Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

SÁNG KIẾN biện pháp nâng cao hiệu quả viết văn thuyết minh cho học sinh lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.01 KB, 46 trang )

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT

Tên chữ viết tắt

Chữ cái viết tắt

1

Trung học cơ sở

THCS

2

Sáng kiến kinh nghiệm

SKKN

3

Sách giáo khoa

SGK

4

Giáo viên

GV


5

Học sinh

HS

6

Nhà xuất bản

NXB

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Vấn đề viết văn thuyết minh của học sinh trong nhà trường hiện nay
Rèn luyện kĩ năng viết bài văn thuyết minh học sinh THCS là vấn đề hết
sức quan trọng và cần thiết trong việc tạo hình thành và phát triển năng lực văn
học cho học sinh. Từ đó, giúp học sinh hình thành ý thức và nhân cách cũng
như trình độ học vấn cho các em ngay khi đang học bậc THCS. Qua việc rèn
luyện kĩ năng viết bài văn, học sinh có được ý thức tự tu dưỡng, biết yêu
thương quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội biết
hướng tới những tình cảm cao đẹp. Cũng rèn cho các em tính tự lập, có tư duy
sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ
thuật và trong đời sống, trước hết là trong văn học để có năng lực thực hành và
năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp.
Năm học 2013 – 2014 tôi được BGH nhà trường phân công giảng dạy
môn Ngữ văn lớp 8 và bồi dưỡng học sinh giỏi Văn lớp 8. Bản thân đã nhiều
năm dạy bộ môn Ngữ Văn ở Trường THCS và nhận thấy đối với phần lớn học

sinh thì phân môn Tập làm văn nhất là phần văn thuyết minh rất khó và trừu
tượng nên kết quả học tập và bồi dưỡng chưa cao. Vì vậy cần phải có những
biện pháp phù hợp để nâng cao kiến thức cho học sinh đối với bộ môn Ngữ
Văn 8 nói chung và phần văn Thuyết minh nói riêng.
2. Ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng của vấn đề trong trường THCS.
Bộ môn Ngữ văn nói chung, văn bản thuyết minh nói riêng có vai trò và
tác dụng to lớn trong đời sống mỗi con người. Văn bản thuyết minh là văn bản
trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, cùng lý do phát sinh, quy luật phát
triển, biến hoá của sự vật nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách sử dụng cho
con người. Văn bản thuyết minh được sử dụng rất rộng rãi, ngành nghề nào
cũng cần đến. Ví dụ: Mua một cái ti vi, máy giặt, tủ lạnh... đều phải kèm theo
bản thuyết minh để ta hiểu được tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo
quản. Mua một hộp bánh, trên đó cũng có ghi xuất xứ, thành phần các chất làm
nên bánh, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng tính...Đến danh lam thắng
cảnh ta bắt gặp các bảng quảng cáo giới thiệu lai lịch, sơ đồ thắng cảnh. Ra
ngoài phố, ta bắt gặp các bảng quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Cẩm quyển
sách, ở bìa sau có thể có lời giới thiệu tóm tắt nội dung. Trong sách giáo khoa
có bài trình bày thí nghiệm hoặc trình bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhà
văn, giới thiệu tác phẩm được trích... Tất cả đều là văn bản thuyết minh.
Xuất phát từ tình hình thực tế của việc giảng dạy kiểu văn bản thuyết
minh ở trường THCS, bản thân tôi nhận thấy văn bản thuyết minh là loại văn
bản có nhiều ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày, đây là một loại
văn bản rất quan trọng trong chương trình ngữ văn THCS. Hiểu một văn bản
thuyết minh để rồi từ đó hình thành khả năng tạo lập một văn bản tương tự là
điều mà người giáo viên cần thiết phải định hướng cho học sinh làm được. Tuy
vậy, điều này không phải là dễ. Để tìm hiểu một văn bản thuyết minh hay làm
tốt một bài văn thuyết minh đòi hỏi học sinh phải có một sự hiểu biết nhất
định, phải có sự tìm tòi thông tin, thống kê số liệu và sự kiện một cách khách
quan, cụ thể. Để dạy tốt một bài thuyết minh, người giáo viên cũng rất cần phải
đầu tư tìm tòi tư liệu, thông tin liên quan đến bài dạy. Thậm chí nếu có thể, nên

2


đi đến, tiếp cận trực tiếp hoặc gần nhất với đối tượng được thuyết minh trong
bài dạy.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về thể loại văn thuyết minh đồng thời
giúp học sinh nâng cao kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh một
cách hiệu quả trong bài làm văn của mình nên tôi chọn đề tài này với mong
muốn đưa ra một số kinh nghiệm “rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh”mà
bản thân đã ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, công tác của mình.
nhằm trau dồi kinh nghiệm, củng cố vững chắc kiến thức của bản thân về việc
vận dụng các phương pháp thuyết minh khi tạo lập văn bản thuyết minh phục
vụ công tác bồi dưỡng học sinh và trao đổi kinh nghiệm với bạn bè đồng
nghiệp.
3. Những mâu thuẫn của thực trạng
Trong thực tế giảng dạy môn Ngữ văn 8 ở trường THCS Chiềng An, tôi
nhận thấy việc rèn kĩ năng cho học sinh nói chung cũng như kĩ năng viết bài
văn thuyết minh nói riêng là một vấn đề tạo ra sự lúng túng cho người dạy
cũng như người học. Trong chương trình Ngữ văn THCS, văn thuyết minh
được học sinh tiếp cận ở lớp 8, nâng cao ở lớp 9. Với một hệ thống xâu chuỗi
như vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh nói chung và phương
pháp thuyết minh nói riêng phải được thực hiện một cách cơ bản, có hệ thống,
có sự đầu tư của người dạy và có tính tích cực, chủ động của người học. Hơn
nữa học sinh muốn viết tốt bài văn thuyết minh trước tiên cần nắm được kiến
thức chung về văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh. Kiểu bài
văn thuyết minh là một dạng bài tạo được khá nhiều hứng thú cho học sinh
trong quá trình học tập, thế nhưng kết quả bài kiểm tra các bài viết thì chất
lượng chưa thật cao.
Một phần của nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do giáo viên chưa có
nhiều kinh nghiệm: Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học mới được

thử nghiệm trong mấy năm gần đây; nhiều giáo viên thụ động, vận dụng rập
khuôn theo sách thiết kế, hoặc máy móc thực hiện mô hình giáo án cũ từ năm
này qua năm khác, thiếu sự đổi mới về phương pháp giảng dạy bộ môn. Chưa
thật sự coi trọng mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là rèn luyện tư
duy, kĩ năng thực hành cho học sinh; giáo viên cũng như học sinh ngại lập dàn
ý; vốn sống trực tiếp và gián tiếp của học sinh còn hạn chế rất nhiều.
Vì vậy tôi thực hiện SKKN này nhằm mục đích cung cấp cho học sinh
THCS nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng những kĩ năng khi làm văn thuyết
minh, để các em cải thiện được kĩ năng viết văn thuyết minh của mình và để
học tốt hơn bộ môn Ngữ văn.
Kĩ năng viết bài văn thuyết minh là một thao tác quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả học văn. Từ việc xây dựng đoạn văn, học sinh có thể bộc lộ
tri thức, sự hiểu biết của mình về đối tượng được thuyết minh. Học sinh tự
quyết định cách viết bài văn thuyết minh theo các phương pháp khác nhau (nêu
định nghĩa, giải thích; liệt kê; nêu ví dụ; so sánh,…) hoặc kết hợp nhiều
phương pháp thuyết minh trong một bài làm văn. Cũng qua đó giáo viên phát
hiện và phân loại được đối tượng học sinh theo các mức độ khác nhau. Nhóm
học sinh có năng khiếu viết văn cần bồi dưỡng, phát huy, nâng cao còn nhóm
3


học sinh chưa biết viết bài văn thuyết minh cần phải phụ đạo, rèn các kĩ năng
cơ bản, cần thiết để cho học sinh tiến bộ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng viết bài văn
thuyết minh cho học sinh lớp 8 ở trường THCS Chiềng An.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này được tôi thực hiện trên học sinh hai lớp
8A, 8B của khối 8 Trường THCS Chiềng An.
Qua thời gian giảng dạy ở trường THCS nói chung và trường THCS
Chiềng An nói riêng. Tôi thấy mặc dù các em đã được tiếp cận với văn bản

thuyết minh ở mọi cấp học, ở cấp THCS các em đã tiếp xúc với loại văn bản
này từ năm lớp 6. Nhưng chỉ đến lớp 8 các em mới được tìm hiểu cụ thể về
kiểu bài, dạng đề và cách làm bài văn thuyết minh. Phần lớn các em học chưa
thực sự coi trọng việc rèn luyện kỹ năng viết bài tập làm văn. Đối với phần văn
bản thuyết minh cũng vậy. Do đó đối tượng nghiên cứu chủ yếu là học sinh
khối 8 của trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Trình bày tóm tắt những lý luận, khái niệm, kiến thức cơ bản đã được
tổng kết về kiểu văn bản thuyết minh lớp 8 ở trường Trung học cơ sở Chiềng
An.
- Trình bày những thuận lợi, khó khăn đã gặp trong việc tìm ra phương
pháp phù hợp để rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh lớp 8.
- Trình bày các bước tiến hành để rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh
cho học sinh lớp 8.
- Đánh giá về kết quả của quá trình thử nghiệm những biện pháp trên.
6. Phương pháp nghiên cứu
Sau một năm tiến hành thể nghiệm SKKN (2013 - 2014) ở lớp 8A, 8B, tôi
nhận thấy SKKN có hiệu quả khả quan, học sinh có sự tiến bộ rõ rệt trong quá
trình viết văn; được đồng nghiệp đánh giá cao về sự phát triển của SKKN. Bởi
vậy, trong năm học 2014 – 2015, tôi mạnh dạn tiếp tục áp dụng SKKN này cho
học sinh lớp 8 và triển khai tới đồng nghiệp cùng thể nghiệm để đạt được hiệu
quả nhất định.
Để thực hiện tốt SKKN này tôi đã sử dụng một số phương pháp:
6.1. Phương pháp điều tra khảo sát
- Khảo sát chất lượng bộ môn Ngữ văn của học sinh.
- Khảo sát chất lượng bài văn thuyết minh của học sinh.
6.2. Phương pháp xây dựng các biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn
thuyết minh cho học sinh.
Xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng cho các em những kĩ năng
cơ bản để viết tốt bài văn thuyết minh.

6.3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá
4


Là một phương pháp cần thiết để kiểm nghiệm đánh giá, đúc rút kinh
nghiệm và có những kết luận chính xác về đề tài để có thể khẳng định giá trị
hiệu quả của SKKN qua thực tế giảng dạy một cách khách quan bằng cách
kiểm tra khả năng làm văn của các em. Nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến
thức, năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tích hợp các phân môn trong bài văn,
trong việc tạo lập văn bản, năng lực cảm thụ văn học của học sinh.
6.4. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm
- Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện những điểm còn
hạn chế.
- Rút ra bài học kinh nghiệm từ việc triển khai nghiên cứu đề tài
7. Kế hoạch nghiên cứu.
Trong năm học 2014 - 2015 tôi được phân công giảng dạy bộ môn Ngữ
văn lớp 8 mà phạm vi đề tài được áp dụng triển khai thực hiện trong ba năm
học:
Năm học 2013 - 2014, tôi đã chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm rèn kĩ
năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh lớp 8 ở trường THCS Chiềng An”
và áp dụng ở chương trình ngữ văn lớp 8 đạt kết quả tốt.
Vì vậy năm học 2014 - 2015, tôi đã tiếp tục chọn đề tài “Một vài kinh
nghiệm rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh lớp 8 ở trường
THCS Chiềng An” để nghiên cứu trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở lớp
8.
Trong năm học này, tôi nghiên cứu với thời gian cụ thể như sau:
Tháng 9/2014
- Đăng ký tên SKKN.
- Điều tra khảo sát:
Khảo sát chất lượng bộ môn Ngữ văn của học sinh

- Xây dựng đề cương.
Tháng 10, 11, 12/2014
- Khảo sát chất lượng bài văn thuyết minh của học sinh.
- Nghiên cứu quá trình giảng dạy về văn thuyết minh.
- Tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu lí thuyết về văn thuyết minh để từ đó xây
dựng phương pháp rèn kĩ năng viết văn thuyết minh cho học sinh.
Tháng 1, 2/2014
- Triển khai dạy thực nghiệm.
- Thu thập số liệu.
Tháng 5/2014: Hoàn chỉnh SKKN.

5


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
1. Khái quát về văn bản thuyết minh
Con người trong cuộc sống ngoài những nhu cầu về vật chất như chuyện
ăn, chuyện mặc còn có nhu cầu muốn được tìm hiểu, khám phá cuộc sống
xung quanh, muốn được nâng cao vốn hiểu biết của mình, tích lũy thêm tri
thức, hay đôi khi chỉ là những lời hướng dẫn, chỉ bảo để làm công việc một
cách hiệu quả hơn. Như khi đi thăm một di tích lịch sử hay một ngôi chùa cổ,
chúng ta muốn biết tường tận hơn những sự kiện lịch sử nào đã diễn ra tại nơi
đây, nhân vật nào được thờ cúng trong ngôi chùa cổ đó. Trước khi đọc một tác
phẩm, chúng ta muốn biết về nhà văn đã viết nên tác phẩm đó. Mua một chiếc
máy ảnh mới, chúng ta muốn được hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản sao
cho tốt nhất. Đó là lúc chúng ta cần tới văn bản thuyết minh.
1.1. Khái niệm
Văn bản thuyết minh là loại văn bản được soạn thảo với mục đích trình
bày, giới thiệu tính chất, cấu tạo công dụng, lý do phát sinh, quy luật phát

triển của sự vật, hiện tượng. Nhằm cung cấp thông tin về các sự vật, hiện
tượng trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội, hướng dẫn cho con người tìm hiểu
và sử dụng chúng.
1.2. Văn bản thuyết minh khác với các kiểu văn bản khác
Văn bản thuyết minh có sự khác biệt với các loại văn bản tự sự, miêu tả,
biểu cảm, nghị luận:
Khác nhau về mục đích: Mục đích của thuyết minh là nhằm cung cấp cho
người đọc (người nghe) những tri thức giúp học sinh hiểu biết được sâu hơn,
rộng hơn về những sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống. Thuyết minh
không phải là kể lại một câu chuyện nên không có cốt truyện, không có diễn
biến của các sự việc khiến ta phải hồi hộp theo dõi như trong văn bản tự sự.
Thuyết minh không nhằm giúp cho người đọc (người nghe) phải hình dung,
phải tưởng tượng, phải biểu lộ cảm xúc chủ quan của mình với những đối
tượng được đề cập đến như trong văn bản miêu tả hay biểu cảm. Thuyết minh
cũng không nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) bằng những lí lẽ, những
luận điểm khiến họ phải đồng tình, phải tin theo như trong văn bản nghị luận.
Khác nhau về cách thức trình bày: Thuyết minh chủ yếu dùng cách giải
thích, sao cho chính xác, khoa học, đơn giản và dễ hiểu, không sử dụng nhiều
những phép tu từ, những hình ảnh gợi tả, gợi cảm, những từ tượng thanh,
tượng hình như trong văn miêu tả hay biểu cảm (những so sánh được dùng
trong văn thuyết minh chỉ có tác dụng như những ví dụ giúp việc trình bày
được sáng rõ hơn chứ không đem lại những xúc cảm thẩm mĩ như trong văn
miêu tả hay biểu cảm). Giải thích được dùng trong văn thuyết minh là giải
thích dựa trên những kiến thức khoa học, những quy luật khách quan chứ
không phải dựa trên những luận điểm, luận cứ như trong văn nghị luận.
Khác nhau về giọng điệu: Giọng điệu của văn thuyết minh là giọng điệu
hoàn toàn khách quan. Người viết văn thuyết minh trong tư cách một nhà khoa
6



học khi viết về những đối tượng cần phải làm rõ; không thể hiện những cảm
xúc, những quan điểm, những nhận xét, đánh giá chủ quan của mình khi nói về
những sự vật, sự việc, hiện tượng như trong văn tự sự, miêu tả, biểu cảm hay
nghị luận.
1.3. Các phương pháp thuyết minh
Ngoài việc chuẩn bị cho mình những tri thức về đối tượng cần thuyết
minh, người viết còn phải nắm được phương pháp thuyết minh. Nắm được
phương pháp thuyết minh, chúng ta mới sử dụng tốt được những kiến thức đã
tích lũy: chọn lọc những kiến thức gì, trình bày chúng ra sao, đưa ra những dẫn
chứng, những số liệu nào,...Có những phương pháp thuyết minh chính như sau:
Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
Phương pháp liệt kê.
Phương pháp nêu ví dụ.
Phương pháp dùng số liệu (các con số).
Phương pháp so sánh.
Phương pháp phân loại, phân tích.
Phương pháp thuyết minh là một vấn đề then chốt của bài văn thuyết
minh. Nắm được phương pháp học sinh sẽ biết phải ghi nhận thông tin nào,
lựa chọn những số liệu nào để thuyết minh sự vật hiện tượng. Để bài văn có
tính thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp thuyết minh như: Nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu,
so sánh, đối chiếu, phân loại.
2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh
2.1. Văn bản thuyết minh nhằm cung cấp những tri thức khách quan
về sự vật, hiện tượng.
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời
sống nhằm cung cấp cho chúng ta những tri thức (kiến thức) về các sự kiện,
hiện tượng diễn ra trong xã hội; về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các
sự vật, con người,... trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới
thiệu, giải thích, phân tích.

Văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan,
giúp con người hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và
biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người. Văn bản thuyết
minh gắn liền với tư duy khoa học. Nó đòi hỏi chính xác, rạch ròi. Muốn làm
được văn bản thuyết minh phải tiến hành điều tra, nghiên cứu, học hỏi tri thức
thì mới làm được. Nói là tri thức khách quan nghĩa là tri thức phải phù hợp với
thực tế, và không đòi hỏi người làm phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của
mình. Người viết phải biết tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét của mình
mà thêm thắt cho đối tượng.
Một văn bản thuyết minh đạt được hiệu quả thông tin cao nhất khi đạt
được những yêu cầu sau : Phản ánh được đặc trưng, bản chất sự vật; thể hiện
được trình tự logic của sự vật ; lời văn trong sáng, sinh động, tính thuyết phục
7


cao.
2.2. Các kiểu bài văn thuyết minh đa dạng, phong phú
* Thuyết minh về phương pháp (cách làm): là hướng dẫn cho người
đọc (người nghe) những cách thức để làm ra một sản phẩm nào đó. Để làm tốt
kiểu bài này ngoài những hiểu biết về sản phẩm, người viết cần có kinh
nghiệm thực tế tích lũy được trong quá trình làm sản phẩm.
* Thuyết minh về một vật dụng (đồ dùng): là cung cấp cho người đọc
(người nghe) những tri thức về vật dụng đó, giúp họ hiểu được cấu tạo, đặc
điểm, tính chất, công dụng, ích lợi, cách sử dụng, bảo quản,...vật dụng đó. Để
làm tốt kiểu bài này người viết cần trang bị cho mình những kiến thức về cái
mà mình thuyết minh
* Thuyết minh về con người: là cung cấp cho người đọc (người nghe)
những tri thức, hiểu biết về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp, công trạng,...của con
người đó. Để làm tốt kiểu bài thuyết minh này, người viết cần trang bị cho
mình những kiến thức về nhân vật mà mình thuyết minh.

* Thuyết minh về các vấn đề văn học, nghệ thuật: là cung cấp cho
người đọc (người nghe) những tri thức, hiểu biết về một thể loại văn học nghệ
thuật, về các tác phẩm văn học nghệ thuật (văn chương, âm nhạc, hội họa,...).
Để làm tốt kiểu bài thuyết minh này, người viết cần trang bị cho mình những
kiến thức về các vấn đề văn học nghệ thuật mà mình thuyết minh.
* Thuyết minh về một loài vật (loài cây, con vật): là cung cấp cho
người đọc (người nghe) những tri thức về loài vật đó, giúp họ hiểu được nguồn
gốc, cấu tạo, đặc điểm, chủng loại, tập tính, sinh trưởng, ích lợi, cách chăm
sóc...loài vật đó. Để làm tốt kiểu bài thuyết minh này, người viết cần trang bị
cho mình những kiến thức về các loài cây, con vật mà mình thuyết minh...
2.3. Văn bản thuyết minh cần có sự kiện và số liệu.
Sự kiện và số liệu càng cụ thể, chi tiết đa dạng, phong phú bao nhiêu thì
bài thuyết minh càng có sức thuyết phục bấy nhiêu. Ngược lại nếu văn bản
thuyết minh có ít hoặc không có sự kiện hay số liệu cụ thể sẽ sa vào tình trạng
nói chung, đối tượng thuyết minh sẽ thiếu tính thuyết phục.
Tùy vào yêu cầu và tính chất của đối tượng thuyết minh mà người viết
chú ý sử dụng sự kiện, số liệu như thế nào cho hợp lí.
2.4. Ngôn ngữ và văn phong thuyết minh
Do phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, nhằm cung cấp cho người
đọc những tri thức khách quan, khoa học nên ngôn ngữ trong văn thuyết minh
phải gọn gàng, chính xác, dễ hiểu và sinh động; nhưng không được lạc sang
miêu tả và tự sự. Ngôn ngữ nhiều khi mang tính đơn nghĩa, ngắn gọn, rõ ràng,
nêu bật những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng. Ngôn ngữ phải chính xác, cô
đọng, và hấp dẫn. Đây cũng là đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ và văn phong
dùng trong văn bản thuyết minh.
Đó là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu,
tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó
8



khăn mà tôi đã trình bày trong phần đặt vấn đề.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay một bộ phận không nhỏ trong xã hội chưa nhận thức đúng đắn về
vị trí vai trò của bộ môn Ngữ văn trong việc thực hiện chương trình giáo dục
với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đó là những kĩ năng cơ bản trong quá
trình giao tiếp mà bất cứ bộ phận khoa học nào, trong bất kì lĩnh vực nào cũng
rất cần thiết với một con người; đặc biệt, bộ môn có vai trò rất quan trọng
trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh THCS nhưng họ có
những thái độ xem nhẹ và coi thường bộ môn. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn
đến ý thức, thái độ học tập môn Ngữ văn của học sinh.
2.1 Thuận lợi
Trong quá trình áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học văn theo
hướng tích hợp và tích cực cho các em học sinh khối 8 năm học 2013-2014 tại
trường THCS Chiềng An tôi nhận thấy việc học văn bản thuyết minh có những
thuận lợi sau:
Các thầy, cô giáo đã thực hiện nghiêm túc quy định, nề nếp về chuyên
môn; giảng dạy nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt những
người có tâm huyết với nghề nghiệp đã tìm tòi phương pháp mới để truyền đạt
kiến thức cho học sinh có hiệu quả. Hơn nữa, giáo viên đã được tập huấn, bồi
dưỡng thường xuyên, áp dụng chuẩn kiến thức kỹ năng, tích hợp các nội dung
về giá trị sống, kỹ năng sống, tư tưởng Hồ Chí Minh, môi trường, ... vào
chương trình
Văn bản thuyết minh là một kiểu văn bản thông dụng, giúp học sinh rèn
luyện kỹ năng trình bày các tri thức có tính khách quan, khoa học, nâng cao
năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh. Hơn nữa loại văn bản này vốn không
xa lạ gì đối với học sinh. Bài giảng của các thầy, cô giáo thuộc tất cả các bộ
môn đều là bài ví dụ tốt cho văn bản thuyết minh. Chỉ cần có ý thức hướng dẫn
là học sinh có thể làm được. Loại văn bản này giúp học sinh làm quen với lối
làm văn có tư duy, mang tính khách quan, khoa học, chính xác. Các đối tượng
thuyết minh đều phổ biến, thông dụng và gần gũi với học sinh cho nên học

kiểu văn bản này các em rất hứng thú.
Số tiết trong chương trình dành cho kiểu bài thuyết minh tương đối phù
hợp, đủ để rèn kĩ năng cho các em, cụ thể:
Tiết 44 - Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh.
Tiết 47 - Phương pháp thuyết minh.
Tiết 51 - Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
Tiết 54 – Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng
Tiết 61 - Thuyết minh một thể loại văn học.
Tiết 76 – Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
Tiết 80 - Thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
Tiết 83 - Thuyết minh một danh lam thắng cảnh.
9


Tiết 84 – Ôn tập về văn bản thuyết minh.
Hai bài viết 90 phút về văn bản thuyết minh (tiết 55,56; tiết 87,88)
Bên cạnh đó học sinh còn được tìm hiểu các văn bản trong phần văn học
có tác dụng bổ trợ kiến thức về kiểu bài thuyết minh rất tốt như :
Tiết 39: Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Tiết 45: Ôn dịch thuốc lá.
Tiết 49: Bài toán dân số.
Như vậy việc bố trí thời lượng các tiết lý thuyết và thực hành trong phần
văn bản thuyết minh là tương đối phù hợp, thể hiện sự đổi mới trong việc học
môn Ngữ văn, là sự kết hợp chặt chẽ trong quá trình tiếp thu kiến thức và rèn
luyện kỹ năng.
Kiểu văn bản này gắn bó với đời sống xã hội và con người, khả năng ứng
dụng cao. Cũng như các kiểu văn bản khác trong phân môn Tập làm văn, văn
bản thuyết minh được đưa vào chương trình giảng dạy khá phong phú và đa
dạng với nhiều nội dung khác nhau nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức
hiểu biết phong phú của đời sống xã hội. Văn bản thuyết minh được đưa vào

giảng dạy ở lớp 8 với 11 tiết học, xen kẽ tích hợp với phân môn Văn và Tiếng
Việt đã giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống, chính xác, rõ ràng, đầy
đủ về đặc điểm và phương pháp, cách làm bài văn thuyết minh. Để từ đó học
sinh phân biệt được với các kiểu văn bản khác cùng nằm trong chương trình.
Rèn cho các em những kĩ năng cơ bản khi nói và viết về một đối tượng thuyết
minh bất kì. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi cũng gặp phải
không ít những khó khăn.
b) Khó khăn
* Đối với giáo viên
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong
việc bồi dưỡng học sinh nên kết quả chưa cao, tài liệu nghiên cứu, tham khảo
của bộ môn chưa phong phú. Điều kiện tham quan, học hỏi trong thực tế để
tích luỹ kiến thức chưa nhiều. Một số ít giáo viên chưa có ý thức nghiên cứu
sách giáo viên và tham khảo sách thiết kế, tài liệu bồi dưỡng có liên quan nên
chưa có định hướng tốt nhất khi quyết định sử dụng phương pháp giảng dạy
phù hợp cho từng bài thuộc kiểu bài văn thuyết minh.
Việc xác định phương pháp dạy tập làm văn chưa chính xác. Chưa vận
dụng các phương pháp thực hành trong giờ luyện tập. Một số giáo viên chưa
có nhiều kinh nghiệm, chưa thực sự nắm chắc về phương pháp giảng dạy. Vốn
kiến thức của giáo viên còn hạn chế, thiếu sự mở rộng.
Giáo viên chưa nghiên cứu kĩ mục đích, yêu cầu cần đạt, kĩ năng cần rèn
luyện trong từng bài mà người biên soạn đưa vào trong sách giáo khoa từ bài
hình thành lí thuyết mới đến thực hành luyện tập và hoàn chỉnh kiểu bài. Việc
bố trí thời lượng cho tiết dạy chưa phù hợp, chưa dành nhiều thời gian cho
thực hành, giáo viên khó có thể rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
Việc ra đề kiểm tra, đề thi của giáo viên hiện nay cũng còn nhiều điều cần
10


bàn. Một số giáo viên không nghiên cứu kĩ chương trình, không xây dựng

được ma trận đề, không nắm chắc yêu cầu của kiểu văn bản thuyết minh dẫn
đến ra đề không chuẩn mực, không đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, tính
thực tế. Đề bài không có tác dụng gợi tư duy sáng tạo khi cảm thụ văn học của
học sinh.
Việc giáo viên chấm bài và trả bài cho học sinh đôi lúc chưa thật chu đáo.
Các phân môn trong môn Ngữ văn đã có sự tích hợp nhưng đôi khi chưa thật
hiệu quả.
Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như
các biện pháp tổ chức dạy học gây hứng thú cho học sinh. Có khi giờ dạy tẻ
nhạt, không thực sự thu hút sự chú ý của học sinh. Quá trình dự giờ, thao giảng
để rút kinh nghiệm đối với tiết Tập làm văn chưa nhiều, bởi vì phần lớn giáo viên
có tâm lý chung là ngại dạy tiết Tập làm văn.
Về phương tiện dạy học mới chỉ dừng lại ở việc dùng bảng phụ, tranh ảnh
minh họa. Trong khi đó có một số tiết tập làm văn nếu để cho học sinh xem
những đoạn băng ghi hình sẽ sinh động hơn rất nhiều, ví dụ như tiết dạy về các
“phương pháp thuyết minh”, “Đề văn và cách làm bài văn thuyết minh”...
nhưng hầu hết giáo viên không chú ý đến điều này.
* Đối với học sinh
Nhiều học sinh ở rải rác xa trường từ 5 đến 8 km, đa số là con em dân
tộc ở vùng nông thôn nên gia đình còn khó khăn về kinh tế; có một số học sinh
mồ côi cả cha lẫn mẹ và một số em mồ côi cha hoặc mẹ; có một số học sinh có
hoàn cảnh éo le như bố mẹ đi tù hay bố mẹ bỏ nhau nên phải do ông bà đã già
yếu chăm sóc nuôi dưỡng. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng bộ môn nói chung và thực hành làm văn thuyết minh nói riêng.
Học sinh hiện nay, một số em không ham muốn học tập môn Ngữ văn,
nhất là ngại làm những bài văn. Thời gian các em chủ yếu đầu tư cho việc học
các môn thuộc khoa học tự nhiên. Có lẽ ngoài nguyên nhân khách quan từ xã
hội, thì một phần cũng do làm văn quá khó, lại mất nhiều thời gian. “Công
thức” làm văn cho các em lại không được hình thành cụ thể. Khả năng vận
dụng kiến thức của Tiếng Việt và đọc – hiểu văn bản vào làm bài văn nói

chung đã khó, đối với văn thuyết minh lại càng khó hơn. Bởi vậy, số học sinh
giỏi văn thực sự rất hiếm.
Đây là một kiểu giải thích bằng tri thức khoa học (khác với giải thích
trong văn nghị luận là nhằm phát biểu quan điểm). Muốn làm được văn bản
thuyết minh thì phải tiến hành điều tra, nghiên cứu, học hỏi để có kiến thức thì
mới làm được. Trong khi đó vốn hiểu biết của các em còn hạn hẹp, đồng thời
lại chưa chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu sự vật hiện tượng, chưa nắm chắc bản
chất bên trong của sự vật hiện tượng. Kiểu văn bản này đòi hỏi vốn tri thức của
học sinh về đối tượng khác nhau, với nhiều tri thức khác học sinh chưa được
tiếp cận, chưa được biết đến hoặc ít quan tâm dẫn đến không có đủ tri thức để
viết bài.
Khi thực hiện các thao tác tạo lập văn bản thuyết minh chưa có nhiều kỹ
năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dàn bài. Cho nên trong quá trình viết bài
11


còn lạc đề, hoặc chưa đủ nội dung, còn sót ý, sắp xếp chưa theo trình tự hợp lý
của từng kiểu đề.
Qua thực tế giảng dạy, các tiết luyện tập, các bài kiểm tra của học sinh,
tôi nhận thấy được sự tồn tại, nhược điểm mà học sinh thường mắc phải khi
làm văn thuyết minh đó là: Học sinh chưa nắm chắc được khái niệm văn thuyết
minh; chưa biết cách làm một bài văn thuyết minh; chưa phân biệt được văn
thuyết minh với văn tự sự, miêu tả, biểu cảm,...; chưa biết sử dụng phối hợp
các phương pháp thuyết minh; ngôn ngữ chưa chính xác, diễn đạt chưa rõ ràng,
mạch lạc.
Trên thực tế thì học sinh nắm lý thuyết còn sơ sài, thậm chí có em không
học lý thuyết nên rất dễ lạc đề khi thực hành kiểu văn này.
Để khắc phục tình trạng khó khăn trên, người giáo viên trong quá trình tổ
chức, điều khiển học sinh học tập trước hết phải chủ động giúp học sinh nắm
chắc kiểu bài, phương pháp, cách làm bài văn thuyết minh, sau đó vận dụng lý

thuyết thực hành rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh; người
giáo viên phải có sự hiểu biết nhất định về các đối tượng thuyết minh. Nghĩa là
phải có sự hiểu biết sâu, rộng về các lĩnh vực trong đời sống xã hội….; biết
cách truyền đạt một vấn đề ngắn gọn nhưng đầy đủ, sâu sắc giúp học sinh hiểu
được vấn đề.
Đánh giá chung
Khả năng nói và viết Tập làm văn thuyết minh của học sinh còn yếu,
việc ứng dụng những kiến thức Tập làm văn vào cuộc sống còn nhiều hạn chế.
Cách đánh giá một bài làm văn có khi không phản ánh được thực chất, trình
độ khả năng của học sinh.
Từ những thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu đề tài này để tìm ra những
giải pháp, khắc phục những điểm còn hạn chế trong việc làm bài tập làm văn
nói chung và bài văn thuyết minh nói riêng để các em có kết quả tốt hơn trong
học tập bộ môn Ngữ văn.
Năm học 2013-2014, khi dạy phần văn bản thuyết minh cho các em học
sinh khối 8 tôi mạnh dạn áp dụng kinh nghiệm trên trong quá trình dạy học của
mình. Đề tài này giúp giáo viên đối chiếu giữa lí luận với thực tế chất lượng bộ
môn mình giảng dạy, đặc biệt chất lượng viết văn thuyết minh của học sinh lớp
mình phụ trách. Từ đó giáo viên có thể vận dụng những giải pháp tối ưu để
nâng cao chất lượng, giải quyết một phần tình hình học sinh học yếu bộ môn
Ngữ văn như hiện nay. Sau khi điều tra tôi đã tiến hành phân loại đối tượng:
Giỏi, khá, trung bình, yếu. Từ đó có những kế hoạch, phương pháp dạy học
phù hợp.

12


3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
3.1. Điều tra, khảo sát
3.1.1. Khảo sát chất lượng bộ môn Ngữ văn của học sinh.

Để thực hiện được đề tài, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất lượng
học tập bộ môn Ngữ văn đầu năm (vào tháng 9/2013) và chất lượng bài viết
văn thuyết minh của học sinh (tháng 10/2013). Kết quả cụ thể như sau:
Năm
học

2013
-201
4

Khối
lớp

TS

Chất lượng bộ môn đầu năm

HS

Chất lượng bài viết văn thuyết
minh

Giỏi

Khá

T.bình

Yếu


Giỏi

Khá

T.bình

Yếu

8A

30

2=
6,7%

10 =
33,3%

16 =
53,3%

2=
6,7%

0=
0%

7=

21 =


2=

23,3%

70%

6,7%

8B

25

0=
0%

5=
20%

15 =
60%

5=
20%

0=

3=

18 =


4=

0%

12%

72%

16%

Qua khảo sát cho thấy: Học sinh trung bình chiếm tỉ lệ cao, học sinh khá
giỏi tỉ lệ thấp. Đặc biệt còn nhiều học sinh học yếu bộ môn Ngữ văn, nhất là
văn thuyết minh. Từ thực tế trên tôi nhận thấy chất lượng của bộ môn Ngữ văn
8 nói chung và Tập làm văn thuyết minh nói riêng ở trường Trung học cơ sở
Chiềng An còn thấp, nhất là đối với một trường đạt chuẩn quốc gia như hiện
nay.
3.1.2. Khảo sát cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học bộ môn
- Phòng học bàn ghế đầy đủ, đúng qui cách.
- Trang thiết bị dạy học: Đã có phương tiện hiện đại: đèn chiếu để sử
dụng trong dạy học nhưng chưa được sử dụng thường xuyên.
- Tranh ảnh minh hoạ được trang bị khá đầy đủ.
- Trường THCS Chiềng An chia làm hai khu cách xa nhau hơn 7km nên
các hoạt động gặp rất nhiều khó khăn (như việc tổ chức các hoạt động tập thể
mang quy mô toàn trường, việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo yếu kém,
công tác dự giờ thăm lớp...). Khu bản Hìn đã được xây dựng 6 phòng học,
được trang bị đủ bảng và bàn ghế xong chưa làm sân và tường rào, còn học
chung với Tiểu học Lò Văn Giá nên còn khó khăn trong việc tổ chức các hoạt
động của trường.
Khảo sát điều kiện học tập bộ môn của học sinh:

- SGK đầy đủ 100%
- Sách tham khảo có nhưng còn ít.
- Học sinh: 70% học sinh là con em dân tộc Thái ở các thôn bản: bản Cọ,
13


bản Bó, bản Cá, bản Hài, bản Hìn, ... điều kiện gia đình, đời sống kinh tế còn
khó khăn, hạn hẹp. Học sinh dân tộc thường xuyên sử dụng tiếng dân tộc trong
giao tiếp hàng ngày nên vốn ngôn ngữ phổ thông rất hạn chế. Nhiều em khả
năng diễn đạt chưa thật rõ ràng, lưu loát dẫn tới việc trình bày, lập luận, giải
quyết vấn đề còn yếu.
Hoàn cảnh gia đình: 75% gia đình học sinh làm nghề nông hoặc nghề tự
do nên việc đầu tư, tạo điều kiện học tập cho các em phần nào hạn chế. Còn
một số ít học sinh có hoàn cảnh éo le: Bố hoặc mẹ mất sớm, bố mẹ li hôn, ở
với ông bà, cô chú, … sự quan tâm, kèm cặp không được thường xuyên. Các
em gặp khó khăn trong việc vận dụng tri thức tích lũy của mình để thuyết minh
một đối tượng cụ thể.
3.2. Nội dung các biện pháp
3.2.1. Biện pháp 1: Hình thành và củng cố lí thuyết về văn thuyết
minh cho học sinh.
Vai trò
Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng mà người làm bài cần phải nhận thức,
nắm bắt một cách đầy đủ bởi phương thức biểu đạt sẽ chi phối cách nhìn, cách
lựa chọn chi tiết của đối tượng để phục vụ cho mục đích văn bản và cách diễn
đạt của người viết. Hơn nữa khi thuyết minh, ngoài quan sát đặc điểm bên
ngoài, còn phải tìm hiểu bản chất bên trong của đối tượng. Những đặc điểm ấy
thường gắn với tác dụng của đối tượng đối với cuộc sống. Vì vậy người viết
văn thuyết minh phải nắm vững các đặc điểm và những yêu cầu của văn thuyết
minh.
Tác dụng

Thuyết minh là cung cấp cho người đọc (người nghe) những tri thức (kiến
thức) khoa học, chính xác và tiện ích. Cho nên việc làm đầu tiên đối với người
viết là phải chuẩn bị cho mình những tri thức về đối tượng thuyết minh. Càng
hiểu sâu biết rộng về đối tượng thì bài viết càng phong phú, hấp dẫn, bổ ích.
Nắm được đặc điểm, yêu cầu của văn bản thuyết minh giúp cho học sinh
quan sát, học tập, tích lũy để làm giàu vốn tri thức của mình. Quan sát các sự
vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống không chỉ dừng lại ở việc xem, nhìn mà
phải tìm hiểu, nhận xét để rút ra được những đặc điểm chính, tiêu biểu của mỗi
đối tượng thuyết minh: Đó là cái gì? Nó có những đặc điểm tiêu biểu gì? Nó
được sinh ra như thế nào? Được cấu tạo ra làm sao? Nó có ích gì cho cuộc
sống của con người…? Chỉ khi nào nắm chắc được bản chất, những nét đặc
trưng của đối tượng cần thuyết minh thì người viết mới có thể thuyết minh về
nó cho mọi người nghe được.
Một phần lớn những tri thức con người có được là do học tập, tích lũy từ
trong nhà trường cho đến ngoài xã hội. Việc ghi lại cẩn thận những điều quan
sát được, việc thường xuyên đọc sách báo, tìm tòi, tra cứu trong từ điển hay
trên mạng Internet cần được rèn luyện để trở thành thói quen suốt đời đối với
mỗi học sinh. Phải biết rằng không có tri thức thì không thể thuyết minh về bất
cứ điều gì cho người khác được.
14


Các bước tiến hành
Bước 1: Dạy lý thuyết về vai trò, đặc điểm của văn thuyết minh
trong đời sống con người.
a) Vai trò của văn thuyết minh
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương
trình Tập làm văn THCS Việt Nam. Đây là loại văn bản thông dụng, có phạm
vi sử dụng rất phổ biến trong đời sống, từ lâu nhiều nước trên thế giới, như
Trung Quốc, Nhật Bản,...đã đưa vào chương trình học cho học sinh.

Để giúp học sinh nắm được vai trò, đặc điểm của văn thuyết minh trong
đời sống con người, tôi thực hiện ở tiết 44 – Tìm hiểu chung về văn bản thuyết
minh (Ngữ văn 8, tập 1). Khi dạy bài này tôi đã hướng dẫn học sinh phân tích
mẫu để rút ra vai trò, đặc điểm của bài văn thuyết minh trong đời sống con
người. Trước hết tôi cho học sinh phân tích các mẫu trong SGK, qua các câu
hỏi định hướng, cụ thể:
* Mẫu 1: Cây dừa Bình Định
?GV: Văn bản trên trình bày vấn đề gì?
HS: Trình bày lợi ích của cây dừa. Lợi ích này gắn với đặc điểm của cây
dừa mà cây khác không có. Nội dung cụ thể giới thiệu riêng về cây dừa Bình
Định gắn bó với người dân Bình Định.
?GV: Lợi ích và đặc điểm của cây dừa Bình Định được trình bày bằng
phương pháp nào? Trình bày qua mấy phương diện?
HS: Trình bày từ khái quát đến cụ thể bằng phương pháp liệt kê qua hai
phương diện: Cây dừa gắn bó, cống hiến tất cả cho con người: thân làm
máng, lá làm tranh, làm vách, gốc làm chõ , nước để uống, để kho thức ăn, làm
nước mắm, cùi làm bánh đa, mứt, bánh kẹo,…Đặc điểm của dừa Bình Định:
mọc rất nhiều: mọc ven rừng, men bờ ruộng, sườn đồi, bờ biển; nhiều loại
khác nhau: dừa xiêm, dừa nếp, dừa lửa,..
?GV: Theo em văn bản viết ra nhằm mục đích gì?
HS: Cung cấp cho người đọc những tri thức về đặc điểm, tính chất của
cây dừa Bình Định và sự gắn bó cần thiết của nó với người dân Bình Định.
* Mẫu 2: Tại sao lá cây có màu xanh lục
GV: Gọi HS đọc văn bản.
?GV: Văn bản sử dụng phương thức trình bày nào?
HS: Dùng phương thức giải thích.
?GV: Văn bản giải thích điều gì? Cách giải thích ra sao?
HS: Giải thích tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh.
Người viết trình bày văn bản theo quan hệ nhân quả: kết quả lá cây có màu
xanh là do các tế bào có nhiều lục lạp, trong lục lạp này lại chứa một chất gọi

là diệp lục. Tác giả giải thích rất cụ thể, tỉ mỉ nên người đọc có thể hiểu vấn đề
một cách nhanh chóng và dễ dàng.
15


* Mẫu 3: Văn bản Huế
GV: Gọi HS đọc văn bản.
?GV: Văn bản giới thiệu vấn đề gì?
HS: Giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam với
những đặc điểm tiêu biểu rất riêng của Huế.
?GV: Những đặc điểm tiêu biểu đó là gì?
HS: Sự kết hợp hài hoà của núi, sông, biển. Có những công trình kiến trúc
nổi tiếng. Có những sản phẩm đặc biệt. Nổi tiếng với những món ăn. Là thành
phố đấu tranh kiên cường.
GV: Giới thiệu Huế người viết đã đi vào những đặc điểm có thật rất riêng,
rất nổi tiếng của Huế.
?GV: Qua việc tìm hiểu ba văn bản, em hãy nhận xét về đặc điểm chung
của chúng?
HS: Các văn bản đều trình bày những tri thức của đời sống con người,
giúp con người hiểu biết đặc trưng, tính chất của sự vật hiện tượng. Từ đó, sử
dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người. Đây là ba văn bản thuyết
minh.
?GV: Em thường gặp các loại văn bản này ở đâu? Hãy nêu một vài ví
dụ?
HS: Lời thuyết minh các sản phẩm tiêu dùng, lời giới thiệu du lịch, sơ đồ
thắng cảnh, các bảng quảng cáo giới thiệu sản phẩm, lời giới thiệu tóm tắt nội
dung ở bìa sau của một cuốn sách, trong SGK có bài trình bày thí nghiệm hoặc
trình bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhà văn.
GV: Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống, ngành
nghề nào cũng cần đến chẳng hạn mua máy vi tính ta được giới thiệu tính

năng, cấu tạo, cách sử dụng,…mua hộp bánh cũng có lời giới thiệu xuất xứ,
các chất liệu làm bánh, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng,… Điều đó
cho thấy văn bản thuyết minh rất quen thuộc và cần thiết trong đời sống con
người.
Sau khi phân tích mẫu, tôi định hướng HS rút ra được ghi nhớ, bằng cách
đặt câu hỏi:
?GV: Qua phân tích, em hiểu thế nào là văn bản thuyết minh?
HS: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực
đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên
nhân,… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức
trình bày, giới thiệu, giải thích.
b) Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
* Trước hết tôi cho HS phân biệt văn bản thuyết minh với các kiểu
văn bản đã học để hiểu tính chất chung của văn bản thuyết minh.
Để thực hiện được bước này, tôi gợi ý qua một số câu hỏi để học sinh tự
rút ra được điểm khác biệt giữa văn bản thuyết minh với các kiểu văn bản khác
16


đã học (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận).
Ví dụ: Khi dạy bài “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” tôi cho HS
thảo luận nhóm để rút ra vấn đề qua câu hỏi:
? Ba văn bản ở mục 1(cây dừa Bình Định; Tại sao lá cây có màu xanh
lục?; Huế) có thể xem là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm)
không? Vì sao?
HS: Văn bản tự sự trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật. Văn bản miêu tả
trình bày chi tiết cụ thể để người đọc hình dung rõ cảnh, vật, con người, chủ
yếu làm cho người ta hiểu. Còn văn bản nghị luận là trình bày ý kiến, quan
điểm về một vấn đề nào đó. Ở cả ba văn bản trên đều không có những đặc
điểm đó nên không thể xem là một trong những loại văn bản đã học. Do đó,

đây là kiểu văn bản khác.
? Vậy ba văn bản đó có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một
kiểu riêng?
HS: Ba văn bản đó chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan giúp
con người hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng, biết cách
sử dụng chúng vào mục đích có lợi. Ba văn bản, văn bản nào cũng trình bày
đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minh của nó. Văn bản thuyết minh gắn
liền với tư duy xã hội.
* Từ đó, tôi gợi ý cho HS rút ra được đặc điểm chung của văn bản
thuyết minh.
Cung cấp tri thức khách quan
Từ đặc điểm vừa so sánh ở trên, có thể rút ra kết luận là văn bản thuyết
minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con người có
được hiểu biết đúng đắn về sự vật một cách đầy đủ. Đây là đặc điểm quan
trọng nhất để phân biệt kiểu văn bản này với các kiểu văn bản khác. Đã là tri
thức thì người làm không thể hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng hay suy luận ra mà
làm được.
Khác với các văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính
công vụ. Văn bản thuyết minh chủ yếu trình tri thức một cách khách quan giúp
con người hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật hiện tượng và biết
cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người, văn bản thuyết minh
gắn liền với tư duy khoa học. Nó đòi hỏi tính chính xác rạch ròi.
Văn bản thuyết minh không sử dụng kỹ năng quan sát và trí tưởng tượng
phong phú để tạo dựng hình ảnh, diễn biến cốt truyện như trong văn miêu tả và
văn tự sự; đồng thời cũng không phụ thuộc vào cảm xúc như trong văn biểu
cảm, không bày tỏ nguyện vọng, ý nghĩ, hay thông báo tin tức như trong văn
bản hành chính. Với mục đích cung cấp tri thức để nâng cao hiểu biết cho con
người, văn bản thuyết minh sử dụng lối tư duy lôgic, khoa học, chính xác rạch
ròi. Muốn làm văn bản thuyết minh thì phải tiến hành tìm hiểu, điều tra nghiên
cứu, tích luỹ kiến thức. Không có sự hiểu biết với lượng tri thức phong phú thì

không thể trình bày, giải thích được một cách sâu sắc, rạch ròi đúng tính chất
của sự vật hiện tượng.
17


Mặt khác văn bản thuyết minh không phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân của
con người. Dù có sử dụng thao tác giải thích nhưng nó không thuộc phương
thức nghị luận bởi vì hình thức giải thích đó đâu phải là dùng lý lẽ và dẫn
chứng làm sáng tỏ vấn đề hay bày tỏ một quan điểm nào đó. Nói một cách
khác người làm văn thuyết minh không cần bộc lộ cảm xúc chủ quan của mình
trong quá trình cung cấp tri thức, cũng không cần hư cấu, tưởng tượng... Tất cả
những gì giới thiệu, trình bày giải thích đều phải phù hợp với quy luật khách
quan, đều phải đúng như chính bản chất của nó. Tức là đúng như vốn có, đúng
như trình tự đã hoặc đang diễn... Nói cách khác người viết văn thuyết minh
phải tôn trọng sự thật, không vì lý do gì mà thuyết minh sai sự thật không đúng
chủ quan cá nhân để thay đổi thông tin về đối tượng, sự việc thuyết minh.
Tính thực dụng
Qua phân tích vai trò của văn bản thuyết minh như ở phần trên, HS sẽ rút
ra được đặc trưng này của văn thuyết minh.
Văn bản thuyết minh được sử dụng rất rộng rãi, ngành nghề nào cũng cần
đến. Mua một cái ti vi, máy bơm, máy cày... đều phải kèm theo văn bản thuyết
minh để ta hiểu tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản; mua một hộp
bánh, trên đó cũng ghi nơi, ngày sản xuất, hạn sử dụng, chất lượng, thành
phần của chất làm ra bánh... Như vậy trong cuộc sống hàng ngày không lúc
nào ta thiếu văn bản thuyết minh. Đến một danh lam thắng cảnh, thế nào cũng
có ghi lại lời giới thiệu lai lịch thắng cảnh; ra ngoài phố, ta gặp bản quảng cáo
giới thiệu sản phẩm; trong sách giáo khoa có bài trình bày thí nghiệm, hoặc
trình bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhân vật, giới thiệu tác giả, tác
phẩm... Như vậy phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh rất rộng. Với mục
đích cung cấp tri thức và hướng dẫn cho con người tiếp cận và nắm bắt sự thật

hiện tượng, văn bản thuyết minh ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều đối
tượng, nhiều lĩnh vực nghành nghề sử dụng .
Tóm lại văn bản thuyết minh là loại văn bản có khả năng cung cấp tri
thức xác thực và hữu ích cho con người, giúp cho con người có hoạt động, thái
độ, cách sử dụng hay bảo quản đúng đắn đối với sự vật xung quanh mình.
Cách diễn đạt
Để HS nắm được cách diễn đạt của văn bản thuyết minh, qua phân tích
mẫu tôi đặt câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về cách trình bày nội dung kiến thức trong các văn
bản thuyết minh đó?
HS: Nội dung kiến thức trong ba văn bản thuyết minh trên đều được trình
bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn người đọc.
GV: Văn bản thuyết minh phải có cách trình bày rõ ràng, sử dụng ngôn
ngữ chính xác, cô đọng, sinh động. Trong văn bản thuyết minh không chú
trọng sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi như trong miêu tả, hay
biểu cảm. Văn bản thuyết minh thuộc lĩnh vực nào, liên quan đến ngành nghề
thì phải sử dụng những thuật ngữ, những khái niệm có tính chất chuyên ngành
đó... Các thông tin trong văn bản thuyết minh phải ngắn gọn, hàm xúc. Các số
18


liệu được nêu phải chính xác.
Ví dụ 1: l mm2 lá chứa 40 vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một
chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá.
Ví dụ 2: Lí Bạch (701-762), nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường, tự
Thái Bạch, hiệu Thanh Liên Cư Sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới năm tuổi gia đình
về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ
Xuyên). (Ngữ văn 7, tập 1)
Qua việc phân tích mẫu tôi cùng HS rút ra kết luận về Đặc điểm của bài văn
thuyết minh để rút ra bài học:

- Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu
ích cho con người.
- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và
hấp dẫn.
Sau khi học sinh nắm được vai trò và đặc điểm của văn thuyết minh
trong đời sống con người, tôi cho các em vận dụng giải quyết các bài tập trong
SGK và làm thêm một số bài tập để củng cố kiến thức bài học.
Trong quá trình tìm hiểu về văn bản thuyết minh, tôi yêu cầu học sinh lưu
ý điểm sau: Trong văn bản thuyết minh có sự kết hợp với các phương thức
khác nhau. Chẳng hạn như thuyết minh một danh lam thắng cảnh có thể dùng
kết hợp với phương thức miêu tả (Văn bản Huế - Ngữ văn 8 tập 1), thuyết
minh một di tích lịch sử, một nhân vật lịch sử có thể dùng phương thức tự sự
đôi khi người thuyết minh cũng có thể bày tỏ thái độ của mình (biểu cảm) đối
với sự vật hiện tượng được nhắc tới để thu hút sự chú ý của người đọc người
nghe xúc động, tăng thêm nhận thức cũng như sự tin tưởng vào vấn đề được đề
cập tới.
Như vậy từ những đặc điểm chung của văn bản thuyết minh, chúng ta
thấy muốn nói thì phải hiểu chính xác điều mình định nói. Muốn làm tốt văn
bản thuyết minh cũng vậy, nghĩa là người nói (người viết) phải nghiên cứu tìm
hiểu sự vật cần thuyết minh, phải nắm chắc bản chất, đặc trưng, mối tương
quan của nó để có thể trình bày một cách sáng tạo, đầy sức thuyết phục, tránh
lan man, vô nghĩa, ngụy biện.
Sau đó, giáo viên cần giúp học sinh hiểu được yêu cầu và các phương
pháp thuyết minh. Rèn được kĩ năng làm một bài văn thuyết minh (từ việc xác
định đề văn thuyết minh, tìm ý, xây dựng dàn ý, đến viết bài và hoàn chỉnh bài
làm):
Bước 2: Giúp HS nắm được yêu cầu của văn bản thuyết minh và các
phương pháp thuyết minh.
a) Yêu cầu của văn thuyết minh
Yêu cầu đối với bài văn thuyết minh là phải có tri thức về đối tượng cần

thuyết minh. Không có tri thức thì không thể làm văn thuyết minh được. Bởi
nhiệm vụ của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan, về hiện
tượng, phương pháp, cách thức... nhằm giúp con người hiểu về hiện tượng sự
việc, phương pháp cách thức đó một cách đầy đủ, đúng đắn, cặn kẽ. Muốn
19


thực hiện nhiệm vụ đó, người làm văn bản thuyết minh phải có một vốn tri
thức tổng hợp phong phú và sâu sắc... Đó là những kiến thức về khái niệm, về
đặc điểm tính chất, về cấu tạo, về quá trình hình thành, phát triển và giá trị ý
nghĩa đối với con người của đối tượng thuyết minh... Không nắm được bản
chất và đặc trưng của đối tượng thì rõ ràng nội dung về lý thuyết sẽ không đủ
sức thuyết phục. Chẳng hạn như không hiểu hoặc không rõ về tác hại của việc
sử dụng bao bì ni lông không có được những số liệu thống kê chính xác thì tác
giả của bài viết “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” - Ngữ văn 8, tập 1 sẽ
không có được những câu văn đầy sức thuyết phục.
Ví dụ: Khi dạy bài 12, tiết 47 “phương pháp thuyết minh”, thông qua
phân tích ví dụ trong SGK, HS sẽ rút ra được yêu cầu của văn thuyết minh, cụ
thể:
Xét các văn bản: Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục?,
Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất.
? Những văn bản trên đã sử dụng các loại tri thức gì?
HS: Văn bản Cây dừa Bình Định sử dụng tri thức về đời sống xã hội, Địa
lí. Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục sử dụng những tri thức về sinh học.
Văn bản Huế sử dụng tri thức về địa lí, lịch sử, nền văn hoá. Văn bản Khởi
nghĩa Nông Văn Vân sử dụng tri thức lịch sử. Văn bản Con giun đất sử dụng
tri thức sinh học.
GV: Để viết được các đoạn văn thuyết minh đó, đòi hỏi người viết phải
có kiến thức về nhiều mặt về các lĩnh vực: đời sống xã hội, Địa lí, lịch sử, sinh
học, vốn văn hoá,...

? Theo em làm thế nào để có được những tri thức ấy?
HS: Để có được những tri thức ấy người viết phải biết quan sát học tập,
tích luỹ tri thức về đối tượng. Tức là phải hiểu biết đối tượng thuyết minh là
cái gì, có đặc điểm gì tiêu biểu, có cấu tạo ra sao, hình thành như thế nào, có
giá trị ý nghĩa gì đối với con người,… Nghĩa là nắm được bản chất, đặc trưng
của sự vật đó.
? Vậy quan sát, tra cứu, phân tích nghĩa là thế nào?
HS: Quan sát tức là nhìn ra sự vật, có những đặc trưng gì, có mấy bộ
phận. Từ đó phát hiện ra đặc điểm tiêu biểu của sự vật, để có thể phân biệt sự
vật ấy với sự vật khác (xứ Huế khác hẳn với các địa danh khác). Tra cứu có
nghĩa là người viết tự đọc sách, học tập, tra cứu từ điển, sách giáo khoa để có
thêm những hiểu biết chính xác, khoa học về đối tượng thuyết minh. Phân tích
ví dụ, đối tượng có thể chia làm mấy bộ phận, mỗi bộ phận có đặc điểm gì,
quan hệ của các bộ phận ấy với nhau ra sao. Làm được như vậy thì có được tri
thức để thuyết minh.
? Theo em bằng tưởng tượng suy luận có thể có tri thức để làm bài văn
thuyết minh được không?
HS: Để làm được bài văn thuyết minh, ta phải quan sát nghiên cứu và
không ngừng học hỏi tích luỹ tri thức, chứ không thể bằng tưởng tượng và suy
luận mà làm được.
20


nào?

Từ sự phân tích ví dụ, HS rút ra được bài học cần ghi nhớ:
? Muốn có tri thức để làm bài văn thuyết minh người viết phải làm thế

(ghi nhớ) Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết
phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm

bắt được bản chất, đặc trưng của chúng để tránh sa vào trình bày các biểu
hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
Sau đó tôi lưu ý HS một số yêu cầu của văn thuyết minh:
* Thứ nhất là quan sát: Khái niệm quan sát này học sinh đã được làm
quen khi học về phương thức miêu tả. Tuy nhiên, ở tùng phương thức, thao tác
quan sát được sử dụng ở những cấp độ khác nhau. Quan sát trong miêu tả là.để
phát hiện đặc điểm và trạng thái của đối tượng (bao gồm hình dáng, kích
thước, màu sắc, những cử chỉ hành động diễn biễn). Có nghĩa là dùng các giác
quan để cảm nhận về đối tượng. Trong khi đó ở phương thức thuyết minh quan
sát không giản đơn là “nhìn” và “xem”, tức là trong quá trình quan sát phải
dùng trí tuệ để phát hiện bản chất của đối tượng, phải phân biệt được trong số
những đặc điểm của đối tượng thì đặc điểm nào là chính, đặc điểm nào là phụ,
những đặc điểm nào có ý nghĩa phân biệt sự vật này với sự vật khác.
* Thứ hai là thao tác tra cứu tài liệu: (Bao gồm từ điển, sách giáo khoa,
các loại báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học...) đối với học sinh
THCS nhất là học sinh lớp 8 thao tác này còn rất mới lạ, cần phải được rèn
luyện để trở thành thói quen. Việc tra cứu từ điển thường giúp các em xác định
được khái niệm (không phải là từ điển Tiếng Việt mà các loại từ điển chuyên
ngành: từ điển văn học, từ điển Bách Khoa...)
Điều quan trọng khi tra cứu từ điển, đọc tài liệu là phải biết định hướng
lựa chọn những tri thức cần thiết và phải ghi chép một cách khoa học. Việc
học hỏi tích luỹ tri thức phải được thực hiện hàng ngày khi cần có thể huy
động vận dụng vào quá trình làm bài văn thuyết minh một cách hiệu quả nhất.
Thực tế cho thấy trong một văn bản thuyết minh có thể vận dụng rất nhiều các
thông tin, số liệu về vấn đề đang được đề cập tới.
Ví dụ: Trong văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” tác giả
bài viết đã đưa ra một loạt thông tin, số liệu làm căn cứ: “Theo các nhà khoa
học bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các
kim loại như chì, ca-đi-mia gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung
thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông bị đốt, các khí độc thải ra,

đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây khó thở, nôn ra máu, ảnh
hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức
năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.”
* Thứ ba là phải biết phân tích: Hiểu theo nghĩa đen đó chính là thao tác
chia tách đối tượng theo cấu tạo của nó (Có mấy bộ phận? Là những bộ phận
nào? Bộ phận nào chính? Bộ phận nào phụ? Mỗi bộ phận có đặc điểm gì? Và
quan hệ giữa các bộ phận ấy ra sao?). Đây là thao tác quan trọng đóng vai trò
quyết định để xây dựng dàn ý hợp lý và hình thành toàn bộ văn bản thuyết
minh. Dựa vào thao tác này, người thuyết minh sẽ đi vào trung tâm của vấn đề,
21


không rơi vào tình trạng thuyết minh lan man, dàn trải, thiếu lôgíc. Làm được
như vậy ta sẽ có tri thức để thuyết minh.
b) Phương pháp thuyết minh
Phương pháp thuyết minh là một vấn đề then chốt của bài văn thuyết
minh. Nắm được phương pháp HS sẽ biết phải ghi nhận thông tin nào, lựa
chọn những số liệu nào để thuyết minh sự vật hiện tượng. Để bài văn có sự
thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương
pháp thuyết minh như: Nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so
sánh, đối chiếu, phân loại.
Để giúp học sinh nắm được các phương pháp thuyết minh, tôi sử dụng
phương pháp dạy học phân tích mẫu để rút ra nội dung bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài Phương pháp thuyết minh tôi đã hướng dẫn học
sinh phân tích mẫu để rút ra các phương pháp thuyết minh trong đoạn văn và
bài văn thuyết minh, cụ thể:
* Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
Ví dụ: - Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của
Việt Nam.
(Huế - SGK Ngữ văn 8, tập

1)
- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc
(Cao Bằng).
(Khởi nghĩa Nông Văn Vân – SGK Ngữ văn 8, tập
1)
? Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy, người ta cung
cấp một kiến thức như thế nào?
HS: Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ là biểu thị sự phán đoán.
Sau từ là, người ta quy sự vật vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng
riêng của sự vật đó.
? Em có nhận xét gì về vị trí, vai trò của các câu văn trong đoạn văn
thuyết minh trên?
HS: Đoạn văn trên thuộc loại câu định nghĩa, giải thích được sử dụng để
thực hiện phương pháp nêu định nghĩa, giải thích trong bài văn thuyết minh.
? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích
trong văn bản thuyết minh?
HS: Các câu định nghĩa, giải thích trong văn thuyết minh đều chứa từ là.
Sau từ là người ta quy sự vật vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm công dụng
riêng của sự vật. Các câu đó thường ở vị trí đầu bài, đầu đoạn, giữ vai trò giới
thiệu cho người đọc thấy nét chung chủ yếu của đối tượng trước khi thuyết
minh cụ thể.
GV: Khi sử dụng phương pháp này để thuyết minh cần tránh những lỗi
thường gặp như định nghĩa quá rộng, quá hẹp hay trùng lặp làm cho người đọc
22


không nhận thức được sự vật. Ví dụ như nói: "thức ăn là lương thực", "Ngữ
văn là môn dạy đọc và viết" đều là định nghĩa không phù hợp quá hẹp hay quá
rộng.
* Phương pháp liệt kê

Ví dụ: - Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân
cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ
đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,...
(Cây dừa Bình Định - SGK Ngữ văn 8 tập 1)
- Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá
trình sinh trưởng của các loại thực vật ma nó bao quanh, cản trở sự phát triển
của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông vứt
xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của
các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát
sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi
chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông mầu đựng thực phẩm làm ô nhiễm
thực phẩm... gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.
(Theo Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 – SGK Ngữ văn 8 tập
1)
? Hai ví dụ trên sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
HS: Sử dụng phương pháp liệt kê.
? Đọc hai ví dụ, em thấy phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào
đối với việc trình bày tính chất của sự việc?
HS: Phương pháp liệt kê có tác dụng kể đầy đủ, kể lần lượt các đặc
điểm, tính chất của sự vật theo một trình tự thích hợp tạo cho bài thuyết minh
có sức thuyết phục đối với người đọc về một vấn đề nào đó. Ở đây là công
dụng nhiều mặt của cây dừa và tác hại nhiều mặt của việc sử dụng bao bì ni
lông bừa bãi.
* Phương pháp nêu ví dụ
Ví dụ: “Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến
dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc lá ở tất cả những nơi công cộng,
phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt
40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)”.
(Ôn dịch thuốc lá – SGK Ngữ văn 8 tập 1)
? Chỉ ra ví dụ được dùng trong đoạn văn? Nêu tác dụng của nó với việc

trình bày cách xử phạt những người hút thuốc lá nơi công cộng?
HS: Ví dụ nằm trong ngoặc đơn của đoạn trích nói về việc xử phạt
người hút thuốc lá ở nước Bỉ được thực hiện rất nghiêm khắc. Việc đưa ví dụ
giúp người đọc hình dung được cụ thể hơn vấn đề. Ở đây là hiểu được những
tác hại của việc hút thuốc lá.
GV: Phương pháp nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có sức thuyết
phục, được sử dụng rất phổ biến. Bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 đã
23


vận dụng phương pháp này rất có hiệu quả. Ví dụ được chọn để thuyết minh
phải khách quan, trình bày phải có thứ tự.
* Phương pháp dùng số liệu (con số)
Ví dụ: Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm
20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500
năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy, đồng thời số thán khí
không ngừng gia tăng. Vậy vì sao đến nay dưỡng khí vẫn còn? Đó là nhờ thực
vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một héc-ta cỏ
mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí. Vì
thế trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kì to lớn.
(Nói về cỏ, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
? Đoạn văn cung cấp những số liệu nào? Nếu không có số liệu, có thể
làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không?
HS: Cung cấp những số liệu cụ thể về dưỡng khí và thán khí trong
không khí, về khả năng hấp thụ thán khí và nhả ra dưỡng khí của cỏ. Nhờ đó
ta thấy rõ vai trò của cỏ trong thành phố đối với cuộc sống con người. Đó là
tác dụng của việc dùng phương pháp nêu số liệu trong văn thuyết minh.
GV: Số liệu là một loại ví dụ dùng vào trường hợp các sự vật có biểu
hiện đặc trưng ở số lượng. Ví dụ, nói về một tượng Phật lớn thì phải nói cao
bao nhiêu vai rộng bao nhiêu. Chẳng hạn, một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ

Xuyên, Trung Quốc, cao 71 m vai rộng 24 m, trên mu bàn chân tượng có thể
để 20 chiếc xe con. Thế là người đọc hình dung được quy mô to lớn của tượng
Phật.
* Phương pháp so sánh
Ví dụ: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng ba đại
dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại
dương bé nhất.
(SGK - Ngữ văn 8 tập 1)
? Tác dụng của phương pháp so sánh được sử dụng trong ví dụ 2e?
HS: Sử dụng phương pháp so sánh có tác dụng làm nổi bật bản chất của
vấn đề cần được thuyết minh đó là diện tích rộng lớn của biển Thái Bình
Dương.
GV: Phương pháp so sánh cũng là một phương pháp được sử dụng phổ
biến, ví dụ thuyết minh cờ vua có thể so sánh với cờ tướng.
* Phương pháp phân loại, phân tích
GV: Gọi HS đọc nội dung: Đối với những loại sự vật đa dạng, người ta
chia ra từng loại để trình bày. Đối với sự vật có nhiều cấu tạo, có nhiều mặt,
người ta chia ra từng mặt, từng bộ phận để thuyết minh.
? Hãy cho biết bài Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế
theo những mặt nào?
HS: Trình bày theo các mặt: Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông,
24


biển. Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng. Huế có những sản phẩm đặc
biệt. Huế nổi tiếng với những món ăn. Huế là thành phố đấu tranh kiên cường.
? Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh em rút ra nhận xét gì?
(ghi nhớ) Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu sáng rõ
người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: Nêu
định nghĩa, giải thích; liệt kê; nêu ví dụ; dùng số liệu; so sánh; phân tích,

phân loại.
Hiệu quả đạt được khi thực hiện biện pháp 1 “Hình thành và củng cố
lý thuyết về văn thuyết minh”
Sau khi tôi dạy các bài lý thuyết về văn thuyết minh, các em đã nắm
được vai trò, đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người; các
yêu cầu của văn thuyết minh và các phương pháp thuyết minh. Khi gặp bài
văn, đề văn nào đó, các em dễ dàng xác định được phương pháp thuyết minh
phù hợp cho từng đề bài văn.
Sau khi áp dụng những biện pháp trên cho việc dạy học phần lý thuyết
văn bản thuyết minh đối với học sinh ở hai lớp 8A, 8B năm học 2013 - 2014.
Kết quả đạt được qua bài kiểm tra 15 phút (giữa kì I) phần văn bản thuyết
minh của hai lớp 8A, 8B nâng cao hơn so với kết quả khảo sát bộ môn đầu
năm học của hai lớp. Kết quả hai lớp cụ thể như sau:
Lớp


số

Giỏi

Khá

Trung
bình

Yếu

Kết qủa chất
lượng đầu
năm


8A

30

2 = 6,7%

10= 33,3%

16=53,3%

2 = 6,7%

8B

25

0 = 0%

5 = 20%

15 = 60%

5 = 20%

Kết quả bài
kiểm tra 15
phút (giữa
kì I)


8A

30

4= 13,3%

12 = 40%

14=46,7%

0 = 0%

8B

25

2 = 8%

8 = 32%

13 = 52%

2 = 8%

8A

30

Tăng 6,6%


Tăng 6,7%

Giảm 6,6%

Giảm
6,7%

8B

25

Tăng 8%

Tăng 12%

Giảm 8%

Giảm
12%

So sánh

Từ kết quả trên tôi nhận thấy việc hình thành và củng cố lí thuyết văn
thuyết minh cho học sinh có vai trò quan trọng trong việc rèn kĩ năng viết bài
văn thuyết minh cho học sinh. Từ đó giáo viên sẽ có những phương pháp cụ
thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh để hướng dẫn học sinh, giúp các em
nâng cao hiệu quả viết bài văn thuyết minh cho mình. Do vậy, tôi mạnh dạn
đưa ra một số các biện pháp rèn kỹ năng viết văn thuyết minh cho học sinh.

25



×