Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Ngành y và những thay đổi cần thực hiện ngay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.74 MB, 32 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆN VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

NGÀNH Y VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CẦN
THỰC HIỆN NGAY

LÊ THỊ ANH
MSSV: 125272004

TP.HCM, 8/2017

1


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên em xin được gửi lời cám ơn chân thành nhất đến quý Thầy cô, anh chị
đã tham gia giảng dạy, hỗ trợ chúng em trong 2 Module quản lý bệnh viện và kinh tế
y tế. Thực sự qua ba tuần vừa qua tuy ngắn ngủi nhưng thành quả chúng em thu được
đều ngoài sức mong đợi. Thầy cô không chỉ cho chúng em kiến thức chuyên môn, mà
còn chia sẻ những kinh nghiệm bài học xương máu trong quá trình hành nghề của
thầy cô, đó thực sự là những bài học đắt giá mà thầy cô đã dốc hết tâm huyết truyền
lại cho bọn em, mong cho bọn em sẽ có một cái nhìn cận cảnh hơn, chi tiết hơn về cái


ngành mà một năm nữa thôi, chúng em sẽ tham gia trực tiếp vào nó, luôn làm việc cẩn
thận và có cái tâm với nghề và tránh những sai lầm đáng tiếc như thầy cô đã nhắc
nhở.
Em xin được cảm ơn người thầy vĩ đại Nguyễn Thế Dũng, thầy không chỉ là một
người thầy, thầy còn như một người bố, người bạn thân thiết chia sẻ với chúng em
những câu chuyện thật, những kỷ niễm vui buồn, những vấp ngã đau đớn cũng nhứ
những thành quả ngọt ngào trong cuộcđời làm nghề y của thầy để truyền cho chúng
em niềm tin, nhiệt huyết vững tiếp trên con đường đang đi. Em vẫn luôn nhớ những
lời dạy tâm huyết của thầy: “hãy đối xử tốt với anh em của mình”, “các con muốn học
thì không ai dạy nổi, mà các con không muốn học thì cũng không ai dạy được”,…
Em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Tuấn Kiệt, nhờ có thầy mà chúng em đã có những
hiểu biết sâu sắc hơn về con đường và định hướng tương lai của khoa mình, những
chiến lược đang được xây dựng để đưa khoa y ngày càng lớn mạnh. Em cũng xin
được cảm ơn những bài dạy bổ ích của thầy về những chủ đề hết sức sát thực với mỗi
sinh viên chúng em, những kinh nghiệm thầy chia sẻ về công tác học tập, kinh doanh
đã giúp chúng em hiểu và thích thú để có thể áp dụng ngay với bản thân mình.
Em cũng xin cảm ơn các thầy cô đã nhiệt tâm dành thời gian giảng dạy cho lớp
chúng em trong module này, mặc dù các thầy cô đều đang làm việc tại các đơn vị và
cho đàn em đã mang thầy cô và lớp gặp nhau.
Em cũng xin cảm ơn tập thể bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã tạo điều kiện phòng
ốc, trang thiết bị tốt nhất, tạo điều kiệt học tập thuận lợi nhất cho sinh viên chúng em.
Một lần nữa em xin được cám ơn thầy cô. Kính chúc thầy cô và gia đình luôn
mạnh khỏe, gặt hái nhiều thành công trong công tác và cuộc sống.

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 7 năm 2017

Sinh viên: Lê Thị Anh

3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Mục lục
Đề mục

4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Danh sách hình.
Hình ảnh 01
Hình ảnh 02

Bài báo “Người nước ngoài tìm đến Việt Nam chữa vô sinh”
Bài báo”Người nước ngoài đổ sang Việt Nam chưa bệnh”

5

Trang 12
Trang 13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế


Chương 1: đặt vấn đề
Trong một thế giới đầy thay đổi như hôm nay, thứ duy nhất không thay đổi chính
là sự thay đổi. Quả vậy, thay đổi gần như là một điều tất yếu cho sự phát triển, tiến bộ
đối với mỗi cá nhân, mỗi lĩnh vực kinh tế xã hội. Thấy rõ sự thay đổi theo nhu cầu thị
trường nhất hiện nay là ngành dịch vụ và công nghiệp, các doanh nghiệp ngày càng
đưa ra những sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn. Những sự sụp đổ của
cách công ty doanh nghiệp lớn nhỏ cả trong và ngoài nước do không thể thay đổi kịp
theo sự biến đổi của xã hội đã phần nào thấy được tầm quan trọng của sự thay đổi.
Khi nào cần thay đổi? Luôn luôn, luôn luôn phải thay đổi, cải thiến, hoàn thiện
dần. Đừng bao giờ thõa mãn với những gì hiện có, chúng ta luôn phải có cái nhìn xa
trông rộng, phải luôn có ý chí vươn lên.
Vậy đổi với ngành y tế thì sao? Ngành y tế có cần phải thay đổi? Hay chúng ta
nghĩ khách hàng của chúng ta là người bệnh, họ không có sự lựa chọn nên không cần
phải mất công thay đổi, người bệnh sẽ phải tự lết xác đến với chúng ta để chúng ta
ban ơn? Thực sự ngành y cũng là một ngành dịch vụ, người bệnh là khách hàng và
những khác hàng này đặc biệt hơn khách hàng của những ngành khác (chúng ta sẽ bàn
về sự đặc biệt này sau) và ngành y tế cũng không thể nằm ngoài vòng thay đổi chung.
Thực tế hiện nay ngành y tế đã có sự thay đổi, chúng ta có thể thấy điều đó khi so
sánh với thực trạng ngành y cách đây 10 năm, 20 năm… nhưng liệu như vậy đã đủ?
Ngành y bắt nhịp thay đổi quá chậm, hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề cần thay đổi để
có thể đáp ứng nhu cầu của người bệnh nói riêng và của đất nước nói chung.
Vậy sự thay đổi này nên bắt đầu từ đâu? Muốn có một sản phẩm tốt, cần có
những nguyên liệu tốt, quá trình sản xuất tinh chuẩn, được kiểm soát chặt chẽ. Vậy
muốn xây dựng một ngành y tế chất lượng cao thì những con người phục vụ trong đó
là quan trọng nhất, vậy việc tuyển chọn đạo tạo những con người đó cần được quan
tâm hàng đầu. Thay đổi từ khâu chọn “nguyên liệu” là những học sinh trung học phổ
thông thi vào các trường y, đến khâu đào tạo lý thuyết thực hành ở trường và bệnh
viện. Đặc biệt ngành y là một ngành phải học suốt đời, còn hành nghề là còn phải học
do đó công tác đào tạo cũng phải đáp ứng được điều này.


6


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Chương 2: Tổng quan lý thuyết
2.1.
Yếu tố liên quan việc chọn nghề y của học sinh.
Đây là câu hỏi mà thầy cô hỏi sinh viên nhiều nhất, đặc biệt với sinh viên năm
nhất. Có khá nhiều câu trả lời được đưa ra nhưng có thể khu trú lại mấy lý do chính:
ước mơ từ nhỏ, bố mẹ em làm ngành y nên em cũng học y, em không biết chọn ngành
gì nhưng thấy điểm của mình cũng cao nên em chọn học y cho đỡ phí điểm… và có
một lý do ít bạn dám dũng cảm nói lên là: em học y để làm giàu.
Với những lý do đó, liệu họ có thể trở thành những bác sĩ, những người làm
ngành y tế với đầy cái tâm và nhiệt huyết được không? Chắc chắn là không. Vậy cái
sai này do đâu mà ra, tìm ra nó để ta có thể thay đổi.
Hiện nay các bậc cha mẹ vẫn còn những quan điểm sai lệch, dẫn đến họ hướng
cho con cái họ hướng đi sai lệch. Nhất y nhì dược, tạm được bách khoa vẫn luôn được
các bậc phụ huynh học sinh truyền tai nhau, thêm tâm lý thích “hơn con nhà người ta”
dẫn đến các ông bố bà mẹ bắt ép con mình học thật nhiều, thật giỏi đến lúc thi cũng
phải chọn trường có điểm đầu vào cao để “mát mày mát mặt” với bà con lối xóm.
Cộng thêm các em học sinh vốn không có ý thức gì về ngành mình muốn học (lỗi ở
đây do cả gia đình lẫn ngành giáo dục làm trẻ không có những kiến thức xá hội đủ để
có chính kiến riêng, tôi xin phép không đi sâu vào vấn đề này vì nó vượt ra khỏi mục
tiêu của bài báo cáo hôm nay), các em học sinh thiếu kiến thức hiểu biết về những
ngành nghề mình sẽ chọn, bị bố mẹ nhồi nhét những lời khuyên, những sự góp ý …
“tốt cho con” của các ông bố bà mẹ dẫn đến những lựa chọn sai lầm trong những giai
đoạn quan trọng của cuộc đời.
Thay đổi ở đâu? Thay đổi từ nền giáo dục phổ thông cho đến những suy nghĩ của

bố mẹ. Ngành giáo dục cần cải tiến để giúp học sinh ngoài học các môn văn hóa, còn
có những hiểu biết về xã hội nhất định. Đừng chỉ tạo ra những con mọt sách, hãy tạo
ra những công dân với đầy đủ kiến thức văn hóa xã hội, có chính kiến, có tư duy độc
lập, đó là tiền đề cho một quốc gia phát triển chứ không chỉ riêng ngành nghề nào.
Các bậc phụ huynh cần tỉnh táo hơn trong việc định hướng con em mình, đừng chạy
theo trào lưu, cũng đừng vì sĩ diện mà bắt ép con em mình học những cái các em
không thích. Các vị cần tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em, hiểu năng lực thực
sự của con mình ở đâu, những sở trường sở đoản của chúng cùng với những hiểu biết
ngành nghề các vị tìm hiểu được để định hướng con em mình tốt hơn. Ở đây tôi dùng
từ định hướng, tức chỉ dừng lại ở bước phân tích, đưa ra lời khuyên, còn quyết định là
ở các em. Không ai có quyền quyết định tương lai, vận mệnh của một con người, dù
đó là bố mẹ họ. đừng ép buộc con cái mình làm những điều chỉ để thỏa mãn bản thân
mình. Rất nhiều vị phụ huynh bắt con học chỉ như để hoành thành ước mơ hồi trẻ họ
không thực hiện được và bây giờ gửi gắm điều tiếc nuối đó cho con của họ. Nhưng họ
7


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
không biết rằng con họ cũng có những ước mơ khát vọng riêng, liệu làm như những gì
bố mẹ mong muốn sau này con cái họ có hối tiếc như họ lúc này. Học cái gì làm cái gì
cũng cần đam mê. Nhiều bạn bè của tôi học y vì gia đình có truyền thống làm ngành
y, điều đó có phần hợp lý vì ngành y là một trong những ngành có “tính chất gia
đình”, những bạn học y có truyền thống gia đình làm ngành y có rất nhiều thuận lợi,
cơ hội hơn các bạn khác rất nhiều. Nhưng đồng thời cũng kèm theo một số vấn đề.
Một số bạn vì có bối cảnh gia đình ngành y, biết chắc ra trường sẽ có việc làm, dẫn
đến lơi là, bỏ bê trong việc học. Không thể có nhiệt huyết, ý chí khi người ta mất đi
động lực phấn đấu, ở đây hiểu theo một cách khác thì sự hứa hẹn một công việc
“ngon ăn” sau khi ra trường của phụ huynh đã làm đánh mất một bác sĩ giỏi trong
tương ai. Đáng ra với những lợi thế sẵn có và cộng thêm sự nỗ lực của bản thân họ đã

có thể trở thành một người bác sĩ ưu tú giúp ích cho ngành y nói riêng và xã hội nói
chung. Nhưng… Đáng tiếc… Qua đây chúng ta thấy được rằng phụ huynh có sự ảnh
hưởng lớn nhất đến sự chon trường chọn ngành của các em học sinh. Vậy để thay đổi
được chất lượng “ nguyên liệu đầu vào” của ngành y cần bắt đầu từ thay đổi nhận
thực của các bậc phụ huynh. Muốn vậy chúng ta cần có một công tác hướng nghiệp
không chỉ tập trung học sinh mà chính các bậc phụ huynh cũng cần tham gia. Các
trường cần đưa ra những thông tin xác thực để phụ huynh học sinh hiểu được thực
chất của ngành học, trường học mình chọn là như thế nào. Báo chí truyền hình cũng
cần có những bài phân tích đúng đắn, đừng cho người dân ăn “bánh vẽ”, đó là trách
nhiệm của truyền thông. Đừng để các em lựa chọn những ngành học không đúng sở
thích, sở trường để rồi những năm về sau của cuộc đời chúng phải gồng lưng lên
chống đỡ với cái ngành mình lỡ chọn, sống qua từng ngày với sự chán nản mệt mỏi
khi phải làm những việc mình không hứng thú và chìm trong hối tiếc vì “giá như” hồi
xưa mình tỉnh táo hơn.
Dù rằng thay đổi tâm trí, nhận thức luôn là sự thay đổi khó khăn nhất, nhưng tôi
tin cùng với sự nố lực của xã hội và tình yêu thương con cái của các bậc phụ huynh,
điều này sẽ làm được. Bố mẹ nào cũng muốn tốt cho con, mong con mình sau này
thành công hạnh phúc, nhưng vì sự thiếu kiến thức mà họ đưa ra ý kiến sai lệch,
nhưng khi hiểu ra họ sẽ chắc chắn thay đổi. Bởi con cái rồi cũng sẽ lớn, phải gia nhập
xã hội kiếm sống, bố mẹ không thể mãi bao bọc con cái được, nên ngành nghề là thứ
gần như quyết định hạnh phúc thành công của con cái sau này, gắn bó với họ mãi về
sau, họ sẽ hiểu mình cần làm gì để tốt cho con của họ nhất.
Các em học sinh cũng cần phải thay đổi nhận thức. Mười tám tuổi là cái tuổi
chưa đủ trưởng thành nhưng cũng đủ cho các em hiểu rằng mình cần chọn ngành nghề
nào cho tương lai của mình. Ngoài bố mẹ thì chính bản thân em hiểu em rõ nhất, hiểu
năng lực mình tới đâu, mình yêu thích cái gì. Đừng để mặc bố mẹ đưa ra sự lựa chọn
cho mình để sau này lúc phát hiện mình không hợp ngành nghề đó lại quay lại trách
8



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
móc đấng sinh thành đã chọn sai cho bạn. sao lúc đó bạn không tự lựa chọn. Hiện nay
các phương tiện tìm hiểu thông tin rất phát triển, chỉ với một cái máy tính có Internet
bạn có thể biết mọi thứ. Trước đợt thi đại học vừa rồi, có khá nhiều em học sinh gửi
tin nhắn facebook, gmail cho tôi cũng như bạn bè tôi để hỏi một số thông tin về khoa,
về trường, chương trình giảng dạy, kinh nghiệm… thậm chí nhiều em đăng bài trên
coffession để xin được các anh chỉ “chỉ giáo”. Đó là một sự thay đổi tốt, các em biết
chủ động tìm hiểu thông tin, ngoài các trang chính thức, các em còn biết đi hỏi chính
những sinh viên đang theo học trong trường. tôi tin với những em học sinh đã biết chủ
động như vậy, em sẽ có sự lựa chọn đúng đắn và tương lai sẽ hạnh phúc vì không có
sự hối tiếc. Ít ra cách đây 5 năm tôi đã không làm được vậy, khi tôi lựa chọn ngành
học, chỉ có một quyển sách do bộ giáo dục xuất bản, trong đó chỉ liệt kê các trường,
mã trường, điểm chuẩn năm vừa rồi và vài dòng ngắn ngủi mô tả ngành học hết sức
mơ hồ. Hiểu biết về nghề y chỉ dừng ở việc thấy vị bác sĩ già ở trạm y tế tiêm thuốc
cho mình ngày còn bé, các bộ phim hàn xẻng lung linh với các mỹ nam mỹ nữ xinh
tươi ăn mặc sang trọng sạch sẽ công việc đầy thú vị,… không một ai có đủ kinh
nghiệm để đưa cho tôi một lời khuyên. Bố mẹ tôi thấy con gái muốn học y cũng vui
mừng, vì ngành y là một ngành cao quý, có tương lai, bao nhiêu người muốn học còn
không được nên đồng ý với tôi thôi. Đến bây giờ nhiều lúc tôi vẫn nghĩ nếu quay lại
lúc đó mình còn lựa chọn con đường này không, bao trăn trở nghĩ suy và câu trả lời
của tôi là mình vẫn lựa chọn con đường này, lúc mới học tôi cũng long đong chênh
vênh nhiều lắm, nhiều lần muốn bỏ cuộc nhưng rồi từ ngày bắt đầu đi lâm sàng, được
sống thực sự trong cái môi trường này thì từ lúc nào tôi đã yêu nó, mặc dù vẫn có
nhiều mệt mỏi, nhiều khó khăn nhưng tôi tin mình sẽ vững tiếp trên con đường này.
Có thể nói tôi là một người may mắn, thực sự rất may mắn, vì tôi đưa chân mò nhưng
may mà vẫn “đúng”, nhưng nhiều bạn bè tôi nhiều người không được như vậy. Lớp
tôi lúc nhập học là 120 bạn, qua năm nhất có khoảng 10 bạn nghỉ học do rất nhiều
nguyên nhân: đi du học, thi lại trường y hoặc trường đại học khác, bỏ học đi kinh
doanh,.. và mỗi năm tiếp theo luôn có khoảng vài bạn bỏ cuộc dần, với những bạn bỏ

sau này đa số thấy mình không hợp, không theo kịp ngành học nên chấp nhận quay lại
lựa chọn con đường khác- đó là những người bạn dũng cảm chấp nhận và đánh đổi,
mặc dù quá trình các bạn ấy lựa chọn như vậy có thể dễ dàng hoặc rất khó khăn do
vấp phải sự phản đối của gia đình nhưng các bạn vẫn lựa chọn. Một số bạn mặc dù
biết mình không hợp nhưng vẫn tiếp tục học vì: không dám quay lại tiếc mấy năm đã
qua, bố mẹ không cho phép, dù không hợp ngành y nhưng cũng không biết mình nên
học gì nên cứ học rồi cũng ra trường rồi cũng đi làm thôi… liệu với những lý do như
vậy, họ có thể học tập hăng say, đầy nhiệt huyết để có thể trở thành một bác sĩ giỏi
được không? Họ sẽ chỉ học hành qua loa, sao cho đủ điểm tốt nghiệp rồi bỏ ít tiền để
9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
được một chố làm nào đó rồi đi làm kiếm sống bình thường như bao nhiêu người
trong xã hội, sáng đi chiều về, không một sự đổi mới, không một mong muốn cống
hiến. Thử nghĩ đến đó thôi là chúng ta đã cảm nhận được một sự nhàm chán đến ngán
ngẩm. Hãy tỉnh táo và thay đổi nhận thức ngay lúc này đây.
Tôi bây giờ rất sợ phải về quê, khi bà con lối xóm nghe nói tôi học y là họ cứ
nghĩ tôi sắp làm đại gia, tiền tiêu không hết… cái tư tưởng làm bác sĩ sẽ rất giàu đó
rất phổ biến, bổ biến đến mức người ta coi đó là một điều tất nhiên, một sự thật không
cần bàn cãi. Điều đó đã góp phần ảnh hưởng đến tâm lý của phụ huynh học sinh, thậm
chí nhiều em học sinh thẳng thắn: em học y để làm giàu! Thay đổi cái gì đã đi vào
tiềm thức thật sự rất khó, mọi người chưa bao giờ tìm hiểu là một sinh viên học y cần
6 năm học đa khoa, sau đó cần 3-4 năm học chuyên khoa, lương cơ bản dưới 5 triệu,
sau đó mới tăng dần chậm theo thời gian đi làm. Một vị bác sĩ gần tuổi về hưu mới lên
chức trưởng khoa lương 20 triệu. đa số họ muốn nuôi tốt gia đình đều phải kiếm thêm
từ nguồn khác như: mở phòng mạch tư, mở tiệm thuốc tây. Tôi vẫn còn nhớ một
người cô đáng kính ngày đi làm bệnh viện chiều phải vội vàng về với phòng mạch, cô
đùa: “tiền lương trường phát cho cô đâu đủ ăn đâu các em”. Làm bác sĩ nếu chỉ làm

việc trong bệnh viên thì không thể giàu nổi đâu em. Điều đó tôi khẳng định, các bác
sĩ đa số chỉ ở mức trung lưu thôi. Nếu muốn làm giàu có nhiều con đường khác, hiện
nay có rất nhiều ngành nghề kinh tế triển vọng giúp kiếm rất nhiều tiền và còn nhanh
chóng. Ngành y là một ngành đặc biệt, đầy khó khăn nhưng cũng đầy ý nghĩa, mong
những ai thật tâm thích nó sẽ đi theo nó, nếu mình yêu nó, nó sẽ không bao giờ bạc
mình.
Phân tích nhiều như vậy cũng chỉ mong các sĩ tử và các bậc phụ huynh cân nhắc
thật kỹ trước khi chọn ngành nghề theo học cho con em mình. Cần thay đổi quan
điểm từ xưa tới nay, việc tìm kiếm thông tin hiện nay rất dễ dàng nên hãy tận dụng nó
thật nốt.
2.2.
Bộ máy đào tạo bác sĩ hiện nay.
Giai đoạn tiếp theo để tạo ra một sản phẩm tốt sau khi có được nguyên liệu tốt là
đưa nguyên liệu vào một quy trình chuẩn, được giám sát và kiểm nghiệm gắt gao. Vậy
bố máy chương trinh đào tạo hiên nay liệu đã chuẩn, đã tốt? hằng năm các trường y
trong cả nước tuyển sinh hàng chục ngàn sinh viên nhưng thực tế ngành y vẫn luôn
thiếu nhân lực trầm trọng? sao có sự ngược như vậy? câu trả lời là số sinh viên y tốt
nghiệp hằng năm rất cao nhưng số lượng sinh viên tốt nghiệp có năng lực thực sự để
thạm gia công tác luôn lại rất thấp, đa số sinh viên ra trường phải tự bươn chải đi làm
không lương lại các bệnh viện lớn để lấy kiến thức kinh nghiệm và đi làm thêm buổi
tối tại các phòng khám tư để kiếm tiền trang trải cuộc sống, và dần học lên mới có thể
xin được việc. câu hỏi đặt ra là vậy 6 năm ăn học tại trường vậy đã trang bị những gì
cho sinh viên. Ngành giáo dục và y tế đặt mục tiêu cho chương trình học 6 năm đối
10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
với hệ đào tạo bác sĩ đa khoa để sau 6 năm đó, mỗi sinh viên sẽ có một kiến thức cơ
bản vững vàng, đáp ứng được nhu cầu khám chưa bệnh ban đầu tại các cơ sở y tế…

(xem thêm phần phụ lục), nhưng hiện nay thực tế đã chứng minh chương trình đào tạo
của chúng ta đang tồn tại quá nhiều điểm yếu kém dấn đến giảm sút chất lượng đạo
tạo, không đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong khi chương trình đào tạo của các ngành
nghề khác đang từng bước cải tiến bắt nhịp toàn cầu thì phải chăng ngành đi đang
bước đi quá chậm. Do chúng ta không nhận ra được mình cần thay đổi hay nhận ra
nhưng vẫn mãi không chịu thay đổi.
Trước tiên phải lùi về quá khứ, ngành y chúng ta đã từng có chương trình đào tạo
rất tốt, đó là những năm 1975, khi ta theo chương trình của pháp. Đến tận bây giờ
chúng ta vẫn phải công nhận các bác sĩ được đào tạo thời kì đó rất giỏi, họ giỏi anh
văn, pháp văn, lâm sàng rất giỏi. Nhưng sau đó chương trình đã có sự thay đổi cho
đến hiện nay là chương trình rút gọn còn 6 năm. Điều đó cho thấy sự thay đổi không
phải bao giờ cũng tốt và mang đến sự tiến bộ, nên chúng ta cần lãnh đạo nó.
Thời kì đó đào tạo rất ít bác sĩ nhưng ai cũng là những vị bác sĩ giỏi. còn hiện
nay chúng ta đào tạo quá tràn lan nhưng hiệu quả không đí đôi.
Để thành lập một trường đạo tạo y khoa, cần chuẩn bị cơ sở vật chất, đỗi ngũ
giảng viên… về cơ sở vật chất cần có ít nhất là phòng xác với đủ số lượng xác cho
sinh viên thực tâp giải phấu, phòng thí nghiệm để sinh viên thực tập các môn vi sinh,
sinh học, sinh lý… cần có phòng thực tập kĩ năng với đầy đủ mô hình. Ngoài ra cần
có cơ sở thực tập là các bệnh viện… về đội ngũ giảng viên cần những giảng viên có
chuyên môn kinh nghiệm làm việc trong ngành và có kỹ năng giảng dạy (rất nhiều
bác sĩ giỏi công tác chuyên môn nhưng không biết soạn thảo giáo trình giảng dạy y
khoa, không có khả năng truyền đạt kiến thức cho sinh viên). Hẳn chúng ta còn nhớ
cách đây không lâu, bộ giáo dục và đào tạo ra quyết định cho trường đại học Kinh
doanh và công nghệ Hà nội đào tạo Y đa khoa và dược học trình độ đại học hệ chính
quy, quyết định này đã dậy lên một làn sóng hoang mang trong dư luận. Liệu một
trường như vậy có thể có đủ thực lực để hoành thành nhiệm vụ?
Câu chuyện về sự quá tái trong đào tạo y khoa hiện nay đang là vấn đề nhức
nhối. chỉ tiêu tuyển sinh ngày càng tăng nhưng cơ sở vật chất: phòng học phòng thí
nghiệm không tăng theo, số lượng bệnh viện vẫn giữ nguyên… quá tải tất nhiên sẽ
dẫn đến giảm chất lượng. Ở một trường y lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, có 4 giảng

đường cạnh nhau cùng học một lúc với chỉ 1 giảng viên, giảng viên sẽ ở 1 phòng và
giảng, các phòng còn lại sẽ nghe giảng qua hệ thống loa và nhìn bài giảng qua hệ
thống máy chiếu. học phải có sự tương tác, đặc biệt với ngành y, có những điểm thắc
mắc cần hỏi, tranh luận với giảng viên nhưng với kiểu giảng giạy này thì sinh viên chỉ
có thể nghe giảng một chiều, thậm chí nhiều sinh viên nằm ngủ ngay trong giảng
đường, họ ngủ do không có ai quản lý nhưng trên hết vẫn là do CHAN, thử hỏi với
11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
kiểu dạy học như vậy sẽ cho ra chất lượng như thế nào. Thực tập trong phòng thí
nghiệm mà mỗi nhóm 10 người chỉ có 1 con ếch để thực hành, hay chỉ có rất ít mô
hình để thực tập kỹ năng y khoa. Thử hỏi sao có chất lượng.
Hiện tượng sinh viên đông hơn bệnh nhân tại các bệnh viện không còn lạ lẫm.
trước đây một thầy – một trò – 1 bệnh nhân, người thấy có thể kèm cặp hướng dẫn
sinh viên, truyền thụ kiến thức tốt hơn. Hiên nay 1 thầy- mấy chục sinh viên- vây
quanh 1 giường bệnh, những bạn đứng xa đương nhiên không học được gì.
Thay đổi trước tiên cần thực hiện đó là quan niệm: chất lượng hay số lượng. tất
nhiên tốt nhất vẫn là được cả hai nhưng hiện nay khả năng của chúng ta còn có hạn,
nên chỉ có thể đáp ứng một phần nhu cầu. các trường y nên giảm bớt, khống chế số
lượng chỉ tiêu phù hợp khả năng đào tạo của đơn vị. không nên chạy theo thành tích
hay con số chỉ tiêu do cấp trên đề ra mà tuyển sinh ồ dẫn đến quá tải. Chạy theo số
lượng để làm gì khi mà mỗi năm tốt nghiệp hàng ngàn bác sĩ đa khoa không đáp ứng
nhu cầu về khả năng đảm nhận công tác tại các đơn vị, đây gọi là thừa mà thiếu.
Thay đổi tiếp theo là trong phương thức dạy học. Có thể nói ngành y là một
trong những ngành đặc biệt vì nó yêu cầu sự trực quan nhiều hơn rất nhiều so với
những ngành nghề khác. Sinh viên không thể giỏi giải phẫu khi chỉ học qua sách vở,
phần mềm máy tính, họ cần được thực hành nhiều hơn trên chính những xác người
thật. các triệu chứng bệnh học trên sách vở sẽ mãi chỉ là những kí tự nếu sinh viên

không được nhìn tận mắt, khám tận tay. Các buổi học thí nghiệm thật sự trong những
phòng thí nghiệm đầy đủ trang thiết bị sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức trực
quan, sinh động và sẽ cặn kẽ hơn rất nhiều so với chỉ đọc trong sách vở. Trăm nghe
không bằng một thấy chính là như vậy. Và những người cầm cân nảy mực, cầm tay
chỉ việc cho sinh viên lại có yêu cầu cao hơn rất nhiều, họ phải có chuyên môn vững
vàng, kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm làm lâm sàng và một cái tâm muốn truyền
tải thì mới có thể đào tạo ra những sinh viên tốt, kiến thức được viết trên sách vở chỉ
là một phần nhỏ, chính những bài học trải nghiệm thực tế của chính các thầy cô mới
là những bài học quý báu với sinh viên. Đối với một sinh viên y nếu chỉ được học
những kiến thức viết y nguyên trong sách, không có kiến thức lâm sàng thực tế sẽ rất
khó khăn khi đi thực tập lâm sàng, khi đó họ sẽ nhận ra giữa lý thuyết và thực tế còn
cách nhau một khoảng rất xa. Sẽ không có một bác sĩ giỏi nếu ngay từ những tháng
ngày đầu đi học họ đã tiếp nhận những kiến thức sai từ những người thiếu chuyên
môn, giống như trong quá trình sản xuất sản phẩm nếu bước 1 đã sai thì rất khó để
bước cuối cùng tạo ra một sản phẩm chất lượng.
2.3.
Giấu nghề - tư tưởng cần thay đổi.
Đây là một thực trạng đáng buồn còn tồn tại không chỉ trong ngành y mà rất
nhiều ngành khác: giấu nghề.
Vậy giấu nghề là gì? Và tại sao nó còn tồn tại.
12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Chúng ta thường vẫn nghe đến một số môn võ, món ăn, nghề truyền thống… chỉ
truyền cho những đối tượng trong gia đình, không truyền ra rộng rãi, và thường thì sẽ
truyền cho con trai của gia đình, đồng nghĩa với việc nếu gia đình đó không có con
trai thì nghề đó bị thất truyền. Người ta làm như vậy một phần là vì tổ tiên họ đã rất
bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết để tạo ra được nghề này, và truyền lại cho con

cháu như một cái gia nghiệp, nếu truyền ra bên ngoài thì những người khác học được
sẽ cạnh tranh lại với họ. Một phần họ giữ lại như một sự đảm bảo cho cho tương lai
sự nghiệp của con cháu sẽ có nghề để làm ăn, không lo thất nghiệp. Một phần vì sợ
trò giỏi hơn thầy: các sư phụ dạy võ khi xưa sẽ không truyền hết tuyệt chiêu cho học
trò của mình vì sợ trò sẽ giỏi hơn mình, họ sẽ luôn giữ lại một số tuyệt chiêu để đảm
bảo cho cái vị trí cao quý “sư phụ”.
Hiện nay tư tưởng này vẫn còn tồn tại trong xã hội rất nhiều, và ngành y cũng
không ngoại lệ. Rất nhiều vị bác sĩ không hề muốn chỉ dạy cho lớp đàn em đi sau và
cả đồng nghiệp. Họ giữ kiến thức cho riêng mình. Họ cho rằng những kiến thức đó
họ đã phải bỏ tiền bạc, công sức ra học tập vất vả qua bao năm tháng mới có được
nên không thể truyền lại không công cho người khác và hơn hết họ đang dựa vào
những kiến thức, kinh nghiệm đó để kiếm tiền. Nói cách khác kinh nghiệm là nghề
của họ, do họ bỏ bao công sức ra mới có được thì sẽ không thể dễ dàng chia sẻ cho
người khác để rồi người ta hơn mình, vượt mặt mình.
Rất nhiều sinh viên khi đi học đã không được bề trên chỉ bảo hoặc chỉ bảo hời
hợt. Thậm chí những người đi làm rồi cũng gặp phải điều này khi mà đồng nghiệp
không muốn chia sẻ kiến thức cho nhau cùng tiến bộ. Cái thời buổi toàn cầu, thế giới
phẳng như hiện nay mà còn có tư tưởng lạc hậu này thì thực sự đáng buồn. Tư tưởng
xấu này sẽ kìm hãm sự phát triển của cả đơn vị, ngành y, và cả xã hội, và đặc biệt ảnh
hưởng xấu nhất đến cá nhân có tư tưởng đó. Kiến thức cần được chia sẻ thảo luận để
cùng nhau tiến bộ, đó chính là sức mạnh tập thể. Khi đọc được một kiến thức, với tư
tưởng giấu diếm ích kỉ không chia sẻ với người khác, ta sẽ không thể biết được bản
thân ta tiếp thu kiến thức đó có đúng không, bạn bè đồng nghiệp hiểu nó như thế nào,
có khi nhờ chia sẻ ta mới nhận ra mình đã hiểu sai hoặc có thể biết được rằng kiến
thức này thực ra đã cũ, hiện nay đã có những cái mới hơn rất nhiều. Một số thống kê
cho rằng hiện nay cứ 1-2 năm thì lượng kiến thức của thế giới sẽ tăng gấp đôi. Và chia
sẻ là chìa khóa mà mọi người cùng giúp nhau tiếp thu được nhiều kiến thức, học hỏi
nhiều điều mới hơn. Những người giỏi thường là những người hào phóng, có cái tâm
hào sảng, họ mở rộng vốn kiến thức chia sẻ với mọi người xung quanh để từ đó nhận
được những góp ý, nhận xét và học hỏi thêm từ những người xung quanh từ đó càng

nâng cao kiến thức của mình.
Thật đáng buồn khi điều này cũng xảy ra ở cộng đồng sinh viên. Có một số sinh
viên luôn ích kỷ không chia sẻ tài liệu, kiến thức với bạn bè. Tại sao trong một giữa
13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
các sinh viên lại xảy ra điều đáng buồn, đáng xấu hổ này? Có một lý do khá phổ biến
là cạnh tranh học bổng, cơ hội nghề nghiệp. Những bạn học giỏi hơn, điểm số cao hơn
sẽ giành được học bổng và cơ hội việc làm sau khi ra trường cũng tốt hơn, các bạn
sinh viên ngay lúc còn ngồi trên ghế nhà trường đã coi những bạn bè của mình là đối
thủ, cạnh tranh nhau trong mọi lĩnh vực. Điều đó đã vô tình cướp đi tình bạn giữa các
em và cũng cướp đi khả năng học tập của các em. Làm việc theo nhóm hay còn gọi
teamwork là một trong những kỹ năng quan trọng của con người dù trong bất kỳ công
việc nào, và làm nghề y càng cần điều đó hơn bao giờ hết, và thời gian để rèn luyện
kỹ năng đó chính là từ lúc là sinh viên, để sau này khi đi làm các em mới có thể hòa
nhập với đơn vị công tác, với đồng nghiệp và khách hàng (bệnh nhân). Và ngay lúc là
sinh viên, việc học tập theo nhóm cũng mang lại hiệu quả rất cao, điều đó thể hiện rõ
nhất lúc đi lâm sàng, việc đi khám bệnh theo nhóm sẽ giúp các em dũng cảm tiếp xúc
bệnh nhân, bổ trợ cho nhau những kiến thức kỹ năng lúc thăm khám hỏi bênh bệnh
nhân… Như vậy, với những sinh viên có tư tưởng ích kỷ, ngại chia sẻ sẽ chỉ dần thụt
lùi so với bạn bè, và sau này lúc đi làm em sẽ rất khó để có thành tựu và tiến xa
trong sự nghiệp.
Nhưng mặt khác, có rất nhiều bác sĩ hiện nay không hề muốn giấu nghề nhưng
bao nhiêu năm qua họ không thể tìm được dù chỉ một người học trò để truyền lại
những kiến thức, kinh nghiệm cả đời mình. Điều đó có thể do không có chứ “duyên”
nhưng đó có phải là lý do chính?. Nhiều sinh viên hiên nay đi học không hề có sự chủ
động và cái tâm, cứ nghĩ mình là cái “rốn của vũ trụ”, các thầy cố phải vẫy gọi họ lại
và tha thiết truyền thụ kiến thức cho mình, đi học thì muốn ngồi máy lạnh, đi lâm

sàng thì đi muộn về sớm, trốn trực, giao cho theo dõi bệnh nhân thì bỏ bê, làm qua loa
hời hợt… thử hỏi các em có thái độ như vậy thì sao nhận được sự tận tình từ giảng
viên, các vị “tiền bối”. Ngoài ra quan hệ thầy – trò hiện nay đã không còn thiêng liêng
như xưa, các học trò đã mất dần cái sự tôn sư trọng đạo. Ngày xưa có câu thơ:
Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ hãy yêu lấy thầy
Các em sinh viên muốn được học nhiều, muốn được các thầy dìu dắt thì đừng chỉ
ngồi đó mà ước, thay vào đó hãy miệt mài học tập, nhiệt tình trong công việc, đi lâm
sàng chăm chỉ, thái độ thân thiện, cầu tiến… tự nhiên những người xung quanh sẽ yêu
quý và chỉ dạy, giúp đỡ mình. Hãy thể hiện mình là con người xứng đáng để người
khác truyền dạy, giúp đỡ.
2.4.
Con đường của sinh viên y khoa sau tốt nghiệp.
Mỗi năm có hàng ngàn sinh viên y tốt nghiệp trên cả nước. có rất nhiều hướng đi
sau đó:

14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
- Thi nội trú và đỗ nội trú (giấc mơ của đa số sinh viên Y),đây là con đường nhanh nhất

-

để trở thành một bác sĩ giỏi nhưng số lượng đỗ hằng năm rất thấp. nếu không đỗ nội
trú thì học định hướng và xin việc tại các bệnh viện.
Đi học tiếp sau đại học (trong nước hoặc nước ngoài).
Nghiên cứu khoa học (bỏ lâm sàng)
Làm trái nghề, nhưng có liên quan nghề y như: buôn bán thiệt bị y tế, trình dược,…

Có một số ít sẽ về địa phương công tác (cự tuyển, địa phương cử đi học).
Có thể nói trong những con đường trên con đường Nội trú là con đường chính
quy bài bản nhất, đào tạo ra những bác sĩ giỏi nhất, vì sau khi thi đỗ, những sinh viên
đó sẽ được thực tập cầm tay chỉ việc trong các bệnh viện lớn dưới tay những vị tiền
bối lớn của nghề, được cọ xát thực tế 24/7 (ăn ngủ trong bệnh viện suốt 3-4 năm học),
đồng nghĩa với chất lượng đào tạo rất cao. Còn lại những con đường khác đều rất gian
nan, nhiều sinh viên muốn học hỏi nhưng không có điều kiện đã xin thực tập không
lương tại các bệnh viện để nâng cao tay nghề… nhưng cũng có những người nản chí
đã mang tấm bằng đại học về quê làm việc- gần như đồng nghĩa với việc dừng con
đường học hành. Không phải ngẫu nhiên hầu hết sinh viên ra trường đều muốn ở lại
thành phố làm việc, ngoài mức thu nhập cao còn có những lợi ích đi kèm: bệnh viện
lớn có nhiều bệnh nhân, bác sĩ giỏi… do đó có thể học hỏi được rất nhiều, ngoài ra ở
các thành phố thường xuyên có các buổi hội thảo, khóa đào tạo giúp nâng cao kiến
thức, cập nhật những kiến thức mới…
Từ đó ta có thể thấy được rằng chất lượng đào tạo ngành y của chúng ta còn
chưa cao dũng do hệ thống đào tạo còn quá nhiều lỗ hổng cần khắc phục,sửa đổi.
Tại đây chúng ta cần có những động thái nhất định để khắc phục dần những lỗ
hổng này.Chúng ta chưa thể áp dụng quy chế bác sĩ nội trú bắt buộc như của Mỹ
nhưng ta có thể làm những điều nhỏ trong khả năng hiện tại của ngành, của đất nước
như: cần thường xuyên cử các bác sĩ lớn từ các bệnh viện lớn về các đơn vị khám
chưa bệnh tuyến dưới để chuyển giao kiến thức, kỹ thuật cho đồng nghiệp. mở các
khóa đào tạo ngắn hạn giúp các bác sĩ tuyến dưới tiếp cận những kiến thức mới trong
ngành. Các đơn vị tuyến dưới cùng cần có những đợt cử bác sĩ lên thực tập tại tuyến
trên. Như vậy sẽ có sự nâng cao kiến thức chuyên môn cho những bác sĩ dù không
làm việc tại các bệnh viện lớn.
Ngoài ra chúng ta có thể áp dụng một quy định hay của mỹ: hằng năm các bác sĩ
sẽ phải thi một bài thi để có thể tiếp tục công tác chuyên môn. Điều này sẽ tạo động
lực cho các bác sĩ mặc dù đã đi làm nhưng luôn luôn học tập, tiếp cận thêm kiến thức.
thực tế rằng có nhiều bác sĩ đi làm rồi sẽ không bao giờ học thêm một điều gì, họ quá
bận rộn với công việc, với cuộc sống nên không còn dành thời gian để bổ sung, cập

nhật kiến thức mới của ngành, nhưng đồng thời kiến thức của họ sẽ mai một dần và có
thể sẽ sai. Y học là một ngành khoa học, nên không có gì đảm bảo kiến thức hôm nay
15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
là đúng thì ngày mai liệu còn đúng không. Sự tiếp tục học, học nữa, học mãi của các
bác sĩ sẽ đảm bảo cho sự phát triển chuyên môn vững vàng của bản thân bác sĩ đó,
đảm bảo chất lượng của ngành và đảm bảo sức khỏe của người dân.
2.5.
Bệnh viện tư – một xu thế thay đổi tất yếu.
Hiện nay nhiều bệnh viện tư được thành lập dẫn đến các bệnh viện công mất đi
những bác sĩ giỏi, nhận viên giỏi do bệnh viện công đã dùng chế độ đãi ngộ cao hơn
để thu hút nhân tài. Bệnh nhân có thu nhập cao cũng chuyển dần sang khám tại các
bênh viên tư dù có mức phí cao hơn nhưng có dịch vụ tốt hơn. Điều này đặt ra một
thách thức đòi hỏi các bệnh viên công cần thay đổi để phù hợp hoàn cảnh. Thực tế
hiên nay tại các bệnh viên công, bệnh nhân đông, các bác sĩ phải làm việc quá tải,
lương thấp trong khi tại các bệnh viên tư môi trường làm việc thoáng hơn, công việc
không quá mệt nhọc, đãi ngộ cao hơn rất nhiều. Thật dễ hiểu khi có sự dịch chuyển
nhân sự từ khối bệnh viện công sang các bệnh viện tư. Vậy các bệnh viện công cần
cải tổ lại đơn vị, nâng cao mức đãi ngộ, cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên
hơn là tìm cách bắt ép, cưỡng chế không cho các nhân viên của mình chuyển công tác.
Nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân ngày càng nâng cao, giờ đây họ không
chỉ cần được chữa hết bệnh, còn cần sự chăm sóc tận tình từ phía bệnh viện. Ngoài ra
những dịch vụ chăm sóc tốt, thái độ phục vụ tận tâm, cơ sở vật chất chất lượng, khang
trang sẽ là những yếu tố quyết định sự lựa chọn cơ sở khám chữa bênh của họ. Hiện
nay đã có rất nhiều các cơ sở y tế thuê các công ty chuyên nghiệp về huấn luyện cho
nhân viên của họ những kỹ năng chăm sóc khác hàng, những chuyên viên tư vấn về
cơ cấu tổ chức để tạo sự hài lòng tối đa cho các khách hàng (bệnh nhân).


16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Chương 3: Thực trạng
Những sự thay đổi đáng mừng của ngành y tế những năm gần đây.
Chất lượng khám chữa bệnh của y tế nước ta đang dần nâng cao. Đặc biệt một số
lĩnh vực đã gặt hái được những thành công vượt bậc, một số thành tựu đã ghi dấu ấn
trong bạn bè đồng nghiệp trong khu vực và cả trên thế giới. Ví dụ như lĩnh vực thụ
tinh trong ống nghiệm, là một trong những lĩnh vực y khoa đi đầu trong việc thu hút
khách hàng nước ngoài đến việt nam chữa bệnh nhất. Việt nam có những phòng thí
nghiệm có tỷ lệ phôi thành công rất cao, đồng thời chi phí thấp hơn so với mặt bằng
chung của thế giới, điều đó không chỉ tạo điều kiện được tiếp cận phương pháp hiện
đại này cho các cặp vợ chồng trong nước mà còn thu hút thêm các đối tượng khách
hàng nước ngoài. Theo Giáo sư. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, người đặt nền
móng cho kỹ thuật này ở việt nam cho rằng mỗi năm có hơn 10 ngàn trẻ được sinh ra
bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, bà tự tin rằng: “Việt Nam đang thực
hiện kỹ thuật này nhiều nhất khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ thành công cao và thực
hiện được hầu hết các kỹ thuật điều trị vô sinh trên toàn thế giới”. (trích báo Tiền
phong.vn ngày 5/8/2014) [2].
3.1.

Hình ảnh 01: Bài báo: người nước ngoài tìm đến Việt Nam chữa vô sinh
(Ảnh: nguồn vnxpress.net)
Ngoài lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm thì các lĩnh vực y khoa khác cũng
đang dần chứng tỏ sức hút khi mà lượng khác nước ngoài qua việt nam điều trị ngày
càng tăng. Đây là một sự khích lệ lớn lao cho tập thể những người làm nghề y của việt


17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
nam, chúng ta đang dần chứng tỏ được vị thế của mình trên trường quốc tế. Đây cũng
là một nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.[3]

Hình ảnh 02: Bài báo: Người nước ngoài đổ sang Việt Nam chữa bệnh
(Ảnh: nguồn Tienphong.vn)
Chất lượng đào tạo y khoa ngày càng nâng cao nhờ sự quan tâm hỗ trợ của nhà
nước, các sinh viên được học tập với những cơ sở vật chất, tài liệu học tập cũng như
các dụng cụ học tập được trang bị khá đầy đủ. Sinh viên y của việt nam cũng đã tham
gia những cuộc thi học thuật trên thế giới và giành được một số giải thưởng.
Những tồn tại cần khắc phục.
Mặc dù đã có rât nhiều nỗ lực nhưng đến nay ngành y vẫn chưa thể tạo ra một cơ
chế giúp tuyển chọn sinh viên y khoa ngay từ bước đầu. khi mà đậu vào trường y chỉ
với một tiêu chí đủ điểm. Nhưng đạt điểm cao 3 môn thi Toán Hóa Sinh không đồng
nghĩa với việc sinh viên đó có thể học y tốt. Như vậy là đang lãng phí nhân lực tài lực
của đất nước để đào tạo những “bác sĩ dởm” đồng thời cũng đang làm lãng phí cho
các ngành khác, đáng ra những sinh viên đó nếu được học đúng chuyên ngành sẽ trở
thành những nhân tố có ích cho xã hội thay vì trở thành những bác sĩ dởm.
Sự quá tải tại các trường y cần được khắc phục, cần phải hạ số chi tiêu để đảm
bảo chất lượng đào tạo, không nên chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng. Cần
đầu tư thêm cho các trường y về cơ sở vật chất và cả đội ngũ nhân viên làm việc trong
đó. Hiện nay không chỉ chất lượng sinh viên mà ngay cả chất lượng giảng viên còn
chưa đồng đều.
3.2.


18


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở còn yếu kém, đặc biết những
có sở ở vùng sâu, vùng xa, tuyến huyện, xã. Dấn đến người dân không mặn mà với
việc khám bệnh tại địa phương mà đổ xô lên thành phố khám chữa bệnh, dẫn đến sự
quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.
Các bệnh viện công cần nâng cao chất lượng dịch vụ phụ vụ khách hàng, nâng
cao đãi ngộ cho công nhân viên. Muốn được vậy chính quyền cần tạo điều kiện cho
các bệnh viện được tự chủ tài chính, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân, đơn vị.
Trong thời kỳ kinh tế thị trường như hiện nay, thay đổi, cải cách là điều tất yếu phải
làm nếu muốn tồn tại và phát triển.

19


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Chương 4: Kết luận và kiến nghị
4.1.

4.2.
1.

2.

3.


4.

5.

Kết luận:
Qua những phân tích về thực trạng hiện nay, chúng ta có thể thấy ngành y còn
nhiều điểm cần thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Kiến nghị:
Bản thân mỗi học sinh, phụ huynh cần được trang bị những kiến thức thực tế, cụ thể về
ngành học, trường học cũng như khả năng của bản thân để có những lựa chọn đúng
đắn.
Nên nhân rộng mô hình module Cuộc sống bênh viện của khoa y Đại học quốc gia
thành phố hồ chí minh, bước này góp phần hạn chế một số hậu quả do không làm tốt
bước sàng lọc đầu tiên.
Mỗi một sinh viên y khoa, khi đã bước chân vào con đường này đều phải học tập
nghiêm túc, nhiệt tình, các bạn cần ý thức được rằng tương lai các bạn sẽ quyết định
tính mạng của bệnh nhân nên càng phải học tập nghiêm túc hơn. Luôn cố gắng trau
dồi kỹ năng.
Mỗi một bác sĩ khi đã đi làm cũng luôn phải học, học nữa, học mãi. Kiến thức là vô
hạn, đặc biệt với y khoa kiến thức đổi mới liên tục. Hãy học hỏi không ngừng và chia
sẽ với đồng nghiệp, đàn em, đó là một giúp cho bản thân và những người xung quanh
luôn tiến bộ. Đừng giữ kiến thức một mình, đó là tự hủy hoại bản thân, và sẽ gây hại
cho chính bệnh nhân của mình. Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho các bác sĩ ở
tuyến dưới có cơ hội học tập hàng năm.
Cần có những cơ chế, chính sách khuyễn khích, tạo điều kiện cho các bệnh viện,
không kể bệnh viện công hay tư phát triển theo hướng khám chữa bệnh trở thành một
ngành dịch vụ. Tự chủ tài chính là bước đầu giúp các bệnh viện có sự tự quản lý thu
chi và tự hoạch định các kế hoạch phát triển riêng.


20


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Tài liệu tham khảo
[1] Sơn, V. (2015). Đào tạo bác sĩ đa khoa: không đơn giản như tờ quyết định
[2] Báo điện tử Vnexpress (2014), bài báo “Người nước ngoài tìm đến việt nam
chữa vô sinh”.
Truy cập ngày 01-08-2017 từ
/>[3] Báo điện từ Tiền phong (2014), bài báo “Người nước ngoài đổ sang việt
nam chữa bệnh”.
Truy cập ngày 01-08-2017 từ />
Phụ lục.
Quyết định về chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ đa khoa.

21


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

22


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

23



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

24


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

25


×