Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.48 KB, 82 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

NGUYỄN VĂN DẬU

BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ em rất nhiều trong
quá trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt khóa luận
tốt nghiệp đại học.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – TS. Lê Thị Lan Anh –
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành khóa luận với đề tài: “Biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh
tiểu học”.
Qua đây em xin gửi tới Ban giám hiệu và các thầy (cô) giáo trƣờng Tiểu
học Lê Ngọc Hân – thành phố Lào Cai – tỉnh Lào Cai và trƣờng Tiểu học Uy
Nỗ - huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội cùng các bạn sinh viên khoa Giáo
dục Tiểu học lời cảm ơn chân thành nhất.
Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2017
Sinh viên



Nguyễn Văn Dậu


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã
nhận đƣợc sự hƣớng dẫn nhiệt tình của cô giáo – TS. Lê Thị Lan Anh và các
thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học. Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của tôi.
Kết quả nghiên cứu là trung thực và không trùng với kết quả của các tác
giả khác.
Hà Nội, ngày

tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Văn Dậu


DANH MỤC VIẾT TẮT
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
SGK: Sách giáo khoa
SGV: Sách giáo viên
NXBGD: Nhà xuất bản Giáo dục
CNTT: Công nghệ Thông tin
Đ: Đúng
S: Sai



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê số lƣợng phụ huynh trong các nghề ở hai trƣờng tiểu học
Lê Ngọc Hân và tiểu học Uy Nỗ ..................................................................... 23
Bảng 1.2. Thực trạng ngữ âm của phụ huynh ................................................. 24
Bảng 1.3. Kết quả tổng hợp bảng 1.2 .............................................................. 25
Bảng 1.4. Khảo sát tình hình phát âm của học sinh trƣờng Tiểu học ............. 29
Lê Ngọc Hân ................................................................................................... 29
Bảng 1.5. Khảo sát tình hình phát âm của học sinh trƣờng Tiểu học Uy Nỗ . 30
Bảng 1.6. Tổng kết bảng 1.4 và 1.5 ................................................................ 31
Bảng 2.1. Điều tra chất lƣợng học sinh Trƣờng Tiểu học Lê Ngọc Hân ........ 69
Bảng 2.2. Điều tra chất lƣợng học sinh Trƣờng Tiểu học Uy Nỗ.................. 70


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 4
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬA LỖI PHÁT ÂM VÀ THỰC
TRẠNG LỖI PHÁT ÂM CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC ................................. 6
1.1. Cơ sở tâm sinh lí của học sinh Tiểu học .................................................... 6
1.1.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học ................................................... 6
1.1.2. Cơ sở sinh lí ............................................................................................ 7
1.2. Cơ sở ngôn ngữ học ................................................................................. 10
1.2.1. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ ............................................................... 10

1.2.2. Đặc điểm âm tiết Tiếng Việt ................................................................. 11
1.3. Một số lỗi phát âm của học sinh .............................................................. 15
1.3.1. Lỗi âm đầu............................................................................................. 15
1.3.2. Lỗi âm đệm ........................................................................................ 15
1.3.3. Lỗi âm chính ........................................................................................ 16
1.3.4. Lỗi âm cuối .......................................................................................... 17
1.3.5. Lỗi thanh điệu ...................................................................................... 17


1.4. Thực trạng lỗi phát âm của học sinh Tiểu học ......................................... 18
1.4.1. Vài nét khái quát về trƣờng Tiểu học.................................................... 18
1.4.2. Điều tra thực trạng................................................................................. 20
1.4.2.1. Mục đích điều tra ............................................................................... 20
1.4.2.2. Nội dung điều tra................................................................................ 20
1.4.2.3. Phƣơng pháp điều tra ......................................................................... 20
1.4.2.4. Cách thức điều tra .............................................................................. 21
1.4.3. Phân tích kết quả điều tra ...................................................................... 21
1.4.3.1. Tình hình lỗi phát âm của học sinh .................................................... 21
1.4.3.2. Đặc điểm phát âm của phụ huynh và giáo viên ................................. 22
1.4.3.3. Đặc điểm phát âm của giáo viên ........................................................ 27
1.4.3.4. Lỗi phát âm của học sinh ................................................................... 27
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................... 34
2.1. Nguyên nhân mắc lỗi phát âm của học sinh tiểu học.............................. 34
2.1.1 Nguyên nhân chủ quan ........................................................................... 34
2.1.2. Nguyên nhân khách quan ...................................................................... 35
2.2. Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh Tiểu học ........................ 35
2.2.1. Biện pháp luyện tập theo mẫu ............................................................... 35
2.2.2. Biện pháp phân tích cách phát âm ........................................................ 38
2.2.3. Biện pháp luyện tập tổng tập................................................................. 40

2.2.4. Biện pháp tổ chức trò chơi học tập để sửa lỗi phát âm cho học sinh.... 42
2.2.5. Thƣờng xuyên luyện đọc các từ khó trong giờ Tập đọc ....................... 46


2.2.6. Biện pháp sử dụng công nghệ thông tin để khắc phục lỗi phát âm ...... 46
2.2.7. Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau .................... 49
2.2.8. Rèn luyện tính kiên trì cho học sinh ..................................................... 49
2.2.9. Quan tâm rèn luyện cho học sinh ở mọi nơi, mọi lúc……………….50
2.2.10. Kết hợp với phụ huynh rèn luyện phát âm cho học sinh ................... 50
2.3. Thể nghiệm sƣ phạm ................................................................................ 53
2.3.1. Mục đích thể nghiệm............................................................................. 53
2.3.2. Đối tƣợng, thời gian, địa bàn thể nghiệm ............................................. 54
2.3.3. Nội dung thể nghiệm ............................................................................. 54
2.3.4. Thiết kế giáo án thể nghiệm sƣ phạm ................................................... 55
2.3.5. Kết quả thể nghiệm .............................................................................. 69
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 73


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học có ý nghĩa quan trọng, nó giúp học sinh
hình thành các kĩ năng sử dụng tiếng Việt nhƣ nghe, nói, đọc, viết; lĩnh hội
các kiến thức cơ bản trong kho tàng tri thức, những kinh nghiệm sống, văn
hóa và khoa học. Phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt quan trọng trong
chƣơng trình Tiếng Việt cấp Tiểu học, nó đảm nhiệm việc hình thành và phát
triển cho học sinh kĩ năng đọc, từ đó giúp học sinh phát âm đúng, tránh tình
trạng mắc lỗi phát âm của học sinh.
Phát âm là một phần quan trọng của môn Tiếng Việt, rèn kĩ năng phát
âm cho học sinh Tiểu học đƣợc thực hiện thông qua phân môn Tập đọc.

Ngoài nhiệm vụ chung phát âm, nó còn giúp học sinh hình thành năng lực và
thói quen phát âm chuẩn. Phát âm chuẩn giúp học sinh diễn đạt tốt nhất lời
nói của mình, giúp các em truyền tải thông tin một cách chính xác, khoa học
đến ngƣời nghe và giúp các em có thể dễ dàng trao đổi những tri thức khoa
học của các môn học để đạt đƣợc những hiệu quả cao trong học tập, đồng thời
giúp học sinh có thể thể hiện đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm của mình, qua đó góp
phần hoàn thiện nhân cách của các em.
Trên thực tế, việc dạy phát âm ở các trƣờng tiểu học trong thời gian gần
đây cho thấy ở đa số các trƣờng phổ thông, tình trạng học sinh phát âm sai
còn phổ biến. Việc dạy học phát âm của giáo viên còn qua loa, chƣa chú trọng
nhiều đến lỗi phát âm của học sinh; mặt khác, do học sinh chƣa phân biệt
đƣợc cách phát âm hay là do sự ảnh hƣởng của ngôn ngữ nơi các em sinh
sống, nên chất lƣợng dạy và học đối với các môn học chƣa cao. Hiện nay việc
sửa lỗi phát âm cho học sinh đã đƣợc giáo viên quan tâm nhƣng chƣa biết
khắc phục cụ thể cho học sinh.

1


Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu
đề tài: “ Biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh Tiểu học”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phát âm chuẩn sẽ giúp ngƣời nghe cảm nhận đƣợc đầy đủ và chính xác giá
trị nội dung của văn bản. Vì vậy việc rèn luyện, đề xuất các biện pháp khắc
phục lỗi phát âm cho học sinh là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm,
tìm hiểu. Với những cuốn sách nhƣ:
Tác giả Đặng Thị Lanh – Bùi Minh Toán (năm 2006), Tiếng Việt đại
cương – ngữ âm, NXB ĐHSP đã giới thiệu cái nhìn tổng thể về tiếng Việt và
đi sâu vào hai đơn vị cơ bản của ngữ âm Tiếng Việt là âm tiết và âm vị. Cuốn
sách là căn cứ quan trọng giúp chúng tôi xác định và tìm ra đƣợc các lỗi phát

âm mà học sinh thƣờng mắc phải. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở
việc nghiên cứu lí thuyết chung của ngữ âm mà chƣa đi sâu vào việc xác định
các lỗi phát âm sai của học sinh nên chƣa đƣa ra đƣợc các biện pháp khắc
phục cụ thể.
Tác giả Lê Phƣơng Nga – Lê A – Lê Hữu Tỉnh – Đỗ Xuân Thảo – Đặng
Kim Nga (năm 2003), Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, NXB ĐHSP Hà
Nội, các tác giả đề cập đến phân môn học vần về cơ sở tâm lí học, ngôn ngữ
của việc dạy học vần ở lớp 1, một số nguyên tắc dạy học vần, phƣơng pháp
dạy học vần.
Tác giả Cù Đình Tú, Hoàng Văn Thung, Nguyễn Nguyên Trứ với công
trình nghiên cứu “Ngữ âm học Tiếng Việt hiện đại” (NXBGD – 1978) đã đề
cập đến một số vấn đề liên quan đến ngữ âm học trong nhà trƣờng.
Giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp
Tiểu học” (tài liệu đào tạo giáo viên) của Dự án phát triển giáo viên Tiểu học
(NXB Giáo dục, năm 2006) cũng đi sâu vào nghiên cứu tầm quan trọng của

2


dạy phát âm đúng cho học sinh, tìm hiểu một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc
phát âm đúng tiếng Việt cho học sinh.
Trong cuốn “Phát triển lời nói cho học sinh tiểu học trên bình diện ngữ
âm” (tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học), Dự án phát triển giáo viên Tiểu học
của Nguyễn Thị Xuân Yến – Lê Thị Thanh Nhàn (NXB Giáo dục năm 2007)
đã mô tả hệ thống âm chuẩn trong tiếng Việt hiện đại xác định lỗi phát âm,
xác định biến thể phát âm theo các vùng phƣơng ngữ cho học sinh tiểu
hoc.Trong cuốn này, tác giả đã đƣa ra cơ sở lí luận một số phƣơng pháp dạy
học phát âm ở tiểu học.
Tác giả Lê Phƣơng Nga với cuốn “Dạy học tập đọc ở tiểu học”đã nghiên
cứu đến việc xác định chuẩn chính âm trong tiếng Việt và hƣớng đến một

trong ba mẫu hình lí tƣởng để luyện phát âm cho học sinh.
Tác giả Trần Mạnh Hƣởng với cuốn “Vui học Tiếng Việt” (NXB Giáo
dục, năm 2000) đã biên soạn những trò chơi, những bài tập nhẹ nhàng theo
yêu cầu về kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở cấp Tiểu học để học sinh
vừa có thể tự học mà vẫn đƣợc chơi các trò chơi cùng bạn bè theo tinh thần
“Học vui – vui học” một cách hứng thú và bổ ích.
Sinh viên Lê Thị Hƣờng với Đề tài “ Một số biện pháp sữa lỗi phát âm
cho trẻ mầm non”đã tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân các lỗi phát âm của
trẻ dưới 6 tuổi.
Các công trình nghiên cứu trên là những định hƣớng quan trọng, quý báu
cho việc sửa lỗi phát âm cho học sinh nhƣng còn mang tính lí thuyết chung
chung, chƣa có công trình nào nghiên cứu tìm hiểu về biện pháp khắc phục lỗi
phát âm cho học sinh tiểu học. Để kế thừa và phát huy tinh thần, tƣ tƣởng của
các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Biện
pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh tiểu học”.

3


3. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp khắc phục sửa lỗi phát âm cho học sinh tiểu học.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh tiểu học.
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi đi vào thực tế tìm hiểu một số lỗi phát âm
thƣờng gặp ở học sinh Tiểu học, nhƣng do thời gian và điều kiện không cho
phép chúng tôi chỉ có thể điều tra thực tế lỗi phát âm ở học sinh lớp 3 Trƣờng
Tiểu học Uy Nỗ - huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội và Trƣờng Tiểu học
Lê Ngọc Hân – phƣờng Phố Mới – thành phố Lào Cai.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài “ Biện pháp sửa lỗi phát âm cho học
sinh Tiểu học”
- Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân lỗi phát âm của học sinh Tiểu học.
- Đề xuất một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh Tiểu học và bƣớc đầu
thể nghiệm sƣ phạm.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng:
- Phƣơng pháp quan sát
- Phƣơng pháp điều tra
- Phƣơng pháp phân tích
- Phƣơng pháp tổng hợp
- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp chuyên gia
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung khóa luận gồm 2 chƣơng:

4


- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc sửa lỗi phát âm và Thực trạng lỗi phát âm
của học sinh Tiểu học.
- Chƣơng 2: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh Tiểu học và Thể
nghiệm sƣ phạm.

5


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬA LỖI PHÁT ÂM VÀ
THỰC TRẠNG LỖI PHÁT ÂM CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

1.1. Cơ sở tâm sinh lí của học sinh Tiểu học
1.1.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học
Nói đến đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học thì vấn đề đầu tiên đó là
quá trình nhận thức của các em. Quá trình nhận thức giúp các em có những
hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, về bản thân mình, từ đó thể hiện
thái độ và có những hành vi, hoạt động tham gia vào các mối quan hệ xã hội
trong việc nhận thức thế giới, con ngƣời có thể đạt tới các mức độ nhận thức
khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp là nhận
thức cảm tính, mức độ cao là nhận thức lý tính. Hai quá trình này có quan hệ
chặt chẽ với nhau, bổ sung , chi phối lẫn nhau. Ở lứa tuổi các em thì nhận
thức cảm tính chiếm ƣu thế hơn nhận thức lý tính. Các em dễ tiếp thu qua tri
giác và những tác động trực tiếp đƣợc trẻ quan sát. Tuy nhiên, trẻ vẫn thích
quan sát cái gì sặc sỡ, hấp dẫn và có khả năng ghi nhớ tốt. Trẻ dễ nhớ những
gì các em có thể tác động trực tiếp trên đối tƣợng đó. Do đó, trẻ thích tham
gia các hoạt động mang tính thực tiễn.
Đối với học sinh lứa tuổi tiểu học là giai đoạn các em chuyển từ hoạt động
chủ đạo vui chơi sang hoạt động học tập làm chủ đạo. Đặc biệt, học sinh lớp
3 ghi nhớ không chủ định cũng dần chuyển sang ghi nhớ có chủ định. Với
học sinh lớp 3 hầu hết các em đã đọc thông viết thạo. Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều em học sinh phát âm sai làm ảnh hƣởng đến việc học tập. Do đó, khi
dạy học cho học sinh ở các trƣờng phổ thông giáo viên cần hình thành kỹ
năng và thói quen phát âm chuẩn khi đọc. Muốn vậy cần cho các em luyện
đọc nhiều. Ngoài ra trong quá trình luyện phát âm cho học sinh, giáo viên
cần nắm đƣợc chuẩn chính âm và chuẩn chính tả để tránh luyện phát âm cho
học sinh không đạt hiệu quả.

6


Cơ chế của việc phát âm khi đọc là cơ sở của việc dạy đọc. Tập đọc

biểu thị mối quan hệ mật thiết giữa sự vận động của thị giác với lời nói âm
thanh.Do đó, trong dạy học Tập đọc giáo viên cần nắm đƣợc đặc điểm tâm
sinh lý, ngôn ngữ, tƣ duy cụ thể của học sinh lớp 3 để xác định cho mình
những phƣơng pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đối tƣợng học sinh.
1.1.2. Cơ sở sinh lí
Âm thanh ngôn ngữ do bộ máy phát âm của con ngƣời cùng với hoạt
động của nó tạo nên. Bộ máy phát âm là những bộ phận của cơ thể đƣợc dùng
với chức năng thứ hai là tạo ra các âm của ngôn ngữ. Bộ máy phát âm gồm có
cơ quan hô hấp, thanh hầu và các khoang (khoang mũi, khoang miệng,
khoang yết hầu).
- Cơ quan hô hấp (initiator)
Cơ quan hô hấp không trực tiếp tham gia vào việc cấu tạo âm thanh mà
chỉ cung cấp vật liệu không khí, tức là cái khởi phát luồng hơi. Muốn tạo ra
một âm, trƣớc hết phải có luồng hơi. Trong phần lớn các ngôn ngữ, luồng hơi
đƣợc tạo ra từ cơ quan hô hấp (Luồng hơi cũng có thể đƣợc tạo ra từ nguồn và
hƣớng khác. Chẳng hạn, tiếng Sindhi - một ngôn ngữ ở Ấn Độ và Pakistan đã
dùng hơi từ họng đẩy thanh quản xuống làm cho luồng hơi bị hút vào miệng
và nhƣ thế các âm khép đƣợc tạo ra). Cơ quan hô hấp gồm có phổi, hai lá phổi
và khí quản. Phổi là bộ phận gồm vô số những cái bọng hơi rất nhỏ, xung
quanh có một màng lƣới ti vi huyết quản. Hai lá phổi họp nhau lại ở gốc khí
quản. Lá phổi có một bộ cơ nhẵn cho phép nó co bóp. Khí quản là một cái
ống do những miếng xƣơng sụn hình bán nguyệt áp sát vào nhau mà thành.
Hai lá phổi là nơi chứa nguồn năng lƣợng không khí (hơi) cần thiết cho sự
phát âm. Cơ sở tạo nên âm thanh là luồng không khí từ phổi đi ra, cùng với sự
điều khiển của thần kinh làm dây thanh rung động (mở ra khép vào), tiếp đó,

7


cọ xát vào các bộ phận phát âm ở khoang miệng và khoang mũi tạo nên

những âm thanh.
- Thanh hầu (larynx). Thanh hầu là một ống rỗng giống nhƣ chiếc hộp
gồm bốn mảnh sụn ghép lại. Đó là cơ quan phát ra âm thanh. Thực chất, thanh
hầu có một cơ cấu rất phức tạp. Sƣờn của nó gồm một loạt xƣơng sụn
(cartilage) nối liền với nhau bằng những cơ thịt và gân. Phía dƣới thanh hầu
có xƣơng sụn hình nhẫn (cricoid) gắn vào khâu trên của khí quản cả bốn phía.
Phía trên xƣơng sụn hình nhẫn là xƣơng sụn hình giáp (thyroid), gồm có hai
mảng hình tứ giác không đều gắn chặt với nhau ở phía trƣớc làm thành một
góc 900 ở đàn ông và 1200 ở đàn bà. Ở đàn ông, phần trên của góc này lồi ra
thành quả táo Adam (cuống họng). Phía sau mỗi mảng xƣơng sụn nói trên có
hai khúc lồi lên và lồi xuống gọi là sừng (horns). Hai sừng trên (vốn dài hơn)
có những sợi gân nối liền với xƣơng dƣới lƣỡi; hai sừng dƣới (ngắn hơn) ăn
khớp với phần dƣới của mặt nhẫn xƣơng sụn hình nhẫn. Ngoài ra, toàn bộ rìa
trên của xƣơng sụn hình giáp có một cái màng nối liền với xƣơng gốc lƣỡi,
còn toàn bộ rìa dƣới cũng có một cái màng nhƣ thế nối liền với xƣơng sụn
hình nhẫn. Nhờ đó, khí quản cùng với thanh hầu làm thành một cái ống phần
trên rộng ra. Sự cử động của toàn bộ thanh hầu, cũng nhƣ sự tiếp xúc giữa
phần trƣớc của xƣơng sụn hình giáp và xƣơng sụn hình nhẫn là do hệ thống
cơ thịt bên ngoài của thanh hầu bảo đảm. Giữa thanh hầu có hai tổ chức cơ
(hai màng mỏng) nằm sóng đôi có thể rung động, mở ra hay khép vào. Khi
luồng hơi đi ra làm cho hai tổ chức cơ này rung động, mở ra hay khép vào,
căng lên hay chùng xuống tuỳ thuộc vào âm đƣợc phát ra, đó là dây thanh.
Luồng hơi từ phổi đi ra tạo những rung động ở dây thanh tạo nên âm thanh.
Âm thanh này nhận thêm sự cộng hƣởng của thanh hầu làm cho âm thanh
đƣợc thể hiện to hơn. Nhƣ vậy, thanh hầu là hộp cộng hƣởng đầu tiên của bộ
máy phát âm.

8



Dây thanh (vocal cords), thực tế là hai nếp gấp của một cái màng cố định
ở phía trƣớc nhƣng có thể chuyển động ngang ở phía sau. Khoảng cách giữa
hai dây thanh do thanh môn (glottis) quy định. Khi dây thanh bị đóng kín đến
mức luồng hơi từ phổi ra bị chặn lại và áp suất của luồng hơi phía sau đƣợc
tạo ra, hiện tƣợng này đƣợc gọi là tắc họng. Các âm không thể nghe thấy
nhƣng nó có hiệu quả đối với các ngữ đoạn xung quanh. Trong một số ngôn
ngữ, tắc họng là phƣơng thức tạo nên một số âm trong hệ thống âm. Khi dây
thanh khép lại đến mức có một khe hở hẹp giữa chúng thì áp lực của luồng
hơi sẽ làm cho dây thanh rung, tức là chúng mở hé ra rồi khép lại và tiếp tục
mở ra khép lại nhƣ thế làm cho luồng hơi từ phổi ra ngoài thành từng đợt,
cách nhau đều đặn, tạo nên sóng âm. Những âm đƣợc tạo ra nhƣ thế gọi là âm
hữu thanh. Độ cao của âm phụ thuộc vào tốc độ rung của dây thanh; tốc độ
rung lại do độ dài của dây thanh quy định. Ở đàn ông, dây thanh dài hơn ở
phụ nữ, vì thế, các âm do đàn ông tạo ra thấp hơn đàn bà. Khi dây thanh mở
rộng nhƣ trong hơi thở bình thƣờng, lúc không nói năng thì luồng hơi thoát
qua thanh môn tự do và tạo ra một âm yếu ớt. Âm này sẽ trở nên nghe đƣợc
nếu chúng ta thở qua miệng với một cƣờng độ nhất định. Trong ngữ âm học,
âm này đƣợc kí hiệu là /h/. Khi cấu âm, nếu dây thanh không rung thì kết quả
sẽ cho một âm đƣợc gọi là âm vô thanh.
- Các khoang (khoảng rỗng) Khoang là các khoảng rỗng ở họng, ở miệng
và ở mũi. Khoang họng (thanh hầu) giăng ra từ nắp họng đến sau khoang mũi
và dùng nhƣ cái hộp chứa hơi; hơi này có thể rung động hòa theo sự rung
động của dây thanh. Khoang họng có thể thay đổi kích thƣớc nhờ nâng thanh
quản lên, hoặc nâng ngạc mền lên. Cũng nhƣ khoang họng, khoang miệng và
khoang mũi cũng là những hộp (khoang) cộng hƣởng của bộ máy phát âm.
Khoang miệng là hộp cộng hƣởng quan trọng nhất. Chính ở đây, những sự
khu biệt về cấu âm đƣợc thể hiện. Khoang miệng cùng với các bộ phận và

9



hoạt động của nó gồm môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lƣỡi (đầu lƣỡi,
giữa lƣỡi, cuối lƣỡi), lƣỡi con, nắp họng tạo hình dáng và thể tích khoang
miệng khác nhau, tức là tạo các hộp (khoang) cộng hƣởng khác nhau, cho ta
các âm thanh khác nhau. Nếu không có các hộp cộng hƣởng thì dây thanh
cũng giống nhƣ những dây của đàn (ghita, piano, v.v.) nếu không có hộp đàn
sẽ chỉ tạo ra những âm rất nhỏ. Khi phát âm, luồng hơi có thể đi ra đằng mũi
và khoang mũi trở thành hộp cộng hƣởng để tạo các âm mũi. Có thể hình
dung bộ máy phát âm của con ngƣời bằng sơ đồ sau đây:

1.2. Cơ sở ngôn ngữ học
1.2.1. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ
Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1
bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và
bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ

10


phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh
và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm
tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tƣ duy, tƣởng
tƣợng của trẻ phát triển dễ dàng và đƣợc biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ
nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể
đánh giá đƣợc sự phát triển trí tuệ của trẻ.
1.2.2. Đặc điểm âm tiết Tiếng Việt
Mô hình cấu trúc âm tiết Tiếng Việt có 5 thành phần và được sắp xếp
theo sơ đồ sau:
Thanh điệu (5)

Vần
Âm đầu (1)

Âm đệm (2)

Âm chính (3)

Âm cuối (4)

+ Thành phần vị trí 5 là thanh điệu bao trùm lên toàn bộ âm tiết, có 6
thanh điệu:
- Thanh ngang: trên chữ không ghi dấu khi viết.
- Thanh huyền: ( \ )
- Thanh sắc: ( / )
- Thanh hỏi: ( ? )
- Thanh ngã: ( ~ )
- Thanh nặng: ( . )
Thanh điệu là sự thay đổi cao độ của giọng nói, có tác dụng khu biệt các
từ, có ý nghĩa khác nhau, đối với những ngôn ngữ có thanh điệu thì thanh điệu
đƣợc coi là một âm vị đặc biệt. Dƣới đây là biểu đồ thanh điệu:

11


+ Thành phần ở vị trí 1 là âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm.
+ Thành phần ở vị trí 2 là âm đệm / ṷ / có hai con chữ thể hiện là “o” và
“u”, ví dụ: Hoàn, Tuấn.
+ Thành phần ở vị trí 3 là âm chính do các nguyên âm đảm nhận. Âm
chính là hạt nhân của âm tiết.
+ Thành phần ở vị trí thứ 4 là âm cuối do 6 phụ âm là /m/, /n/, /ŋ/, /p/, /t/,

/k/ và hai bán âm / ṷ /, / ḭ / đảm nhiệm.
Các thành phần ở vị trí 2, 3, 4 ghép lại với nhau thành một bộ phận
gọi là phần vần. Âm bao giờ cũng phải có âm chính và thanh điệu, vị trí còn
lại có thể có hoặc không.
- Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chia làm 2 bậc:
Âm tiết

Bậc 1:

Thanh điệu

Âm đầu

12

Phần vần


Âm tiết

Bậc 2:

Thanh điệu

Âm đầu

Phần vần

Âm đệm



Âm chính

Âm cuối

Thanh điệu là sự thay đổi độ cao của những âm tiết: la, lá, lã đối lập

với là, lã, lạ. Các âm tiết trƣớc đều đƣợc phát âm với cao độ cao, các âm tiết
sau phát âm với cao độ thấp.


Thanh điệu là sự thay đổi về âm điệu, trong những âm tiết trên thì

những âm tiết cùng thuộc độ cao lại đối lập nhau về sự biến thiên của độ cao,
trong thời gian âm tiết “la” đƣợc phát âm với độ cao hoàn toàn bằng phẳng;
còn “lã” với đƣờng nét biến thiên, cao độ không bằng phẳng; âm điệu là
những nét biến thiên về cao độ.
 Nguyên âm trong Tiếng Việt đƣợc coi là âm chính, nguyên âm là khi
nói âm phát ra luồng hơi đi tự do không có gì cản trở. Trong Tiếng Việt có 16
nguyên âm đơn và nguyên âm đôi.
- Nguyên âm đơn:
+ 9 nguyên âm dài: a, e, ê, o, ô, ơ, i, u, ƣ.
+ 4 nguyên âm ngắn: ͻ , ɤ , ɛ , ǎ
- Nguyên âm đôi là gồm hai nguyên âm ghép lại liền nhau. Khi phát âm
thì đọc nhanh, đọc lƣớt từ âm này sang âm kia, lúc đầu mạnh, sau yếu hơn, do
đó âm sắc chủ yếu của các nguyên âm đôi là do âm đầu quyết định. Có ba
nguyên âm đôi, đó là:
+ uo: đƣợc thể hiện bằng hai con chữ: uô và ua.Ví dụ: muốn và lúa.

13



+ wɤ: đƣợc thể hiện bằng hai con chữ: ƣơ và ƣa. Ví dụ: mƣớn và xƣa.
+ ie: đƣợc thể hiện bằng 4 con chữ: iê, ia, yê, ya. Ví dụ: hiền, mía, huyền,
khuya.
 Phụ âm: các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt
bao giờ cũng là phụ âm. Phụ âm là âm vị khi phát âm luồng hơi đi ra bị cản ở
chỗ nào đó trong bộ máy phát âm. Phụ âm có loại bị cản trở ở môi, có loại bị
cản trở ở răng, có loại bị cản trở ở thanh hầu. Về phƣơng thức phát âm ngƣời
ta chia phụ âm thành:
- Phụ âm tắc: Hơi bị cản lại sau thoát ra đƣờng miệng vào mũi: b, d, t, s,
c, k, m, r, ng.
- Phụ âm sát: Hơi đi qua kẽ hở miệng: p, v, s, z, l, x, y, h.
- Phụ âm vang: Hơi thoát ra đầu lƣỡi và bên lƣỡi: m, n, nh.
- Phụ âm ồn: Hơi thoát ra đằng miệng có tiếng ồn: b, d, t, c, k, p, x, v, z,
y, h.
- Phụ âm hữu thanh, vô thanh trong các âm ồn: Căn cứ vào chỗ dây
thanh có rung hay không rung ngƣời ta chia ra:
+ Phụ âm hữu thanh: Dây thanh rung (d, v, y)
+ Phụ âm vô thanh: Dây thanh không rung (t, k, c, b, s, x, h).
- Về vị trí cấu tạo âm ta phân phụ âm thành:
+ Phụ âm môi: p, b, v, m
+ Phụ âm lƣỡi: d, t, s, z, l, n
+ Phụ âm hầu: h
Trong các âm lƣỡi, sự đối lập nhau giữa đầu lƣỡi hẹp: r, t, s, l, n ; đầu
lƣỡi quặt: đ.
Phần vần là do thành phần của âm đệm, âm chính, âm cuối ghép lại với
nhau. Ví dụ : âm tiết Toán : o là âm đệm, a là âm chính, n là âm cuối ; oan là
phần vần.


14


1.3. Một số lỗi phát âm của học sinh
Âm tiết của ngôn ngữ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói
không thể phân chia đƣợc nữa. Sự phát âm đúng có liên quan chặt chẽ với sự
phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát âm của học sinh.
Phát âm đúng là phát âm chính xác những thành phần âm tiết, không
ngọng không lắp, biết điều chỉnh âm lƣợng thể hiện đúng ngữ điệu trong khi
nói, biết thể hiện tình cảm qua nét mặt, điệu bộ, nắm đƣợc những đặc điểm
của văn hóa giao tiếp.
Chuẩn phát âm là cách phát âm đƣợc cho là chuẩn. Hiện nay, chuẩn
phát âm tiếng Việt là chuẩn phát âm Hà Nội bổ sung thêm ba âm s, tr, r và hai
vần ƣu, ƣơu.
Trong quá trình học phát âm, học sinh phải ghi nhận các âm thanh
(nghe bằng tai, nhìn bằng mắt) và tái hiện bằng âm thanh của mình. Học sinh
tiếp thu âm thanh của tiếng nói một cách dần dần. Ở lứa tuổi Tiểu học, nhất là
ở lứa tuổi đầu Tiểu học, bộ máy ngôn ngữ của các em đã hình thành, tuy
nhiên khả năng tái tạo ngôn ngữ chƣa hoàn chỉnh. Ở lứa tuổi này, các em
thƣờng không nói đúng một số thành phần khó của âm tiết nhƣ phụ âm đầu,
âm đệm, âm cuối, thanh ngã, thanh hỏi,…Dƣới đây là một số lỗi phát âm mà
học sinh thƣờng mắc phải.
1.3.1. Lỗi âm đầu
- Học sinh thƣờng hay nói lẫn lộn giữa: l và n
+ l  n: Con lợn thành con nợn
+ n  l: quả na thành quả la
+l

n: nón lá


lón ná

1.3.2. Lỗi âm đệm
Âm đệm chỉ đƣợc đọc lƣớt qua nên học sinh khó ghi nhận âm này. Chính vì
thế, âm đệm thƣờng bị bỏe qua.

15


Ví dụ: loắt choắt thành lắt chắt,…
1.3.3. Lỗi âm chính
Lỗi âm chính tập trung vào việc học sinh phát âm nguyên âm đôi này
thành nguyên âm đôi kia
- Học sinh hay mắc lỗi các âm chính trong các vần sau đây:
+ ay/ây: Đi cầy, dậy học…
+ ao/au/âu: Hôm sao, mầu đỏ…
+ iu/êu/iêu: chìu chuộng, lim khiết, cây niu…
+ oi/ôi/ơi: nôi gƣơng, xoi nếp…
+ ăm/âm: con tầm, sƣu tằm, bụi bậm…
+ im/iêm/êm/em: tim thuốc, lúa chim, cái kềm…
+ ăp/âp: gập gỡ, trùng lấp…
+ ip/iêp/êp/ep: số kíp, liên típ, thệp cƣới…
+ ui/uôi: chín mùi, đầu đui, tủi tác…
+ um/uôm: nhụm áo, ao chum…
+ ƣi /ƣơi: trái bửi…
+ ƣu/ ƣơu: ốc bƣu, con khứu
Có 2 nguyên nhân gây ra sự lẫn lộn về âm chính trong các vần này:
- Nguyên nhân thứ nhất là do sự phức tạp của chữ quốc ngữ: Nguyên âm /ă/
lại đƣợc ghi bằng chữ a trong các vần ay, au, các nguyên âm đôi / uo, wɤ, ie/
lại đƣợc ghi bằng các dạng iê, yê, ia, ya; ƣơ, ƣa; uô, ua (bia - khuya, biên tuyến, lửa - lƣơng, mua - muôn); âm đệm /w/ lại đƣợc ghi bằng 2 con chữ u

và o (ví dụ: huệ, hoa).
- Nguyên nhân thứ hai là do cách phát âm lẫn lộn trong phƣơng ngữ Nam Bộ
đối với các âm chính trong hầu hết các vần trên.

16


1.3.4. Lỗi âm cuối
- Học sinh thƣờng lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:
+ an/ang: cây bàn, bàng bạc…
+ at/ac: lang bạc, lƣờng gạc, rẻ mạc…
+ ăn/ăng: lẳn lặn, căn tin…
+ ăt/ăc: giặc giũ, co thắc, mặt quần áo…
+ ân/âng: hụt hẫn, nhà tần…
+ ât/âc: nổi bậc, nhất lên…
+ ên/ênh: bấp bên, nhẹ tên, ghập ghền, khấp khển…
+ êt/êch: trắng bệt…
+ iêt/iêc: mải miếc, tiêu diệc…
Ngƣời Miền Nam phát âm hoàn toàn không phân biệt các vần có âm cuối
n/ng/nh và t/c/ch. Mà số từ mang các vần này không nhỏ. Mặt khác hai bán
âm cuối /i, u/ lại đƣợc ghi bằng 4 con chữ i/y (trong: lai/lây), u/o (trong:
sau/sao) do đó lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học sinh khu vực
phía Nam.
1.3.5. Lỗi thanh điệu
Trong các số thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thanh ngã là hai thành
có cấu tạo phức tạp.
- Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách phát âm khó đối
với học sinh
Nhƣ vây, để có thể phát hiện ra lỗi phát âm của trẻ chúng ta cần phải
nắm đƣợc đặc điểm tâm sinh lý và phải nắm rõ về đặc điểm phát triển ngôn

ngữ của học sinh. Dựa vào những cơ sở này, chúng tôi đi tìm hiểu thực trạng
về lỗi phát âm của học sinh lớp 3 ở hai trƣờng tiểu học là:
- Trƣờng Tiểu học Lê Ngọc Hân – phƣờng Phố Mới – thành phố Lào
Cai.

17


×