạng xã hội, trên phần phản hồi (comment) của các báo điện tử…
Vì vậy, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng internet và lập nhiều
trang facebook để truyền bá những thông tin xấu độc, đăng tải những status trên
trang facebook cá nhân với ngôn ngữ, luận điệu đầy tính kích động, phản động,
10


xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của công
cuộc đổi mới, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta trên
mọi lĩnh vực. Để chủ động ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu độc trên internet và

mạng xã hội, đòi mỗi cá nhân rõ tính hai mặt của internet và mạng xã hội; nhận
diện các thủ đoạn, nội dung thông tin xấu độc, tính chất nguy hại của nó đối với cá
nhân và xã hội. Qua đó trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng lọc,
tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời “miễn dịch” với những thông
tin xấu độc làm nhiễu loạn môi trường xã hội. Do vậy cần tự giác và tích cực hơn
trong khi truy cập để hạn chế những tác hại nguy hiểm từ Internet, đồng thời phát
huy những mặt tích cực mà nó mang lại. Đây chính là giải pháp tốt nhất để việc sử
dụng Internet đem lại hiệu quả tốt nhất cho học tập cũng như cuộc sống.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài tác giả nhận thấy Tiện ích từ Internet
giúp các em được học tập, được khám phá, được thử nghiệm, được sáng tạo, được
tiếp cận những nền văn minh của thế giới, được vui chơi, giải trí với nhiều loại
hình phong phú, đa dạng và có thêm nhiều sự lựa chọn bởi khoa học công nghệ, để
làm phong phú thêm kiến thức của mình… Tuy nhiên ảnh hưởng tiêu cực và hạn
chế của internet cũng không phải là ít, thực tế cho thấy những hạn chế của Internet
đối với học tập của học sinh, sinh viên hiện nay là việc thích dựa dẫm vào những
kết quả có sẵn trên mạng mà đánh mất đi thói quen tư duy, đào sâu suy nghĩ trước
một vấn đề đặt ra, bện cạnh đó việc sẽ bị bối rối trong biển thông tin khổng lồ trên
Internet mà không xác định được thông tin mình cần hoặc không biết các thông tin
đó có độ tin cậy đến đâu…
Trong xu thế toàn cầu hóa và thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, có vô vàn
các phương tiện hiện đại cho giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng học tập, trao
đổi, tìm kiếm thông tin như: báo, đài, ti vi, internet, điện thoại,... nhưng trong các
loại phương tiện đó Internet vẫn là phương tiện hữu ích, chiếm vai trò quan trọng
không thể thiếu bởi các đặc tính nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng và phong phú
của mình. Kết quả khảo sát sau nghiên cứu đề tài đối với 100 học sinh trường
Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai cho thấy: Từ những tiện ích mà Internet
mang lại đó mà 100% học sinh khi được hỏi đều trả lời là có biết đến và sử dụng
Internet. Nó là phương tiện chủ yếu, là nguồn mà học sinh thường sử dụng để cập
nhật kiến thức. Internet là phương tiện được các em học sinh sử dụng thường

11


xuyên để cập nhật kiến thức với 72%, tiếp đến là ti vi 16%, các loại sách 16%, báo
in, tạp chí 8 % và cuối cùng là đài phát thanh, radio với 2%. Như vậy, đối với các
em học sinh thì Interntet chính là nguồn mà họ thường xuyên sử dụng để cập nhật
kiến thức, điều này cũng rất dễ hiểu bởi sự tiện lợi, nhanh gọn, dễ kết nối và phong
phú của Internet. Hầu như các em đều có thể tìm thấy mọi thứ trên Internet kể cả
phục vụ cho học tập chỉ cần nhấp chuột là mọi thứ đều hiện ra trước mắt. Mặt
khác, hình thức trình bày trên các trang web của Internet đẹp mắt, mới lạ phong
phú nên nó rất thu hút các em. Bên cạnh Internet thì ti vi cũng là phương tiện được
khá nhiều em quan tâm và sử dụng. Trong khi đó thì các loại sách, báo in, tạp chí
và đài phát thanh cũng là những nguồn cung cấp khá nhiều tài liệu, kiến thức thì rất
ít được các em quan tâm. Qua đó ta cũng thấy được vai trò ngày càng chiếm ưu thế
của Internet trong việc cung cấp thông tin, kiến thức cho học sinh.
Đối với học sinh, Internet không chỉ là nguồn cung cấp tài liệu, thông tin cho
học tập, mà còn là nơi tìm kiếm cơ hội (việc làm, thu nhập...), là phương tiện để
liên lạc, trò chuyện gắn kết bạn bè, cung cấp thông tin thời sự hàng ngày, là nơi
giải trí để giảm căng thẳng sau những giờ học tập mệt mỏi.
Có 64% cho rằng công dụng của Internet là phục vụ cho việc giải trí, 71%
cho là để phục vụ học tập, nghiên cứu, và để liên lạc trò chuyện, 57% thì cho rằng
để cung cấp thông tin thời sự hàng ngày và 56% còn lại thì cho rằng nó là phương
tiện để tìm kiếm cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập. Như vậy, Internet không chỉ
đáp ứng nhu cầu cho học tập mà còn đáp ứng các nhu cầu khác cho cuộc sống của
học sinh (giải trí, giao lưu, tìm kiếm thu nhập...). Tóm lại, Internet tác động đến
gần như mọi mặt cuộc sống của các em.
Chính vì vậy khi hỏi về vai trò, sự cần thiết của Internet, phần lớn các em
tham gia trả lời đều cho rằng Internet là phương tiện có vai trò rất quan trọng trong
học tập cũng như trong đời sống của bản thân.
Trong số 100 học sinh được hỏi thì có 11% cho rằng Internet có vai trò rất

quan trọng đối với bản thân, rất ít học sinh 1% trả lời Internet không quan trọng
với bản thân. 57% học sinh cho rằng vai trò của Internet đối với bản thân là mức
bình thường.
Những con số này cho thấy Internet đang là phương tiện tác động rất lớn đến
học tập và cuộc sống của học sinh. Ngày càng trở thành phương tiện được sử dụng
12


nhiều nhất, đóng vai trò quan trọng trong đời sống giới trẻ nói chung, học sinh nói
riêng. Điều này cũng phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra
hiện nay.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Từ những kết quả thu được của đề tài, tác giả đưa ra một số kiến nghị để hạn
chế những mặt tiêu cực, cũng như phát huy những mặt tích cực của Internet đối với
học tập của học sinh; giúp cho việc sử dụng Internet của các em đem lại hiệu quả
tốt nhất. Để Internet trở thành phương tiện đem lại nhiều lợi ích, và không thể thiếu
đối với bản thân mỗi học sinh.
Trước hết đối với học sinh, chính các em cần chủ động hơn trong việc tiếp
cận mọi nơi, mọi lúc nguồn tri thức về công nghệ thông tin từ sách vở, thầy cô, bạn
bè, tự học,... Các em phải có ý thức tự giác, tích cực trong việc sử dụng Internet là
công cụ bổ trợ cho học tập được kết quả tốt hơn. Chính ý thức của chính bản thân
các em là phương pháp tốt nhất để việc sử dụng Internet có hiệu quả, có chất
lượng.
Đối với gia đình: Các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn để quan
tâm đến việc khai thác Internet của con em mình, để cùng học cách sử dụng máy vi
tính và truy cập mạng. Điều này giúp hạn chế bớt tác dụng không tốt và làm tăng
tác dụng tích cực của Internet đối với thanh thiếu niên, hướng dẫn và tạo cho các
em có cơ hội được làm quen với Internet và biết cách sử dụng nó ngay từ ban đầu.
Nhà trường: Cần tạo nhiều sân chơi lành mạnh và phong phú như mở các
lớp ngoại khóa, hội thảo, các chương trình,... tạo nên những sân chơi bổ ích cho

học sinh, nhằm thu hút sự chú ý của các em và giảm bớt tình trạng học sinh không
có sân chơi cho mình nên tiêu tốn thời gian vào các trò chơi vô bổ ở trên mạng
làm ảnh hưởng đến học tập, sức khỏe và trí tuệ.
Hiện nay nhà trường đã kết nối Wifi, ở thư viện đã có cả máy tính nối mạng
rất thuận tiện cho việc sử dụng Internet của học sinh. Tuy nhiên, công tác giáo dục
của nhà trường cần giúp các em nhận thức đúng đắn về Internet để tránh sự lạm
dụng và sử dụng công nghệ sai mục đích, gây ảnh hưởng đến học tập và sức khỏe,
đời sống.

13


Đoàn thanh niên, thầy cô giáo cần hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh
vừa bước vào môi trường học tập mới, thấy được những mặt lợi mặt hại của
Internet, cung cấp cho học sinh những trang web học tập, những địa chỉ tìm kiếm
thông tin tài liệu đáng tin cậy, bổ ích để tránh trường hợp học sinh bị bối rối trong
ma trận thông tin, tài liệu không hiệu quả, cũng như việc truy cập vào các trang
web không lành mạnh.
Trong tất cả những điều kiến nghị trên, quan trọng nhất vẫn là tác động vào
nhận thức của học sinh về Internet và việc sử dụng nó sao cho có hiệu quả - vừa
thoải mái, thú vị, bổ ích, vừa không ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động khác.
Trên đây là một vài ý kiến mang tính chất kiến nghị của bản thân, nhằm giúp
việc sử dụng Internet của học sinh Trường Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật
Đồng Nai đem lại hiệu quả tốt nhất cho học tập cũng như cuộc sống. Để Internet
thực sự trở thành người bạn hữu ích và là phương tiện không thể thiếu đối với cuộc
sống các em.

14



VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Khánh Hòa, Nguyễn An Ni, Nguyễn Quý
Thanh, “Mối quan hệ của việc sử dụng Internet và hoạt động học tập của
sinh
viên”,

số
Q.CL.05.01,
tháng
10,
2008,

2. Lê Thanh Bình, “Truyền thông đại chúng và quản lý văn hóa đô thị” (Đề
xuất cho trường hợp Tp.Hồ Chí Minh). Tạp chí XHH số 1, 2008
3. Bùi Tá Trương Duyên, “Tác động của Blog đến đời sống thanh niên hiện
nay”– Luận văn tốt nghiệp xã hội học, Khoa Xã hội học, Trường đại học
Dân Lập Văn Hiến, 2007, Tp.HCM.
4. Phạm Huy Đức (Chủ biên), “Hoạt động giải trí ở đô thị Việt Nam hiện nay:
những vấn đề lý luận và thực tiễn” (Viện Văn Hoá 2004)
5. Lộc Minh, “Tìm hiểu ảnh hưởng của Internet đối với học sinh, sinh viên Việt
Nam hiện nay”, Viện văn hóa-Thông tin, tháng 11, 2008, Trang mục Đất
nước dân tộc tôi.<.
6. Võ Minh Tuấn, “Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay”
(Tạp chí triết học, 2006)
7. Nguyễn Thị Tuyết, “Tìm hiểu nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên Đại
Học Bình Dương” - Luận văn tốt nghiệp xã hội học, Khoa Xã hội học,
Trường đại học Bình Dương, 2009.
8. Phạm Hồng Trung, “Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa
học xã hội và nhân văn Hà Nội, 2008,

9. “Việc sử dụng Internet ở Việt Nam hiện nay” ( Viện văn hóa Hà Nội, sưu
tầm các chuyên đề)
10. “Mạng Internet: Thực trạng và xu hướng” ( Theo VNE - Commerce Times,
2004. Nhịp sống số. tuoitre.vn

15


11. “Internet và những tác động làm thay đổi tại Việt Nam”, 2008. http://
w.w.w.quantrimang.com.vn
12. “Thực trạng sử dụng Internet ở thanh thiếu niên Việt Nam”,
2004.

NGƯỜI THỰC HIỆN

Phan Văn Tiến

16



×