Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Sử dụng bản đồ điện tử nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954, lớp 12 trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

-------------------

BÙI THỊ KHÁNH LY

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐIỆN TỬ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1945 – 1954, LỚP 12 TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THƠNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH ĐÌNH TÙNG

HÀ NỘI - 2012


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, với xu thế phát triển của thời đại thông tin và công nghệ, giáo
dục có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh t ế - xã hội. Từ đa ̣i hô ̣i VI
của Đảng các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương II khóa VIII đã xác
đinh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục
̣

- đào tạo, khắ c phục lố i



truyề n thụ một chiề u , rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học ”. Chính vì
lẽ đó, trong những năm gầ n đây có những thay đổ i ma ̣nh mẽ theo hướng áp
dụng các phương pháp tiên tiến , phương tiê ̣n hiê ̣n đa ̣i vào quá trình d ạy học,
đảm bảo điề u kiê ̣n thời gian tự ho ̣c

, tự nghiên cứu cho HS và phù hơ ̣p với

từng môn ho ̣c .
Đổi mới phương pháp d ạy học là yêu cầ u bắ t buô ̣c đố i với ngành giáo
dục nói chung và GV nói riêng đ ể đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong
thời đại mới, không chỉ là truyền thụ kiến thức đơn thuần đến HS mà quan
trọng hơn phải phát huy tinh tich cực chủ đô ̣ng sáng ta ̣o của HS trong h ọc tập.
́
́
Đặc biệt đối với bộ môn Lịch sử, khi vẫn còn nhiều quan niệm cho rằng: Lịch
sử là môn phụ; chỉ cần học thuộc sự kiện, không cần tư duy sáng tạo, học
Lịch sử không phục vụ nhiều cho c̣c sống... thì u cầu dạy học để khơi dậy
sự hứng thú của HS là vô cùng quan trọng.
Với đặc trưng cơ bản của kiến thức lịch sử là mang tính q khứ, tính
cụ thể, tính khơng lặp lại… song q trình nhận thức nói chung, nhận thức
trong học tập lịch sử của HS nói riêng tuân theo quy luật: “Từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”, nên trong
dạy học Lịch sử ở trường phổ thông nguyên tắc trực quan là nguyên tắc tối
cần thiết. Nguyên tắc này được thể hiện rõ nét nhất thông qua phương pháp sử
dụng đồ dùng trực quan. Có thể nói, đồ dùng trực quan là “cầu nối” sinh động
giữa hiện tại với quá khứ lịch sử.

1



Trong hệ thống đồ dùng trực quan của bộ môn Lịch sử ở trường phổ
thông hiện nay, bản đồ là một trong những loại đồ dùng trực quan quy ước
phổ biến nhất. Cùng với những thành tựu của công nghệ thông tin ứng dụng
trong dạy học, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng bản đồ và tạo ra những bản
đồ điện tử có khả năng ứng dụng cao. Bản đồ điện tử không chỉ giúp người
học xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định,
giúp những sự kiện đó trở nên sinh động hơn, trên cơ sở đó người học suy
nghĩ, giải thích các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, về tính quy
luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử và củng cố kiến thức đã học.
Mặt khác, việc lưu giữ hình ảnh, sử dụng BĐĐT cũng khá đơn giản và thuận
tiện khi có sự hỗ trợ của CNTT. Những trên thực tế trong các trường phổ
thông hiện nay việc sử dụng bản đồ điện tử kết hợp với bài giảng vẫn còn hạn
chế: chủ yếu là giáo viên sử dụng ln những bản đồ có sẵn trong sách giáo
khoa, không cần tốn thời gian sưu tầm, chỉnh sửa… Tuy nhiên, do giới hạn
của khổ giấy nên kích thước bản đồ nhỏ, khó theo dõi chung cả lớp, và khó
thu hút sự chú ý của học sinh. Vì vậy, để bài giảng lịch sử sinh đợng, hấp dẫn,
giúp người học có những biểu tượng sinh đợng, cụ thể về các sự kiện, hiện
tượng lịch sử, trong quá trình dạy học, giáo viên cần sưu tầm, sử dụng đa
dạng hơn các loại bản đồ, đặc biệt là bản đồ điện tử với những hiệu ứng sinh
động để phát huy được thế mạnh, hiệu quả của nó trong dạy học Lịch sử, làm
cho giờ học sinh động, hấp dẫn, tạo được sự hứng thú cho người học và từ đó,
hiệu quả học tập sẽ được nâng lên rõ rệt. Chính vì vậy tơi xin mạnh dạn
nghiên cứu đề tài: “Sử dụng bản đồ điện tử nhằm năng cao chất lượng dạy
học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 lớp 12 ở trường THPT
(chương trình chuẩn)” để đưa ra những biện pháp sử dụng bản đồ điện tử
hợp lý, giúp GV nâng cao chất lượng bài giảng và phát huy tính tích cực, sáng
tạo của học sinh trong học tập lịch sử.

2



2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
* Nguồn tài liệu của các nhà giáo dục học và giáo dục lịch sử ở nước ngoài:
Đầu tiên phải kể đến nhà giáo dục lịch sử Liên Xô (cũ) - N. G. Đairi
với cơng trình: Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào? (Đặng Bích Hà và
Nguyễn Cao Lũy dịch “Chương 1: Những yêu cầu quan trọng nhất của giờ
học và của việc chuẩn bị giờ học”, Nxb GD, H, 1973). Trong cuốn sách dịch
này, ở phần III – “Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh” (chiếm phần
lớn dung lượng của sách, tác giả nhấn mạnh đến hoạt động nhận thức độc lập
của người học: bản chất của hoạt động độc lập của học sinh, biểu hiện của
hoạt động độc lập của học sinh; các biện pháp tổ chức hoạt động độc lập của
học sinh trong dạy học lịch sử).
Cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào” của
I.F.Kharlamôp (Nguyễn Thị Trang và Nguyễn Ngọc Quang dịch, Nxb GD, H,
1978) đã đề cập tới những biện pháp nhằm kích thích hoạt đợng nhận thức
cua học sinh khi trình bày bài mới, khi củng cố kiến thức, khi ôn tập tài liệu
đã học và khi tổ chức công tác tự học cho học sinh..
Cuốn “Các phương pháp dạy học hiệu quả” của nhóm tác giả Robert J.
Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock (Hồng Lạc dịch, Nxb GD, TP
HCM, 2005) gồm 13 chương trong đó từ chương 2 đến chương 10 trình bày
các phương pháp dạy học dựa trên các cơng trình nghiên cứu giáo dục ở Mỹ
tương ứng với 9 phương pháp dạy học có hiệu quả. Sách gợi mở cho độc giả
các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học.
* Tài liệu của các nhà giáo dục học ở trong nước
Giáo trình “Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt (Tập 1,
Nxb GD, H, 1987) có đề cập đến các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh.
Bài viết “Dạy học cá biệt – một biện pháp nâng cao tính tích cực”
(Đặng Hữu Gia, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 3/1998) đã đề cập đến dạy


3


học theo xu hướng cá biệt hóa có vai trị lớn trong phát huy tính tích cực học
tập của học sinh.
Bài viết “Phương pháp dạy học tích cực” của GS. TS Trần Bá Hồnh
(Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 4/2000) đã phác thảo bức tranh tổng quát về
phương pháp dạy học tích cực.
TS Đặng Thành Hưng trong cuốn “Dạy học hiện đại: lí luận – biện
pháp – kĩ thuật” (Nxb ĐHQG, H, 2002) đề cập đến nhiều vấn đề của lí luận
dạy học hiện đại, trong đó có lí luận, biện pháp, và kĩ thuật phát huy tính tích
cực học tập của học sinh.
Nguồn tài liệu của các nhà giáo dục trong và ngoài nước dù không liên
quan trực tiếp đến vấn đề sử dụng bản đồ nhưng có vai trò quan trọng trong
định hướng việc phát huy tính tích cực của HS khi vận dụng cụ thể qua
phương tiện trực quan là bản đồ mà đề tài nghiên cứu, áp dụng.
* Tài liệu của các nhà phương pháp dạy học Lịch sử Việt Nam
Có thể khẳng định rằng, việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và
việc sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử nói riêng luôn được các nhà giáo
dục Việt Nam quan tâm từ lâu. Cho đến nay, tác giả đã tiếp cận được những
cơng trình, bài viết chủ ́u liên quan đến đề tài như sau:
Trước hết là cuốn: “Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử” (Nxb
Giáo dục, H, 1975) của tác giả Phan Ngọc Liên, Phạm Kỳ Tá đã đề cập khá
căn bản về phân loại phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan có tính chất phở
biến trong dạy học Lịch sử, trong đó, cách sử dụng các loại bản đồ được đề
cập khá sâu sắc. Tuy nhiên, vì xuất bản từ những năm 70 của thé kỉ XX, do
điều kiện cụ thể lúc đó, phần ứng dụng các phương tiên kĩ thuật trong dạy học
lịch sử còn chưa được sách đề cập đến.
Giáo trình “Bản đồ giáo khoa (sách dùng cho sinh viên khoa Lịch sử)”

của tác giả Lâm Quang Dốc (Nxb ĐHSP, H, 1997) đã đề cập những vấn đề cơ
bản về khái niệm, đặc điểm, tính chất, cách sử dụng và xây dựng các loại bản

4


đồ trong dạy học Lịch sử. Tuy nhiên, giáo trình do tác giả là chuyên gia bản
đồ học của khoa Địa lý viết nên vấn đề phương pháp sử dụng bản đồ lịch sử
còn chưa được phân tích sâu sắc, còn thiếu yếu tố lịch sử, nhiều khi “quá
nặng” về bản đồ học của khoa học Địa lý.
Tiếp theo, phải kể đến các “đời” giáo trình phương pháp dạy học lịch
sử: giáo trình “Phương pháp dạy học Lịch sử” (Nxb ĐHSP, H, tái bản lần thứ
nhất, 1998) của Trần Văn Trị và Phan Ngọc Liên; giáo trình “Phương pháp
dạy học Lịch sử” (2 tập, Nxb ĐHSP, H, 2002 và tái bản có sửa chữa năm
2009) của nhóm tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng,
Nguyễn Thị Côi đã dành dung lượng khá lớn đề cập đến biện pháp sử dụng đồ
dùng trực quan trong dạy học lịch sử, trong đó có cách sử dụng các loại bản
đồ thông thường; giáo trình “Hệ thống phương pháp dạy học Lịch sử ở trường
trung học cơ sở” (Nxb ĐHSP, H, 2005) do PGS.TS Trịnh Đình Tùng chủ biên
đề cập đến hệ thống đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử khá chi tiết, đầy
đủ gồm hệ thống các đồ dùng trực quan truyền thống và hệ thống đồ dùng
trực quan hiện đại.
Trong đề tài cấp Bộ “Bản đồ lịch sử cải cách giáo dục ở trường phổ
thông” mã số B93 – 24 – 1C – 53) do PGS. TS Trịnh Đình Tùng chủ nhiệm,
các tác giả đã đề cập một cách căn bản cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn
đề sử dụng một số loại bản đồ lịch sử. Tuy nhiên sách mới dùng lại ở nêu nợi
dung chính, mợt số hướng dẫn sử dụng bản đồ dạy học lịch sử giai đoạn trước
1945 của lịch sử Việt Nam.
Các sách bồi dưỡng thường xuyên chi GV lịch sử THPT hoặc các tài
liệu bồi dưỡng thay sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 THPT đều đề cập đến

nguyên tắc chung về sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
Bài viết “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh” của PGS. TS Trịnh Đình Tùng trong cuốn “Đổi

5


mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông (một số chuyên đề)” do
GS. TS Phan Ngọc Liên chủ biên (Nxb ĐHSP, H, 2005) đã phản ảnh một
cách tồn diện về quan niệm tính tích cực học tập của học sinh trong dạy hoc
lịch sử, về đặc điểm của quá trình dạy học lịch sử trong mối liên hệ với việc
phát huy tính tích cực của học sinh, về các biện pháp chủ yếu nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử.
Bài viết “Thiết kế và sử bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử
ở trường phổ thông” của GS. TS Nguyễn Thị Cơi và Đoàn Văn Hưng trong
Tạp chí Thiết bị Giáo dục số 35- 2008 đã đưa ra một số yêu cầu cơ bản của
việc thiết kế bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông đồng thời thiết kế và sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học
bài “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc, giải phóng hồn tồn
miền Nam (1973 -1975)” – lớp 12. Từ đó, phát huy năng lực ứng dụng CNTT
của GV và HS trong việc khắc phục những khó khăn về thiết bị dạy học và
đáp ứng kịp thời, hiệu quả những yêu cầu dạy học của bộ môn.
* Các luận văn về phương pháp dạy học lịch sử
Luận văn thạc sĩ “Thử nghiệm một loại bản đồ giáo khoa lịch sử treo
tường” của học viên Đoàn Văn Hưng (ĐHSP, H, 1998) đã phân tích cụ thể về
quan niệm, vai trò, ý nghĩa, biện pháp sử dụng, cách thức xây dựng của một
dạng bản đồ treo tường thử nghiệm trong dạy học Lịch sử.
Luận văn thạc sĩ “Sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 –

1954 ở trường THPT tỉnh Sơn La (chương trình chuẩn)” - 2009 của học viên
Nguyễn Phùng Tám đã nghiên cứu toàn diện về quan niệm đặc điểm, vai trò
biện pháp sử dụng của các bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học Lịch sử
Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1954.
Khóa luận tốt nghiệp ngành SP Lịch sử trường Đại học Giáo dục - Đại
học Quốc gia Hà Nội năm 2011 “Xây dựng và sử dụng bản đồ điện tử trong

6


dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 (chương trình chuẩn) với sự hỗ trợ của phần
mềm Macromedia flash 8.0” của Nguyễn Thị Nụ đã khái quát đặc điểm, yêu
cầu và quy trình sử dụng chung của BĐĐT, trên cơ sở đó ứng dụng phần mềm
mới để thiết kế hai BĐĐT về chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 và
chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, sử dụng trong DHLS rất hiệu quả.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sử dụng BĐĐT trong dạy
học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 – 1954 (Lịch sử lớp 12, chương trình
chuẩn) nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
4.1. Mục đích
Đề xuất các biện pháp sử dụng BĐĐT nhằm nâng cao chất lượng dạy
học lịch sử Việt Nam) giai đoạn 1945 – 1954 lớp 12 ở trường THPT (chương
trình chuẩn).
4.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề sử dụng BĐĐT nhằm nâng cao chất
lượng dạy học Lịch sử ở trường THPT.
- Điều tra thực trạng việc sử dụng BĐĐT nhằm nâng cao chất lượng
dạy học Lịch sử ở trường THPT.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 –

1954 Lịch sử lớp 12, chương trình chuẩn.
- Đề xuất các biện pháp pháp sử dụng BĐĐT nhằm nâng cao chất
lượng dạy học lịch sử Việt Nam) giai đoạn 1945 – 1954 lớp 12 ở trường
THPT (chương trình chuẩn).
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi, tính đúng
đắn của đề tài nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu

7


Các biện pháp pháp sử dụng BĐĐT nhằm nâng cao chất lượng dạy học
lịch sử Việt Nam) giai đoạn 1945 – 1954 lớp 12 ở trường THPT (chương trình
chuẩn) áp dụng cho bài nghiên cứu kiến thức mới và tiến hành thực nghiệm sư
phạm nội dung một tiết học cụ thể ở trường THPT Hà Nội.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tác phẩm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, của Hồ Chí Minh,
các văn kiện của Đảng, Nhà nước ta bàn về nhận thức, về giáo dục nói chung
và giáo dục lịch sử nói riêng.
- Nghiên cứu các cơng trình của các nhà giáo dục, các nhà giáo dục lịch
sử và các tài liệu khác.
- Nghiên cứu hệ thống các BĐĐT cùng những phầm mềm ứng dụng cơ
bản (PowerPoint, Plash 7.0,…) trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn
1945 – 1954 hiện có cả về nợi dung lịch sử và hình thức của BĐ.
- Phương pháp điều tra: kết hợp cả hai dạng điều tra cơ bản và điều tra
xã hội học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm tồn phần ở mợt số trường THPT
có tính điển hình trong cụm Ba Đình – Tây Hồ (Hà Nội).
7. Giả thuyết khoa học
Trong dạy học Lịch sử ở nhà trường THPT, nếu có được các biện pháp

sử dụng BĐĐT theo đúng những yêu cầu mà luận văn đưa ra sẽ là một trong
những biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử nói chung
và Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 lớp 12 ở trường THPT nói riêng.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn làm phong phú thêm lý luận phương pháp dạy học lịch sử nói
chung, lý luận sử dụng BĐĐT nói riêng nhằm nâng cao chất lượng dạy học
lịch sử ở trường THPT.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn

8


- Là tài liệu tham khảo có giá trị thực tiễn cao đối với sinh viên ngành
sư phạm lịch sử trong q trình học tập mơn Lý luận và phương pháp dạy học
Lịch sử.
- Là tài liệu tham khảo thiết thực cho GV Lịch sử ở các trường phổ
thông.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, về nội dung
đề tài gồm hai chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng bản đồ điện tử
trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Chương II: Các biện pháp sử dụng bản đồ điện tử nhằm nâng cao chất
lượng dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945- 1954 lớp 12 trường THPT
(chương trình chuẩn). Thực nghiệm sư phạm

9



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢN
ĐỒ ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THƠNG
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.1. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường trung học phổ thơng
Theo “Chương trình giáo dục phở thông môn Lịch sử” do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành năm 2006, về mục tiêu tổng quát, “nhằm giúp học sinh
có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế
giới; góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng
yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các
năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội”
[1,tr. 5]. Các mục tiêu cụ thể của môn Lịch sử ở trường phổ thông được thể
hiện trên ba phương diện.
Về kiến thức:
- Biết được các sự kiện lịch sử tiêu biểu, những bước phát triển chủ yếu,
những chuyển biến quan trọng của lịch sử thế giới từ thời nguyên thủy đến
nay. Chú trọng đến những nội dung quan trọng nhất để hiểu biết về quá trình
phát triển của lịch sử loài người, những nền văn minh, những mơ hình xã hợi
tiêu biểu, lịch sử của các nước trong khu vực và các sự kiện lịch sử thế giới có
ảnh hưởng lớn, liên quan đến lịch sử nước ta.
- Hiểu rõ quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến nay,
trên cơ sở nắm vững những sự kiện tiêu biểu từng thời kì, những chuyển biến
lịch sử và sự phát triển hợp quy luật của lịch sử dân tộc trong sự phát triển
chung của thế giới.
- Hiểu biết về một số nội dung cơ bản, cần thiết về nhận thức xã hội
như: kết cấu xã hội loài người, mối quan hệ giữa các yếu tố trong cơ cấu hệ

10



thống xã hợi, vai trị to lớn của sản x́t (vật chất, tinh thần) trong tiến trình
lịch sử, vai trị của quần chúng nhân dân và cá nhân, nguyên nhân và động lực
tạo ra các chuyển biến lịch sử, quy luật vận động của lịch sử…
Về kĩ năng:
- Hình thành các kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn như:
+ Xem xét các sự kiện lịch sử trong các quan hệ thời gian, không gian.
+ Làm việc với sách giáo khoa và các nguồn sử liệu.
+ Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá các sự kiện, hiện
tượng, nhân vật lịch sử.
- Bồi dưỡng năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong
học tập lịch sử (từ kĩ năng điều tra, thu thập, xử lý thông tin…, đến kĩ năng
vận dụng kiến thức đã học vào tiếp thu kiến thức mới và vận dụng vào thực
tiễn cuộc sống…).
- Hình thành năng lực tự học, tự làm giàu tri thức lịch sử cho học sinh
thông qua các nguồn sử liệu khác nhau (đã có và phát hiện mới).
Về tình cảm, thái đợ, tư tưởng:
- Có tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với u chủ nghĩa xã hợi,
lịng tự hào dân tợc, có thái độ trân trọng đối với các di sản trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc.
- Trân trọng nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, có tinh thần
quốc tế chân chính, vì hịa bình, tiến bợ xã hợi.
- Có niềm tin và sự phát triển từ thấp đến cao, từ lạc hậu đến văn minh
của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc.
- Có những phẩm chất cần thiết của người cơng dân: thái đợ tích cực
trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nước – cộng đồng; yêu
lao động; sống nhân ái, có kỉ luật, tơn trọng và làm theo pháp luật, có tinh
thần đoàn kết và đồn kết quốc tế cao…

11



Để thực hiện mục tiêu của môn Lịch sử nêu trên và nâng cao chất
lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT, cần tiến hành tổng thể các
biện pháp. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh là mợt trong những biện pháp hành đầu, có vai
trị quyết định.
1.1.2. Đặc điểm của kiến thức lịch sử.
Kiến thức lịch sử mang tính q khứ: Lịch sử là mợt một môn học đặc
thù, kiến thức lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Đặc trưng cơ bản
của mơn Lịch sử là đi nghiên cứu tìm hiểu từ xa đến gần, từ quá khứ đến hiện
tại, từ phức tạp đến đơn giản... Chính vì thế nhiệm vụ của dạy học lịch sử là
khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ q khứ, vận dụng
nó vào trong c̣c sống hiện tại và tương lai. Trong việc khôi phục lại bức
tranh quá khứ một cách sinh động, phương tiện trực quan là một yếu tố hết
sức cần thiết. Để đảm bảo nguyên tắc trực quan trong dạy học lịch sử, GV
phải tạo được các biểu tượng lịch sử chân thực không những bằng ngôn ngữ
mà phải kết hợp với các phương tiên phi ngôn ngữ khác, trong đó không thể
không kể đến ĐDTQ mà BĐĐT là một trong những ĐDTQ quy ước tiêu biểu
và hiện đại nhất.
Kiến thức lịch sử mang tính không lặp lại. Mọi sự kiện, hiện tượng lịch
sử đều gắn với không gian, thời gian, nhân vật... nhất định nên nhìn chung
kiến thức lịch sử mang tính khơng lặp lại. Nếu có sự “lặp lại” thì cũng là sự
lặp lại trên cơ sở sự kế thừa, phát triển. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu: dạy học
Lịch sử phải xem xét tính cụ thể cả về thời gian, khơng gian, nhân vật... làm
nảy sinh, tác động đến sự kiện.
Kiến thức lịch sử mang tính cụ thể được biểu hiện ở mỗi sự kiện, hiện
tượng lịch sử đều gắn với những không gian, thời gian, nhân vật... riêng; lịch
sử của mỗi nước, mỗi dân tợc, vùng miền... có diện mạo riêng; tiến trình phát
triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tợc khơng giống nhau... Vì vậy, dạy học Lịch


12


sử càng cụ thể bao nhiêu, càng sinh động bao nhiêu thì càng hấp dẫn bấy
nhiêu. Về mặt phương tiện dạy học Lịch sử, thực hiện yêu cầu này, hệ thống
các ĐDTQ nói chung, BĐĐT nói riêng phải đầy đủ và sinh đợng. Trong q
trình thực hiện mợt bài học nợi khóa, sử dụng BĐĐT lịch sử là mợt trong
những biện pháp có ưu thế hàng đầu trong việc hình thành ở HS những biểu
tượng lịch sử về không gian địa lý – nơi diễn ra các sự kiện lịch sử một cách
chân thực, sinh động nhất đặc biệt trong điều kiện mới với sự ứng dụng hiệu
quả của CNTT.
Kiến thức lịch sử mang tính hệ thống (tính lơgíc lịch sử). Về mặt
phương pháp luận, khái niệm lịch sử được hiểu ở hàm nghĩa thứ nhất là bao
gồm tất cả những gì đã diễn ra trong xã hội loài người trên mọi phương diện;
kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự… SGK Lịch sử ở trường phổ thông dù
tinh giản song cũng phải bao quát được các mặt đó. Những nợi dung kiến thức
lịch sử này có mối quan hệ ngang dọc, trước sau phức tạp. Tùy từng mức độ
cụ thể, dạy học Lịch sử ở trường phổ thông phải có được tư duy lôgic, biện
chứng. Do vậy, trong dạy học Lịch sử, GV cần phát triển tính tích cực của HS
mà cao nhất là phát triển tư duy độc lập của các em.
Ngoài các đặc điểm trên, kiến thức lịch sử mang tính thống nhất giữa
“sử” và “luận”. Yếu tố “sử” bao gồm những sự kiện, hiện tượng lịch sử đã
diễn ra, được khoa học xác minh, thuộc về hiện thực khách quan, tồn tại độc
lập với ý thức của con người. Bên cạnh đó, yếu tố “luận” kinh nghiệm… trên
cơ sở yếu tố “sử”. Tính thống nhất giữa “sử” và “luận” biểu hiện ở chỗ; mọi
nhận xét, đánh giá, bình luận… phải trên cơ sở hiện thực khách quan. Chỉ có
đứng trên lập trường mácxít – lêninnít, trên lập trường của giai cấp cơng nhân
mới đảm bảo tính thống nhất này. Mặt khác, yếu tố “luận” tạo điều kiện để
phát triển tư duy HS. Nó chứng tỏ rằng, học tập lịch sử khơng phải nhớ mợt

cách máy móc mà rất cần tư duy, trí thông minh của HS.

13


Trong dạy học Lịch sử, tùy trình độ nhận thức của HS, GV không dừng
ở mức độ tái hiện bức tranh lịch sử khách quan một cách đơn thuần mà trên
cơ sở bức tranh hiện thực khách quan đó, GV phải hướng HS rút ra những
nhận xét, đánh giá, bình luận… xác đáng, hữu ích. Thực hiện yêu cầu này,
bên cạnh việc quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, của Đảng, Nhà nước về nhận thức, về giáo dục và giáo dục lịch sử
còn đòi hỏi ở người GV lịch sử phải phát huy tính tích cực của HS, phải định
hướng tư duy HS.
Những đặc điểm trên đây quy định con đường hình thành kiến thức lịch
sử cho HS được thực hiện thông qua việc cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng,
hình thành khái niệm, nêu quy luật, rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử cho
hiện tại và tương lai. Để thực hiện tốt con đường này trong dạy học Lịch sử,
người GV cần thiết phải sử dụng ĐDTQ nói chung, BĐĐT nói riêng khi có sự
đảm bảo của điều kiện vật chất trường lớp.
1.1.3. Đặc diểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông
Ở lứa tuổi này, do sự phát triển và hồn thiện dần về trí tuệ và thể chất,
dẫn đến những thay đổi lớn về tâm lý và sự định hình nhân cách. Trong đó
tâm lý muốn trở thành người lớn và năng lực tích cực, đợc lập suy nghĩ là đặc
điểm chủ đạo. Nếu như HS trung học cơ sở về nhận thức mới dừng lại ở nhận
thức cảm tính thì đến THPT (nhất là HS lớp 12), nhận thức lý tính ngày càng
biểu hiện rõ nét và đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động nhận thức. Nét độc
đáo là học sinh THPT luôn có xu hướng tiếp xúc với các mơn khoa học, thích
tìm hiểu và khám phá những kiến thức mới, đặc biệt là sự thích ứng rất nhanh
với cơng nghệ thơng tin mới. Vì vậy, với những phương pháp dạy học mới
hay những phương tiện học tập mới sẽ thu hút được sự hứng thú nhiều hơn từ

học sinh.

14


Đặc biệt, với học sinh lứa tuổi THPT ở thủ đô, với sự quan tâm tạo điều
kiện của gia đình và sự phát triển chung của hạ tầng đô thị. Việc ứng dụng
CNTT trong học tập và đời sống là một nhu cầu tất yếu của mỗi học sinh.
1.1.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh trong học tập Lịch sử.
Nhận thức trong học tập Lịch sử tuân theo quy luật: “Từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Tuy nhiên,
do kiến thức lịch sử có những đặc trưng riêng với tính q khứ, tính khơng lặp
lại, tính cụ thể… nên quá trình nhận thức lịch sử mang những độc đáo so với
q trình nhận thức của các mơn học khác. Sự khác biệt này thể hiện lớn nhất
ở chỗ, giai đoạn trực quan trong nhận thức lịch sử là q trình HS tiếp xúc với
tri thức lịch sử mợt cách gián tiếp qua các nguồn tài liệu và ĐDTQ, chứ các
em không thể “trực quan sinh động” quá khứ lịch sử. Trên cơ sở đó, giai đoạn
trừu tượng là giai đoạn mà HS thông qua các thao tác tư duy của mình để nắm
vững bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử, hệ thống các khái niệm và rút
ra quy luật, bài học (nếu có). Giai đoạn cuối cùng của nhận thức những kiến
thức lịch sử là giai đoạn vận dụng những hiểu biết lịch sử vào nhận thức
những kiến thức mới, cao hơn là để cải tạo c̣c sống.
Như vậy, trong các giai đoạn của q trình nhận thức lịch sử, giai đoạn
trực quan đóng vai trò khởi đầu cho cả quá trình. Để thực hiện giai đoạn nhận
thức này trong dạy học Lịch sử, GV và HS cần phải sử dụng ĐDTQ, BĐĐT.
1.1.5. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Thực tế cho thấy, trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, đổi mới
phương pháp dạy học luôn là yêu cầu hàng đầu, mang tính đột phá. Bên cạnh
một số thành tựu đã được khẳng định, sự nghiệp đổi mới phương pháp dạy
học vẫn còn nhiều hạn chế, còn chậm đổi mới sơ với thực tế, hiệu quả đổi mới

chưa đồng bợ, đặc biệt “chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của
người học. Giáo dục – đào tạo chưa kết hợp được với lao động sản xuất, nhà
trường chưa gắn liền với gia đình và xã hội”.

15


Bản chất của đổi mới phương pháp dạy học đã được Nghị quyết Trung
ương II khóa VIII chỉ rõ là phải: “khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các
phương pháp dạy học tiên tiến vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và
thời gian tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất
là thanh niên”. Với định hướng này, hiện nay, xu hướng đổi mới phương
pháp dạy học nói chung và đởi mới phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng là
xu hướng chủn từ mơ hình dạy học lấy “giáo viên làm trung tâm” sang mơ
hình dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”. Thực chất của dạy học “lấy học
sinh làm trung tâm” chính là phát huy một cách cao nhất tính tích cực, chủ
đợng của học sinh trong học tập.
Trong thời đại “bùng nổ thông tin” như hiện nay, đổi mới phương pháp
dạy học bằng công nghệ thông tin (CNTT) được xem là một chủ đề lớn được
UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành đợng trước ngưỡng cửa
thế kỷ XXI. Trong thập niên cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế
kỷ này, nắm bắt kịp thời xu thế tất yếu của thời đại, Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm đến vấn để ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hợi,
trong đó có giáo dục. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử
cũng là một yêu cầu cấp thiết. Từ đó, việc tạo ra những bản đồ điện tử trong
dạy học lịch sử là cách tốt nhất để thu hút sự hứng thú của học sinh và nâng
cao chất lượng dạy và học Lịch sử với những nội dung phù hợp.
1.1.6. Quan niệm về bản đồ điện tử trong dạy học Lịch sử ở trường trung
học phổ thông

1.1.6.1. Quan niệm về bản đồ trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Xuất phát từ mục tiêu sử dụng trong dạy học Địa lý và Lịch sử,
U.C.Bilich và A.C. Vasmuc đã định nghĩa: “Bản đồ giáo khoa là những bản
đồ sử dụng trong mục đích giáo dục, chúng cần thiết cho việc giảng dạy và
học tập ở tất cả các cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức, tạo nên một hệ thống

16


giáo dục cho tất cả các tầng lớp dân cư từ học sinh đến việc đào tạo chuyên
gia”. Định nghĩa này cho chúng ta quan niệm khá diện và đúng đắn về BĐGK.
Nội hàm đặc trưng nhất mà định nghĩa nhấn mạnh là nêu rõ mục đích của
BĐGK là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập ở ngành giáo dục gồm tất cả
các cấp bậc giáo dục, từ giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp đến giáo
dục đại học, dưới mọi hình thức (bao gồm cả hình thức nợi khóa và hình thức
ngoại khóa).
Từ quan niệm như trên, BĐGK có những đặc trưng, tính chất chủ yếu
sau đây:
Mợt là, tính khoa học. Tính khoa học của BĐGK trước hết và trên hết
thể hiện ở tính chính xác của cơ sở toán học. Cơ sở toán học của BĐ chủ yếu
bao gồm hệ thống lưới chiếu đồ, tỉ lệ BĐ. Chính vì vậy, việc thành lập BĐ nói
chung, BĐGK nói riêng phải do cơ quan chuyên môn đảm nhiệm.
Hai là, tính sư phạm – tính giáo khoa.
Trước hết, về hình thức, tính sư phạm – tính giáo khoa của BĐGK
được thể hiện ở tính trực quan. Tính trực quan biểu hiện ở tốc độ nhận biết
các đối tượng và hiện tượng trên BĐ. Tốc độ nhận biết này càng nhanh, tính
trực quan càng cao. Đặc biệt, BĐGK là những BĐ sử dụng trong mục đích
giáo dục, là phương tiện phục vụ việc dạy, học của GV và HS, tính trực quan
của BĐ là mợt trong những u cầu đầu tiên, nhất là đối với các BĐĐT. Đồng
thời, thông qua yếu tố “điện tử” (CNTT) thì yếu tố trực quan trở nên sinh

động và phong phú hơn phục vụ tốt cho tở chức dạy học tồn lớp. Đây là đặc
trưng quan trọng nhất của BĐGK – loại bản đồ dùng trong trường học.
Về nội dung, BĐGK khác với BĐ tra cứu ở chỗ, “trọng tải” của BĐ
không lớn và có nợi dung phù hợp với chương trình giảng dạy của từng lớp,
từng cấp học. Do vậy, BĐGK nói chung và BĐGK lịch sử nói riêng là mợt tư
liệu khoa học độc lập của nhà trường, nó được ví như “cuốn sách giáo khoa
thứ hai”. Tính sư phạm của BĐGK được thể hiện ở những điểm chủ yếu:

17


- BĐGK là loại bản đồ được thiết kế phù hợp với chương trình của từng
cấp học, từng lớp học, phù hợp với trình độ học sinh.
- Nội dung của bản đồ liên hệ chặt chẽ, thống nhất với nội dung sách
giáo khoa. Nội dung BĐ biểu hiện những nội dung cơ bản của bài học, phục
vụ mục đích, nhiệm vụ học tập. Nếu sách giáo khoa thay đởi thì nội dung của
BĐGK tương ứng cũng phải thay đổi theo. Nợi dung bản đồ cần đảm bảo tính
vừa sức, phù hợp với nội dung bài học, với yêu cầu học tập.
- Lưới chiếu, tỉ lệ của BĐGK không chỉ phù hợp với nợi dung bài học
mà cịn phải phù hợp với đối tượng học sinh từng cấp, từng lớp cụ thể.
- Hệ thống chữ viết, đường nét, kí hiệu giữa các BĐGK phải thống nhất
từ lớp đầu cấp đến cuối cấp.
- Bố cục BĐ hợp lý, trình bày đẹp không chỉ giúp học sinh hứng thú,
say mê làm việc với BĐ mà còn có tác dụng lớn trong việc giáo dục, phát
triển óc thẩm mĩ cho HS.
Có thể khẳng định, với những biểu hiện trên đây, tính sư phạm của
BĐGK còn được gọi là tính giáo khoa. Điểm nổi bật nhất của tính giáo khoa
thể hiện ở tính chuẩn mực, thống nhất với mục đích giáo dưỡng, giáo dục và
phát triển HS. Vì vậy, xét về mục đích sử dụng, trong các tính chất của
BĐGK, tính sư phạm – tính giáo khoa là đặc trưng quan trọng nhất.

Từ việc tìm hiểu quan niệm về BĐGK và tính chất của BĐGK, chúng
ta thấy rằng, nguồn gốc của loại BĐ này là do cơ quan chuyên môn xuất bản.
Hiện nay, hệ thống các BĐGK ở nước ta đều do Công ty bản đồ tranh ảnh
thuộc nhà xuất bản Giáo dục xuất bản. Hệ thống các BĐ do GV và HS xây
dựng trong quá trình dạy, học mà chúng ta quen gọi là BĐGK, thực chất chỉ
là những lược đồ mà thôi!
1.1.6.2. Khái niệm, phân loại bản đồ lịch sử
* Khái niệm: Bản đồ lịch sử là một dạng BĐ phản ánh các sự kiện lịch
sử riêng lẻ hoặc tổng hợp các sự kiện, các hiện tượng nói lên q trình phát

18


triển của xã hội loài người. Nhiệm vụ của BĐ lịch sử là đưa ra hình ảnh trực
quan về sự phân bố, về các mối liên hệ không gian và cục diện địa lý của các
sự kiện lịch sử [22, tr. 46]
* Phân loại: Đã có nhiều cách phân loại trong dạy học LS khác nhau
dựa vào những tiêu chí khác nhau. Thơng thường có các cách phân loại sau:
- Cách phân loại theo mục đích sử dụng, BĐ lịch sử được chia thành:
+ BĐ tra cứu LS: quá trình LS ở niên đại nào đó được phản ánh với
mức độ chi tiết và đầy đủ nhất (thường dùng trong các Atlas tra cứu lớn và
các BĐ lịch sử trong các bộ bách khoa thư).
+ Các bản đồ giáo khoa lịch sử trong SGK.
+ Các bản đồ tuyên truyền – cổ động: thể hiện các sự kiện lịch sử lớn
và phổ biến rộng rãi.
- Cách phân loại theo nội dung gồm:
+ Bản đồ lịch sử - kinh tế: phản ánh địa lý lịch sử sản xuất và các mối
quan hệ sản xuất.
+ Bản đồ lịch sử dân tộc học: thể hiện địa lý lịch sử dân cư.
+ Bản đồ lịch sử chính trị: phản ánh sự thay đởi lãnh thở của các quốc

gia và một số sự kiện chính sách đối ngoại và đối nội có liên quan đến những
sự thay đổi và biến động đó.
+ Bản đồ lịch sử phong trào cách mạng và đấu tranh giai cấp.
+ Bản đồ lịch sử quân sự thể hiện tiến trình chung của các hoạt động quân
sự cũng như các giai đoạn chiến tranh riêng biệt, đặc biệt và hữu ích nhất.
+ Bản đồ lịch sử văn hóa và các đề tài khác.
- Cách phân loại theo giai đoạn lịch sử (thời gian): Theo các giai đoạn
lịch sử có các BĐ lịch sử tương ứng như: BĐ lịch sử thế giới, BĐ lịch sử Việt
Nam: thời nguyên thủy, thời cổ đại, thời trung đại, thời cận đại, thời hiện đại.
- Cách phân loại theo mức đợ khái qt có:
+ Bản đồ LS tổng hợp, bản đồ chuyên đề LS.

19


+ Sơ đồ, lược đồ
- Cách phân loại theo tính chất dữ liệu có:
+ Bản đồ “tĩnh”: các dữ liệu trên BĐ khơng có sự tương tác với nhau,
các kí hiệu sử dụng đều được thể hiện đồng loạt và khơng thay đởi được vị trí.
BĐ “tĩnh” sử dụng trong DHLS thường là các BĐGK trong các SGK lịch sử
hay BĐ lịch sử giáo khoa treo tường.
+ Bản đồ “động”: dùng để chỉ các BĐ được sử dụng trực tiếp với sự hỗ
trợ của CNTT, các dữ liệu, sự kiện trên BĐ chuyển động phù hợp với nội
dung truyền tải. Hay nói cách khác, BĐ “động” được hiểu là các BĐĐT với
sự hỗ trợ của các phần mềm được xây dựng và đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, BĐ lịch sử cũng có thể được phân loại theo các tiêu chí: lãnh
thở, theo phương pháp dùng (treo tường, để bàn, trình chiếu)… Các BĐ giáo
khoa LS cũng có thể lập thành Atlas lớn, vừa, nhỏ, theo hướng địa lý lịch sử
chung hoặc theo chuyên đề… Mọi khả năng mở rộng chủ yếu phụ thuộc vào
ngân hàng dữ liệu cũng như nội dung chương trình SGK và mục tiêu giáo dục

– đào tạo.
Trong DHLS, BĐ là một phương tiện trực quan được sử dụng khá phổ
biến nhất là đối với các bài dạy có liên quan đến các chiến dịch, trận đánh
trong lịch sử. GV sử dụng BĐ vào dạy học sẽ giúp HS xác định được địa
điểm của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định. Trên cơ sở đó,
người học suy nghĩ, giải thích các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả,
về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử và củng cố kiến
thức đã học.
1.1.6.3. Quan niệm về bản đồ điện tử trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Theo A.M. Berliant: “Bản đồ điển tử là bản đồ được hiện thị (trực
quan hóa) trên màn hình máy tính, được thiết kế sẵn để trực quan với sự hỗ
trợ của các phương tiện kỹ thuật và các chương trình phần mềm, có hệ thống
kí hiệu và có xét đến độ chính xác đã đặt ra” [42, tr. 14]

20


Trong DHLS, muốn bài giảng lịch sử sinh động, hấp dẫn, giúp người
học có những biểu tượng sinh đợng, cụ thể về các sự kiện, hiện tượng lịch sử,
trong quá trình dạy học, giáo viên dựa trên cơ sở bản đồ giáo khoa với sự hỗ
trợ của công nghệ thông tin có thể thiết kế các slide (Microsoft Office
PowerPoint) với những hình ảnh đợng làm cho giờ học sinh đợng, hấp dẫn,
tạo được sự hứng thú cho người học và từ đó, hiệu quả học tập sẽ được nâng
lên rõ rệt. Những bản đồ như vậy được gọi là BĐĐT. Để có sự hỗ trợ của
CNTT, trước hết cần phải có BĐGK gốc, những bản đồ này do Công ty bản
đồ và tranh ảnh, Nxb Giáo dục phát hành nhưng được lưu ở dạng file hình ảnh
trên máy tính.
Đó là khái niệm chung về BĐĐT. Trên thực tế có rất nhiều phần mềm
hỗ trợ xây dựng các trang BĐĐT như: Microsoft Office PowerPoint, phần
mềm Google Earth, các phần mềm Macromedia Flash phiên bản 6.0, 7.0,

8.0… BĐĐT được xây dựng với sự hỗ trợ của phần mềm Macromedia Flash
nói chung thường được gọi là bản đồ Multimedia. Đây là một dạng bản đồ
được sử dụng trực tiếp trên máy tính và được hỗ trợ bởi các thành phần
Multimedia như âm thanh, hình ảnh, video… Các thành phần Multimedia
phải liên kết được với các kí hiệu mà nó hiển thị.
1.1.7. Vai trị, ý nghĩa của việc sử dụng bản đồ điện tử nhằm nâng cao chất
lượng dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông
Trước đây, các thiết bị công nghệ thơng tin cịn thiếu thốn, khả năng sử
dụng của giáo viên còn hạn chế. Trong các tiết dạy Lịch sử, giáo viên chủ yếu sử
dụng bản đồ treo tường của Nhà x́t bản Giáo dục, thậm chí khơng có giáo viên
còn phải tự vẽ để sử dụng. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật đã phát triển, công
nghệ thông tin ngày càng được sử dụng rộng rãi trong dạy học thì việc sử dụng
bản đồ lịch sử với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin càng cần phải được giáo
viên hết sức quan tâm. Sử dụng BĐĐT, những bài giảng lịch sử trở nên sinh
động, hấp dẫn, người học có những biểu tượng, sinh đợng, cụ thể về các sự kiện,

21


hiện tượng lịch sử, trong quá trình dạy học, đối với các bài học lịch sử có liên
quan đến các c̣c khởi nghĩa, các trận đánh, các chiến dịch…
Vai trị của việc sử dụng bản đồ điện tử còn được thể hiện trên cả ba
phương diện:
Vê kiến thức (giáo dưỡng), cùng với việc cung cấp sự kiện, biểu tượng
lịch sử là một đơn vị kiến thức không thể thiếu, khởi đầu con đường hình
thành kiến thức trong dạy học Lịch sử ở nhà trường phổ thông. Trong các loại
biểu tượng lịch sử cần hình thành cho HS thì biểu tượng về không gian địa lý
là một trong những biểu tượng phở biến. Bởi vì, mỗi sự kiện lịch sử ln gắn
với địa danh xác định. Các địa danh này có không gian tọa độ riêng và được
quy ước trên BĐ nên sử dụng BĐĐT nói riêng là biện pháp có ưu thế lớn nhất

trong việc hình thành các biểu tượng lịch sử nói chung, biểu tượng khơng gian
– địa lý nơi diễn ra các sự kiện nói riêng. Mặt khác, qua nghiên cứu, các nhà
giáo dục học trên thế giới và Việt Nam đã khẳng định ưu thế của ĐDTQ trong
việc tăng lượng thông tin – cơ sở cho hoạt đợng nhận thức lý tính của HS.
Theo số liệu khoa học mà UNESCO đã cơng bố thì khi nghe, HS chỉ nhớ 15%
thông tin (nhiều kiến thức không phải là kiến thức cơ bản, chủ yếu); khi nhìn,
các em nhớ 25% thông tin và việc nghe nhìn đem lại kết quả cao hơn: 65%
thơng tin. Bằng ngơn ngữ giàu hình ảnh kết hợp với sử dụng BĐĐT, GV sẽ
tạo được trong óc HS những biểu tượng lịch sử sinh đợng, sâu sắc. Trên cơ sở
đó, thu hút sự tập trung chú ý cao độ - biểu hiện đầu tiên và là cơ sở của tính
tích cực của HS.
Về thái đợ (giáo dục), sử dụng BĐ lịch sử góp phần quyết định trong
việc bồi dưỡng quan điểm duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lênin về tác động trở
lại của môi trường địa lý tới lịch sử xã hội loài người. Chủ nghĩa Mác – Lênin
khẳng định rằng, hoàn cảnh địa lý không phải là động lực chủ yếu quyết định
sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, song cũng ảnh hướng khá nhiều tới
sự phát triển ấy, đẩy nhanh hay kéo dài, thậm chí, có những trường hợp đặc
biệt, nó còn làm ngưng trệ, hủy diệt quá trình phát triển lịch sử. Cho đến nay,

22


phần lớn sử gia đều cho rằng, vào thời cổ đại trường hợp lụi tàn của nền Văn
minh sông Ấn và sự “di chuyển” ồ ạt của cư dân sang lưu vực sơng Hằng là
do hồn cảnh địa lý ở khu vực sông Ấn lúc đó quy định; hay điều kiện nhiệt
đới gió mùa ẩm, hệ thống sơng ngòi dày đặc, lượng phù sa lớn, màu mỡ là
những yếu tố tự nhiên khơng thể thiếu để hình thành nền văn minh trông lúa
nước – nền văn minh bản địa của khu vực Đông Nam Á… Đặc biệt, việc đề
xuất chiến thuật của mỗi trận đánh, mỗi chiến dịch thì mợt trong những yêu
cầu quan trọng nhất là phải căn cứ vào điều kiện địa lý nơi diễn ra trận đánh,

chiến dịch đó. Chiến thuật đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền năm 938,
chiến thuật đánh giặc Mông – Nguyên của Trần Quốc Tuấn thời Trần đều trên
cơ sở chế độ thủy triều đặc biệt ở cửa sông Bạch Đằng lịch sử, chiến thuật
tiêu diệt viện binh nhà Minh đã được Lê Lợi khéo léo lựa chọn địa hình hiểm
yếu của ải Chi Lăng… cho đến chiến thuật “bông sen nở” ở Chiến dịch Tây
Nguyên, chiến thuật “thọc sườn” ở Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch
“bóc vỏ” trong trận qút chiến giải phóng Sài Gịn – Gia Định trong thời đại
Hồ Chí Minh đều phải cân nhắc kĩ lưỡng từ điều kiện tự nhiên nơi diễn ra các
sự kiện lịch sử vĩ đại này. Thông qua sử dụng BĐĐT, GV bồi dưỡng cho HS
quan điểm duy vật này một cách phù hợp, tránh rơi vào tình trạng phủ định
sạch trơn vai trò hoàn cảnh địa lý tới sự kiện lịch sử. Đồng thời, việc sử dụng
BĐĐT kết hợp với những bài tường thuật, đoạn miêu tả giàu hình ảnh về diễn
biến một trận đánh hết sức ác liệt, về mợt địa danh cụ thể, HS khơng chỉ có
biểu tượng lịch sử sâu sắc mà còn tăng thêm tình yêu quê hương, đất nước –
nơi biết bao thế hệ cha anh đã đổ máu xương để bảo vệ từng mảnh đất quê
hương. Từ đó, ý thức tự hào, tự cường dân tộc ở các em được hun đúc và
ngày càng sâu sắc; ý thức về trách nhiệm của một công dân tương lai được
hình thành, củng cố và khơng ngừng nâng cao.
Thông qua việc sử dụng BĐĐT trong dạy học lịch sử, dưới sự hướng
dẫn của GV qua hệ thống câu hỏi mở, HS tự lực khai thác BĐ: quan sát tỉ mỉ
từng kí hiệu BĐ, phát hiện mối liên hệ lơgic giữa các kí hiệu sẽ hình thành ở

23


các em tinh thần, thái độ làm việc hăng hái, cần mẫn, nghiêm túc, khoa học.
Bên cạnh đó, sử dụng BĐĐT còn có tác dụng lớn trong việc bồi dưỡng, giáo
dục óc thẩm mĩ cho HS.
Về kĩ năng, mợt trong những nguyên tắc chỉ đạo quá trình dạy học là
“học đi đôi với hành”. Việc “hành” trong học tập lịch sử được hiểu ở nhiều

góc đợ. Sử dụng BĐĐT trong dạy hoc lịch sử có ưu thế trong vấn đề rèn kĩ
năng cho HS. Theo Ghêraximốp: Khi bản đồ là đối tượng học tập thì kiến
thức, kĩ năng bản đồ là mục đích, còn khi bản đồ là nguồn tri thức thì kiến
thức và kĩ năng bản đồ trở thành phương tiện của việc khai thác kiến thức trên
bản đồ”. Với quan điểm này, khi BĐĐT trong dạy học lịch sử là một nguồn
kiến thức, muốn khai thác kiến thức trên BĐ thì kĩ năng BĐ trở thành phương
tiện không thể thiếu. Do đó, bản thân của việc sử dụng BĐ đã đặt ra yêu cầu
hết sức tự nhiên cho vấn đề rèn kĩ năng HS.
PGS. TS Trịnh Đình Tùng đã khẳng định: “Đồ dùng trực quan nếu
được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết
hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau: tai nghe – mắt thấy, tạo
điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được những mối liên hệ thần kinh
tạm thời khá phong phú, phát triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng
thú. Sử dụng BĐĐT có ý nghĩa to lớn trong việc rèn kĩ năng đọc BĐ, kĩ năng
vẽ bản đồ, kĩ năng thiết kế BĐĐT với các phần mềm hỗ trợ, kĩ năng phối hợp
giữa BĐĐT với các BĐGK khác, với các nguồn ĐDTQ, các nguồn tài liệu
học tập khác cho HS.
1.2. Thực tiễn dạy học lịch sử nói chung và thực trạng sử dụng bản đồ
điện tử nói riêng trong môn Lịch sử hiện nay ở trƣờng trung học phổ
thông
Lịch sử là “gốc rễ” của một dân tộc, nếu mất đi cái “gốc” đó, thì dân
tộc đó có lớn mạnh đến đâu cũng không thể trường cửu được. Ngày nay,
trước xu thế hợi nhập, tồn cầu hóa, nếu chúng ta không khẳng định được

24


×