Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.6 KB, 91 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

NGUYỄN PHƢƠNG TRÀ MY

RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của TS. Lê
Thị Lan Anh. Em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành nhất.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Tiếng Việt và các
thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017.
Sinh viên

Nguyễn Phương Trà My



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận đƣợc hoàn thành là kết quả nghiên cứu của
riêng em dƣới sự giúp đỡ của TS. Lê Thị Lan Anh.
Khóa luận chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nghiên cứu
nào khác .
Hà Nội, tháng 4 năm 2017.
Sinh viên

Nguyễn Phương Trà My


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết là

Đọc là

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NXB

Nhà xuất bản

SL


Số lƣợng

TL

Tỉ lệ

TNCS

Thanh niên Cộng sản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA RÈN KĨ NĂNG
LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ...................................... 7
1.1. Cơ sở lí luận của rèn kĩ năng làm văn miêu tả ........................................... 7
1.1.1. Kĩ năng làm văn và đặc điểm cơ bản của kĩ năng làm văn ..................... 7
1.1.1.1.Khái niệm .............................................................................................. 7
1.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của kĩ năng làm văn ................................................. 8
1.1.2. Khái niệm văn miêu tả và đặc điểm cơ bản của văn miêu tả ................ 10
1.1.2.1. Khái niệm văn miêu tả ....................................................................... 10
1.1.2.2. Đặc điểm cơ bản của văn miêu tả ...................................................... 11
1.1.3. Kĩ năng làm văn miêu tả ....................................................................... 16

1.2. Cơ sở thực tiễn của rèn kĩ năng làm văn miêu tả ..................................... 16
1.2.1. Chƣơng trình Tập làm văn lớp 5 ........................................................... 16
1.2.2. Các kiểu bài văn miêu tả và phƣơng pháp dạy văn miêu tả trong trƣờng
tiểu học hiện nay ............................................................................................. 20
1.2.2.1. Các kiểu bài văn miêu tả .................................................................... 20
1.2.2.2. Yêu cầu đặc trƣng với từng kiểu bài miêu tả ..................................... 22
1.2.2.3. Phƣơng pháp dạy văn miêu tả trong trƣờng tiểu học hiện nay .......... 25


1.2.3. Thực trạng dạy - học văn miêu tả trong trƣờng tiểu học hiện nay........ 29
CHƢƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 5 VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .......................... 35
2.1. Biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 ..................... 35
2.1.1. Hƣớng dẫn học sinh nắm vững lí thuyết văn miêu tả ........................... 35
2.1.2. Tạo hứng thú học văn miêu tả và phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp
cho học sinh lớp 5 ........................................................................................... 38
2.1.2.1. Tạo hứng thú học văn miêu tả cho học sinh ...................................... 38
2.1.2.2. Phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp cho học sinh ............................. 39
2.1.3. Nâng cao năng lực tƣ duy, tƣởng tƣợng và giúp các em tích lũy vốn
hiểu biết về thực tế cuộc sống, hiện thực khách quan..................................... 45
2.1.3.1. Dạy học sinh tƣ duy, tƣởng tƣợng ..................................................... 45
2.1.3.2. Dạy học sinh tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và hiện thực
khách quan....................................................................................................... 48
2.1.4. Bồi dƣỡng cho học sinh tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc và khả năng
bộc lộ cảm xúc với đối tƣợng miêu tả ............................................................. 51
2.1.5. Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh ........................................................ 52
2.1.5.1. Quan sát trong văn miêu tả ................................................................ 52
2.1.5.2. Các bƣớc rèn kĩ năng quan sát cho học sinh ...................................... 53
2.1.6. Tích lũy vốn từ ngữ miêu tả và rèn kĩ năng vận dụng các biện pháp
nghệ thuật trong bài văn miêu tả cho học sinh................................................ 54

2.1.6.1. Tích lũy vốn từ ngữ miêu tả ............................................................... 54
2.1.6.2. Rèn kĩ năng vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài văn miêu tả
cho học sinh ..................................................................................................... 57
2.2. Thực nghiệm sƣ phạm .............................................................................. 60
2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm ...................................................... 60
2.2.2. Tổ chức quá trình thực nghiệm ............................................................. 61


2.2.2.1. Lựa chọn địa điểm thực nghiệm......................................................... 61
2.2.2.2. Lựa chọn đối tƣợng thực nghiệm ....................................................... 62
2.2.2.3. Thời gian thực nghiệm ....................................................................... 63
2.2.2.4. Các bƣớc tiến hành dạy học thực nghiệm .......................................... 63
2.2.2.5. Dạy học thực nghiệm ......................................................................... 64
2.2.3. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 70
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 77
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học có vai trò đặc biệt
quan trọng. Bởi đây là cấp học nền tảng, đặt những “viên gạch” đầu tiên nhằm
tạo dựng “nền móng” vững chắc để xây dựng những con ngƣời mới. Đối
tƣợng của cậc học này chính là các em học sinh đang chập chững cắp sách tới
trƣờng. Đây cũng chính là những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, những
mầm xanh đang chờ ngày lớn lên. Do vậy, việc dạy và học cấp Tiểu học đƣợc
các nhà giáo dục rất quan tâm.
Mỗi đứa trẻ luôn tiềm tàng khả năng vô hạn. Chúng có cách nhìn, cách
cảm nhận thế giới xung quanh theo cách riêng của chúng. Chính vì vậy, việc

tìm hiểu cách suy nghĩ, cách cảm nhận và thể hiện những cảm nhận của học
sinh tiểu học sẽ giúp giáo viên tìm ra phƣơng pháp dạy học hiệu quả, thêm
gần gũi với các em hơn và đạt đƣợc mục đích giáo dục đề ra.
Ở cấp học này, bên cạnh môn Toán thì Tiếng Việt là một phân môn
chính chiếm nhiều thời lƣợng học tập và xuyên suốt chƣơng trình của cả cấp
học. Đây là môn học cung cấp cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt
hiệu quả trong giao tiếp và trong đời sống. Ngoài ra môn học này còn cung
cấp cho các em một số các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Việt. Từ đó
phát triển vốn từ cho học sinh, bồi dƣỡng lòng ham thích thơ văn, lòng yêu
tiếng Việt, yêu quê hƣơng, đất nƣớc. Tập làm văn là kết tinh sản phẩm của
nhiều phân môn Tiếng Việt. Đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách
tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt
khác đã hình thành nhƣ: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện…
Đồng thời rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản. Do vậy, phân môn Tập
làm văn đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng
mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng đƣợc tiếng Việt để giao tiếp, tƣ duy và học tập.

1


Chƣơng trình Tập làm văn 5 bao gồm nhiều thể loại nhƣ: kể chuyện,
viết thƣ, miêu tả… Trong đó thể loại văn miêu tả đƣợc các em học sinh yêu
thích nhất. Ngay từ lớp 2, 3 các em đã đƣợc làm quen với văn miêu tả khi
đƣợc tập quan sát và trả lời câu hỏi. Lên lớp 4, các em đƣợc học các kiến thức
về văn miêu tả nhƣ: thế nào là văn miêu tả, biết cách quan sát đối tƣợng, tìm
ý, lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết các đoạn văn thành một bài văn miêu tả
hoàn chỉnh. Tới lớp 5, các em đã có thể luyện tập nhiều hơn về thể loại văn
này.
Văn miêu tả nhƣ mở ra trƣớc mắt học sinh tiểu học một thế giới sống
động và đầy màu sắc. Thông qua việc học và làm văn miêu tả các em còn

đƣợc phát triển tƣ duy và ngôn ngữ, làm giàu vốn hiểu biết của bản thân. Hơn
cả là các em học đƣợc cách gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân
vào trong từng trang giấy, biết yêu ghét một cách rõ ràng, biết đồng tình hay
không đồng tình…
Tuy nhiên, thực tiễn dạy học hiện nay cho thấy để hoàn thành một bài
văn miêu tả đối với các em học sinh thƣờng gặp nhiều khó khăn. Do đặc điểm
tâm lí học sinh tiểu học còn ham chơi, khả năng chú ý, tập trung quan sát còn
chƣa cao, năng lực sử dụng ngôn ngữ chƣa phát triển tốt… Dẫn tới bài văn
miêu tả của các em còn mắc nhiều lỗi, nhiều câu văn còn ngô nghê, khô cứng,
khuôn mẫu, gò ép, mô tip, thiếu sự sáng tạo. Đối với giáo viên đây cũng là
loại bài khó dạy. Giáo viên còn thiếu linh hoạt trong việc vận dụng các
phƣơng pháp dạy học và chƣa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động nhằm
gây hứng thú cho các em trong giờ học.
Là một giáo viên tiểu học chúng tôi rất mong muốn góp phần rèn kĩ
năng làm văn miêu tả cho các em học sinh. Từ đó bài văn miêu tả của các em
không chỉ hay hơn mà còn cảm xúc hơn, chân thật hơn.
Với tất cả những lí do trên, chúng tôi quyết định tìm hiểu nghiên cứu đề

2


tài: “Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nâng cao kĩ năng làm văn miêu tả trong trƣờng tiểu học là vấn đề đã
đƣợc nhiều các tác giả quan tâm nghiên cứu.
Cuốn giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học (1993) của
nhóm các tác giả Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phƣơng Nga, Nguyễn Trí đã
đƣa ra nhận xét về vai trò cũng nhƣ sự cần thiết của việc dạy văn miêu tả
trong nhà trƣờng phổ thông. Cũng từ những đặc điểm này, nhóm các tác giả
đã đề ra một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng việc dạy và học văn

miêu tả đối với cả giáo viên và học sinh. Ngoài ra giáo trình còn nêu một số
vấn đề chung về dạy văn miêu tả và những vấn đề cụ thể liên quan tới việc
dạy văn miêu tả lớp 5.
Tác giả Nguyễn Trí trong cuốn Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học
(2000) cũng đƣa ra những nét khái quát về văn miêu tả nhƣ: khái niệm về văn
miêu tả, đặc điểm về văn miêu tả và văn miêu tả trong trƣờng tiểu học. Đồng
thời tác giả cũng đƣa ra những kinh nghiệm dạy học sinh làm sao để viết đƣợc
một bài văn miêu tả cho hay, cho tốt.
Hay nhƣ trong cuốn Văn miêu tả và kể chuyện (2002) của tác giả Phạm
Hổ đƣa ra quan niệm cho rằng thế nào là miêu tả giỏi. Theo tác giả cho rằng
miêu tả giỏi là khi chúng ta miêu tả đƣợc phần bên trong và bên ngoài của đối
tƣợng miêu tả. Từ những gì đã miêu tả đƣợc, ngƣời đọc nhƣ nhận thấy đƣợc
đối tƣợng đó hiện ra trƣớc mắt mình với tất cả màu sắc, âm thanh mà còn cả
tâm trạng, cảm xúc: buồn, vui, yêu, ghét,… của nó.
Phải kể tới nhóm tác giả Vũ Tú Nam - Phạm Hổ - Bùi Hiển - Nguyễn
Quang Sáng với cuốn Văn miêu tả và kể chuyện (2002). Trong tác phẩm này,
các tác giả đã đƣa ra những kinh nghiệm khi viết văn miêu tả sao cho hay và
đƣa ra một số các bài văn miêu tả đặc sắc của các nhà văn để bạn đọc tham

3


khảo.
Tác giả Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) và tác giả Phạm Minh Diệu đã đƣa
ra khái niệm, những đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả trong cuốn Văn
miêu tả trong nhà trường phổ thông (2003). Trong cuốn này các tác giả tập
trung giới thiệu văn miêu tả theo yêu cầu và chƣơng trình sách giáo khoa hiện
hành. Từ những điều này, các giả đã đƣa ra những phƣơng hƣớng để học và
làm tốt văn miêu tả.
Trong cuốn Phương pháp dạy học văn (2007) của tác giả Phan Trọng

Luận cũng nhất trí với ý kiến rằng tăng cƣờng tính thực hành trong giờ Tập
làm văn là một điều cực kì quan trọng nhằm xác định đƣợc hệ thống kĩ năng
văn cho học sinh. Tƣơng ứng với nó là một hệ thống các bài tập.
Ngoài những nghiên cứu lí luận về văn miêu tả và văn miêu tả trong nhà
trƣờng, chúng ta không thể không nhắc tới cơ sở thực tiễn của văn miêu tả.
Đó là những bài văn hay của học sinh tiểu học đƣợc tuyển chọn qua các kì thi
học sinh giỏi các cấp… và đƣợc in thành những cuốn sách tham khảo cho các
em học sinh và phụ huynh nhƣ: Những bài làm văn mẫu lớp 4, Những bài văn
hay Tiểu học văn tuyển lớp 5, 162 bài văn chọn lọc lớp 4, Những bài văn đoạt
giải Quốc gia cấp Tiểu học,... Ngoài ra còn phải kể đến những bài văn đặc sắc
của học sinh tiểu học đƣợc đăng trên các báo, tập chí dành cho lứa tuổi học
sinh tiểu học nhƣ Văn tuổi thơ, báo Thiếu niên Tiền phong, tạp chí Văn học
và Tuổi trẻ,…
Hiện nay, việc tìm hiểu những biện pháp nhằm rèn luyện kĩ năng làm
văn miêu tả cho học sinh tiểu học vẫn là một vấn đề đang đƣợc khai thác
nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh tiểu
học. Từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học văn miêu tả nói riêng và

4


phân môn Tập làm văn nói chung trong nhà trƣờng tiểu học.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp rèn kĩ năng làm văn
miêu tả cho học sinh tiểu học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung đề cập về kĩ năng

làm văn của học sinh lớp 5 ở thể loại văn miêu tả. Và tiến hành nghiên cứu
thực trạng tại trƣờng Tiểu học Thị trấn A Đông Anh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh
lớp 5”, chúng tôi tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ sau:
5.1. Tìm hiểu những cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
5.2. Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5.
5.3. Thực nghiệm sƣ phạm để thu thập kết quả từ việc áp dụng các biện pháp
rèn kĩ năng làm văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn ở tiểu học.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp sau:
6.1. Phƣơng pháp phân tích
6.2. Phƣơng pháp thống kê
6.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
6.4. Phƣơng pháp chuyên gia
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung khóa luận gồm 2 chƣơng
nhƣ sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho
học sinh tiểu học

5


Chƣơng 2. Các biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
và thực nghiệm sƣ phạm

6



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN
MIÊU TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Cơ sở lí luận của rèn kĩ năng làm văn miêu tả
1.1.1. Kĩ năng làm văn và đặc điểm cơ bản của kĩ năng làm văn
1.1.1.1.Khái niệm
Kĩ năng làm văn là một khái niệm gắn liền với phân môn Tập làm văn ở
tiểu học. Đây cũng là một trong những kĩ năng quan trọng mà giáo viên cần
hình thành và rèn luyện cho học sinh.
Chiết tự “Kĩ năng” đƣợc rất nhiều các tác giả đƣa ra các quan điểm khác
nhau
Tác giả Lƣu Xuân Mới trong cuốn “Lí luận dạy học đại học” đã cho
rằng: “Kĩ năng là sự biểu hiện kết quả thực hiện hành động trên cơ sở kiến
thức đã có. Kĩ năng là tri thức trong hành động” [13; 10].
“Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận đƣợc trong
một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [10; 545].
Đồng quan điểm trên tác giả Hoàng Văn Hành trong cuốn “Từ điển
Tiếng Việt” đã đƣa ra định nghĩa về kĩ năng là: “Khả năng vận dụng những
kiến thức đã có đƣợc trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [11; 346].
Mỗi tác giả lại đƣa ra các định nghĩa khác nhau về kĩ năng. Nhƣng tựu
chung lại thì các quan điểm trên đều thống nhất. Tổng kết các quan niệm của
các tác giả ở trên, chúng tôi đi đến cách hiểu: “Kĩ năng là khả năng vận dụng
một cách khéo léo, linh hoạt những kiến thức thu nhận đƣợc trong một lĩnh
vực nào đó vào thực tiễn, phù hợp với mục tiêu trong những điều kiện khác
nhau”.
Khi xem xét kĩ năng, cần chú ý một số đặc điểm sau:

7



- Kĩ năng luôn gắn liền với một hành động cụ thể nào đó. Và cuối cùng
kĩ năng trở thành một đặc điểm của hành động. Chẳng hạn: kĩ năng làm toán,
kĩ năng tập viết… Không có kĩ năng chung chung. Kĩ năng không tự thân tồn
tại.
- Cơ sở lí thuyết của kĩ năng chính là kiến thức. Bởi kĩ năng chỉ có đƣợc
khi con ngƣời ta biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống một cách
hiệu quả. Kĩ năng đƣợc thực hành nhiều lần sẽ càng trở nên thuần thục. Qua
đó kiến thức sẽ càng đƣợc khắc sâu hơn.
- Kĩ năng không phải là khả năng con ngƣời sinh ra đã có. Nó là một
quá trình học tập và luyện tập nhiều lần.
Kĩ năng làm văn là thông qua hệ thống kiến thức tập làm văn đã có, học
sinh viết đƣợc những bài văn hay, giàu cảm xúc, chân thực. Đây là một kĩ
năng mới, đƣợc hình thành từ phân môn Tập làm văn.
1.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của kĩ năng làm văn
Kĩ năng làm văn là tổ hợp bao gồm các nhóm kĩ năng nhỏ sau:
- Kĩ năng định hƣớng hoạt động giao tiếp
+ Nhận diện thể loại văn
Khi học sinh nhận diện đúng thể loại văn cần viết các em sẽ tránh đƣợc
lỗi lạc đề. Ví dụ một đề văn của học sinh lớp 5: “Hãy tƣởng tƣợng và tả lại
một nhân vật trong truyện em đã học” [17; 21] thì học sinh phải biết nhận
diện ngay đây là thể loại văn miêu tả (thông qua từ “tả”). Nhận diện thể loại
văn không khó bởi các đề văn ở tiểu học tƣơng đối ngắn và dễ hiểu. Qua việc
giáo viên hƣớng dẫn học sinh gạch chân dƣới từ thể hiện thể loại văn các em
sẽ nhận diện đƣợc kiểu bài cần viết.
+ Phân tích đề bài
Kĩ năng này giúp học sinh hiểu rõ đề bài, biết đề bài yêu cầu phải viết
bài văn về cái gì. Thông thƣờng giáo viên chƣa chú trọng tới kĩ năng này mà

8



chỉ thực hiện cho đủ theo quy trình của một tiết Tập làm văn. Chính lí do này
khiến khi các em viết văn gặp nhiều lúng túng, khó diễn đạt để xoay quanh
chủ đề mà yêu cầu đề bài đã đƣa ra.
- Kĩ năng lập chƣơng trình hoạt động giao tiếp
+ Quan sát đối tƣợng, tìm ý và sắp xếp thành dàn ý của bài văn
Quan sát là kĩ năng quan trọng. Đặc biệt khi học sinh học văn miêu tả
hay văn kể chuyện. Sau khi quan sát đặc điểm của đối tƣợng, học sinh sẽ biết
tìm ý, sắp xếp các ý để tạo thành dàn ý hoàn chỉnh.
+ Lập dàn ý hoàn chỉnh cho bài văn
Từ dàn ý hoàn chỉnh học sinh sẽ viết bài văn mà không bị thiếu sót ý.
Vậy nên dù thời lƣợng của tiết học Tập làm văn không nhiều nhƣng giáo viên
không nên bỏ qua việc rèn cho học sinh kĩ năng lập dàn ý.
- Kĩ năng thực hiện hóa hoạt động giao tiếp
+ Xây dựng đoạn văn
Ngay từ chƣơng trình Tập làm văn lớp 2, học sinh đã đƣợc tập viết
những đoạn văn ngắn. Việc xây dựng các đoạn văn nhƣ vậy sẽ giúp học sinh
biết viết sao cho đủ ý, đúng nội dung. Từ đó phục vụ cho kĩ năng liên kết các
đoạn văn để tạo thành bài văn hoàn chỉnh.
+ Liên kết các đoạn văn thành bài văn
Kĩ năng liên kết các đoạn văn thành bài văn sẽ giúp học sinh viết văn
đƣợc liền mạch, xuyên suốt theo một chủ đề, tránh lỗi rời rạc giữa các ý.
- Kĩ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp
+ Đối chiếu bài văn nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu
cầu diễn đạt
+ Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt
Đây là hai kĩ năng đƣợc rèn luyện trong tiết trả bài tập làm văn. Qua
việc đối chiếu với yêu cầu diễn đạt học sinh sẽ biết đƣợc bài văn của mình

9



viết có đúng theo chủ đề hay không. Việc sửa lỗi về nội dung và hình thức
giúp các em chú ý hơn về cách trình bày hay ngôn ngữ diễn đạt. Từ đó nâng
cao năng lực làm văn cho học sinh.
Nhƣ vậy, kĩ năng làm văn là một tổ hợp bao gồm bốn kĩ năng nhỏ cần
thiết để giúp học sinh viết đƣợc hoàn chỉnh một bài văn hay. Nếu kĩ năng làm
văn của học sinh đƣợc rèn luyện một cách hiệu quả và thuần thục, bài làm văn
của các em sẽ hoàn thiện, hay hơn và giàu cảm xúc.
1.1.2. Khái niệm văn miêu tả và đặc điểm cơ bản của văn miêu tả
1.1.2.1. Khái niệm văn miêu tả
Miêu tả là cách diễn đạt sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan một
cách sinh động, chân thực. Dƣới con mắt nghệ thuật, miêu tả là là việc diễn tả
đƣờng nét, hình dáng, kích thƣớc, nét đặc sắc của sự vật hay hiện tƣợng một
cách mềm mại và xen lẫn cảm xúc của ngƣời miêu tả. Văn miêu tả là thể loại
văn rất gần gũi với các em học sinh tiểu học. “Miêu tả là lấy nét vẽ hoặc câu
văn để biểu hiện cái chân tƣớng của sự vật ra” [2; 451].
Hay nhƣ tác giả Phạm Hổ đã cho rằng: “Miêu tả giỏi là khi đọc những
gì chúng ta viết, ngƣời đọc nhƣ nhìn thấy cái gì đó hiện ra trƣớc mắt mình:
một con ngƣời, một con vật, một tiếng nói, một dòng sông… Ngƣời đọc còn
có thể nghe cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nƣớc chảy. Thậm chí còn ngửi thấy
đƣợc mùi mồ hôi, mùi sữa, mùi hƣơng hoa, hay mùi rêu, mùi ẩm mốc.v.v.
Nhƣng đó mới chỉ là miêu tả bên ngoài. Còn có sự miêu tả bên trong nữa,
nghĩa là miêu tả tâm trạng vui buồn, yêu ghét của con ngƣời, con vật và cỏ
cây” [14; 4].
Những khái niệm về “miêu tả” nói trên là những khái niệm sử dụng
chung cho các loại hình nghệ thuật đƣợc bộc lộ thông qua nghệ thuật miêu tả.
Còn trong văn bản nghệ thuật, miêu tả lại có những đặc điểm riêng và đƣợc
quan niệm theo nhiều cách khác nhau. Các nhà lí luận phê bình văn học đã


10


đƣa ra khái niệm miêu tả bao gồm những đoạn văn, đoạn thơ tái hiện sự việc,
cảnh vật, con ngƣời thông qua một khối lƣợng chi tiết phong phú. Tuy nhiên
khái niệm này mới chỉ đề cập tới nội dung miêu tả mà chƣa đề cập tới ngôn
ngữ sử dụng trong miêu tả. Cần phải nhớ rằng mục đích của văn miêu tả
chính là có thể vẽ lại những đặc điểm nổi bật của đối tƣợng thông qua quan
sát, khơi gợi trí tƣởng tƣợng, xen lẫn yếu tố tình cảm, sự đánh giá của ngƣời
viết. Từ đó khiến ngƣời đọc, ngƣời nghe cảm nhận văn bản miêu tả một cách
cảm động, say mê.
Nhìn chung, các quan niệm về miêu tả ở trên đã đề cập tới nhiều
phƣơng diện khác nhau của thuật ngữ “miêu tả” sử dụng trong văn bản nghệ
thuật (văn miêu tả). “Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm của cảnh, của
ngƣời, của vật giúp ngƣời nghe, ngƣời đọc hình dung các đối tƣợng ấy” [19;
140]. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu về văn miêu tả, chúng tôi đã đi đến
thống nhất khái niệm nhƣ sau: “Văn miêu tả là một loại văn dùng trong các
phƣơng tiện ngôn ngữ để vẽ lại những đặc điểm nổi bật của khách thể trong
hiện thực khách quan (cảnh vật, sự vật, con ngƣời) một cách cụ thể, sinh
động, gợi hình, gợi cảm, tạo hiệu quả nhƣ thật với ngƣời đọc, ngƣời nghe”.
1.1.2.2. Đặc điểm cơ bản của văn miêu tả
Cũng giống nhƣ các thể loại văn khác, văn miêu tả cũng có những đặc
điểm cơ bản riêng. Trong cuốn “Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học”, tác giả
Nguyễn Trí đã khái quát năm đặc điểm của văn miêu tả nhƣ sau :
a. Văn miêu tả là một sáng tác nghệ thuật
Mỗi bài tập làm văn là sản phẩm của từng cá nhân, mang tính chủ quan
đối với từng đối tƣợng miêu tả. Qua từng lời miêu tả các em viết, ngƣời đọc
nhƣ cảm nhận đƣợc suy nghĩ, tình cảm, quan điểm, cách thức diễn đạt hay
khả năng sáng tạo,… khác nhau. Bởi mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập. Vì
vậy, có thể nói rằng văn miêu tả là một sáng tác nghệ thuật.


11


Trên lớp, giáo viên không chủ định dạy học sinh sáng tác. Bởi quá trình
sáng tác là quá trình phức tạp không thể chỉ gói gọn trong các tiết học tập làm
văn trên lớp. Nó đòi hỏi sự tinh tế, nhạy cảm, giàu cảm xúc, tƣ duy từ bƣớc suy
nghĩ cho tới bƣớc trình bày bài viết. Tuy nhiên, làm văn miêu tả thực sự là một
quá trình sáng tác. Mỗi bài văn là mỗi thế giới riêng đầy màu sắc của các em.
Một thế giới thiên nhiên trong trẻo, nhiều cảm xúc, nơi con ngƣời và loài vật
sống chan hòa với nhau. Các em học sinh chính là các “tác giả” nhỏ tuổi đang
dần dần chạm tay vào nghệ thuật. Nhiều bài văn miêu tả của các em đƣợc đánh
giá rất cao, lối suy nghĩ tuy đơn giản nhƣng chân thực, sinh động. Một số bài
văn miêu tả đặc sắc đã đƣợc đăng trên các tạp chí văn học cho thiếu nhi để mọi
bạn đọc khắp cả nƣớc tham khảo, học tập.
b. Văn miêu tả hướng dẫn học sinh cảm nhận cái hay cái đẹp về cuộc
sống và diễn tả những cảm nhận ấy bằng ngôn từ
Làm văn miêu tả là nhận thức thế giới, khám phá cuộc sống xung quanh
và phát hiện từ đối tƣợng miêu tả những nét đặc sắc, nét nổi bật, độc đáo. Đặc
biệt bài văn miêu tả không phải là sự lắp ghép ngôn từ thuần túy, đơn điệu.
Ngôn từ phải diễn đạt đƣợc hết nét đẹp của đối tƣợng, phải toát lên đƣợc cảm
xúc của học sinh trong bài văn. Hay nói cách khác, ngôn từ chính là chất liệu
quan trọng của bài văn miêu tả.
Dƣới con mắt của học sinh, thế giới xung quanh luôn tràn ngập màu sắc
và những điều mới lạ, gây hứng thú, tò mò. Một bông hoa hồng trong sƣơng
sớm, ánh nắng trải dài trên con đƣờng đến trƣờng, hƣơng thơm dịu nhẹ của cỏ
dại bên đƣờng, vị ngọt của trái ổi trong vƣờn,… đều khiến các em thích thú.
Mỗi cảm nhận về cuộc sống của học sinh cũng không giống nhau. Chỉ đơn
giản nhƣ việc đặt câu hỏi cho các em: “Cây bàng trông nhƣ thế nào”, ta có thể
nhận đƣợc những câu trả lời khác nhau vô cùng thú vị mà không ngờ tới.

“Cây bàng lộ những cành khẳng khiu trụi lá vào mùa đông”. “Cây bàng xòe

12


bóng mát nhƣ cái ô khổng lồ màu xanh che bóng mát cho sân trƣờng”. “Cây
bàng trút lá đỏ vào mùa thu nhƣ nói lời tạm biệt với các bạn nhỏ rằng nó sẽ
bƣớc vào cuộc phiêu lƣu thú vị khác”. “Cây bàng mọc những lá chồi non
xanh mƣớt nhƣ những bàn tay bé xíu vẫy chào chị gió xuân”. Nhƣ vậy, chỉ
với một hình ảnh nhƣng dƣới con mắt quan sát và suy nghĩ độc đáo của các
em học sinh, cây bàng hiện lên rất chân thực và sinh động. Cần luôn nhớ rằng
học sinh tiểu học rất thích chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình với ngƣời khác.
Điều đó không chỉ chứng tỏ rằng các em ham hiểu biết về thế giới bên ngoài
mà còn cảm xúc với cái hay cái đẹp của cuộc sống muôn màu. Tóm lại dạy
văn miêu tả là dạy các em biết cách yêu. Yêu thiên nhiên, yêu con ngƣời và
cảm thụ trƣớc vẻ đẹp ấy của thế giới.
Biết cảm thụ cái đẹp nhƣng không biết diễn tả cái đẹp thì chƣa gọi là
biết làm văn. Văn miêu tả quan trọng nhất là lột tả đối tƣợng với những vẻ
đẹp nổi bật bằng ngôn từ. Bởi ngôn từ là một trong những chất liệu làm nên
một bài văn miêu tả hay. Ngôn từ sinh động, chân thực, dễ hiểu sẽ khiến
ngƣời đọc, ngƣời nghe cảm thấy cuốn hút, say mê bài văn miêu tả. Càng đọc
càng muốn tìm hiểu đối tƣợng miêu tả. Ngƣợc lại ngôn từ quá hoa mĩ, trau
chuốt hay quá sơ giản đều khiến cho đối tƣợng đƣợc miêu tả mờ nhạt, kém
nổi bật, thậm chí cảm xúc của ngƣời viết chƣa truyền tải đƣợc hết đến với
ngƣời đọc, ngƣời nghe.
Bởi vậy, việc quan trọng trong dạy học văn miêu tả cho học sinh tiểu
học đó là giáo viên vừa phải giúp học sinh cảm nhận cái hay cái đẹp về cuộc
sống và vừa phải giúp các em diễn tả những cảm nhận ấy bằng ngôn từ.
c. Văn miêu tả mang tính thông báo, thẩm mĩ và chứa đựng tình cảm
của người viết.

Bất kì bài văn miêu tả nào cũng có nội dung, mục đích của nó. Và chính
những nội dung đó thể hiện tính thông báo của tác phẩm.

13


Văn miêu tả mang tính chủ quan của ngƣời viết. Những gì ngƣời viết
cảm nhận về đối tƣợng miêu tả đều đƣợc gửi gắm trong bài văn miêu tả. Do
vậy, từng chi tiết của bài văn miêu tả đều mang ấn tƣợng cá nhân. Đặc điểm
này của miêu tả trong văn học khác hẳn với miêu tả trong các môn Khoa học
hay Tự nhiên xã hội. Miêu tả trong các môn Khoa học đòi hỏi phải có độ
chính xác cao, mang tính khách quan. Ngôn ngữ miêu tả trong các môn Khoa
học phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và có phần khô khan, mang tính hàn lâm.
Ta có thể bắt gặp sự miêu tả trong các môn Khoa học thông qua cụm từ nhƣ
“đặc điểm, tính chất”… Ví dụ khi miêu tả chung một đối tƣợng là “cây bƣởi”.
Nếu nhƣ trong văn miêu tả ta có thể bắt gặp hình ảnh cây bƣởi với : “Thân
cây xù xì, vỏ màu nâu. Dọc thân cây có những cái mấu chìa ra, nhờ những
cái mấu này mà việc trèo hái quả rất dễ. Trên cây chia ra nhiều cành lớn nhỏ
khác nhau. Cây bưởi nằm khiêm tốn ở một góc vườn. Mỗi lần ngắm nhìn cây
em lại có cảm giác cây bưởi như người anh cả che chở cho đám cây chanh,
cây ớt nhỏ xung quanh… ”. Còn cây bƣởi đƣợc mô tả trong Khoa học đó là: “
bưởi (danh pháp hai phần: Citrus maxima hay Citrus grandis L.), là một loại
quả thuộc chi Cam chanh, thường có màu xanh lục nhạt cho tới vàng khi
chín, có múi dày, tép xốp, có vị ngọt hoặc chua ngọt tùy loại. Bưởi có nhiều
kích thước tùy giống”.
Văn miêu tả muốn hay thì ngƣời viết phải biết quan sát và thể hiện bằng
các từ ngữ, hình ảnh, bằng lối so sánh, ví von. Đặc biệt là thể hiện đƣợc tình
cảm, cảm xúc trân trọng đối với đối tƣợng đƣợc tả.
d. Văn miêu tả có tính sinh động và tính tạo hình
Một bài văn miêu tả đƣợc coi là có tính sinh động và tính tạo hình khi

các sự vật, hiện tƣợng, con ngƣời,… đƣợc miêu tả hiện lên qua từng câu, từng
dòng trong cuộc sống thực, tƣởng nhƣ nắm đƣợc, có thể nhìn ngắm hay sờ
mó. Làm nên sự sinh động, tạo hình của văn miêu tả là những chi tiết sống,

14


gây ấn tƣợng… Nếu không có chúng bài văn miêu tả sẽ trở nên khô cứng, mờ
nhạt, kém hấp dẫn.
Những bài văn miêu tả hay, có hồn và sinh động đều đến từ những
ngƣời biết quan sát, chịu khó quan sát và biết phát hiện những vẻ đẹp tƣởng
nhƣ vốn đã quen thuộc. Hãy cùng xem lão Chuột Cống hiện lên với cái vẻ xấu
xí nhƣ thế nào: “Vừa lúc ấy xông lên một mùi hôi nồng nặc. Từ cái lỗ ở chân
vách chui ra một con vật đen sì, lù lù bằng cái bắp chuối, mõm nhọn hoắt,
lông ướt ròng ròng nước cống. Nó trợn mắt, nhe ra những chiếc răng nhọn,
cười mũi… ” [18; 8]. Chỉ với vài đặc điểm vậy thôi nhƣng ngƣời đọc nhƣ
thấy đƣợc hình ảnh một lão Chuột Cống trông thật ghê sợ và bẩn thỉu, béo
tròn vì ăn vụng. Hay nhƣ hình ảnh cả đám chuột phá hoại, đánh chén no say
trong nhà bếp: “Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng
xúm lại, húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra… Cả đám chuột
đánh chén no nê…Đám chuột thằng nào thằng nấy mép béo nhờn… Đàn
chuột lục tục kéo nhau đi hết” [18; 8]. Tất cả hiện lên thật sinh động. Một lão
Chuột Cống cầm đầu với một đám chuột con lố nhố phá hoại đục khoét nhà
bếp của Bống. Chỉ với vài từ ngữ miêu tả hình ảnh lão chuột và đàn em nhƣng
những dòng văn của Nguyễn Đình Thi đã cuốn hút biết bao thế hệ bạn đọc
nhỏ tuổi. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của tính tạo hình trong việc
khắc họa các nhân vật. Mèo con, Chuột Cống, chị Chổi, bác Nồi Đồng, Cây
Cau, Gián Đất,… mỗi nhân vật một vẻ khác nhau nhƣng tựu chung lại đều
làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm.
e. Ngôn ngữ văn miêu tả là ngôn ngữ giàu cảm xúc và hình ảnh

Qua việc tìm hiểu các bài văn của học sinh đƣợc tuyển chọn và các tác
phẩm văn học dành cho lứa tuổi tiểu học, chúng ta thấy ngôn ngữ miêu tả giàu
các tính từ, động từ, thƣờng sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,
các từ tƣợng thanh, từ tƣợng hình. Do sự phối hợp của các tính từ (chỉ màu

15


sắc, phẩm chất,…), của các động từ với các biện pháp tu từ, ngôn ngữ miêu tả
luôn gợi lên trong lòng ngƣời đọc, ngƣời nghe sự ấn tƣợng sâu sắc đối với đối
tƣợng miêu tả và cảm giác thích thú, say mê đối với tác phẩm.
1.1.3. Kĩ năng làm văn miêu tả
Nhƣ đã trình bày ở phần trƣớc kĩ năng làm văn là tổ hợp các kĩ năng
nhỏ cần thiết để viết hoàn chỉnh đƣợc một bài văn hay. Văn miêu tả là thể văn
rất gần gũi với học sinh tiểu học. Và để viết đƣợc một bài văn miêu tả hay thì
giáo viên phải hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn miêu tả.
Để miêu tả đúng và hay thì học sinh cần phải rèn luyện những kĩ năng
sau:
- Kĩ năng chọn đối tƣợng, quan sát đối tƣợng và nhận xét đối tƣợng
- Kĩ năng lập dàn ý
- Kĩ năng viết đoạn văn và liên kết các đoạn văn thành bài văn hoàn
chỉnh.
- Kĩ năng kiểm tra, đánh giá bài văn miêu tả của bản thân
Thực tế cho thấy quá trình học văn miêu tả của học sinh trên lớp vẫn
chƣa thể rèn cho các em các kĩ năng làm văn miêu tả cần thiết. Có thể do
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nhƣ: thời lƣợng một tiết Tập làm văn là
chƣa đủ, phƣơng pháp dạy học của giáo viên chƣa phù hợp, sức hút của môn
Tập làm văn chƣa cao,… Từ đó khiến chất lƣợng làm văn miêu tả của học
sinh còn thấp. Chính vì vậy việc rèn luyện các kĩ năng làm văn miêu tả cho
học sinh đang là vấn đề bỏ ngỏ đƣợc rất nhiều các nhà giáo dục quan tâm và

nghiên cứu.
1.2. Cơ sở thực tiễn của rèn kĩ năng làm văn miêu tả
1.2.1. Chương trình Tập làm văn lớp 5
Chƣơng trình Tập làm văn lớp 5 kéo dài trong 35 tuần học: học kì I là
18 tuần, học kì II: 17 tuần. Một tuần học sinh học 2 tiết Tập làm văn, thời

16


lƣợng mỗi tiết 35 phút. Nhƣ vậy, cả năm học sẽ có 70 tiết Tập làm văn.
Nội dung phân phối chƣơng trình Tập làm văn đƣợc quy định theo công
văn số 9832/Bộ GD&ĐT - GDTH ngày 01 tháng 9 năm 2006 của Bộ trƣởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bảng 1.1. Phân phối chƣơng trình Tập làm văn lớp 5

Tuần

Chủ điểm

1

Việt Nam Tổ quốc em

2

Việt Nam Tổ quốc em

3

Việt Nam Tổ quốc em


4

Cánh chim và hòa bình

5

Cánh chim và hòa bình

6

Cánh chim và hòa bình

7

Con ngƣời với thiên nhiên

Nội dung
Tiết 1: Cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Tiết 2: Luyện tập tả cảnh.
Tiết 1: Luyện tập tả cảnh
Tiết 2: Luyện tập làm báo cáo thống kê.
Tiết 1: Luyện tập tả cảnh.
Tiết 2: Luyện tập tả cảnh.
Tiết 1: Luyện tập tả cảnh.
Tiết 2: Tả cảnh (Kiểm tra viết).
Tiết 1: Luyện tập làm báo cáo thống kê.
Tiết 2: Trả bài văn tả cảnh.
Tiết 1: Luyện tập làm đơn.
Tiết 2: Luyện tập tả cảnh.

Tiết 1: Luyện tập tả cảnh.
Tiết 2: Luyện tập tả cảnh.
Tiết 1: Luyện tập tả cảnh.

8

Con ngƣời với thiên nhiên

Tiết 2: Luyện tập tả cảnh.
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
Tiết 1: Luyện tập thuyết trình, tranh

9

Con ngƣời với thiên nhiên

luận.
Tiết 2: Luyện tập thuyết trình, tranh

17


luận.
10

Ôn tập giữa học kì I

11

Giữ lấy màu xanh


Ôn tập giữa học kì I
Tiết 1: Trả bài văn tả cảnh.
Tiết 2: Luyện tập làm đơn.
Tiết 1: Cấu tạo của bài văn tả ngƣời.

12

Giữ lấy màu xanh

Tiết 2: Luyện tập tả ngƣời.
(Quan sát và lựa chọn chi tiết)
Tiết 1: Luyện tập tả ngƣời (Tả ngoại

13

Vì hạnh phúc con ngƣời

hình).
Tiết 2: Luyện tập tả ngƣời (Tả ngoại
hình).
Tiết 1: Làm biên bản cuộc họp.

14

Vì hạnh phúc con ngƣời

Tiết 2: Luyện tập làm biên bản cuộc
họp.
Tiết 1: Luyện tập tả ngƣời (Tả hoạt


15

Vì hạnh phúc con ngƣời

động).
Tiết 2: Luyện tập tả ngƣời (Tả hoạt
động).

16

Vì hạnh phúc con ngƣời

17

Vì hạnh phúc con ngƣời

18

Ôn tập cuối học kì I

Tiết 1: Tả ngƣời (Kiểm tra viết)
Tiết 2: Làm biên bản một vụ việc.
Tiết 1: Ôn tập về viết đơn.
Tiết 2: Trả bài văn tả ngƣời.
Ôn tập cuối học kì I
Tiết 1: Luyện tập tả ngƣời (Dựng đoạn

19


Ngƣời công dân

mở bài).
Tiết 2: Luyện tập tả ngƣời (Dựng đoạn

18


×