Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn CÔNG NGHỆ KIM LOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.83 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KIM LOẠI
1. Nêu các nội dung của bản vẽ đúc? Trình bày nguyên tắc xác định mặt

phân khuôn?
Trả lời:
- Các nội dung của bản vẽ đúc:
+ Đọc kỹ bản vẽ, hình dung chi tiết, đọc điều kiện kỹ thuật ghi trong
bản vẽ chi tiết, vật liệu chế tạo chi tiết, hình dung cả vị trí làm việc
của chi tiết đó trong thiết bị, yêu cầu chịu lực …
+ Dự kiến trước sơ bộ quy trình gia công cắt gọt chi tiết đó trên các
loại máy xác định những phần bề mặt phải gia công, những mặt chuẩn
công nghệ. Từ đó xem đã hợp lý với kết cấu vật đúc chưa, nếu chưa có
thể thay đổi một phần kết cấu.
+ Đơn giản hoá kết cấu tạo, tạo điều kiện dễ đúc hơn: như lược bỏ
các rãnh then, rãnh lùi dao, các lỗ nhỏ quá không đặt lõi được.
Ví dụ: Sản xuất đơn chiếc lỗ Φ ≤ 50 mm → không đúc
Sản xuất hàng loạt Φ ≤ 30 mm → không đúc
Sản xuất hàng khối Φ ≤ 20 mm → không đúc
Các rãnh có độ sâu < 6mm, các bậc dày < 25 mm không nên đúc
+ Tăng hoặc giảm độ dày thành vật đúc, các gân gờ, chỗ chuy ển ti ếp
giữa các thành vật đúc để dễ đúc hơn nhưng không ảnh hưởng đến
khả năng chịu lực, điều kiện làm việc của chi tiết.
- Nguyên tắc xác định mặt phân khuôn:
+ Đảm bảo dễ làm khuôn và dễ rút mẫu.
+ Số lượng mặt phân khuôn phải ít nhất để tránh được lệch khuôn khi
ráp.
+ Chọn mặt phân khuôn sao cho lòng khuôn là nông nhất để dễ rút, dễ
sửa khuôn, dòng chảy vào khuôn êm hơn, ít làm hỏng khuôn.
+ Những chi tiết lòng khuôn phân bố ở cả khuôn trên và khuôn dưới
nên chọn lòng khuôn nông hơn, như vậy dễ làm khuôn và dễ lắp ráp
khuôn.


+ Không chọn mặt phân khuôn qua chỗ có tiết diện thay đổi. Do khó
phát hiện sai lệch tâm giữa các bề mặt.
+ Lòng khuôn tốt nhất chỉ phân bố trong một hòm khuôn. Điều này
tránh được sai số khi ráp khuôn.
+ Những vật đúc có nhiều tiết diện khác nhau, nếu yêu cầu độ đồng
tâm cao, người ta dùng thêm miếng đất phụ để đặt toàn bộ vật đúc
trong một hòm khuôn.


2. Nêu các nội dung của bản vẽ đúc? Trình bày các phương pháp làm

côn mẫu đúc?
Trả lời:
- Các nội dung của bản vẽ đúc:
+ Đọc kỹ bản vẽ, hình dung chi tiết, đọc điều kiện kỹ thuật ghi trong
bản vẽ chi tiết, vật liệu chế tạo chi tiết, hình dung cả vị trí làm việc
của chi tiết đó trong thiết bị, yêu cầu chịu lực …
+ Dự kiến trước sơ bộ quy trình gia công cắt gọt chi tiết đó trên các
loại máy xác định những phần bề mặt phải gia công, những mặt chuẩn
công nghệ. Từ đó xem đã hợp lý với kết cấu vật đúc chưa, nếu chưa có
thể thay đổi một phần kết cấu.
+ Đơn giản hoá kết cấu tạo, tạo điều kiện dễ đúc hơn: như lược bỏ
các rãnh then, rãnh lùi dao, các lỗ nhỏ quá không đặt lõi được.
Ví dụ: Sản xuất đơn chiếc lỗ Φ ≤ 50 mm → không đúc
Sản xuất hàng loạt Φ ≤ 30 mm → không đúc
Sản xuất hàng khối Φ ≤ 20 mm → không đúc
Các rãnh có độ sâu < 6mm, các bậc dày < 25 mm không nên đúc
+ Tăng hoặc giảm độ dày thành vật đúc, các gân gờ, chỗ chuy ển ti ếp
giữa các thành vật đúc để dễ đúc hơn nhưng không ảnh hưởng đến
khả năng chịu lực, điều kiện làm việc của chi tiết.

- Các phương pháp làm côn mẫu đúc: ( có hình minh họa )
+ Dạng côn làm tăng kích thước vật đúc. Dùng trong trường hợp bề
mặt vật đúc cần gia công cơ khí.
+ Dạng côn làm giảm kích thước vật đúc. Dùng tròn trường hợp bề
mặt vật đúc không gia công cơ.
+ Dạng côn không làm tăng hoặc giảm kích thước vật đúc. Dùng trong
trường hợp bề mặt vật đúc không gia công cơ.
3. Trình bày phương pháp làm khuôn cát bằng tay trong hai hòm
khuôn? Vẽ hình minh họa?
Trả lời:
- Làm khuôn cát bằng tay trong hai hòm khuôn:
+ Làm nửa khuôn dưới : đầu tiên đặt mẫu lên tấm phẳng, đặt hòm khuôn
lên tấm phẳng, đổ cát áo xung quanh mẫu , đổ cát đệm , dầm chặt lần thứ
nhất , đổ tiếp cát đệm rồi dầm chặt ,là phẳng xăm khí.
+ Làm nửa khuôn trên: quay nửa khuôn dưới 180, lấy tấm tấm phẳng đặt
hòm khuôn trên lên bắt chốt định vị, đặt đậu hơi, cốc rót, rãnh l ọc x ỉ và đổ
cát áo xung quanh rồi tiến hành làm như nửa hòm khuôn dưới.
- Vẽ hình minh họa:
1. Mẫu nguyên 2. Tấm phẳng 3. Cát áo 4. Hòm khuôn trên 5. Cát đệm 6.
Rãnh dẫn 7. Chốt định vị 8. Cốc rót 9. Cát áo 10. Đậu hơi 11. Cát đệm
12. Hòm khuôn trên 13. Mặt phân khuôn


4. Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lí làm việc của máy làm khuôn cát kiểu

ép từ trên xuống?
Trả lời:
- Vẽ sơ đồ: 1. Xà ngang 2. Chày ép 3. Hòm khuôn phụ 4. Hòm khuôn chính
5. Mẫu đúc 6. Bàn máy 7. Piston 8. Xylanh 9. Hỗn hợp khuôn
- Nguyên lí hoạt động: Mẫu đúc được đặt trong hòm khuôn chính và

hòm khuôn phụ. Khi piston chuyển động, xà ngang sẽ chuy ển động
tịnh tiến mang theo chày ép xuống và ép mẫu đúc cho tới khi lượng cát
trong mẫu đúc đủ chặt.
5. Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lí làm việc của máy làm khuôn cát kiểu
vừa dằn, vừa ép?
Trả lời:
- Vẽ sơ đồ: 1. Bàn máy 2. Mẫu đúc 3. Hòm khuôn chính 4. Hòm khuôn
phụ 5. Chày ép 6. Lỗ khí ra 7. Piston dằn 8. Lỗ khí vào 9. Xilanh ép 10.
Lỗ khí vào 11. Piston ép
- Nguyên lí hoạt động: Mẫu đúc, hòm khuôn chính và hòm khuôn phụ
được lắp chặt trên bàn máy. Đổ hỗn hợp làm khuôn. Khí đi vào thông
qua lỗ khí vào xi lanh và đẩy piston cùng bàn máy đi lên từ 300mm –
800 mm. Đến vị trí lỗ khí ra, một lượng khí đột ngột thoát ngoài ,bàn
máy lại xuống thực hiện quá trình dằn. Khi piston chuyển động, xà
ngang sẽ chuyển động tịnh tiến mang theo chày ép xuống và ép mẫu
đúc. Lặp lại quá trình trên cho tới khi cát đủ chặt thì dừng lại.
6. Nêu đặc điểm của phương pháp đúc liên tục? Vẽ hình và trình bày
nguyên lí phương pháp đúc liên tục?
Trả lời:
- Đặc điểm của phương pháp đúc liên tục:
+ Ưu điểm: * Có khả năng đúc được các loại ống, th ỏi và các d ạng đ ịnh hình
khác bằng thép, gang, kim loại màu, có ti ết di ện không đổi và chi ều dài không
hạn chế; đúc được tấm kim loại thay cho cán, đặt bi ệt là có th ể đúc đ ược các
loại tấm bằng gang.
* Kim loại đông đặc dần dần từ phía dưới lên trên và được bổ
sung liên tục nên không bị rỗ co, rỗ khí, rỗ xỉ, ít bị thiên tích; có đ ộ m ịn ch ặt cao,
thành phần hóa học đồng nhất và cơ tính cao. Vì đúc trong khuôn kim lo ại nên
tổ chức nhỏ mịn, cơ tính cao và chất lượng bề mặt tốt.
* Năng suất cao, gi ảm hao phí ch ế t ạo khuôn, không t ốn kim lo ại vào
hệ thống rót, phế phẩm ít nên giá thành chế tạo thấp.

+ Nhược điểm: Tốc độ nguội quá nhanh gây nên ứng suất bên trong lớn, làm cho
vật đúc dễ bị nứt (nhất là những kim loại có sự chuy ển pha ở th ể đặc). Cũng vì
lý do này kim loại vật đúc bị hạn chế. Để khắc phục hiện tượng này, người ta có


thể làm nguội khuôn bằng dầu mà không dùng nước. Ngoài ra còn nhược đi ểm
là không đúc được vật phức tạp, vật có tiết diện thay đổi.
-

Vẽ hình và trình bày nguyên lí phương pháp đúc liên tục:

+ Vẽ hình:
+ Trình bày nguyên lí phương pháp đúc liên tục: Là quá trình rót kim lo ại l ỏng
đều và liên tục vào một khuôn bằng kim loại, xung quanh ho ặc bên trong khuôn
có nước lưu thông làm nguội (còn gọi là bình kết tinh). Nh ờ truy ền nhi ệt nhanh
nên kim loại lỏng sau khi rót vào khuôn được kết tinh ngay. V ật đúc đ ược kéo
liên tục ra khỏi khuôn bằng những cơ cấu đặt biệt (như con lăn, bàn kéo … ).
7. Trình bày thứ tự đúc khuôn mẫu chảy?

Trả lời: Quá trình công nghệ đúc trong khuôn mẫu chảy gồm những bước sau:
+Chế tạo vật liệu dễ chảy: Vật liệu dễ chảy bao gồm nhựa thông, sáp, paraphin,
stearin. Nhiệt độ chảy của vật liệu dễ chảy thường là 30 ÷ 35 0C, đồng thời phải
có tính chảy loãng để điền đầy khuôn ép.
+ Chế tạo mẫu chảy: ép vật liệu dễ chảy vào khuôn ép với áp suất khoảng 2 at.
Để nguội cho mẫu đông đặc rồi mở khuôn ép, lấy mẫu và sữa chữa mẫu. Lắp
một số mẫu với nhau thành một cụm mẫu chảy có chung hệ th ống để tăng năng
suất đúc.
+ Nhúng cụm mẫu chảy vào gốm.
+ Làm lòng khuôn bằng cách cho mẫu chảy chảy và rót ra.
+ Rót kim loại lỏng vào khuôn.

+ Dùng phương pháp rung để lấy vật đúc ra ngoài.
+ Tách vật đúc và kiểm tra chất lượng vật đúc.
8. Trình bày các dạng hỏng: Rỗ khí, rỗ co, rỗ xỉ, rỗ cát, khớp, l ệch? Nêu

nguyên nhân gây ra các dạng hỏng trên?
Trả lời:
- Rỗ khí: Những bọt khí xuất hiện bên trong vật đúc trong quá trình kết
tinh kim loại vật đúc. Làm giảm tiết diện chịu lực, làm tăng ứng suất
tập trung làm giảm độ dẻo, giảm cơ tính.
Nguyên nhân: Một lượng khí đã hòa tan vào kim loại lỏng khi nấu,
hoặc theo dòng chảy chảy vào khuôn, hoặc do các phản ứng sinh khí


khi kim loại lỏng tiếp xúc tác dụng lên vật liệu khuôn, trong quá trình
kim loại vật đúc kết tinh không thoát ra được và tạo ra những bọt khí
trong vật đúc.
- Rỗ co: các lỗ hỗng to nhỏ phân bố phía trong vật đúc khi kết tinh. Rỗ
co làm giảm tiết diện chịu lực của vật đúc, làm tăng ứng suất tập trung
và giảm độ dẻo.
Nguyên nhân: Do kim loại co thể tích khi kết tinh.
- Rỗ xỉ, rỗ cát: Những phần không chứa kim loại mà chứa tạp chất như
xỉ, cát hoặc các phi kim khác.
Nguyên nhân: Do lọc xỉ không tốt, không khử hết oxy khi nấu, nhiệt độ
rót thấp, độ bền khuôn kém, hệ thống rót không hợp lý.
- Lệch: Là sự xê dịch tương đối giữa các phần của vật đúc.
Nguyên nhân: Do đặt mẫu sai, định vị mẫu không tốt, ráp khuôn thi ếu
chính xác và kẹp khuôn lỏng.
9. Phát biểu các định luật cơ bản trong gia công áp lực? Nêu ý nghĩa
định luật ứng suất dư và định luật biến dạng đàn hồi tồn tại song
song với biến dạng dẻo?

Trả lời:
- Các định luật cơ bản trong gia công áp lực:
+ Định luật biến dạng đàn hồi tồn tại song song với biến dạng dẻo: “
Biến dạng dẻo kim loại xảy ra đồng thời cả biến dạng đàn hồi. Quan
hệ giữa biến dạng đàn hồi và lực tác dụng tuân theo định luật Húc.”
+ Định luật ứng suất dư: “ Bên trong bất kì kim loại biến dạng dẻo nào
cũng đều sinh ra ứng suất dư cân bằng với nhau.”
+ Định luật thể tích không đổi: “ Thể tích vật thể trước biến dạng
bằng thể tích vật thể sau khi biến dạng.”
+ Định luật trở lực bé nhất: “ Trong quá trình biến dạng, các chất đi ểm
của vật sẽ di chuyển theo hướng nào có trở lực lớn nhất.”
+ Định luật ứng suất trượt: “ Sự biến dạng dẻo chỉ xảy ra bên trong vật
thể khi ứng suất trượt đạt tới đại lượng lớn hơn giới hạn chảy của kim
loại. Ở thời điểm đó, các tinh thể bắt đầu chuyển dịch, tức là bắt đầy
biến dạng.”
- Ý nghĩa định luật ứng suất dư: Khi gia công áp lực do nung nóng và làm
nguội không đều, lực biến dạng, lực ma sát… phân bố không đều làm
phát sinh ra ứng suất dư tồn tại cân bằng bên trong vật thể kim loại.
Nếu không cân bằng thì sẽ có quá trình tích, thoát ứng suất làm cho vật
thể biến dạng ngoài ý muốn để ứng suất dư tồn tại cân bằng.
- Ý nghĩa định luật biến dạng đàn hồi tồn tại song song v ới bi ến d ạng
dẻo: Khi gia công áp lực nếu trong kim loại xảy ra biến dạng dẻo bao
giờ cũng có một lượng biến dạng đàn hồi kèm theo (được xác định
bằng góc đàn hồi , phụ thuộc vào mođun đàn hồi E của vật liệu và


chiều dày tấm kim loại). Thường để áp dụng khi thiết kế khuôn dập,
vật dập phải kể đến lượng biến dạng dư do biến dạng đàn hồi gây ra.
10. Vẽ sơ đồ quá trình cán và xác định điều kiện các được? Nêu các gi ải
pháp đảm bảo quá trình cán?

Trả lời:
- Vẽ sơ đồ quá trình cán và xác định điều ki ện các được:
+ Vẽ sơ đồ.
+ Điều kiện cán được: Chiếu hai thành phần lực N và T lên phương Ox,
Oy.
Ta có: , , ,
Điều kiện cán được: >   tanβ > tanα => β>α
- Các giải pháp đảm bảo quá trình cán: tăng hệ số ma sát bằng cách
khoét các rãnh, hàn vết trên trục cán ( dùng khi cán thô); tìm cách gi ảm
nhiệt độ ở đầu phôi để tăng hệ số ma sát; bôi các chất tăng ma sát. Đ ể
nhanh chóng tạo điều kiện cán thành, người ta tăng tốc độ ban đầu
của phôi cán, làm cho đầu phôi cán nhỏ lại trước khi cho vào trục cán.
Thay đổi độ hở giữa hai trục cán trong quá trình cán nghĩa là lúc đầu
cho độ hở lớn tạo điều kiện cán vào dễ dàng ( alpha nhỏ), sau đó gi ảm
dần đến độ hở cần thiết.
11. Vẽ hình trình bày nguyên lý ép thuận? Nêu ưu và nhược điểm của ép
thuận?
Trả lời:
- Vẽ hình trình bày nguyên lý ép thuận: Phôi (1) được nung nóng tới
nhiệt độ cần thiết và được đặt vào xilanh (2). Khuôn (4) có l ỗ ép được
kẹp trong ống kẹp khuôn (3). Phía đầu xilanh có chày ép (5) v ới đ ầu
chày (6) có thể di chuyển ở bên trong xilanh. Khi máy ép làm vi ệc,
píttông truyền áp lực cho chày ép và qua đầu chày truy ền t ới phôi làm
cho kim loại bị biến dạng dẻo và thoát ra khỏi lỗ khuôn.
- Ưu và nhược điểm của ép thuận:
+ Ưu điểm: * Sản phầm có hình dáng & kích thước giống như yêu cầu,
bề mặt sản phẩm bóng, mịn.
*Sản phẩm ép chịu áp lực cao nên tính dẻo tăng.
* Sản phẩm chịu được tải trọng cao.
+ Nhược điểm: * Giá thành máy móc cao -> giá thành sản phẩm tăng.

*Không thích hợp v ới sản xu ất hàng lo ạt.
*Thiết bị ép phức tạp.
12. Nêu khái niệm các nguyên công trong rèn tự do?
Trả lời:
- Chồn: Là nguyên công làm giảm chiều cao và tăng tiết diện ngang của
phôi. Nó thường là nguyên công chính cho chuẩn bị đột lỗ, thay đổi
hình dạng thớ trong tổ chức kim loại, chuyển đổi kích thước phôi


Vuốt: Là nguyên công để kéo dài phôi và làm cho diện tích mặt cắt
ngang của nó giảm xuống.
- Đột: Là phương pháp tạo lỗ trên vật rèn, lỗ có thể thông suốt hoặc lỗ
kín.
- Uốn: Là nguyên công làm thay đổi hướng trục hoặc thớ của vật rèn.
- Chặt: Là nguyên công tách một phần của phôi rèn khỏi phần khác.
- Xoắn: Là nguyên công làm cho tiết diện tại chỗ xoắn quay tương đối
với nhau quanh một trục góc nào đó.
- Hàn rèn: Là nguyên công nối hai hay nhiều chi tiết lại với nhau có kết
cấu đơn giản và yêu cầu sức bền không lớn.
13. Trình bày phương pháp dập vuốt không làm biến mỏng thành? Vẽ
hình minh họa?
Trả lời:
- Phương pháp dập vuốt không làm biến mỏng thành: là nguyên công
làm biên dạng chi tiết mà chiều dày phôi và chiều dày thành sản phẩm
xấp xỉ bằng nhau.
- Vẽ hình minh họa:
14. Trình bày cấu tạo chung của que hàn hồ quang tay? Nêu các yêu cầu
đối với thuốc bọc que hàn?
Trả lời:
- Cấu tạo chung của que hàn hồ quang tay: Que hàn là loại điện cực để

hàn hồ quang tay ( hàn thép, hàn gang, hàn nhôm…). Trong quá trình
hàn que hàn làm nhiệm vụ gây hồ quang và bổ sung kim loại cho mối
hàn. Cấu tạo que hàn hồ quang tay có vỏ bọc gồm 2 phần chính: lõi
que hàn và vỏ bọc thuốc.
+ Phần 1: Lõi que hàn. Phần lõi que là những đoạn dây kim loại có các
kích thước cơ bản sau đây: Chiều dài que hàn L = 250-500 mm.
Đường kính lõi que d = 2,0- 6,0 mm và cỡ của que hàn được gọi theo
đường kính của lõi que. Một đầu để trần không bọc thuốc dùng để
kẹp kìm hàn dài từ 15-30 mm, đầu còn lại được vê sạch thuốc bọc với
góc vát α = 35o-45o và độ hở 1-1,5 mm để dễ gây hồ quang hàn. Chiều
dày lớp thuốc bọc khoảng = 1-3 mm.
+ Phần 2: Vỏ bọc thuốc. Thuốc bọc là hỗn hợp các hóa chất, khoáng
chất, fero hợp kim và chất dính kết.
- Các yêu cầu đối với thuốc bọc que hàn:
+ Nâng cao tính ổn định của hồ quang hàn.
+ Tính bảo vệ.
+ Khả năng khử oxy và tạp chất.
+ Khả năng hợp kim hóa kim loại mối hàn.
+ Khả năng tạo xỉ.
+ Độ bám chặt của thuốc bọc lên lõi que hàn.
+ Nhiệt độ nóng chảy.
-


+ Đảm bảo điều kiện an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

15. Trình bày cấu tạo của ngọn lửa trung tính trong hàn khí oxy-

axetilen?
Trả lời: Ngọn lửa hàn chia thành ba vùng: vùng nhân, vùng hoàn nguyên,

vùng ngọn lửa ( vùng cháy hoàn toàn).
- Vùng nhân: có ánh sáng trắng, vùng này do bị phân hủy ra, có C nên
không dùng để hàn vì dễ làm cho mối hàn thấm C trở nên giòn.
- Vùng hoàn nguyên ( cháy không hoàn toàn): vùng nằm gi ữa có màu
xanh, vùng này có CO và có tính chất khử oxy nên bảo vệ mối hàn
không bị oxy hóa cao. Vì vậy người ta thường dùng vùng này để hàn
nhiệt độ cao khoảng 3200⁰C.
- Vùng ngọn lửa: sản phẩm của vùng hoàn nguyên tiếp tục cháy với oxy
của không khí tạo thành và hơi nước. Do và hơi nước dễ bị phân hủy
thành nên ở nhiệt độ cao, nó sẽ oxy hóa kim loại hàn. Vì vậy không
dùng để hàn.
16. Trình bày công dụng và nguyên lí hoạt động của khóa bảo hiểm kiểu
hở? Vẽ hình minh họa?
Trả lời:
Công dụng của khóa bảo hiểm kiểu hở:
+Ngăn ngọn lửa cháy ngược trở lại và xả hỗn họp cháy ra ngoài
+Có độ bền áp suất cao khi khí cháy
+Giảm khả năng cản thủy lực dòng khí
+Tiêu hao nước ít
+Dễ kiểm tra, sửa chữa, dễ rửa.
- Nguyên lí hoạt động của khóa bảo hiểm kiểu hở: dùng cho bình áp lực
thẩp. Khí C2H2 được dẫn vào qua ống 1 đi qua nước vào ngăn chứa khí
tới ống 2 vào mỏ cẳt. Khi có lửa quặt, áp suất trên mặt nước của khỏa
tăng lên đẩy nước dâng lên ữong ống 1 chặn không cho khi đi vào bình
đồng thời mực nước hạ xuống miệng ổng 4 hở ra khí qua ổng thoát ra
ngoài. ( Có hình minh họa)
17. Trình bày công dụng và nguyên lí hoạt động của khóa bảo hiểm kiểu
kín? Vẽ hình minh họa?
Trả lời:
- Công dụng của khóa bảo hiểm kiểu kín:

+ Ngăn ngọn lửa cháy ngược trở lại và xả hỗn họp cháy ra ngoài
+ Có độ bền áp suất cao khi khí cháy
+ Giảm khả năng cản thủy lực dòng khí
+ Tiêu hao nước ít
+ Dễ kiểm tra, sửa chữa, dễ rửa.
- Nguyên lí hoạt động của khóa bảo hiểm kiểu kín: dùng cho bình áp lực
trung bình. Khi C2H2 dẫn vào qua ống 2 đẩy viên bi lên và đi qua van ra
ổng 1 đến mỏ cắt. Khi có lửa quặt áp lực khí tăng lên đẩy viên bi xuống


khóa van. Nếu áp suất vượt quá giá trị cho phép thì van chặn 6 bị phá
và khí thoát ra ngoài. ( Có hình minh họa)
18. Vẽ hình và trình bày nguyên lí hàn điểm?
Trả lời:
- Hàn điểm là phương pháp hàn điện tiếp xúc mà mối hàn chỉ thực hi ện
theo từng điểm riêng biệt.
- Các phương pháp hàn điểm:
+ Hàn điểm hai phía: là phương pháp hàn điện tiếp xúc mà hai điện
cực nằm hai phía của chi tiết hàn. Các tấm hàn được đặt giữa hai điện
cực hàn. Sau khi ép sơ bộ và đóng điện, dòng điện trong mạch chủ yếu
tập trung ở một diện tích nhỏ trên mặt tiếp xúc giữa hai tấm nằm
giữa các điện cực, nung nóng kim loại đến trạng thái nóng chảy. Tiếp
theo cắt điện và ép với lực ép đủ lớn, tạo nên điểm hàn.
+ Hàn điểm một phía: Hàn một phía là hai điện cực nằm về một phía
của chi tiết hàn. Sự nung nóng các điểm hàn do dòng điện chạy qua
tấm dưới của vật hàn. Để tăng cường dòng điện chạy qua các điểm
hàn, người ta bố trí thêm tấm đệm bằng đồng. Sau khi điểm hàn được
nung chảy, tiến hành ép với lực ép đủ lớn ta nhận được hai
điểm hàn. ( Vẽ hình minh họa)
+ Hàn điểm bằng điện cực giả: phương pháp hàn điểm mà nguyên lý là

lợi dụng các phần nhô ra của hai chi tiết cần hàn để coi chúng như là
các điện cực hàn. Mỗi phần nhô và tiếp xúc của hai chi ti ết sẽ là m ột
điểm hàn.
Điện cực thường chế tạo bằng đồng hoặc hợp kim đồng có tính dẫn
điện và dẫn nhiệt cao, bên trong có nước làm nguội, do đó mặt tiếp
xúc giữa điện cực và chi tiết ít sinh nhiệt so với tại điểm hàn. ( Vẽ hình
minh họa)
19. Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lí làm việc của máy làm khuôn cát kiểu
dằn?
Trả lời:
- Vẽ sơ đồ: 1. Bàn máy, 2. Mẫu đúc, 3. Hòm khuôn chính, 4. Hòm khuôn
phụ, 5. Lỗ khí vào, 6. Xylanh, 7. Piston, 8. Lỗ khí ra.
- Nguyên lí làm việc: Khí đi vào thông qua lỗ khí vào, nâng piston lên từ
300-800mm, đến vị trí lỗ khí ra, một lượng khí đột ngột thoát ra làm
cho bàn máy và mẫu đúc nằm trong hòm khuô chính đột ngột rơi
xuống. Lặp lại quá trình trên cho tới khi cát đủ chặt thì dừng l ại.
20. Trình bày các loại vật liệu để làm hỗn hợp làm khuôn đúc trong
khuôn cát?
Trả lời: Các loại vật liệu để làm hỗn hợp làm khuôn đúc trong khuôn cát:
cát, đất sét, chất dính kết và chất phụ.


Cát: cát là thành phần chủ yếu của hỗn hợp làm khuôn, thao. Thành
phần hóa học chủ yếu của cát là SiO 2 (thạch anh), ngoài ra còn có một
ít đất sét và tạp chất khác.
- Đất sét: thành phần chủ yếu là cao lanh có công th ức là mAl 2O3.n
SiO2.qH2O. Ngoài ra còn có một số tạp chất khác như CaCO 3, Fe2O3,
Na2CO3. Khi lượng nước thích hợp đất sét dẻo và dính, khi sấy khô độ
bền tăng nhưng giòn, dễ vỡ.
Chất kết dính: là những chất được đưa vào hỗn hợp để tăng độ dẻo,

độ bền của nó.
- Những chất kết dính: thường dùng như dầu thực vật (dầu lanh, dầu
bông, dầu trẩu), các chất hòa tan trong nước (đường, mật mía, b ột h ồ,
các chất dính kết hóa cứng (nhựa thông, ximăng, bã hắc ín) và nước
thủy tinh (là dung dịch silicat Na2O.nSiO2.mH2O hoặc K2O.nSiO2.mH2O).
- Chất phụ: là những chất đưa vào để tăng tính lún, tính thông khí, tăng
độ bóng bề mặt khuôn, thao và tăng khả năng tính chịu nhiệt c ủa h ỗn
hợp. Chất phụ gồm hai dạng sau đây:
Những chất phụ trộn vào hỗn hợp như mùn cưa, rơm rạ, bột than nhờ
nhiệt độ của kim loại lỏng khi rót vào khuôn chúng b ị cháy tạo nên các
khỏang trống trong hỗn hợp làm tăng độ xốp, độ lún và khả năng thoát
khí của hỗn hợp.
- Chất sơn khuôn có thể dùng bột graphit, bột than, n ước th ủy tinh, b ột
thạch anh hoặc dung dịch của chúng với đát sét s ơn lên b ề m ặt khuôn,
thao để tăng độ bóng, tính chịu nhiệt của chúng.
21. Nêu khái niệm và đặc điểm của phương pháp đúc li tâm, vẽ s ơ đồ
đúc li tâm nằm?
Trả lời:
- Khái niệm: Đúc ly tâm là quá trình đúc kim loại, hợp kim l ỏng kết tinh
trong lòng khuôn bằng kim loại và khuôn được quay quanh trục của
mình với vận tốc bằng hằng số. Quá trình tạo hình vật đúc nhờ lực ly
tâm tác động vào kim loại lỏng.
- Đặc điểm:
+ Ưu điểm: *Tổ chức kim loại mịn chặt, không tồn tại các khuyết tật
rỗ khí, rỗ co ngót.
*Tạo ra vật đúc có lỗ rỗng mà không cần thao.
*Không dùng hệ thống rót phức tạp nên ít hao phí kim loại.
*Tạo ra vật đúc gồm một vài kim loại riêng biệt trong cùng
một vật đúc.
+ Nhược điểm: *Có hiện tượng thiên tích vùng theo diện tích ngang

của vật đúc.
*Khi đúc ống, đường kính lỗ kém chính xác và có ch ất
lượng bề mặt kém.
*Chủng loại sản phẩm không đa dạng, chủ yếu có dạng
tròn xoay và rất khó thay đổi tiết diện.
- Vẽ sơ đồ đúc li tâm nằm:
-


22. Trình bày những đặc điểm chung của phương pháp Khoan, Khoét,

Doa?
Trả lời:
-Khoan, khoét, doa đều là phương pháp gia công lỗ. Độ chính xác tăng dần
từ khoan -> khoét -> doa. Trong đó khoan tạo ra lỗ từ vật liệu đặc;
phương pháp khoét làm rộng lỗ có sẵn ( lỗ khoan, đúc, dập...); Doa là
phương pháp gia công tinh lỗ đã được khoan hoặc khoét.
-Tùy theo hình dáng, kích thước lỗ, tính chất vật liệu gia công và chất
lượng bề mặt của lỗ, để chọn các phương pháp gia công lỗ thích hợp.
-Có thể gia công các loại lỗ trên máy khoan, máy tiện, máy phay, máy doa
và máy mài, người ta không thể chế tạo máy khoét lỗ.
-Đặc điểm về chuyển động tạo hình của công nghệ khoan, khoét, doa
giống nhau:
+ Chuyển động chính là chuyển động quay tròn thường do dao thực
hiện. ( Khi khoan trên máy tiện: Phôi chuyển động quay tròn)
+ Chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến thường do dao thực
hiện.
23. Nêu khái niệm và đặc điểm của rèn tự do?
Trả lời:
- Khái niệm: Rèn tự do là một phương pháp gia công áp lực mà kim loại

biến dạng không bị khống chế bởi một mặt nào khác ngoài bề mặt
tiếp xúc giữa phôi kim loại với dụng cụ gia công ( búa và đe).
- Đặc điểm của rèn tự do:
+ Độ chính xác, độ bóng bề mặt chi tiết không cao. Năng suất thấp.
+ Chất lượng và tính chất kim loại từng phần của chi tiết khó đảm bảo
giống nhau nên chỉ gia công các chi tiết đơn giản hay các bề mặt không
định hình.
+ Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào tay nghề của công nhân.
+ Thiết bị và dụng cụ rèn tự do đơn giản.
24. Nêu khái niệm và đặc điểm của phương pháp rèn trong khuôn kín,
vẽ hình minh họa?
Trả lời:
- Khái niệm: Rèn trong khuôn kín là phương pháp tạo phôi không có
vành biên. Mặt phân khuôn tại vùng tiếp giáp với vật rèn song song
hoặc gần song sông với phương của lực tác dụng.
- Đặc điểm:
+ Rèn trong khuôn kín thì tính dẻo của kim loại vật rèn tăng, khả năng
điền thấu tốt.
+ Yêu cầu công suất thiết bị không lớn.
+ Rèn trong khuôn kín cần phải tính toán phôi liệu thật chính xác và
chất lượng nung nóng phôi cao.
+ Dành cho những chi tiết phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao.
- Vẽ hình. 1. Nửa khuôn trên, 2. Vật rèn, 3. Nửa khuôn dưới.


25. Nêu khái niệm và đặc điểm của phương pháp rèn trong khuôn hở, vẽ

hình minh họa?
Trả lời:
- Khái niệm: Rèn trong khuôn hở là phương pháp tạo phôi có vành biên.

Trong quá trình gia công có một phần kim loại được biến dạng tự do.
Mặt phân khuôn tại vùng tiếp giáp với vật rèn thẳng góc với phương
của lực tác dụng, giữa hai nửa khuôn có rãnh thoát biên chứa kim loại
thừa.
- Đặc điểm:
+ Dành cho những chi tiết đơn giản hoặc không yêu cầu chính xác.
+ Yêu cầu vật liệu và chế tạo khuôn phức tạp nên giá thành chế tạo
khuôn cao, khuôn chóng bị mòn.
+ Yêu cầu thiết bị có công suất lơn, nâng cao khối lượng vật rèn rất
khó khăn.
+ Chất lượng sản phẩm đồng đều và ít phụ thuộc tay nghề công nhân.
- Vẽ hình. 1. Nửa khuôn trên, 2. Vật rèn, 3. Nửa khuôn dưới.
26. Trình bày đặc điểm hàn hồ quang tay và cách gây hồ quang hàn? Vẽ
hình minh họa?
Trả lời:
- Đặc điểm hàn hồ quang tay:
+ Ưu điểm: * Là phương pháp có thiết bị đơn giản, rẻ tiền và cơ động
nhất.
*Kim loại được bảo vệ bằng các tính chất của thuốc bọc
nên không cần khí phụ trợ.
* Phương pháp này phù hợp với hầu hết các kim loại cơ
bản.
*Có thể thực hiện trong một không gian hẹp và hàn được
mọi tư thế trong không gian.
*Dùng được cả dòng một chiều và xoay chiều.
+ Nhược điểm: * Năng suất thấp do cường độ hàn bị hạn chế.
*Hình dạng, kích thước và thành phần hóa học mối hàn
không đồng đều do tốc độ hàn bị dao động, làm cho phần kim loại cơ
bản tham gia vào mối hàn thay đổi.
*Chiều rộng vùng ảnh hưởng nhiệt tương đối lớn do

tốc độ hàn nhỏ. Bắn tóe kim loại lớn và phải đánh xỉ.
*Điều kiện làm việc của thợ hàn mang tính độc hại.
* Dễ tạo khuyết tật nên chất lượng mối hàn không
cao.
- Cách gây hồ quang hàn: Có hai phương pháp gây hồ quang là gây bằng
ma sát và bổ thẳng.
+ Gây hồ quang bằng phương pháp ma sát: Hồ quang có thể sinh ra khi
vạch đầu que hàn vào vật hàn theo hướng vòng cung. Sau khi xuất


hiện hồ quang, duy trì khoảng cách từ que hàn đến vật hàn một
khoảng từ 2÷4mm để hồ quang được cháy ổn định.
+ Mồi hồ quang bằng phương pháp bổ thẳng: Cho đầu que hàn tiếp
xúc vuông góc với bề mặt vật hàn rồi nhanh chóng nhấc que hàn ra.
Sau khi phát sinh hồ quang kéo gần que hàn lại bề mặt vật hàn và gi ữ
khoảng cách từ 2÷4mm để duy trì hồ quang.
- Vẽ hình minh họa
27. Trình bày nguyên lí hàn tiếp xúc mối?
Trả lời: Hàn tiếp xúc mối gồm phương pháp hàn điện trở và phương
pháp hàn chảy.
-

Phương pháp hàn điện trở (không nóng chảy): Các đầu chi tiết hàn tiếp xúc
với nhau, cùng với một lực ép nhẹ và được nung nóng nhờ dòng điện đi qua
chỗ tiếp xúc và kim loại tại đây đạt tới 1 trạng thái dẻo; tiếp đó ngắt dòng
điện và ép cho hai chi tiết dính lại với nhau trở thành một khối. Phương
pháp hàn này thường được dùng để hàn thép ít Cacbon và kim loại màu có
bề mặt phẳng và sạch, diện tích bề mặt không vượt quá 1000mm2.

-


Phương pháp hàn chảy: Thường dùng cho các mặt chi tiết hàn không bằng
phẳng, được áp lại gần nhau, lúc đó trên bề mặt tiếp xúc chỉ có các phần
nhấp nhô bề mặt tiếp xúc, bởi vậy, khi có dòng điện chạy qua, ở đó sẽ có
mật độ điện trở lớn mà diện tích tiếp xúc nhỏ cho nên chỗ hàn lập tức bị đốt
nóng chảy. Kim loại nóng chảy sẽ loang ra, tạo nên các điểm tiếp xúc nhỏ
khác (do ảnh hưởng của lực ép ở đầu tác động) và để dòng điện lại chạy
qua, kim loại nóng chảy và chảy tan ra xung quanh. Cứ như thế diện tích
nóng chảy sẽ lớn dần và chỉ trong thời gian ngắn trên khắp các bề mặt tiếp
xúc mối hàn sẽ có một lớp mỏng kim loại lỏng bao phủ, cuối cùng dùng
một lực ép lớn ép lại. Kim loại chảy, xỉ bẩn được đẩy ra ngoài và chi tiết
hàn được gắn chặt lại.

-

Vẽ hình minh họa.

28. Trình bày các phương pháp hàn khí?

Trả lời:
- Hàn phải: Mỏ hàn và quen hàn chuyển động từ trái sang phải ( m ỏ hàn
đi trước, que hàn đi sau). Ngọn lửa luôn hướng vào vũng hàn nên hầu
hết nhiệt tập trung vào việc làm nóng chảy kim loại hàn. Do áp suất
ngọn lửa hàn mà kim loại lỏng của vũng hàn luôn xáo trộn đều tạo
điều kiện nổi xỉ tốt hơn, bảo vệ vũng hàn tốt, nguội chậm.
- Hàn trái: Mỏ hàn và que hàn chuyển động từ phải sang trái ( que hàn đi
trước, mỏ hàn đi sau). Trong quá trình hàn, ngọn lửa không trực ti ếp
hướng vào vũng hàn. Tốc độ hàn theo phương pháp này tương đối
chậm (thường chậm hơn hàn phải 20 - 30%) và thường chỉ dùng hàn



những vật mỏng (từ 3mm trở xuống), những kim loại màu như nhôm,
kẽm…

29. Trình bày kết cấu của dao tiện ngoài? Vẽ hình minh họa?

Trả lời:
- Kết cấu của dao tiện ngoài:
1. Mặt trước: để thoát phôi ra ngoài.
2. Mặt sau chính: mặt đối diện mặt đang gia công.
3. Mặt sau phụ: mặt đối mặt đã gia công.
4. Lưỡi cắt chính: là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau chính.
Nhiệm vụ là để cắt gọt.
5. Lưỡi cắt phụ: là giao tuyến giữa mặt trước à mặt sau phụ, một
phần lưỡi.
6. Mũi dao: cắt phụ, tham gia vào quá trình gia công, cắt gọt.
- Mũi dao: phần nối tiếp giữa lưỡi cắt chính & lưỡi cắt phụ.
+ Mũi dao nhọn có r = 0 -> gia công thô.
+ Mũi dao nhọn có r ≠ 0 -> gia công tinh.
- Thân dao: thân dao để đỡ đầu dao và gá kẹp dao lên máy. Ti ết di ện
ngang của thân dao có thể tròn,vuông, chữ nhật và được tiêu chuẩn
hóa.
- Hình vẽ minh họa
30. Vẽ hình và nêu định nghĩa các mặt phẳng tọa độ c ủa dao ở tr ạng thái
tĩnh?
Trả lời:
- Mặt phẳng cắt: là mặt phẳng đi qua một điển của lưỡi cắt chính và
tiếp xúc với bề mặt đang gia cộng.
+ TH1: Lưỡi cắt chính thẳng thì mặt phẳng cắt là mặt phẳng hợp bởi
lưỡi cắt chính và vecto vận tốc cắt ( ) tại điểm đang xét.

+ TH2: Lưỡi cắt chính cong thì mặt phẳng cắt là mặt phẳng hợp bởi
đường tiếp tuyến của lưỡi cắt
- Mặt phẳng đáy: là mặt phẳng đi qua một điểm của đường cắt chính và
vuông góc với mặt phẳng cắt.
- Vẽ hình minh họa
31. Vẽ hình minh họa các góc tĩnh của đầu dao tiện ngoài? Định nghĩa
góc α, φ, ε, γ?
Trả lời:
- Vẽ hình minh họa các góc tĩnh của đầu dao ti ện ngoài.
- Góc sau chính α: là góc hợp bởi mặt sau chính ( hoặc mặt ti ếp tuy ến
của mặt sau chính tại điểm đang xét) và mặt phẳng cắt đo trong tiết
diện chính. Góc α ảnh hưởng lớn đến vấn đề ma sát khi cắt. Góc α
luôn dương để giảm ma sát.


Góc nghiêng chính φ: là góc giữa hình chiếu của lưỡi cắt chính trên
mặt đáy và phương chạy dao.
Góc nghiêng chính φ ảnh hưởng đến độ nhám chi tiết bề mặt gia công.
- Góc mũi dao ε là góc hợp bởi lưỡi hình chiếu của lưỡi cắt chính và hình
chiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt đáy.
- Góc trước chính γ ( góc thoải phoi) là góc hợp bởi mặt trước của dao
và mặt đáy đo trong tiết diện chính.
Góc trước ảnh hưởng lớn tới quá trình thoải phoi khi cắt.
+ γ = 90⁰ : mặt trước trùng với mặt đáy. Khi gia công các mặt định
hình ( tiện ren, tiện cầu)
+ γ < 0⁰ : mặt trước cao hơn mặt đáy. Gia công vật liệu cứng.
+ γ > 0⁰ : mặt trước thấp hơn mặt đáy. Gia công vật liệu mềm.
32. Vẽ hình và trình bày phương pháp phay thuận, phay nghịch?
Trả lời:
- Phay thuận: là phương pháp phay có chuyển động chính cùng chi ều

với chuyển động chạy dao.
Lưỡi cắt chính của dao phay bắt đầu cắt với chiều dày phoi cắt giảm
từ amax -> amin nên gây va đập giữa dao và bề mặt gia công, lực cắt tăng
đột ngột, dao dễ vỡ, nhưng ở thời điểm cắt tiếp xúc với bề mặt gia
công không bị trượt nên dao ít mòn, bề mặt gia công có độ bóng cao.
Phay thuận thường dùng khi gia công tinh.
- Phay nghịch: là phương pháp phay mà chuy ển động chính ngược v ới
chuyển động chạy dao.
Trong quá trình cắt, chiều dày phoi cắt tăng amin -> amax nên lực cắt tăng
dần, vì vậy tránh được va đập nhưng dao phay lại bị trượt nên mau
mòn.
Phay nghịch thường dùng để gia công thô với chiều sâu cắt lớn.
- Vẽ hình minh họa: 1.dao phay 2. phôi
-



×