Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

skkn tích hợp tư liệu văn học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1945 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.32 KB, 49 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................... ........... 1
I.Lý do chọn đề tài............................................................................................. .........
2
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tích hợp tư liệu văn học theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam …..……….................... 3
III: Tổ chức thực hiện giải pháp

1. Tư liệu văn học được sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn
1945 – 1954…………………………………...............................…...... 14
2. Biện pháp sử dụng tư liệu văn học theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954…........ 16

IV. Hiệu quả của đề tài ………………………………………………………... 28
V. Đề xuất, khuyến nghị và khả năng áp dụng......................................... ......... 31
VI. Tài liệu tham khảo...................................................................................

...........

33
VII. Phụ lục................................................................................................... ........... 35

1


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Lịch sử ở trường phổ thông không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức
cơ bản về lịch sử nhân loại, lịch sử dân tộc, phát triển tư duy cho thế hệ trẻ mà còn
góp phần giáo dục cho các em tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc… Cùng với
các môn học khác, bộ môn Lịch sử trong trường phổ thông đã góp phần to lớn trong
việc giáo dục thế hệ trẻ thành nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho sự


nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đây chính là trọng trách mà
Đảng, Nhà nước đã giao cho ngành Giáo dục và Đào tạo, trong đó có bộ môn Lịch
sử. Để hoàn thành sứ mệnh cao cả đó, việc nâng cao chất lượng giáo dục được xem
là vấn đề sống còn. Điều này cũng đã được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng (2006) chỉ đạo phải: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục,
phát huy tính sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều” [3, tr.
97].
Trong những năm gần đây, dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng ở
trường phổ thông đã và đang đổi mới một cách toàn diện cả về nội dung và phương
pháp. Công cuộc đổi mới này đã thu hút toàn thể xã hội vào cuộc. Đảng, nhà nước
không ngừng đẩy mạnh đầu tư kinh phí, thu hút nhân tài để xây dựng chiến lược
phát triển khả thi. Ngành Giáo dục tiến hành đổi mới chương trình và sách giáo
khoa, kiểm tra đánh giá… tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong toàn bộ hệ
thống giáo dục. Các nhà nghiên cứu giáo dục cũng đã tốn nhiều công sức, tâm huyết
cho vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều công trình nghiên cứu mới ra đời,
nhiều cuộc hội thảo khoa học về phương pháp giáo dục nói chung, phương pháp
dạy học Lịch sử nói riêng được tổ chức công phu để tìm giải pháp hữu hiệu nâng
cao chất lượng dạy học. Là một giáo viên trung học phổ thông vấn đề làm thế nào
để học sinh thích học bộ môn Lịch sử? Làm thế nào để góp phần nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông luôn là câu hỏi thường trực. Với
ý nghĩa đó, tôi chọn vấn đề “Tích hợp tư liệu văn học theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954” làm
đề tài nghiên cứu của mình.

2


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP TƯ LIỆU
VĂN HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM

II.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
II.1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Tích hợp tư liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một vấn
đề rộng lớn. Đây không phải là một đề tài mới mẻ mà đã được khá nhiều nhà nghiên
cứu đề cập tới. Căn cứ vào phạm vi cũng như góc độ tiếp cận vấn đề, chúng tôi chia
ra làm ba nhóm sau đây:
Trước hết, phải kể đến những công trình mang tính lý luận, khái quát cao
như: Giáo trình Phương pháp dạy học Lịch sử của các tác giả Phan Ngọc Liên,
Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2002;
Phan Ngọc Liên, Trần Vĩnh Tường, Đặng Văn Hồ với Phương pháp dạy học Lịch
sử ở trường phổ thông, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998. Về lý luận giáo dục
nói chung và dạy học nói riêng, các nhà giáo dục học xã hội chủ nghĩa trước đây,
nhất là ở Liên – Xô (cũ) đã có nhiều đóng góp to lớn. Có thể kể đến những tác giả
và các công trình nổi tiếng như: N.G. Đairi với tác phẩm Chuẩn bị giờ học Lịch sử
như thế nào?, nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội, 1978; I.F. Kharlamôp với Phát huy
tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,
1978. Đây là những công trình mang tính lý luận cao, đề cập chuyên sâu đến một
số khía cạnh như làm thế nào để phát huy tính tích cực học tập của HS? Làm thế
nào để xử lý tốt mối quan hệ giữa sách giáo khoa và bài giảng của GV, giữa việc
học trên lớp cũng như tự học? Về vấn đề sử dụng tài liệu Văn học, các công trình
nói trên đã đề cập một cách khái quát một số nguyên tắc, yêu cầu chung cũng như
những điểm cần lưu ý trong việc sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử.
Ở cách tiếp cận gần hơn, cụ thể hơn là các công trình mang tính chuyên
khảo. Tác giả Phạm Hồng Việt, khoa Lịch sử - Đại học sư phạm Huế có các công
trình: Ca dao lịch sử, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2007; Qua câu đố tìm hiểu lịch sử
dân tộc, Hội khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, 2007; Trần Vĩnh Tường, Các biện
pháp sử dụng tài liệu thành văn Việt Nam trong dạy học lịch sử (qua ví dụ dạy học

3



lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000) ở trường Trung học phổ thông, Trần
Vĩnh Tường, Tư liệu dạy - học Lịch sử 12, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2008.
Trên đây là những công trình nghiên cứu chủ yếu có liên quan đến đề tài. Từ
tình hình nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng: việc tích hợp tài liệu văn học trong
dạy học Lịch sử ở trường phổ thông được đề cập đến khá nhiều nhưng đều ở những
khía cạnh và mức độ nhất định.. Từ thực tế này, đề tài sẽ đi sâu và tập trung vào
nghiên cứu vấn đề Tích hợp tư liệu văn học theo hướng phát huy tính tích cực
của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954. Những công
trình nghiên cứu nói trên sẽ được tác giả tham khảo để xác định hướng giải quyết
các vấn đề lý luận đặt ra. Hy vọng đề tài hoàn thành sẽ đóng góp phần nào về lý
luận cũng như thực tiễn cho vấn đề lớn này.

II.1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA TƯ LIỆU VĂN HỌC VỚI TRI THỨC
LỊCH SỬ
II.1.2.1. Một số khái niệm.
Có rất nhiều định nghĩa về văn học. Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc
sống; Văn học là nhân học (Mác - xim Goóc - ky). Văn học là một loại hình sáng
tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo
của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu
hiện qua ngôn ngữ. Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa tương tự như khái niệm
văn chương và thường bị dùng lẫn lộn. Theo “Từ điển tiếng Việt”, văn học là “nghệ
thuật dùng ngôn ngữ và hình tượng để thể hiện đời sống xã hội và con người”.[23,
tr. 1079]. Như vậy, dù là định nghĩa nào thì đối tượng của Văn học ở đây là con
người và xã hội trong một không gian và thời gian cụ thể.
Tài liệu là văn bản giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề nào đó. [23, tr. 869].
Như vậy, khái niệm tài liệu có nội hàm rất rộng, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực đời
sống xã hội.
Tài liệu Văn học là những công trình, những tác phẩm Văn học được nhà
văn (tác giả) sáng tác nên dưới nhiều hình thức, thể loại khác nhau.

Tri thức Lịch sử là những hiểu biết của con người về quá trình phát triển của
xã hội loài người cũng như của dân tộc. Tri thức lịch sử gồm nhiều yếu tố như sự
kiện lịch sử, các niên đại, địa danh, nhân vật, biểu tượng, khái niệm, quy luật lịch
4


sử. v.v. Trong dạy học Lịch sử, tri thức lịch sử chính là những yếu tố quan trọng
nhất để giáo dục tư tưởng chính trị, hình thành thế giới quan khoa học cho học
sinh[13, tr. 138].
II.1.2.2. Mối quan hệ tài liệu Văn học với tri thức Lịch sử.
Giữa Văn học và khoa học nói chung, Sử học nói riêng có mối liên hệ chặt
chẽ. Văn học cũng như Sử học đều có đối tượng là con người, là cuộc sống của con
người. Đối tượng nghiên cứu của sử học là quá khứ của xã hội loài người. Tuy chức
năng, nhiệm vụ của mỗi môn, mỗi ngành khác nhau nhưng cả hai đều có chung mục
đích là phục vụ con người, phục vụ cuộc sống. Đặc điểm này chính là cơ sở để các
nhà khoa học giáo dục đề ra nguyên tắc “liên môn” trong dạy học. Đối với môn lịch
sử, việc dạy học theo nguyên tắc liên môn sẽ làm cho học sinh thấy được mối liên hệ
hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, tính toàn diện của lịch sử[13, tr. 206].
Để có được tác phẩm văn học, tác giả phải thâm nhập tìm hiểu thực tế, nghiên
cứu các kiến thức lịch sử liên quan đến bối cảnh của tác phẩm, tìm chất liệu cho việc
xây dựng phần hiện thực - tức là thiết kế nên cái “xương sống” của tác phẩm. Sau đó,
tác giả dùng các thủ pháp văn học để hoàn thiện công trình của mình thành tác phẩm
văn học. Đó chính là phần hư cấu thể hiện lăng kính chủ quan của tác giả. Độ hư cấu
của tác phẩm được quy định bởi nhiều yếu tố song chủ yếu tùy thuộc vào thể loại tác
phẩm văn học. Ở đây nổi lên ba yếu tố chính cấu thành một tác phẩm văn học mang
tính lịch sử: nội dung lịch sử (là chất liệu), ngôn ngữ (là phương tiện) và cách thể
hiện (thế giới quan). Hiện thực lịch sử chính là phần sử. Đây chính là yếu tố hết sức
quan trọng góp phần làm nên vốn văn hóa của nhà văn. Mặt khác, hiện thực cuộc
sống đó cũng chính là đối tượng phản ánh của tác phẩm. Ngôn ngữ và thế giới quan
chính là phần văn của tác phẩm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chính tác giả là

nhân chứng lịch sử - người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong sự kiện được phản
ánh. Do đó trong tài liệu Văn học đã mang yếu tố lịch sử.
Hơn thế nữa, cũng có những tác phẩm văn học mà tự bản thân nó là một tư
liệu lịch sử hết sức hùng hồn, xác thực như “Hịch tướng sỹ ” của Trần Quốc Tuấn,
“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh…
Đây chính là những áng “thiên cổ hùng văn”, những tuyệt tác bất hủ có giá trị lịch
sử cao và sức sống trường tồn bởi tính hiện thực và chính luận của nó. Ở những

5


công trình nói trên, giá trị Văn học và giá trị Lịch sử hòa quyện vào nhau tạo nên sự
toàn bích của chính tác phẩm. Đặc điểm nổi bật và xuyên suốt của lịch sử dân tộc ta
là lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt để dựng nước và giữ nước. Vì lẽ đó “khi
Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc, Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”
(thơ Chế Lan Viên). Như vậy, không chỉ là thời phong kiến mà đến bây giờ và chắc
chắn cả trong tương lai, mối quan hệ giữa Văn học và Sử học vẫn là một mối quan
hệ hết sức khăng khít.
Đặc trưng của khoa học lịch sử là nghiên cứu các sự kiện, nhân vật lịch sử ...
đã diễn ra trong quá khứ. Muốn tái hiện lại lịch sử phải dựa vào các loại tài liệu. Vì
thế tài liệu càng đầy đủ thì tri thức lịch sử càng chính xác, phong phú, toàn diện và
sâu sắc. Nói một cách khác, tri thức lịch sử được soi sáng hơn, được chuyển tải bằng
con đường mềm mại hơn thông qua việc sử dụng tài liệu Văn học. Với ý nghĩa đó,
việc sử dụng tài liệu Văn học để giảng bài lịch sử trên lớp như cung cấp kiến thức
mới, ôn tập, làm bài kiểm tra và hoạt động ngoại khóa... sẽ góp phần quan trọng vào
việc khôi phục và làm sáng tỏ lịch sử. Điều đó chính là sự đáp ứng về yêu cầu giáo
dục, giáo dưỡng và phát triển trong việc học tập lịch sử của học sinh hiện nay.
Mặt khác, xét từ góc độ chương trình dạy học, chúng ta thấy mối quan hệ
gần gũi giữa môn Văn học và môn Lịch sử thể hiện rất rõ nét ở lớp 12 Trung học
phổ thông. Không phải ngẫu nhiên mà các tác phẩm văn học nổi tiếng được phân

phối ở chương trình lớp 12, tập trung ở học kỳ I. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu
biểu như Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh); Tây tiến (Quang Dũng); Việt Bắc (Tố
Hữu), Đất nước (Nguyễn Đình Thi); Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) … Ở bộ môn lịch
sử, phân phối chương trình quy định là 1,5 tiết học/ tuần/ năm học. Thông thường,
để giành thời gian cho cuối năm ôn tập thi tốt nghiệp và Đại học, học kỳ I được quy
định học 2 tiết/ tuần. Theo đó, khóa trình lịch sử từ 1945-1954 nằm gọn trong
chương trình học kỳ I. Như vậy, trong một thời điểm (chênh lệch nhau không đáng
kể), trong khi học văn, các em được soi sáng bằng những kiến thức lịch sử liên quan
đến hoàn cảnh ra đời các tác phẩm, tác giả đang học. Ngược lại, trong khi học sử,
các em lại có điều kiện vận dụng những tác phẩm văn học đang học để hiểu lịch sử
hơn. Rõ ràng rằng, việc phân phối chương trình hai môn Văn và Sử như hiện tại đã
tạo điều kiện để học sinh bổ trợ kiến thức cho nhau rất hữu hiệu.

6


Tài liệu Văn học rất đa dạng, phong phú về thể loại: thơ, phú, hịch, tiểu
thuyết, truyện, truyện ký, hồi ký cách mạng…Mỗi thể loại lại có nội dung, nghệ
thuật khác nhau. Ở giai đoạn 1945-1954 thì rất thuận lợi cho giáo viên bởi chỉ dòng
Văn học kháng chiến phát triển mạnh mẽ. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chủ
yếu sử dụng nguồn tài liệu Văn học viết với các thể loại: thơ, tiểu thuyết, truyện ký,
hồi ký, văn chính luận, thư viết trong chiến tranh…Xin điểm qua vài nét về Văn học
của một giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc.
Ở thể loại Văn chính luận đã có những tác phẩm nổi bật: Tuyên ngôn độc
lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh hoặc những bức thư của
Người gửi cho học sinh nhân ngày khai giảng đầu tiên dưới chế độ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, gửi cho Trung đoàn Thủ đô đang chiến đấu tại Hà Nội Tết Nguyên
Đán Đinh Hợi (1947)... Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh... Đây
là thể loại có ưu thế rất lớn trong việc dạy học lịch sử bởi chính tác giả là những
lãnh tụ của Đảng, nhà nước. Nội dung các tác phẩm lại dề cập đến những vấn đề

mang tính lịch sử-thời sự nóng bỏng nhất đang diễn ra.
Ở thể loại thơ, sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp
đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc,
ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng chiến là cảm hứng chủ đạo. Hình ảnh
quê hương, anh Vệ quốc quân, bà mẹ chiến sĩ, những người phụ nữ nơi hậu phương,
những người dân công, em bé liên lạc…được khắc họa chân thực, gợi cảm. Những
tác phẩm xuất sắc của thơ kháng chiến là Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Nguyên
tiêu) của Hồ Chí Minh, Đèo cả của Hữu Loan, Bên kia sông Đuống của Hoàng
Cầm, Tây tiến của Quang Dũng, Nhớ của Hồng Nguyên, Đất nước của Nguyễn
Đình Thi, Bao giờ trở lại, Bài ca vỡ đất của Hoàng Trung Thông, Đồng chí của
Chính Hữu và đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của nhà thơ lớn Tố Hữu. Bên cạnh đó
những nhà thơ cũng diễn đạt những suy nghĩ, tình cảm của mình về cuộc Cách
mạng tháng Tám, về lòng yêu nước, về đất nước, về cuộc chiến đấu đang diễn ra:
Xuân Diệu có Ngọn Quốc kỳ, Hội nghị non sông, Dưới sao vàng; Chế Lan Viên có
Gửi các anh, Nguyễn Bính có Ông lão mài gươm, Đồng Tháp Mười, Trần Mai
Ninh có Nhớ máu, Tình sông núi và còn rất nhiều những tác giả, tác phẩm khác
nữa. Những năm kháng chiến chống Pháp bắt đầu xuất hiện những bài thơ ca ngợi
7


lãnh tụ Hồ Chí Minh như Sáng tháng Năm (Tố Hữu); Ảnh Cụ Hồ, Thơ dâng Bác
(Xuân Diệu) hay Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ).

II.1.3. Quan niệm về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực của học sinh.
II.1.3.1. Tính tích cực trong học tập.
Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng: cách mạng khoa
học - kỹ thuật và cách mạng xã hội. Những cuộc cách mạng này đang phát triển như
vũ bão với nhịp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người, thúc đẩy tất cả các
lĩnh vực và đang mở ra nhiều triển vọng lớn lao. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi người

học phải phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo, lòng say mê học hỏi,
ham hiểu biết nhằm đáp ứng được bốn tiêu chí về học tập mà UNESCO đã đề
xướng. Chính vì vậy, trong Nghị quyết Trung ương II, khoá VIII (1996), Đảng và
Nhà nước ta khẳng định, phải “đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học”[2, tr. 41].
Vậy tính tích cực học tập là gì?
“Tính tích cực là trạng thái hoạt động của học sinh, đặc trưng bởi khát vọng học
tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức”[12, tr. 43].
=

Hoạt động nhận thức tích cực, độc lập, đặc biệt trong tư duy có ý nghĩa quan

trọng trong việc nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, giáo dục và phát triển toàn diện
học sinh.
Trước hết, tính tích cực, độc lập trong nhận thức, đặc biệt là trong tư duy sẽ
đảm bảo cho các em lĩnh hội sâu sắc và nhớ lâu kiến thức đã được hình thành. Đại
văn hào Nga Lép Tôn Xtôi đã viết: “Kiến thức chỉ thực sự trở thành kiến thức khi
nó là thành quả của tư duy chứ không phải là trí nhớ”[12, tr. 18].
II.1.3.2. Quan niệm về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh.
Trong một ý nghĩa nhất định, đích đến của việc dạy học là học sinh phải đạt
được cả ba yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Theo tổng kết của các nhà
lý luận giáo dục, cách dạy học truyền thống trước đây mới chỉ đáp ứng có mức độ

8


hai yêu cầu giáo dục và giáo dưỡng. Sản phẩm của cách dạy học đó là thế hệ học
sinh thụ động, yếu năng lực thực hành, vận dụng và ứng phó với môi trường, thực

tiễn cuộc sống dù họ có đủ kiến thức, giàu lòng nhiệt huyết và tinh thần yêu nước.
Trong thời đại ngày nay, để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng
cao thì việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh là một yêu cầu hết sức quan
trọng. Đây chính là thước đo về hiệu quả dạy học lịch sử. Trước hết, hoạt động tích
cực, độc lập, sáng tạo của học sinh đảm bảo kết quả lĩnh hội kiến thức, đặc biệt là
khả năng lĩnh hội sáng tạo dựa trên cơ sở hoạt động tư duy tích cực, độc lập. Có
nhiều con đường, phương pháp khác nhau để phát huy tính tích cực học tập của học
sinh như vận dụng trao đổi, đàm thoại, dạy học nêu vấn đề…trong đó phổ biến và
có tác dụng lớn nhất là dạy học nêu vấn đề. Cách dạy học này tạo điều kiện cho giáo
viên kết hợp nhiều con đường, phương pháp khác nhau để học sinh phát huy mọi
khả năng tư duy sáng tạo và khả năng thực hành của mình vào việc tiếp nhận kiến
thức.[13, tr. 107].
II.1.4. Ý nghĩa của việc tích hợp tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử.
Trước hết, việc tích hợp tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử sẽ giúp học
sinh dễ nhớ, dễ khắc sâu kiến thức lịch sử. Đây chính là ý nghĩa giáo dưỡng của
việc tích hợp tài liệu văn học. Trong một thời lượng có hạn, với nhiều đơn vị kiến
thức cần được hình thành ở các em, nhiều lúc giáo viên chỉ áp dụng biện pháp sư
phạm là thông báo. Bởi vậy, trong quá trình dạy học, nếu giáo viên biết tích hợp tài
liệu Văn học sẽ rất thuận lợi, vừa đa dạng hóa phương pháp dạy học, vừa nhấn
mạnh thêm kiến thức mà học sinh cần ghi nhớ. Học sinh sẽ nhớ và hiểu sự kiện lịch
sử hơn nhờ nội dung lịch sử đó được chuyển tải thông qua ngôn ngữ văn học.
Mặt khác, tích hợp tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử đúng phương pháp
sẽ có tác dụng tăng thêm hứng thú trong việc học tập, trong nhận thức của học sinh.
Điều này đã được rất nhiều giáo viên là đồng nghiệp của tác giả cũng như những
giáo viên là đối tượng thực nghiệm của đề tài khẳng định (xem phần kết quả điều
tra đối với giáo viên). Tài liệu Văn học với đặc trưng vốn có của nó: giàu nhạc điệu,
giàu hình tượng đã tỏ ra rất ưu thế đối với người đọc cũng như người nghe. Bản
thân Văn học là cách thức, phương pháp sử dụng ngôn ngữ và hình tượng để phản
9



ánh hiện thực thông qua lăng kính của nhà văn. Sau khi tiếp xúc với các sự kiện,
con số, nhân vật trong sách giáo khoa và bài giảng của giáo viên, nếu được thưởng
thức một tài liệu Văn học liên quan đến sự kiện lịch sử đang đề cập tới, chẳng
những việc tiếp thu kiến thức lịch sử sẽ bớt khô khan, được “mềm” hóa rất nhiều
mà không khí giờ học trở nên nhẹ nhàng, học sinh rất hứng thú. Học sinh sẽ hiểu
được việc nhận thức lịch sử không chỉ thông qua một con đường, một nguồn tài liệu
là sách giáo khoa.
Thứ hai, sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học lịch sử sẽ góp phần giáo
dục tư tưởng, tình cảm và thái độ cho học sinh.
Có thể nói, bộ môn Lịch sử có ưu thế giáo dục hơn bất cứ bộ môn nào khác
bởi đặc trưng của nó. Những chiến công oanh liệt của dân tộc ta trong lịch sử chống
ngoại xâm, những tấm gương anh hùng bất khuất quyết đem xương máu để bảo vệ
độc lập dân tộc; tấm gương vĩ đại và sáng ngời của lãnh tụ Hồ Chí Minh và biết bao
nhiêu hình ảnh đẹp đẽ khác được khắc họa trong các tác phẩm văn học chính là chất
liệu hình thành trong các em tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc, niềm yêu kính
lãnh tụ, lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ và rất nhiều tình cảm khác nữa.
Như vậy, sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học lịch sử góp phần rất đắc
lực trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục bởi dạy sử là “dạy chữ nên dạy người”,
góp phần đắc lực thực hiện lời dạy “vì lợi ích trăm năm trồng người” của Bác Hồ
kính yêu.
Thứ ba, sử dụng tài liệu Văn học theo hướng phân tích, so sánh, tập hợp các
sự kiện lịch sử … sẽ có tác dụng kích thích học sinh phải động não, góp phần rèn
luyện kỹ năng, phát triển tư duy trong học tập; giúp các em hiểu được bản chất của
sự kiện, hiểu được mối quan hệ giữa các sự kiện trong một bài, một chương, giữa
các giai đoạn lịch sử. Từ đó, rút ra ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi (hoặc thất
bại), bài học kinh nghiệm và quy luật lịch sử. Đây là ý nghĩa rất quan trọng của
việc sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học lịch sử, góp phần đánh giá mức độ nhận
thức lịch sử của học sinh.


II.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
II.2.1. Mục đích điều tra

10


Tác giả đề tài trực tiếp điều tra thực tế dạy học Lịch sử ở các trường phổ
thông nói trên để thấy rõ tình hình sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử
Việt Nam, từ đó lựa chọn và tập hợp tài liệu tối ưu và đề xuất phương pháp sử dụng
tài liệu Văn học một cách hợp lý để đạt hiệu quả mong muốn.
II.2.2. Nội dung điều tra
Đối với giáo viên, kết hợp dự giờ thăm lớp với các phương pháp khác như
phỏng vấn, hỏi chuyện, trả lời phiếu điều tra, tập trung vào một số vấn đề sau:
- Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết, mục đích sử dụng tài liệu Văn học
trong dạy học lịch sử dân tộc nói chung và dạy học Lịch sử Việt Nam nói riêng.
- Tình hình sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử nói chung, dạy
học Lịch sử dân tộc nói riêng ở trường ta, của cá nhân thầy (cô) cũng như của đồng
nghiệp.
- Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học
Lịch sử.
- Phương pháp, cách thức sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử
hiện nay của thầy (cô).
- Ý kiến đề xuất của giáo viên về việc sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học
Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
Cũng với cách làm việc như trên, đối với học sinh, chúng tôi tập trung vào
một số vấn đề chủ yếu:
- Thái độ, tinh thần học tập bộ môn Lịch sử nói chung của học sinh ở trường
ta hiện nay (vấn đề 1).
- Nhận thức của học sinh về tài liệu Văn học và vai trò của tài liệu Văn học
trong dạy học Lịch sử (vấn đề 2).

- Mức độ hứng thú và khả năng ghi nhớ của học sinh khi thầy (cô) sử dụng
tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử (vấn đề 3).
- Hiểu biết của học sinh về tài liệu Văn học liên quan đến giai đoạn lịch sử
1930 - 1954 (vấn đề 4).
II.2.3. Kết quả điều tra



Về phía giáo viên:

11


Về mức độ cần thiết phải sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học lịch sử dân
tộc nói chung và dạy học lịch sử Việt Nam nói riêng, có 8/9 giáo viên (chiếm tỷ lệ
89%) cho rằng: nếu sử dụng được tài liệu Văn học để dạy học chắc chắn sẽ hiệu quả
hơn bởi tài liệu Văn học phản ánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử, sử dụng nó sẽ
góp phần làm cho giờ học lịch sử sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh,
giúp các em nhận thức bài học lịch sử sâu sắc hơn. Một trong số giáo viên được
phỏng vấn, điều tra cho rằng họ chưa tự tin để sử dụng vì mới ra trường, kinh
nghiệm giảng dạy chưa nhiều.
Khi được hỏi về phương pháp, cách thức sử dụng tài liệu Văn học trong dạy
học lịch sử dân tộc, có 100% giáo viên trả lời rằng họ sử dụng tài liệu Văn học để
minh họa, cụ thể hóa sự kiện, nhân vật lịch sử nhằm làm cho nội dung bài học hấp
dẫn hơn. Chưa có giáo viên sử dụng tài liệu Văn học để kiểm tra, đánh giá, hay
chứng minh một luận điểm khoa học. Hai trong số 9 giáo viên được điều tra (chiếm
tỉ lệ 22%) thỉnh thoảng có sử dụng tài liệu Văn học để rút ra nguyên nhân, ý nghĩa
lịch sử, bài học kinh nghiệm.
Với phiếu điều tra Tình hình sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học lịch sử
Việt Nam hiện nay ở các trường Trung học phổ thông nói trên, có gần 90% giáo

viên được hỏi có sử dụng tài liệu Văn học, nhưng sử dụng không thường xuyên. Cụ
thể, có 3/9 giáo viên (33%) sử dụng thường xuyên và 6/9 giáo viên (66%) thỉnh
thoảng có sử dụng tài liệu Văn học.
Về nguồn tài liệu tham khảo, điều kiện thư viện của các trường, khi chúng tôi
hỏi thầy (cô) trong giảng dạy, việc sử dụng tài liệu Văn học đã gặp những khó khăn
và thuận lợi như thế nào? Trong số giáo viên được hỏi, có 5/9 người (56%) cho rằng
nhà trường có thư viện và cũng có tài liệu Văn học để tham khảo nhưng không đầy
đủ. Nguồn tài liệu Văn học để sử dụng chủ yếu do họ tự sưu tầm. Có 2/9 giáo viên
(22%) cho rằng nhà trường có tạo điều kiện trong mức độ và hoàn cảnh cụ thể
nhưng các tài liệu còn rất nghèo nàn, thư viện còn rất sơ sài. Khi được hỏi về thể
loại tài liệu Văn học mà thầy cô thường sử dụng khi dạy học, đa số giáo viên trả lời
chủ yếu là dùng thể loại thơ. Họ cho rằng, sử dụng tài liệu Văn học thể loại văn xuôi
phải mất nhiều công sức và thời gian chuẩn bị hơn.

12


Về hình thức tổ chức dạy học, trong số thầy cô được hỏi, có 8/9 giáo viên
(89%) trả lời họ sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học nội khóa. Đây là một thực
tế phổ biến vì để tổ chức được việc dạy học Lịch sử có sử dụng tài liệu Văn học
dưới những hình thức khác còn liên quan đến nhiều yếu tố như kinh phí, quỹ thời
gian, sự an toàn….Khi được hỏi tổ bộ môn có đề đạt hình thức dạy học ngoại khóa,
dã ngoại không và lãnh đạo trường có tạo điều kiện không, 2/9 giáo viên (22%)
khẳng định là có nhưng các trường hợp này lại rơi vào những trường Trung học phổ
thông có lãnh đạo là giáo viên dạy Văn hoặc Sử. Một vài giáo viên (thường là cán bộ
Đoàn) khẳng định họ đã nhiều lần sử dụng tài liệu Văn học để tổ chức ngoại khóa
cho toàn trường hoặc từng khối nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc như ngày
thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày Cách mạng tháng Tám thành
công 19/08… Nhìn chung, số lượng giáo viên, số lần cũng như hình thức sử dụng tài
liệu Văn học trong dạy học lịch sử chưa thường xuyên, chưa được chú ý với tư cách

là một phương pháp.
Với câu hỏi: sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học lịch sử, thầy (cô) hướng
tới mục đích gì ? Có 8/9 giáo viên (89%) trả lời rằng, ý đồ của họ (xuất phát điểm)
là nhằm tăng thêm hứng thú, sự chú ý đối với học sinh, làm cho tiết dạy bớt nặng
nề, đơn điệu. Đối với các tiêu chí khác như nhằm phát triển năng lực tư duy, nhằm
rút ra bài học, quy luật lịch sử thì đa số giáo viên trả lời là chưa thực sự tính đến
điều đó. Nhìn chung, vấn đề sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học lịch sử ở các
trường Trung học phổ thông nói trên, ở những giáo viên được điều tra đã được tiến
hành nhưng vẫn còn hạn chế.



Về phía học sinh:
Chúng tôi tiến hành điều tra 7 lớp 12 của trường THPT Phước Thiền nói trên
với số lượng là 310 HS. Kết quả thu được như sau (XEM PHỤ LỤC):
Nhìn chung, đại đa số học sinh ở các trường được điều tra vẫn thích học bộ
môn Lịch sử. Các em hứng thú hơn, thích học Sử hơn khi thầy, cô sử dụng tài liệu
Văn học trong dạy học Lịch sử. Việc giáo viên sử dụng tài liệu Văn học để dạy học
lịch sử đã có tác dụng tích cực là làm cho học sinh hiểu bài hơn. Về phía thầy, cô
giáo, vấn đề sử dụng tài liệu Văn học đã được nhìn nhận và đặt ra nhưng chưa được
chú trọng và thường xuyên. Đa số giáo viên vẫn coi việc sử dụng tài liệu Văn học
13


trong dạy học lịch sử như là một thủ pháp của cá nhân. Thực tế này chính là cơ sở
để chúng tôi giải quyết các vấn đề mang tính lý luận ở chương tiếp theo.

III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.
III. 1.TƯ LIỆU VĂN HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1954

III.1.1. Đặc điểm của khóa trình Lịch sử Việt Nam 1945- 1954 trong
chương trình Lịch sử lớp 12 Trung học phổ thông (chương trình chuẩn)
Giai đoạn 1945-1954(Từ sau thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến
ngày 21-7-1954).Giai đoạn lịch sử này có những nội dung lớn cơ bản sau.
- Sau khi nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được thành lập, trong tình hình
đất nước gặp muôn vàn khó khăn thử thách, nhân dân ta vừa xây dựng chính quyền
cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, vừa đấu tranh
chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền từ cuối năm 1946, chống thực dân
Pháp mở rộng cả nước.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) tiến hành trong điều kiện nước
ta có độc lập và chính quyền. Vì vậy, kháng chiến và kiến quốc là hai nhiệm vụ
chiến lược của cách mạng nước ta trong thời kì này:
+ Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, và từ năm 1950 chống cả sự
can thiệp của Mĩ, trải qua nhiều giai đoạn với các mốc chiến tháng Việt Bắc - ThuĐông 1947, chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950, chiến thắng trong Đông - Xuân
1953-1954. Điện Biên Phủ là trận chiến thắng quyết định đưa đến kí kết Hiệp định
Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương kết thúc chiến tranh.
+ Kiến quốc nhằm xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, phục vụ kháng
chiến, phục vụ nhân sinh, tạo điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội sau khi chiến
tranh kết thúc.
III.1.2. Phân loại tư liệu Văn học được sử dụng theo hướng phát huy tính tích
cực của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954
III.2.1. Thể loại văn xuôi

14


- Văn chính luận là thể văn phân tích, bình luận các vấn đề chính trị, xã hội
đương thời. Vì vậy, thể loại này mang tính hiện thực rất cao., Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến và nhiều tác phẩm khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xét về giá trị lịch
sử thì đây là những văn kiện, tài liệu gốc trực tiếp liên quan đến sự kiện, xuất hiện

đồng thời với sự kiện lịch sử diễn ra.
- Tiểu thuyết lịch sử là một thể loại tác phẩm Văn học khai thác về chủ đề
lịch sử, thường đề cập đến những sự kiện, nhân vật tiêu biểu. Vì lẽ đó, đây là một
loại tài liệu tham khảo khá quan trọng, cần khai thác trong dạy học lịch sử. Tuy
nhiên, khi sử dụng, giáo viên phải nắm vững cốt lõi, hiểu đúng sự kiện, hiện tượng
lịch sử, không để bị chi phối bởi phần hư cấu của nhà văn. Tiêu biểu cho thể loại
này ở giai đoạn lịch sử liên quan là Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng,
Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc.
- Truyện, ký sự và truyện ký là các thể thể loại phổ biến trong giai đoạn này.
Với chủ trương văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận kháng chiến nên những
nhà văn đồng thời là những chiến sĩ Vệ quốc đã có mặt trên mọi nẻo đường đất
nước, trong từng chiến dịch lịch sử, ghi chép (ký) lại mọi khía cạnh của cuộc kháng
chiến, kiến quốc. Vì vậy, đây là những thể loại có giá trị lịch sử cao.
- Hồi ký cách mạng là những ghi chép trên cơ sở nhớ lại những sự việc đã
trải qua của những người trực tiếp tham gia, chứng kiến sự kiện. Tác giả là những
chiến sĩ cách mạng, thông thường là những nhà lãnh đạo. Đây là thể loại có giá trị
lịch sử. Tiêu biểu cho thể loại này là những tác phẩm Những năm tháng không thể
nào quên, tổng hồi ký Điện Biên Phủ.
- Thư viết trong kháng chiến là một dạng nhật ký của những chiến sĩ Vệ
quốc. Đây là những bức thư tác giả viết cho người thân ở hậu phương kể lại chuyện
chiến trường mà mình đã trải qua đồng thời bày tỏ niềm thương nỗi nhớ của chính
mình cũng như khát vọng độc lập, đoàn tụ. Đây là những tư liệu quý nằm rải rác ở
trong nhân dân, sau này được các nhà báo, nhà nghiên cứu sưu tầm, biên tập và
công bố với sự đồng ý của người sở hữu (giống như nhật ký của Đặng Thùy Trâm,
Nguyễn Văn Thạc thời chống Mỹ). Vì lẽ đó, loại tài liệu Văn học cũng rất có giá trị
nếu khai thác và sử dụng đúng phương pháp.
III.1.2. Thể loại thơ, ca

15



- Thơ Hồ Chủ tịch được viết trong kháng chiến chống Pháp không nhiều
nhưng đã phản ánh rất cô đọng, đầy đủ tinh thần của cuộc kháng chiến “thần thánh”
mà Người là kết tinh cao cả. Đó là tinh thần chủ động, lạc quan và niềm tin kháng
chiến nhất định thắng lợi.
- Thơ của các nhà thơ đương thời là một “vườn thơ” hết sức phong phú và
rực rỡ. Có thể nói đây là thể loại phản ánh một cách sâu sắc và toàn diện nhất về
con người kháng chiến và cuộc sống kháng chiến. Các nhà thơ Tố Hữu, Huy Cận,
Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Chính Hữu,
Quang Dũng…đã để lại nhiều bài thơ đặc sắc, trong đó, Việt Bắc của Tố Hữu là một
nhành hoa tươi thắm nhất, là đỉnh cao của dòng văn học kháng chiến chống Pháp.
- Ca dao kháng chiến là loại văn vần, chủ yếu bằng thể thơ lục bát khuyết
danh, được sáng tác theo lối tức cảnh. Đó là những đóa hoa đồng nội nhiều màu,
nhiều vẻ, mùi hương thoang thoảng rất đượm .Đó là những “vần thơ báng súng” của
anh bộ đội, là “câu hò tiếp vận” của chị dân công - những viên ngọc quý như lời
ngợi khen của Hồ Chủ tịch.

III.1.4. Bảng thống kê các nhóm tài liệu Văn học có ưu thế trong việc
phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1945-1954( XEM PHỤ LỤC 2)
III.2. BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TƯ LIỆU VĂN HỌC THEO HƯỚNG
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1954
III..2.1. Sử dụng tài liệu Văn học để xây dựng biểu tượng lịch sử
Xây dựng biểu tượng lịch sử nói chung, biểu tượng nhân vật lịch sử nói riêng
là yêu cầu mang tính bắt buộc trong dạy học lịch sử. Đặc trưng của bộ môn lịch sử
rất có ưu thế trong việc này, đặc biệt càng thuận lợi hơn khi kết hợp với việc sử
dụng tài liệu Văn học.
Trong giai đoạn lịch sử 1930 -1954 có rất nhiều biểu tượng lịch sử cần phải
xây dựng cho học sinh để các em hiểu sâu sắc hơn về một giai đoạn lịch sử oai hùng

của dân tộc: biểu tượng về một dân tộc Việt Nam đoàn kết, quật khởi trong Cách
mạng tháng Tám 1945, biểu tượng chiến sỹ Cộng sản trong tù, biểu tượng về anh bộ
đội Cụ Hồ, đặc biệt là biểu tượng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh…v.v…
16


Khi giảng bài 18 - Những năm dầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp (1946-1954), tại mục 2 (IV) - Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950,
để xây dựng biểu tượng Bác Hồ trực tiếp ra trận để động viên bộ đội và chỉ đạo
chiến dịch, giáo viên sử dụng những đoạn tài liệu Văn học sau đây:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người, từng người một.
Sợ cháu mình giật thột,
Bác dón chân nhẹ nhàng.[20, tr. 30]
Đồng thời kể cho các em nghe câu chuyện Bác Hồ từ chối đi ngựa ra chiến
dịch để cùng với bộ đội “chống gậy lên non xem trận địa”, dành ngựa để thồ hàng
và chở người đau yếu. Khi đó, các em sẽ hiểu và cảm phục, kính yêu vô cùng vị
lãnh tụ vĩ đại - người Cha già của dân tộc Việt Nam:
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
Người ngồi đó với cây chì đỏ
Vạch đường đi, từng bước, từng giờ [20, tr. 29].
Trong cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược có rất
nhiều biểu tượng đẹp đẽ được thơ ca khắc họa thành công. Chỉ bằng ít câu thơ, biểu
tượng dân tộc Việt Nam ra trận để đánh đuổi xâm lăng hiện lên một cách hùng vĩ,
đầy tính thần thoại nhưng lại rất hiện thực:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.

Quân đi điệp điệp, trùng trùng,
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc những đoàn,
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay [20, tr. 312].
Một ví dụ khác, để xây dựng biểu tượng quân và dân Bình-Trị-Thiên “thà
quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” trong Những năm đầu của cuộc kháng chiến

17


toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950), đoạn tài liệu Văn học sau đây sẽ góp
phần rất đắc lực:
“Đêm qua có cuộc họp giữa Ban chỉ huy trung đoàn các đồng chí lãnh
đạo Tỉnh uỷ, tại Xê-ca Bốn để quyết định những vấn đề cấp thiết của
chiến khu Hoà Mỹ lúc này. Cuộc tấn công bao vây chiến khu của giặc đã
bước sang ngày thứ mười hai. Trong mười hai ngày qua, cường độ các
đợt tấn công của giặc vào núi càng dữ dội. Tất cả các đợt tấn công đều
bị quân ta đánh bật ra. Quân ta vũ khí ít, quân số không đông, nhưng
được rừng cây che phủ, và bọn giặc lại không thông thuộc địa hình, nên
Ban chỉ huy trung đoàn tin chắc dù chúng tấn công với lực lượng gấp đôi
cũng không thể vào được trong núi. Nhưng gay go nhất vẫn là lương
thực. Ba ngày qua cả chiến khu đều ăn sắn. Những lon gạo cuối cùng
được vét được vet vét dồn cho bệnh viện với mấy chục thương binh.
Tỉnh uỷ và Uỷ ban tỉnh đã liên tiếp cử nhiều đoàn cán bộ, đêm bí mật bò
qua phòng tuyến địch, vượt sông Ô Lâu, về đồng bằng hai huyện Phong,
Quảng huy động lương thực tiếp tế cho chiến khu đang bị bao vây.
Nhưng bọn giặc bao vây chiến khu rất chặt. Không tấn công được vào
núi, chúng xoay đổi chiến thuật, vây hãm chiến khu dài ngày, cắt đứt mọi
đường tiếp tế từ đồng bằng lên. Chiến khu sẽ kiệt lương thực. Việt minh
tất phải ra hàng, nếu không hàng thì chết đói.

Trong mười hai ngày qua, hàng chục đoàn dân công tiếp tế của các xã đồng
bằng, gánh gạo, muối lên chiến khu, đã bị bọn địch phục kích tiêu diệt. Gạo,
muối lẫn với máu và xác người nằm lăn lóc trên đường từ đồng bằng lên
núi. Nhưng nhân dân các huyện đồng bằng vẫn gan góc, quyết liều thân với
giặc để cứu chiến khu. Đoàn tiếp tế này vừa ngã xuống, xác vừa được mang
về chưa kịp chôn cất, đoàn tiếp tế khác đã hăm hở lên đướng. Nhiều đoàn
đã phải đi một quãng đường dài gấp năm, gấp bảy đường chính, với hy
vọng lọt được qua vòng vây giặc. Họ băng qua Quảng Trị, vòng lên núi
xanh, rồi từ núi xanh quặt trở lại Hoà Mỹ.” [25, tr. 755].
Cũng là câu chuyện về việc người thương binh Bùi Xuân Tảo bị thương gãy
chân khi tấn công tiểu đội Âu Phi tại Biên Hòa (Đồng Nai) ngày 01 tháng 01 năm

18


1946, phải cắt chân bằng biện pháp thủ công trên chiến trường do không có thuốc
gây mê, dưới ngòi bút của nhà thơ, người đọc, người nghe phải rơi nước mắt:
“Bác sĩ đang cưa chân
một thương binh bằng cưa thợ mộc.
Bác sĩ vừa cưa, vừa khóc,
Chị cứu thương nước mắt tràn trề.
Nhìn ảnh Bác Hồ trên tấm vách tre,
Người chiễn sĩ vẫn mải mê hát.
Cưa cứ cưa, xương cứ đứt,
Máu cứ rơi từng giọt đỏ hồng.
Hai tay anh siết chặt đôi hông,
Dồn đôi phổi vào trong tiếng hát
Đoàn quân Việt Nam đi,
Chung lòng cứu quốc” [18, tr. 176-177].
Ngoài ra, có rất nhiều biểu tượng lịch sử đẹp đẽ, hùng tráng trong giai đoạn

lịch sử này mà giáo viên có thể xây dựng cho học sinh thông qua việc sử dụng tài
liệu Văn học như biểu tượng về chiến sĩ Cộng sản bất khuất, kiên cường đấu tranh
trong chốn lao tù, biểu tượng anh Vệ quốc quân, biểu tượng Chiến sĩ Điện Biên,
biểu tượng chiến khu Việt Bắc…
III.2.2. Sử dụng tài liệu Văn học để nêu câu hỏi, bài tập nhận thức
Trong mỗi tiết học, bài học, việc xác định nhiệm vụ nhận thức có ý nghĩa cực
kì quan trọng mang tính quyết định đối với hiệu quả của nó. Mục đích của việc nêu
nhiệm vụ nhận thức là giúp học sinh ý thức được những vấn đề cơ bản nhất cần phải
hiểu và nắm chắc của bài sắp học, tức là đặt ra ngay từ đầu nhiệm vụ để học sinh
hình dung trước những sự kiện và hiện tượng lịch sử cơ bản, then chốt của bài học.
Thông thường, nhiệm vụ nhận thức được giáo viên nêu lên bằng một hoặc
vài câu hỏi trước khi vào dạy bài mới để kích thích tư duy của học sinh, giúp các em
suy nghĩ, tập trung vào những nhiệm vụ cốt lõi. Quá trình của bài học diễn ra nhằm
giải quyết những nhiệm vụ nhận thức đã được đặt ra. Cuối tiết học, học sinh trả lời
được những câu hỏi đó là bài học đã đạt kết quả

19


Ngoài ra, đối với loại bài tập về nhà, giáo viên có thể hướng dẫn cho học
sinh sưu tầm những tài liệu Văn học về một số giai đoạn hoặc một số chủ đề lịch sử
như thơ văn viết về Bác Hồ, thơ văn của Bác viết về lịch sử … Làm được điều này,
chẳng những học sinh sẽ tự mình bổ sung thêm những hiểu biết về văn học, về lịch
sử mà các em còn được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
III.2.3. Sử dụng tài liệu Văn học để khái quát, rút ra bài học lịch sử
Rút ra bài học lịch sử là một đích đến của người dạy và học lịch sử. Quá
trình nhận thức, tiếp cận chân lý là quá trình “từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng; từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Trước hết, chúng ta cần phải nhận
thức rằng: “Học tập lịch sử phải đạt đến trình độ nắm quy luật và ý nghĩa thực tiễn
của việc học lịch sử là biết vận dụng những bài học của quá khứ trong cuộc sống

hiện tại. Công việc này cũng là một bộ phận quan trọng của việc phát triển tư duy
và năng lực” [13, tr. 168].
Lịch sử Việt Nam có rất nhiều bài học sâu sắc quý báu, đã được các nhà
nghiên cứu tổng kết và đúc rút ra, có sẵn trong tài liệu lịch sử, trong sách giáo khoa.
Tuy nhiên, nhiệm vụ của người giáo viên không phải là thông báo cho học sinh
những quy luật, bài học lịch sử đó, vì như thế, các em sẽ không hiểu được mối liên
hệ bên trong, bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Với cách dạy học này, quy
luật, bài học lịch sử mà các em được nghe chỉ là một sự áp đặt, giáo điều, nhồi sọ
như nhà giáo dục người Đức Disterverg đã khẳng định: người giáo viên tồi truyền
đạt chân lý, người giáo viên giỏi dạy cách tìm chân lý [13. tr. 255]. Mặt khác, sách
giáo khoa hiện nay được viết theo hướng giảm rất nhiều phần kết luận khái quát. Vì
vậy, việc giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh rút ra bài học, nêu quy luật… là
một yêu cầu không thể thiếu.
Không phải tài liệu Văn học nào cũng có thể sử dụng để rút ra bài học lịch sử
được. Điều này đòi hỏi giáo viên cần phải đầu tư nhiều công sức trong việc lựa
chọn tài liệu Văn học.
Để giúp học sinh rút ra được bài học: nhân dân ta có lòng yêu nước nồng
nàn, mỗi khi có giặc ngoại xâm thì tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước (lời Hồ Chủ tịch),

20


giáo viên đọc cho học sinh nghe đoạn thơ trích trong bài “Đất nước” của Nguyễn
Đình Thi viết trong kháng chiến chống Pháp:
Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa,
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước, thương nhà [20, tr. 33].
Để giúp học sinh rút ra chân lý: toàn dân và toàn quân đoàn kết một lòng,

quyết tâm kháng chiến cứu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng thì nhất định sẽ thắng
lợi, giáo viên có thể cung cấp cho các em tài liệu Văn học:
Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió,
Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông.
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến.
Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng,
Sức ta đã mạnh. Người ta đã đông,
Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi!
Thống nhất độc lập nhất định thành công [20, tr. 19].
III.2.4. Sử dụng tài liệu Văn học để tổ chức học tập theo nhóm.
Làm việc theo nhóm trong học tập (ở trên lớp) là phương pháp học tập tương
đối mới ở nước ta, đã và đang được áp dụng rộng rãi đồng thời thể hiện được tính
ưu việt của nó. Cách dạy học này phát huy được tính tích cực, hợp tác sáng tạo
trong học tập của học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nhiều vấn đề liên quan
đến giáo dục còn tồn tại nhiều bất cập (như mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức
nhiều, yêu cầu giáo dục cao với thời lượng dạy học có hạn) thì phương pháp làm
việc theo nhóm tỏ ra rất thích hợp. Làm việc theo nhóm trong giờ học là một cách tổ
chức dạy học yêu cầu học sinh phải nỗ lực lớn, cố gắng suy nghĩ để nêu ra được ý
kiến của mình trên cơ sở học sinh đã nghiên cứu sách giáo khoa, nghiên cứu tài liệu
Văn học đã được giáo viên cung cấp. Cách làm này giúp học sinh độc lập suy nghĩ,
tập cho các em tìm tòi nghiên cứu và tập diễn đạt suy nghĩ của cá nhân. Mặt khác,
trong trường hợp chưa đạt được sự thống nhất, các em sẽ trao đổi hoặc tranh luận
với nhau về những ý kiến chưa thống nhất. Từ đó mà các em biết bảo vệ ý kiến

21


riêng của mình, không lệ thuộc vào suy nghĩ của bạn. Đó cũng là cách góp phần
hình thành ở thế hệ trẻ lòng tự tin trong học tập.
Sử dụng tài liệu Văn học để học tập theo nhóm trong dạy học lịch sử có thể

thực hiện bằng nhiều cách. Theo chúng tôi, cách phổ biến và hiệu quả là kết hợp với
phương pháp đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận.
Ví dụ, để làm cho học sinh hiểu rõ thêm đường lối kháng chiến chống Pháp
của đảng ta, giáo viên chia lớp thành một số nhóm học tập (khoảng 4 đến 5 nhóm,
theo tổ học tập hoặc dãy bàn). Trước hết, giáo viên cung cấp cho học sinh phiếu tài
liệu Văn học toàn văn Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch:
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta
càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm
cướp nước ta một lần nữa.
Không chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo,
đảng phái, dân tộc, hễ ai là người Việt nam thì phải đứng lên đánh thực
dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm,
không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức
chống thực dân Pháp, cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến! Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn
đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh,
thắng lợi nhất định về dân tộc ta.
Việt nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm! [21, tr. 135].
Tiếp theo, giáo viên đặt ra một số câu hỏi và yêu cầu các em làm việc
theo nhóm:

22



1. Liệu chúng ta có thể tiếp tục nhân nhượng nữa không? Nếu nhân nhượng
tiếp (đáp ứng tối hậu thư của Pháp ngày 18 tháng 12 năm 1946) thì điều gì xảy xa?
2. Đường lối kháng chiến của ta được thể hiện trong đoạn tư liệu là đường lối
như thế nào?
3. Tại sao chúng ta phải thực hiện đường lối đó?
4. Thực hiện đường lối trên, chúng ta có cơ sở để tin rằng: cuộc kháng chiến
nhất định thắng lợi. Tại sao?
Mỗi nhóm sẽ thảo luận, trao đổi trong vòng 5 đến 7 phút, sau đó cử đại diện
nhóm trả lời. Giáo viên căn cứ vào kết quả làm việc của các em, vừa uốn nắn vừa
củng cố bằng những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt để đi đến câu trả lời hoàn thiện.
3.2.5. Tổ chức trò chơi lịch sử từ tài liệu Văn học.
Trò chơi, bản thân nó là một hoạt động trực tiếp với tính hấp dẫn tự thân của
mình có một tiềm năng lớn để trở thành một phương tiện dạy học hiệu quả, kích
thích sự hứng thú nhận thức và niềm say mê học tập của người học. Học tập thông
qua trò chơi sẽ giúp học sinh ghi nhớ dễ dàng và bền vững hơn.
Trò chơi học tập khác với trò chơi khác là ở chỗ, nhiệm vụ nhận thức và luật
chơi trong trò chơi đòi hỏi người chơi phải huy động trí óc làm việc thực sự nhưng
chúng lại được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thú vị (chơi là phương tiện,
học là mục đích). Học trong quá trình chơi là quá trình lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng,
tự nhiên không gò bó, khơi dậy hứng thú tự nguyện và giảm thiểu sự căng thẳng
cho học sinh.
Qua trò chơi học tập, người học tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu nhiều tri thức,
nhiều khái niệm và hình thành những biểu tượng rõ rệt về các sự việc, hiện tượng
xung quanh.
Trò chơi học tập giúp học sinh lĩnh hội những tri thức và kỹ năng khác nhau
mà không có chủ định từ trước. Mặt khác, trò chơi học tập còn giúp người học cảm
nhận được một cách trực tiếp kết quả hành động của mình, từ đó thúc đẩy tính tích
cực, mở rộng, củng cố và phát triển vốn hiểu biết của người học.
Trong dạy học chính khóa, giáo viên cũng có thể sử dụng tài liệu Văn học để

tổ chức trò chơi lịch sử. Đối với những bài học, tiết học tổng kết cuối một khóa
trình lịch sử, mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định phải hệ thống, khái quát
23


lại cho học sinh những kiến thức đã học. Với loại bài học này, nếu giáo viên không
có sự sáng tạo trong việc chuẩn bị giáo án, tổ chức phương án dạy học thì rất dễ gây
nhàm chán cho học sinh.
Ví dụ, khi dạy bài 20, Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
kết thúc (1953-1954), ở tiết học thứ 2 (tiết 34 PPCT), giáo viên có thể tổ chức một
số trò chơi lịch sử trong giờ học để làm cho tiết học sinh động, hứng thú hơn nhưng
vẫn đảm bảo tốt mục tiêu, nhiệm vụ bài học. Đây là tiết học cung cấp những kiến
thức mang tính khái quát như: nguyên thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng
chiến chống Pháp. Về phần này, giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tự học trong
sách giáo khoa. Để cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, giáo viên giành thời gian tổ chức
cho học sinh tham gia một số trò chơi. Để làm được điều này, giáo viên phải chuẩn
bị kỹ trước ở nhà.
Trước hết là trò chơi có tên gọi Đi tìm nhân vật, sự kiện.
Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị ở nhà một số phiếu tài liệu Văn học liên quan
đến những nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu giai đoạn kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược 1946-1954. Giáo viên chia lớp ra thành 2 đội (theo dãy bàn học),
quy ước là đội A và đội B. Mỗi đội có 01 đội trưởng. Giáo viên trực tiếp tham gia
làm người quản trò.
Luật chơi: Học sinh ngồi yên lặng, tập trung nghe người quản trò đọc 1 tài
liệu Văn học. Nếu có điều kiện thì dùng đèn chiếu cho học sinh xem. Giáo viên yêu
cầu học sinh không được sử dụng tài liệu. Ai vi phạm sẽ mất quyền chơi và đội bị
trừ 05 điểm. Sau khi đọc xong, giáo viên nêu câu hỏi. Học sinh của 2 đội chú ý
nghe để bấm chuông giành quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được tính 10 điểm.
Nếu đội này trả lời sai thì đội còn lại được quyền trả lời tiếp. Đến khi xong trò chơi,
đội nào giành nhiều điểm hơn là chiến thắng. Để thêm phần hấp dẫn, giáo viên có

thể mua một số bút viết làm phần thưởng cho đội thắng.
Bắt đầu trò chơi:
Giáo viên cung cấp phiếu tài liệu Văn học sau:
“Sông Lô đầy xác.

24


Ngày 10 tháng 11 năm 1947, bộ đội Pháp kéo xuống sông Gâm. Bên thủy
thì do quan tư Kergaravat và Petit chỉ huy. Bê bộ thì do quan ba Bruneau
lãnh đạo.
Bộ đội Pháp đang nghênh ngang kéo đi đến ngã ba sông Lô thì bất thình
lình đại bác, bazoka, súng máy, súng trường, lựu đạn ta bắn vào. Tiếng
đạn lẫn tiếng reo làm vang trời chuyển đất.
Kết quả, trận phục kích này Pháp bị đắm hai thuyền, ba tàu bị hỏng, hơn
350 quan và lính chết đạn, chết cháy và chết trôi.
Từ hai giờ trưa đến ba giờ sáng lửa cháy vùn vụt, xác nổi lềnh bềnh hơn một
cây số trên sông Lô. Đến nỗi nước sông thối máy ngày không dùng
được.”[16, tr. 75].
Và đưa ra một số câu hỏi:

1.

Trận đánh trên diễn ra ở địa phương nào (huyện, tỉnh)?

2.

Trận đánh trên thuộc chiến dịch nào?

3.


Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 do ta hay địch chủ động tấn công?

4.

Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947?
Tiếp theo, giáo viên cung cấp phiếu tài liệu văn học khác:
“Chống gậy lên non xem trận địa,
“Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây.
“Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu đẩu,
“Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy”. .”[16, tr. 91].
Và câu hỏi kèm theo:

1.

Bài thơ trên nói về sự kiện gì?

2.

Ai là tác giả bài thơ trên?

3.

Ai “Chống gậy lên non xem trận địa”?

4.

Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 do ta hay địch chủ động tấn công?

5.


Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu-đông 1950.
Tương tự như vậy, giáo viên cung cấp phiếu tài liệu văn học và đạt câu hỏi
về các sự kiện tiêu biểu khác. Việc học sinh tham gia trả lời các câu hỏi giúp cho

25


×