Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Không gian - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Người con gái viên đại úy của A.X.Puskin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.39 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

---ĐỖ THỊ QUYÊN

KHÔNG GIAN - THỜI GIAN
NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
NGƯỜI CON GÁI VIÊN ĐẠI ÚY
CỦA A.X.PUSKIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ THU HIỀN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tác giả khóa luận xin cảm ơn TS. Lê Thị Thu Hiền, người đã tận tình
hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ Văn đặc biệt
là các thầy cô trong tổ văn học nước ngoài đã động viên, tạo điều kiện cho tác
giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Do điều kiện và khả năng có hạn nên nội dung của đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các
thầy cô để rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức cho bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017


Tác giả khóa luận

ĐỖ THỊ QUYÊN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi nghiên cứu trong khóa luận là
kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Thu
Hiền.
Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu nào, nếu sai
tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả khóa luận

ĐỖ THỊ QUYÊN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................4
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ...........................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................5
6. Cấu trúc khóa luận ..............................................................................................5
NỘI DUNG .................................................................................................................5
Chương 1 .....................................................................................................................5
CÁC KIỂU KHÔNG GIAN – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT NGƯỜI CON GÁI VIÊN ĐẠI ÚY CỦA A.X.PUSKIN ...................5

1.1. Các kiểu không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Người con gái viên đại úy
của A.X.Puskin ........................................................................................................5
1.1.1. Không gian căn phòng ..............................................................................5
1.1.2. Không gian thiên nhiên ...........................................................................17
1.1.3. Không gian chiến trận .............................................................................20
1.1.4. Không gian tâm lý ...................................................................................23
1.2. Các kiểu thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Người con gái viên đại úy của
A.X.Puskin ............................................................................................................29
1.2.1. Thời gian sự kiện.....................................................................................29
1.2.2. Thời gian trần thuật .................................................................................31
1.2.3. Thời gian tâm lý .....................................................................................34
Chương 2 ...................................................................................................................37


TỔ CHỨC KHÔNG GIAN – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT NGƯỜI CON GÁI VIÊN ĐẠI ÚY CỦA A.X.PUSKIN...........................37
2.1. Tổ chức điểm nhìn .........................................................................................38
2.1.1. Tổ chức điềm nhìn không gian................................................................38
2.1.2. Tổ chức điểm nhìn thời gian ...................................................................44
2.1.3. Sự luân chuyển điểm nhìn không gian - thời gian ..................................47
2.2. Tổ chức không gian theo nguyên tắc tương phản ..........................................48
2.3. Tổ chức thời gian theo tiến trình hồi tưởng ...............................................51
Kết luận .....................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Nga tươi đẹp với những bình nguyên tuyết trắng phủ đầy,
những rừng bạch dương vàng rực trong nắng chiều bên dòng Nêva thơ mộng

lững lờ trôi đã làm cho thiên nhiên và con người Nga mang một dấu ấn đặc
biệt. Nơi ấy đã sinh ra một nhà thơ vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới,
một con người mà mỗi khi nhắc tới đều được cả nhân loại ngưỡng mộ và yêu
quý - A.X.Puskin.
Alêcxanđrơ Xécgâyevich Puskin (1799-1837) là một hiện tượng kỳ diệu
vô song của văn học Nga và văn học thế giới. Ông được coi là khởi đầu của
mọi khởi đầu (Gorki), là nhà cải cách vĩ đại của văn học Nga (Bêlinxki), là
một thiên tài nhiều mặt, người đã đưa văn học Nga phát triển lên một tầm cao
mới trong lịch sử văn học nhân loại. Nối gót các bậc tiền bối, như một đại
dương mênh mông tiếp nước của trăm sông ngàn suối (Bêlinxki), sáng tác của
Puskin đã tưới cho cánh đồng văn học Nga thêm phì nhiêu trong suốt hai thế
kỷ qua.
Với tác phẩm Người con gái viên đại úy, tác phẩm đã được Belinxki
nhận xét là một “bộ bách khoa toàn thư của cuộc sống Nga thế kỷ XVIII”.
Theo cuốn Lịch sử văn học Nga: Trong cuốn lịch sử tiểu thuyết này, sự kiện,
số liệu không lấn át, không phương hại đến sự phát triển tự nhiên của cốt
truyện, người đọc không bị vướng bởi những cứ liệu khô khan mà bị cuốn hút
liên tục. Nhân vật lịch sử, nhân vật hư cấu, số phận nhân dân, số phận con
người, cuộc sống Nga “thời bình” cũng như “thời chiến” quyện vào nhau.
Dòng đời, dòng lịch sử trôi, trong đó mỗi nhân vật hình thành, phát triển do
những hoàn cảnh gia đình, xã hội, những biến cố của nhân dân, của đất nước
tác động, quy định [1;109]. Điều này đã làm nên thành công cho tác phẩm. Và
một trong những thành công ấy ta phải kể đến thế giới nghệ thuật, đặc biệt là

1


về không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm. Nghiên cứu về không
gian - thời gian nghệ thuật trong tác phẩm cho phép ta sử dụng lý luận về thi
pháp học trong nghiên cứu tác phẩm văn học cổ nói chung và trong nghiên

cứu không gian - thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học nói riêng. Từ
đó hướng tới những cái nhìn mới cho tác phẩm này.
Hơn nữa, trong nhà trường Phổ thông, văn học Nga cũng được đề cập
đến khá nhiều, đặc biệt là một tác giả lớn như Puskin. Nghiên cứu về đề tài
này cũng góp phần giúp ích cho chúng tôi khi học tập, giảng dạy về Puskin
sau này.
Những điều đó đã tạo hứng thú để chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu đề
tài Không gian - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Người con gái viên đại
úy của A.X.Puskin.
2. Lịch sử vấn đề
Cùng với tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônhêghin, tiểu thuyết Người con gái
viên đại úy cũng được coi là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống Nga. Tuy
nhiên những công trình nghiên cứu về tác phẩm này chưa nhiều và chưa thực
sự tập trung. Gần đây nhất mới chỉ có một số Luận văn, Luận án: Nghệ thuật
tự sự trong văn xuôi A.S.Puskin (Thành Đức Hồng Hà - trường Đại học Sư
phạm Hà Nội) đã nhắc đến tiểu thuyết Người con gái viên đại úy trên nhiều
phương diện nghệ thuật, trong đó tác giả có khẳng định: Tổ chức không gian,
thời gian đóng vai trò không nhỏ trong việc xây dựng cốt truyện [3]; Luận văn
tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị Tường Vi, Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu
vấn đề Hình tượng nhân vật quý tộc trong tiểu thuyết Người con gái viên đại
úy của A.X.Puskin và đề tài Nhân vật-người kể chuyện trong tiểu thuyết người
con gái viên đại úy của A.X.Puskin của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang Luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng đã đề cập
đến vấn đề không gian - thời gian trong tác phẩm nhưng chỉ dừng lại ở điểm

2


nhìn của nhân vật với Điểm nhìn bên ngoài gắn với những sắc màu không
gian. [2]
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, tiểu thuyết Người con gái

viên đại úy còn được nhắc đến khá nhiều trong các bài nghiên cứu phê bình,
bài báo, báo cáo khoa học… Có thể kể đến:
Bài viết của tác giả Hà Thị Hòa với đề tài Con gái viên đại úy-đỉnh cao
văn xuôi của Puskin trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Đại học Sư phạm Hà
Nội năm 2004.
Tác giả Nguyễn Thúy Loan cũng đã đề cập đến sự phát triển tâm lý, tính
cách của nhân vật Griniov thông qua bài viết Tiểu thuyết Người con gái viên
đại úy trên website .
Trong bài nghiên cứu phê bình của tác giả Lê Thời Tân trên website
Phebinhvanhoc.com.vn, vấn đề lịch sử và văn học trong tiểu thuyết Người con
gai viên đại úy đã được phân tách rõ ràng qua bài viết Người con gái viên đại
úy-câu chuyện dùng sử đọc văn và việc lấy văn viết sử.
Đặc biệt, khi tìm hiểu về các công trình, các bài viết nghiên cứu tiểu
thuyết Người con gái viên đại úy của A.X.Puskin, ta không thể không nhắc tới
bài viết của tác giả Lã Nguyên trên website
với nhan đề Cấu trúc tư tưởng của Người con gái viên đại úy. Bài viết khẳng
định Griniov không phải là cái loa phát ngôn cho tư tưởng của Puskin. Chàng
là một quý tộc Nga, là con người của thế kỷ XVIII, mang trên mình dấu ấn
của thời đại [11].
Nhìn chung, tiểu thuyết Người con gái viên đại úy của A.X.Puskin đã thu
hút được sự quan tâm rất lớn của giới nghiên cứu, phê bình Việt Nam. Các bài
nghiên cứu, bài báo ở trên quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau trong tác
phẩm. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu sâu về vấn
đề không gian - thời gian nghệ thuật trong tác phẩm mà nó chỉ được điểm qua

3


với tư cách là một phần của thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Chính vì lẽ
đó, chúng tôi đã bắt tay vào nghiên cứu vấn đề mong góp một phần công sức

nhỏ trong sự nghiệp nghiên cứu Puskin ở Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của chúng tôi là làm sáng tỏ: “Không gian - thời gian nghệ
thuật trong tiểu thuyết Người con gái viên đại úy của A.X.Puskin”. Để thực
hiện được mục đích trên, chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu về các kiểu không gian - thời gian nghệ thuật có trong tác
phẩm.
- Tìm hiểu về cách tổ chức không gian - thời gian nghệ thuật trong tác
phẩm.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này là tiểu thuyết Người
con gái viên đại úy. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng bản dịch
của dịch giả Cao Xuân Hạo, NXB Văn học trung tâm văn hóa Đông Tây, năm
1999.
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này chỉ giới hạn ở :
“Không gian - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Người con gái viên đại
úy của A.X.Puskin”.

4


5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp chủ đạo là
nghiên cứu thi pháp học. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương
pháp bổ trợ như:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp phân tích - tổng hợp

6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được triển
khai làm hai chương:
Chương 1: Các kiểu không gian - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Người con gái viên đại úy của A.X.Puskin.
Chương 2: Tổ chức không gian - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
Người con gái viên đại úy của A.X.Puskin.
NỘI DUNG
Chương 1
CÁC KIỂU KHÔNG GIAN – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT NGƯỜI CON GÁI VIÊN ĐẠI ÚY CỦA A.X.PUSKIN
1.1. Các kiểu không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Người con gái viên
đại úy của A.X.Puskin
1.1.1. Không gian căn phòng
Không gian căn phòng là nơi diễn ra các hoạt động thường nhật của con
người, là nơi mà con người bộc lộ bản thân một cách rõ nét và chân thật nhất.
Trong tiểu thuyết Người con gái viên đại úy của A.X.Puskin, không gian căn

5


phòng xuất hiện với tần suất dày đặc, mọi hoạt động và những cuộc thoại của
nhân vật gần như đều diễn ra trong không gian căn phòng.
Căn phòng trong tác phẩm là những phòng khách, phòng ngủ, phòng
bếp, phòng ăn, phòng ở trọ thậm chí là trong những chiếc xe ngựa kibitca đã
chở Piot’t Andreevich Grinov đi đường. Ở mỗi căn phòng, Puskin không chỉ
miêu tả căn phòng rộng hẹp ra sao, đồ đạc được bày bố như thế nào mà còn
tập trung chủ yếu vào con người trong những căn phòng ấy. Căn phòng còn
gắn với những cuộc gặp, những cuộc chia ly, những cuộc trò chuyện, bàn bạc
và cả câu chuyện tình yêu đầy gian nan trắc trở nhưng cũng đẹp vô cùng của

Griniov với người con gái viên đại úy Mironov - nàng Maria Ivanov xinh đẹp
đáng yêu. Không gian căn phòng mang cái nhìn chủ quan và tình cảm, cảm
xúc của tác giả.
Trước hết, không gian căn phòng được Puskin miêu tả về ánh sáng, và sự
bày trí đồ vật trong phòng. Đó là căn phòng nhà viên đại úy Mironov - đồn
trưởng Belogorxc - nơi Griniov đến đóng quân. Tuy viên đại úy là người
phụng sự cho Nga hoàng những nơi ở của gia đình ông nơi đồn ải lại rất giản
dị, gắn liền với cuộc sống của những người nông dân Nga hồn hậu, chất phác,
khác hẳn với những suy nghĩ ban đầu của Griniov về pháo đài, thành lũy và
tháp canh uy nghiêm. Khi bước đến nhà ông đồn trưởng, không gian căn
phòng trước mắt chàng trai trẻ Griniov là một căn phòng sạch sẽ, bày biện
theo lối cổ. Trong góc dựng một cái tủ đựng chén đĩa, trên tường có treo một
cái bằng sĩ quan lắp khung kính: bên cạnh có những bức tranh in mộc bản tô
màu lèo loẹt, vẽ lại trận đánh Kixt’rin và Otracov, một cảnh kén vợ và một
cảnh đám ma mèo [7;416].
Không chỉ là sự giản dị, gần gũi trong căn phòng nhà ông đồn trưởng,
Puskin còn đưa ta đến những căn phòng với ánh sáng mờ ảo, đồ đạc và sự bày
trí đồ đạc trong phòng cũng rất đỗi gần gũi, quen thuộc với những người nông

6


dân Nga. Đó là khi có sự xuất hiện của Pugatrov. Theo thống kê của chúng
tôi, trong những căn phòng nơi Griniov gặp Pugatrov thì có ba lần ánh sáng
của căn phòng đó mờ ảo.
Lần thứ nhất là căn phòng trong giấc mơ của Griniov khi đang ngồi trên
xe ngựa cùng Pugatrov tránh cơn bão tuyết kinh hoàng, gian phòng ấy tối mờ
mờ và tiếp sau đó là hình ảnh những thây ma, những vũng máu do chính
người trong giường bệnh tàn sát, duy chỉ có Griniov được ông ta dành tình
thương. Ta thấy, Pugatrov đã gián tiếp xuất hiện trong giấc mơ của Griniov

thông qua hình ảnh người nông dân tàn ác dã man. Dường như căn phòng này
là một điềm linh ứng với chính cuộc đời nhân vật, tạo tiền đề để không gian
này xuất hiện ở hai lần tiếp theo.
Căn phòng với ánh sáng mờ ảo ấy tiếp tục xuất hiện ngay sau đó khi
Griniov đến quán trọ trong trận bão tuyết: một căn phòng chật hẹp nhưng
cũng sạch sẽ, sáng mờ mờ ánh lửa vỏ bào [7;407].
Khi Griniov quay trở về cứu Maria Ivanovna khỏi tay Svabrin, anh và
bác Xavelich vô tình lạc vào thôn trấn của giặc, một lần nữa không gian căn
phòng với ánh sáng mờ ảo lại xuất hiện khi Grininov gặp lại Pugatrov. Tại
đây, căn phòng không chỉ được miêu tả với ánh sáng mờ ảo đơn thuần mà đồ
đạc trong phòng cũng được Puskin hết sức chú ý: Tôi bước vào ngôi nhà gỗ,
hay vào cung điện như mấy người nông dân vừa nói. Trong nhà có thắp hawi
cây nến bằng mỡ lợn, các bức tường đều dán giấy vàng; ngoài ra thì bàn ghế,
cái chậu rửa tay treo trên sợi dây, cái khăn mặt treo trên đinh, cái nạng chĩa
đun bếp ở góc nhà, cái bếp rộng xếp đầy chõ nồi - tất cả đều y như trong một
ngôi nhà nông dân thông thường [7;507]. Trong cái nhìn của nhân vật tôi, căn
phòng mà mình bước đến rất đỗi bình thường như bao căn phòng của những
người nông dân khác nhưng với những người nông dân đi thep Pugatrov, nơi
mà người họ tôn sùng, họ coi là vua của họ đang ở thì căn phòng ấy lại chính

7


là cung điện. Ta có thể nhận ra một điều rất đặc biệt ở đây, đó là: trong con
mắt giản dị chân chất của những người nông dân, cuộc sống của họ không có
sự toan tính lợi danh, thì ngôi nhà của họ, nơi họ sinh sống đã chính là nơi
sang trọng, là cung điện của chính mình, không cần những thứ sa hoa gấm
vóc lụa là mới là sung sướng.
Bên cạnh việc miêu tả không gian căn phòng với ánh sáng và đồ vật thì
ta không thể không nhắc tới con người trong những căn phòng ấy, chính

những hoạt động của con người đã tạo nên nét đặc sắc trong kiểu không gian
căn phòng.
Căn phòng là nơi để các nhân vật gặp gỡ, làm quen và đối thoại, chuyện
trò. Những cuộc gặp không chỉ để lại những ấn tượng mạnh trong đời nhân
vật, có chức năng ngầm dự báo tương lai của nhân vật mà còn đưa độc giả
vào thế giới hiện thực xã hội Nga thế kỷ XVIII.
Trên đường đi nhập ngũ, người mà Griniov gặp đầu tiên là Zurin - người
tự xưng là thầy dạy đời lính cho Griniov với trò đánh bi-a của con nhà lính và
những chầu rượu để làm quen với đời lính thực thụ: Zurin uống rất nhiều
rượu và rót mời cả tôi cùng uống, nói rằng phải uống để làm quen trước với
cuộc đời lính tráng; Con nhà lính như chúng mình là cần phải biết chơi mấy
cái món này lắm đấy nhé… Đằng nào rồi cũng phải vào quán bi-a thôi, mà
muốn thế thì phải biết đánh đã mới được chứ…[7;394]. Những lời dạy của
Zurin cùng với những ly rượu puns Griniov được mời uống thử để làm quen
với đời lính đã làm cho cuộc chơi kéo dài và trở thành trò cờ bạc, “con mồi”
càng nhấp thêm rượu lại càng hăng tiết và cuối cùng món tiền nợ thua bạc đã
được tính cho Griniov là một trăm rúp. Cuộc gặp này là một bài học đầu đời
của Griniov khi vừa bước chân vào đời lính. Có thể đây là một cơ duyên để
sau này hai người gặp lại trong buổi loạn lạc và cùng đồng hành trong suốt
thời chiến rồi đến cuối cùng chính Zurin lại là người phụng lệnh Nữ hoàng

8


giải Griniov về nộp cho Ủy ban điều tra vụ Pugatrov. Thông qua cuộc nói
chuyên giữa Griniov với Zurin, Puskin còn giúp ta nhận ra một hiện thực
trong xã hội Nga, nhất là trong đời sống của những người lính trẻ của Nga
hoàng - một đời sống sa hoa, gắn liền với những cuộc vui không có ích- một
sự suy vong đang đến gần.
Ta cũng không thể bỏ qua cuộc gặp giữa Griniov với Pugatrov-cuộc gặp

định mệnh trong đời Griniov từ lần gặp đầu tiên và giấc mơ mang tính dự báo
cùng những diễn biến sự việc kỳ lạ, bất ngờ sau đó đã gây ấn tượng mạnh đối
với bạn đọc. Lần đầu tiên Griniov gặp Pugatrov là khi trời có bão tuyết, trên
chiếc xe ngựa được người dẫn đường - Pugatrov giúp thoát nạn, Griniov đã
mơ một giấc mơ kỳ lạ mà ở đó, căn phòng đầy máu và xác chết do chính tay
người cha chủ hôn của mình tạo nên nhưng người đó lại luôn nâng niu, yêu
thương Griniov, mong muốn được ban phúc cho anh. Càng đọc tác phẩm ta
càng nhận thấy rõ giấc mơ ấy linh ứng lạ thường với Griniov bởi trên bàn tay
kẻ phiến loạn Pugatrov đã dính bao nhiêu máu của những người vô tội thì lại
luôn rộng lượng với một mình Griniov, giúp anh cứu được vị hôn thê của
mình - nàng Maria Ivanovna chỉ vì những ân tình, lòng nhân ái mà Griniov đã
dành cho Pugatrov khi ông ta còn đang là một người phải chạy trốn.
Cũng trong căn nhà bình yên của gia đình ông đồn trường Mironov, sau
khi bị Pugatrov chiếm giữ đã trở thành nơi ngự trị của những kẻ cướp và kẻ
phản bội, nơi hành hình những người chiến sĩ hi sinh vì lòng trung thành với
nữ hoàng nhưng với riêng Griniov, như chúng tôi đã khái quát ở trên, anh
luôn nhận được lòng khoan dung của Pugatrov. Cuộc gặp thứ hai của Griniov
với Pugatrov diễn ra trong không khí rất căng thẳng, nhờ có sự can thiệp của
người nô bộc Xavelich mà Pugatrov nhận ra người ân nhân và tha chết cho
Griniov. Rồi liên tiếp sau đó là những cuộc gặp của họ tại thôn phiến loạn.

9


Sau khi rời khỏi đồn Belogorxc để về Orenburg, phải rời bỏ người con
gái mồ côi đáng thương ở lại nơi nguy hiểm, Griniov sống ở Orenburg cũng
phải chịu cảnh bị vây hãm bởi sự nhu nhược của người đứng đầu, không làm
theo nguyên tắc mà hùa theo số đông những người chẳng hiểu gì về nguyên
tắc nhà binh, quân Pugatrov đã cô lập Orenburg, anh chỉ biết hàng ngày cưỡi
ngựa đi đánh nhau với bọn cướp ngoài thảo nguyên. Cũng từ việc này mà

Griniov đã gặp được Macximich, nhận được thư của Maria, biết nàng đang
gặp nạn, Griniov đã quay về xin viện trợ của ông đồn trưởng nhưng không
được chấp nhận, Griniov quyết định rời khỏi Orenburg tự mình đi cứu lấy vị
hôn thê. Trên con đường phủ đầy tuyết trắng trong đêm, Griniov đã bị người
của Pugatrov bắt được, họ lại gặp nhau và với lòng cương trực, ngay thẳng
của mình, Griniov đã cứu được Maria. Trong căn phòng đã từng là nơi thanh
khiết và yên bình, họ lại gặp nhau như định mệnh đưa đến. Với lòng khoan
dung của Pugatrov sau khi bị Svabrin tố giác, hai người rời khỏi Belogorxc
cùng những lời cầu nguyện và chúc phúc của mọi người.
Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, trong bất kể căn phòng nào, nhân vật cũng
xuất hiện lời thoại thông qua lời kể của nhân vật tôi. Thông qua những cuộc
thoại, người đọc có thể dễ dàng hiểu được một phần tính cách của từng nhân
vật trong tác phẩm.
Trước tiên là những cuộc thoại trong gia đình Griniov, từ những lời thoại
của cha Griniov - lời độc thoại khi đọc cuốn “Niên lịch triều đình” - cuốn
sách có sức lôi cuốn một cách đặc biệt với ông “Trung tướng à!... Thằng cha
này hồi ở đại đội tao mới chỉ là trung sĩ chứ mấy!... Lại cả hai huân chương
Nga-la-tư nữa!...Thì mới đây thôi chứ có lâu la gì đâu, mình vừa…” [7;391]
cho thấy ông là một người rất quan tâm đến việc nước, trọng danh dự của một
người quý tộc. Ngay từ khi quyết định cho con trai mình nhập ngũ, ông đã thể
hiện lòng cương trực của mình: không cầu xin, không nhờ cậy để bao bọc con

10


mà luôn mong muốn con nếm trải cuộc đời một người lính thực thụ, Thằng
Piot’r không đi Peterburg. Tòng quân ở Peterburg thì học được cái trò trống
gì? Học tiêu tiền, học chơi bậy à? Không được! Phải cho nó vào đơn vị chiến
đấu mà tập chịu khổ, nó phải ngửi lấy mùi thuốc súng. Nó phải trở thành một
quân nhân chứ không thể là một thằng công tử bột. Đăng vào quân cận

vệ!...[7;392,393] và dặn dò con trước khi lên xe ngựa lên đường nhập ngũ:
phải giữ gìn áo quần từ khi hãy còn mới, phải giữ gìn danh dự từ khi hãy còn
trẻ trung [7;394]. Cũng chính từ lòng cương trực, ông đã vô cùng đau khổ khi
nhận được thư báo tin con trai mình tham gia vào các âm mưu của Pugatrov.
Niềm tin và lòng tự hào đổ sụp xuống khiến cho những gì cuốn hút bản thân
trước đây như cuốn “Niên lịch Triều đình” thì giờ cũng trở nên vô tác dụng
Cái đáng ghê sợ không phải là tử hình: ông tổ của dòng họ nhà tôi đã chết
trên đoạn đầu đài vì đã bảo vệ những gì thiêng liêng nhất đối với lương tâm
người; cha tôi đã từng chịu chết với Volưnxki và Khrutsov. Nhưng một người
quý tộc mà lại phản bội lời thề của mình, để nhập bọn với quân ăn cướp,
quân sát nhân, với những tên nông nô đào tẩu!... Ôi, hổ thẹn và nhơ nhuốc
thay cho dòng họ ta! [7;546]
Trong căn bếp, phòng khách nhà Griniov, những lời thoại hay hành động
của người mẹ đều thể hiện bà là một người phụ nữ dịu hiền và thương yêu
con vô bờ: Andrei Pet’rovich, ông nhớ viết là tôi có lời gửi chào công tướng
B. nhé; ông viết hộ tôi là hi vọng rằng công tước sẽ không quên che chở cho
thằng Piot’r…[7;392]. Người mẹ ấy lo lắng đến đổ bệnh khi con mình bị
thương trong trận đấu kiếm, nhưng lại tỏ ra mạnh mẽ trước mặt chồng khi
nhận được tin con trai mình thông đồng với quân phiến loạn, và phải chăng
niềm tin và lòng khoan nơi người mẹ ấy đặt vào con trai mình luôn cao cả:
Kinh hoàng trước nỗi tuyệt vọng của cha tôi, mẹ tôi không dám khóc trước
mặt người và hết sức cố gắng an ủi cho người bình tâm lại. Mẹ tôi nói rằng

11


tin đồn thường sai, miệng lưỡi người đời thường không có gì chắc chắn.
Nhưng cha tôi vẫn không sao nguôi được [7;546].
Trong suốt cuộc hành trình của Griniov, ta cũng không thể không nhắc
đến người đã đồng hành cùng anh ở mọi hoàn cảnh, đó là người nô bộc trung

thành - bác Xavelich. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, những lời thoại của bác
Xavelich đều thể hiện tình yêu thương và lòng trung thành tuyệt đối với
Griniov, có thể thấy, họ gắn bó với nhau như tình máu mủ ruột già. Trong căn
phòng trọ ở Ximbirxc, khi có một cậu bé chuyển thư của Zurin đến đòi tiền
thua bạc, bác đã phải chịu ấm ức vì những lời thất lễ của Griniov nhưng vẫn
một lòng yêu thương anh, đổ lỗi đó lên người me-xừ Bopre đã dạy anh những
điều không hay. Trên suốt chặng đường đi đến nơi nhập ngũ, bác luôn là
người chăm sóc, lo lắng cho Griniov từ miếng ăn đến chốn ngủ, coi anh chỉ
như một cậu con trai bé bỏng vẫn cần có vòng tay che chở của bác, điều này
chẳng khác gì tình thương mà cha mẹ dành cho con cái. Lòng trung thành và
tình yêu thương của bác được thể hiện rõ nhất khi quân phiến loạn ập đến
chiếm đồn Belogorxc, khi tất cả những người dũng cảm đương đầu với cái
chết vì lòng trung thành với đức nữ hoàng đều phải chịu án treo cổ, bác đã
không ngại hiểm nguy mà đến cầu xin Pugatrov tha chết cho chủ nhân của
mình trong căn nhà của ông đồn trưởng Mironov:
- Hãy khoan, quân mạt kiếp! Thư tí đã!...
Bọn đao phủ dừng tay lại. Tôi quay lại nhìn: Xavelich đang phục xuống
chân Pugatrov. Ông già đáng thương van lạy:
- Cha ruột của tôi ơi! Ông giết đứa trẻ ấy làm gì? Ông hãy thả nó ra;
người ta sẽ gửi tiền chuộc cho; còn muốn làm gương hay ra oai thì ông cứ
treo cổ già này cũng được! [7;470]
Bác đã nhận ra ngay Pugatrov chính là người say rượu - người dẫn
đường họ đến quán trọ trong trận bão tuyết: Thế nào? Cậu quên mất cái thằng

12


say rượu, ăn vòi của cậu cái áo tulup da thỏ ở quán trọ ấy rồi à? Cái áo thì
hãy còn mới chứ có phải không đâu, thế mà nó cứ mặc bừa vào người, đứt cả
chỉ ra [7;476], bác vẫn ấm ức chuyện chiếc áo và sau này cũng chính vì

những tính toán ấy đã khiến Pugatrov nổi giận.
Những cuộc thoại xuất hiện trong những bữa cơm, những cuộc trò
chuyện mang không khí gia đình ấm cúng dần thể hiện nét đẹp chất phác, hồn
hậu, dần thay đổi những suy nghĩ của Griniov khiến anh càng gắn bó hơn với
cuộc sống nơi đây.
Những cuộc luận bàn diễn ra trong nhà ông đồn trưởng từ khi những
cuộc phiến loạn xuất hiện. Nếu những căn phòng trước đây mang không khí
của tổ ấm thì từ khi Pugatrov xuất hiện, không gian ấy đã trở thành nơi diễn ra
những cuộc họp căng thẳng, những cuộc tra khảo và hành hình. Những con
người sống hết mình vì Tổ quốc ấy đã bị treo cổ ngay chính tại ngôi nhà của
mình.
Đối với Griniov, trong tất cả những cuộc đối mặt với Pugatrov, anh đều
thể hiện tính trọng danh dự của mình - trung thành với lời tuyên thệ, tuy nhiên
với sự gan dạ, chính trực và chân thành, anh đã nhận được lòng khoan dung
và quý trọng của Pugatrov. Đặc biệt là trong lần quay trở lại đồn Belogorxc
để cứu Maria khỏi tay Svabrin. Bị giặc bắt, Griniov đã bị đưa đến gặp
Pugatrov cùng với hai vị tướng của ông, những lý lẽ của Naumovich đã khiến
Pugatrov phân vân nhưng may thay Khlopusa đã lên tiếng bênh vực. Cuộc cãi
nhau giữa hai vị tướng đã khiến Pugatrov không vui, nhờ có sự nhanh trí,
Griniov đã đưa Pugatrov vào câu chuyện của mình. Không những vậy,
Pugatrov còn chấp nhận ra mặt cứu Maria và muốn làm chủ hôn cho hai
người. Cuộc giải cứu đã khiến Svabrin tức giận và nói hết sự thật về Maria
cho Pugatrov. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bằng sự gan dạ, chính trực của
mình Griniov đã nhận được lòng khoan dung của Pugatrov: Thôi ta chiều ý

13


anh! Đã giết là giết, đã tha là tha, lệ của ta là như thế đấy. Anh đem người
đẹp của anh đi đâu thì đi, và cầu Chúa hãy thương yêu và dìu dắt vợ chồng

anh! [7;524]
Không gian căn phòng xuất hiện còn mang đến tình yêu thương và tình
cảm gia đình. Tình yêu thương xuất hiện ngay từ khi Griniov còn là một đứa
trẻ hiếu động thấy chiếc bản đồ được mang từ Moxcva về đang được treo
trong phòng ngủ của mình cứ nằm chết gí ở trên tường, không hề được dùng
đến một mảy may [7;390] nên đã “thực hành” bài học của mình bằng cách lấy
tấm bản đồ làm diều thừa lúc người me-xừ của mình đang say bí tỉ trên
giường và bị cha phát hiện, người me-xừ đã bị đuổi khỏi nhà. Từ sự việc này,
tác giả đã đem đến cho ta một thông điệp sống rất ý nghĩa: những cái không
tốt được đội lốt bởi những cái đẹp cái hay thì trước sau gì cũng sẽ bị vạch trần
và đào thải; hay cũng chính trong phòng khách của gia đình Griniov: Hồi ấy
vào mùa thu. Một hôm mẹ tôi đang ngồi trong phòng khách nấu mứt trộn mật,
còn tôi thì liếm môi liếm mép lân la đứng xem những cái bọt tăm sủi lên trên
nồi mật. Cha tôi ngồi cạnh cửa sổ đc quyển “Niên lịch Triều đình”mà hàng
năm người vẫn nhận được... [7;390]. Chuyến nhập ngũ của Griniov được ấn
định ngay sau khi cha anh đọc cuốn “Niên lịch Triều đình”, Puskin đã đặt các
nhân vật của mình vào hoàn cảnh chia ly giữa Griniov với cha mẹ, không gian
căn phòng ở đây không còn là phòng khách hay phòng ngủ mà chính là chiếc
xe ngựa kibitca đưa Griniov lên đường, không gian căn phòng của tình yêu
thương lại xuất hiện từ những lời dặn dò của cha mẹ dành Griniov và người
nô bộc của mình - bác Xavelich: Cha tôi bảo: “Con đi đi nhé. Con phải
phụng sự cho trung thành Đức vua mà con sẽ tuyên thệ... phải nhớ lấy câu
châm ngôn: phải giữ gìn áo quần tứ khi hãy còn mới, phải giữ gìn danh dự từ
khi hãy còn trẻ trung”. Mẹ tôi ứa nước mắt dặn tôi phải giữ gìn sức khỏe và
dặn dò bác Xavelich phải trông nom lấy tôi [7;394]. Qua đó ta có thể thấy

14


tình cảm gia đình không chỉ là điểm tựa tinh thần mà còn là lời nhắc nhở về

lòng trung thành, về danh dự của người quý tộc Nga.
Tình yêu thương không chỉ xuất hiện khi Griniov ở quê nhà với cha mẹ
mà còn xuất hiện ngay cả khi anh đi đến đồn Belogorxc, nhập ngũ và sinh
sống tại đây cùng những người nông dân và gia đình ông đồn trưởng-đại úy
Mironov. Tại đây, Griniov vẫn được sống trong mái ấm gia đình đại úy
Mironov, được ăn những bữa cơm cùng gia đình đại úy, được tiếp xúc với
những con người chất phác hồn hậu như ông bà đại úy Mironov, ông Ivan
Ignatovich, Cha Gheraxim, bà cố đạo và đặc biệt là người con gái đáng yêu
Maria Ivanovna.
Không gian căn phòng còn là tình yêu, tình thương giữa con người với
con người. Tình yêu nảy nở giữa Griniov với người con gái viên đại úy đã
khiến anh làm nên những bài thơ tình và mang đến cho người bạn Svabrin
nhận xét nhưng lại nhận lại được những lời xỉa xói châm biếm khiến Griniov
không thể chịu được và một cuộc đấu kiếm đã diễn ra, Griniov bị thương phải
nằm lại nhà ông đồn trưởng để dưỡng thương và từ đây tình yêu của anh với
người con gái đáng yêu ấy đã chớm nở những nụ hôn đầu tiên: Tôi cầm chặt
lấy tay Maria Ivanovna và nước mắt tôi tráo ra ướt cả tay nàng. Maria
Ivanovna không rụt tay lại… Bỗng nhiên môi nàng chạm vào má tôi và tôi
cảm thấy cái hôn nồng nàn tươi mát của nàng. Một luồng lửa truyền khắp
người tôi… [7;438].
Cuộc khởi nghĩa nông dân Pugatrov đã dậy lên làn sóng lớn làm rung
chuyển đất trời chính trị Nga thế kỷ XVIII, Belogorxc là một trong những đồn
ải bị đánh chiếm. Sau khi nghe tin Pugatrov chuẩn bị đem quân đánh đồn,
những cuộc họp bàn đã diễn ra, gia đình ông đại úy quyết định đưa người con
gái Masa yếu đuối của mình đi lánh nạn. Đêm trước ngày lên đường, tổ ấm
tình yêu đã trở lại bên Griniov và Maria Ivanovna sau những tháng ngày khổ

15



tâm vì tình yêu không được cha Griniov chấp thuận. Sau những lời tạm biệt
và cầu chúc bình an, Maria né vào ngực tôi. Tôi hôn nàng nồng nàn, rồi vội
vã ra khỏi phòng [7;462].
Bên cạnh tình yêu đôi lứa, không gian căn phòng trong Người con gái
viên đại úy còn để lại ấn tượng cho bạn đọc ở tình thương giữa người với
người. Đó là khi đồn Belogorxc đã trở thành một thôn phiến loạn của
Pugatrov, người phản bội Svabrin lên làm đồn trưởng - mối đe dọa với số
phận mỏng manh của người con gái mồ côi Maria Ivanovna. Svabrin ép
Maria lấy hắn, Griniov đã không từ nan rời thành Orenburg để đến cứu nàng.
Được sự tác hợp của Pugatrov, hai người sum họp trong sự mong đợi và chúc
phúc của gia đình cha Gheraxim. Sau khi rời Belogorxc, Griniov gặp lại
người bạn dạy đời lính - Zurin, chính từ tình yêu thương và lòng trân trọng
những con người sống vì lời tuyên thệ với đức nữ hoàng và chết vì danh dự và
lòng trung thành, Maria Ivanovna đã nhận được sự tôn trọng của Zurin và
Griniov nhận lại sự thông cảm sau khi kể hết những chuyện mà mình gặp
phải, cùng Zurin hành quân dẹp loạn, bác Xavelich đưa Maria về quê với cha
mẹ Griniov cũng đã nhận được sự đón tiếp, tôn trọng và yêu thương của cha
mẹ Griniov. Cũng chính tình yêu thương, mà trong phiên tòa, Griniov đã
không nói đến tên người con gái tội nghiệp sợ nàng vướng phải phiền hà, thà
chịu khổ một mình còn hơn để người con gái mình yêu thương phải chịu khổ.
Cũng vì thế mà tại ngôi nhà mà Griniov đã sinh sống suốt tuổi thơ, cha mẹ
anh đã đau khổ buồn rầu vì nghĩ con mình là kẻ phản bội. Đó không chỉ là
tình yêu thương mà còn là lòng tự trọng của những người sống trọng danh dự.
Còn với Maria, với sự thông minh của mình, nàng đã nhận thấy mình chính là
nguyên nhân, nàng quyết định đi gặp nữ hoàng để minh oan cho người mình
yêu. Đọc tác phẩm, ta có thể nhận thấy, chính tình yêu, tình thương, tình thân
đã che chở và tạo nên sức mạnh để Maria Ivanovna và Griniov vượt qua

16



những khó khăn trắc trở, chính tình yêu thương đã tìm lại danh dự và sự hồi
sinh cho con người. Qua đây ta thấy được tinh thần nhân đạo mà Puskin đã
gửi gắm vào tác phẩm.
Có thể thấy, thông qua việc xây dựng không gian căn phòng với việc
miêu tả ánh sáng, sự bày trí đồ đạc trong phòng và đặc biệt là hoạt động của
con người trong những căn phòng ấy, Puskin đã đem đến cho bạn đọc những
cảm xúc và cái nhìn chủ quan về cuộc sống và con người Nga hồn hậu, thật
thà.
1.1.2. Không gian thiên nhiên
Bức tranh thiên nhiên bốn mùa Nga được Puskin miêu tả rất tinh tế với
những cánh thảo nguyên, cánh đồng Nga rộng lớn bao la, xanh tốt; với những
bờ sông Nga hiền hòa chảy êm đềm và bình lặng như chính con người Nga
luôn tràn đầy nhựa sống và mộc mạc, hiền hòa. Với những nét phác họa rất
đơn giản, Puskin đã xây dựng nên kiểu không gian thiên nhiên độc đáo, mang
ý nghĩa sâu sắc. Trong khu vườn nơi Maria gặp đức nữ hoàng, thiên nhiên
trong lành và yên tĩnh của buổi sớm mai dường như cũng chính là vẻ đẹp tâm
hồn thanh khiết của Maria - của những người phụ nữ Nga trong sáng, dịu
hiền. Không gian tươi đẹp ấy đã đưa Maria đến gần hơn với nữ hoàng, họ
dường như quên đi địa vị của mình để có thể lắng nghe, chia sẻ, Maria có thể
giãi bày tất cả những điều mình đang trông mong ở nữ hoàng một cách hồn
nhiên, chân thành, không cầu kì câu nệ và đã được người chấp nhận lời thỉnh
cầu minh oan cho vị hôn thê của mình.
Bên cạnh đó, không gian thiên nhiên còn mang tính dự báo với hình
tượng tuyết trắng. Qua khảo sát của chúng tôi, bất cứ khi nào có sự xuất hiện
của tuyết là có sự xuất hiện của Pugatrov, của chiến tranh. Ngay từ lần xuất
hiện đầu tiên của Pugatrov, ta đã thấy một cơn bão tuyết lớn ập đến trên
đường đi đến nơi nhập ngũ của Griniov, chính Pugatrov đã là người dẫn

17



đường hôm ấy. Tiếp sau đó, khi quân phiến loạn chiếm đồn Belogorxc cũng
là một không gian trải đầy tuyết trắng. Cứ mỗi lần Griniov gặp quân phiến
loạn, gặp Pugatrov là tuyết lại phủ đầy, trắng xóa, thậm chí cả đồn Belogorxc
thời bình là mùa thu dịu hiền êm ả thì đến khi trở thành thôn phiến loạn, thiên
nhiên ấy cũng phủ đầy tuyết trắng. Không gian thiên nhiên với hình tượng
tuyết trắng là một không gian dự báo, nó trở thành một biểu tượng trong tác
phẩm về Pugatrov và quân phiến loạn.
Không gian thiên nhiên trong Người con gái viên đại úy là một kiểu
không gian đặc biệt, tuy không được Puskin nhắc tới nhiều nhưng mỗi khi có
sự xuất hiện của nó thì hiệu quả nghệ thuật lại được nhà văn khai thác một
cách triệt để và hiệu quả nhất, nó kết hợp với không gian con đường để tạo
nên những bức tranh cuộc sống Nga chân thực và hoàn thiện.
*Không gian con đường
Con đường là nơi gặp gỡ, nơi xảy ra sự kiện, nơi làm quen… Con đường
chạy quanh nhiều tuyến cốt truyện, gắn bó thế giới vào một khối. Nó là điểm
thắt chặt và hoàn thành các sự kiện [5;88]. Không gian con đường là kiểu
không gian cơ bản mà Puskin là người đầu tiên đặt vào văn học Nga mô típ
con đường. Có thể thấy, không gian con đường trong Người con gái viên đại
úy không được Puskin nhắc đến nhiều nhưng nó được xây dựng rất thành
công khi gắn với mỗi con đường, không gian thiên nhiên đều hiện ra mang
đến nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Những con đường xuất hiện trong Người con gái viên đại úy hầu hết là
những con đường không bằng phẳng. Khi thì mịt mờ không rõ lối, khi thì gập
ghềnh khiến người ngồi trên xe ngựa có cảm giác ngồi trên một con thuyền
mà ở đó sóng biển động mạnh, khi thì lại dốc đứng,… Không gian con đường
trong tác phẩm cũng chính là sự lựa chọn con đường đời của nhân vật.

18



Con đường xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm là một “cái ngõ bẩn thỉu”
trong khu trọ ở Ximbirxc trên đường Griniov đi nhập ngũ. Tiếp đến là con
đường phủ đầy tuyết: Khắp nơi tuyết phủ trắng xóa. Mặt trời đã lặn. Chiếc xe
đi theo một con đường nhỏ hẹp, hay nói đúng hơn là đi theo một cái vết lờ mờ
do những chiếc xe trượt tuyết của nông dân để lại [7;401]. Không gian con
đường xuất hiện sau cảnh thiên nhiên mênh mông bát ngát của cánh đồng thể
hiện sự mông lung vô định trên chính con đường đời của nhân vật. Puskin đã
đặt nhân vật vào hoàn cảnh này để tạo giá đỡ cho sự xuất hiện của người dẫn
đường trong trận bão tuyết. Trận bão tuyết đổ xuống đã khiến mọi thứ xung
quanh chỉ còn là một màu trắng xóa, đường đi không còn khiến chiếc xe ngựa
của Griniov kẹt lại. Đến lúc này, nhân vật đã mất hoàn toàn phương hướng,
đang mắc kẹt trong sự vô định của cuộc đời, chỉ khi có sự xuất hiện của
Pugatrov, con đường đi của nhân vật mới được mở ra. Tuy con đường đi ấy
gập ghềnh, khó đi: khi thì leo lên một gò đất, khi thì tụt xuống một chỗ lõm,
nghiêng sang bên này, lắc sang bên kia khiến cho người trên xe cứ như ngồi
trên một chiếc thuyền đi giữa biển động vậy [7;405] nhưng sau cùng nó vẫn
đưa nhân vật đến một nơi chốn yên bình sau giông bão. Người ân nhân cứu
anh thoát khỏi nơi mịt mù tắm tối cũng là người cứu anh ra khỏi những lầm
lạc, ngộ nhận. Người dẫn đường cho anh trong cơn bão tuyết cũng là “người
dẫn đường” cho tinh thần của anh.
Những con đường Griniov đi còn là những con đường dốc đứng, hiểm
trở: Con đường men theo bờ sông Iaich dốc đứng [7;415], hay khi ra đấu
kiếm cùng Svabrin bên bờ sông cũng vậy: Chúng tôi im lặng bước đi. Men
theo một con đường mòn dốc thẳng [7;436].
Những con đường ấy cũng chính là con đường đời của Grininov, cũng
gập ghềnh, nguy hiểm vây quanh, có những khi con đường ấy mịt mù không
có lối. Tuy nhiên nếu bạn đọc để ý, cứ mỗi khi Griniov tiến đến gần Pugatrov


19


hơn, con đường ấy lại dễ đi hơn đôi chút. Đó là con đường trong trận bão
tuyết chúng tôi đã nói ở trên, Griniov và những người xà ích đang mất định
hướng thì Pugatrov xuất hiện dẫn đường cho họ đi, hay đó là con đường mà
Griniov quay trở lại để cứu lấy người con gái đáng thương: Con đường thẳng
tắp phủ tuyết trắng xóa; nhưng khắp thảo nguyên đều thấy có những vết chân
ngựa: hễ tuyết rơi phủ kín các vết chân ngày hôm trước thì hôm sau lại có
những vết chân mới [7;505]. Liệu Puskin đang muốn ngụ ý điều gì? Phải
chăng đây là con đường đi đến sự bao dung, đi đến nơi có tình thương yêu,
chở che nên mới luôn dễ dàng hơn như vậy.
Bằng việc xây dựng không gian thiên nhiên kết hợp với không gian con
đường, Puskin đã xây dựng nên kiểu không gian mang ý nghĩa nhân văn,
nhân đạo sâu sắc. Con đường xuất hiện trong không gian thiên nhiên không
chỉ là con đường đời nhân vật mà những bão tố thiên nhiên cũng tượng trưng
cho bão tố cuộc đời nhân vật, con đường xuất hiện còn là sự lựa chọn hướng
đi trong những bước ngoặt cuộc đời ấy.
1.1.3. Không gian chiến trận
Người con gái viên đại úy là một tiểu thuyết lịch sử, viết về cuộc khởi
nghĩa nông dân “long trời lở đất” ở Nga (1773-1775) do Emelien Pugatrov
cầm đầu. Chính vì vậy, không gian chiến trận là một kiểu không gian đóng
vai trò quan yếu đối với tác phẩm. Đến với kiểu không gian này, bạn đọc sẽ
được chứng kiến lịch sử một cách rất chân thực và nhân văn, thể hiện lòng
yêu nước chân chính cách mạng và chủ nghĩa nhân đạo cao cả của Puskin.
Trước tiên phải kể đến cuộc đấu kiếm giữa Griniov với Svabrin bên bờ
sông. Cuộc đấu kiếm chỉ mang lý do cá nhân nhưng đó là minh chứng về việc
bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chính kiến của bản thân Griniov. Cuộc đấu kiếm khiến
Griniov bị thương nặng nhưng đã một phần thể hiện con người chính trực,
ngoan cường của anh, không thể khuất phục trước những điều nhỏ nhen, ích


20


×