Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tu chon Sinh 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.78 KB, 15 trang )

GIÁO ÁN DẠY TỰ CHỌN
Tiết : 1 Môn : Sinh học 7
(Chủ đề bám sát)
Tên chủ đề : SỰ TIẾN HOÁ CỦA CÁC HỆ CƠ QUAN CỦA ĐVKXS
HỆ HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU : Sau khi học xong chủ đề HS có khả năng
 Nắm được đặc điểm cấu tạo, các hình thức trao đổi khí ở ĐVKXS. Nắm được đặc điểm tiến hoá các
cơ quan hô hấp của ĐVKXS.
 Hiểu được sự phát triển của các hệ cơ quan của động vật theo chiều hướng tiến hoá từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp.
 Có kó năng hoạt động nhóm.
II. CÁC TÀI LIỆU BỔ TR :
 SGK, SGV sinh học 7
 Giáo trình giải phẩu so sánh ĐVKXS (Nguyễn Văn Thuận)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : I. TÌM HIỂU CẤU TẠO VÀ QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI KHÍ Ở MỘT SỐ ĐẠI DIỆN CỦA ĐVKXS

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cấu HS trả lời câu hỏi :
* Nêu cấu tạo và các hình thức hô hấp của một số đại
diện của ĐVKXS sau :
- Ngành ĐVNS : Trùng roi.
- Ngành ruột khoang : Thuỷ tức.
- Các ngành giun : Giun đốt.
- Ngành thân mềm : Trai sông.
- Ngành chân khớp : Châu chấu.
HS tham khảo SGK sinh 7.
Thảo luận thống nhất ý kiến. Cử đại diện trình bày.
- Trùng roi : trao đổi khí qua màng tế bào.
- Thuỷ tức : chưa có cơ quan hô hấp, trao đổi khí thực
hiện qua thành cơ thể.


- Giun đốt : trao đổi khí thực hiện qua da.
- Trai sống : có cơ quan hô hấp là mang, trao đổi khí
thực hiện qua mang, đem oxi đến các tế bào.
- Châu chấu : có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ
thở hai bên thành bụng, đem oxi tới các tế bào.
HS tự rút ra kết luận.
Kết luận :
- Trùng roi trao đổi khí thực hiện qua màng tế bào.
- Thuỷ tức chưa có cơ quan hô hấp, trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể.
- Giun đốt trao đổi khí thực hiện qua da.
- Trai sông xuất hiện cơ quan trao đổi khí là mang. Trao đổi khí được thực hiện qua mang.
- Chấu chấu trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
Hoạt động 2 : II. TIẾN HOÁ VỀ HỆ HÔ HẤP CỦA ĐVKXS

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS :
Từ nội dung 1 hãy rút ra :
Đặc điểm, chiều hướng và quy luật tiến hoá hệ hô hấp
của ĐVKXS.
GV chốt lại kiến thức, bổ sung những nội dung còn
thiếu. Yêu cầu HS rút ra kết luận.
HS nghiên cứu lại kiến thức ở nội dung 1.
Thảo luận nhóm.
* Yêu cầu nêu được :
- ĐVNS, Ruột khoang, các ngành giun chưa có cơ
quan hô hấp  Hô hấp trực tiếp qua bề mặt cơ thể.
- Thân mềm và chân khớp có cơ quan hô hấp, hô
hấp gián tiếp qua cơ quan hô hấp.
Các nhóm thảo luận, hoàn thành yêu cầu của GV.
Các nhóm khác bổ sung và GV hoàn thiện kiến thức.

 HS rút ra kết luận.
Kết luận :
Sự tiến hoá cơ quan hô hấp của các ngành ĐVKXS tiến hoá theo quy luật từ thấp đến cao, từ đơn giản dến
phức tạp như : ĐVNS, Ruột khoang, các ngành giun chưa có cơ quan hô hấp, hô hấp đơn giản trực tiếp qua
bề mặt cơ thể, đến phức tạp dần qua hình thức hô hấp gián tiếp là hình thành cơ quan hô hấp như mang ở
thân mềm, hệ thống ống khí ở châu chấu.
IV.TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ :
- HS đọc kết luận từng phần của nội dung bài học.
- HS trả lời câu hỏi :
+ Nêu cấu tạo và các hình thức hô hấp ở các đại diện của các ngành ĐVKXS.
+ Sự tiến hoá các cơ quan hô hấp của ĐVKXS tuân theo nguyên tắc, quy luật nào ? Cho ví dụ.
V. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG VỀ NHÀ :
- Học bài.
- Xem lại toàn bộ hệ tuần hoàn của các ngành ĐVKXS.
*************************
GIÁO ÁN DẠY TỰ CHỌN
Tiết : 2 Môn : Sinh học 7
(Chủ đề bám sát)
Tên chủ đề : SỰ TIẾN HOÁ CÁC HỆ CƠ QUAN CỦA ĐVKXS
HỆ TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU : Sau khi học xong chủ đề HS có khả năng
 Nắm được đặc điểm cấu tạo và sự tiến hoá hệ tuần hoàn của Giun đốt, Châu chấu và Mực.
 Hiểu được chiều hướng tiến hoá của động vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
II. CÁC TÀI LIỆU BỔ TR :
 SGK, SGV sinh học 7.
 Giáo trình giải phẩu so sánh ĐVKXS (Nguyễn Văn Thuận)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : I. TÌM HIỂU CẤU TẠO HỆ TUẦN HOÀN CỦA GIUN ĐỐT, CHÂU CHẤU VÀ MỰC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV nêu yêu cầu :

HS hoàn thành nội dung sau :
* Tìm hiểu cấu tạo hệ tuần hoàn của :
- Giun đất.
- Châu chấu.
- Mực.
GV giới thiệu tài liệu tham khảo :
+ Bài 15
+ Bài 19 Sinh học 7
+ Bài 25
GV giảng giải và nêu cấu tạo hệ tuần hoàn của mực,
nếu HS không nêu được.
HS tham khảo SGK sinh học 7
Thảo luận nhóm.
* Yêu cầu nêu được :
- Cấu tạo hệ tuần hoàn giun đốt : Hệ tuần hoàn kín,
gồm mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu có vai trò
như tim.
- Cấu tạo hệ tuần hoàn châu chấu : Hệ tuần hoàn hở,
tim hình ống gồm nhiều ngăn nhỏ ở mặt lưng.
- Hệ tuần hoàn mực : Hệ tuần hoàn hở có tim, tim
nhiều ngăn, có van co bóp rất hiệu quả.
HS tiếp tục thảo luận, các nhóm khác bổ sung và rút ra
kết luận.
Kết luận :
- Hệ tuần hoàn giun đốt : Hệ tuần hoàn kín, gồm mạch lưng, mạch bụng và vòng hầu có vai trò như tim.
- Hệ tuần hoàn châu chấu : Hệ tuần hoàn hở, tim hình ống, gồm nhiều ngăn ở mặt lưng.
- Hệ tuần hoàn mực : Hệ tuần hoàn hở, tim có nhiều ngăn, có van co bóp rất hiệu quả.
Hoạt động 2 : SỰ TIẾN HOÁ VỀ HỆ TUẦN HOÀN CỦA CÁC NGÀNH GIUN, CHÂN KHỚP VÀ THÂN MỀM
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS :

* Từ cấu tạo hệ tuần hoàn của :
- Giun đốt.
- Châu chấu.
- Mực.
 Hãy rút ra đặc điểm tiến hoá của các ngành ĐVKXS
GV bổ sung kiến thức cho HS rút ra kết luận.
HS đọc lại nội dung 1.
Thảo luận nhóm  Kết luận.
Yêu cầu nêu được :
- Giun đất : Hệ tuần hoàn kín, đơn giản, chưa có tim.
- Chân khớp : Hệ tuần hoàn hở, có tim hình ống.
- Chân đầu : Hệ tuần hoàn hở, có tin chia nhiều ngăn,
có van tim.
HS tiếp tục thảo luận  kết luận. Hoàn thành yêu cầu
của GV
Kết luận : Hệ tuần hoàn của các ngành giun đốt, chân khớp, chân đầu tiến hoá từ chưa có tim ở giun đốt
đến có tim đơn giản hình ống ở chân khớp đến có tim hoàn thiện chia nhiều ngăn, có van tim hoạt động
có hiệu quả như ở chân đầu.
IV.TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ :
- HS đọc kết luận từng nội dung bài học.
- Nêu cấu tạo và các hình thức hô hấp ở các đại diện của các ngành ĐVKXS.
- Nêu sự tiến hoá hệ tuần hoàn của các ngành ĐVKXS.
V. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG VỀ NHÀ : Học bài cũ.
Chuẩn bò xem lại phần hệ hô hấp và hệ tuần hoàn từ lớp cá đến lớp thú.
**************************
GIÁO ÁN DẠY TỰ CHỌN
Tiết : 3 Môn : Sinh học 7
(Chủ đề bám sát)
Tên chủ đề : SỰ TIẾN HOÁ CỦA CÁC HỆ CƠ QUAN CỦA ĐVCXS
HỆ VẬN ĐỘNG

I . MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
 Học sinh nắm được cấu tạo của các cơ quan trong hệ vận động
 Nắm được đặc điểm tiến hoá của hệ vận động từ lớp cá đến lớp thú.
2. Kỹ năng :
 So sánh cấu tạo các cơ quan trong hệ vận động theo chiều hướng tiến hoá.
 Kỹ năng hoạt động nhóm.
II . TÀI LIỆU BỔ TR :
• Sách GV sinh học 7
• Sách giáo khoa sinh học 7
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Nội dung
Hoạt động HỆ VẬN ĐỘNG
a) Mục tiêu : Nắm được sự tiến hoá của các cơ quan trong hệ vận động của động vật có XS
b) Cách tiến hành :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi :
* Bộ xương cá được cấu tạo như thế nào ?
- Nêu các phần của bộ xương.
* Bộ xương ếch cấu tạo như thế nào ?
- Bộ xương ếch có cấu tạo nào khác với lớp cá ?
* Bộ xương thằn lằn có gì tiến hoá hơn so với
xương ếch?
* Bộ xương chim có cấu tạo như thế nào ?
- Đặc điểm nào của bộ xương chim thích nghi
với đời sống bay lượn.
* Bộ xương thú có gì khác so với xương bò sát ?
- Hệ cơ thú có cấu tạo như thế nào ?
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
* Đã phát triển, một số điểm còn cấu tạo sụn,

chưa hoá xương.
- Xương đầu, xương cột sống, xương chi (vây)
* Xương đầu, xương cột sống, xương đai (đai vai,
đai hông), xương chi.
- Xương chi cấu tạo tương đối hoàn chỉnh. Xuất
hiện xương đai.
* Bộ xương thằn lằn xuất hiện xương sườn 
tham gia vào hô hấp.
- Có 8 đốt sống cổ  cử động linh hoạt.
- Cột sống dài. Đai vai khớp với cột sống  chi
trước linh hoạt.
* Bộ xương chim có cấu tạo hoàn chỉnh : Xương
đầu, xương cột sống, xương lồng ngực, xương đai,
xương chi.
- Chi trước biến thành cánh. Xương mỏ ác lớn
làm chổ bám cho cơ ngực phát triển. Xương
đai hông phát triển giúp chi sau khoẻ để nâng
đở cơ thể.
* Các phần của bộ xương cấu tạo chặt chẽ, gồm
nhiều khớp  cử động linh hoạt
- Xương lồng ngực rộng, có xương mỏ ác.
- Chi nằm dưới cơ thể
- Hệ cơ phát triển : cơ vận động cột sống. cơ
chi sau liên quan đến di chuyển.
GV đặt câu hỏi :
Hệ vận động của động vật có xương sống tiến
hoá như thế nào ?
GV hoàn thiện kiến thức.
- Xuất hiện cơ hoành, cơ liên sườn  giúp thông
khí ở phổi.

HS thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời.
Cử đại diện trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận : Hệ vận động của ĐVCXS tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp lên cao. Thể hiện :
1) Cá : xương đầu, xương cột sống, xương sườn, xương chi (vây)
2) Lưỡng cư : Xương đầu, xương cột sống, xương đai, xương chi.
3) Bò sát : - Các đốt sống cổ nhiều

Linh hoạt.
- Các đốt sống thân mang xương sườn + xương ức

Xương lồng ngực.
- Đốt sống đuôi dài.
4) Chim : _ Chi trước biến thành cánh
_ Xương mỏ ác phát triển

là nơi bám của cơ ngực, cơ vận động cánh
_ Các đốt sống lưng, đốt sống hông gắn chặt với xương đai hông

vững chắc.
5) Thú : + Bộ xương phát triển hoàn thiện.
+ Các xương khớp với nhau tạo thành bộ khung và khoang xương vững chắc.
+ Các chi thẳng góc với cơ thể

Nâng cơ thể lên cao.
IV. KẾT LUẬN BÀI HỌC : GV cho HS đọc lại kết luận các phần của bài.
V. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ :
Nêu các đặc điểm tiến hoá trong hệ vận động của động vật có xương sống.
VI. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG VỀ NHÀ :
- Học bài cũ.

- Ôn lại kiến thức lớp 7 về hệ tuần hoàn của động vật có xương sống.
******************************
GIÁO ÁN DẠY TỰ CHỌN
Tiết : 4 Môn : Sinh học 7
(Chủ đề bám sát)
Tên chủ đề : SỰ TIẾN HOÁ CỦA CÁC HỆ CƠ QUAN CỦA ĐVCXS
HỆ TUẦN HOÀN
I . MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
 Học sinh nắm được cấu tạo của các cơ quan trong hệ tuần hoàn
 Nắm được đặc điểm tiến hoá của hệ tuần hoàn từ lớp cá đến lớp thú.
2. Kỹ năng :
 So sánh cấu tạo các cơ quan trong hệ tuần hoàn theo chiều hướng tiến hoá.
 Kỹ năng hoạt động nhóm.
II . TÀI LIỆU BỔ TR :
• Sách GV sinh học 7
• Sách giáo khoa sinh học 7
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Bài mới : GV giới thiệu bài.
Hoạt động HỆTUẦN HOÀN
a) Mục tiêu : Nắm được sự tiến hoá của các cơ quan trong hệ tuần hoàn của động vật có XS
b) Cách tiến hành :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV đặt câu hỏi :
* Hệ tuần hoàn của cá gồm những cơ quan nào ?
- Máu nuôi cơ thể cá là máu gì ?
* Cấu tạo của tim ếch có gì khác so vời cá ?
- Tuần hoàn ếch có gì khác so với cá ?
* Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì khác so với
ếch ?

* Tim của chim có gì khác so với bò sát ?
- Ý nghóa của sự khác nhau đó ?
* Nêu cấu tạo hệ tuần hoàn của thú .
GV đặt câu hỏi :
Hệ vận động của động vật có xương sống tiến
hoá như thế nào ?
GV hoàn thiện kiến thức.
HS thảo luận và trả lời.
* Tim 2 ngăn ( 1 tâm nhỉ, 1 tâm thất)
- Một vòng tuần hoàn.
- Máu đỏ tươi.
* Tim ếch 3 ngăn ( 2 tâm nhỉ, 1 tâm thất)
- Có 2 vòng tuần hoàn.
- Máu nuôi cơ thể là máu pha.
* Bò sát : Tim 3 ngăn , tâm thất có vách ngăn
hụt.
- Có 2 vòng tuần hoàn.
- Máu nuôi cơ thể là máu pha.
* Tim chim có 4 ngăn hoàn chỉnh.
- Tim 4 ngăn  Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
 Giàu oxi  Trao đổi chất xảy ra mạnh.
* Hệ tuần hoàn của thú hoàn chỉnh. Tim khoẻ. Hệ
mạch phát triển.
HS thảo luận nhóm.
Cử đại diện trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận : Hệ tuần hoàn của ĐVCXS tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp lên cao. Thể hiện :
1) Cá : Tim 2 ngăn (1 tâm nhỉ, 1 tâm thất). Có 1 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là đỏ tươi.
2) Lưỡng cư : tim 3 ngăn (2 tâm nhỉ, 1 tâm thất). Có 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu
pha.

3) Bò sát : Tim 3 ngăn (tâm thất có vách ngăn hụt). 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu
pha.
4) Chim : Tim 4 ngăn. Có 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là đỏ tươi.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×