Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Khả năng nhận diện và phân biệt động từ và tính từ của học sinh lớp 4, 5 ở nhà trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.72 KB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
------------***------------

TRẦN THẠCH THẢO

KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ PHÂN BIỆT
ĐỘNG TỪ VÀ TÍNH TỪ CỦA HỌC SINH
LỚP 4, 5 Ở NHÀ TRƢỜNG TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. LÊ THỊ THÙY VINH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận em đã được sự
quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu
học, các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Em
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Tiến sĩ Lê
Thị Thùy Vinh giảng viên trường ĐHSP Hà Nội 2, người đã trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình để em thực hiện và hoàn thành khoá luận này.
Cũng qua đây em xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ nhiệt
tình của tập thể giáo viên, học sinh trường Tiểu học Bình Hòa - Bình Hòa Giao Thủy - Nam Định đã giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu, khảo
sát thực tế thu nhập số liệu để hoàn thành đề tài.
Lần đầu tiên bước vào nghiên cứu khoa học, hơn nữa thời gian nghiên
cứu còn hạn hẹp nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong


nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của
các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Trần Thạch Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Khả năng nhận diện và phân biệt động từ
và tính từ của học sinh lớp 4, 5 ở nhà trƣờng Tiểu học” (Khảo sát ở học
sinh lớp 4, 5 trường Tiểu học Bình Hòa - Bình Hòa - Giao Thủy - Nam Định)
là kết quả mà tôi đã trực tiếp nghiên cứu từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 4
năm 2017 tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Đây là kết quả nghiên cứu
của cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng lặp với kết quả của các tác giả khác.
Hà nội ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh Viên

Trần Thạch Thảo


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5

6. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 6
1.1. Khái quát về từ loại tiếng Việt ................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm về từ loại ................................................................................ 6
1.1.2. Tiêu chí phân định từ loại ....................................................................... 6
1.1.3. Hệ thống từ loại tiếng Việt ...................................................................... 8
1.2. Động từ ..................................................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm động từ ................................................................................. 10
1.2.2. Đặc điểm của động từ ........................................................................... 11
1.2.3. Phân loại động từ .................................................................................. 11
1.2.4. Chức năng của động từ………………………………………………..12
1.2.5. Khả năng chuyển hóa từ loại của động từ ............................................. 13
1.3. Tính từ ...................................................................................................... 14
1.3.1. Khái niệm tính từ .................................................................................. 14
1.3.2. Đặc điểm của tính từ ............................................................................. 14
1.3.3. Phân loại tính từ .................................................................................... 15
1.3.4. Khả năng chuyển loại của tính từ……………………………………..17


1.4. Cơ sở tâm lí học ....................................................................................... 18
1.4.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học ................................................. 18
1.4.2. Khả năng tiếp nhận của học sinh Tiểu học trong hoạt động giao tiếp
bằng tiếng Việt ................................................................................................ 19
1.5. Việc dạy và học động từ, tính từ trong nhà trường Tiểu học ................... 19
1.5.1. Nội dung dạy học động từ, tính từ ở Tiểu học ...................................... 19
1.5.2. Thực trạng dạy và học từ loại động từ, tính từ ở trường Tiểu học……22
Chƣơng 2: KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ PHÂN BIỆT ĐỘNG TỪ,
TÍNH TỪ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC .................................................... 24
2.1. Khả năng nhận diện động từ của học sinh Tiểu học ................................ 24

2.1.1. Tình hình khảo sát, thống kê ................................................................. 24
2.1.2.Đánh giá chung và một số biện pháp đặt ra ........................................... 27
2.2. Khả năng nhận diện tính từ của học sinh Tiểu học .................................. 32
2.2.1. Tình hình khảo sát, thống kê ................................................................. 32
2.2.2.Đánh giá chung và một số biện pháp đặt ra ........................................... 35
2.3. Khả năng phân biệt động từ và tính từ cuả học sinh Tiểu học………….37
2.3.1. Tình hình khảo sát, thống kê…………………………………………..37
2.3.2. Đánh giá chung và một số biện pháp đặt ra .......................................... 40
KẾT LUẬN .................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của đại đa số người Việt Nam, là công cụ
giao tiếp quan trọng bậc nhất trong một cộng đồng dân cư rộng lớn. Tiếng
Việt có lịch sử hình thành và phát triển rất đáng tự hào, trong đó đáng kể nhất
là khả năng tiếp nhận vốn từ vựng từ bên ngoài, tự điều chỉnh chúng một cách
chủ động, biến thành cái riêng, cái đặc biệt của người Việt. Vì vậy, môn
Tiếng Việt, cụ thể hơn là việc dạy học Tiếng Việt đóng vai trò hết sức quan
trọng trong chương trình đào tạo bậc Tiểu học - bậc học được xem là bậc học
nền tảng, là bước đệm đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ
thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Việc học tốt môn Tiếng Việt
không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng Việt, hình
thành một số kĩ năng đơn giản và quan trọng như: nghe, nói, đọc, viết,… mà
còn bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt từ đó góp phần hình thành nên nhân cách
con người Việt Nam.
Luyện từ và câu là một trong những phân môn có vai trò đặc biệt quan
trọng trong môn học Tiếng Việt. Phân môn luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ

thống hóa, làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những
hiểu biết sơ giản về từ, câu, r n luyện cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và
sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời có
khả năng hiểu và sử dụng các kiểu câu của người khác nói ra trong hoàn cảnh
giao tiếp nhất định. Chính vì vậy, việc dạy tốt phân môn luyện từ và câu
không chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện r n kĩ năng nói,
viết, cách hành văn cho học sinh.
Nói đến luyện từ và câu, chúng ta không thể bỏ qua hệ thống từ loại
tiếng Việt. Cách nhận diện và phân biệt từ loại là vấn đề rất quan trọng được
đưa vào giảng dạy ở mọi cấp học cũng như được nhấn mạnh trong chương

1


trình Tiểu học. Tuy vậy, trên thực tế, thời gian dạy học các từ loại trong
chương trình Tiểu học còn chưa nhiều. Điều này khiến học sinh gặp không ít
khó khăn, vướng mắc trong việc xác định từ loại, nhất là các từ loại quan
trọng và dễ lẫn như động từ và tính từ. Việc nhận diện và phân biệt động từ và
tính từ là một trong những loại bài chiếm số lượng khá lớn trong hệ thống bài
tập về từ loại và đặc biệt là trong các bài tập ở lớp 4 và lớp 5. Do vậy, việc
nghiên cứu để tìm hiểu về khả năng nhận diện và phân biệt động từ và tính từ
của học sinh lớp 4,5 để từ đó tìm ra phương pháp và nội dung bồi dưỡng
Tiếng Việt cho các em sao cho hiệu quả là một việc làm hữu ích.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Khả năng nhận diện
và phân biệt động từ và tính từ của học sinh lớp 4,5 ở nhà trường Tiểu học”
với mong muốn nghiên cứu một cách thấu đáo hơn về động từ, tính từ, hai từ
loại quan trọng trong hệ thống từ loại tiếng Việt cũng như đề xuất các giải
pháp giúp học sinh có khả năng nhận diện và phân biệt một cách chính xác
hai từ loại này.
2. Lịch sử vấn đề

Vấn đề từ loại tiếng Việt nói chung và từ loại động từ, tính từ nói
riêng là vấn đề đã được các nhà ngữ pháp học đề cập trong các công trình
nghiên cứu về ngữ pháp.
Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt” Ban đã đưa ra ba
tiêu chuẩn để phân định từ loại Tiếng Việt là ý nghĩa khái quát, khả năng kết
hợp và chức vụ cú pháp. Từ đó, tác giả phân thành hai lớp từ loại lớn là thực
từ và hư từ. Trong đó tác giả tập trung nghiên cứu ba từ loại thuộc lớp thực
từ: danh từ, động từ và tính từ. Về động từ và tính từ, tác giả đã trình bày về
đặc trưng, phân loại và miêu tả cũng như nêu lên những tính chất đặc trưng
hai từ loại này.
Cuốn “Giáo trình Tiếng Việt 3” - Lê A (chủ biên) tập trung bàn về khái
niệm, tiêu chí phân định từ loại Tiếng Việt, hệ thống từ loại Tiếng Việt, sự

2


chuyển loại của từ và vấn đề từ loại trong chương trình Tiếng Việt tiểu học.Ở
đây, tác giả đã nêu lên nghiên cứu về một số khía cạnh về hai từ loại động từ
và tính từ như: đặc điểm cơ bản (ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức
năng ngữ pháp) và các tiểu loại cơ bản của chúng.
Tài liệu “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” (tài liệu đào tạo
giáo viên,2007) của Lê Phương Nga - Đặng Kim Nga đã phân tích mục tiêu,
nhiệm vụ; các nguyên tắc dạy học; nội dung dạy học (ở các khối lớp) và việc
tổ chức dạy học phân môn luyện từ và câu. Cụ thể, trong việc tổ chức dạy học
phân môn luyện từ và câu, tác giả đã đưa ra hệ thống bài tập về từ loại điển
hình như: bài tập làm giàu vốn từ (bài tập dạy nghĩa từ, bài tập hệ thống hóa
vốn từ, bài tập sử dụng từ), bài tập theo các mạch kiến thức, kĩ năng về từ và
câu (bài tập nhận diện, phân loại, phân tích; bài tập xây dựng, tổng hợp) và
một số điều giáo viên cần lưu ý khi thực hành dạy học, tổ chức thực hiện các
loại bài tập này.

Một số giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học cũng có
đề cập tới việc dạy học từ loại cho học sinh nhưng tất cả chỉ ở mức độ khái
lược, sơ bộ.
Trong các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp cũng có một số công trình
bàn đến việc dạy học từ loại nói chung và dạy học động từ, tính từ nói riêng.
Luận văn thạc sĩ “Từ loại Tiếng Việt và việc dạy từ loại cho học sinh
Tiểu học”của Lê Thị Lan Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội 2-2006) đã đề cập
đến các đặc điểm của từ loại tiếng Việt và đưa ra những biện pháp nhằm giải
quyết một số vấn đề về phương pháp dạy học Tiếng Việt
Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản của
học sinh tiểu học lớp 4 trên cơ sở các bài Tập đọc” (sinh viên Trần Thị Hoa k30B- GDTH - Đại học Sư phạm Hà Nội 2), khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu
khả năng nhận diện và phân biệt các từ loại cơ bản của học sinh Tiểu học”

3


(sinh viên Nguyễn Thị Cẩm Vân - GDTH - Đại học Sư phạm Hà Nội 2) đều
trình bày về một số đặc điểm của ba từ loại cơ bản trong đó có động từ và tính
từ, đồng thời tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh tiểu học qua một
số bài tập.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về từ loại, liên quan đến từ loại
Tiếng Việt đã trình bày hết sức chi tiết về đặc điểm của từ loại Tiếng Việt. Tuy
nhiên xem xét về việc dạy học từ loại động từ, tính từ cho học sinh ở nhà
trường Tiểu học thì chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống và có sự ứng dụng cao. Với ý nghĩa đó, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu
đề tài “Khả năng nhận diện và phân biệt động từ và tính từ cảu học sinh lớp 4,5
ở nhà trường Tiểu học” với mong muốn giúp giáo viên và học sinh Tiểu học có
những giải pháp tích cực trong việc nhận diện và phân biệt hai từ loại này.
3. Mục đích vànhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài tìm hiểu khả năng nhận diện và phân biệt động từ, tính từ cuả
học sinh lớp 4 và lớp 5 ở nhà trường Tiểu học. Trên cơ sở đó đưa ra một số ý
kiến đề xuất và giải pháp để nâng cao khả năng nhận diện và phân biệt hai từ
loại dễ lẫn này đồng thời hướng tới khả năng sử dụng động từ, tính từ trong
hoạt động giao tiếp.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lí thuyết về động từ và tính từ.
- Trên cơ sở lí luận đã có, tiến hành khảo sát thực tế đối tượng học sinh
lớp 4 và lớp 5, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm giải quyết thực trạng trên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là khả năng nhận diện và phân biệt
động từ, tính từ của học sinh lớp 4,5 ở nhà trường Tiểu học.

4


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu về từ loại là một đề tài rộng. Vì vậy, Trong khóa luận này,
chúng tôi chỉ đề cập, tìm hiểu, nghiên cứu một khía cạnh nhỏ là: khả năng
nhận diện và phân biệt động từ, tính từ của học sinh lớp 4,5 ở trường Tiểu học
Bình Hòa - xã Bình Hòa - huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp thống kê
- Thủ pháp phân tích, tổng hợp
- Thủ pháp so sánh
Quá trình nghiên cứu đề tài được tiến hành tuần tự theo các bước sau:

+ Đọc lí thuyết có liên quan đến đề tài.
+ Thống kê tư liệu điều tra được.
+Xử lí tư liệu điều tra bằng các biện pháp: phân tích, phân loại, so sánh.
+ Viết khóa luận và tóm tắt.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của khóa luận được chia thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Khả năng nhận diện và phân biệt các động từ, tính từ của
học sinh Tiểu học

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái quát về từ loại tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm về từ loại
Vấn đề từ loại là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu về ngữ pháp quan
tâm. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung trong “Ngữ pháp tiếng Việt” quan
niệm “Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp. Đó là
những lớp từ có chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong đặc trưng
thống nhất làm tập hợp tiêu chuẩn tập hợp và quy loại”.
Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại” cho rằng “Từ loại
là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp được phân chia theo ý nghĩa khái
quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác và thực hiện những chức
năng ngữ pháp nhất định ở trong câu”.
Lê Biên trong “Từ loại tiếng Việt hiện đại” cũng chỉ ra khái niệm về từ
loại như sau “Từ loại là khái niệm chỉ sự phân loại từ nhằm mục đích ngữ
pháp theo bản chất ngữ pháp của từ”.

Lê A trong “Giáo trình tiếng Việt 3” cũng khẳng định “Từ loại là lớp
các từ có sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp. Muốn phân định được từ loại
thì cần xác định được đặc điểm ngữ pháp (bao gồm cả ý nghĩa ngữ pháp khái
quát của từ”.
1.1.2. Tiêu chí phân định từ loại
Để phân định từ loại tiếng Việt, người ta dựa vào 3 tiêu chí phân loại là
ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp.
a. Ý nghĩa khái quát
Ý nghĩa ngữ pháp khái quát là loại ý nghĩa phạm trù có mức độ khái
quát cao, do đó là ý nghĩa chung cho các từ thuộc cùng từ loại.

6


Ví dụ: Các từ: ăn, chạy, múa,… có ý nghĩa khái quát chung là chỉ hoạt
động. Các từ: tốt, đẹp, cao, nhỏ,… có ý nghĩa khái quát chung là chỉ tính chất,
đặc điểm.
“Ý nghĩa từ loại là ý nghĩa khái quát của từng lớp từ, trên cơ sở khái
quát hóa từ vựng thành khái quát hóa phạm trù ngữ pháp chung (phạm trù từ
vựng - ngữ pháp)”.
b, Khả năng kết hợp
Với ý nghĩa khái quát, các từ có khả năng tham gia vào một kết hợp có
nghĩa: ở mỗi vị trí của kết hợp có thể xuất hiện những từ có khả năng lần lượt
thay thế nhau, trong khi đó, ở các vị trí khác trong kết hợp, các từ còn lại tạo
ra bối cảnh cho sự xuất hiện khả năng thay thế của những từ nói trên.
Khả năng kết hợp của từ là sự phân bố vị trí của từ trong những hoàn
cảnh giống nhau hoặc khác nhau khi chúng kết hợp với từ khác. Các từ được
phân bố cùng một vị trí, trong một hoàn cảnh giống nhau có thể được tập hợp
thành một từ loại.
Khả năng kết hợp ở vị trí phân bố giống nhau là tiêu chuẩn tích cực đối

với từ loại này và là tiêu chuẩn tiêu cực đối với từ loại khác (tiêu chuẩn đối
lập các từ loại).
c, Chức vụ cú pháp
Khả năng đảm nhận các chức vụ cú pháp của từ trong câu không giống
nhau. Hoạt động cấu tạo câu chủ yếu được xem xét ở năng lực đảm nhiệm của
hai thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ) trong nòng cốt của câu đơn bình
thường. Có thể phân biệt những từ có thể đảm nhiệm vai trò các thành phần
chính (danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ) và các từ chỉ đảm nhiệm được
vai trò các thành phần phụ (phụ từ), hoặc chỉ đảm nhận vai trò kết nối các
thành phần câu (quan hệ từ). Ngoài ra, còn có những từ không đảm nhiệm vai
trò cấu tạo một phần nào trong cấu trúc ngữ pháp của câu mà chỉ thể hiện ý

7


nghĩa tình thái của câu (tình thái từ). Các từ có chức năng điển hình giống
nhau có thể được xếp vào cùng một từ loại. Những từ thuộc các từ loại khác
nhau (thường) có chức năng ngữ pháp điển hình không giống nhau.
Khả năng giữ chức vụ cú pháp trong câu thường được sử dụng như một
tiêu chuẩn hỗ trợ. Các từ thuộc một lớp nào đó có thể đảm đương không phải
một mà là một số chức vụ cú pháp ở trong câu. Trong số các chức vụ cú pháp
đó thường có một hoặc vài chức vụ nổi lên rõ hơn có tính chất tiêu biểu cho
lớp từ đó.
+ Danh từ thường làm chủ ngữ: khi làm vị ngữ danh từ thường phải kết
hợp với từ “là” ( ví dụ: tôi là sinh viên)
+Động từ thường làm vị ngữ. Khi đóng vai trò chủ ngữ, động từ mất
khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ,…
+ Tính từ thường làm vị ngữ. Khi đóng vai trò chủ ngữ, tính từ mất khả
năng kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, rất, lắm, quá,…
1.1.3. Hệ thống từ loại tiếng Việt

Nhìn một cách tổng quát, các từ của tiếng Việt trước hết được phân biệt
theo các đặc điểm về ý nghĩa ngữ pháp và các đặc điểm về hình thức trong
hoạt động ngữ pháp thành hai phạm trù lớn là thực từ và hư từ.
Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung trong “Ngữ pháp tiếng Việt” cho
rằng: Hệ thống từ loại Tiếng Việt có thể sắp xếp thành hai nhóm bao gồm
những từ loại sau đây:
Nhóm 1: Danh từ, động từ, tính từ
Số từ
Đại từ
Nhóm 2: Phụ từ (định từ, phó từ)
Kết từ
Tiểu từ (trợ từ và tình thái từ)

8


Ta có sơ đồ biểu hiện hệ thống từ loại tiếng Việt:
Hư từ

Thực từ

Danh

Động

Tính

từ

từ


từ

Số từ

Đại

Phụ

Quan

Trợ

Thán

Tình

từ

từ

hệ từ

từ

từ

thái
từ


a, Thực từ
Thực từ có những đặc điểm cơ bản sau:
Có ý nghĩa từ vựng thực. Thực từ thường gắn với chức năng tri nhận và
định danh các đối tượng của hiện thực: có thể dùng thực từ để gọi tên các sự vật,
hoạt động, trạng thái, tính chất,…Ví dụ: bàn, ghế, hùng vĩ, cao thượng, nhiều,…
Có khả năng đảm nhiệm vai trò của thành tố chính và cả vai trò của
thành tố phụ trong cấu tạo của cụm từ và của câu. Ví dụ: xem xét hai thực từ
mẹ, về:
+ Mẹ về.
CN VN
+ Mẹ, con đã về.
HN CN

VN

Có khả năng độc lập tạo câu đặc biệt. Ví dụ:
+ Mẹ!
+ Về!
b, Hư từ
Hư từ cũng có ý nghĩa nhưng ý nghĩa của hư từ không thể liên hệ với
một đối tượng nào trong thực tế. Do đó, hư từ không thể hiện được chức năng
định danh.
Hư từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp hoặc ý nghĩa tình thái. Ví dụ:
+ Nó lại đi. (“ lại” biểu hiện ý nghĩa tái diễn tương tự của hành động đi)

9


+ Tôi được thưởng những năm triệu. (“những” bổ sung ý nghĩa tình
thái: nhiều, khác với: tôi được thưởng năm triệu; hoặc tôi được thưởng có

năm triệu.)
Hư từ không thể đảm nhiệm vai trò thành tố chính trong cấu tạo của
cụm từ và của câu. Hư từ chỉ có vai trò:
+ Hoặc đi k m với thực từ để làm thành tố phụ bổ sung ý nghĩa nào đó
cho thực từ. Ví dụ: mỗi ngày, đã đi, rất hiểu, biết rồi, tốt quá,…
+ Hoặc dùng biểu thị quan hệ giữa các từ, các cụm từ, các câu. Ví dụ:
mẹ và con, đi rồi về,…
+ Hoặc dùng làm dấu hiệu cho các ý nghĩa tình thái. Ví dụ: nóng quá!
Nhận xét: cả thực từ và hư từ đều cần thiết và không thể thiếu với hoạt
động ngôn ngữ, nhất là đối với ngôn ngữ dùng hư từ là một trong những
phương thức ngữ pháp chủ yếu như tiếng Việt.
Số lượng hư từ thường ít hơn thực từ nhưng hư từ lại có tần suất sử
dụng cao hơn.
Trong khóa luận này chúng tôi chỉ nghiên cứu trên hai từ loại cơ bản
trong lớp thực từ là động từ và tính từ.
1.2. Động từ
1.2.1. Khái niệm động từ
Theo Vũ Đức Nghiệu - Nguyễn Văn Hiệp, động từ được hiểu đơn giản
là “những từ biểu hiện hành động, trạng thái của người, vật”.
Đinh Văn Đức đã nêu ra định nghĩa cụ thể hơn như sau: “động từ chỉ
các hành động, trạng thái, các quan hệ dưới dạng tiến trình có mối quan hệ
với chủ thể và diễn ra trong thời gian”.
Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt - Diệp Quang Ban đã chỉ ra rất rõ các
đặc trưng của động từ trên các phương diện: ý nghĩa khái quát, khả năng kết
hợp và chức vụ cú pháp.

10


1.2.2. Đặc điểm của động từ

Về ý nghĩa khái quát, động từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về
quá trình. Ý nghĩa quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực
thể. Đó là ý nghĩa hành động. Ý nghĩa trạng thái được khái quát hóa trong
mối liên hệ với vận động của thực thể trong thời gian và không gian.
Về khả năng kết hợp, động từ thường có các phụ từ đi k m, để biểu thị
các ý nghĩa quan hệ có tính tình thái giữa quá trình với cách thức và với các
đặc trưng vận động của quá trình trong không gian, trong thời gian và trong
hiện thực. Động từ còn kết hợp được với thực từ (danh từ) nhằm phản ánh các
quan hệ trong nội bộ động từ. Khả năng kết hợp với “hãy”, “đừng”, “chớ” có
tác dụng quy loại động từ (tính từ và danh từ chẳng hạn, không có khả năng
kết hợp với “ hãy”, “đừng”, “ chớ”).
Về chức vụ cú pháp, cũng như danh từ, động từ có khả năng đảm
nhiệm nhiều chức năng cú pháp khác nhau. Nhưng chức năng phổ biến và
quan trọng nhất là làm vị ngữ trong cấu tạo câu, có vị trí trực tiếp đứng sau
chủ ngữ. Do đó, chức năng vị ngữ của động từ làm thành một tiêu chuẩn đối
lập động từ và danh từ trong Tiếng Việt.
1.2.3. Phân loại động từ
Diệp Quang Ban (chủ biên) - Hoàng Văn Thung (2000), trong cuốn
Ngữ pháp tiếng Việt đã đưa ra tiêu chí và kết quả phân loại như sau:
Các lớp động từ

Ví dụ

Bản chất ý nghĩa quá trình
gắn với động từ

Động

Tình


+ Nên, cần, phải…

+ Chỉ sự cần thiết

từ

thái

+ Có thể, không thể…

+ Chỉ khả năng

không

+ Định, toan, dám, nỡ,…

+ Chỉ ý chí

độc lập

+ Mong, muốn, ước,…

+ Chỉ mong muốn

+ Bị, được, mắc phải, + Chỉ tiếp thụ

11


+ Chỉ bình giá


chịu,..
+ cho, xem, thấy…
Quan

+ Là, làm,…

+ Chỉ đồng nhất

hệ

+ Còn, có mất, biến…

+ Chỉ tồn tại

+ Có

+ Chỉ sở hữu

+ Hóa, thành, hoá ra,… +Chỉ biến hóa

Động

Phân

+ Bắt đầu, tiếp tục,…

+ Diễn trình thời gian

+ Gần, xa, gần gụi,…


+ Diễn trình không gian

+ Giống, khác, hơn, kém,…

+ So sánh, đối chiếu

Viết, đánh, đi, làm, nói, Hành động

từ độc loại

nghe, hiểu.

lập

Yêu, ghét, thích, mê…

theo

Trạng thái

phụ từ Thấy, cảm thấy,…
đi k m
Phân

Ngồi, đứng, nằm, lăn,…

+ Hành động (không tác

loại


Ngủ, thức, cười, cằn nhằn, động - không đòi hỏi thực

theo

hậm hực,…

từ đi k m)

thực từ Đánh, trồng, học…

+ Hành động (tác động

đi k m

Cho, tặng, gửi, lấy…

hoặc bị tác động, hoặc

Sai, bảo, khiến…

chuyển động - thường có

Ra, vào, lên, xuống…

thực từ đi k m)

Đi, chạy, bò, lăn…
Kéo, đẩy, xô,…
1.2.4. Chức năng của động từ

a, Chức năng biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của động từ
Về ý nghĩa ngữ pháp, cũng như danh từ, động từ có khả năng đảm
nhiệm nhiều chức năng cú pháp khác nhau nhưng chức năng phổ biến và quan

12


trọng nhất là làm vị ngữ trong cấu tạo câu, có vị trí trực tiếp đứng sau chủ
ngữ. Do đó, chức năng vị ngữ của động từ làm thành một tiêu chuẩn đối lập
động từ và danh từ trong Tiếng Việt. Ngoài ra, động từ có thể làm bổ ngữ,
định ngữ, đôi khi động từ đảm nhiệm chức năng chủ ngữ, trạng ngữ.
Ví dụ:
+ Tôi đã hiểu
VN
+ Người hiểu tôi nhất là mẹ tôi
ĐN
+ Tôi muốn hiểu bài giảng của thầy giáo kĩ hơn
BN
+ Thi đua là yêu nước.
CN
b, Chức năng biểu thị ý nghĩa từ vựng của động từ
Động từ có khả năng biểu thị ý nghĩa từ vựng (ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa
biểu niệm, ý nghĩa biểu thái)
Ví dụ: đi có ý nghĩa biểu thị hoạt động di chuyển bằng chân của người
ở tốc độ bình thường…
Mạo hiểm biểu thị hoạt động bất chấp tất cả để làm liều một việc dù
biết việc đó nguy hiểm.
1.2.5. Khả năng chuyển hóa từ loại của động từ
a, Chuyển loại danh từ sang động từ:
Ví dụ: Cái cuốc, cái cày, cái bừa,… (danh từ)

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. (động từ)
b, Chuyển loại động từ sang danh từ
Ví dụ: Chúng ta chiến thắng. (động từ)
Chiến thắng của chúng ta thật vẻ vang. (danh từ)

13


c, Chuyển loại động từ sang tính từ
Ví dụ: Cô ấy vui vẻ. (động từ)
Cô ấy trông thật vui vẻ. (tính từ)
d, Chuyển loại trong nội bộ động từ
Ví dụ: Tớ cho cậu cái bút đó đấy. (Động từ trao nhận)
Chi ấy cho rằng tôi là người sai. (Động từ chỉ cảm nghĩ, nói năng)
e, Chuyển loại động từ thành phụ từ chỉ hướng
Ví dụ: Tôi ra chợ đây. (Động từ)
Tôi đi ra chợ đây. (Phụ từ chỉ hướng)
f, Chuyển loại động từ thành quan hệ từ
Ví dụ: Phía trên cao kia là một bầu trời xanh thẳm. (Động từ)
Trên bàn có đặt một lọ hoa. (Quan hệ từ)
1.3. Tính từ
1.3.1. Khái niệm tính từ
Theo tác giả Lê Biên trong cuốn “Từ loại Tiếng Việt hiện đại” thì tính
từ là những thực từ gọi tên tính chất, đặc trưng của sự vật, thực thể hoặc của
vận động, quá trình, hoạt động.
Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung cho rằng: tính từ là lớp từ chỉ ý
nghĩa, đặc trưng của thực thể hay đặc trưng của quá trình.
Mỗi tác giả đều có những cách định nghĩa khác nhau về tính từ. Nhưng
tựu chung chúng đều thống nhất. Tổng kết lại các quan niệm ở trên chúng tôi
đi đến cách hiểu: “tính từ là những từ chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, hoạt

động, trạng thái”.
1.3.2. Đặc điểm của tính từ
Theo Diệp Quang Ban - trong cuốn ngữ pháp Tiếng Việt, tính từ có các
đặc điểm chính sau đây:

14


Về ý nghĩa khái quát, lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực
thể hay đặc trưng của quá trình) là tính từ. ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện
trong tính từ thường có tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc
có tính chất mức độ (so sánh và miêu tả theo thang độ)
Về khả năng kết hợp, tính từ có khả năng kết hợp với phụ từ, nhưng
không kết hợp được với “hãy”, “đừng”, “chớ” (đối lập với động từ). Tính từ
cũng có thể kết hợp với thực từ đi k m (để bổ nghĩa cho tính từ).
Về chức năng cú pháp, trong tính từ, có bộ phận không thể dùng k m
phụ từ, đó là những tính từ chỉ ý nghĩa đặc trưng ở thang độ tuyệt đối. Làm vị
ngữ trong câu được coi là chức năng chính của tính từ, nhưng tính từ cũng
được dùng k m với danh từ hoặc động từ để bổ nghĩa cho danh từ hay động từ.
1.3.3. Phân loại tính từ
Tính từ là một lớp từ đa dạng về ý nghĩa, khả năng kết hợp, nên có thể
được phân thành nhiều lớp nhỏ theo các tiêu chí khác nhau. Các nhà nghiên
cứu đều có cách phân loại trong các công trình của họ, song giữa các nhà
nghiên cứu vẫn có nhận định chung về sự phân loại tính từ:
Tính từ chỉ tính chất và tính từ chỉ quan hệ.
Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ và tính từ chỉ đặc trưng không
xác định thang độ.
a,Tính từ chỉ tính chất và tính từ chỉ quan hệ
Tính từ chỉ tính chất được hiểu là những tính từ vốn mang ý nghĩa tính
chất chứ không phải vay mượn nó ở lớp từ khác. Ý nghĩa tính chất ở đây

phong phú về nội dung:
+ Chỉ màu sắc: đỏ, tím, vàng,…
+ Chỉ đặc trưng tâm lí - tình cảm: hiểu, ác, dữ, lành,…
+ Chỉ tính chất vật lí: cứng, mềm, dẻo,…

15


Tính từ quan hệ: là tính từ mà ý nghĩa chỉ tính chất của chúng được vay
mượn từ ý nghĩa thực tế của danh từ. Tính từ chỉ quan hệ có thể có gốc là
danh từ chung cũng có thể có gốc là danh từ riêng.
Ví dụ:
+ Tính từ có quan hệ với danh từ riêng: (rất) Việt Nam, (rất) Chí
Ph o,…
+ Tính từ có quan hệ với danh từ chung: (rất) nông dân, (rất) nghệ sĩ,…
b, Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ và tính từ chỉ đặc trưng
không xác định thang độ.
Loại Tính từ chỉ đặc trưng Tính từ chỉ đặc trưng
Tiêu chí

không xác định thang độ

xác định thang độ

Khái niệm

+ Đây là lớp tính từ chỉ + Lớp từ này chỉ đặc
đặc trưng không biểu thị ý trưng đồng thời biểu thị
nghĩa thang độ tự thân.


thang độ của đặc trưng
trong ý nghĩa tự thân,
thường là ở mức tuyệt
đối.

Đặc điểm

+ Thường kết hợp với phụ + Thường không kết
từ chỉ ý nghĩa thang độ: hợp với phụ từ chỉ trình
rất, hơi, quá, lắm, cực độ:rất, hơi, quá,… và
kì,… hoặc kết hợp với cũng không đòi hỏi thực
thực từ hàm chỉ ý nghĩa từ đi k m để bổ nghĩa.
thang độ.

Nhóm tiểu loại tiêu + Những từ chỉ phẩm + Chỉ đặc trưng tuyệt
biểu

chất: tốt, đẹp, xấu,…

đối: riêng, chung, công,

+ Những từ chỉ đặc trưng tư,… (số lượng hạn chế,
về

lượng:

Nhiều,

16


ít, thường bổ nghĩa cho


danh từ, động từ) .

rậm,…

+ Những từ chỉ đặc trưng + Chỉ đặc trưng tuyệt
cường độ: mạnh, yếu, đối không làm thành cặp
nóng, lạnh,…

đối lập: đỏ lòm, Đen

+ Những từ chỉ đặc trưng sì,… (thường là từ láy
hình thể: vuông, tròn,…

hoặc từ ghép, không kết

+ Những từ chỉ đặc trưng hợp với phụ từ chỉ trình
màu

sắc:

xanh,

đỏ, độ) .

vàng,…

+ Chỉ đặc trưng mô


+ Những từ chỉ đặc trưng phỏng: ào ào, l t ,…mô
âm thanh: ồn, im, vắng, phỏng gián tiếp đặc
im lìm,…

trưng hình thể của sự

+ Những từ chỉ đặc trưng vật, hành động hoặc tính
mùi

vị:

thơm,

đắng, chất. Có thể kết hợp hạn

cay,…

chế với phụ từ hơi.

1.3.4. Khả năng chuyển loại của tính từ
- Chuyển loại từ từ ghép gốc Hán-Việt sang tính từ:
Ví dụ: Công chúa là con gái của vua. (Danh từ)
Bạn A trông như công chúa. (Tính từ)
- Chuyển loại từ từ tính từ sang danh từ:
Ví dụ: Nhà bạn A rất khó khăn. (Tính từ)
Mọi khó khăn đều sẽ qua. (Danh từ)
- Chuyển loại từ từ danh từ sang tính từ:
Ví dụ: Việt Nam là một đất nước giàu tài nguyên. (Danh từ)
Một con người rất Việt Nam. (Tính từ)


17


1.4. Cơ sở tâm lí học
1.4.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học
Học sinh Tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Khi vào học lớp một, các
em rất bỡ ngỡ khi chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt
động học tập. Ở các lớp sau, các em quen dần với hoạt động học tập, chính
những thay đổi trong cuộc sống đã tác động đến sự phát triển tư duy của các
em. Ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu một số đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học.
1.4.2.1. Tư duy
a, Khái niệm
Tư duy theo Nguyễn Thiện Thuật là quá trình nhận thức và phản ánh
nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội.
b, Hai quá trình tư duy của con người
Tư duy cảm tính: đó là quá trình nhận thức, phản ánh nhận thức của
con người bằng trực quan sinh động.
Tư duy lí tính (tư duy trừu tượng): là quá trình nhận thức, phản ánh
nhận thức của con người bằng khái niệm, phán đoán, suy luận.
c, Quá trình tư duy của học sinh Tiểu học
Do đặc điểm tâm lí, lứa tuổi, sự phát triển tư duy của các em diễn ra
theo con đường: từ cụ thể, trực quan đến trừu tượng.
Sự nhận thức về hiện thực khách quan của học sinh Tiểu học bắt đầu từ
cảm giác, tri giác. Dần dần, khả năng liên tưởng, tưởng tượng, các biểu tượng
ở những lớp cuối bậc Tiểu học, khả năng dùng khái niệm, phán đoán với các
thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp ngày càng phong phú.
1.4.1.2. Tri giác
Tri giác là quá trình nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh trực tiếp và
trọn vẹn sự vật, hiện tượng bên ngoài với đầy đủ đặc tính của nó.

Học sinh Tiểu học tri giác mang tính chung chung, đại thể, ít khi đi vào
chi tiết và mang tính phủ định. Tri giác của học sinh Tiểu học gắn với hành
động, hoạt động thực tiễn của trẻ.

18


1.4.1.3. Tưởng tượng
Tưởng tượng là tạo ra trong trí nhớ hình ảnh về những cái không có ở
trước mắt hoặc chưa hề có. Tưởng tượng của học sinh Tiểu học phân chia làm
hai loại:
Tưởng tượng sáng tạo: quá trình học sinh tạo ra biểu tượng mới. Học
sinh có thể tưởng tượng ra hình ảnh các sự vật, hiện tượng, các nhân vật trong
các bài tập đọc, các cảnh quan địa lí, các sự kiện lịch sử,…
Tưởng tượng tái tạo: học sinh hình dung ra những gì đã thấy, đã cảm
nhận được.
1.4.2. Khả năng tiếp nhận của học sinh Tiểu học trong hoạt động giao tiếp
bằng tiếng Việt
Thông qua hoạt động giao tiếp mà phương tiện là tiếng mẹ đẻ, học sinh
trao đổi tâm tư, tình cảm của mình với người xung quanh. Đúng như
N.K.A.Usinxki đã nhận định: “trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi
người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược
lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó thông qua chính công
cụ này”.
Dựa vào những đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học mà chương trình
Tiếng Việt ở Tiểu học mới đưa ra mục tiêu giao tiếp bằng Tiếng Việt là hình
thành các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết lên hàng ưu tiên. Hoạt động giao tiếp
vừa là mục đích số một, vừa là phương tiện dạy học Tiếng Việt.
1.5. Việc dạy và học động từ, tính từ trong nhà trƣờng Tiểu học
1.5.1. Nội dung dạy học động từ, tính từ ở Tiểu học

Ở Tiểu học, học sinh chỉ học các khái niệm động từ, tính từ, tính từ chỉ
tính chất chung không có mức độ, tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ.
Nội dung kiến thức về từ loại được giới thiệu tới học sinh bắt đầu từ lớp 2.
Tuy nhiên, theo sự tăng dần độ khó của kiến thức, ở học kì I (lớp 4) học sinh
mới chính thức được học các khái niệm động từ và tính từ. Cụ thể:

19


×