Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu sử dụng tư liệu hình ảnh online nhằm đổi mới cách học chương IV và chuơng X môn giải phẫu học người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
===o0o===

LƯƠNG THANH HUYỀN

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TƯ LIỆU
HÌNH ẢNH ONLINE NHẰM ĐỔI MỚI
CÁCH HỌC CHƯƠNG IV VÀ CHƯƠNG X
MÔN GIẢI PHẪU HỌC NGƯỜI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học người và Động vật

Người hướng dẫn khoa học:

ThS. PHẠM THỊ KIM DUNG

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em
luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo khoa Sinh- KTNN
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cùng các tập thể, cá nhân và gia đình.
Em xin được trân trọng cảm ơn cô giáo ThS. Phạm Thị Kim Dung Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội người đã trực tiếp hướng dẫn,
tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành công trình nghiên
cứu này.
Em xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Sinh KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người thân trong gia
đình, bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ động viên, khích lệ em vượt qua khó khăn để


hoàn thành khóa luận này.
Em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2017
Sinh viên

LƯƠNG THANH HUYỀN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài “Nghiên cứu sử
dụng tư liệu hình ảnh nhằm đổi mới cách học chương IV và chương X môn
Giải phẫu học người” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên
cứu của đề tài không trùng lặp với kết quả của các đề tài khác.
Nếu có sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2017
Sinh viên

LƯƠNG THANH HUYỀN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 3
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1 Tổng quan về tư liệu hình ảnh online ..................................................... 4

1.1.1 Một số khái niệm .............................................................................. 4
1.1.2 Vai trò............................................................................................... 5
1.1.3. Phương pháp dạy học hướng dẫn sử dụng tài liệu tự học .............. 6
1.2 Tổng quan về nâng cao chất lượng câu hỏi........................................... 10
1.2.1 Khái niệm câu hỏi .......................................................................... 10
1.2.2 Ý nghĩa của câu hỏi ........................................................................ 10
1.2.3 Các dạng câu hỏi ........................................................................... 10
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 11
1.3.1 Trên thế giới ................................................................................... 11
1.3.2 Trong nước ..................................................................................... 11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 13
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 13
2.3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 13
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................ 13
2.3.2 Phương pháp điều tra cơ bản ........................................................ 13


2.3.3 Phương pháp chuyên gia ............................................................... 13
2.3.4 Phương pháp thống kê toán học .................................................... 13
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 14
3.1. Cấu trúc nội dung môn Giải phẫu học người ở bậc Đại học ............... 14
3.1.1. Mô tả môn học............................................................................... 14
3.1.2. Mục tiêu của môn học ................................................................... 14
3.1.3. Nội dung môn học ......................................................................... 15
3.2. Thiết kế các câu hỏi hướng dẫn sử dụng hình ảnh online.................... 29
3.2.1 Các nguyên tắc sử dụng hình ảnh .................................................. 29
3.2.2. Các bước sử dụng tư liệu hình ảnh online trong việc thiết kế các
câu hỏi ..................................................................................................... 31
3.2.3. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi nhằm tích cực hóa hoạt động quan

sát của học sinh ....................................................................................... 31
3.2.3 Quy trình xây dựng câu hỏi theo hướng tích cực hóa hoạt động
quan sát của học sinh .............................................................................. 31
3.3 Kết quả của việc sử dụng hình ảnh online chương IV và chương X .... 32
3.1.1 Câu hỏi hướng dẫn sử dụng hình ảnh chương IV và X ................. 32
3.1.2. Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan ........................................... 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 45
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Do yêu cầu đổi mới cách học của sinh viên
Trong những năm gần đây, việc áp dụng hệ thống đào tạo theo tín chỉ
trong các trường đại học phản ánh quan điểm lấy sinh viên làm trung tâm.
Đây là phương thức đưa giáo dục đại học về với đúng nghĩa của nó là coi
trọng việc bồi dưỡng ý thức tự lực trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên
cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện
cho sinh viên tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ (TC) là phương thức đào tạo trong đó
người học được cấp bằng sau khi tích lũy đủ các kiến thức cần thiết. Các hình
thức tích lũy tín chỉ là: Học trên lớp; Thực hành, Thực tập và Tự học.
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP[2], năm 2005 của Chính phủ đã xác định
mục tiêu đến 2020 là đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo các tiêu
chí: phát huy tính chủ động của người học, sử dụng công nghệ thông tin
(CNTT) trong hoạt động dạy và học, khai thác các nguồn học liệu giáo dục
mở và nguồn học liệu trên mạng Internet nhằm đưa giáo dục đại học đạt trình
độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ thế giới. Nghị quyết số 44/NQCP[3], năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động nhằm tạo
chuyển biến căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phấn đấu đến năm 2030

nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Mục tiêu nêu trên chính là sự cụ thể hóa các quan điểm của lý luận dạy
học hiện đại là: biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, chú trọng bồi dưỡng
năng lực tự học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của người học.
Tư liệu dạy - học là tư liệu được sử dụng trong quá trình dạy - học bao
gồm những tài liệu chứa đựng nội dung học tập được thể hiện dưới dạng
phương tiện trực quan (tranh ảnh, mẫu vật, phim video, ...) hoặc dưới dạng

1


ngôn ngữ chữ viết (các đoạn trích). Người dạy có thể sử dụng tư liệu để tổ
chức quá trình dạy - học, để hiểu rõ, hiểu sâu kiến thức chuyên ngành. Người
học có thể sử dụng những tư liệu đó để tự tìm tòi phát hiện tri thức mới. Như
vậy, tư liệu dạy - học là nguồn tri thức làm sáng tỏ nội dung trong bài giảng
và giáo trình, gây hứng thú học tập cho người học, góp phần đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng ứng dụng CNTT.
Để quá trình dạy - học đạt hiệu quả, ngoài bài giảng và giáo trình, người
dạy và người học đều cần có nguồn tư liệu dạy - học phong phú. Đặc biệt là
các tư liệu hình ảnh về cơ chế của các quá trình sinh học.
1.2 Do thực tiễn bộ môn
Giải phẫu học người là môn học nghiên cứu và mô tả về hình dạng, cấu
tạo, vị trí, vai trò của các mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, sự phù hợp
giữa cấu tạo với chức năng của chúng và các quy luật phát triển của cơ thể
người. Môn học cung cấp kiến thức nền tảng cho các ngành chuyên môn khác
nhau như Y học, Thể dục thể thao, Tâm lý học, Giáo dục học [4]. Giải phẫu
học người có liên quan trực tiếp tới kiến thức về cơ thể người trong môn Sinh
học 8, Sinh học 11 trong chương trình sinh học phổ thông.
Tư liệu hình ảnh về hình dạng, cấu tạo, vị trí của các cơ quan trong cơ
thể là vô cùng cần thiết để có thể học tập tốt môn học này. Tuy nhiên trong

các tài liệu sách, giáo trình tham khảo thì hình ảnh thường là hình vẽ đen
trắng nên người học khó hình dung được một cách toàn diện; các tư liệu trên
Internet thường tồn tại tản mạn ở nhiều nguồn khác nhau chưa được sắp xếp
một cách khoa học, phù hợp với nội dung học ở trường đại học nên không
tiện dụng cho sinh viên (SV) trong quá trình tra cứu, học tập.
Hiện nay, ThS. Phạm Thị Kim Dung giảng viên bộ môn Giải phẫu học
người đã đã sưu tầm, biên tập tư liệu hình ảnh online môn Giải phẫu học
người trên website . Để nâng

2


cao hiệu quả sử dụng tư liệu hình ảnh trên trang web trong việc tự học bộ môn
Giải phẫu học người ở sinh viên. Chúng tôi đã chọn đề tài “Sử dụng tư liệu
hình ảnh online nhằm đổi mới cách học chương IVvà chương X môn Giải
phẫu học người.”
2. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn hình ảnh và sử dụng tư liệu hình ảnh online trên trang web
để đổi mới cách học nằm nâng
cao khả năng tự học môn Giải phẫu học người bậc đại học nhằm đáp ứng đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hình ảnh online chương IV, X trên website
/>3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung kiến thức trong chương IV, X môn Giải phẫu người ở bậc đại học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Phân tích mục tiêu nội dung kiến thức chương IV, X môn Giải phẫu người
2. Đánh


giá

kênh

hình

trên

/>3. Sử dụng các tư liệu hình ảnh để thiết kế các hoạt động tự học
5. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
2. Phương pháp điều tra cơ bản
3. Phương pháp chuyên gia
4. Phương pháp thống kê toán học

3

website


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về tư liệu hình ảnh online
1.1.1 Một số khái niệm
Một trong những công cụ không thể thiếu để phục vụ cho quá trình tự
học đó chính là tài liệu học tập. Việc sử dụng tài liệu học tập giữ một vị trí
đáng kể trong việc nắm vững kiến thức nói chung và phát huy tính tích cực
hoạt động trí tuệ của học sinh nói riêng.
Tài liệu học tập được chia ra thành nhiều loại tuỳ theo tính chất hay chức
năng riêng biệt của nó. Thông thường, đối với sinh viên, có những loại tài liệu

học tập sau đây:
1. Giáo trình: Là những tài liệu học tập cơ bản, chung, chính thống, bắt
buộc đối với mọi sinh viên khi học tập môn đó.
2. Tài liệu tham khảo, đọc thêm: Là những tài liệu cần thiết để bổ xung,
đào sâu, mở rộng tri thức cho từng bài học, từng chương hay từng học phần
trong mỗi môn học nhất định như các sách chuyên khảo. Có những tài liệu
tham khảo là bắt buộc sinh viên phải có, nhưng cũng có những tài liệu tham
khảo chỉ cần khi sinh viên có nhu cầu. Thông thường, những tài liệu tham
khảo này được cán bộ giảng dạy giới thiệu, yêu cầu.
3. Tài liệu hướng dẫn học tập: Là những tài liệu có chức năng hướng dẫn
học tập, ôn tập hay rèn luyện kỹ năng, tự học, tự thực hành, như đề cương bài
giảng, đáp án ngân hàng câu hỏi của các môn học, sổ tay sinh viên …
4. Sách tra cứu: Là những tài liệu dùng để tra cứu khi cần thiết như Từ
điển, danh mục, các bảng thống kê.
5. Tạp chí chuyên ngành: Là những tài liệu khoa học dùng để tham khảo
hay nghiên cứu, như thông tin khoa học kỹ thuật TDTT của viện KHTDTT.

4


6. Sách nghiên cứu: Là những công trình khoa học hay chuyên khảo dùng
cho sinh viên khi nghiên cứu khoa học, bản tin khoa học đào tạo huấn luyện TT
của Trường Đại học TTBN, Tạp chí TT của Bộ văn hóa TT & du lịch.
7. Tài liệu điện tử: Là những thông tin, kiến thức về mọi mặt thường
xuyên được cập nhật trên mạng dành cho mọi đối tượng trong mọi lĩnh vực.
8.Tư liệu hình ảnh online: là các tài liệu chứa đựng nội dung học tập
được thể hiện dưới dạng hình ảnh từ các website trên internet. Dựa vào đó,
người học có thể tìm tòi, suy luận để đi đến kết luận tri thức.
Tuỳ theo từng đối tượng, mục tiêu và nội dung mà xác định loại tài liệu
học tập cần thiết cho quá trình học tập. Giáo trình là tài liệu quan trọng nhất

nhằm cụ thể hoá nội dung chương trình môn học thông qua hệ thống các bài
học. Đối với sinh viên, giáo trình không những cung cấp những kiến thức
chuẩn mực, cơ bản và cần thiết, mà còn góp phần hướng dẫn phương pháp
học tập, củng cố những kiến thức đã học, tạo điều kiện phát triển các kĩ năng
đã được hình thành, đồng thời cũng là cơ sở, nền tảng để cho sinh viên ôn tập
và thi cử. Đối với giáo viên, giáo trình là tài liệu thể hiện khối lượng và mức
độ nội dung kiến thức cần giảng dạy, nó là cơ sở và hành lang pháp lý để giáo
viên trong quá trình dạy học không đi chệch hướng với nội dung và mục tiêu
đề ra, đồng thời góp phần hướng dẫn nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. Ngoài
ra, trong quá trình học tập, giáo viên có thể hướng dẫn sinh viên tìm đọc thêm
tài liệu tham khảo hay tài liệu hướng dẫn học tập khi các em làm tiểu luận,
xemina, luận văn hay thi tốt nghiệp.
1.1.2 Vai trò
Khi nghiên cứu về vai trò của hình ảnh online trong quá trình học chúng
tôi nhận thấy hình ảnh online có một số vai trò sau:
Hình ảnh cho phép diễn tả nhiều loại kiến thức: cấu tạo hình thái, cơ chế,
quá trình sinh học.

5


Hình ảnh có vai trò kích thích, gợi mở tư duy giúp người học thông qua
hình ảnh đó để ghi nhớ được một khái niệm, một quan điểm, một hệ thống lý
thuyết nào đó. Do vậy khi nhớ lại hình ảnh nào đó là nhớ cái đã thấu đạt đằng
sau hình ảnh.
Hình ảnh được in dấu trong quá trình tư duy về một lý luận nào đó,
nhằm nắm bắt và ghi nhớ khái quát nhất, sâu sắc nhất về vấn đề mà tư duy
đã thấu đạt.
Thông qua quan sát hình ảnh, người học phân tích, so sánh, rút ra sự
giống và khác nhau, những kết luận khái quát, qua đó giúp người học tìm ra

các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng sinh lí của chúng.
Việc đưa hình ảnh lên website giúp người học có thể chủ động tiếp cận
với kiến thức, từ đó hình thành khả năng tự học và rèn luyện kỹ năng sử dụng
công nghệ thong tin.
1.1.3. Phương pháp dạy học hướng dẫn sử dụng tài liệu tự học
Căn cứ vào lý luận dạy học đại học, có thể khẳng định hướng dẫn sử
dụng tài liệu tự học là một trong những phương pháp dạy học vì nó mang đầy
đủ những đặc điểm cơ bản của một phương pháp dạy học như:
- Thứ nhất, phương pháp hướng dẫn sử dụng tài liệu tự học, học tập gắn
liền với mục đích đào tạo nghề nghiệp cho sinh viên ở các trường. Thông qua
quá trình tìm tòi, đọc và nghiên cứu những tài liệu chuyên ngành mà sinh viên
có thể hình dung được công việc mà mình làm sau này như thế nào. Trên cơ
sở đó các em có cách tiếp cận dần với công việc chuyên môn của mình dưới
nhiều góc độ như: làm thêm, thu thập thông tin, tài liệu đề cập đến chuyên
môn của mình, qua đó sẽ tìm hiểu được xu hướng phát triển của lĩnh vực đó
trong xã hội ra sao.Như vậy, với phương pháp hướng dẫn sử dụng tài liệu tự
học học tập, bên cạnh việc góp phần trang bị cho sinh viên có một trình độ
chuyên môn nhất định, còn rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng, kỹ xảo nghề

6


nghiệp để họ có thể thích ứng với mọi điều kiện công việc sau này nhằm hoàn
thành mục tiêu đào tạo của nhà trường.
- Thứ hai, phương pháp hướng dẫn sử dụng tài liệu tự học là một phương
pháp dạy học gắn liền với thực tiễn cuộc sống xã hội và sự phát triển của khoa
học - công nghệ. Để có thể thực hiện được yêu cầu của phuơng pháp này, sinh
viên phải thường xuyên tìm kiếm thông tin tri thức chuẩn bị cho bài học:
thông tin này có thể ở trên thư viện, ở trong sách báo tạp chí chuyên ngành
hay có thể trong thực tiễn đời sống xã hội, mà cũng có thể sinh viên lên mạng

tìm kiếm thông tin, trao đổi với nhau trên mạng. Mục đích của các trường Đại
học là đào tạo nghề, cho nên bao giờ cũng có mối liên hệ biện chứng giữa nhà
trường với thực tế cuộc sống. Mục tiêu của nhà trường không thể tách rời với
đời sống xã hội và sự phát triển của khoa học - công nghệ, nếu không sản
phẩm của nhà trương sẽ bị lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của sự phát
triển. Cho nên, trong quá trình áp dụng phương pháp hướng dẫn sử dụng tài
liệu tự học để dạy học, ngươi giáo viên phải luôn bám sát yêu cầu của thực
tiễn hoạt động TDTT để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo ở Đại học.
- Thứ ba, phương pháp hướng dẫn sử dụng tài liệu tự học là một phương
pháp dạy học có tác dụng phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của
sinh viên.Với phương pháp hướng dẫn sử dụng tư liệu tự học, sinh viên được
phát huy hết năng lực nhận thức, kích thích được tính khát khao tìm tòi, sáng
tạo những cái mới, độc lập, tự chủ trong việc lĩnh hội tri thức thông qua giáo
trình tài liệu học tập. Còn giáo viên đóng vai trò là người dẫn dắt, chỉ đường
cho sinh viên biết tìm kiếm tri thức đó ở trong sách nào, tài liệu nào, trên thư
viện hay lên mạng, sau đó tổ chức và điều khiển để sinh viên tự mình khám
phá và chiếm lĩnh tri thức khoa học đó từ trong giáo trình tài liệu.

7


- Thứ tư, phương pháp hướng dẫn sử dụng tài liệu tự học là một phương
pháp dạy học linh hoạt, đa dạng. Phương pháp này có thể áp dụng và phù hợp
cho tất cả các trường Đại học, nó cũng có thể phù hợp với đặc điểm tri thức
của tất cả các môn khoa học khác nhau nhất là đối với các môn xã hội. Bất cứ
giáo viên nào cũng có thể vận dụng một cách linh hoạt phương pháp hướng
dẫn sử dụng tài liệu tự học trong quá trình dạy học của mình.
- Thứ năm, phương pháp hướng dẫn sử dụng tài liệu tự học là một
phương pháp dạy học ngày càng gắn liền với các thiết bị và các phương tiện
dạy học hiện đại. Đặc điểm này biểu hiện mối quan hệ hữu cơ giữa phương

pháp và phương tiện dạy học. Trong quá trình vận dụng phương pháp này,
người giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học hiện đại như: thiết kế giáo án điện tử Powerpoint theo phương pháp hướng dẫn sử dụng
tài liệu tự học học tập; hướng dẫn sinh viên khai thác tài liệu học tập, thông
tin tri thức liên quan đến nội dung bài học ở trên mạng…
Trong quá trình dạy học, các đặc điểm này được thể hiện một cách linh
hoạt, sáng tạo tuỳ vào đặc điểm, nhiệm vụ, mục đích và đối tượng đào tạo của
từng trường. Người học phải sử dụng tài liệu học tập thường xuyên để phục
vụ cho quá trình học tập với nhiều nhiệm vụ nhận thức khác nhau qua nhiều
giai đoạn nhận thức khác nhau. Việc sử dụng tài liệu tự học có thể thực hiện
trước, trong và sau mỗi bài học có sự hướng dẫn, dẫn dắt của người thầy. Trên
cơ sở xác định mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp dạy học mà
người thầy có kế hoạch cụ thể trong việc yêu cầu người học sử dụng tài liệu
học tập phục vụ cho quá trình dạy học.
Mặc dù bản thân việc hướng dẫn sử dụng tài liệu học tập đã mang đầy đủ
đặc điểm của một phương pháp dạy học, nhưng nếu nhiều giáo viên không
biết cách phát huy những ưu điểm của phương pháp này thì cũng không đạt

8


được hiệu quả dạy học. Cho nên, để sử dụng tài liệu học tập đạt kết quả cao,
người thầy cần phải đề ra những nhiệm vụ học tập cho sinh viên:
- Nhiệm vụ trước mỗi bài giảng: giáo viên cần phải chỉ rõ những tài liệu
mà người học cần tìm đọc là những tài liệu nào? ở đâu? trong tài liệu đó thì
cần phải đọc chỗ nào và ghi chép ra sao? Đồng thời, giáo viên cũng phải nêu
ra vấn đề mà sinh viên cần chuẩn bị trước thông qua những câu hỏi gợi mở,
hay những bài tập… để yêu cầu người học phải chuẩn bị trước khi buổi học
diễn ra. Chính nhờ có quá trình chuẩn bị tài liệu trước cho nên người học
hoàn toàn chủ động thực hiện nhiệm vụ của mình trong suốt buổi học.
- Trong mỗi bài học: lúc này, người học phải thể hiện những gì mà mình

đã đọc, đã nghiên cứu những tài liệu đó như thế nào thông qua hình thức trình
bày hiểu biết của mình về vấn đề đó trước tập thể lớp, rồi trao đổi, tranh luận
với nhau để cùng giải quyết vấn đề. Và như vậy, người học hoàn toàn được
chủ động trong suốt buổi học.
- Sau mỗi bài giảng: giáo viên yêu cầu sinh viên về nhà tiếp tục đọc phần
nào mà trên lớp chưa thực hiện xong, giáo viên giới thiệu thêm một vài tài
liệu tham khảo yêu cầu sinh viên nghiên cứu đọc thêm để mở rộng kiến thức
đồng thời cũng phải đưa ra những câu hỏi để kiểm tra khả năng tự đọc, tự
nghiên cứu của sinh viên ở nhà như thế nào.
Việc sử dụng tài liệu học tập của sinh viên nhằm mục tiêu lĩnh hội tri
thức một cách đầy đủ nhất, nhanh nhất. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp
hướng dẫn sử dụng tài liệu tự học đối với từng nội dung tri thức đòi hỏi giáo
viên lại phải có cách hướng dẫn sử dụng tài liệu tự học khác nhau cho phù
hợp với việc học tập một khái niệm, một vấn đề, liên kết các vấn đề hay trong
mở rộng một vấn đề để có hiệu quả nhất. Người thầy có thể hướng dẫn cho
sinh viên những thao tác cần thiết trong việc đọc tài liệu như thế nào, rồi trong
quá trình đọc cách ghi chép tri thức lĩnh hội được nh thế nào cho có hiệu quả

9


nhất và khoa học nhất, hay hướng dẫn cho sinh viên kỹ năng tư duy nhận thức
trong suốt quá trình nghiên cứu tài liệu…
1.2 Tổng quan về nâng cao chất lượng câu hỏi
1.2.1 Khái niệm câu hỏi
Câu hỏi là mệnh đề chứa đựng cái đã biết và cái chưa biết. Khi chủ thể
giải quyết tốt mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết trong câu hỏi thì
lúc đó câu hỏi mới trở thành sản phẩm của quá trình nhận thức.
1.2.2 Ý nghĩa của câu hỏi
Từ trước Công nguyên, nhà triết học Hi Lạp Xôcrat đã đề ra phương

pháp vấn đáp gợi mở, trong đó giáo viên đặt câu hỏi và khéo léo dẫn dắt học
sinh rút ra những tri thức mới. Chính Xôcrat đã sử dụng phương pháp này để
giảng dạy triết học. Ông gọi đây là “thuật đỡ đẻ” vì những câu hỏi ông kích
thích người đối thoại tự tìm ra câu trả lời, phát hiện chân lí. Ở đầu thế kỷ này,
John DeWay (1993) cũng đã biết “Biết đặt ra câu hỏi tốt là điều kiện rất cốt
lõi để dạy tốt”.
1.2.3 Các dạng câu hỏi
Căn cứ vào mức độ tư duy có thể chia làm 2 loại mức độ câu hỏi:
 Câu hỏi tái hiện thông báo: Câu hỏi chỉ đòi hỏi tái hiện các kiến thức,
sự kiện, nhớ, trình bày một cách có hệ thống, có chọn lọc.
 Câu hỏi phát hiện: là phương pháp đang cần được phát triển rộng rãi để
đổi mới PPDH theo mục tiêu đào tạo, những con người tích cực, năng động,
sáng tạo.
Căn cứ vào mục đích sử dụng và tính tích cực chủ động của HS thì có
thể phân thành 5 loại câu hỏi:
 Câu hỏi kích thích sự quan sát, chú ý.
 Câu hỏi yêu cầu phân tích, so sánh.
 Câu hỏi yêu cầu tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá.
 Câu hỏi liên hệ thực tiễn.
 Câu hỏi kích thích tư duy sáng tạo.

10


1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3.1 Trên thế giới
Trên thế giới, vấn đề sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập được đặt
ra từ rất lâu. J.A> Comenxki (1952- 1967)- Nhà giáo dục khiệt xuất người
Tiệp Khắc là người đầu tiên coi trọng việc sử dụng tư liệu dạy học.
Ở Liên Xô cũ, ngay từ những năm 1920, công tác tổ chức hoạt động độc

lập của học sinh với sách giáo khoa trong giảng dạy bực đại học được đề cập
đến. Đến năm 1956 - 1957, quyết định dùng sách giáo khoa đã xâm nhập vào
lý luận dạy học đại cương và lý luận dạy học bộ môn nhưng khi sử dụng vẫn
còn hạn chế.
Theo nhà khoa học Liên Xô (cũ) E. I. Gô - Lan thì ông cho rằng: “Việc
nghiên cứu sách giáo khoa một cách cơ bản ở các lớp đựơc tiến hành không
phải trong giờ lên lớp mà trong quá trình chuẩn bị các bài tập ở nhà” .
I. A. Cai - rôp chỉ mới đề cập đến một số hình thức sử dụng sách giáo
khoa trong giờ lên lớp mà chưa phải là một hình thức cơ bản, ông cho rằng
nếu tài liệu và sách giáo khoa quá khó hiểu thì giáo viên cùng học sinh tìm ra
dàn ý của đoạn đó và nên tiến hành dùng sách giáo khoa ở những phần nào
khó tiếp thu của bài học;
B. P. Exipop đã lưu ý giáo viên sử dụng sách giáo khoa để phát huy tính
tích cực tự lực của học sinh. Tác giả cũng đề cập đến yêu cầu để làm việc với
sách giáo khoa “Đòi hỏi một sự kết hợp đúng đắn giữa sự chỉ đạo của giáo
viên và tính tự lập của học sinh”
1.3.2 Trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề sử dụng tài liệu như một phương pháp tự học rất ít
được đề cập đến. Nhưng để nói về vai trò, vị trí quan trọng của sách, tài liệu
trong giáo dục nhận thức thì cũng đã được bàn đến nhiều.
Trong cuốn “Giáo dục học tập 1”, tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt đã
trình bày ý nghĩa của việc dùng sách: “Nếu được sử dụng đúng phương pháp,

11


sách sẽ có tác dụng lớn như: mở rộng, đào sâu vốn hiểu biết của mình một
cách có hệ thống và sinh động; rèn luyện kỹ năng, thói quen sử dụng sách,
bồi dưỡng ngữ pháp, kinh nghiệm viết văn, óc nhận xét, phê phán; bồi dưỡng
hứng thú học tập, tình cảm và tư tưởng trong sáng” Hai tác giả cũng đã hướng dẫn việc dùng sách ở trên lớp, việc dùng sách ở nhà và một số yêu cầu cơ

bản về phương pháp sử dụng sách giáo khoa.
Trong nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục ngày 11-1-1979
đã bàn đến vấn đề hướng dẫn sử dụng tài liệu học tập cho học sinh trong dạy
học: “Cần coi trọng việc bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự
học cho học sinh, hướng dẫn học sinh biết cách nghiên cứu sách giáo khoa,
thảo luận chuyên đề, ghi chép tư liệu, tập làm thực nghiệm khoa học”.
Hiện nay, đã có một số tác giả sưu tầm, biên tập tư liệu phục vụ dạy học bộ môn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ tập trung cho giáo dục phổ thông
còn đối với sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên
nghiệp, việc hướng dẫn sử dụng tài liệu tự học trong nhà trường vẫn bị lãng
quên còn dừng lại từng mảng nhỏ lẻ, chưa toàn diện, chưa tương xứng với tốc
độ phát triển nhanh của hệ thống các trường đại học Việt Nam hiện nay.
[1],[4],[5].

12


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hình ảnh online chương IV, X môn Giải phẫu học người trên
website />2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về tư liệu dạy học và phân tích nội dung chương
trình môn Giải phẫu học người
- Tìm hiểu về tư liệu hình ảnh online chương IV, X môn Giải phẫu học
người từ địa chỉ trang web: />- Thiết kế câu hỏi tự luận khai thác hiệu quả tư liệu hình ảnh online
chương IV, X.
- Biên soạn hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm đánh giá việc sử dụng hiệu
quả thư viện hình ảnh online chương IV và chương X môn Giải phẫu người.
- Nghiên cứu, tìm hiểu việc sử dụng thư viện hình ảnh online môn Giải
phẫu người dựa trên việc nghiên cứu tại 3 lớp K41.
2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu liên quan (Giải phẫu người, tin học, cách đặt câu
hỏi, bài báo khoa học, ...) để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài.
2.3.2 Phương pháp điều tra cơ bản
Thực hiện chủ yếu trao đổi trực tiếp bằng cách trao đổi trực tiếp và phiếu
điều tra
2.3.3 Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của các giảng viên bộ môn Giải phẫu
người; Sinh lý học người và động vật về chất lượng, số lượng các câu hỏi.
2.3.4 Phương pháp thống kê toán học
Sau khi điều tra, xử lý số liệu để rút ra những đánh giá về hiệu quả của
các câu hỏi.

13


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Cấu trúc nội dung môn Giải phẫu học người ở bậc Đại học
3.1.1. Mô tả môn học
Giải phẫu học người thuộc thuộc khối kiến thức nền tảng chuyên ngành.
Môn học có liên quan chặt chẽ tới các môn học thuộc khối kiến thức nền tảng
chuyên ngành khác như Lý sinh học, Hoá sinh học, Tế bào học. Đồng thời
môn học cũng cung cấp kiến thức cơ sở cho các môn Sinh lý người và động
vật, Sinh lý nội tiết và ứng dụng, Sinh lý học thần kinh cấp cao và cho quá
trình nghiên cứu khoa học, hoàn thành khoá luận.
3.1.2. Mục tiêu của môn học
 Mục tiêu kiến thức
Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ phải đạt những mục tiêu sau:
- Nắm được các khái niệm cơ bản của khoa học Giải phẫu người.
- Nắm vững hình thái, cấu tạo của các tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan

trong cơ thể người.
- Nắm vững sự phù hợp giữa hình thái, cấu tạo với chức năng.
- Nắm vững và vận dụng linh hoạt các kiến thức Sinh học có liên quan ở
phổ thông trong giảng dạy.
 Mục tiêu kỹ năng
- Kỹ năng đọc tài liệu và khái quát hóa kiến thức.
- Kỹ năng so sánh, phân tích về mối quan hệ giữa hình thái cấu tạo và
chức năng của tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
- Kỹ năng thực hành và nghiên cứu các đặc điểm hình thái cấu tạo tế
bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan trong phòng thí nghiệm và ngoài phòng thí
nghiệm.
- Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong quá trình thực hành.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tiễn.

14


- Kỹ năng xác định nội dung kiến thức và giảng dạy kiến thức có liên
quan trong chương trình phổ thông.
 Mục tiêu thái độ
- Tích cực, chủ động trong học tập để nắm bắt các nội dung kiến thức cơ
bản và nâng cao về Giải phẫu người phục vụ cho quá trình học tập, giảng dạy
và nghiên cứu sau này.
 Mục tiêu năng lực
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực tổ chức và làm việc theo nhóm.
- Năng lực nghiên cứu khoa học.
- Năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy
học bộ môn.
- Năng lực tự đánh giá.

- Năng lực tự học.
3.1.3. Nội dung môn học
Chương
1.
đầu

Kết quả cần đạt

Nội dung

Mở Kết thúc chương 1, Lý thuyết
SV cần phải:

1.1.

Hình thức,

Thời lượng

PP, PT DH

trên lớp

- Phương pháp: 1

Mục thuyết trình có

- Biết mục đích, đích,

tầm minh hoạ, vấn


tầm quan trọng và quan

trọng đáp, thảo luận

các phương pháp của môn học nhóm.
nghiên cứu Giải 1.2. Phương - Phương tiện:
phẫu người.

pháp nghiên máy chiếu

- Hiểu cấu tạo của cứu
các loại mô trong 1.3.
cơ thể người.

Khái

quát các loại

15


- Phân tích, đánh mô trong cơ
giá được mối quan thể người
- Phương pháp: 2

hệ giữa hình thái, Thực hành
cấu tạo và chức Quan

sát, thực hành theo


năng của các loại phân

tích nhóm.

hình thái cấu - Phương tiện:

mô.

- Vận dụng kiến tạo các loại máy chiếu, tiêu
thức để tiến hành mô.

bản, tranh ảnh

thí nghiệm và giải

các

thích một số hiện

trong cơ thể.

loại



tượng trong thực
tiễn.

- Phương pháp: 1


Thảo luận

Sự phù hợp +

Sinh

viên

giữa cấu tạo làm bài ở nhà.
của các loại + Lên lớp thảo
mô với chức luận nhóm

2.

năng

của - Phương tiện:

chúng

máy chiếu

Hình Kết thúc chương 2, Lý thuyết

thái giải SV cần phải:

- Phương pháp: 2

2.1.Vai


trò thuyết trình có

phẫu hệ - Biết được vai trò, của
xương

hệ minh hoạ, vấn

thành phần, tính xương

đáp, thảo luận

chất

nhóm.

chung

của 2.2.Thành

xương cũng như phần,

tính - Phương tiện:

cấu tạo chung của chất

của máy chiếu.

bộ xương người.


xương

- Hiểu, phân tích, 2.3.

Hình

16


đánh giá được sự thái, cấu tạo
phù hợp giữa hình của xương
thái, cấu tạo của bộ 2.3.

Hình

xương

phân

với

chức thái

năng của chúng.

loại

khớp

- Vận dụng các xương

kiến thức để giải 2.4.

Hình

thích một số hiện thái, cấu tạo
tượng thường gặp bộ
trong thực tiễn.

xương

người
Thực hành:

Thực hành

- Phương pháp: 2

Quan

sát, thực hành theo

phân

tích nhóm.

hình thái cấu - Phương tiện:
tạo hệ xương máy chiếu, mô
hình, tranh ảnh
xương


hệ
người.
Thảo luận

- Phương pháp: 1

- Sự tiến hoá +

Sinh

viên

bộ làm bài ở nhà.

của

xương người + Lên lớp thảo
so với động luận nhóm
- Phương tiện:

vật.
-

Nguyên máy chiếu

17


nhân,


hậu

quả và biện
pháp phòng
ngừa sự sai
lệch tư thế.
3.

Hình Kết thúc chương 3, Lý thuyết

thái giải SV cần phải:

- Phương pháp: 1

3.1. Vai trò thuyết trình có

phẫu hệ - Biết được vai trò của hệ cơ


của hệ cơ, hình 3.2.

minh hoạ, vấn

Hình đáp, thảo luận

thái, cấu tạo và thái, cấu tạo, nhóm
cách gọi tên các tên gọi các - Phương tiện:
cơ.




máy chiếu

- Biết hình thái cấu 3.3. Các tổ
tạo các nhóm cơ chức hỗ trợ
trên cơ thể con cho cơ
người.

3.4.

Hình

- Hiểu, phân tích, thái, cấu tạo
đánh giá được mối các nhóm cơ
quan hệ giữa hình trong cơ thể
thái, cấu tạo các cơ người
với chức năng và Thực hành
tên gọi của chúng.

Quan

- Vận dụng kiến phân

- Phương pháp: 2

sát, thực hành theo
tích nhóm.

thức để giải thích hình thái cấu - Phương tiện:
một số hiện tượng tạo hệ cơ


máy chiếu, mô

thường gặp trong

hình, tranh ảnh

thực tiễn.

hệ cơ ở người.

18


Thảo luận

Thảo luận

1

- Sự phù hợp - Phương pháp:
giữa

hình +

Sinh

viên

thái cấu tạo làm bài ở nhà.

các cơ với + Lên lớp thảo
năng luận nhóm

chức

của chúng.

- Phương tiện:
máy chiếu

4.

Hình Kết thúc chương 4, Lý thuyết

thái giải SV cần phải:

- Phương pháp: 1

4.1. Vai trò thuyết trình có

phẫu hệ - Biết được vai trò, của hệ tiêu minh hoạ, vấn
tiêu hoá

đáp, thảo luận

hình thái cấu tạo hóa
của hệ tiêu hoá ở 4.2.
người.

Hình nhóm


thái, cấu tạo - Phương tiện:

- Hiểu, phân tích, ống tiêu hóa
đánh giá được sự 4.3.

máy chiếu

Hình

phù hợp giữa cấu thái, cấu tạo
tạo và chức năng tuyến
của hệ tiêu hoá.

tiêu

hóa

- Vận dụng kiến Thực hành
thức giải thích một Quan
số

hiện

tượng phân

- Phương pháp: 2

sát, thực hành theo
tích nhóm.


thường gặp trong hình thái cấu - Phương tiện:
thực tiễn.

tạo hệ tiêu + Máy chiếu,
hoá

mô hình, tranh
ảnh hệ tiêu hoá
ở người.

19


+ Mẫu vật: hệ
tiêu hoá ở động
vật.
- Phương pháp: 1

Thảo luận
-

Chứng +

Sinh

viên

hình làm bài ở nhà.


minh

thái, cấu tạo + Lên lớp thảo
hệ tiêu hoá luận nhóm
phù hợp với - Phương tiện:
chức năng.

máy chiếu

- Giải phẫu
một số bệnh
của hệ tiêu
hóa.
5.

Hình Kết thúc chương 5, Lý thuyết

thái giải SV phải:

- Phương pháp: 1

5.1. Vai trò thuyết trình có

phẫu hệ - Biết được vai trò, của hệ hô minh hoạ, vấn
hô hấp

đáp, thảo luận

hình thái, cấu tạo hấp
của hệ hô hấp ở 5.2.

người.

Hình nhóm

thái, cấu tạo - Phương tiện:

- Hiểu, phân tích đường

hô máy chiếu

được sự phù hợp hấp
giữa hình thái, cấu 5.3.

Hình

tạo với chức năng thái, cấu tạo
của hệ hô hấp.

phổi

- Vận dụng kiến Thực hành
thức để giải thích Quan

20

- Phương pháp: 2

sát, thực hành theo



×