Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phương huyệt điều trị bệnh chứng thường gặp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.82 KB, 13 trang )

PHƯƠNG HUYỆT ĐIỀU TRỊ
BỆNH CHỨNG THƯỜNG GẶP

A. BỆNH NỘI NHI:
I.

HỆ HÔ HẤP:
1- Cảm mạo:
Đại chùy,Phong trì.Sốt thêm Khúc trì.
Nhức đầu thêm Hợp cốc.Đờm nhiều thêm Phong long.
2- Viêm Phế quản:
Thiên đột,Phong long.Ho không ngớt châm Suyễn tức.
3- Hen Phế quản:
Suyễn tức,Đản trung.Đờm nhiều thêm Phong long.
Ho,khó thở,thêm Thiên đột.
4- Viêm Phổi:
Đại chùy,Khúc trì,Nội quan,hoặc Phế du,Ngoại quan,
Hợp cốc,Đại chùy,Khúc trì.

II.

HỆ TIÊU HÓA:
1- Rối loạn tiêu hóa:
Túc Tam lý,Thiên khu.Có nôn mửa thêm Nội quan,
Kết quả không tốt thêm Khí hải.Dùng thủ thuật trung bình
2- Đau dạ dày: (bao gồm Viêm,loét dạ dày)
Trung quản,Nội quan,Túc Tam lý.
Đau âm ỉ phối hợp thêm Dương lăng tuyền.
Có trướng bụng thêm Thiên Khu.Có quặn đau thêm Ngoại Quan.
Có đại tiện ra máu thêm Thái xung chích ra máu.
Thủ thuật :Vỵ toan nhiều mạnh,Vỵ toan ít nhẹ.


1


3- Nôn mửa: (Cả nôn mửa lúc có thai)
Nội quan,Thiên đột,Túc Tam lý.
Thủ thuật mạnh, có thai thủ thuật nhẹ.

4- Viêm ruột,Kiết lỵ,Trướng bụng:
Quan nguyên,Túc tam lý,Khí hải,Thiên khu. Sốt thêm KhúcTrì, Đại chùy.
Quặn đau bụng,mót rặn thêm Dương lăng tuyền.
5- Táo bón:
Dương lăng tuyền,Chi cấu, hoặc Khí hải, Thiên khu,hoặc Vị du,Trường cường.
6- Chứng giun đũa đường mật:
Nghinh hương xuyên Tứ bạch.Chí dương xuyên Đởm du,
Cũng có thể phối hợp với các huyệt Túc Tam lý,Trung quản, Nội quan,Khúc trì.
7- Viêm túi mật:
Trung quản, Nội quan,Túc Tam lý,Đởm du.
8- Tắt ruột do liệt:
Khí hải, Thiên khu,Túc Tam lý, hoặc Đại trường du,Chi cấu.
9- Co thắt ruột:
Nội quan,Trung quản,Thiên khu,Kích thích mạnh.
10- Viêm ruột thừa cấp:
Túc Tam lý,huyệt Lan vĩ,trên Lan vĩ.Sốt thêm Khúc trì. Kích thích mạnh.
III.

HỆ TUẦN HOÀN:

1- Huyết áp cao:
Khúc trì,TúcTam lý,Váng đầu, Nhức đầu thêm Ấn đường.
Cũng có thể châm Nhân nghinh.Thủ thuật mạnh

2- Huyết áp hạ:
Tố liêu,Nội quan,Nhân trung,Thái xung.Thủ thuật nhẹ.
3- Cơn đau tim:
Nội quan,Gian sử,Túc Tam lý,hoặc Nội quan xuyên Ngoại quan.
4- Tim hồi hộp:
Tâm du,Thần môn,Nội quan, Đản trung.Thủ thuật trung bình-mạnh.
2


5- Nhịp tim không đều:
Nội quan, Đản trung,hoặc Thông lý,Tâm du.Cũng có thể phối hợp
với Thần môn.Thủ thuật trung bình-mạnh.
6- Ngoại tâm thu:
Thần môn,Nội quan có thể phối hợp với Tâm du.Thủ thuật nhẹ-mạnh.
7- Rung tâm nhĩ:
Thần môn,Thông lý,Nội quan,Tâm du.Mỗi lần dùng 2 huyệt.
Thủ thuật nhẹ-mạnh
IV.

HỆ HUYẾT DỊCH:

1- Thiếu máu:
Trung quản,Khúc trì,Túc Tam lý,hoặc Nội quan,Liệt khuyết, Đại chùy,Can du,
Tam âm giao.Thủ thuật từ nhẹ- trung bình.
2- Thiếu máu do suy tủy:
Khúc trì,Túc tam lý, Đại chùy, Đởm du,Phong long.Mỗi lần lấy 2 huyệt.
Thủ thuật trung bình-mạnh
3- Các bệnh chảy máu:
Bao gồm cả chứng giảm tiểu cầu Tam âm giao,Huyết hải,Dũng tuyền,
Hợp cốc,Ngoại quan,Phi dương đều có thể chọn dùng.

V.

HỆ TIẾT NIỆU SINH DỤC:

1- Viêm thận,viêm bể thận:
Thận du,Bàng quang du,Tam âm giao,hoặc Khí hải,Quan nguyên,
Dương lăng tuyền,hoặc Phục lưu,Phi dương,Thận du.
2- Viêm bàng quang:
Thận du,Bàng quang du,Trung cực,Tam âm giao.Mỗi lần lấy 2 huyệt.
Thủ thuật mạnh.
3- Đái dầm:
Quan nguyên,Dương lăng tuyền,Thận du,Trung cực,Tam âm giao.
.

3


4- Ứ nước tiểu:
Quan nguyên,Khí hải,Tam âm giao,Dương lăng tuyền.
Thủ thuật nhẹ-mạnh.
5- Viêm tuyến tiền liệt:
Trung cực,Dương lăng tuyền,hoặc Quan nguyên,Tam âm giao.
Thủ thuật mạnh.
6- Di tinh,Liệt dương,xuất tinh sớm:
Quan nguyên,Tam âm giao.Phối hợp với các huyệt Trung cực,
Túc tam Lý,Thần môn.
7- Chứng đái tháo:
Quan nguyên,Tam âm giao.Phối hợp với Thận du,Mệnh môn,Khí hải.
8- Đái gắt do Thần kinh:
Thái xung,Quy lai,Thái khê,Thủ thuật mạnh.

VI.

HỆ THẦN KINH:

1- Nhức đầu:
Phong trì,Hợp cốc,Thái dương,Bá hội,Liệt khuyết.Nhức đầu phía trước:Thái dương
phối hợp với Ấn đường,Hợp cốc,Liệt khuyết.Nhức bên đầu:Phong trì Thái dương,có
thể phối hợp với Ế minh,Hợp cốc,Liệt khuyết,Thái xung.Nhức đỉnh đầu:Bá hội,Dũng
tuyền,có thể phối hợp với Hợp cốc,Hậu khê.Nhức đầu phía sau:Phong trì,Hậu khê,
có thể phối hợp với Bá hội,Côn lôn.Nhức cả đầu: Ấn đường, Á môn,Phong trì,
Tứ độc,có thể phối hợp với Bá hội,Thái dương.
2- Váng đầu,chóng mặt:
Phong trì,Nội quan,Bá hội,Thái xung.
3- Đau thần kinh tam xoa:
Cự liêu,Thái dương,Lạc chẩm.Có thể phối hợp với Đại nghinh,Hợp cốc,
Ế minh.Thủ thuật trung bình-mạnh.

.

4


4- Liệt mặt:
Thái dương, Địa thương,Hợp cốc.Có thể phối hợp với Dương bạch,
Nghinh hương,Hạ quan,Giáp xa,Liệt khuyết.
5- Đau thần kinh liên sườn:
Chi cấu(có thể xuyên Gian sử), Đản trung,Dương lăng tuyền.
6- Đau thần kinh tọa:
Hoàn khiêu,Dương lăng tuyền.Có thể phối hợp Bạch hoàn du, Ân môn,
Côn lôn,Thừa sơn,Phong thị.

7- Liệt nửa người:
Dương lăng tuyền xuyên Âm lăng tuyền.Khúc trì xuyên Thiếu hải,có thể
phối hợp Liệt khuyết,Hoàn khiêu,Ngoại quan xuyên Nội quan,Hợp cốc
xuyên Lao cung,Huyền chung xuyên Tam âm giao, Địa thương xuyên
Giáp xa,mỗi ngày một lần.Mỗi lần chọn 2-4 huyệt.Dùng kích thích mạnh
hoặc trung bình.
8- Bại liệt trẻ con:
Liệt chi trên:Dưỡng lão,Khúc trì xuyên Thiếu hải,Ngoại quan xuyên Nội
quan.Bại liệt chi dưới:trên Phong thị 2 tấc,Hoàn khiêu,Túc tam lý,
Dương lăng tuyền,Tam âm giao.
9- Thần kinh suy nhược(mất ngủ):
Ế minh,Thần môn,Nội quan,Tam âm giao. Ăn kém phối hợp với Túc tam Lý.
Nằm mơ nhiều phối hợp với Thần môn hoặc Tâm du.
Cao huyết áp phối hợp với Khúc trì.
10- Hystérie:
Nội quan,Nhân trung,Hợp cốc,Thần môn, Á môn.
11- Động kinh:
Đại chùy,Phong trì,Nội quan hoặc Ngoại quan, Á môn,Nhân trung.
Lúc lên cơn trước hết châm Nhân trung,sau châm Dũng tuyền,
một lát sau sẽ tỉnh.
5


12- Tinh thần phân lập (Schizophrenie):
Nội quan, Phong trì xuyên Phong trì (đối diện),Á môn.Thủ thuật mạnh.
13- Vẹo cổ(Torticolis):
Dưỡng lão,Huyền chung,Lạc chẩm.
14- Kinh giật trẻ con:
Hợp cốc,Nhân trung,Thiếu thương.Hay ngủ thêm Phong trì.
Thủ thuật mạnh.

VII.

BÊNH TRUYỀN NHIỄM:
1- Sốt rét:
Đại chùy,Nội quan,Gian sử.Có thể phối hợp với Khúc trì ,Chí dương,
Tam Âm giao,Túc tam lý.Châm trước khi lên cơn 2 giờ.Thủ thuật nhẹ.
2- Viêm tuyến mang tai(Quai bị):
Ế phong,Giáp xa,Hợp cốc.Sốt thêm Khúc trì.Thủ thuật mạnh.
3- Ho gà:
Thiên đột, Định suyễn.Thủ thuật mạnh.
4- Viêm gan:
Các loại chức năng Gan có biến đổi:Chí dương, Đởm du, Thái xung,
Túc Tam Lý. Có xơ Gan báng nước thêm Phục lưu.
Men Transaminase cao hơn bình thường: Đại chùy,Chí dương,
Túc tam lý,Hành gian,Dương lăng tuyền. Mất ngủ thêm Ế minh.
Đau Gan lách thêm Dương lăng tuyền xuyên Âm lăng tuyền.

B. BỆNH NGOẠI KHOA:
1- Đau khớp cổ tay:
Ngoại quan,Dương khê,Dương cốc.Thủ thuật trung bình-mạnh.
2- Đau khớp khuỷu:
Khúc trì xuyên Thiếu hải.Thủ thuật trung bình-mạnh.
.

6


3- Đau khớp vai:
Kiên ngung,Kiên liêu,Kiên trinh,Khúc trì.
4- Đau ngực sườn:

Nội quan,Dương lăng tuyền,Nhân trung.
5- Đau eo lưng: (Phong thấp, Lao thương)
Thận du, Ân môn,Hậu khê,Thừa sơn,Côn lôn.
6- Đau cổ:
Lạc chẩm,Trung chữ,Dưỡng lão,hoặc Huyền chung 2 bên.
Thủ thuật mạnh.
7- Đau khớp háng:
Bạch hoàn du,Hoàn khiêu,Côn lôn, Ủy trung.
Thủ thuật trung bình-mạnh.
8- Đau khớp gối:
Dương lăng tuyền xuyên Âm lăng,Tất nhãn ,Ủy trung,Huyết hải,
Túc Tam lý. Thủ thuật mạnh.
9- Đau khớp và chấn thương cổ chân:
Côn lôn xuyên Thái khê,Giải khê.
10- Co thắt cơ dép(chuột rút bắp chân)mỏi cẳng chân:
(Crampes musculaires des mem bres inférteurs)
Thừa sơn, Ủy trung.Thủ thuật mạnh
11- Viêm tuyến vú:
Đản trung,Hợp cốc,Nhũ căn,Ngoại quan,Hậu khê.
12- Uốn ván: (Tétanos)
Nhân trung, Dũng tuyền,Hợp cốc,Túc Tam lý.
13- Sưng nhiều hạch(Adéni tes):
Đại chùy,Tâm du,Thận du,Cách du.
14- Sưng nhiều hạch cổ (Adéni tes cervicales):
Phong trì, Đại chùy,Khúc trì.
15- Lòi dom:
Trường cường, Thừa sơn.Lòi dom trẻ em cứu Bá hội.
7



16- Trĩ nội ngoại:
Trường cường,Hội âm,Tam Âm giao,Thừa sơn.

C. BỆNH NGŨ QUAN VÀ NGOÀI DA:
I.

BỆNH MẮT:
1- Cận thị:
a/ Thừa khấp hai bên,My trung xuyên My tim.
b/ Tinh minh,Thừa khấp.
c/ Dương bạch,Toán trúc.
d/ Tứ bạch,Toán trúc.
Nếu các huyệt trên châm không phục hồi thị lực, có thể châm thêm Phong trì.
2- Quáng gà:
Thừa khấp,Tinh minh,Can du,Túc tam lý,Tứ bạch,Thái xung,Hợp cốc.
Mỗi lần chọn dùng 1-2 huyệt.Thủ thuật trung bình.
3- Đục nhân mắt (Cataracte):
Tinh minh,Cầu hậu,Thừa khấp, Ấn đường,Thái dương,Nội quan
xuyên Ngoại quan,có thể chọn dùng.
4- Thiên đầu thống:
Thái dương,Ấn đường,Hợp cốc,Phong trì,Suất cốc,Tinh minh,
Thừa khấp,Cầu hậu. Mọi lần chọn dùng 2-3 huyệt.
5- Teo thị thần kinh(Atrophie du nerf optique ):
Tinh minh,Thái dương,Cầu hậu,có thể phối hợp với Phong trì,
Ngoại quan,Hợp cốc.Mỗi lần lầy-3 huyệt,cách ngày 1 lần, liệu
trình tương đối dài.
6- Viêm giác mạc,Kết mạc (Conjonctivite,Keratite):
Tinh minh,Thái dương,Ế minh,Hợp cốc,Phong trì.

.


8


7- Mộng thịt:
Dùng đầu kim khẽ bóc phần đầu mộng,ở phần gốc châm điểm
làm cho nhãn cầu căng,chảy nước mắt.Có thể phối hợp với
Thái Dương,Thiếu trạch.
8- Lác:
Lác ngoài dùng Tinh minh,Phong trì.
Lác trong dùng Cầu hậu,Hợp cốc.
9- Chảy nước mắt:
Thừa khấp,Tinh minh,hoặc Tinh minh,Thái dương.

10- Lông quặm:
Châm điểm chảy máu trên mi mắt,lại châm Toán trúc. Mỗi ngày một lần.
11- Mắt hột:
Tinh minh,Thái dương,Hợp cốc,Phong trì.

II.

BỆNH TAI:
1- Viêm tai giữa cấp:
Ế minh,Hợp cốc,hoặc Hạ quan,Khúc trì.Chóng mặt thêm Phong trì.
Ù tai thêm Trung chữ.
2- Câm điếc:
Nhĩ môn, Ế phong, Á môn, có thể phối hợp vớiThính cung,Thính hội
Nhĩ môn,Liêm tuyền,Trung chữ,Ngoại quan.Mỗi lần chọn dùng 2-3
huyệt.Trị điếc trước,sau trị câm, đồng thời phải kiên nhẫn luyện nói.
Sau khi thính lực phục hồi,nếu dây chằng lưỡi quá ngắn không nói

được,nên cắt.
3- Tai ù:
Thính cung,Ế phong,Trung chữ.

.

9


III.

BỆNH MŨI:

1- Viêm mũi:
Nghinh hương,Hợp cốc.Có thể phối hợp với Ấn đường,Thượng tinh,
Liệt khuyết.Nên dùng dung dịch tỏi 10% nhỏ mũi,nước tỏi có thể tới họng.
2- Chảy máu mũi:
Thượng tinh, Đại chùy.

IV.

BỆNH Ở MIỆNG HỌNG:

1- Viêm Amidan,Viêm họng:
Hợp cốc,Nội đình,phối hợp với Khúc trì,Ngư tế,Thiếu trạch,
Thiên đột. Sốt thêm Khúc trì.
2- Loét miệng:
Nội quan,Khúc trì,Túc tam lý, Địa thương.
3- Đau răng:
Huyệt đau răng.Có thể phối hợp với Hợp cốc hoặc Hạ quan,Giáp xa.


V.

BỆNH NGOÀI DA:

1- Bệnh mề đay, Eczéma, ngứa:
Khúc trì,Túc tam lý,Huyết hải,Phong trì,Tam Âm giao,Hợp cốc.
2- Ngứa hậu môn:
Bá hội,Trường cường.
3- Viêm da thần kinh:
Châm xuyên chữ thập vùng đáy.Lấy huyệt cục bộ.

D. BỆNH PHỤ SẢN:
1- Kinh nguyệt không đều:
Quan nguyên,Tam âm giao, Âm lăng tuyền,Trung cực,Huyết hải,
Túc Tam lý. Kinh nhiều thủ thuật mạnh,Kinh ít thủ thuật nhẹ.
2- Bế kinh:
Trung cực,Tam âm giao,Huyết hải,Túc tam lý,Quan nguyên.
Thủ thuật nhẹ.
10


3- Xuất huyết cơ năng tử cung:
Thái khê,Quan nguyên,Huyết hải,Tam âm giao,Phi dương,Hợp cốc,
Túc tam lý,Có thể chọn dùng.Thủ thuật trung bình-mạnh.
4- Đau bụng kinh:
Trung cực,Tam âm giao,Quan nguyên,Tử cung.Trước và sau kỳ kinh,
mỗi lần một liệu trình.
5- Khí hư nhiều:
Quy lai,Khí hải,Tam âm giao.Kích thích mạnh.

6- Sa tử cung:
Duy bào,Tử cung,Trường cường,Tam âm giao,Quan nguyên,Khúc cốt.
Mỗi lần 1-2 huyệt,Thủ thuật mạnh.
7- Lệch ngôi thai:
Hơ cứu điếu ngải huyệt Chí âm,mỗi lần 10-15 phút,ngày 1 lần
cứu độ 3 lần.
8- Thai chết lưu:
Hợp cốc,Tam âm giao,phối hợp với Quan nguyên, Âm lăng tuyền.
9- Thúc đẻ:
Hợp cốc,Tam âm giao,Túc tam lý phối hợp với Âm lăng tuyền.
10- Ít sữa:
Đản trung,Ngoại quan,Thiếu trạch,Hợp cốc.Thủ thuật trung bình.
E. CẤP CỨU LINH TINH:
1- Sốt cao:
Xem tình huống chọn dùng:
-Viêm phổi:Xích trạch chích xuất huyết.
-Thấp khớp cấp:Ngoại quan.
-Cảm mạo:Hợp cốc.
-Viêm ruột,Kiết lỵ:Khúc trì.
-Cúm: Đại chùy,Hợp cốc.
11


-Sốt không ra mồ hôi: Đại chùy,Khúc trì.
-Sốt ra mồ hôi:Khúc trì,Phục lưu.
2- Chết đuối:
Huyệt Hội âm có thể cấp cứu.
3- Choáng:
Nhân trung,Dũng tuyền,Trung xung,Túc tam lý. Đau gây choáng chỉ dùng Túc tam lý.
4- Phản ứng khi truyền dịch:

Khúc trì,Hợp cốc.

12


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

A-BỆNH NỘI NHI:

1

I-Hệ hô hấp:
II-Hệ tiêu hóa:
III-Hệ tuần hoàn:

2

IV-Hệ huyết dịch:

3

V-Hệ tiết niệu sinh dục:
VI-Hệ thần kinh:

4

VII- Bệnh truyền nhiễm:


6

B-BỆNH NGOẠI KHOA:
C-BỆNH NGŨ QUAN VÀ NGOÀI DA

8

I-Bệnh mắt:
II- Bệnh tai:

9

III- Bệnh mũi:

10

IV-Bệnh ở miệng họng

8

V- Bệnh ở ngoài da:
D-BỆNH PHỤ SẢN:
E- CẤP CỨU VÀ LINH TINH:

11



13


MỤC LỤC

(Phỏng theo công thức Châm Cứu mới của CLB Chữ Thập Đỏ Quận 3
TPHCM, thập niên 1980).

13



×