Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Khả năng nhận diện và hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ nhân hóa qua các bài tập đọc cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.36 KB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

VŨ THỊ HOA

KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA BIỆN PHÁP
TU TỪ NHÂN HÓA QUA CÁC BÀI
TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI – 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

VŨ THỊ HOA

KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA BIỆN PHÁP
TU TỪ NHÂN HÓA QUA CÁC BÀI
TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ THÙY VINH

HÀ NỘI – 2017




LỜI CẢM ƠN!

Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng cảm sâu sắc đến cô giáo Lê Thị Thùy
Vinh, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu
học cùng các thầy cô của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 – những người
thầy, người cô luôn nhiệt tình giảng dạy, không chỉ truyền thụ những kiến
thức mà thầy cô còn cho chúng em những kinh nghiệm sống trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong thư viện nhà trường đã
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình tìm tòi và nghiên cứu đề
tài.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới các cô giáo chủ nhiệm và các em học
sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ đã tạo điều kiện cho em
trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ của em – người đã luôn lo lắng,
quan tâm và động viên em vượt qua mọi khó khăn trong suốt thời gian em học
tập xa nhà.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người bạn –
những người đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ và quan tâm em trong suốt
thời gian vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả riêng của bản

thân, không trùng với bất cứ một kết quả nào khác.

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2017
Sinh viên
Vũ Thị Hoa


MỤC LỤC
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 3
4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 4
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................... 4
NỘI DUNG ................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................... 5
1.1.Cơ sở ngôn ngữ học.................................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm nhân hóa .......................................................................... 5
1.1.2. Cơ chế cấu tạo nhân hóa ................................................................... 6
1.1.3. Dạng thức thể hiện ............................................................................ 7
1.1.4. Giá trị của biện pháp tu từ nhân hóa ................................................. 7
1.2.Cơ sở tâm lí học ....................................................................................... 8
1.2.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh Tiểu học ....................................... 8
1.2.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 3 ................................................. 10
1.3.Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 11
1.3.1. Khái quát nội dung dạy học về nhân hóa trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3
................................................................................................................. 11
1.3.2. Việc giảng dạy biện pháp tu từ nhân hóa ở nhà trường Tiểu học ..... 16

CHƢƠNG 2. KĨ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BIỆN
PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA QUA CÁC BÀI TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH
LỚP 3 .......................................................................................................... 18
2.1. Thực trạng khả năng nhận biết và hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ nhân
hóa trong các bài tập đọc ở chương trình lớp 3 ............................................. 18


2.1.1. Kết quả số liệu thống kê ................................................................. 18
2.1.2. Phân tích kết quả số liệu thống kê ................................................... 31
2.2. Một số biện pháp để nâng cao khả năng nhận biết và hiệu quả sử dụng
của biện pháp tu từ nhân hóa qua các bài Tập đọc cho học sinh lớp 3 .......... 32
2.2.1. Nâng cao khả năng nhận biết và hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ
nhân hóa thông qua việc nắm vững cơ chế cấu tạo nhân hóa .................... 32
2.2.2. Nâng cao kĩ năng nhận biết và hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ
nhân hóa thông qua các từ ngữ trong văn bản ........................................... 34
2.2.3. Nâng cao kĩ năng nhận biết và hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ nhân
hóa qua hệ thống bài tập ........................................................................... 38
2.2.4. Nâng cao kĩ năng nhận biết và hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ
nhân hóa qua trò chơi học tập ................................................................... 46
KẾT LUẬN ................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 53


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thống kê các bài tập về nhân hóa trong phân môn Luyện từ và câu......12
Bảng 2: Các hình ảnh nhân hóa trong các văn bản tập đọc của học sinh lớp 3.. ......19
Bảng 3: Bảng thống kê chất lượng kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa ......30
Bảng 4: Bảng thống kê kết quả khảo sát học sinh lĩnh hội biện pháp tu từ
nhân hóa ................................................................................................................. 30



NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của đất nước, trong những năm qua
Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục. Một trong
những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là hình thành và phát
triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển
nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đặc biệt quan trọng
đó là giáo dục những mầm non, những thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Bởi
vậy , giáo dục ngay từ cấp Tiểu học là rất quan trọng.
Đáp ứng yêu cầu của giáo dục, các môn học ở Tiểu học dần chú trọng hình
thành rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập. Cùng với các phân môn
khác, môn Tiếng Việt chú trọng hình thành rèn luyện cho học sinh các kĩ năng
sử dụng tiếng Việt để phục vụ cho hoạt động học tập và giao tiếp trong cuộc
sống hàng ngày.
1.2. Nhân hóa là một biện pháp tu từ có khả năng khắc họa hình ảnh và
gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, diễn đạt mọi
sắc thái biểu cảm của sự vật được liên tưởng giống như con người. Nhờ
những hình ảnh nhân hóa trong thơ ca, đặc biệt là qua các bài Tập đọc trong
chương trình Tiểu học, biện pháp tu từ nhân hóa giúp các em cảm nhận được
cái hay, cái đẹp của phép liên tưởng nhằm đi đến phát hiện ra nét cá biệt
giống nhau (nét tương đồng) về thuộc tính, hoạt động giữa con người và các
đối tượng không phải là người. Từ đó góp phần mở mang tri thức làm phong
phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý tiếng
Việt và giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt cho học sinh.

1


Với những lý do thiết thực trên, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề

tài: "Khả năng nhận diện và hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ nhân hóa
qua các bài Tập đọc cho học sinh lớp 3”.

2. Lịch sử vấn đề
Nhân hóa là biện pháp tu từ khá phổ biến được dùng nhiều trong lời ăn
tiếng nói hằng ngày cũng như trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật.
Chính vì vậy, nghiên cứu về nhân hóa đã có rất nhiều công trình nghiên cứu,
nhiều bài báo khoa học, nhiều luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp.
Tác giả Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt
(1983) quan niệm “Nhân hóa là cách lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính
hoạt động của người dùng để biểu thị thuộc tính, hoạt động của đối tượng
khác loại dựa trên mối quan hệ liên tưởng nét tương đồng về thuộc tính, về
hoạt động giữa người và đối tượng không phải người (khác loại)”. Bên cạnh
đó tác giả cũng nghiên cứu về cấu tạo hình thức và cấu tạo nội dung, chức
năng nhận thức và chức năng biểu cảm của biện pháp tu từ nhân hóa.
Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong Từ điển tu từ - Phong cách thi pháp học
(2005) cũng có đề cập tới nhân hóa. Theo tác giả: “Nhân hóa thuộc nhóm ẩn
dụ tu từ. Ở một số sách tu từ học, người ta xếp vào nhóm nhân vật hóa
(personification). Do đặc điểm riêng, các giáo trình Tu từ học Tiếng Việt
phân chia thành 2 kiểu: Nhân hóa và vật hóa”. Ông cũng đồng quan điểm với
tác giả Cù Đình Tú trong việc đưa ra định nghĩa về nhân hóa. Theo ông: Thực
chất của nhân hóa là sự chuyển đổi trường nghĩa từ trường vô sinh sang
trường hữu sinh, quy chiếu về con người
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong Phong cách học Tiếng Việt, Nhà xuất bản
Giáo dục cũng nghiên cứu về nhân hóa. Theo tác giả: “Nhân hóa và vật hóa
là những ẩn dụ, khi chuyển đổi từ vật vô sinh sang hữu sinh, hoặc từ thế giới
vật chất sang thế giới ý thức của con người. Vật hóa là hướng chuyển lại từ
người đến động vật hoặc đồ vật”.
2



Các tác giả Lê A, Phan Phương Dung, Vũ Thị Kim Hoa, Đặng Thị Kim
Nga, Đỗ Xuân Thảo trong Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm cũng viết về nhân hóa. Các tác giả đã đề cập đến cấu tạo
của nhân hóa, cơ sở của nhân hóa, chức năng nhận thức và chức năng biểu
cảm của nhân hóa.
Ngoài ra cũng có một số khóa luận đã làm về các đề tài có liên quan đến
biện pháp tu từ nhân hóa như: “ Rèn kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ nhân
hóa và so sánh cho học sinh lớp 3” của Đặng Thị Bích Ngọc, “Nghệ thuật
nhân hóa, so sánh trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiếng Việt Tiểu
học” của Võ Thị Liễu.
Qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi thấy rằng biện pháp tu từ nhân hóa trong
chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học đã có nhiều tác giả đề cập đến trên các
phương diện khác nhau nhưng chưa có tác giả nào đề cập vấn đề khả năng
nhận diện và hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ nhân hóa qua các bài Tâp
đọc cho học sinh lớp 3. Vì vậy, chúng tôi thấy rằng, đề tài nghiên cứu này vẫn
tìm được hướng đi riêng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài giúp học sinh lớp 3 nhận diện một các rõ ràng và chính xác biện
pháp tu từ nhân hóa qua các bài Tập đọc trong chương trình Tiểu học, từ đó
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ nhân hóa. Đồng thời,
đề tài cũng giúp giáo viên Tiểu học có phương pháp rèn luyện kĩ năng nhận
diện biện pháp tu từ nhân hóa cho học sinh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Đề xuất các biện pháp cần thiết nhằm giúp học sinh lớp 3 có kĩ năng nhận
diện và nâng cao hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ nhân hóa qua các bài
Tập đọc trong chương trình Tiểu học.

3


- Thực nghiệm sư phạm.

4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng nhận diện và hiệu quả sử
dụng của biện pháp tu từ nhân hóa qua các bài Tập đọc cho học sinh lớp 3.

5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi chỉ xem xét thực trạng sử dụng biện pháp tu từ
nhân hóa qua các bài Tập đọc trong chương trình Tiểu học ở học sinh trường
Tiểu học Hoàng Văn Thụ – Thành phố Lào Cai

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp tổng hợp tài liệu
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp điều tra giáo dục
Phương pháp thống kê

7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài của
chúng tôi được cấu trúc thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Kĩ năng nhận biết và hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa
trong các bài Tập đọc ở chương trình Tiểu học

4



NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1. Khái niệm nhân hóa
Theo tác giả Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng
Việt, Nhà xuất bản Đại học và THCN 1983 “Nhân hóa là cách lấy những từ
ngữ biểu thị thuộc tính hoạt động của người dùng để biểu thị thuộc tính, hoạt
động của đối tượng khác loại dựa trên mối quan hệ liên tưởng nét tương đồng
về thuộc tính, về hoạt động giữa người và đối tượng không phải người (khác
loại)”.

Theo tác giả Nguyễn Thái Hòa nhân hóa là sự chuyển đổi trường nghĩa
từ trường vô sinh sang trường hữu sinh, quy chiếu về con người

Theo tác giả Đinh Trọng Lạc nhân hóa và vật hóa là những ẩn dụ, khi
chuyển đổi từ vật vô sinh sang hữu sinh, hoặc từ thế giới vật chất sang thế
giới ý thức của con người.
Các tác giả Lê A, Phan Phương Dung, Vũ Thị Kim Hoa, Đặng Thị
Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo cũng định nghĩa về nhân hóa như sau: “ Nhân hóa là
cách lấy những từ ngữ dùng để gọi người hoặc biểu thị thuộc tính, hoạt động,
trạng thái của người để gọi, để biểu thị thuộc tính, hoạt động, trạng thái của
đối tượng không phải là người dựa trên nét tương đồng về thuộc tính , hoạt
động, trạng thái giữa người và đối tượng không phải là người”.
Có rất nhiều tác giả đã định nghĩa về nhân hóa nhưng nhìn chung nhân
hóa là cách lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính hoạt động của người dùng để
biểu thị thuộc tính, hoạt động của đối tượng khác loại dựa trên mối quan hệ
liên tưởng nét tương đồng về thuộc tính, về hoạt động giữa người và đối
tượng không phải người (khác loại)”.

5


1.1.2. Cơ chế cấu tạo nhân hóa

Về hình thức, nhân hóa chỉ đưa ra một vế (một đối tượng dùng để biểu
thị) còn vế kia ngầm thừa nhận (đối tượng được biểu thị ẩn đi)
Cơ sở của nhân hóa là mối quan hệ liên tưởng tương đồng về thuộc
tính, hoạt động, trạng thái giữa người và đối tượng không phải là người. Để
tạo nên cách nói nhân hóa, người nói phải liên tưởng nhằm phát hiện ra nét
giống nhau giữa đối tượng không phải người và người. Nét giống nhau đó
phải hợp logic, được mọi người chấp nhận.
Nhân hóa có cấu tạo như sau:
- Về mặt hình thức, nhân hóa có thể được cấu tạo theo 2 cách:
a) Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của người để biểu thị những
tính chất, hoạt động của đối tượng không phải người.
Ví dụ: Cô gió chăn mây trên cánh đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
( Trần Đăng Khoa)
b) Coi các đối tượng không phải người như con người và tâm tình trò
chuyện với chúng.
Ví dụ: Con cá rô ơi chớ có buồn
Chiều chiều bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chăm tay tưới nước bồn.
( Tố Hữu)
- Về mặt nội dung, cơ sở để tạo nên nhân hóa là sự liên tưởng nhằm
phát hiện ra nét giống nhau giữa đối tượng không phải người và người. Cái
logic giống nhau ở đây là cái logic chủ quan nhưng phải được xã hội chấp
nhận. Từ đó ta thấy căn cứ để bình giá nhân hóa là:

+ Tính logic của việc rút ra nét giống nhau giữa người và đối tượng
không phải người

6


+ Tài năng quan sát riêng của người dùng: chỉ ra được nét giống nhau
mà ít ai để ý đến, do vậy gây ra được bất ngờ đối với mọi người.
Cách nhân hóa cây tre Việt Nam của Thép Mới vừa hợp logic, vừa sinh
động, vừa bất ngờ:
“ Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ
mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh
hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
1.1.3. Dạng thức thể hiện

- Nhân hóa để tả hình dáng
Ví dụ: Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai.
- Nhân hóa để tả hoạt động
Ví dụ:

Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

- Nhân hóa để tả tâm trạng
Ví dụ: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những
ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm Do cách dùng biện
pháp nhân hóa mà bài thơ trở nên sinh động hơn.
b. Nhận biết nhân hóa theo cách dùng từ ngữ tả sự vật bằng từ ngữ tả
ngƣời.

Trước hết giáo vên cho học sinh tập hợp những động từ chỉ hoạt động của con
người, tập hợp những tính từ chỉ tính chất, trạng thái của con người.
Những động từ chỉ hoạt động của con người như suy nghĩ, học tập, phát minh,
hát, múa, cười…
Những tính từ chỉ tính chất của con người như cao, thấp, xinh, đẹp, xấu, hiền
lành, hung dữ, thông minh,…
Những tính từ chỉ trạng thái của con người như buồn, vui, ngẩn ngơ, xao
xuyến, bồi hồi, e ấp…
Giáo viên hướng dẫn học sinh những từ chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái
của con người được gắn cho đối tượng không phải là người thì đối tượng đó
đã được nhân hóa.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập đọc và tìm các hình ảnh nhân hóa
trong bài theo cách mà giáo viên đã hướng dẫn.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các hình ảnh nhân hóa đó.
Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn hình ảnh nhân hóa mà em thích nhất và
nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó.
- Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ?
- Cách sử dụng biện pháp nhân hóa đã giúp em cảm nhận được gì về
nội dung, ý nghĩa của bài thơ?
Ví dụ: Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện biện pháp tu từ nhân hóa
trong đoạn thơ sau:
Trời thu bận xanh
Sông Hồng bận chảy
Cái xe bận chạy
36


Lịch bận tính ngày
Con chim bận bay
Cái hoa bận đỏ

Cờ bận vẫy gió
Chữ bận thành thơ
Hạt bận vào mùa
Than bận làm lửa…
( Bận – Trinh Đường – TV3 tập 1)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn thơ trên
Giáo viên: Trong đoạn thơ trên những từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất, trạng
thái của con người là những từ nào?
Học sinh: Trong đoạn thơ trên những từ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất
của con người là: bận, tính, vẫy, vào, làm.
Giáo viên: Các từ bận, tính, vẫy, vào, làm dùng để miêu tả hoạt động, tính
chất, trạng thái của đối tượng nào?
Học sinh: Các từ đó được dùng để miêu tả hoạt động, tính chất, trạng thái của
trời thu, sông Hồng, cái xe, lịch, con chim, cái hoa, cờ, chữ, hạt, than.
Giáo viên: Cách dùng các từ bận, tính, vẫy, chào, làm đã giúp các em hình
dung về các đối tượng vừa liệt kê như thế nào? Vì sao em có sự hình dung
đó?
Học sinh: Cách dùng những từ đó giúp em tưởng tượng những sự vật vừa liệt
kê là những con người đang mải mê làm việc bởi vì các sự vật đó đã được
nhân hóa.
c. Nhận biết nhân hóa theo cách dùng các từ hô gọi
Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết những từ con
người dùng để tâm tình trò chuyện với nhau như ơi, hỡi, ôi...
Giáo viên hướng dẫn học sinh những từ biểu cảm dùng để nói với các sự vật,
con vật, đồ vật thì chúng đã được nhân hóa.
37


Giáo viên hướng dẫn học sinh cảm nhận về giá trị của biện pháp tu từ nhân
hóa trong bài thơ.

Ví dụ: Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện biện pháp tu từ nhân hóa
trong đoạn thơ sau:
Rừng cọ ơi! Rừng cọ!
Lá đẹp lá ngời ngời!
Tôi yêu tôi vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi.
( Mặt trời xanh của tôi – Nguyễn Viết Bình – TV3, tập 2)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn thơ trên.
Giáo viên hỏi: Trong đoạn thơ trên nhà thơ đã gọi rừng cọ bằng những từ
ngữ nào?
Học sinh: Nhà thơ gọi rừng cọ bằng từ ơi.
Giáo viên hỏi: Những từ ngữ ấy được dùng để nói với đối tượng nào?
Học sinh: Những từ ngữ ấy vốn được dùng để gọi con người.
Giáo viên: Tác giả dùng từ để gọi con người gọi cho rừng cọ đã gợi cho
em cảm xúc gì?
Học sinh: Em thấy tác giả và rừng cọ như đôi bạn tâm tình rất yêu quý
nhau.
Giáo viên: Rừng cọ đã được tác giả gọi như một người bạn, được yêu quý,
được gọi là Mặt trời xanh của tôi.
Giáo viên: Em muốn gọi đồ vật, con vật em yêu quý như bạn bè, em sẽ nói
như thế nào?
Học sinh: Em nói: Cún vàng ơi, bác đồng hồ ơi…
2.2.3. Nâng cao kĩ năng nhận biết và hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ
nhân hóa qua hệ thống bài tập
Để nâng cao hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa qua hệ thống bài
tập thì đầu tiên giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ khái niệm về nhân hóa
38


Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn

được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật
trở lên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con
người. Nhân hóa có tác dụng làm cho các sự vật trở nên sống động gần gũi
với con người.
Ngoài nội dung cơ bản trên , giáo viên có thể nói thêm: Nhân hóa hay
nhân cách hóa là một biến thể của ẩn dụ, ở đó người ta chuyển đổi ý nghĩa
của các từ ngữ chỉ thuộc tính của con người sang đối tượng không phải con
người. Có người cho nhân hóa thực ra là nhân vật hóa, tức là cách biến mọi
vật thành nhân vật đối thoại hay như là một nhân vật của mình
Nhân hóa là gọi hoặc tả về tính nết, hoạt động con vật, cây cối, đồ
vật,…bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi và tả người.
Về các cách nhân hóa, với nội dung dùng những từ vốn gọi người để gọi
sự vật , trước hết giáo viên cho học sinh tập hợp những danh từ (sự vật ) chỉ
quan hệ thân thuộc của con người như ông,bà, cha, mẹ, anh, chị, em,cô, dì,
chú, bác, thím, cậu, mợ,…
Sau đó, hướng dẫn học sinh nhận biết những danh từ ( sự vật) chỉ quan hệ
thân thuộc của con người trong nhóm trên khi đi với một danh từ chỉ con vật,
đồ vật, sự vật tự nhiên đó đã được nhân hóa.
Với cách dùng những từ vốn chỉ hoạt động, đặc điểm của người để chỉ
hoạt động, đặc điểm của vật, giáo viên cho học sinh tập hợp những động từ
chỉ hoạt động của con người, tập hợp những tính từ chỉ tính chất, trạng thái
của con người; hướng dẫn học sinh những từ chỉ hoạt động, đặc điểm của con
người được gán cho đối tượng không phải là người thì đối tượng đó đã được
nhân hóa.
Ngoài ra, còn có cách nhân hóa: trò chuyện, xưng hô với vật như đối với
người; các nhân vật, sự vật tự xưng.

39



Sau khi giúp học sinh hiểu rõ khái niệm về nhân hóa xong giáo viên sẽ
khắc sâu lí thuyết bằng các dạng bài tập phù hợp.
2.2.3.1. Dạng bài tập nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa
Hình thức của dạng bài tập này thường là nêu ngữ liệu qua đoạn văn,
câu thơ, câu văn… trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, từ đó hiểu
được nhân hóa là gì.
Dạng bài tập này có thể chia thành các bài tập nhỏ: Nhận diện (tìm) sự
vật nhân hóa; tìm từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa.
Ví dụ 1: Cho khổ thơ sau:
Bận
Trời thu bận xanh
Sông Hồng bận chảy
Cái xe bận chạy
Lịch bận tính ngày
Con chim bận bay
Cái hoa bận đỏ
Cờ bận vẫy gió
Chữ bận thành thơ
Hạt bận vào mùa
Than bận làm lửa.
( Trinh Đường )
a.Trong khổ thơ trên, những sự vật nào được nhân hóa?
b. Những sự vật đó được nhân hóa bằng cách nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn thơ trên
- Giáo viên: Trong đoạn thơ trên những từ chỉ hoạt động, tính chất, trạng
thái của con người là những từ nào?

40



- Học sinh: Trong đoạn thơ trên những từ chỉ hoạt động, trạng thái, tính
chất của con người là: bận, tính, vẫy, vào, làm.
- Giáo viên: Các từ bận, tính, vẫy, vào, làm dùng để miêu tả hoạt động,
tính chất, trạng thái của đối tượng nào?
- Học sinh: Các từ đó được dùng để miêu tả hoạt động, tính chất, trạng
thái của trời thu, sông Hồng, cái xe, lịch, con chim, cái hoa, cờ, chữ, hạt,
than.
- Giáo viên: Cách dùng các từ bận, tính, vẫy, chào, làm đã giúp các em
hình dung về các đối tượng vừa liệt kê như thế nào? Vì sao em có sự hình
dung đó?
- Học sinh: Cách dùng những từ đó giúp em tưởng tượng những sự vật
vừa liệt kê là những con người đang mải mê làm việc bởi vì các sự vật đó đã
được nhân hóa.
- Giáo viên: Vậy trong khổ thơ trên, những sự vật nào được nhân hóa?
- Học sinh: Trong khổ thơ trên những sự vật được nhân hóa là: trời, sông
Hồng, cái xe, lịch, con chim, cái hoa, cờ , chữ , hạt, than.
- Giáo viên: Những từ bận, tính, vẫy, vào, làm là những từ chỉ gì?
- Học sinh: Những từ bận, tính, vẫy, vào, làm là những từ chỉ hoạt động.
- Giáo viên: Vậy những sự vật đó được nhân hóa bằng cách nào?
- Học sinh : Những sự vật đó được nhân hóa bằng cách dùng những từ
chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
Ví dụ 2: Cho bài thơ sau:
Tiếng ru
Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

41



Một ngôi sao, chẳng sáng thêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
Một người – đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
(Tố Hữu)
Tìm những từ ngữ thể hiện tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa trong
bài thơ trên?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trên.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc bài thơ trên.
Giáo viên: Trong đoạn thơ trên những từ chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái
của con người là những từ nào?
Học sinh: Trong đoạn thơ trên những từ chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái
của con người là làm, yêu, chê.
Giáo viên: Các từ làm, yêu, chê dùng để miêu tả hoạt động, tính chất, trạng
thái của đối tượng nào?
Học sinh: Các từ đó được dùng để miêu tả hoạt động, tính chất, trạng thái của
Con cá, con ong, con chim, núi, biển.
Giáo viên: Cách dùng các từ làm, yêu, chê đã giúp các em hình dung về các
đối tượng vừa liệt kê như thế nào? Vì sao em có sự hình dung đó?
Học sinh: Cách dùng những từ đó giúp em tưởng tượng những sự vật vừa liệt
kê là những con người đang say mê với công việc và yêu cuộc sống, yêu thiên
nhiên, yêu những gì thân thuộc nhất với mình. Những sự vật ấy cũng giống

42



như những con người, biết yêu và biết chê bởi vì các sự vật đó đã được nhân
hóa.
Giáo viên: Vậy những từ ngữ nào đã thể hiện tác giả sử dụng biện pháp tu từ
nhân hóa trong bài thơ?
Học sinh: Những từ ngữ đã thể hiện tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa
trong bài thơ là: Con ong làm mật, yêu hoa; con cá bơi, yêu nước; con chim
ca, yêu trời; núi chê đất thấp; biển chê sông nhỏ.
2.2.3.2. Dạng bài tập suy luận, phân tích
Đây là loại bài tập kích thích sự tưởng tượng, luôn sáng tạo cho học sinh
cảm nhận được cái hay, cái đẹp của biện pháp nhân hóa.
Để học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp trong các tác phẩm văn học
thông qua biện pháp nghệ thuật nhân hóa, học sinh cần thực hiện tốt các yêu
câu sau đây:
+ Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật nhân hóa (thông qua phân
môn Luyện từ và câu);
+ Xác định đúng biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ (thông qua
môn tập đọc);
+ Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh thể hiện biện pháp tu từ nhân
hóa và cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của
bài văn, bài thơ.
Ngoài ra, giáo viên cần trau dồi hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với
văn, thơ. Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học. Cung cấp
những kiến thức cơ bản khi cảm thụ văn học. Rèn kỹ năng viết đoạn văn về
cảm thụ văn học.
Ví dụ 1: Cho đoạn thơ sau:
Mây đen lũ lượt
Kéo về chiều nay
Mặt Trời lật đật

43


Chui vào trong mây
Chớp đông chớp tây
Rồi mưa nặng hạt
Cây lá xòe hoa
Hứng làn nước mát
Gió reo gió hát
Giọng trầm giọng cao
Chớp dồn tiếng sấm
Chạy trong mưa rào.
( Mưa – Trần Tâm)
Biện pháp nhân hóa đã giúp em có cảm nhận gì về các sự vật trong
cơn mƣa ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trên.
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập
(yêu cầu phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật được ý gì?...)
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc đoạn thơ
- Giáo viên: Trong khổ thơ 1 những từ chỉ hoạt động của con người là những
từ nào?
- Học sinh: Trong khổ thơ 1 những từ chỉ hoạt động của con người là những
từ: lũ lượt, kéo về, lận đận, chui vào
-

Giáo viên: Các từ lũ lượt, kéo về, lận đận, chui vào dùng để miêu tả hoạt
động của đối tượng nào?

- Học sinh: Các từ lũ lượt, kéo về, lận đận, chui vào dùng để miêu tả hoạt
động của mây và mặt trời.


44


- Giáo viên: Cách dùng các từ lũ lượt, kéo về, lận đận, chui vào đã giúp các
em hình dung về các đối tượng vừa liệt kê như thế nào? Vì sao em có sự
hình dung đó?
- Học sinh: Cách dùng những từ đó giúp em tưởng tượng những sự vật vừa
liệt kê là những con người đang hối hả, vội vã làm những công việc của
mình trước khi cơn mưa chiều tới. Những chị mây đen đang rủ nhau lũ lượt
kéo về, còn bác mặt trời thì lật đật chui vào trong mây để chuẩn bị cho cơn
mưa chiều đến.
- Giáo viên: Trong khổ thơ 2 những từ chỉ hoạt động của con người là những
từ nào?
- Học sinh: Trong khổ thơ 2 những từ chỉ hoạt động của con người là những
từ: xòe tay, hứng.
- Giáo viên: Các từ xòe tay, hứng dùng để miêu tả hoạt động của đối tượng
nào?
- Học sinh: Các từ xòe tay, hứng dùng để miêu tả hoạt động của cây lá
- Giáo viên: Cách dùng các từ xòe tay, hứng đã giúp các em hình dung về
cây lá như thế nào? Vì sao em có sự hình dung đó?
- Học sinh: Cách dùng các từ xòe tay, hứng đã giúp các em hình dung cây lá
như là con người. Rất hồn nhiên yêu đời, xòe đôi tay của mình ra để hứng
lấy làn nước mát. Một hình ảnh rất đẹp.
- Giáo viên: Trong khổ thơ 3 những từ chỉ hoạt động, đặc điểm của con
người là những từ nào?
- Học sinh: Trong khổ thơ 3 những từ chỉ hoạt động, đặc điểm của con người
là những từ reo, hát, trầm, cao, chạy.
- Giáo viên: Các từ reo, hát, trầm, cao, chạy dùng để miêu tả hoạt động của
đối tượng nào?

- Học sinh: Các từ reo, hát, trầm, cao, chạy dùng để miêu tả hoạt động của
gió,chớp.
45


- Giáo viên: Cách dùng các từ reo, hát, trầm, cao, chạy đã giúp các em hình
dung về gió như là một nghệ sĩ cất tiếng hát trầm bổng của mình lên trong
cơn mưa. Chớp tinh nghịch dồn tiếng sấm và chạy trong mưa rào.
- Qua các câu hỏi gợi ý ở trên giáo viên yêu cầu học sinh viết thành đoạn văn
cảm nhận về các sự vật trong cơn mưa thông qua biện pháp tu từ nhân hóa.
2.2.4. Nâng cao kĩ năng nhận biết và hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ nhân
hóa qua trò chơi học tập

Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá
trình hoạt động trong bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi.
Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật
của trò chơi chính là quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động
của trò chơi.
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với
kiến thức kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học,
giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua
chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào các tình huống
trò chơi và do đó học sinh được luyện tập thực hành củng cố, mở rộng kiến
thức, kĩ năng đã học.
Chơi là một nhu cầu cần thiết với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan
trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy, các em luôn
tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi
các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình
cảm rất rõ ràng như niềm vui khi chiến thắng và buồn bã khi thất bại. Vui
mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi

không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó
khăn, phấn đấu hết khả năng mang lại kết quả cho tổ, nhóm trong đó có mình.
Đây chính là đặc tính thi đua rất cao qua các trò chơi. Vì vậy, khi tham gia

46


các trò chơi, học sinh thường tập trung hết khả năng, sức lực, tập trung sự chú
ý, ý thông minh và sáng tạo của mình.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo ra
bầu không khí dễ chịu, thỏa mái trong giờ học, giúp học sinh tiếp thu kiến
thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức
đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động chơi.
Trò chơi học tập rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ,
nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động
vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
2.2.4.1. Trò chơi “ Tiếp sức”
* Mục đích:
- Nhận biết nhanh các sự vật được nhân hóa.
- Luyện trí thông minh nhanh tay,nhanh mắt.
* Chuẩn bị:
- 2 tờ giấy khổ to chép sẵn đoạn thơ có các hình ảnh nhân hóa.
*Cách tổ chức:
Ví dụ : Tìm những sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ sau:
Mây đen lũ lượt
Kéo về chiều nay
Mặt Trời lật đật
Chui vào trong mây
Chớp đông chớp tây
Rồi mưa nặng hạt

Cây lá xòe hoa
Hứng làn nước mát
Gió reo gió hát
47


×