Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH KHÁM SÀNG LỌC UNGTHƯ CỔ TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ TỪ 30-60 TUỔI ĐÃ KẾTHÔN Ở XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ, TP HÀ NỘI NĂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.27 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BỘ MÔN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
______***______

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH KHÁM SÀNG LỌC UNG
THƯ CỔ TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ TỪ 30-60 TUỔI ĐÃ KẾT
HÔN Ở XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ, TP HÀ NỘI NĂM
2014.

Nhóm 5 – K10C
1. Trần Thị Hồng Vân

5. Bùi Thị Lan

2. Nguyễn Thị Hải Yến

6. Đàm Thị Thùy

3. Phạm Thị Thành

7. Nguyễn Thị Minh Khai

4. Lê Thị Giang

Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Hoàng Lan – Bộ môn Dịch Tễ.


2


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................3
DANH MỤC BẢNG................................................................................................4
TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG..........................................................................................5
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................6
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................8
CHƯƠNG I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................9
1.Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................................9
2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................................................9
3.Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................9
4.Phương pháp thu thập số liệu......................................................................................................10
5.Xử lý số liệu...................................................................................................................................10
6.Biến số...........................................................................................................................................12
7.Sai số và cách khắc phục...............................................................................................................17
8.Hạn chế của nghiên cứu...............................................................................................................17
9.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu................................................................................................18
1.Kế hoạch nghiên cứu....................................................................................................................19
2.Dự trù kinh phí..............................................................................................................................22

CHƯƠNG IV. DỰ KIẾN KẾT QUẢ....................................................................23
1.Thông tin chung và khả năng tiếp cận thông tin..........................................................................23
2.Kiến thức và thực hành.................................................................................................................25
3.Các yếu tố liên quan......................................................................................................................30

CHƯƠNG V. DỰ KIẾN BÀN LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................35
1.Dự kiến bàn luận...........................................................................................................................35
2.Dự kiến kết luận khuyến nghị.......................................................................................................35

CHƯƠNG VI. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI................37

PHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI..................................................................................39
PHỤ LỤC 2: CÁCH ĐÁNH GIÁ BIẾN SỐ........................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................50


3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UTCTC :

Ung thư cổ tử cung.

KAP :

Kiến thức, thái độ, thực hành.

CBYT:

Cán bộ y tế.

KT-VH-XH :

Kinh tế - văn hóa – xã hội.

TP :

Thành phố.

HPV :


Human papillomavirus.

PAP:

Xét nghiệm phết mỏng cổ tử cung.

WHO:

Tổ chức y tế thế giới.

QHTD:

Quan hệ tình dục.

KSL:

Khám sàng lọc.

ĐTNC:

Đối tượng nghiên cứu.

ĐTV:

Điều tra viên.

GSV:

Giám sát viên.


YTLQ:

Yếu tố liên quan


4

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Mô tả đặc điểm chung của ĐTNC..........................................................23
Bảng 2: Mô tả mức độ tiếp cận với UTCTC của ĐTNC.....................................25
Bảng 3: Mô tả cách thức tiếp cận thông tin về UTCTC của ĐTNC...................25
Bảng 4: Mô tả kiến thức về UTCTC của ĐTNC.................................................26
Bảng 5: Mô tả kiến thức về KSL phát hiện sớm UTCTC...................................28
Bảng 6: Mô tả thực trạng kiến thức về KSL phát hiện sớm UTCTC................29
Bảng 7: Mô tả thực hành về KSL phát hiện sớm UTCTC..................................30
Bảng 8: Mô tả thực trạng thực hành KSL phát hiện sớm UTCTC....................31
Bảng 9: Phân tích mối liên quan giữa thực hành với các YTLQ.......................31
Bảng 10: Phân tích mối liên quan giữa kiến thức và thực hành........................33
Bảng 11: Mô hình hồi quy Logistic.......................................................................34


5

TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG
Ung thư cổ tử cung là một trong hai loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ trên
thế giới cũng như tại Việt Nam. Tại Việt Nam, cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử
cung là loại ung thư có tần suất gặp cao nhất ở phụ nữ việt nam với tỷ lệ tử vong
cao. Tuy nhiên ung thư cổ tử cung còn nhiều đặc điểm mà dựa vào đó chúng ta có
thể hy vọng đẩy lùi căn bệnh này. Đây là loại ung thư có giai đoạn diễn tiến lâm
sàng khá lâu trước khi bệnh diễn tiến đến ung thư tại chỗ hay di căn. Việc phát hiện

ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm sẽ cho một kết quả điều trị rất khả quan.
Chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung với công cụ sàng lọc đại trà là phết tế bào
cổ tử cung và hiệu quả của việc điều trị sớm đã góp phần làm giảm tỷ lệ mặc ung
thư cổ tử cung tại nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại
Việt Nam, chương trình sàng lọc phát hiện sớm UTCTC đã được triển khai ở nhiều
tỉnh, thành phố trong cả nước, tuy nhiên hiệu quả của các hoạt động sàng lọc còn
hạn chế. Trong đề tài “KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH KHÁM SÀNG LỌC
UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ TỪ 30-60 TUỔI ĐÃ KẾT HÔN Ở XÃ
BA VÌ, HUYỆN BA VÌ, TP HÀ NỘI NĂM 2014.” Nhóm nghiên cứu chọn xã Ba
Vì, huyện Ba Vì làm địa điểm nghiên cứu với 2 mục tiêu mô tả thực trạng kiến thức,
thực hành khám sàng lọc UTCTC và các yếu tố liên quan đến thực hành khám sàng
lọc UTCTC ở phụ nữ từ 30-60 đã kết hôn ở xã Ba Vì.
Nghiên cứu mà nhóm thực hiện là nghiên cứu định lượng, sử dụng phương
pháp cắt ngang có phân tích, công cụ chính là bộ câu hỏi có cấu trúc với phần xử lý
số liệu bằng phần mềm Epodata 3.1 và SPSS 16.0. Nghiên cứu được tiến hành trong
9 tháng (từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 6/2014) với tổng kinh phí dự kiến là
9.652.500 đồng.
Nhóm kỳ vọng kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra những bằng chứng khoa học cùng
với những khuyến nghị nhóm đề ra sẽ giúp chính quyền địa phương có kế hoạch
can thiệp kịp thời góp phần nâng cao sức khỏe người dân.


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã dự báo về mô hình bệnh tật trong thế kỷ 21,
các bệnh không lây nhiễm trong đó có ung thư sẽ trở thành nhóm bệnh chủ yếu đe
dọa đến sức khỏe con người, chiếm tới 54% nguyên nhân gây tử vong. (1,2) Hàng
năm, trên thế giới có khoảng 11 triệu người mắc ung thư và 6 triệu người chết do
bệnh này. Một trong số các bệnh ung thư đang được quan tâm hiện nay là Ung thư

cổ tử cung (UTCTC), đây là loại ung thư phụ nữ thường gặp đứng hàng thứ hai trên
thế giới, sau ung thư vú. Trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 530.232 trường
hợp mắc mới UTCTC được chẩn đoán, chiếm 8.8% các trường hợp ung thư ở phụ
nữ, và khoảng 275.008 phụ nữ (51.9%) chết vì UTCTC, khoảng 80% trong số các
phụ nữ này sinh sống ở các nước đang phát triển. (17) Mỗi năm trung bình có 10-20
người trong 100.000 phụ nữ ở độ tuổi 30 được phát hiện có ung thư cổ tử cung, tần
suất này cao nhất ở Columbia và Đông Nam Á.(15)
Nước ta có tỷ lệ mắc UTCTC ở mức cao trên thế giới và có xu hướng tăng. Báo
cáo IARC (2008) cho thấy cả nước có 5.174 trường hợp mắc mới và 2.472 trường
hợp tử vong do UTCTC, chiếm 11,65% số trường hợp mới mắc của các nước Đông
Nam Á (44.404 trường hợp).(11) Tỷ lệ mắc là 11,7/100.000. So với các nước trong
khu vực thì tỷ lệ UTCTC tương đương với các nước như Indonesia, Philippines và
Brunei.(11) Theo kết quả khám sàng lọc UTCTC tại 7 tỉnh thành trên cả nước (20082010) cho thấy tỷ lệ phát hiện UTCTC xấp xỉ 19,9/100.000 người với 28,6% ở giai
đoạn I và 21,4% ở giai đoạn 2.(7) Năm 2010, Việt Nam ước tính có khoảng 5.664
phụ nữ mắc UTCTC và tỷ lệ mắc mới là 13,6/100.000 phụ nữ. (5) Tỷ lệ tử vong có sự
khác nhau theo nhóm tuổi trong đó các trường hợp tử vong phổ biến nhất ở nhóm
phụ nữ trên 65 tuổi với 844 trường hợp, chiếm 34,1%. (11) Tỷ lệ mắc phân bố chênh
lệch giữa 2 miền Nam-Bắc, trong đó tỷ lệ mắc tại miền Nam là 28,8/100.000 dân,
trong khi ở miền Bắc là 6,8/100.000 dân. (8) So sánh tỷ lệ UTCTC trong số các ung
thư giữa TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc UTCTC có sự khác biệt, trong
đó tỷ lệ này ở quần thể phụ nữ tại TP. Hà Nội chiếm 7,7%, xếp vị trí thứ ba sau ung
thư vú và ung thư dạ dày, còn tại TP. Hồ Chí Minh là 28,6%, cao nhất trong các loại


7

ung thư ở phụ nữ.(7) Ước tính đến năm 2025, số trường hợp mới mắc UTCTC của cả
nước tăng lên khoảng 40% so với năm 2008.(11)
Sàng lọc phát hiện sớmUTCTC cho đối tượng phụ nữ đã quan hệ tình dục nhằm
xác định xem họ có nguy cơ phát triển UTCTC hay không. Tất cả đối tượng phụ nữ

trên 30 tuổi nên thường xuyên được sàng lọc để phát hiện các tổn thương tiền
UTCTC. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hàng năm chỉ có một tỷ lệ nhỏ phụ nữ được
sàng lọc, và số trường hợp UTCTC vẫn gia tăng rõ rệt, đặc biệt tỷ lệ các trường hợp
phát hiện muộn chếm đa số. Nâng cao kiến thức và thực hành phòng bệnh UTCTC
cho đối tượng có nguy cơ sẽ là biện pháp cộng đồng có hiệu quả lâu dài nhằm giảm
gánh nặng bệnh tật. Vì thế đã có nhiều dự án về nâng cao nhận thức, sàng lọc
UTCTC và điều trị ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.(14;4)
Xã Ba Vì là địa điểm nhóm lựa chọn để thực hiện đề tài nghiên cứu “Kiến
thức, thực hành đối với sàng lọc UTCTC ở phụ nữ 30-60 tuổi đã kết hôn tại xã
Ba Vì, huyện Ba Vì”. Xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất thành phố Hà Nội , với tổng số
1918 nhân khẩu trên 415 hộ gia đình, dân số chiếm 98% là người đồng bào Dao. (13)
Với nguồn lực của nhóm, nhóm muốn tìm hiểu kiến thức và thực hành đối với sàng
lọc UTCTC của phụ nữ 30-60 tuổi đã kết hôn đang ở mức nào và các yếu tố ảnh
hưởng đến thực hành khám sàng lọc của họ. Qua đó nhóm nghiên cứu hi vọng kết
quả thu được sẽ cung cấp một số bằng chứng khoa học cho chính quyền địa phương
có kế hoạch can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành của phụ nữ đối với việc phát
hiện và điều trị sớm UTCTC nhằm nâng cao tuổi thọ, giảm tỉ lệ tử vong cho các
bệnh nhân UTCTC.


8

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung
Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành đối với sàng lọc UTCTC ở phụ nữ từ
30-60 tuổi đã kết hôn tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, TP Hà Nội vào năm 2014 và
một số yếu tố liên quan đến thực hành khám sàng lọc UTCTC.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành đối với sàng lọc UTCTC của phụ nữ 3060 tuổi tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.
2.2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành khám sàng lọc UTCTC của phụ

nữ 30-60 tuổi tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.


9

CHƯƠNG I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu:
- Phụ nữ trong độ tuổi 30-60 tuổi hiện tại đang sinh sống và có hộ
-

khẩu thường trú ở xã Ba Vì.
Phụ nữ đã kết hôn.
Đồng ý tham gia vào nghiên cứu sau khi được giải thích mục đích

-

của nghiên cứu.
Có trạng thái tinh thần bình thường và tình trạng sức khỏe cho phép

tiến hành cuộc phỏng vấn.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Phụ nữ đã được điều trị cắt tử cung.
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ 1/10/2013 đến 30/6/2014 tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì TP Hà Nội
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang phân tích.
3.2. Phương pháp chọn mẫu:
3.2.1. Cỡ mẫu:

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu sau:

Ζ12− α / 2 .p.(1 − p)
n=
d2
Trong đó:
N: Số phụ nữ cần điều tra
P: Theo nghiên cứu khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về tầm soát UTCTC của
nữ nội trợ tại thành phố Hồ Chí Minh từ 25/2/2008 đến 11/5/2008

(6)

, tỉ lệ phụ

nữ đã đi khám sàng lọc khoảng 25%. Vậy nhóm chọn p = 0,25, suy ra q = 1-p =
0,75
z: Ứng với độ tin cậy 95% thì z = 1,96
d: Sai số cho phép 0.05
Thay vào công thức ta tính được N = 288. Ước lượng 5% từ chối phỏng vấn và
làm tròn số được cỡ mẫu (N) là 303.


10

3.2.2. Cách chọn mẫu:
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn.
• Bước 1: Liên hệ với UBND ở từng thôn/ đội trong xã. Xin và tổng hợp danh
sách hộ gia đình và tổng hợp tất cả phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 60 tuổi đủ tiêu
chuẩn lựa chọn.
• Bước 2: Chọn ngẫu nhiên dựa trên Excel cho đủ cỡ mẫu 303.

4. Phương pháp thu thập số liệu
4.1. Kỹ thuật thu thập:
Đối tượng được điều tra viên phỏng vấn bằng bộ câu hỏi có cấu trúc trực tiếp tại
nhà của đối tượng.
4.2. Công cụ thu thập:
Bộ câu hỏi định lượng được trình bày dưới dạng phiếu hỏi.
Các câu hỏi được thiết kế để trả lời cho các biến số tương ứng trong nghiên cứu.
4.3. Nhân lực
• Giám sát viên: 2 thành viên của nhóm nghiên cứu
• Điều tra viên: 5 thành viên còn lại của nhóm nghiên cứu
4.4. Tiến hành thu thập thông tin
• Bước 1. Thử nghiệm bộ câu hỏi
Dự kiến bộ câu hỏi sẽ được điểu tra thử nghiệm tại một thôn thuộc xã Ba Trại.
Hoạt động thử nghiệm sẽ giúp nhóm nghiên cứu tìm hiểu được tính hợp lý trong
việc bố trí các câu hỏi, mức độ hoàn thành phiếu, thời gian hoàn thành phiếu cũng
như các trở ngại trong quá trình thu thập thông tin.
• Bước 2.
Thống nhất kế hoạch thu thập thông tin với UBND xã Ba Vì và đề nghị sự phối
hợp thực hiện của các thôn trong xã.
• Bước3. Thu thập thông tin
Dự kiến tiến hành thu thập thông tin vào các ngày trong tuần trong 2 tháng.
• Bước 4: Giám sát viên, điều tra viên tổng hợp phiếu
Kiểm tra số phiếu phát ra và số phiếu thu về ứng với số ĐTNC
Kiểm tra các phiếu sai thông tin hoặc không hợp lệ để tiến hành chỉnh sửa hay
loại bỏ phiếu sao cho đảm bảo tính khách quan
5. Xử lý số liệu
Số liệu được làm sạch trước khi nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1,
sau đó chuyển sang phần mềm SPSS 16.0 để chạy các bảng tần số. Các giá trị bị



11

mất hoặc các giá trị ngoài khoảng và lỗi do mã hóa đều được kiểm tra, phát hiện
trong quá trình làm sạch số liệu. Kết quả được chia làm 2 cấu phần:
Phần mô tả: Cung cấp các thông số như tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình, trung vị.
Phần phân tích: Gồm có phân tích đơn biến và phân tích đa biến để tìm hiểu
mối liên quan giữa một số yếu tố liên quan đến thực hành KSL phát hiện sớm
UTCTC, xác định yếu tố nguy cơ hay yếu tố bảo vệ của đối tượng nghiên cứu với
thực hành KSL phát hiện sớm UTCTC.


12

6. Biến số
Mục tiêu 1: Mô tả kiến thức và thực hành KSL phát hiện sớm UTCTC ở phụ
nữ 30 – 60 tuổi ở xã Ba Vì.

TT

Phân

Công cụ

loại

thu thập

Nhị

Bộ câu


phân

hỏi

Định

Bộ câu

từ 35 – 45 tuổi trở đi.

danh

hỏi

Các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc

Định

Bộ câu

tăng nguy cơ

UTCTC:

danh

hỏi

mắc UTCTC


-

Theo ĐTNC bản thân phụ nữ có khả

Định

Bộ câu

năng làm giảm năng làm giảm nguy cơ mắc UTCTC

danh

hỏi

Định

Bộ câu

Tên biến

Định nghĩa biến
Kiến thức

1

UTCTC là loại ĐTNC có cho rằng UTCTC là loại ung
ung thư phổ

thư phổ biến ở phụ nữ. (Có/ không)


biến ở phụ nữ
2

Độ tuổi dễ mắc Độ tuổi có nguy cơ mắc UTCTC cao:
UTCTC

3

Yếu tố làm

Sinh đẻ nhiều, có 5 con trở lên.
Có QHTD sớm (trước 17 tuổi).
Có nhiều bạn tình.
Có tiền sử mắc bệnh viêm nhiễm

đường sinh dục như sùi mào gà.
- Vệ sinh cá nhân kém, đặc biệt là bộ
phận sinh dục.
- Thường xuyên hút thuốc lá, uống
rượu, sử dụng thuốc tránh thai.
- Khác.
ĐTV liệt kê từng yếu tố và chọn những
yếu tố ĐTNC cho là đúng.
4

Phụ nữ có khả
nguy cơ mắc
UTCTC


5

Các phương

cho mình không. (Có/ không/ không
biết)
Các phương pháp giúp phụ nữ làm


13

pháp giúp phụ

giảm nguy cơ mắc UTCTC của mình:

nữ giảm nguy

- Sống chung thủy 1 vợ một chồng.
- Không QHTD sớm.
- Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu,

cơ mắc
UTCTC cho
mình

danh

hỏi

dùng thuốc tránh thai.

- Thăm khám phụ khoa định kỳ.
- Khác.
ĐTV liệt kê từng phương pháp và chọn
những phương pháp ĐTNC cho là
đúng.

6

Khoảng thời

Khoảng thời gian tính bằng năm dành Rời rạc

gian cho một

cho một lần khám sàng lọc UTCTC

lần KSL định

được khuyến nghị dành cho phụ nữ từ

kỳ ở phụ nữ

25-49 tuổi: 3 năm đi khám 1 lần.

Bộ câu
hỏi

25-49 tuổi
7


8

Khoảng thời

Khoảng thời gian tính bằng năm dành Rời rạc

gian cho một

cho một lần KSL phát hiện sớm

lần KSL định

UTCTC được khuyến nghị dành cho

kỳ ở phụ nữ

phụ nữ trên 50 tuổi: 5 năm đi khám 1

trên 50 tuổi

lần.

Bộ câu
hỏi

Phương pháp

Là phương pháp xét nghiệm tế bào

Định


Bộ câu

KSL phát hiện

PAP, Xét nghiệm VIA.

danh

hỏi

Nêu được các lợi ích KSL phát hiện

Định

Bộ câu

KSL phát hiện

sớm UTCTC:

danh

hỏi

sớm UTCTC

- Chần đoán được nguy cơ mắc

sớm UTCTC

chủ yếu ở Việt
Nam
9

Lợi ích của

UTCTC sớm.
- Điều trị được bệnh sớm góp phần
giảm tỷ lệ tử vong do bệnh.


14

- Khác.
ĐTV liệt kê từng lợi ích và chọn những
lợi ích ĐTNC cho là đúng.
Thực hành
10

Sử dụng dịch



Nhị

Bộ câu

Không

phân


hỏi

Địa điểm sử

Là CSYT nơi ĐTNC đến để thực hiện

Định

Bộ câu

dụng dịch vụ

KSL phát hiện sớm UTCTC:

danh

hỏi

Rời rạc

Bộ câu

vụ KSL
11

KSL.

12


Bệnh viện tuyến trung ương.
Bệnh viện tuyến tỉnh.
Bệnh viện tuyến huyện.
Trạm y tế.
Các CSYT tư nhân.
Khác.

Có đi khám lại Có
không

13

-

Không

Lý do không đi Là những nguyên nhân khiến ĐTNC
KSL hoặc

không đến CSYT để KSL phát hiện

không khám

sớm UTCTC như: Nhà ở xa, cho rằng

lại.

KSL phát hiện sớm UTCTC không cần

hỏi

Định

Bộ câu

danh

hỏi

thiết, không có thời gian, ngại làm kiểm
tra, gia đình không ủng hộ, không biết
đi khám ở đâu,…
Mục tiêu 2: Xác định một số YTLQ đến kiến thức, thực hành khám sàng lọc
phát hiện sớm UTCTC.
TT Tên biến

Định nghĩa biến

Phân

Công cụ

loại

thu thập


15

Thông tin chung
1


Tuổi

Là tuổi tính theo năm sinh dương lịch,

Rời rạc

lấy năm nghiên cứu trừ đi năm sinh.
2

Dân tộc

3

4

hỏi

Dân tộc hiện tại của đối tượng được ghi Định
trên chứng minh thư.

danh

Trình độ học

Bậc học cao nhất ĐTNC đã hoàn thành: Thứ

vấn

-


Tôn giáo

Chỉ tôn giáo hiện tại của ĐTNC: Không Định

Không đi học
Tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp THCS
Tốt nghiệp THPT
Trung cấp trở lên

theo tôn giáo hoặc theo tôn giáo (Phật,

Bộ câu

bậc

Bộ câu
hỏi
Bộ câu
hỏi

Bộ câu

danh

hỏi

Thiên chúa,…)
5


Nghề nghiệp

Nghề nghiệp mang lại thu nhập chính

Định

Bộ câu

chính

cho ĐTNC trong 1 năm qua. Nếu nhiều

danh

hỏi

hơn 1 nghề thì chọn nghề chiếm nhiều
thời gian nhất.
6

Tình trạng hôn

Chỉ tình trạng hôn nhân hiện tại của đối

Định

Bộ câu

nhân


tượng nghiên cứu:

danh

hỏi

7

Đang sống với chồng.
Đang ly thân.
Đã ly hôn.
Góa.

Thu nhập

Chỉ số tiền thu nhập trung bình hàng

trung bình /

tháng của hộ gia đình được tính theo

tháng của hộ

đơn vị triệu VNĐ và tính chính xác đến

Rời rạc

Bộ câu
hỏi



16

gia đình.
8

1 chữ số thập phân.

Số người trong Số người trong một căn nhà ít nhất 4
hộ gia đình.

Rời rạc

ngày trong tuần và có chia sẻ thức ăn

Bộ câu
hỏi

và đồ dùng chung.
Tiếp cận thông tin về UTCTC và khám sàng lọc UTCTC
9

Khả năng tiếp

Mức độ ĐTNC được tiếp cận với thông

Thứ

Bộ câu


cận thông tin

tin về UTCTC và KSL phát hiện sớm

bậc

hỏi

về KSL phát

UTCTC: Chưa bao giờ/ thỉnh thoảng/

hiện sớm

thường xuyên.

UTCTC.
10

Nguồn cung

Các kênh cung cấp thông tin cho

Định

Bộ câu

cấp thông tin


ĐTNC về KSL phát hiện sớm UTCTC

danh

hỏi

về KSL phát

như:

hiện sớm

-

Định

Bộ câu

UTCTC.

11

Nguồn cung

Kênh cung cấp nhiều nhất thông tin về

cấp nhiều nhất

KSL phát hiện sớm UTCTC cho ĐTNC danh


thông tin về

như:

KSL phát hiện

-

sớm UTCTC

12

Truyền hình/ ti vi.
Loa / Đài phát thanh.
Tờ rơi, áp phích.
Sách báo/ tạp chí.
Cán bộ y tế.
Người thân, bạn bè.
hỏi

Truyền hình/ ti vi.
Loa / Đài phát thanh.
Tờ rơi, áp phích.
Sách báo/ tạp chí.
Cán bộ y tế.
Người thân, bạn bè.

Nguồn cung

Kênh cung cấp thông tin dễ hiểu nhất


Định

Bộ câu

cấp dễ hiểu

về KSL phát hiện sớm UTCTC cho

danh

hỏi

nhất thông tin

ĐTNC như:


17

về KSL phát
hiện sớm
UTCTC.

-

Truyền hình/ ti vi.
Loa / Đài phát thanh.
Tờ rơi, áp phích.
Sách báo/ tạp chí.

Cán bộ y tế.
Người thân, bạn bè.

7. Sai số và cách khắc phục
7.1. Sai số
-

Sai số hệ thống: Nhầm lẫn hoặc sai sót trong quá trình xây dựng bộ câu hỏi,
nhầm bước chuyển, gây khó hiểu hay khó trả lời cho người điền phiếu

-

Sai số ngẫu nhiên: Sự cố tình trả lời sai sự thật của ĐTPV.

-

Sai số nhớ lại: Có một số câu hỏi yêu cầu ĐTPV phải nhớ lại.

7.2. Biện pháp khắc phục
-

Đảm bảo lợi ích của ĐTNC khi đồng ý tham gia nghiên cứu.

-

Thông báo trước thời gian phỏng vấn.

-

Thiết kế nghiên cứu chặt chẽ, kiểm tra kĩ càng.


-

Tiến hành điểu tra thử tại 1 xã ở cạnh xã Ba Vì thuộc huyện Ba Vì để kiểm tra
các tiêu chí như ngôn ngữ, tính nhất quán, tính logic.

8. Hạn chế của nghiên cứu
Trong quá trình xây dựng đề cương và thiết kế nghiên cứu, nhóm nghiên cứu
nhận thấy một số hạn chế như sau:
-

Nghiên cứu chỉ được thực hiện duy nhất tại xã Ba Vì với 303 phụ nữ nên cỡ
mẫu của nghiên cứu không mang tính đại diện chung cho phụ nữ huyện Ba Vì.

-

Hiện không có công cụ chuẩn đo lường kiến thức, thực hành khám sàng lọc
UTCTC nên nghiên cứu còn mang tính chủ quan.

-

Có nhiều yếu tố cá nhân là những yếu tố không thể thay đổi được.

-

Nghiên cứu được xây dựng bởi nhóm sinh viên năm ba nên còn nhiều hạn chế
khác về kinh nghiệm, kiến thức cũng như thực tế.


18


9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
-

Tuần thủ quy trình xét duyệt của Hội đồng đạo đức về nghiên cứu y sinh học,
trường Đại học Y tế công cộng (Ban hành theo QĐ số 201/QĐ – YTCC ngày
12/4/2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Y tế Công cộng).

-

Phân tích số liệu không có kết nối với các thông tin cá nhân như tên, địa chỉa
của ĐTNC, đảm bảo tính bí mật, riêng tử của ĐTNC.

-

Tất cả các ĐTNC tham gia vào nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về mục
đích, nội dung nghiên cứu để đối tượng tham gia tự nguyện và cung cấp các
thông tin chính xác.

-

ĐTNC có thể từ chối tham gia hay từ chối cung cấp thông tin trong bất kỳ giai
đoạn nào của nghiên cứu.

-

Tất cả các thông tin thu thập chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài,
không nhằm mục đích khác, không ảnh hưởng xấu đến ĐTNC



19

CHƯƠNG II. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU VÀ KINH PHÍ
1. Kế hoạch nghiên cứu
STT Hoạt động

Thời gian

Người

Người

thực hiện

giám sát
Giáo

1

Thu thập thông

01/10/2013 –

tin thứ cấp

30/10/2013

Học viên

Viên

Hướng
Dẫn

Dự kiến kết quả
Thu thập đủ các
thông tin cần
thiết.

Gíao
2

Xác định vấn đề

11/10/2013 –

nghiên cứu

16/10/2014

Học viên

Viên

Xác định rõ vấn

Hướng

đề nghiên cứu.

Dẫn

Giáo
3

Xin giấy giới

18/10/2013 –

thiệu

20/10/2013

Học viên

Viên
Hướng
Dẫn

4

Liên hệ địa điểm

21/10/2013 –

nghiên cứu

31/10/2013

Cán bộ
Học viên


phòng
QLSV
Giáo

5

6

Xây dựng đề

1/11/2013 –

cương nghiên cứu 31/12/2013

Xây dựng bộ

14/11/2013 –

công cụ

15/12/2013

Viên
Học viên

Hướng
Dẫn

Học viên


Xin được giấy
giới thiệu của
nhà trường.
Được sự chấp
nhận của địa
phương nơi tiến
hành nghiên cứu.
Xây dựng và
hoàn thiện đề
cương nghiên
cứu.

Giáo

Xây dựng được

Viên

bộ câu hỏi.

Hướng


20

Dẫn
Giáo
7

Hoàn thiện đề


01/12/2013 –

cương

31/12/2013

Học viên

Viên
Hướng
Dẫn

Hoàn chỉnh đề
cương nghiên
cứu.

Giáo
8

Nộp, chỉnh sửa và 01/01/2014 –
duyệt đề cương

30/01/2014

Học viên

Viên

Đề cương được


Hướng

thông qua.

Dẫn

9

Xin kinh phí

Thử nghiệm bộ
10

công cụ và điều
chỉnh bộ câu hỏi

11

31/1/2014 –
12/02/2014

21/03/2014 –

thập thông tin

21/05/2014

và tập hợp toàn
bộ

Thiết kế bộ nhập

13

5/02/2014

Tiến hành thu

Giám sát thu thập
12

31/01/2014 –

liệu, nhập thử và
chỉnh sửa

14

Nhập liệu

15

Làm sạch và xử

21/04/2014 –
21/05/2014

22/05/2014 –
23/05/2014
24/05/2014 –

02/06/2014
03/06/2014 –

Học viên

Học viên

Cán bộ

Xin được kinh

Phòng

phí tiến hành

NCKH

nghiên cứu.

Giáo

Thử nghiệm và

Viên

chỉnh sửa, hoàn

Hướng

thiện bộ công cụ


Dẫn

nghiên cứu.
Thu thập được

ĐTV

thông tin phục vụ
nghiên cứu.
Đảm bảo kết quả

GSV

thu thập số liệu
chính xác nhất
Thiết kế được bộ

Học viên

nhập liệu phục vụ
cho nhập liệu.

Học viên

Học viên

Học viên

Giáo


Mã hóa và nhập
số liệu.
Làm sạch và xử


21

lý số liệu

05/06/2014

Viên

lý tốt số liệu phục

Hướng

vụ cho phân tích.

Dẫn

16

17

Phân tích kết quả

06/06/2014 –


định lượng

10/06/2014

Viết báo cáo

11/06/201430/06/2014

Học viên

Học viên

Giáo

Dựa vào các kết

Viên

quả thu được từ

Hướng

nghiên cứu đưa

Dẫn

ra các kết luận.

Giáo


Hoàn chỉnh bản

Viên

báo cáo kết quả

Hướng

của nghiên cứu.

Dẫn

18

Báo cáo nghiên
cứu

Học viên

Thành

Báo cáo kết quả

viên hội

nghiên cứu thành

đồng

công.



22

2. Dự trù kinh phí
TT

Nội dung

1

Liên hệ cơ sở

2

In đề cương

Trang

500đ

150 (50*3 lần
chỉnh sửa)

75,000

3

Photo đề cương +
đóng bìa


Quyển

15.000

5

75,000

4

Photo phiếu điều tra Trang
thử

200

200

40,000

5

Photo phiếu điều tra Trang

200

2000

400,000


6

Quà cho ĐTPV

Phiếu

20.000

303

9

In báo cáo

Trang

500

300 (100*3
lần sửa)

150,000

10

Photo báo cáo,
đóng quyển

Quyển


75.000

5

375,000

11

Chi phí đi lại (2
tháng điều tra tại
địa phương)

Học viên

200.000

7

Cộng
10% phát sinh
Tổng cộng

Đơn vị

Đơn giá
(VNĐ)

Số lượng

Thành tiền

200,000

6,060,000

1.400.000
8.775.000
877.500
9.652.500


23

CHƯƠNG IV. DỰ KIẾN KẾT QUẢ
Dự kiến phân tích kết quả:
Các kiểm định thống kê sẽ sử dụng:
• Phân tích đơn biến:
Tiến hành phân tích đơn biến theo kiểm định Khi bình phương (X2) với khoảng
tin cậy CI = 95%. Việc phân tích theo kiểm định Khi bình phương để tìm hiểu mối
liên quan giữa một số yếu tố liên quan đến thực hành KSL phát hiện sớm UTCTC.
• Phân tích đa biến:
Phân tích đa biến sử dụng mô hình hồi quy logistic áp dụng đối với những biến
cần tìm hiểu sự khác biệt giữa các nhóm yếu tố liên quan đến thực hành KSP phát
hiến sớm UTCTC. Chọn một đặc điểm cụ thể của một yếu tố mà nghi ngờ là yếu tố
nguy cơ hay yếu tố bảo vệ để so sánh với các đặc điểm khác với các nhóm yếu tố.
1. Thông tin chung và khả năng tiếp cận thông tin
Bảng 1: Mô tả đặc điểm chung của ĐTNC
Các đặc điểm
Nhóm tuổi

Tần số

30-40 tuổi
>40-60 tuổi

Dân tộc

Kinh
Dao
Khác

Trình độ học vấn

Chưa bao giờ đi học

cao nhất

Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông

Tỷ lệ


24

Trung cấp trở lên
Tôn giáo

Không
Thiên chúa giáo
Phật giáo

Khác

Tình trạng hôn

Sống cùng chông

nhân

Ly thân
Ly dị
Góa chồng

Nghề nghiệp

Nông nghiệp

chính

Công chức/ viên chức
nhà nước
Buôn bán/ Kinh doanh
Công nhân
Khác

Thu nhập bình

< 1 triệu

quân đầu người /


1 – 3 triệu

tháng

>3 – 5 triệu
>5 triệu
Bảng 2: Mô tả mức độ tiếp cận về UTCTC của ĐTNC
Tần số

Chưa bao giờ
Thình thoảng

Tỷ lệ


25

Thường xuyên
Bảng 3: Mô tả cách thức tiếp cận thông tin về UTCTC của ĐTNC
Đặc điểm

Tần số

Nguồn ĐTNC

Truyền hình/ ti vi

được tiếp cận

Loa/ đài phát thanh


thông tin về
UTCTC.

Tờ rơi, áp phích
Sách báo, tạp chí
Cán bộ y tế
Người thân, bạn bè

Nguồn tiếp cận

Truyền hình/ ti vi

đưa lại nhiều thông Loa/ đài phát thanh
tin về UTCTC
Tờ rơi, áp phích
nhất.
Sách báo, tạp chí
Cán bộ y tế
Người thân, bạn bè
Nguồn tiếp cận

Truyền hình/ ti vi

đưa lại thông tin dễ Loa/ đài phát thanh
hiểu nhất về
Tờ rơi, áp phích
UTCTC.
Sách báo, tạp chí
Cán bộ y tế

Người thân, bạn bè

2. Kiến thức và thực hành
2.1. Kiến thức về UTCTC

Tỉ lệ


×