Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Bai giang lich su triet hoc chinh tri (khai minh 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 169 trang )

BÀI GIẢNG

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
CHÍNH TRỊ

KHAI MINH SỐ 10

1


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................................... 3
GIỚI THIỆU ....................................................................................................................................... 4
PLATO ................................................................................................................................................ 7
ARISTOTLE ..................................................................................................................................... 34
MỆNH LỆNH MỚI CỦA MACHIAVELLI .................................................................................... 57
HOBBES ........................................................................................................................................... 64
HOBBES, LUẬT TỰ NHIÊN, KHẾ ƯỚC XÃ HỘI ........................................................................ 82
LOCKE ............................................................................................................................................. 89
JOHN LOCKE BÀN VỀ CHÍNH QUYỀN GIỚI HẠN VÀ LÒNG KHOAN DUNG .................. 105
SMITH VÀ CUỘC CÁCH MẠNG THỊ TRƯỜNG ....................................................................... 112
MONTESQUIEU VÀ SỰ HÌNH THÀNH NƯỚC MỸ ................................................................. 119
CỘNG ĐỒNG CỘNG HÒA CỦA ROUSSEAU............................................................................ 126
MARX ............................................................................................................................................. 133
MILL ............................................................................................................................................... 147
RAWLS ........................................................................................................................................... 156
NOZICK .......................................................................................................................................... 164

2



LỜI NÓI ĐẦU

Thưa các bạn,
Hiện nay, sách kinh điển đang được dịch ra tiếng việt, mang lại cơ hội cho
mọi người tiếp cận với các giá trị tri thức tinh hoa của nhân loại. Tuy nhiên, xuất
phát từ kinh nghiệm học tập cũng như tổ chức các buổi thảo luận, chúng tôi thấy
rằng để hiểu được các tác phẩm kinh điển là một điều rất khó khăn. Do đó, bên cạnh
những tác phẩm kinh điển thì những tài liệu tóm tắt, hướng dẫn đọc cũng rất cần
thiết giúp cho độc giả có thể hiểu tốt hơn các tác phẩm này. Từ nhận thức trên chúng
tôi, nhóm KHAI MINH, tiến hành phát triển những tài liệu hướng dẫn này, hi vọng
những tài liệu do chúng tôi phát triển sẽ có ích cho mọi người, nhất là các bạn độc
giả trẻ. Mọi thắc mắc, hoặc góp ý xin liên hệ theo địa chỉ sau:
Các bạn cũng có thể đọc thêm các tài liệu của nhóm
theo địa chỉ sau: khaiminhvn.org, và />
Trân trọng,
KHAI MINH

3


GIỚI THIỆU

1. Triết học chính trị là gì?
Là một lĩnh vực của triết học trong đó đi trả lời cho các câu hỏi về xã hội chính trị
(PS).
1. PS là gì?

2. Làm thế nào để 3. PS nên được câu 4. PS được phép

(a) Nó xuất hiện biện minh cho PS trúc như thế nào?

về mặt đạo đức?
như thế nào?

làm gì?
Nghĩa là, đâu là

(b) Điều gì ràng Trả lời cho thách Câu hỏi này song phạm vi hợp của
thẩm quyền chính
buộc mọi người lại thức của những hành với câu hỏi 2
người vô chính phủ.
trị?
với nhau?

Triết học chính trị là:
 chỉ phần nào mang tính mô tả - cố gắng để mô tả sự vật đang là thế nào
 chủ yếu mang tính quy phạm - cố gắng để khám phá ra sự vật phải là thế nào
 một phần mang tính phân tích - cố gắng khám phá ra nội dụng của các khái
niệm liên quan đến PS thông qua việc phân tích các khái niệm.
Cách tiếp cận của chúng ta đối với môn học này chủ yếu dựa trên lịch sử, chúng
ta sẽ đọc các tác phẩm chính để tìm hiểu xem các triết gia đã trả lời các câu hỏi này
như thế nào. Các triết gia mà chúng ta sẽ đọc bao gồm: Plato, Aristotle, Thomas
Hobbes, John Locke, John Stuart Mill, Karl Marx, John Rawls, Robert Nozick.
2. Sự cai trị của chính quyền
Câu hỏi 1: Xã hội chính trị là gì? Tức là, khi nào một nhóm người được xem là
một xã hội chính trị?
Một định nghĩa thử: xã hội chính trị là một xã hội trong đó có một hệ thống chính
quyền.

4



 Đây là một định nghĩa thuần túy mô tả, hay không mang tính quy phạm, trong
đó nó không hàm ý các phán đoán về giá trị, không ngụ ý rằng một xã hội
chính trị tốt hơn hay xấu hơn một xã hội phi chính trị.
 Nó gợi ý rằng rất nhiều kiểu xã hội, từ tương đối tự do (ví dụ các nền dân chủ
đại diện) tới tương đối hà khắc (ví dụ chính quyền độc tài) đều được xem là
xã hội chính trị.
 Nó gọi ý rằng các xã hội phi chính trị là xã hội vô chính phủ
 Nó để lại câu hỏi mở như sau:
Khi nào sự cai trị của chính quyền là hợp pháp?
 Đây là một câu hỏi quy phạm, liên quan đến các khái niệm về tính hợp pháp
và bất hợp pháp.
 Đây chắc chắn cũng là một cách hỏi khác của câu hỏi 4 (làm sao để biện
minh cho PS về mặt đạo đức)
3. Thẩm quyền quy phạm và thẩm quyền mô tả.
Để hiểu tốt hơn câu hỏi này đang hỏi gì, ta hay xem các ví dụ về những sự kiểm
soát không do chính quyền thực hiện sau:
 hợp pháp: sự kiểm soát của cha mẹ đối với con cái
 bất hợp pháp: sự kiểm soát của kẻ bắt cóc đối với con tin
Đâu là sự khác nhau giữa hai dạng kiểm soát này? Sự kiểm soát nào giống với sự
cai trị của chính quyền đối với dân chúng?
Khi nào sự cai trị của chính quyền là hợp pháp?
Câu trả lời thử: sự cai trị hợp pháp bắt nguồn từ thẩm quyền hợp pháp:
 một thực thể với thẩm quyền hợp pháp thì được trao quyền để cai trị
 những ai bị cai trị có một nghĩa vụ tuân theo người cai trị
Chúng ta cần phân biệt khái niệm thẩm quyền hợp pháp với:

5



thẩm quyền mô tả, hay quyền lực thực tế, khi X thực thi thẩm quyền đối với Y
(thì thẩm quyền đó này có thể hợp pháp hoặc không hợp pháp).
( />
6


PLATO
1. Sức mạnh tạo nên lẽ phải (Cộng hòa I)
1.1. Quan điểm của Thrasymachus. Trong quyển I của tác phẩm Cộng hòa của
Plato, Thrasymachus cho rằng sức mạnh tạo nên lẽ phải (“công bằng đơn giản chỉ là
những gì có lợi ích cho kẻ mạnh hơn”)
Thrasymachus đưa ra lý lẽ như sau:
…trong tất cả các thành bang cùng một thứ, cụ thể là lợi ích của chế độ đã
được thiết lập, là công bằng. Và tôi thừa nhận là, sức mạnh lớn hơn có thể được
tìm thấy ở phía chế độ đã được thiết lập. Vì vậy, kết luận đúng đắn là, lợi ích
thuộc về kẻ mạnh hơn là công bằng.

Luận điểm sức mạnh tạo nên lẽ phải của Thrasymachus như sau:
1. Công bằng là bất cứ thứ gì thuộc về lợi ích của tầng lớp cai trị (“chế độ cai
trị đã thiết lập”)
2. Tầng lớp cai trị luôn luôn là kẻ mạnh hơn
3. Do đó, công bằng luôn luôn là bất cứ thứ gì mà thuộc về lợi ích của kẻ
mạnh hơn.
Đối với mục đích của chúng ta, giả thiết đầu tiên thực sự quan trọng hơn kết luận.
Giả thiết đầu tiên gợi ý rằng một chính quyền không thể hành động sai bao lâu nó
thúc đẩy lợi ích của chính nó.
Dường như Thrasymachus nghĩ rằng chính quyền luôn hành động để làm lợi cho
chính mình:
4. “Mỗi chế độ cai trị có luật lệ của riêng nó vốn được thiết kế sao cho phù hợp
với các lợi ích của nó”.

Và điều này, cùng với (1) gợi ý là:
5. Luật pháp của một chế độ cụ thể luôn luôn công bằng (vì vậy các công dân
của nó có nghĩa vụ phải tuân theo chúng)
7


Tất cả điều này thực chất là yêu sách sau đây về thẩm quyền chính trị: bất cứ ai
thực sự nắm giữ quyền lực chính trị thì cũng có nghĩa là nắm giữ quyền đó một cách
hợp pháp (bao lâu họ hành động thúc đẩy lợi ích của chính họ). Nếu Thrasymachus
đúng, thì chưa bao giờ có bất cứ sự khác nhau thực sự giữa thẩm quyền quy phạm
(thẩm quyền hợp pháp, được biện minh về mặt đạo đức) và thẩm quyền mô tả (thẩm
quyền thực tế), tức là trong thực tế bất cứ ai cai trị thì có thẩm quyền đạo đức để cai
trị. Nếu vậy, hầu như chỉ có một sự khác biệt đơn thuần về mặt khái niệm giữa hai
dạng thầm quyền, và chúng chưa bao giờ được tách rời trong thực tế.
[Vì vậy, nếu Thrasymachus đúng, thì sự bất tuân dân sự không bao giờ được biện
minh về mặt đạo đức – ví dụ, hành động của các nhà đấu tranh cho các quyền dân sự
như MLK Jr. và Rosa Parks là mất đạo đức]
1.2. Phản bác thứ nhất của Socrates
Tại 339c (p.41), Socrates buộc Thrasymachus phải thừa nhận rằng:
(A) Đôi khi những người cai trị thông qua những luật sai lầm vì chúng
không mang lại lợi ích cho họ.
Vì những người bị trị (theo Thrasymachus) luôn có nghĩa vụ đạo đức tuân theo
luật, nên dẫn đến những người bị trị đôi khi bị ép buộc về mặt đạo đức phải làm điều
mà không có lợi cho những người cai trị và điều này mâu thuẫn với giả thiết thứ
nhất trong lập luận của Thrasymachus (công băng là bất cứ điều gì có lợi cho tầng
lớp cai trị)
Cleitophon đề nghị rằng điều mà Thrasymachus muốn nói không phải là, công
bằng là những gì thực sự có lợi cho tầng lớp cai trị, mà công bằng là bất cứ điều gì
mà tầng lớp cai trị tin là có lợi cho chính họ:
“Cleitophon nói: nhưng, với “lợi ích của kẻ mạnh hơn” ông muốn nói là bất cứ

điều gì mà kẻ mạnh hơn hiểu là có lợi cho họ”.

Nhưng Thrasymachus bác bỏ sự sửa chữa này. Bác bỏ của ông như sau:

8


(B) Nếu tầng lớp cai trị tạo ra một sai lầm về điều gì liên quan đến lợi
ích của họ, thì tầng lớp đó không thực sự là tầng lớp cai trị.
“... Một người cai trị, trong chừng mực anh ta là người cai trị, không bao giờ sai
lầm, và bao lâu điều này còn đúng, thì anh ta ban hành điều gì tốt nhất cho anh ta,
và …đây là điều mà thần dân phải làm. Do vậy, như tôi nói lúc đầu, tôi gọi đó là
công bằng khi thực hiện điều gì mang lại lợi ích cho kẻ mạnh hơn”.

1.3. Phản bác thứ hai của Socrates
Bây giờ Socrates sử dụng (B) để chống lại Thrasymachus; đặc biệt, ông sử dụng
nó để chỉ trích giả thiết 4 trong luận điểm ban đầu của Thrasymachus. Socrates cho
rằng, những người cai trị, được xem như những người cai trị, chưa bao giờ hành
động đơn thuần thúc đẩy lợi ích của riêng họ; mà đúng hơn, họ hành động chủ yếu
để thúc đẩy lợi ích của những ai mà họ cai trị.
“... tất cả những ai đứng ở vị trí cai trị, bao lâu họ còn là người cai trị, không
xem xét hay xắp đặt lợi ích cho riêng của họ, nhưng mà là lợi ích của người dân
mà họ cai trị; và họ làm, nói, hành động nhằm mang lại những gì tốt và phù hợp
nhất với cho người bị trị ...”

Lập luận của ông ở đây là:
a. Một nghệ thuật thì hoàn hảo. [ở đây Socrate đang nói về yêu sách (B) của
Thrasymachus cho rằng – người cai trị mà có thể tạo ra sai lầm, thì anh ta
không phải là người cai trị; bác sĩ mà có thể tạo ra sai lầm, thì anh ta không
phải là bác sĩ…]

b. Nghệ thuật không quan tâm đến lợi ích riêng của nó, mà nó chỉ quan tâm
đến lợi ích của các đối tượng của nó (ví dụ y học không tìm cách cải tiến y
học, mà nó tìm cách để cải tiến sức khỏe)
c. “Nghệ thuật thì cai trị và mạnh hơn đối tượng của nó” ví dụ y khoa “cai trị
và mạnh hơn” thể xác.
d. Do đó, “không có khoa học hay tri thức nào khảo sát hay đề nghị lợi ích của
kẻ mạnh hơn, nhưng mà là lợi ích của kẻ yếu hơn, tức đối tượng của nó)

9


e. Do đó, không có nghệ sĩ (ví dụ người cai trị, bác sĩ, hoa tiêu) xem xét hay đề
nghị điều gì cho “lợi ích tốt nhất của chính họ; mà đúng hơn, họ “tìm kiếm
điều gì là tốt cho thần dân của họ (người bị trị, bệnh nhân, thủy thủ).
1.4. Phần còn lại của Quyển I
Hai điều cần chú ý về quyển I….
 Socrates cho rằng một người công bằng sẽ tìm kiếm một địa vị chính trị,
không bởi vì sự giàu có và danh dự, mà chỉ để tránh hình phạt bị cai trị bởi ai
đó tồi tệ hơn anh ta; anh sẽ tìm kiếm vị trí chính trị nếu anh ta sợ rằng không
có ai khác có thể làm tốt hơn anh ta. Trong một xã hội của những người tốt,
không ai muốn giữ vị trí công, bởi vì mọi người tin rằng bất cứ ai cũng có thể
làm việc đó tốt như chính anh ta.
 Phần còn lại của quyền I trình bày lập luận của Socrates chống lại tuyên bố
của Thrasymachus là, bất công thì tốt hơn cho một người hơn là công bằng.
Điều này liên quan gián tiếp với câu hỏi về thầm quyền chính trị hợp pháp.
Hầu hết phần còn lại của Cộng hòa, cho tới tận quyển IX, được dành, hoặc
trực tiếp, hoặc gián tiếp, cho sự khảo sát của Socrates về công bằng. Chúng ta
sẽ theo sau Socrates trong công việc này, nhưng chúng ta cũng sẽ chỉ tìm hiểu
những gì liên quan đến triết học chính trị, đặc biệt là câu hỏi 2 (sự biện minh
về mặt đạo đức cho thẩm quyền chính trị, câu hỏi 3(cấu trúc của một xã hội

chính trị) và câu hỏi 4 (phạm vi hợp pháp của quyền lực của chế độ cai trị).
2. Cấu trúc của một xã hội chính trị (Cộng hòa, quyển II & III).
2.1. Công bằng ở cấp độ thành bang và cấp độ cá nhân
Câu hỏi trung tâm của tác phẩm Cộng hòa là:
A. Công bằng là gì, nghĩa là một con người cá nhân phải làm gì để có thể trở
nên công bằng?
Nhưng từ mục đích của chúng ta, thì đây không phải là câu hỏi quan trọng nhất
trong tác phẩm Cộng hòa. Câu hỏi mà chúng ta quan tâm nhất là:
10


B. Một nhà nước – thành bang nên được tổ chức như thế nào? Nghĩa là, đâu
là tổ chức của một xã hội với thẩm quyền cai trị hợp pháp?
Plato nghĩa rằng đi trả lời cho câu hỏi (B) sẽ giúp ích trong việc trả lời câu hỏi
(A). Ông nghĩ vậy là vì ông khẳng định như sau:
i.

Bản chất của công bằng thì giống nhau cho cả cấp độ thành bang lẫn cấp độ
cá nhân

ii.

Vì thành bang thì lớn hơn cá nhân, nên chúng ta có thể nhận thấy công bằng
dễ dàng hơn so với cấp độ thành bang – cũng như đọc những gì được viết
lớn thì dễ dàng hơn đọc những gì được viết nhỏ.

2.2. Nguồn gốc và sự phát triển của thành bang
Socrates trả lời (B) bằng cách tìm hiểu nguồn gốc của một thành bang để thấy nó
phát triển và lớn mạnh như thế nào, và từ đó thấy công bằng (hay bất công) phát
triển như thế nào bên trong nó. Điều mà ông trình bày sau đây không phải là một sự

giải thích mang tính lịch sử về bất cứ thành bang thực tế nào; mà đúng hơn, là giải
thích làm thế nào để một thành bang hoàn hảo (một utopia) có thể ra đời.
a. Lý do thành bang ra đời
 Thành bang ra đời bởi vì các cá nhân không thể tự tồn tại. [chú ý rằng đây là
câu trả lời của Plato cho câu hỏi 1a và 1b của chúng ta)
“...Sự hình thành của một thành bang là vì ……thực tế là, chúng ta không
phải là các cá nhân độc lập, mà có nhiều thiếu soát ….vì những thiếu soát này,
nên mỗi chúng ta tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác để đáp ứng các nhu cầu
của mình, vì vậy chúng ta tập hợp vào một nơi, và đặt tên cho nơi này là thành
bang”.

b. Sự phân chia lao động
 Các cá nhân có những nhu cầu cơ bản: thức ăn, nơi ở, quần áo …. Cách tốt
nhất để một nhóm hợp tác mà có thể cung cấp cho tất cả cá nhân những nhu
cầu này là tuân theo sự phân chia lao động dựa trên tài năng tự nhiên. Một số

11


sẽ là nông dân, một số là thợ đóng giày, một số là thợ rèn... Lao động phải
được phân chia vì một người không thể tự mình làm tốt tất cả những việc này.
“... Tất cả mọi thứ được tạo ra với số lượng và chất lượng cao hơn, và với sự
dễ dàng hơn khi mỗi người làm một nghề nào đó phù hợp với bản chất của anh
ta mà không phải làm bất cứ việc gì khác”.

 Nhiều nghề sẽ xuất hiện ngoài những người sản xuất: những người làm nghề
xuất nhập khẩu, thủy thủ, thương nhân, những người lao động làm thuê….
Đến lúc này Socrates hỏi trong một thành bang như vậy công bằng là gì.
Adeimantus trả lời: “Có lẽ nó có thể được tìm thấy ở đâu đó trong các mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau giữa những người này”. Điều này báo trước câu trả lời mà Socrates sẽ


đưa ra: công bằng của một xã hội sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các giai cấp
của nó.

c. Sự phát triển của thành bang dẫn đến xung đột
 Các nghề khác xuất hiện sẽ cung cấp, không phải các nhu cầu thiết yếu, mà
cả những thứ xa hoa: săn bắn, làm thơ, nhảy múa, chính khách, giáo viên, thợ
cắt tóc, nông trại…xã hội trở nên rất lớn và cần nhiều đất hơn để trồng lương
thực …và chắc chắn, sẽ có xung đột với lân bang để giành lấy thêm tài
nguyên, bao gồm đất đai.
d. Sự xuất hiện những chiến binh
 Bây giờ chúng ta cần một nghề hoàn toàn mới: chiến binh (“người bảo vệ”).
Họ sẽ trải qua một quá trình đào tạo nghiêm ngặt, nhưng phải có “tài năng tự
nhiên”. Họ phải:
i.

dũng cảm

ii.

mạnh mẽ

iii.

đầy sinh khí

iv.

“triết lý” (yếu mến sự học)


12


e. Sự xuất hiện những người cai trị
 Ai sẽ là người cai trị mọi người? (Với câu hỏi này thành bang của Socrates
mang một đặc điểm chính trị)
 Người cai trị phải là người mà “luôn làm điều gì tốt nhất cho thành bang” –
các chiến binh sẽ giám sát họ từ thời niên thiếu để xác định ai phù hợp nhất
để trở thành người cai trị; các ứng cử viên sẽ được kiểm tra bằng nhiều cách
để đảm bảo khả năng cai trị của họ. Kết quả, điều này sẽ phân chia tầng lớp
bảo vệ thành hai, tạo ra một tổng thể ba giai cấp:
Những người bảo vệ
1. người cai trị
2. chiến binh
3. Nhà buôn, người sản xuất
f. Bí ẩn về các kim loại
Để duy trì cấu trúc giai cấp này, ba giai cấp phải khắc sâu với “một lời nói dối
cao quý” – Đó là bí ẩn về các kim loại….
 Mỗi người có trong anh ta hoặc vàng, hoặc bạc, hoặc đồng và điều này sẽ
quyết định tầng lớp mà anh ta thuộc về
 Những người lớn sẽ giám sát trẻ con để xem kim loại mà nó có, từ đó mỗi
đứa trẻ sẽ được nuôi dưỡng như người cai trị, binh lính, hay thương nhân.
 Việc cha mẹ của một giai cấp có con thuộc một giai cấp khác là hoàn toàn có
thể (dù rất hiếm)
“….các vị thần người tạo ra bạn trộn vàng vào trong cấu tạo của bạn để bạn
đủ phẩm chất cho việc cai trị, điều mang đến cho bạn giá trị cao nhất; trong khi
đối với những người lính họ được làm bằng bạc; còn sắt và đồng đặc gán cho
người làm làm ruộng và những người đàn ông khác….”

g. Chủ nghĩa cộng sản


13


Socrates ủng hộ chủ nghĩa cộng sản giữa những người bảo vệ (gồm những người
cai trị và chiến binh):
 không sở hữu tài sản tư nhân
 không sống riêng, mà phải sống cùng nhau
 sẽ nhận được những gì thiết yếu do các công dân khác chi trả
 không sở hữu tiền, hay ngay cả các vật bằng vàng, hoặc bạc.
Mục đích: tách rời quyền lực kinh tế khỏi quyền lực chính trị, để tránh sự xung
đột giữa các giai cấp.
3. Công bằng trong thành bang (Cộng hòa, quyển IV)
3.1. Khôn ngoan, dũng cảm, tự chủ. Sau khi miêu tả cấu trúc nền cộng hòa lý
tưởng của mình, Plato tiếp tục nghiên cứu của ông về sự công bằng trong thành
bang. Quan điểm của ông như sau:
 một thành bang là công bằng cũng sẽ khôn ngoan, can đảm, và tự chủ (tự chủ
= tự kiểm soát)
 vì vậy, bằng cách hiểu về khôn ngoan, can đảm, và ôn hòa trước, chúng ta sẽ
chuẩn bị tốt hơn để hiểu về chính công bằng.
Trong quyển IV, ông miêu tả hai trong số ba đức hạnh đầu tiên, (khôn ngoan và
can đảm) vốn lần lượt nằm ở trung tâm của hai tầng lớp mà ông đã miêu tả trước đó.
Mỗi tầng lớp có chức năng và đức hạnh riêng:
tầng lớp

chức năng

đức hạnh

cai trị


đưa ra các quyết định
ảnh hưởng đến toàn
thành bang

khôn ngoan – có tri thức về điều
gì là tốt cho thành bang

chiến binh

bảo vệ thành bang

can đảm

14


Đức hạnh thứ ba, sự tự chủ, nó không nằm trong một giai cấp; mà đúng hơn là
nó:
“Có ở toàn bộ, và tạo ra một sự kết hợp giữa kẻ yếu nhất và kẻ mạnh nhất và những
kẻ ở giữa”.

Nói cách khác, sự tự chủ là một dạng tự kiểm soát, có thể đạt được khi phần yếu
hơn của một thực thể bị kiểm soát bởi phần mạnh hơn, tốt hơn; và trong thành bang,
thì sự tự chủ = việc phần mạnh hơn, tốt hơn của các công dân (những người cai trị)
kiểm soát bộ phận kém hơn, yếu hơn (mọi tầng lớp khác: quân nhân, thương
nhân/người sản suất).
3.2. Công bằng trong thành bang
Sau khi miêu tả ba phẩm chất khác nhau cấu thành nên đức hạnh của thành bang,
Socrates đã sẵn sàng để miêu tả đức hạnh thứ bốn (công bằng) là gì:

“thực hiện bổn phận của mình là công bằng”
Ông khẳng định điều này bằng cách miêu tả một thành bang không công bằng thì
như thế nào:
 một thành bang không công bằng khi cá nhân cố gắng làm điều mà không
phù hợp với họ: “bất cứ sự can thiệp vào ba bộ phận hay thay đổi bộ phận này cho
bộ phận khác, sẽ gây ra tác hại lớn cho thành bang, và …….liệu bạn có thể không
thừa nhận rằng việc gây ra tác hại cho thành bang lại không là một sự bất công?”

 một thành bang công bằng là thành bang ngược lại: các cá nhân ở các gia cấp
khác nhau (người cai trị, chiến binh, và thương nhân) làm điều phù hợp với
họ theo khuynh hướng tự nhiên và sự giáo dục – người cai trị cai trị, chiến
binh bảo vệ, và thương nhận giám sát các nhu cầu thương mại và vật chất của
xã hội: “trái lại, việc trung thành với nhiệm vụ của mình, mỗi người thi hành công
việc riêng của mình, là công bằng, và sẽ làm cho thành bang công bằng.”

Vì vậy thành bang công băng là thành bang mà:
 người cai trị đưa ra quyết định khôn ngoan
15


 được thực thi với sự can đảm của chiến binh, và trong đó
 có một sự tiết chế (“tự kiểm soát” - người cai trị kiểm soát mọi người); và kết
quả,
 thành bang hùng mạnh và các thành viên của nó hạnh phúc
Thành bang là công bằng bởi vì mỗi giai cấp thực hiện chức năng riêng của nó, và
lao động được phân chia một cách hiệu quả (theo sự phân chia lao động tự nhiên)
Plato gọi dạng chính quyền này là quân chủ (nếu chỉ một người cai trị) hay quý
tộc (nếu hơn một người cai trị).
3.3. Công bằng ở cấp độ cá nhân. Để khẳng định hơn nữa sự giải thích ở trên là
chính xác về sự công bằng trong thành bang, Socrates đi tìm hiểu điều gì tạo nên sự

công bằng ở cấp độ cá nhân
3.3.1. Ba nguyên tắc của tâm lý con người
Đối với Plato, tâm lý của con người gồm ba bộ phận riêng biệt:
(1) bộ phận cấu thành sự phản tư duy lý, cần thiết cho tri thức
(2) bộ phận cấu thành phần nhiệt huyết, sự can đảm (3) bộ phận liên quan
đến sự thỏa mãn những ham muốn phi lý trí
Cũng giống với thành bang, mỗi trong hai nguyên tắc đầu tiên của tâm hôn có
một đức hạnh tương ứng:
(1) khôn ngoan
(2) can đảm
Đức hạnh thứ ba tạo thành mối quan hệ hài hòa giữa các ba nguyên tắc:
(3) Sự tiết chế: bộ phận cao hơn, duy lý kiểm soát các bộ phận thấp hơn
(các ham muốn vật chất và xúc cảm).
Và cuối cùng, Socrates định nghĩa công bằng ở cấp độ cá nhân như sau:

16


“... một con người công bằng, cũng giống như cách trong đó chúng ta thấy
đối với thành bang công bằng… điều làm cho một thành bang công bằng, là mỗi
trong ba bộ phận thực hiện các chức năng riêng của nó …và mỗi chúng ta cũng
vậy, nếu các phần bên trong của chúng ta thi hành đúng các chức năng, thì
chúng ta sẽ là người công bằng, và là người thi hành công việc phù hợp với
mình.
... một người công bằng sẽ không cho phép một vài chức năng trong anh ta
làm bất cứ công việc nào không phải của chúng, cũng không cho phép các bộ
phận riêng biệt trong tâm hồn can thiệp vào nhau, nhưng sẽ thực sự đặt mọi thứ
trong trật tự; và làm chủ trên chính anh ta, kiểm soát tính cách của anh ta…làm
sao cho ba nguyên tắc này hòa hợp với nhau, như thể chúng là ba hợp âm của
một âm, một cao và một thấp và một ở giữa …”


Trong một tâm hồn công băng, các ba nguyên tắc đều thực hiện một cách đúng
đắn các công việc của riêng chúng
4. Chủ nghĩa cộng sản gia đình trong tầng lớp bảo vệ (Cộng hòa, quyển V)
Đầu quyển V, Socrates thảo luận về các dạng thức chính quyền khác, ít công bằng
hơn, và làm thế nào cộng hòa lý tưởng của ông biến đổi thành các dạng này. Nhưng
có các vấn đề khác ông vẫn chưa giải thích đầy đủ về nền cộng hòa lý tưởng của
mình. Đặc biệt, là vấn đề về chủ nghĩa cộng sản của ông, cụ thể trong đoạn: “tất cả
tài sản thuộc về của chung, ngay cả người những người vợ và những đứa trẻ”. Socrates

quay trở lại chủ đề, và đưa ra giải thích sau về cuộc sống của tầng lớp chiến binh.
A. Những chiến binh nam phải là “những người bảo vệ đám đông” - họ phải
trung thành với cộng đồng mà không có sự trung thành riêng đới với cá nhân nào.
B. Nhưng chiến binh nữ, dù yếu hơn, sẽ được đối xử giống như những chiến
binh nam

17


Phụ nữ trong tầng lớp chiến binh được mong đợi có thể làm công việc giống như
đàn ông (dù họ yếu hơn về thể chất). Bởi vì điều này, họ sẽ nhận được sự giáo dục
giống như nam giới
 Socrate nghĩ điều này có thể gây tranh cãi, ít nhất một phần là vì sự giáo dục
thể chất đòi hỏi sự trần truồng, vì vậy người chiến binh nữ sẽ phải đào tạo
giống với người nam trong sự trần truồng.
C. Chính quyền sẽ kiểm soát sinh đẻ và việc nuôi dạy trẻ trong giới chiến binh
 Những người cai trị sẽ sắp xếp bí mật để những chiến binh tốt nhất quan hệ
với nhau và những người kém cỏi nhất trong số họ không được quan hệ.
Nhưng người tốt nhất trong tầng lớp chiến binh sẽ chịu trách nhiệm cho việc
tái tạo (sinh đẻ); những người kém nhất thì không có trách nhiệm này.

 Những đứa trẻ được sinh ra như vậy sẽ ngay lập tức đưa đến nơi nuôi dưỡng
chung tách biệt với cha mẹ để của chúng.
 Chỉ những đứa trẻ khỏa mạnh nhất mới được lựa chọn để nuôi dưỡng.
 Những người trẻ hơn bị cấm quan hệ; và những người có phẩm chất tốt
không được phép quan hệ cho đến khi được chấp thuận
 Những người có phẩm chất tốt có thể quan hệ miễn là họ thực hiện điều này
nhưng không để có thai – và nếu họ để có thai, thì đứa trẻ sinh ra sẽ bị giết
Vì vậy Plato ủng hộ việc sử dụng thuyết ưu sinh (cải thiện gien bằng cách kiểm
soát gien nào được truyền lại cho thế hệ sau) giữa cho tầng lớp chiến binh được
“thuần khiết”.
Phản đối: sự tổ chức này là không "nên" - không phải là sự tổ chức tốt nhất cho
thành bang.

Socrates đáp lại:

18


a. Một chính sách là vì lợi ích lớn hơn cho thành bang nếu nó giúp "ràng buộc
thành bang lại với nhau, và làm cho thành bang thống nhất làm một", tức là nó
ngăn không cho thành bang bị phân thành nhiều thành bang. [Yêu sách này bị chỉ
trích bởi Aristotle trong Quyển II của tác phẩm Chính trị học]
b. Các công dân bị ràng buộc chặt chẽ với nhau hơn khi họ chia sẻ cùng cảm
xúc (đau buồn vì chết cùng nhau, vui mừng với sự ra đời cùng nhau…) và sẽ bị
chia rẽ hơn khi họ không như vậy.
c. Cách tốt nhất (hoặc ít nhất, là một cách tốt) để thúc đẩy sự tương đồng cảm
xúc này là mọi người không có vợ, chồng và con riêng của họ, nhưng họ chia sẻ
chung với nhau.
d. Kết quả cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản gia đình giữa những người chiến
binh được sắp xếp cẩn thận này là mỗi người sẽ xem người chiến binh nam hay

nữ bên mình như là thành viên trong gia đình: "họ phải nhìn vào mọi người mà họ
gặp hoặc như là người anh, hoặc người em, hoặc người cha , hoặc người mẹ, hoặc
con trai, hoặc con gái, hoặc cha mẹ của chúng". Vì vậy, mỗi người chiến binh sẽ
có tình cảm đối với mọi người như đối với mọi thành viên trong gia đình.
e. Vì vậy, sự tổ chức này là nên làm - đó là cách tốt nhất cho thành bang.
D. Chủ nghĩa cộng sản gia đình là một ví dụ về một nguyên tắc cộng sản tổng
quát hơn đó là: những người chiến binh không được phép sở hữu bất kỳ tài sản
cá nhân.
 Điều này sẽ loại bỏ các vụ kiện, và các tranh chấp cá nhân khác liên quan đến
sở hữu tư nhân.
 Nó sẽ không làm người chiến binh ít hạnh phúc hơn so với tầng lớp thương
nhân (các thành viên trong đó có thể sở hữu tài sản tư nhân) cuộc sống của
những người chiến binh là cao thượng hơn, đi kèm với danh dự thường xuyên
hơn.
5. Khả thể của một thành bang hoàn hảo (Cộng hòa quyển V)

19


Đến cuối quyển V, Socrates tìm hiểu câu hỏi liệu chế độ cai trị mà ông đang miêu
tả có thực sự hiện thực hóa được hay không, tức là liệu một chính phủ như vậy có
thể vận hành trong thế giới thực hay không?
5.1. Vua – triết gia
Bước đầu tiên, Socrate hỏi: những thay đổi nhỏ nhất nào mà chúng ta có thể tạo
ra đối với thành bang hiện tại để có thể khiến nó trở thành một chế đội cai trị hoàn
hảo?
Câu trả lời của ông, chỉ nếu triết gia trở thành vua, hoặc ngược lại, chế độ cai trị
hoàn hảo không bao giờ có thể trở thành hiện thực.
5.2. Lý thuyết về các mô thức
Lúc này câu hỏi tự nhiên xuất hiện là: Triết gia là gì? Như là một phần của câu trả

lời này, Socrates giới thiệu một trong những yêu sách quan trọng nhất của ông: lý
thuyết về các mô thức.
Ví dụ đầu tiên của ông về mô thức là mô thức về cái đẹp: theo ông việc nhận thấy
những sự vật đẹp nhưng lại không có hiểu biết (thậm chí niềm tin) về chính cái đẹp
là điều hoàn toàn có thể. Những người theo đuổi trải nghiệm về những thứ đẹp cụ
thể chỉ là triết gia giả mạo; triết gia chân chính là triết gia khao khát hiểu biết về
chính cái đẹp. Điều này là vì những ai theo đuổi các kinh nghiệm tri giác về những
sự vật đẹp cụ thể không có tri thức thực sự về cái đẹp, mà anh ta chỉ có các ý kiến
các nhân (tư kiến) về những sự vật đẹp. Đối với Plato, một sự phân biệt cực kì quan
trọng đó là: tri thức và tư kiến là “các khả năng” hoàn toàn khác nhau….

tri thức
 là không thể sai lầm – khi bạn

tư kiến
 có thể sai lầm – nếu bạn chỉ đơn

20


biết điều gì đó, bạn không thể sai
 phạm vi của nó là “cái” (thực
tồn)

thuần có tư kiến chứ không phải tri
thức, thì rất có thể để bạn sai lầm
 phạm vi của nó là cái gì đó khác hơn
cái thực tồn

Khác biệt thứ hai là khá nan giải ... Socrates đưa ra các luận điểm sau:

 vì tri thức và tư kiến là hai phạm trù khác nhau, nên chúng phải có "lĩnh vực"
khác nhau - tức là, chúng phải bàn về những thứ khác nhau.
 Tri thức là về “cái đang là”, về cách mà sự vật thực sự là; còn tư kiến phải về
thứ khác
 nhưng tư kiến không thể là không gì cả (cái không là) - điều này là vì sự dốt
nát có phạm vi của nó "cái không là" - và tư kiến thì khác hơn là sự dốt nát!
 tư kiến là, theo một nghĩa nào đó, nằm giữa tri thức và sự dốt nát - vì vậy
phạm vi của nó phải là, theo một nghĩa nào đó, giữa những gì đang là và
những gì không là.
Các triết gia có thể vượt qua tư kiến đơn thuần về những sự vật đẹp cụ thể và đạt
được tri thức chân thực về mô thức cái đẹp.
Mô thức là:
 không thay đổi
 có thể nhận biết được (bằng trí tuệ chứ không bằng giác quan)
 có tính cộng đồng
Điểm cuối cùng rất quan trọng. Từ Hy Lạp mà Plato sử dụng là "eidos" (số nhiều:
"eide"), được dịch là “mô thức" hoặc "ý niệm". "Ý niệm" là một sự dịch được chấp
nhận, miễn là bạn nhớ rằng một ý niệm của Plato không có tính tinh thần, nhưng là
một cái gì đó tồn tại ngoài ý nghĩ của chúng ta về nó; nó có tính công cộng (có thể
tiếp cận với tất cả mọi người) và hoàn toàn khách quan.
Các mô thức hoàn toàn chân thực, chân thực hơn thế giới vật chất. Thế giới vật
chất thay đổi liên tục. Những vật mà ở một lúc nào đó đẹp, có thể thay đổi và trở nên

21


xấu xí; những thứ mà lớn trong một số hoàn cảnh nào đó lại nhỏ trong những hoàn
cảnh khác. Đối với Plato, đây là một dấu hiệu cho thấy những vật này không thực
tồn như các mô thức, vốn vĩnh cửu và bất biến. Điều đó không có nghĩa là thế giới
vật chất là không có thật hay đơn giản là ảo tưởng, chỉ là nó ít chân thực hơn so với

các mô thức.
Các mô
thức

Mô thức hình
tam giác

Mô thức màu
trắng

Mô thức cái
đẹp

 đối tượng của tri thức
 chân thực nhất
 bất biến

Thế giới
(vật lý)
của kinh
nghiệm

các hình tam
giác (tất cả
những gì
“tham gia
vào” mô thức
hình tam
giác)


những vật
mầu trắng
(tất cả những
gì “tham gia
vào” mô
thức mầu
trằng

những vật đẹp
(tất cả những
gì “tham gia
vào mô thức
của cái đẹp”

 đối tượng của tư kiến
 thực, nhưng ít thực
hơn các mô thức
 liên tục thay đổi

“Tham gia vào” là gì? Dường như có ít nhất hai khía cạnh:
 Mô thức của F làm cho Fs đặc thù có thể hiểu được
 Mô thức của F chịu trách nhiệm cho sự tồn tại của Fs đặc thù như Fs
Điểm mấu chốt là xem học thuyết về các mô thức liên quan đến luận điểm của
Socrates rằng nó có thể khiến cho một thành bang thực tế có thể trở thành chế độ cai
trị hoàn hảo mà ông mô tả ...
 chế độ hoàn hảo trong một thành bang hiện thực là điều có thể
 nhưng chỉ khi các nhà cai trị là các "triết gia" thực sự (người yêu sự khôn
ngoan), tức là ...
 những người có tri thức (không phải chỉ là tư kiến) về các mô thức, bao
gồm mô thức về cái đẹp, công lý và sự tốt lành.


22


5.3. Nguồn gốc của thẩm quyền Chính trị
Có ít nhất bốn câu trả lời cho câu hỏi 2: điều gì biện minh thẩm quyền chính trị,
tức đâu là nguồn gốc của thẩm quyền chính trị?
1. thẩm quyền thần thánh: Thượng đế là nguồn gốc của thẩm quyền chính trị
[Israel thời cổ đại; các chế độ quân chủ ở châu Âu thời cận đại; Morocco hiện
nay]
2. sự lệ thuộc bẩm sinh: người bị trị phải phục tùng người cai trị do bản chất của
họ như vậy [Aristotle]
3. sự đồng thuận: thẩm quyền của người cai trị xuất phát từ sự đồng thuận của
người bị trị [ Hobbes, Locke]
4. chủ nghĩa hoàn hảo: thẩm quyền của người cai trị bắt nguồn từ khả năng hiểu
được các tri thức cao hơn [Plato]
Dạng tri thức nào hợp pháp hóa thẩm quyền chính trị?
Câu trả lời của Plato: tri thức về mô thức của cái tốt lành, và đặc biệt, tri thức về
làm thế nào để làm cho cộng đồng hạnh phúc bằng cách duy trì sự công bằng trong
các vấn đề của nó.
Một tiêu chí cho sự chấp nhận vào trong tầng lớp cai trị, vua – triết gia, là phải
biết điều gì là tốt nhất cho thành bang và thi hành tri thức đó trong khả năng của anh
ta với tư cách là người cai trị. Một người lạm dụng quyền lực vì lợi ích riêng của
mình, hay để làm lợi cho bất cứ ai không phải là thành bang, sẽ không đủ tư cách để
trở thành người cai trị.
Đằng sau giả định này là giả định rằng Plato đã sử dụng lời dạy của thầy của
mình Socrates: đức hạnh là tri thức. Nếu bạn thực sự biết sự tốt lành là gì, thì bạn sẽ
thực hiện nó – việc một cá nhân có tri thức thực sự về đức hạnh, công lý… mà lại
không đạo đức, công chính... là điều không thể. Sự giáo dục và các bài kiểm tra mà
nhà cầm quyền tập sự phải trải qua giống như bộ lọc để xem ai có kiến thức chân

chính của những gì tốt đẹp cho các thành bang, và do đó là người đủ công chính và

23


đạo đức để cai trị. Vì vậy, đối với Plato, nếu hệ thống giáo dục /bộ lọc hoạt động tốt,
chỉ có những người thực sự có đạo đức, có tri thức thực sự về sự tốt lành, mới trở
thành vua - triết gia, và như vậy, dù những người này sẽ có toàn quyền đối với thành
bang, họ sẽ không lạm dụng thẩm quyền đó.
6. Người cai trị phải biết gì: Mô thức của cái tốt lành (Cộng hòa quyển VI, và VII).
Như Socrates đã nói trước đó, vua – triết gia phải có tri thức về các mô thức, đặc
biệt là mô thức về các sự vật như cái đẹp, công bằng và sự tốt lành. Nhưng có một
thứ tự ưu tiên ở đây: Mô thức về sự tốt lành đứng trước các mô thức khác: "Không ai
có thể biết công bằng và cái đẹp là gì cho đến khi anh ta biết mô thức về cái tốt lành".

Nhưng có một vấn đề khác: tri thức như vậy là cực kỳ khó khăn để nắm bắt; trong
thực tế, chính Socrates tuyên bố không có tri thức về cái tốt lành. Mặc dù chính
Socrates không biết mô thức tốt lành là gì, ông cố gắng làm sáng tỏ nó với ba ẩn dụ
sau: ẩn dụ về mặt trời, ẩn dụ về đường phân chia, và ẩn dụ về cái hang.
6.1. Ẩn dụ về mặt trời. Mô thức về sự tốt lành tương tự như mặt trời theo ít nhất
hai nghĩa
1. Nó làm cho các mô thức khác có thể tri giác được.
Cũng như mắt không thể nhận thấy các đối tượng vật lý mà không có một điều
thứ ba (ánh sáng mặt trời), do đó, tinh thần không thể hiểu bất kỳ mô thức cụ thể nào
mà không có cái thứ ba (mô thức về sự tốt lành).
Chính mô thức về sự Tốt lành khiến cho tất cả các mô thức có thể hiểu được. Ví
dụ, để thực sự hiểu một cái một bàn là gì, thì cần phải hiểu một cái bàn tốt là gì. Một
cái bàn tốt sẽ có một bề mặt phẳng và một số chân và có khả năng đỡ các vật khác nếu bạn không hiểu điều này, thì bạn không thực sự hiểu cái gì có thể trở thành một
cái bàn. Bằng cách này, mô thức của cái tốt lành làm cho mô thức về cái bàn có thể
hiểu được. Theo quan điểm của Plato, tất cả các môt thức khác (bao gồm cả mô thức

về đẹp và công bằng) được "chiếu sáng" bởi mô thức về sự tốt lành theo nghĩa như
vậy.

24


2. Nó mang đến sự tồn tại cho các mô thức khác – nếu không có mô thức của
sự tốt lành, sẽ không có các mô thức khác.
6.2. Ẩn dụ về đường phân chia
Socrates đề nghị chúng ta tưởng tượng một đường phân chia giữa hai phần không
bằng nhau; phần trước đại diện cho thế giới khả giác và phần sau đại diện cho thế
giới khả niệm. Sau đó hãy tưởng tượng rằng mỗi trong hai phần này lại được chia
thành các phần không bằng nhau tương ứng tỉ lệ với sự phân chia đầu tiên.
thế giới khả giác:

thế giới khả niệm

"thế giới của những vật nhìn thấy"

"thế giới của những vật suy tưởng"

A

B

các hình ảnh, như
là cái bóng, sự
phản xạ

các đối tượng, như

động vật, cái
cây…những vật
mà hình ảnh ở A
tương tự với

Sự tưởng tượng

Sự tin cậy

C

D

các mô thức thấp
các mô thức cao hơn: các
hơn: các mô thức về mô thức về cái đẹp, công
hình vuông, tam
bằng, lòng trắc ẩn, sự can
giác, cái giường;
đảm, và (quan trọng
các mô thức mà đối
nhất) sự tốt lành
tượng ở phần B
tương tự với
Suy luận

Hiểu

6.3. Ẩn dụ về Cái hang
Trong quyển VII của tác phẩm Cộng hoà, Plato đề nghị chúng ta tưởng tượng

hoàn cảnh một nhóm người bị xích từ khi sinh ra bên trong một hang động, họ chỉ
thấy bóng đổ của những con rối, vốn được giữ trước một ngọn lửa phía sau họ. Họ
bị giới hạn để không thể nhìn thấy nhau hoặc nhìn thấy chính mình. Những người tù
này sẽ xem những cái bóng như là những vật thực sự.
Nếu một trong số họ bất ngờ thoát ra ngoài, thì anh ta sẽ cảm thấy khó chịu khi
nhìn vào ngọn lửa vốn tạo ra những cái bóng, và khó khăn hơn nữa khi đối mặt với

25


×