Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho học sinh lớp 3 thông qua hệ thống bài tập trong sách giáo khoa tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.69 KB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

PHẠM THỊ HẰNG

BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC NGỮ PHÁP CHO HỌC
SINH LỚP 3 THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP
TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI, 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRƢỜNG
ĐẠI
HỌCDỤC
SƢ PHẠM
HÀ NỘI 2
KHOA
GIÁO
TIỂU HỌC
KHOA======
GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======


PHẠM THỊ HẰNG
PHẠM THỊ HẰNG

BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC NGỮ PHÁP CHO
BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC NGỮ PHÁP CHO HỌC
HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA HỆ THỐNG
SINH LỚP 3 THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP
BÀI TẬP
TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT
TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

ThS.GVC. PHAN THỊ THẠCH
ThS.GVC. PHAN THỊ THẠCH

HÀ NỘI, 2017


HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trƣờng ĐHSP Hà Nội
2, các thầy cô khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô khoa Ngữ văn đã giúp

em trong quá trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô – Th.S.GVC. Phan
Thị Thạch, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ
động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Quá trình nghiên cứu và xử lí đề tài, em không thể tránh khỏi những hạn
chế, em kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn
để khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 27 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Phạm Thị Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số
liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chƣa đƣợc
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Hà Nội, Ngày 27 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Phạm Thị Hằng


KÍ HIỆU VIẾT TẮT

CN:


Chủ ngữ

DT:

Danh từ

ĐT:

Động từ

GD:

Giáo dục

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

KN:

Khởi ngữ

Nxb:

Nhà xuất bản


SGK:

Sách giáo khoa

TT:

Tính từ

Tr:

Trang

TRN:

Trạng ngữ

VD:

Ví dụ

VN:

Vị ngữ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2

3. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC
NGỮ PHÁP CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP
TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT .................................................. 7
1.1. Những hiểu biết chung về năng lực ........................................................... 7
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 7
1.1.2. Cấu trúc của năng lực .............................................................................. 7
1.1.3. Năng lực cốt lõi của học sinh nói chung và của học sinh tiểu học ......... 9
1.1.4. Năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp ............................................. 10
1.2. Những hiểu biết chung về ngữ pháp Tiếng Việt ...................................... 11
1.2.1. Khái niệm ngữ pháp .............................................................................. 11
1.2.2. Từ loại Tiếng Việt ................................................................................. 11
1.2.3. Những hiểu biết chung về câu............................................................... 13
1.3. Những hiểu biết chung về đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh tiểu học... 16
1.3.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi tiểu học .......................................................... 16
1.3.2. Đặc điểm sinh lí của học sinh tiểu học ................................................. 17


CHƢƠNG 2: BIỆN PHÁP BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC NGỮ PHÁP CHO
HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG SÁCH
GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT ........................................................................... 19
2.1. Thống kê phân loại bài tập về ngữ pháp trong sách giáo khoa Tiếng Việt
3 ....................................................................................................................... 19
2.1.1. Tiêu chí phân loại các bài tập ngữ pháp trong sách giáo khoa Tiếng Việt

3 ....................................................................................................................... 19
2.1.2. Kết quả thống kê, phân loại các bài tập ngữ pháp trong SGK Tiếng Việt
3 ....................................................................................................................... 20
2.2. Một số biện pháp bồi dƣỡng năng lực ngữ pháp cho học sinh lớp 3 ....... 29
2.2.1. Một số biện pháp giúp HS rèn kĩ năng nhận diện để hình thành củng cố
hiểu biết về từ loại. .......................................................................................... 30
2.2.2. Một số biện pháp rèn kĩ năng nhận diện các kiểu câu, các thành phần
câu và dấu câu để hình thành củng cố hiểu biết về ngữ pháp câu. ................. 33
2.2.3. Một số biện pháp rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng những hiểu biết về
ngữ pháp để tạo câu, tạo đoạn văn bản. .......................................................... 37
2.3. Giáo án thể nghiệm .................................................................................. 40
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt mang trong mình những đặc tính của một thứ tiếng đẹp
nhƣng lại khiến ngƣời sử dụng và nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt gặp không
ít khó khăn. Trong cuốn thành phần câu tiếng Việt, tác giả Đinh Văn Đức có
nói: “Đây là một vấn đề thú vị và rất phức tạp, nó phức tạp đến mức gai góc.
Điều đó không làm anh chị em sinh viên hoang mang mà trái lại nó làm tăng
thêm sự hiểu biết và cách suy nghĩ đa dạng cho mỗi người”.
Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển
của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đòi hỏi con ngƣời phải năng động, sáng
tạo, thích nghi với mọi điều kiện của cuộc sống. Bên cạnh đó mục tiêu giáo
dục và đào tạo “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”đòi
hỏi đội ngũ giáo viên phải đổi mới nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ
chức dạy học…nhằm phát triển cho ngƣời học hệ thống năng lực cần thiết để
có thể tham gia hiệu quả vào thị trƣờng lao động trong nƣớc và thế giới.

Muốn thực hiện đƣợc những nhiệm vụ trên, ngành Giáo dục – Đào tạo phải
quan tâm từ bậc tiểu học. Vì đây đƣợc coi là bậc học nền tảng, tạo ra những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhiều mặt và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm
chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để HS tiếp tục học lên bậc học cao hơn.
Do đó, phải có sự đổi mới nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy
học một cách toàn diện.
Hòa chung với việc đổi mới tất cả các môn học thì việc đổi mới nội
dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học ở môn Tiếng Việt cũng đang
diễn ra sôi động. Vấn đề phát triển và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
đƣợc đặt lên hàng đầu, việc phát triển ngôn ngữ và tƣ duy cho HS tiểu học
luôn gắn chặt với nội dung môn Tiếng Việt đƣợc thể hiện qua các phân môn.
Các phân môn này có một vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện kĩ năng sử

1


dụng tiếng Việt, bồi dƣỡng các năng lực trong đó có năng lực ngữ pháp cho
học sinh tiểu học.
Ngữ pháp có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt
của HS. Chƣơng trình ngữ pháp tiếng Việt và SGK có ghi: “Ngữ pháp chi
phối việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói, làm cho ngôn ngữ
thực hiện được chức năng là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội” và mục
tiêu dạy ngữ pháp trong nhà trƣờng là: “Giúp học sinh có hiểu biết về quy tắc
cấu tạo từ, nắm quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao
tiếp”. Dạy tiếng Việt theo định hƣớng đó giúp các em phát triển năng lực ngữ
pháp. Có năng lực ngữ pháp tốt các em sẽ tự tin hơn trong giao tiếp, yêu thích
tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Nhận thức rõ ý nghĩa và sự cần thiết của việc bồi dƣỡng năng lực cho
học sinh chúng tôi lựa chọn đề tài: Bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho HS
lớp 3 thông qua hệ thống bài tập trong SGK Tiếng Việt.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu về ngữ pháp của các nhà khoa học
Ngữ pháp Tiếng Việt là một vấn đề có sức thu hút sự quan tâm rất nhiều
nhà khoa học. Có thể kể ra đây tên một số tác giả và công trình nghiên cứu
tiêu biểu của họ:
1. Lê Văn Lý (1968), Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Bộ giáo dục, trung
tâm học liệu Sài Gòn xuất bản.
2. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp Tiếng Việt- câu, Nxb ĐH và
THCN.
3. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp Tiếng Việt- từ loại, Nxb ĐH và
THCN.
4. Hoàng Thung- Lê A (1994), Ngữ pháp Tiếng Việt, Trƣờng ĐH Sƣ
phạm Hà Nội.

2


5. Nguyễn Anh Quế (1996), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
6. Diệp Quang Ban (2008), Ngữ pháp Tiếng Việt (theo định hướng ngữ
pháp chức năng), tập một, Nxb Giáo dục.
Trong các công trình kể trên, có những công trình chuyên nghiên cứu về
từ loại tiếng Việt. Ví dụ công trình của Đinh Văn Đức (1986), của Nguyễn
Anh Quế (1996).
Có công trình chuyên nghiên cứu về câu. Chẳng hạn Ngữ pháp Tiếng
Việt của Hoàng Trọng Phiến (1980). Lại có những công trình nghiên cứu cả
hai bình diện của ngữ pháp (từ loại và câu) đó là những giáo trình của của Lê
Văn Lý (1968), của Hoàng Thung và Lê A (1994). Năm 2008, Diệp Quang
Ban đã góp phần làm sâu sắc những nội dung nghiên cứu về ngữ pháp Tiếng
Việt theo một định hƣớng mới mẻ - định hƣớng ngữ pháp chức năng.
2.2. Những khóa luận của sinh viên khoa GDTH, trƣờng ĐH Sƣ

phạm Hà Nội 2
Những vấn đề thuộc về ngữ pháp Tiếng Việt và việc dạy học ngữ pháp
Tiếng Việt cũng đã đƣợc một số sinh viên khoa GDTH, trƣờng ĐH Sƣ phạm
Hà Nội 2 quan tâm tìm hiểu nhƣ:
- Trần Thị Hồng Yến (2007), Cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ láy
Tiếng Việt (khảo sát trên các bài đọc của sách Tiếng Việt lớp 4 và lớp 5).
- Nguyễn Ngọc Hân (2007), Cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ ghép
Tiếng Việt (khảo sát qua các bài đọc trong sách Tiếng Việt 4).
- Phạm Thị Tâm (2008), Hoạt động ngữ pháp - ngữ nghĩa của các từ
ngay, liền, nữa, dần trong Tiếng Việt.
- Phạm Vũ Sơn (2008), Lỗi ngữ pháp của học sinh tiểu học và biện pháp
khắc phục.
- Hoàng Thị Bốn (2008), Hoạt động ngữ pháp - ngữ nghĩa của hai từ
“có” và “không” trong Tiếng Việt.

3


- Nguyễn Thị Dƣơng (2013), Các phương pháp, biện pháp dạy trẻ nói
đúng ngữ pháp.
Từ những khóa luận kể trên có thể thấy đối tƣợng và mụcđích nghiên
cứu đƣợc phản ánh rõ trong tên đề tài mà các sinh viên đã lựa chọn.
Thông qua việc tổng thuật nội dung nghiên cứu trong các tài liệu từ các
nguồn đã kể trên, có thể thấy: Việc nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề ngữ pháp
không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên việc tìm hiểu vấn đề “Bồi dưỡng năng
lực ngữ pháp cho HS lớp 3 thông qua hệ thống bài tập trong SGK Tiếng Việt”
không trùng lặp với đề tài nghiên cứu nào.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là: “Biện pháp bồi dưỡng năng lực
ngữ pháp cho HS lớp 3 thông qua hệ thống bài tập trong SGK Tiếng Việt”

Theo các nhà khoa học, năng lực của một ngƣời bao gồm: hiểu biết của
ngƣời đó về vấn đề cần quan tâm, kĩ năng vận dụng hiểu biết của ngƣời đó
vào cuộc sống và thái độ, tình cảm của ngƣời đó đối với vấn đề cần quan tâm.
Vì thế để thực hiện đề tài khóa luận, chúng tôi tập trung tìm hiểu những biện
pháp:
+ Bồi dƣỡng hiểu biết về ngữ pháp cho HS lớp 3.
+ Rèn kĩ năng vận dụng từ loại và câu trong giao tiếp cho HS.
+ Giúp HS có thái độ tình cảm trân trọng đối với những cách dùng các
đơn vị ngữ pháp để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Lựa chọn những lí thuyết cơ bản làm cơ sở lí luận cho khóa luận.
4.2. Thống kê, phân loại các bài tập về ngữ pháp trong SGK Tiếng Việt
3, Nxb Giáo dục Việt Nam (2010).
4.3. Xác định nội dung, biện pháp bồi dƣỡng năng lực ngữ pháp cho HS
lớp 3 thông qua hệ thống bài tập trong SGK.

4


5. Mục đích nghiên cứu
5.1. Việc nghiên cứu đề tài trƣớc hết giúp tác giả khóa luận nắm chắc
đƣợc lí luận của các phƣơng pháp phát triển năng lực ngữ pháp cho HS, đồng
thời xác định đƣợc nội dung, biện pháp bồi dƣỡng năng lực ngữ pháp cho HS
lớp 3 thông qua hệ thống bài tập trong SGK
5.2. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong muốn tích lũy cho bản thân,
cho các bạn sinh viên khoa GDTH một tài liệu tham khảo về vấn đề bồi
dƣỡng năng lực ngữ pháp cho HS.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn phạm vi khảo sát ngữ liệu
Trong khóa luận, chúng tôi tập trung khảo sát, thống kê, phân loại các

bài tập về ngữ pháp trong tất cả các phân môn của SGK Tiếng Việt 3.
6.2. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu
Ở đề tài này chúng tôi tập trung tìm hiểu biện pháp bồi dƣỡng năng lực
ngữ pháp cho HS lớp 3 thông qua hệ thống bài tập trong SGK Tiếng Việt.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp thống kê
Phƣơng pháp thống kê đƣợc chúng tôi sử dụng để thống kê các ngữ liệu
về ngữ pháp trong hệ thống bài tập luyện từ và câu thuộc SGK Tiếng Việt 3.
7.2. Phƣơng pháp phân tích
Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng để cụ thể hóa những nội
dung trình bày liên quan đến việc bồi dƣỡng năng lực ngữ pháp cho HS lớp 3.
7.3. Phƣơng pháp tổng hợp
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để khái quát những kết quả nghiên
cứu nhằm rút ra những nhận xét hoặc những kết luận cần thiết.
7.4. Ngoài những phƣơng pháp trên chúng tôi còn sử dụng các phƣơng
pháp miêu tả, so sánh khi cần thiết

5


8. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận có cấu trúc ba phần: Mở đầu; Nội dung và Kết luận.
Phần Nội dung gồm các chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực ngữ pháp cho HS lớp 3.

6


NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC
NGỮ PHÁP CHO HỌC SINH LỚP 3 THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI
TẬP TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT
1.1. Những hiểu biết chung về năng lực
1.1.1. Khái niệm
a. Các nhà nghiên cứu của Viện ngôn ngữ học trong Từ điển Tiếng
Việt, Nxb Đà Nẵng (2005), tr.660 đƣa ra cách hiểu về năng lực nhƣ sau:
1. Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một
hoạt động nào đó. Mọi người bình thường đều có năng lực suy nghĩ.
2. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con ngƣời khả năng hoàn thành
một loại hoạt động nào đó với chất lƣợng cao. Bồi dưỡng năng lực chuyên
môn.
b. Theo tác giả cuốn Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh –
quyển 2, Trần Thanh Thủy (chủ biên), Nxb ĐH Sƣ Phạm, tr.7, thuật ngữ năng
lực ở đây đƣợc hiểu theo quan điểm giáo dục hƣớng vào năng lực hành động:
“Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc
tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… để thực hiện thành
công một loại công việc trong bối cảnh nhất định.”
1.1.2. Cấu trúc của năng lực
Tác giả cuốn Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh – quyển 2,
Trần Thanh Thủy (chủ biên), Nxb ĐH Sƣ Phạm, tr.8 trình bày cấu trúc năng
lực theo sơ đồ sau:

7


- Vòng tròn nhỏ ở tâm là năng lực (định hƣớng theo chức năng).
- Vòng tròn giữa bao quanh vòng tròn nhỏ là các thành tố của năng
lực: kiến thức, các khả năng nhận thức, các khả năng thực hành/
năng khiếu, thái độ, xúc cảm, giá trị và đạo đức, động cơ.

- Vòng tròn ngoài là bối cảnh (điều kiện/ hoàn cảnh có ý nghĩa).
VD: Năng lực sử dụng ngôn ngữ gồm các năng lực thành phần nhƣ đọc
hiểu, nghe hiểu, nói, viết… định hƣớng thực hiện chức năng giao tiếp, tƣ duy,
kết nối trong nó cả thái độ và các thành tố khác nhƣ xúc cảm, niềm tin, giá
trị… trong một bối cảnh có ý nghĩa.
Nhƣ vậy, năng lực là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa
tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng… mà cả niềm

8


tin, giá trị, trách nhiệm xã hội…thể hiện ở tính sẵn sang hành động trong
những điều kiện thực tế, ở hoàn cảnh khác nhau.
1.1.3. Năng lực cốt lõi của HS nói chung và của HS tiểu học
1.1.3.1. Năng lực cốt lõi của HS nói chung.
1.1.3.1.1. Khái niệm
Năng lực cốt lõi (còn gọi là năng lực chung) là năng lực cơ bản, thiết
yếu mà bất kì một người nào cũng cẩn có để sống, học tập và làm việc.
(Dẫn theo Trần Thanh Thủy (chủ biên), Dạy học tích hợp phát triển
năng lực học sinh – quyển 2, Nxb ĐH Sƣ Phạm, tr. 9).
1.1.3.1.2. Các năng lực cốt lõi của HS
Theo các nhà khoa học, HS trong thế kỉ XXI cần có những năng lực cốt
lõi sau:
- Năng lực làm chủ kiến thức các môn học cốt lõi bậc phổ thông.
- Năng lực nhận thức về các chủ đề của thế kỉ XXI: nhận thức về thế
giới; kiến thức về tài chính, kinh tế, kinh doanh, doanh nghiệp; kiến thức về
chăm sóc sức khỏe và kiến thức dân sự.
- Các năng lực tƣ duy và năng lực học tập: năng lực giải quyết vấn đề và
năng lực tƣ duy phê phán, năng lực giao tiếp, năng lực đổi mới và sáng tạo,
năng lực hợp tác, năng lực tự học từ bối cảnh thực tế…

- Năng lực về công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực nghề nghiệp và kĩ năng sống: năng lực thích ứng, năng lực
thúc đẩy và năng lực tự định hƣớng, năng lực lãnh đạo và trách nhiệm đối với
xã hội…
1.1.3.2. Năng lực cốt lõi của HS tiểu học
Phát triển năng lực là một trong những yêu cầu quan trọng đƣợc thể
hiện rõ trong mục tiêu dạy học tiểu học. Vì vậy, chƣơng trình giáo dục ở tiểu

9


học sẽ đƣợc cấu trúc theo định hƣớng phát triển năng lực, các năng lực của
HS khi kết thúc chƣơng trình giáo dục tiểu học đƣợc xác định là:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực thể chất.
- Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực tính toán.
1.1.4. Năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp
1.1.4.1. Năng lực ngôn ngữ
- Các nhà ngữ pháp tạo sinh cho rằng: “Con ngƣời sinh ra đã có hiểu
biết và tiếng mẹ đẻ”. Mức độ hiểu biết đó ở mỗi cá nhân có sự khác nhau do:
đặc điểm lứa tuổi, giới tính, môi trƣờng sống, khả năng nhận thức, đặc điểm
cá tính của mỗi ngƣời. Khả năng đó phản ánh năng lực ngôn ngữ của cá nhân.
- Giải thích về hiện tƣợng trẻ em trƣớc khi đƣợc tiếp thu giáo dục chính
quy đã có thể nói đƣợc những câu hoàn chỉnh, các nhà ngữ pháp tạo sinh đã
cho rằng: Vì đứa trẻ sinh ra trong môi trƣờng tiếng mẹ đẻ thì trong “tâm linh”

của chúng đã dần hình thành một số quy tắc cơ bản. Vì thế DellHymes đề
nghị nên gọi năng lực ngôn ngữ là năng lực ngữ pháp.
(Dẫn theo Nguyễn Văn Khang, 1999, Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Khoa
học xã hội tr. 180).
1.1.4.2. Năng lực giao tiếp
Có thể hiểu ngắn gọn năng lực giao tiếp là khả năng lực chọn vận dụng
ngôn ngữ vào giao tiếp xã hội của mỗi cá nhân. Để có năng lực giao tiếp mỗi
ngƣời trƣớc hết phải có năng lực ngôn ngữ. Tuy vậy năng lực giao tiếp của

10


mỗi cá nhân còn tùy thuộc vào nhiều nhân tố nhƣ khả năng nhận thức, hoàn
cảnh sống, đặc điểm tính cách, trình độ văn hóa… của mỗi ngƣời.
(Dẫn theo Nguyễn Văn Khang, 1999, Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Khoa
học xã hội. tr. 183).
1.1.5. Năng lực thẩm mĩ
- Theo Từ điển Tiếng Việt, thẩm mĩ có ý nghĩa chỉ hoạt động cảm thụ
và hiểu biết về cái đẹp.
- Năng lực thẩm mĩ, theo chúng tôi, đây là một năng lực hoạt động
tổng hợp, bao gồm những nội dung sau:
+ Có hiểu biết về cái đẹp
+ Có kĩ năng nhận diện đƣợc cái đẹp
+ Có đời sống tâm hồn phong phú; biết rung động trƣớc cái đẹp; biết
trân trọng, giữ gìn, phát huy cái đẹp.
1.2. Những hiểu biết chung về ngữ pháp tiếng Việt
1.2.1. Khái niệm ngữ pháp
- Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên)
Nxb GD, tr.184 đƣa ra cách hiểu ngữ pháp sau:
1. Toàn bộ các quy tắc biến đổi và kết hợp từ thành cụm từ, câu cấu thành

đối với một ngôn ngữ.
2. Cơ cấu một từ, cụm từ và câu vốn có đối với một ngôn ngữ.
3. Ngữ pháp học (viết tắt).
- Ngữ pháp đƣợc thể hiện trong hai bình diện, đó là từ loại tiếng Việt và
câu trong tiếng Việt.
1.2.2. Từ loại tiếng Việt
1.2.2.1. Thực từ
1.2.2.1.1. Danh từ

11


Danh từ là những từ chỉ sự vật (bao gồm các thực thể nhƣ ngƣời, động
vật, đồ vật, cây cối, các vật thể tự nhiên, các hiện tƣợng xã hội và các khái
niệm trừu tƣợng thuộc phạm trù tinh thần).
VD: ngƣời, học sinh, công nhân, mèo, châu chấu, tu hú, bàn, ghế, xe,
cam, chuối, chính phủ, công ti, vấn đề, phƣơng pháp, ý kiến,…
1.2.2.1.2. Động từ
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái, tình thái hay quan hệ, nói
chung là chỉ những dạng thức vận động, biến chuyển của sự vật về vật lí, tâm
lí, sinh lí.
VD: nấu, làm, rơi, chảy, buồn rầu, yêu mến…
1.2.2.1.3. Tính từ
Tính từ là những từ chỉ tính chất, đặc điểm, màu sắc của sự vật.
VD: tốt, đẹp, mới, cũ, to, bé, dài, ngắn, xanh, đỏ, tím, vàng…
1.2.2.2. Hư từ
1.2.2.2.1. Phụ từ
Phụ từ là những hƣ từ chuyên bổ sung ý nghĩa cho thực từ (danh từ,
động từ, tính từ).
VD: những, các, một, mọi, mỗi,từng, tất cả, tất thảy, hết thảy, cả, từng,

đã, vừa, mới, đang, sắp, cũng, đều, cứ, vẫn…
1.2.2.2.2. Quan hệ từ
Quan hệ từ là những hƣ từ, không có ý nghĩa sở chỉ, sở biểu mà là
những từ có chức năng diễn đạt các mối quan hệ giữa các thực từ - nghĩa là
diễn đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tƣ duy trừu tƣợng.
VD: và, với, rồi, vì, do, tại, bởi, tuy, dẫn, nên, thì, của, nhƣ,…
1.2.2.2.3. Tình thái từ
Tình thái từ là những hƣ từ chỉ thái độ, tình cảm của ngƣời nói đối với
nội dung của câu nói hoặc đối với ngƣời cùng tham gia hoạt động giao tiếp.

12


VD: à, ƣ, hử, hả, chứ, chăng, đi, nào, với, thay, sao,…
1.2.2.3. Lớp từ trung gian
1.2.2.3.1. Số từ
Số từ là những từ chỉ số lƣợng hoặc thứ tự của sự vật.
VD: một, hai, ba, vài ba, dăm, mƣơi, thứ nhất, thứ hai, thứ ba,…
1.2.2.3.2. Đại từ
Đại từ là những từ dùng để xƣng hô, chỉ định hoặc thay thế cho các từ
thuộc từ loại thực từ.
VD: tôi, tao, mày, nó, họ, chúng, ai, thế, vậy, đâu, gì, nào, bao nhiêu,
bao, bấy nhiêu, này, kia, ấy, nọ,…
1.2.3. Những hiểu biết chung về câu
1.2.3.1. Khái niệm “câu”
Trong cuốn “Giáo trình lý thuyết Tiếng Việt”, nxb Trƣờng ĐHTH HN,
H, 1976, tr.170, Hoàng Trọng Phiến đã đƣa ra khái niệmvề câu nhƣ sau: “Câu
là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói, được hình thành về ngữ pháp và ngữ điệu
theo các quy luật của một ngôn ngữ nào đó, là phương tiện chính để diễn đạt,
biểu hiện và giao tiếp tư tưởng về thực tế và thái độ của người nói đối với

thực tại”.
1.2.3.2. Những kiểu câu được phân chia theo đặc điểm cấu tạo
Dựa vào đặc điểm ngữ pháp câu, lấy cấu trúc C – V làm nòng cốt trong
cấu tạo câu, các nhà khoa học phân chia câu Tiếng Việt thành hai kiểu chính.
Đó là câu đơn và câu ghép.
a. Câu đơn
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của câu ngƣời ta phân chia câu
đơn thành:
a1. Câu đơn bình thường (còn gọi là câu đơn hai thành phần).

13


Đó là kiểu câu đơn đƣợc cấu tạo bằng hai thành phần chính: chủ ngữ
(CN hoặc C) và vị ngữ (VN hoặc V). Hai thành phần này làm thành một cấu
trúc
C - V nòng cốt của câu. Chủ ngữ biểu thị cái đƣợc thông báo, tức là biểu thị
sự vật, sự việc đƣợc nói đến hoặc là điểm xuất phát của cái thông báo đƣợc
biểu thị ở vị ngữ. Vị ngữ biểu thị cái thông báo, đó là hành động, trạng thái,
tính chất, đặc điểm, quan hệ…của sự vật, sự việc đƣợc biểu thị ở chủ ngữ.
+ Nếu mỗi thành phần của nòng cốt đƣợc biểu thị bằng một từ thì câu
đƣợc gọi là câu đơn tối thiểu.
VD: Hoa nở.
+ Nếu mỗi thành phần nòng cốt đƣợc mở rộng bằng cụm từ, thì câu đó
đƣợc gọi là câu đơn mở rộng nòng cốt.
VD: Ngõ nhà tôi mở thẳng ra bờ ao.
Cụm DT

Cụm ĐT


+Nếu ngoài hai thành phần nòng cốt, còn có thành phần phụ (trạng ngữ
(TRN), khởi ngữ (KN), hoặc hô ngữ) thì câu đó đƣợc gọi là câu đơn mở rộng
thành phần câu.
VD1: Mùa xuân, hoa mơ nở trắng rừng.
TRN

DT

Cụm ĐT

Căn cứ vào mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ, căn cứ vào nội dung
biểu đạt của câu, có thể chia câu đơn bình thƣờng thành bốn loại:
+ Câu hành động.
VD: Đàn cá heo / lại kéo đến. (SGK)
+ Câu trạng thái:
VD: Sƣơng / tan dần.
+ Câu tính chất.
VD: Trời / rất lạnh.

14


+ Câu quan hệ.
VD: Trà sen, bánh đậu / trở thành quà tặng cho ngƣời xa quê hƣơng.
(SGK)
a2. Câu rút gọn
Đó là kiểu câu đơn thƣờng dùng trong đối thoại trực tiếp. Trong hoàn
cảnh giao tiếp cụ thể ngƣời nói có thể rút gọn CN, VN hoặc cả 2 thành phần
chính của câu nhƣng ngƣời nghe vẫn lĩnh hội đƣợc nội dung giao tiếp.
VD:

- Trƣờng bạn đƣợc nghỉ Tết bao lâu?
- Hai tuần. (Đây là câu rút gọn CN và VN)
a3. Câu đơn đặc biệt
Đó là kiểu câu đơn đƣợc cấu tạo bằng một từ hoặc cụm từ, trong đó
không phân định đƣợc đâu là CN, đâu là VN nhƣng vẫn có khả năng diễn đạt
một nội dung thông báo trọn vẹn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
VD1: Đông quá!
VD2: Xung phong!
b. Câu ghép
Căn cứ vào đặc điểm ngữ pháp của câu, cụ thể căn cứ vào số lƣợng và
quan hệ của cấu trúc C – V nòng cốt, ngƣời ta phân câu ghép thành:
b1. Câu ghép đẳng lập
Đó là kiểu câu ghép đƣợc cấu tạo từ hai cấu trúc C – V nòng cốt trở lên.
Mỗi cấu trúc C – V nòng cốt đó tạo thành 1 vế câu. Các vế câu quan hệ bình
đẳng với nhau.
VD1: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị (Hồ Chí Minh).
VD2: Con chó trông nhà, còn con mèo thì bắt chuột.
b2. Câu ghép chính phụ
Đó là kiểu câu ghép đƣợc cấu tạo bằng hai vế. Mỗi vế do một cấu trúc

15


C – V nòng cốt đảm nhiệm. Trong đó có một vế chính, vế còn lại là phụ.
Chúng thƣờng đƣợc liên kết bằng cặp quan hệ từ chính phụ.
VD1: Vì con mèo lƣời rửa mặt, nên con mèo bị đau mắt.
VD2: Nếu trời mƣa to, thì thỏ con không đi chơi đƣợc.
1.3. Những hiểu biết chung về đặc điểm tâm, sinh lí của HS tiểu học
Đối tƣợng của cấp tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Học sinh tiểu học
là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả

năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một
trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lƣu và chăm lo
cuộc sống cá nhân, gia đình. Trẻ em lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình
thành và phát triển về mặt sinh lí, tâm lí, xã hội. Đặc điểm lứa tuổi HS tiểu
học chƣa đủ ý thức, chƣa đủ phẩm chất và năng lực nhƣ một công dân trong
xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của ngƣời lớn, của gia đình,
nhà trƣờng và xã hội. Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới,
luôn hƣớng về tƣơng lai. Nhƣng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi
nhớ và chú ý có chủ định chƣa đƣợc phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc
động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh.
1.3.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi tiểu học
Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của HS tiểu học phản ánh
những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tƣợng khi chúng trực tiếp
tác động lên giác quan các em. Tri giác giúp cho trẻ định hƣớng nhanh chóng
và chính xác hơn trong thế giới. Tri giác còn giúp trẻ điều chỉnh hoạt động
một cách hợp lí. Trong sự phát triển tri giác của HS, GV tiểu học có vai trò rất
lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình thành kĩ năng nhìn cho HS, hƣớng dẫn
các em biết xem xét, lắng nghe.
Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của HS tiểu học
còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chƣa mạnh. Vì vậy, việc sử dụng

16


đồ dùng dạy học là phƣơng tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho HS. Nhu
cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho nên GV
cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của HS.
Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của
con ngƣời, nhờ có trí nhớ mà con ngƣời tích lũy vốn kinh nghiệm đó vận
dụng vào cuộc sống. Đối với HS tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tƣợng

phát triển chiếm ƣu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic.
Tƣ duy của trẻ em mới đến trƣờng là tƣ duy cụ thể, dựa vào những đặc
điểm trực quan của đối tƣợng và hiện tƣợng cụ thể. Trong sự phát triển tƣ duy
ở HS tiểu học, tƣ duy trực quan cụ thể thể hiện rõ ở các lớp đầu cấp và sau đó
chuyển dần sang tƣ duy trừu tƣợng ở lớp cuối cấp.
Học sinh tiểu học thƣờng có nhiều nét tính cách tốt nhƣ hồn nhiên, ham
hiểu biết, long thƣơng ngƣời, lòng vị tha.
Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lí, nhân cách
của mỗi ngƣời. Đối với HS tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu
trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích
thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động. Tình cảm HS tiểu học
đƣợc hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em.
1.3.2. Đặc điểm sinh lí của học sinh tiểu học
Lứa tuổi HS tiểu học gồm các em HS đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5,
tức là từ 6 – 7 tuổi đến 11 – 12 tuổi. Ở độ tuổi này sự phát triển về chiều cao
và trọng lƣợng không nhanh nhƣ tuổi mẫu giáo nhƣng hệ xƣơng đang trong
thời kì cốt hóa. Hệ xƣơng, đặc biệt là các bắp thịt lớn đang phát triển, do vậy
các em thích đùa nghịch vận động mạnh, các em không thích làm công việc
đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Vì vậy, việc rèn các kĩ năng, kĩ xảo đòi hỏi phải
kiên trì bền bỉ.

17


×