Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

skkn GIẢI PHÁP xây DỰNG và PHÁT TRIỂN môi TRƢỜNG XANH SẠCH đẹp tại TRƢỜNG THPT LONG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 44 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trƣờng THPT Long Thành
-------------------------Mã số: .................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔI TRƢỜNG
XANH - SẠCH - ĐẸP TẠI TRƢỜNG THPT LONG THÀNH

Người thực hiện: PHÙNG THỊ THANH TÂM
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục ..................................
- Phương pháp dạy học: ......................... 
- Lĩnh vực khác: ..................................... 
Có đính kèm:
 Mô hình

 Phần mền

 Phim ảnh

Năm học 2016-2017

 Hiện vật khác


SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
________________________

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Phùng Thị Thanh Tâm


2. Ngày tháng năm sinh: 06/03/1974
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Số nhà 4 tổ 22 khu Văn Hải – Thị trấn Long Thành, huyện Long
Thành, Tỉnh Đồng Nai.
5. Điện thoại: 01633922236 (NR): 0613844281 ( CQ)
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Phó hiệu trưởng phụ trách tổ chủ nhiệm, cơ sở vật chất
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Long Thành
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sỹ
- Năm nhận bằng: 2016
- Chuyên ngành đào tạo: Quản lý giáo dục
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lí và giảng dạy
- Số năm có kinh nghiệm: 19 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
“Giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường tại trường THPT
Long Thành”


MỤC LỤC
-----------------------I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................. 5

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................ 6
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 6

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................................... 7
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ........................................... 9
Giải pháp 1: Tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo
viên, học sinh về tầm quan trọng của công tác xây dựng môi trường nhà trường
xanh – sạch – đẹp ..................................................................................................
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch hành động và công tác xây dựng nhà trường

xanh – sạch – đẹp ............................................................................................... 10
Giải pháp 3: Lập kế hoạch hoạt động trong việc xây dựng môi trường

xanh – sạch – đẹp ............................................................................................... 10
Giải pháp 4: Xây dựng nhà trường xanh – sạch – đẹp gắn với phong trào “Môi

trường thân thiện- học sinh tích cực.................................................................... 11
Giải pháp 5: Tăng cường vai trò của Đoàn thanh niên trong việc xây dựng môi

trường xanh – sạch – đẹp .................................................................................... 16
Giải pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá về công tác xây dựng môi
trường xanh – sạch – đẹp ................................................................................... 17
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 18
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ ...................................... 19
V.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 21

VI. PHỤ LỤC ..................................................................................... .............22

Trang i



DANH MỤC CH

VIẾT T T

-----------------------Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

QL

Quản lí

CB

Cán bộ

CBQL

Cán bộ quản lí

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐN

Đồng Nai

GD


Giáo dục

GV

Giáo viên

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

GVBM

Giáo viên bộ môn

HT

Hiệu trưởng

HS

Học sinh

MT

Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường


NV

Nhân viên

XSĐ

Xanh – sạch – đẹp

XSĐ – AT :

Xanh – sạch – đẹp – an toàn

Trang ii


TÊN ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG
XANH - SẠCH - ĐẸP TẠI TRƯỜNG THPT LONG THÀNH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong giai đoạn đất nước ta đang trải qua thời kỳ công nghiệp, hoá hiện đại
hoá hiện nay, Bên cạnh những lợi ích phát triển kinh tế thì ô nhiễm môi trường
cũng là một hệ lụy tồn tại song song mà chúng ta đang phải gánh chịu. Đặc biệt
là huyện Long Thành với 6 khu công nghiệp thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong
và ngoài nước chọn Long Thành để xây dựng công ty, doanh nghiệp. Điều này
mang lại nguồn thu lớn cho địa phương nhưng cũng làm cho môi trường sống
của mình thay đổi theo hướng tiêu cực và ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển
bền vững. Chính vì lẽ đó môi trường đang ngày càng được chú trọng và ngày
càng đuợc mọi tầng lớp xã hội quan tâm hơn. Hàng năm các cơ quan ban ngành
tổ chức nhiều cuộc thi bài viết kêu gọi mọi người hãy chung tay bảo vệ môi
trường như bảo vệ lá phổi của chính bạn: hành trình xanh, thành phố không khói

thuốc, bãi biển không rác thải...Trong giáo dục, tất cả các cấp học từ mầm non
đến THPT, công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đều đã được đưa vào
chương trình giảng dạy. Đối với bậc trung học phổ thông, giáo dục môi trường
được lồng ghép và tích hợp vào nhiều môn học như sinh học, kỹ thuật nông
nghiệp, giáo dục công dân, các hoạt động ngoại khóa...
Mặt khác, môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành
và phát triển nhân cách của học sinh thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng
trong cuộc sống học tập, sinh hoạt hàng ngày của các em. Trong mỗi chúng ta,
ai không mong muốn được sống, học tập, vui chơi trong một môi trường thật sự
xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trường học xanh, sạch, đẹp tạo ra môi trường học tập,
sinh hoạt và vui chơi, thú vị, hấp dẫn đối với các em học sinh, làm cho các em
càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè, làm cho các em ham thích đến
trường, làm cho các em thấy được: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Trường học xanh - sạch - đẹp còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục
học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi
trường gia đình cộng đồng nơi các em đang sống, đồng thời góp phần hình thành
nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học
đường.
Trường THPT Long Thành vừa được xây mới toàn bộ trên một khu đất
diện tích hơn 23.000m2 tọa lạc tại thị trấn Long Thành, huyện Long Thành.
Với cơ sở vật chất khang trang, khuôn viên rộng rãi, sân trường được lót gạch
sạch sẽ, cảnh quan rất đẹp tạo điều kiện tốt cho các thế hệ học sinh học tập và
sinh hoạt. Tuy nhiên, để gìn giữ và bảo quản môi trường học đường luôn xanh,
sạch, đẹp đòi hòi sự chung tay góp sức của tất cả hội đồng sư phạm nhà trường
và các em học sinh.
1


Với cương vị là một cán bộ quản lí trường học, tôi đã nhận thức được môi
trường cảnh quan sư phạm không chỉ ảnh hưỏng tới quá trình dạy và học mà nó

còn ảnh hưởng tới năng suất lao động của các bộ phận khác trong nhà trường.
Được làm việc trong một môi trường không khí trong lành mát mẻ, nhiều cây
xanh...sẽ tạo hứng thú làm việc và làm việc hăng say hơn. Do vậy việc xây
dựng môi trường cảnh quan bên ngoài xanh, sạch, đẹp rất quan trọng với nhà
trường. Từ những thực tiễn như vậy chính là lý do tôi quyết định chọn đề tài:
Giải pháp xây dựng và phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp tại trường
THPT Long thành” để viết sáng kiến kinh nghiệm.
II. C

SỞ

U N V T ỰC TIỄN

2.1. Cơ sở lý luận
Trong luận văn thạc sĩ quản lí giáo dục của tác giả Phạm Huy Hưng với đề
tài “Xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường học vùng khó khăn Bắc
Kạn” trang 11 có trích dẫn: “Nghiên cứu về môi trường dạy học phải kể đền
công trình của JEAN Marc Dénommé và Madelêin Roy về phương pháp sư
phạm tương tác. Trong đó mô hình quen thuộc: Người dạy - Người học - Tri
thức được chuyên thành Người dạy - Người học - Môi trường. Tác giả coi yếu tố
môi trường là yếu tố tham gia trực tiếp đến quá trình dạy học chứ không đơn
thuần chỉ là nơi diễn ra các hoạt động dạy học. Đặc biệt, tác giả đi sâu vào các
yếu tố môi trường của việc học, các yếu tố môi trường của việc dạy. Trên cơ sở
đó tác giả đã nhấn mạnh đến một quy luật quan trọng: Môi trường ảnh hưởng
đến người dạy, người học và người dạy phải thích nghi với môi trường. Ảnh
hưởng và thích nghi đó chính là hệ quả của phương pháp sư phạm tương tác
liên quan đến môi trường. Học sinh được sống và học tập trong một môi trường
thuận lợi, bầu không khí trong sạch, lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ thực sự có tác
động rất lớn đến quá trình học tập và hình thành nhân cách của các em, giúp cho
các em có nhận thức đúng đắn về ý thức bảo vệ môi trường xanh –sạch – đẹp

trong nhà trường cũng như ở gia đình và địa phương.
Trong công tác quản lí cơ sở vật chất của hiệu trưởng các trường THPT,
xây dựng và phát triển môi trường xanh – sạch – đẹp là một nội dung quan trọng
và cần thiết trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, xây dựng trường
học thân thiện – học sinh tích cực.
Khái niệm môi trường từ trước đến nay được các nhà khoa học nêu ra rất
nhiều hướng tiếp cận, trong đó theo Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của
Việt Nam: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.".
Môi trường giáo dục còn là toàn bộ cơ sở vật chất, tinh thần mà trong đó
con người được giáo dục đang sống, lao động và học tập được sử dụng nhằm tác
động đến sự hình thành nhân cách của họ phù hợp với mục đích giáo dục đã
định.
2


Trong trường học nói chung, các tiêu chuẩn môi trường cảnh quan sinh thái
về cơ bản có thể gồm các nội dung sau đây: Tiêu chuẩn xanh gồm có tỉ lệ diện
tích tán lá cây xanh che phủ rộng, có thảm cỏ, cây cảnh ... Tiêu chuẩn sạch gồm
có hệ thống nhà vệ sinh, thùng đổ rác, không có cỏ dại, đường đi trong khuôn
viên được xây hoặc lát sạch, thoát nước tốt; không có quán xá xung quanh
trường; phòng học trong trường được quét dọn thường xuyên ... Tiêu chuẩn đẹp
gồm có hệ thống cây xanh, thảm cỏ và các vật trang trí có phối cảnh hợp lí, hệ
thống nhà được xây dựng đúng tiêu chuẩn, trang trí hài hoà, có bảng chỉ dẫn...
Ngoài ra, cần được đảm bảo an toàn trước các chất cháy, chất nổ, an toàn thân
thể học sinh trong học tập và vui chơi.
( Trích dẫn PGS. TS Phạm Hồng Quang – Môi trường giáo dục, NXB Giáo
Dục, 2006, trang 7,8,10,17,177 ).
Trong nội dung của chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm

2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học
sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013, tiêu chí : “Xây
dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn” đã được mô tả chi tiết và được lượng
hóa thành điểm số theo công văn số 1741/ BGDĐT – GDTrH ngày 5/3/2009
V/v hướng dẫn kết quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”, đây chính là cơ sở nhà trường căn cứ vào đó để phấn đấu xây
dựng môi trường xanh -sạch – đẹp của nhà trường đạt hiệu quả cao.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua công tác bảo vệ môi trường được tất cả các cấp, bộ
ngành đặc biệt coi trọng. Bộ chính trị đã ban hành chỉ thị số 36-CT/TW ngày
25/06/1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ thị đã nêu rõ: “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống
còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với
cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình
và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới”. Quan điểm đó tiếp tục được Đảng ta
khẳng định trong các văn kiện Đại hội Đảng IX, X và tại Đại hội lần thứ XI,
Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân”. Ngày 31/03/2012 thủ tướng chính
phủ ban hành Quyết định số 366/QĐ-TTg về việc triển khai thực hiện có hiệu
quả công tác nước sạch, vệ sinh môi trường tại các trường học. Bộ giáo dục đã
chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên cả nước tổ chức triển khai các hoạt động về môi
trường trong nhà trường bằng các văn bản: chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT
ngày 31/01/2005 về tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường, để giáo dục toàn
diện cho học sinh, chỉ thị khẳng định: “ Nhiệm vụ trọng tâm công tác giáo dục
BVMT của ngành GD&ĐT từ nay đến năm 2010 là triển khai thực hiện Đề án “
Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”, chỉ thị số
40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong các trường phổ
thông giai đoạn 2008-2013 trong đó tiêu chí 1. “Xây dựng trường, lớp xanh,
sạch, đẹp, an toàn” là một trong những nội dung cốt lõi mà nhà trường phải thực

hiện tốt.
3


Bên cạnh đó, hàng năm nhà trường nhận được nhiều văn bản của sở giáo
dục và đào tạo về tổ chức hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi
trường như công văn Số: 2485/ SGDĐT- CTHSSV ngày 24 tháng 10 năm 2014;
công văn Số: 1064/ SGDĐT- CTHSSV ngày 21 tháng 4 năm 2017.
Trong quá trình tìm hiểu, thu thập tài liệu về chủ đề xây dựng môi trường
học đường xanh-sạch-đẹp, tôi nhận thấy rằng đây là một vấn đề đã được rất
nhiều đồng nghiệp quan tâm và thực hiện ở đơn vị như trường tiểu học Hương
Vinh – Thừa Thiên Huế’; Trường THCS Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh
Nam Định…Ngoài ra các Sở GD&ĐT cũng ban hành nhiều văn bản liên quan
đến chủ đề này. Trong đó tôi thật sự tâm đắc việc xây dựng 13 tiêu chí xây
dựng trường học XSĐ của Sở GD&ĐT Sóc Trăng www.baomoi.com/soc-trang13-tieu-chi-danh...truong-xanh-sach-dep/c/18197579.epi , đây chính là căn cứ
để tôi xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp theo đúng thực tế của nhà trường.
2.3.Thực trạng của công tác xây dựng môi trường xanh - sạch – đẹp của
nhà trường
Sau hơn một năm xây dựng mới, cuối tháng 3/2016, Trường TH T Long
Thành đã tiếp nhận một cơ sở khang trang với 40 phòng học, 8 phòng bộ môn
được trang bị các thiết bị đạt chuẩn, khu hiệu bộ kiên cố đầy đủ các phòng chức
năng, thư viện nhà trường có diện tích hơn 300m2 với hơn 10.000 đầu sách và 1
phòng máy tính 24 máy nối mạng, 1 phòng truyền thống, 1 hội trường hơn 300
chỗ, 1 nhà thi đấu đa năng, 1 sân bóng đá mini. Nhà trường đủ điều kiện để trở
thành trường chất lượng cao trong khu vực Long Thành - Nhơn Trạch.
Hàng năm nhà trường đều lập kế hoạch hoạt động về bảo vệ cảnh quan, giữ
gìn vệ sinh trường lớp. Công tác vệ sinh lớp học được đánh giá như một tiêu chí
thi đua của lớp. Đoàn thanh niên tổ chức cho học sinh lao động theo kế hoạch.
Tuy nhiên, Do đất trống của nhà trường còn nhiều cỏ mọc nhiều nên phần nào
mất đi vẻ thẩm mỹ của nhà trường. Ngoài ra bên ngoài hàng rào của trường có

hành lang đường rất rộng khiến cho học sinh phải thường xuyên lao động dọn cỏ
nhưng thực sự vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho học sinh về bảo vệ môi
trường, giữ gìn vẻ đẹp mỹ quan của nhà trường còn nhiều hạn chế.
Thực hiện kế hoạch của nhà trường mới chủ yếu vào vấn đề vệ sinh trường
sở, chưa thực sự hiệu qủa trong công tác xây dựng cảnh quan sạch đẹp.
 Tiêu chí xanh:
Thực tế trường đã có màu xanh, nhưng hệ thống cây xanh của nhà trường
được giữ lại từ thời trường cũ nên cây cối chưa được phong phú về thể loại và
không có giá trị cao, các cây cổ thụ đã bị chặt để nhường diện tích đất xây dựng
khu phòng học, phòng chức năng, một số cây sau khi trồng mới một thời gian đã
chết, khu đất trống rất rộng nên cỏ mọc hoang mất rất nhiều công sức để dọn
dẹp.
4


Sân trường thiếu các cây to chưa được phủ bóng mát, nên các hoạt động
dưới sân trường còn nhiều hạn chế.
 Tiêu chí sạch
Do nhà trường mới được xây dựng nên hệ thống thoát nước, hầm nước thải
được xây dựng theo thiết kế đầy đủ. Nhà vệ sinh dành cho GV,HS được bố trí
hợp lý ở tất cả các tầng luôn sạch sẽ phục vụ tốt cho nhu cầu của GV, HS.
Vệ sinh khu hành chính, hội trường, dãy phòng chức năng, phòng học, sân
trường luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, vẫn còn một số em còn xả rác trong lớp và ở các
sân chơi thể thao
Có căn-tin sạch sẽ, ngăn nắp, luôn đảm bảo an toàn thực phẩm, giá cả hợp
lý, tất cả những điều này giúp cho học sinh cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi đến
trường.
 Tiêu chí đẹp
Nhìn chung nhà trường được thiết kế đẹp, hài hòa giữa thẩm mỹ và công

năng sử dụng mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi bước chân vào nhà
trường.
Trang trí lớp học đẹp, có ảnh Bác, các khẩu hiệu, biểu bảng được bố trí hợp
lý. Tuy nhiên các biểu bảng mang tính chất tuyên truyền vẫn còn chưa đầy đủ.
4 . Nguyên nhân
- Công tác tuyên truyền xây dựng trường lớp XSĐ chưa thường xuyên,
thiếu tài liệu tuyên truyền.
- Ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường, giữ gìn vệ sinh chung của một số
bộ phận HS còn hạn chế, vẫn còn tình trạng để rác lại trong phòng học sau giờ
học.
- Hiệu quả của các phong trào chưa cao, công tác đánh giá kiểm tra chưa
được trú trọng.
- Chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể về cảnh quan, chưa có nhiều cây
xanh cổ thụ trong khuôn viên nhà trường.
- Do 2 năm đi học nhờ nên GV, học sinh quen với việc không phải lao
động. Dẫn đến một số em không tích cực tham gia lao động.
- Kinh phí nhà trường chi cho việc mua cây xanh, thuê nhân công trồng, tỉa
cây cảnh, hoa rất hạn chế.
Với thực trạng của nhà trường, công tác xây dựng môi trường xanh - sạch
- đẹp trường THPT Long Thành trong năm học 2016-2017 hướng đến mục tiêu:
Giáo dục học sinh ý thức thường xuyên và luôn quan tâm đến với mọi khía
cạnh của môi trường và liên quan đến môi trường giúp cho HS nắm vững các tri
thức về MT để từ đó hình thành tình cảm, thái độ và hành vi đúng đắn đối vói
MT.
5


Phát triển cho học sinh kỹ năng bảo vệ môi trường, bảo quản, giữ gìn cơ sở
vật chất, trang thiết bị của nhà trường.
Tăng cường trồng thêm nhiều cây xanh có bóng mát cũng như bồn hoa cây

cảnh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Là một phó hiệu trưởng phụ trách công tác chủ nhiệm, Đoàn thể và cơ sở
vật chất, qua quá trình nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài, tìm hiểu việc
xây dựng môi trường xanh – sạch –đẹp của các trường bạn, tôi rất tâm đắc một
số giải pháp các trường đã áp dụng và tôi đã cải tiến cho phù hợp với tình hình
thực tế của nhà trường hiện tôi đang công tác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Giải pháp 1: Tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo
viên, học sinh về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển môi
trường xanh – sạch –đẹp
1. Mục đích của giải pháp
Nhằm giúp cho cán bộ giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh hiểu được tầm
quan trọng về xây dựng và phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp, nhận thức
đúng đắn về công tác tổ chức hoạt động lao động hàng tháng, đột xuất. Khi có
nhận thức đúng đắn không những họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao mà còn
có nhiều sáng kiến đóng góp cho công tác này của nhà trường.
2.Cách thức thực hiện
- Tuyên truyền các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước
về phát triển GD, về Luật môi trường và Điều lệ nhà trường, thông báo kế
hoạch, nhiệm vụ năm học của Bộ, của Sở GD-ĐT và của trường để mọi thành
viên trong nhà trường thực hiện.
- Tuyên truyền, giải thích cho cán bộ giáo viên, CMHS, học sinh hiểu rằng:
tổ chức hoạt động lao động, vệ sinh trường lớp cho học sinh không chỉ là công
việc của riêng ai mà là công việc chung của tất cả các lực lượng GD. Thông qua
các cuộc họp hội đồng, hội nghị CMHS, các buổi nói chuyện dưới cờ, sinh hoạt
chủ nhiệm …hàng tuần.
- Tuyên truyền, giải thích cho cán bộ giáo viên, CMHS, học sinh hiểu rõ
công tác xây dựng và phát triển môi trường xanh - sạch – đẹp là một nội dung
quan trọng trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, kiểm định chất
lượng của nhà trường mà trong thời gian tới nhà trường phải thực hiện.

- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu và tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho HS khối
10,11 trong đó có luật môi trường. ( hình hụ lục 1)
- Ngoài việc tuyên truyền tổ chủ nhiệm đưa nội dung hướng dẫn lớp lao
động là 1 tiêu chí chấm điểm thi đua GVCN, đồng thời chỉ đạo ĐTN thường
xuyên kiểm tra vệ sinh lớp học và chấm điểm thi đua của lớp. ( hụ lục 4)
- Tuyên truyền cho học sinh luôn có ý thức và hành động tự giác giữ gìn
môi trường xanh - sạch - đẹp ngay từ khi bước chân đến trường, như: không bẻ
cây, hái hoa, không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định…
6


Giải pháp 2: Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng môi trường XSĐ
1.Mục đích của giải pháp
- Thành lập ban chỉ đạo của nhà trường giúp cho công tác chỉ đạo hoạt động
xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp đạt hiệu quả cao.
- Xây dựng cơ sở pháp lý để ban chỉ đạo điều hành hoạt động một cách hợp
lý nhằm tạo cơ sở để thực hiện công tác kiểm tra đánh giá một cách khách quan,
chính xác có tác dụng tích cực đối với phong trào thi đua.
2. Cách chức thực hiện
- Hiệu trưởng thành lập ban chỉ đạo hàng năm, giao cho phó hiệu trưởng
phụ trách cơ sở vật chất làm phó ban thường trực phân công nhiệm vụ, quyền
hạn của từng thành viên trong ban. Trong ban chỉ đạo có sự tham gia của Ban
giám hiệu, Đại diện công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhân
viên y tế, tạp vụ, GVCN là thành viên. ( hụ lục 3)
- Xây dựng chương trình hành động của Ban chỉ đạo, phân công trách
nhiệm cho từng cá nhân, tổ chức. Trong đó đồng chí hó hiệu trưởng là phó ban
thường trực chịu trách nhiệm và lãnh đạo các đoàn thể, GVCN phụ trách và chịu
trách nhiệm về từng nội dung; tổ chức Công đoàn động viên, nhắc nhở các đoàn
viên thực hiện công tác một cách có hiệu quả; Đoàn thanh niên phối hợp cùng
GVCN, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ lao

động của các em học sinh.
- GVCN là những người trực tiếp điều hành, hướng dẫn học sinh lao động
đây là một trong rất nhiều hoạt động của nhà trường mà GVCN phải đảm nhận.
Giải pháp 3: ập kế hoạch hoạt động trong việc xây dựng môi trường xanh
– sạch – đẹp
1.Mục đích của giải pháp
Việc xây dựng kế hoạch để triển khai công tác được thực hiện hằng năm
giúp xác định các hoạt động cụ thể; tiến trình hoạt động; tạo sự phối hợp linh
hoạt các công việc để tránh sự quá tải đối với hoạt động lao động trong nhà
trường; đảm bảo tính hợp lý cho từng giai đoạn và tính khả thi của từng hoạt
động.
2.Cách thức thực hiện
Nhà trường lập kế hoạch hoạt động năm 2016-2017 với các hoạt động cụ
thể căn cứ vào thực trạng, nhu cầu thực tế của nhà trường. Trong kế hoạch được
thể hiện rõ: Nội dung công việc; Kết quả/ Mục tiêu cần đạt; Người/ Đơn vị thực
hiện; Điều kiện thực hiện (kinh phí, phương tiện, thời gian); Cách thức thực
hiện; Những khó khăn/ Rủi ro có thể xảy ra; Biện pháp khắc phục. ( hụ lục 6)
Trước khi lập kế hoạch, nhà trường đã khảo sát, xác định những thuận lợi,
khó khăn, những vấn đề cấp thiết và lâu dài phải giải quyết, từ đó đề ra các hoạt
động cần thực hiện, tiếp theo lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức đoàn thể,
GVCN để xây dựng được một kế hoạch đầy đủ nội dung có tính khả thi cao.
7


Đối với từng hoạt động cụ thể nhà trường lập kế hoạch phân công công
việc và người phụ trách để đảm bảo công việc đạt được hiệu quả cao nhất. Vào
đầu năm học, Ban chỉ đạo lập kế hoạch tổ chức cho HS lao động dọn vệ sinh
trường lớp; tuần đầu hàng tháng tổ chức tổng vệ sinh toàn trường ; Trong các
dịp lễ lớn, Ban chỉ đạo tổ chức các buổi lao động đột xuất (phụ lục 5). Bên cạnh
đó, hàng tuần trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, họp giao ban GVCNL công tác

giữ gìn vệ sinh trường sở thường xuyên được nhắc nhở.
Giải pháp 4: Xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp dựa theo hướng
dẫn đánh giá và thang điểm của nội dung 1 “Xây dựng trường lớp xanh,
sạch, đẹp, an toàn” văn bản 1741/BGDĐT-GDTr ngày 05/3/2009 về việc
ướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, S tích cực”.
1. Mục đích của giải pháp
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” là một
phong trào được thực hiện thường niên và liên tục. Trong đó nội dung 1 “Xây
dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn” thực sự là một nội dung rất quan
trọng đối với đội ngũ CBQL, GV và HS trường THPT Long Thành, đặc biệt với
cơ sở vật chất khang trang như hiện nay. Thực hiện tốt nội dung này sẽ giúp nhà
trường giữ gìn tốt cơ sở vật chất, khuôn viên nhà trường luôn sạch sẽ, lớp học
thoáng mát, môi trường học đường thân thiện - an toàn.
2. Cách thức thực hiện
Ban chỉ đạo căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và dựa trên hướng
dẫn đánh giá để ra các nội dung thực hiện
2.1. Xây dựng lớp học “sạch - đẹp - thân thiện”
Các yêu cầu và tiêu chí cần đạt của tiêu chuẩn “Xây dựng lớp học sạch đẹp,
thân thiện” mà nhà trường đã chỉ đạo thực hiện là:

- Vệ sinh trong và ngoài lớp học sạch luôn sạch sẽ, bỏ rác đúng nơi quy

định; yêu cầu học sinh tuyệt đối không vứt rác bừa bãi trong khuôn viên nhà
trường mỗi lớp phải đăng ký và tham gia chăm sóc, dọn vệ sinh một khu vực
trong khuôn viên nhà trường sạch đẹp.

- Trang trí lớp học đẹp: Lớp học phải có khăn bàn và bình hoa ở bàn GV,

ảnh Bác Hồ; khẩu hiệu, nội quy lớp học, trên tường phải sạch sẽ, không có các

vết bẩn; bàn học luôn sắp xếp gọn gàng, không viết và vẽ lên bàn.

- Lớp học thân thiện: Các thành viên trong lớp đoàn kết, hợp tác trong học

tập; tuyệt đối không đánh nhau trong và ngoài lớp; không vi phạm luật ATGT;
giao tiếp ứng xử có văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh học đường...

- Xây dựng an toàn trường học: Thực hiện tốt công tác phòng gian bảo
mật, có lực lượng bảo vệ; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
8


- Sử dụng và bảo vệ tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt
động giảng dạy và học tập các bộ môn cũng như các hoạt động văn hóa.
- hát động phong trào thi đua trường học thân thiện, học sinh tích cực
đến từng cá nhân CB, GV, NV, HS nhà trường.
Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tập thể đoàn kết; tác phong
làm việc khoa học.
2.2. Xây dựng khuôn viên trường “xanh - sạch - đẹp - an toàn”
Để nâng cao nhận thức, trác nhiệm về BVMT cho GV và HS, đặc biệt là
nhằm thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích
cực”, nhà trường rất quan tâm xây dựng cảnh quan, môi trường sư phạm “xanh
sạch - đẹp”. So sánh với hướng dẫn đánh giá nội dung 1, nhà trường đã thỏa
được một số quy định về xây dựng khuôn viên nhà trường và đã tổ chức thực
hiện các hoạt động:

-

Về xây dựng CSVC: Trong quy hoạch xây dựng phòng học, phòng làm
việc của nhà trường đảm bảo được cự ly cách xa đường giao thông để tránh ồn

ào ô nhiễm khỏi bụi xe, tàu. Khuôn viên trường có tường rào kiên cố để một mặt
bảo vệ không gian đã được quy hoạch, bảo vệ trật tự. Mặt khác, để giữ gìn MT
trường học khỏi bị xâm hại bởi các tác nhân bên ngoài.

- Xây dựng khuôn viên trường, phòng làm việc, phòng học ngăn nắp, sạch

đẹp; trang trí các hình ảnh, các câu danh ngôn…giáo dục đạo đức, giáo dục
truyền thống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Tiếp tục tổ chức trồng cây, xây dựng bồn hoa trong khuôn viên trường.,

đẩy mạnh việc trồng t h ê m cây xanh theo quy định vừa có bóng mát vừa
đẹp và hài hòa về không gian; bổ sung một số cây cảnh, chậu hoa thông qua
công tác xã hội hóa, kêu gọi sự đóng góp của các mạnh thường quân, phụ huynh
học sinh và của các cựu học sinh trong nhà trường. Để ghi ơn và cũng là một
hình thức tuyên truyền nhà trường đã làm những bảng thông tin gắn vào các cây
giới thiệu tên cây và người tặng. Hình thức này sẽ giúp nhà trường dễ dàng hơn
trong việc huy động ngày càng nhiều người ủng hộ cây xanh, cây cảnh cho nhà
trường. ( Hình 2 – hụ lục 1).

- Khu vực vệ sinh của nhà trường đảm bảo các yêu cầu về diện tích, có hệ

thống nước máy phục vụ cho nhu cầu của toàn trường. Có khu vệ sinh riêng cho
cán bộ, GV và khu vệ sinh cho HS dành riêng cho nam và riêng cho nữ. Hàng
ngày nhân viên tạp vụ dọn vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là sau các giờ ra chơi .

- Tổ chức lao động giữ gìn vệ sinh trường, lớp: Nhà trường tổ chức cho HS

lao động tổng vệ sinh trường lớp hàng tháng. Giáo dục cho HS các thói quen giữ
gìn vệ sinh như không khạc nhổ bừa bãi, không vẽ viết bậy lên tường, lên bàn

học, không vứt rác bừa bãi. Nhà trường đã đưa tiêu chí giữ gìn vệ sinh của khối
các lớp vào tiêu chí thi đua hàng tuần và giao trách nhiệm cho Đoàn Thanh niên
theo dõi, đánh giá hoạt động này định kỳ hàng tuần, hàng tháng.
9


- Vấn đề quản lý rác thải: Trong sân trường nhà trường bố trí nhiều thùng

rác di động ở các vị trí hợp lý. Nhà trường hợp đồng với công ty môi trường đô
thị để xử lý rác thải trong nhà trường, giúp cho nhà trường luôn sạch, đẹp.
2.3 . Rèn luyện các kỹ năng sống thân thiện với môi trường cho HS
Để hình thành cho HS các kỹ năng sống liên quan đến BVMT, trong 3 năm
học tại trường TH T Long Thành các em học sinh đã được nhà trường tổ chức
rất nhiều các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội TH T phải tổ chức các
hoạt động ngoại khóa, các hoạt động xã hội, thông qua đó tạo điều kiện cho HS
thực hành các kỹ năng BVMT. Tập cho các em thói quen đổ rác đúng nơi quy
định; không vứt bừa bãi giấy gói, bao bì thức ăn, chai lọ, vỏ đồ hộp trong phòng
học... Trong các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần nhà trường luôn nói chuyện
với học sinh về ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, ý thức tiết kiệm nước, ý thức
tự giác, định hướng cho các em giảm thiểu dùng bao bì nilon, tránh mua hàng
hóa có bao bì quá nhiều, chọn mua sản phẩm không độc hại với môi trường,
hàng hóa có bao bì dễ tiêu hủy trong tự nhiên hoặc có thể dùng lại nhiều lần...
2.4. Tăng cường hoạt động công tác y tế trường học
1. Mục đích của giải pháp
Trong nhà trường công tác y tế góp phần rất quan trọng trong công tác xây
dựng môi trường xanh – sạch – đẹp. Với sự hoạt động hiệu quả của y tế nhà
trường sẽ hỗ trợ tốt cho công tác này.
2. Cách thức thực hiện giải pháp

- Bố trí nhân viên y tế là một thành viên trong BCĐ xây dựng môi trường


xanh-sạch-đẹp phụ trách về sức khỏe học sinh, vệ sinh học đường và có trách
nhiệm kiểm tra vệ sinh của các nhà vệ sinh thường xuyên.

- Căn cứ theo thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT Quy định

về công tác y tế trường học, trong chương 2 về nội dung của công tác y tế trường
học, nhà trường đã thực hiện xây dựng bảng so sánh giữa quy định của thông tư
với tình hình thực tế của nhà trường để qua đó xác định xem nhà trường đã đạt
những nội dung nào, cách thức thực hiện những nội dung đó nhiệm vụ cụ thể
những việc cần thực hiện trong năm học.

10


BẢNG SO SÁN CÁC QUY ĐIN VỀ CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC
VỚI TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA N
TRƯỜNG
Quy đinh

So sách thực tế nhà trường; Cách
thức thực hiện
Phòng học: 52m2 - đáp ứng yêu cầu
thiết kế quy định

1. hòng học, Bàn – ghế

Đạt chuẩn theo hướng dẫn tại Thông
tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐTBKHCN-BYT ngày 16 tháng 6 năm
2011

2. Bảng phòng học đối với cấp học
Bảng chống lóa; có màu xanh lá cây
phổ thông
chiều dài 3,2m rộng 1,5m – Đạt chuẩn
a) Các phòng học phải trang bị bảng
chống lóa; có màu xanh lá cây hoặc
màu đen (nếu viết bằng phấn trắng),
màu trắng (nếu viết bằng bút dạ);
b) Chiều rộng của bảng từ 1,2m 1,5m, chiều dài bảng từ 2,0m - 3,2m;
3.Chiếu sáng

Ánh sáng tự nhiên đủ để các em học
vào các ngày sáng trời; Phòng học có
12 bóng đèn tuýp đáp ứng tốt cho việc
dạy và học

4. Bảo đảm nước uống, nước sinh
Nhà trường có hệ thống nước máy
hoạt
thủy cục – Đạt tiêu chuẩn
a) Trường học cung cấp đủ nước
Mỗi tuần nhà trường cung cấp cho
uống cho học sinh, tối thiểu 0,5 lít về mỗi lớp 1 bình nước uống 20 lít. Nước
mùa hè, 0,3 lít về mùa đông cho một uống cho HS đạt tiêu chuẩn có giấy
học sinh trong một buổi học.
chứng nhận ATTP
5. Công trình vệ sinh

Nhà trường mới được xây dựng nên
Trường trung học phổ thông; lớp tất cả các nhà vệ sinh đều đạt chuẩn, có

trung học phổ thông yêu cầu thiết kế lavabo rửa tay với nước sạch.
áp dụng theo quy định tại mục 5.6 của
Nhà trường trang bị xà phòng cho
Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN GV, HS sử dụng
8794:2011) ban hành kèm theo Quyết
định số 2585/QĐ-BKHCN
11


6. Thu gom và xử lý chất thải

Trường đạt yêu cầu đối với hệ thống
a) Trường học phải có hệ thống cống rãnh
cống rãnh thoát nước mưa, nước thải
sinh hoạt, không để nước ứ đọng xung
quanh trường lớp; có hệ thống thoát
nước riêng cho khu vực phòng thí
nghiệm, cơ sở thực hành, phòng y tế,
nhà bếp, khu vệ sinh, khu nuôi động
vật thí nghiệm;
Nhà trường hợp đồng với cơ sở thu
b) Các trường học hợp đồng với các
cơ sở đủ điều kiện thu gom, xử lý chất gom rác thải hàng ngày.
thải, rác thải sinh hoạt.
7. Bảo đảm các điều kiện về an toàn
thực phẩm
1. Trường học có bếp ăn nội trú, bán
Nhà trường có căn tin phục vụ nhu
trú
cầu ăn uống của học sinh. Để đảm bảo

a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật an toàn thực phẩm cho HS BLĐ nhà
chất về an toàn vệ sinh thực phẩm theo trường chỉ đạo:
khoản 1, khoản 2, khoản 3, mục VI và
yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo
Hàng ngày NV y tế lưu mẫu thực
quản, chế biến thực phẩm theo khoản 5
của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phẩm đầy đủ;
(QCVN 07:2010/BYT) …
b) Bếp ăn, nhà ăn (khu vực ăn
Hàng tháng tổ chức kiểm tra ATTT
uống), căng tin trong trường học bảo căn tin; yêu cầu căn tin lưu giữ đầy đủ
đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư các giấy tờ liên quan đến xuất xứ các
số 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 mặt hàng phẩm bán trong căng tin.
năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy
định về điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ
ăn uống, kinh doanh thức ăn đường
phố;
Luôn thường xuyên nhắc nhở với
c) Đối với người làm việc tại nhà ăn,
bếp ăn trong trường học phải bảo đảm người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong
các yêu cầu về sức khỏe theo quy định trường học phải đi khám sức khỏe định
tại Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày kỳ 6 tháng 1 lần.
12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ Y tế quy định về điều kiện chung
bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
12



8. Bảo đảm các điều kiện về phòng
y tế, nhân viên y tế trường học
1. hòng y tế trường học
a) Trường học phải có phòng y tế
riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận
tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và
chăm sóc sức khỏe học sinh;
b) hòng y tế của các trường trung
học phổ thông được trang bị theo quy
định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT
ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Y tế .
c) Có sổ khám bệnh theo mẫu
A1/YTCS quy định tại Thông tư
27/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ; sổ theo
dõi sức khỏe học sinh theo mẫu số 01
và sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức
khỏe học sinh theo mẫu số 02 quy định
tại hụ lục số 01 ban hành kèm theo
Thông tư liên tịch này.

Phòng y tế được trang bị đầu đủ
trang thiết bị theo yêu cầu của điều
kiện; có 2 giường khám bệnh…Hàng
năm vào đầu năm học nhà trường tổ
chức khám bệnh ban đầu cho các học
sinh đầu cấp có ghi sổ khám sức khỏe

Biện pháp 5: Tăng cường vai trò của Đoàn thanh niên trong việc xây

dựng môi trường xanh – sạch –đẹp
1. Mục đích của giải pháp
Đoàn trường là tổ chức đoàn thể trong nhà trường cùng có trách nhiệm thúc
đẩy, hỗ trợ, là thành phần nồng cốt để giúp nhà trường hoàn thành tốt công tác
này trong suốt năm học nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của đoàn
viên, thanh niên trong nhà trường; giáo dục các em yêu lao động, hình thành cho
các em các kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống như quét dọn, trang trí nhà cửa,
cuốc, cào cỏ, trồng cây, chăm sóc cây. Đây là các kỹ năng mà các em học sinh
nhất là các em sống ở đô thị còn thiếu và yếu.
2. Cách chức thực hiện giải pháp
Ngay đầu năm học Ban chỉ đạo hoạt động phối hợp đề xuất với cấp uỷ
Đảng phân công đồng chí phó bí thư chi bộ, phó hiệu trưởng viên phụ trách
công tác đoàn thể để chỉ đạo Đoàn thanh niên hoàn thành tốt nhiệm vụ trong
công tác này.
- Chỉ đạo đoàn trường xây dựng kế hoạch, chương trình hành động trong
năm học phải bám sát kế hoạch của nhà trường và chương trình hành động của
Đoàn cấp trên. Trong đó chú trọng đến các biện pháp thực hiện, phân công trách
nhiệm cho từng bộ phận, từng cá nhân thật cụ thể và rõ ràng.
13


- Chỉ đạo ĐTN tổ chức lao động dọn cỏ trong và xung quanh bên ngoài
khuôn viên nhà trường hàng tháng và theo các đợt hoạt động chủ điểm. (Hình 4 hụ lục 1)
- Chỉ đạo ĐTN phát động “Công trình thanh niên” tại các chi đoàn lớp
trồng các giỏ hoa để trang trí lớp, trang trí khu vực trước văn phòng Đoàn ( Hình
5- hụ lục 1)
- Chỉ đạo ĐTN tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong đó có
tìm hiểu về luật môi trường và nội dung thuyết trình với chủ đề “Bảo vệ môi
trường” được trình bày cho 1399 học sinh trong giờ sinh hoạt chào cờ mang lại
hiệu ứng rất tốt đối với tất cả Đoàn viên, thanh niên.

- Chỉ đạo Đoàn Thanh niên tổ chức cuộc thi vẽ tranh “ Chủ đề bảo vệ môi
trường) qua đó tuyên truyền cho học sinh ý thức gìn giữ màu xanh của trái đất,
giữ vệ sinh trường lớp sạch đẹp. ( Hình 3 - hụ lục 1)
- Xây dựng tiêu chí chấm điểm thi đua hàng tuần, trong đó có điểm trang trí
lớp, giữ gìn vệ sinh lớp học.
- Đối với các em học sinh vi phạm nội quy, ĐTN thực hiện hình thức phạt
lao động hàng tuần. Công tác này giúp các em không tái phạm vi phạm nội quy
và giúp vệ sinh nhà trường luôn sạch sẽ.
Giải pháp 6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá về công tác xây
dựng môi trường xanh – sạch – đẹp
1. Mục đích của giải pháp
Kiểm tra, đánh giá là một hoạt động không thể thiếu trong công tác quản lý.
Đối với việc xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp cũng không ngoại lệ.
Trong bất cứ một hoạt động nào thì quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ giúp người
quản lý đánh giá đúng những mặt mạnh, mặt yếu của từng công việc cụ thể để
có biện pháp chỉ đạo, nhân rộng những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, đồng
thời điều chỉnh kế hoạch của từng tuần, từng tháng, từng học kỳ cho phù hợp với
điều kiện thực tiễn của đơn vị mình và kịp thời chấn chỉnh giúp cho các hoạt
động đạt được hiệu quả cao và giúp cho học sinh coi trọng và nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường.
2. Cách thức thực hiện giải pháp

-

Chỉ đạo ĐTN xây dựng một tiêu chí thi đua chặt chẽ, phù hợp và có tác
dụng răn đe, khích lệ. Sau các buổi học phân công cho BCH Đoàn đi kiểm tra vệ
sinh từng lớp, ghi nhận và trừ điểm thi đua.

-


Sau mỗi hoạt động lao động, Ban chỉ đạo phân công các thành viên đi
kiểm tra. Nếu các em làm tốt sẽ dành cho các em những lời khen, động viên để
lần sau các em làm tốt hơn và nhắc nhở nếu các em chưa hoàn thành công việc.
14


- Khi

thực hiện công tác kiểm tra, nhà trường kết hợp kiểm tra thường
xuyên với việc tăng cường kiểm tra đột xuất để thấy được thực chất về ý thức,
thái độ và tình hình BVMT của GV và HS để kịp thời có giải pháp chấn chỉnh
phù hợp.

-

Bản thân phó hiệu trường thường xuyên đi kiểm tra đột xuất nhà vệ sinh
sau những giờ ra chơi để kịp thời nhắc nhở nhân viên dọn dẹp sạch sẽ, bên cạnh
đó cũng kiểm tra thái độ, hành vi, kỹ năng sử dụng nhà vệ sinh của các em để
từng bước giáo dục các em sử dụng nhà vệ sinh đúng cách và có ý thức giữ gìn
nhà vệ sinh sạch sẽ thông qua các buổi sinh hoạt cờ và sinh hoạt chủ nhiệm.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Các giải pháp được tác giả thực hiện tại đơn vị là kết quả của quá trình tìm
hiểu, nghiên cứu các văn bản của Bộ, sở, ngành và học hỏi kinh nghiệm của
đồng nghiệp cùng với kinh nghiệm thực tế của bản thân nhiều năm qua. Tôi
nhận thấy đề tài này được áp dụng hiệu quả tại đơn vị và có khả năng thực hiện
trong các trường THPT.
Sau một năm thực hiện, mặc dù vẫn cò những hạn chế nhất định vì thiếu
nguồn lực con người, kinh phí và vẫn còn phải từng bước hoàn thiện trong
những năm tiếp theo, nhưng tôi vẫn nhận thấy công tác xây dựng môi trường
XSĐ của THPT Long Thành đã đạt được một số hiệu quả:

Xây dựng được kế hoạch hoạt động chi tiết, cụ thể về công tác xây dựng
môi trường XSĐ, giúp cho hoạt động này được thực hiện theo đúng lộ trình đã
đề ra.
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nhận thức được tầm quan
trọng của công tác giữ gìn vệ sinh sạch đẹp và luôn ủng hộ cho ban chỉ đạo thực
hiện các công việc trong suốt năm học.
Công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của công tác xây dựng môi trường
XSĐ nhà trường đã tạo ra sự thay đổi, chuyển biến tích cực về nhận thức của
cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Cảnh quan nhà trường đang dần được đầu tư, cải tạo phủ xanh bằng các cây
có giá trị về mặt kinh tế và có tác dụng che mát cho sân trường. Ý thức bảo vệ
môi trường của học sinh nhà trường tăng lên rõ rệt, các em không xả rác trong
phòng học, bảo quản cơ sở vật chất tốt. 90% học sinh đã có ý thức tốt trong việc
giữ gìn vệ sinh trường lớp, tham gia các buổi lao động nhiệt tình đạt kết quả cao.
Trồng mới 100 cây hoàng lan xung quanh tường rào nhà trường và đang
tiếp tục cải tạo đất để trồng hoa, cây cảnh trong các bồn hoa trong sân trường.
Qua việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm xây dựng Môi trường xanh,
sạch, đẹp” thái độ học tập, rèn luyện của các em học sinh từng bước được cải
thiện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của
học sinh. Cụ thể tỷ lệ học lực và hạnh kiểm trong năm học 2016 -2017 có khởi
sắc hơn so với năm học 2015-2016
15


- Về Hạnh kiểm:
+ Hạnh kiểm tốt: 1373/1399 đạt 98,21% tăng 1,4%
+ Hạnh kiểm khá : 23/1399 đạt 1,64% giảm 1, 3 %
+ Hạnh kiểm TB: 2/1399 đạt 0,14% giảm 0,16%
+ Hạnh kiểm yếu: 1/1399 đạt 0,7% tăng 0.07%
-Về học lực:

+ Học lực giỏi: 342 /1399 đạt 24,4% tăng 5,4%
+ Học lực khá: 761 /1399 đạt 54.4 % tăng 5,2 %
+ Học lực TB: 281 /1399 đạt 20,1 % giảm 9,8%
+ Học lực yếu: 15 /1399 đạt 1,1 % giảm 0,9%
Xây dựng môi trường XSĐ thật sự đóng vai trò rất quan trọng trong quá
trình phát triển toàn diện của nhà trường. Nó giúp cho nhà trường có cảnh quan
sư phạm và nâng cao được uy tín và thương hiệu của nhà trường. môi trường
XSĐ sẽ giúp cho CB, GV, NV, HS hứng khởi trong công tác dạy vả học. Giúp
cho học sinh hình thành kỹ năng lao động, làm vệ sinh và giữ gìn vệ sinh trường
lớp, trồng và bảo vệ cây xanh khuyến khích học sinh nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện.
V. KẾT LU N VÀ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Xây dựng môi trường XSĐ là hoạt động thường niên của nhà trường. Việc
xây dụng kế hoạch hoạt động hàng năm phải thật cụ thể và phù hợp với điều
kiện thực tế của từng trường, đảm bảo tính khoa học và khả thi. Các hoạt động
tổ chức xây dựng môi trường XSĐ trong và ngoài nhà trường phải duy trì
thường xuyên và phải trở thành nền nếp ổn định trong nhà trường.Xây dựng
cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với
lãnh đạo nhà trường, tạo cho xã hội nhận thức trường học là môi trường thân
thiện, tạo cho học sinh vui vẻ, hạnh phúc khi đến trường; tạo môi trường tốt nhất
cho sự phát triển nhân cách cho học sinh để “mỗi ngày đến trường là một ngày
vui”, tạo niềm tin yêu của gia đình và cộng đồng xã hội đối với nhà trường.
5.2. Khuyến nghị
1. Đối với chính quyền địa phương
- Hỗ trợ nhà trường lót gạch vỉa hè xung quanh khuôn viên nhà trường để
giảm thiểu công việc lao động dọn cỏ cho học sinh hàng năm, đồng thời duy trì
vệ sinh sạch sẽ khu hành lang đường bộ.
- Tư vấn, cung cấp cây xanh phù hợp trồng trong nhà trường cho các
trường học.

16


2. Đối với Sở Giáo dục:
- hổ biến, cung cấp đầy đủ kịp thời các văn bản chỉ đạo về vấn đề môi
trường, trường học thân thiện, học sinh tích cực và trường học XSĐ&AT.
- Xây dựng tiêu chí chung về xây dựng môi trường XSĐ –AT cần đạt được
đối với các bậc học, các trường học, kết hợp nhiều hình thức kiểm tra đánh giá
các trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất) và đưa vào tiêu chí thi đua năm
học.
- Hàng năm tổ chức cho cán bộ quản lý các trường tham quan học tập một
số trường học trong và ngoài tỉnh có quan cảnh đẹp và có bề dạy thành tích
trong công tác dạy vả học.
3. Đối với cán bộ quản lý nhà trường:
- Triển khai cụ thể đến từng giáo viên kế hoạch hoạt động xây dựng môi
trường XSĐ;xây dựng tiêu chí trường học XSĐ&AT; cuối năm học tự đánh giá
theo kế hoạch của trường đã đề ra.
- Hoàn chỉnh bản đồ quy hoạch cây xanh của nhà trường, thành lập ban
XSĐ&AT hàng năm.
- Dành một phần kinh phí trong quy chế chi tiêu nội bộ chi cho công tác
xây dựng cảnh quan và lao động, vệ sinh của nhà trường.
- Cung cấp cho học sinh và cả giáo viên một số kiến thức cơ bản ban đầu
về môi trường, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tác động tích cực và
tiêu cực của môi trường đến đời sống con người.
- Tổ chức một số hoạt động nội khóa và ngoại khóa về giáo dục môi trường
theo từng chủ đề cho học sinh. Giao trách nhiệm cụ thể cho các lớp về việc giữ
gìn và chăm sóc cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa, trường lớp.
4. Đối với giáo viên:
Trong các giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, giảng dạy bộ môn
tuyên truyền và giáo dục học sinh ý thức về xây dựng và giữ gìn trường học

XSĐ&AT; thực hiện có hiệu quả việc khai thác nội dung kiến thức giáo dục môi
trường thông qua các môn học trong chương trình giảng dạy.
Bản thân các giáo viên cũng phải luôn gương mẫu trước học sinh trong việc
giữ gìn môi trường, nhiệt tình trong công tác tổ chức hoạt động lao động của
lớp.
5. Đối với học sinh:
Học sinh phải có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi trường XSĐ
ngay từ ngày đầu tiên bước chân đến trường và thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.
Thấm nhuần câu khẩu hiệu : “ Mắt thấy rác, tay nhặt liền” sẵn sàng cúi xuống
nhặt rác khi thấy rác. Học sinh phải trực tiếp tham gia các việc làm cụ thể hàng
ngày, hàng tuần về công tác xây dựng trường lớp của mình ngày càng XSĐ hơn.
17


VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- www.baomoi.com/soc-trang-13-tieu-chi-danh...truong-xanh-sachdep/c/18197579.epi
- PGS.TS Phạm Hồng Quang - Môi Trường Giáo Dục –– NXB Giáo dục
– 2006;
- Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo
về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013;
- Công văn số 1741/ BGDĐT – GDTrH V/v hướng dẫn kết quả phong trào
thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực;
- Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển
khai phong trào thi đua; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013;
- Quyết định 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành qui định về trường học an toàn phòng chống tai nạn
thương tích trong trường phổ thông;

- Quyết định số 1257/QĐ-SGDĐT ngày 31/12/2009 của Sở Giáo dục và
Đào tạo Đồng Nai về việc ban hành “ hiếu đánh giá trường phổ thông đạt
chuẩn Xanh - Sạch - Đẹp”;
- Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy
định về công tác y tế trường học;

18


VII. P Ụ ỤC
P Ụ ỤC 1
ình ảnh môi trường xanh – sạch – đẹp trường T PT ong Thành

Hình 1: Một góc cảnh quan trường THPT Long Thành

19


Hình 2: Bảng hiệu đính tên cây và người tặng

20


Hình 2: Bảng hiệu đính tên cây và người tặng

21


×