Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá thực trạng sử dụng đất năm 2013 phục vụ xây dựng nông thôn mới xã Mai Đình - huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.95 KB, 63 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


ĐINH THỊ HÀ



ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2013 PHỤC VỤ XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI
XÃ MAI ĐÌNH - HUYỆN SÓC SƠN - TP HÀ NỘI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý Tài Nguyên
Khóa học : 2010 – 2014
Người hướng dẫn : PGS.TS Lương Văn Hinh





Thái Nguyên, năm 2014



LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm -
ĐHTN, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài Nguyên tôi đã về thực tập tại
Ủy ban nhân dân xã Mai Đình – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội. Đến
nay tôi đã hoàn thành xong đợt thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh
viên. Đây là thời gian để mỗi sinh viên chúng ta sau quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Trong trang đầu của khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Ban chủ nhiệm Khoa và tập thể thầy cô trong khoa Quản lý Tài Nguyên
đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập.
Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ nhân viên của Ủy ban nhân dân xã
Mai Đình – huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của
thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS. Lương Văn Hinh đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn cô giáo chủ nhiệm, tập thể lớp 42A –
QLĐĐ khoa Quản lý Tài Nguyên cùng toàn thể các bạn bè, người thân xung
quanh đã giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong khoảng thời gian học tập, rèn
luyện tại trường.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên


Đinh Thị Hà



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐHTN : Đại học Thái Nguyên
TP : Thành phố
LHQ : Liên Hợp Quốc
26-NQ/TW : Nghị quyết Trung Ương 26
NTM : Nông thôn mới
THCS : Trung học cơ sở
HĐND : Hội Đồng Nhân Dân
UBND : Ủy Ban Nhân Dân
HTX : Hợp tác xã
Bộ NN và PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn





MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Cơ sở khoa học 5
2.1.1 Các khái niệm về nông thôn mới 5
2.1.2 Khái niệm quản lý sử dụng đất 6
2.1.3 Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới 6
2.2 Cơ sở thực tiễn 12
2.2.1 Thực trạng về sử dụng đất của huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội 12
2.2.2 Tình hình sử dụng đất trên thế giới và trong nước 13
2.2.3 Kết quả xây dựng nông thôn mới của Việt Nam 21

2.2.4 Kết quả xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội. 24
Phần 3. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 Phạm vi nghiên cứu 25
3.2 Đối tượng nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
3.3 Nội dung nghiên cứu 25
3.4 Các phương pháp nghiên cứu 25
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin 25
3.4.2 Phương pháp phân tích thông tin 26
3.4.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp từ cơ quan
có thẩm quyền của xã 26
3.4.4 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 26
3.4.5 Phương pháp so sánh…………………… 26
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
4.1 Điều kiện tự nhiên của xã Mai Đình - huyện Sóc Sơn – TP Hà Nội 27
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. 27


4.1.1.1 Vị trí địa lý 27
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo 27
4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu. 27
4.1.1.4 Các nguồn tài Nguyên. 28
4.1.2 Cảnh quan môi trường sinh thái. 30
4.2 Điều kiện kinh tế xã hội. 30
4.2.1 Dân số, dân tộc, lao động và phân bố dân cư. 30
4.2.2 Cơ cấu kinh tế 32
4.2.3 Thực trạng sử dụng đất và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của xã. 34
4.3 Đánh giá thực trạng sử dụng đất năm 2010-2013 của xã. 40
4.3.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 40
4.3.2 Tiêu chí giao thông 48

4.3.3 Tiêu chí trường học 49
4.3.4 Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa 50
4.3.5 Tiêu chí chợ nông thôn 51
4.3.6 Tiêu chí nhà ở nông thôn 51
4.3.7 Tiêu chí y tế 52
4.3.8 Tiêu chí vệ sinh môi trường 53
4.4 Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phục vụ xây dựng nông
thôn mới. 53
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
5.1 Kết luận 54
5.2 Kiến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật. 10
Bảng 2.2: Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật. 12
Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nước 15
Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên cả nước 18
Bảng 4.1: Hiện trạng dân số xã Mai Đình 30
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp hiện trạng dân số theo đơn vị thôn. 31
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2010-2013 xã Mai Đình. 34
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010-2013 xã Mai Đình 40
Bảng 4.5: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2025 xã Mai Đình 41
Biểu 4.6: Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm xã 44
Bảng 4.7: Quy hoạch hệ thống giao thông 48
Bảng 4.8: Quỹ đất khu dân cư 2010-2025 52







1
Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nông nghiệp, nông thôn đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông
nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng
cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực
quốc gia, một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới.
Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp dịch vụ ngành
nghề, các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội được tăng cường, bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật
chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải
thiện. Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị ở nông thôn
được củng cố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát huy. An ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Vị thế chính trị của giai cấp công nhân
ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng,
lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn chưa bền
vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa
phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất, nghiên cứu, chuyển giao khoa
học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ
biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng
nhiều mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm,
chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn.

Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển mạnh mẽ sản xuất hàng hóa. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu
quy hoạch. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày



2
càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế.
Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ
nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Chênh lệch
giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh
nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
Có thể nói trong những năm vừa qua, nhiều xã ở các tỉnh đồng bằng nói
chung và xã Mai Đình nói riêng đã triển khai đẩy mạnh công tác sản xuất,
thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu kinh tế địa phương. Xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Tăng cường sự lãnh đạo của đảng, phát huy
dân chủ cơ sở, thực hiện nếp sống văn minh nơi thôn xóm. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu đã đạt được thì chúng ta cũng nhìn nhận rằng trước
những yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước, nông nghiệp - nông thôn xã Mai Đình còn một số
tồn tại, khó khăn và nhiều vấn đề đang đặt ra rất bức xúc cần tập trung giải
quyết, đó là: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nhiều nơi
trên địa bàn xã còn chuyển dịch chậm, đặc biệt là vấn đề sử dụng đất để xây
dựng nông thôn mới.
Xuất phát từ thực tế đó được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Quản Lý Tài Nguyên, dưới
sự hướng dẫn của Thầy giáo PGS.TS Lương Văn Hinh, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng đất năm 2013 phục vụ xây dựng
nông thôn mới xã Mai Đình - huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội”.
Với mong muốn có cái nhìn tổng thể về thực trạng sử dụng đất cũng như

thành quả đã đạt được của nước ta hiện nay trên quy mô cấp xã. Từ đó xây
dựng phương án quy hoạch sử dụng đất nông thôn để đáp ứng yêu cầu của
quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phù hợp với
thời đại mới trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế của Quốc gia.



3
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng xã Mai Đình trở thành xã phát triển toàn diện về mọi mặt,
phấn đấu dần dần đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao
động; xóa đói giảm nghèo; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa
và tinh thần cho người dân.
- Xây dựng nếp sống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; giữ vững trật tự
an ninh trên địa bàn.
- Nâng cấp cở sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cải tạo công trình, chỉnh
trang làng xóm phục vụ sinh hoạt cho người dân trên địa bàn xã.
- Quản lý quỹ đất và tình hình sử dụng đất của xã.
- Làm cở sở pháp lý quản lý và hướng dẫn xây dựng theo quy hoạch.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1) Đánh giá đúng thực trạng sử dụng đất năm 2013 xã Mai Đình -
huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội.
2) Xác định quỹ đất đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới của địa
phương
3)- Đề xuất những giải pháp về phân bổ quỹ đất và quản lý đất đai để
sử dụng hiệu quả cho xã Mai Đình nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
1.4 Yêu cầu
- Điều tra chính xác tình hình cơ bản của xã Mai Đình.

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Mai Đình.
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất năm 2013 theo tiêu chí nông thôn
mới tại xã Mai Đình phải đảm bảo tính khả thi, tính khoa học, phù hợp với
quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất của Huyện đã
được phê duyệt, đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả,



4
phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy phát
triển đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực trong xã hội.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Đây là cơ hội tốt cho sinh viên thực hành khảo sát thực tế, áp dụng
những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, và có cơ hội gặp gỡ, học tập, trao đổi
kiến thức với những người có kinh nghiệm và người dân địa phương.
Góp phần hoàn thiện những lý luận và phương pháp nhằm đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay.
Có được cái nhìn tổng thể về thực trạng về hệ thống sử dụng đất đai
trên địa bàn xã và có thể so sánh được một số chỉ tiêu so với các xã khác trên
địa bàn huyện dựa trên bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới của
chính phủ.
Đề tài cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho Trường, Khoa, các
cơ quan trong các nghành và các sinh viên khóa tiếp theo.
Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài góp phần vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra
các giải pháp cho vùng nông thôn trên địa bàn xã.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho xã Mai Đình có những
định hướng phát triển phù hợp với điều kiện của địa phương.








5
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Các khái niệm về nông thôn mới
Khái niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thôn…Trong
tâm thức người Việt, đó là một môi trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa
nước cổ truyền, không gian sinh tồn,không gian xã hội và cảnh quan văn hoá
xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống,cốt cách và bản lĩnh của
người Việt. Làng - xã là một cộng đồng địa vực, cộng đồng cư trú có ranh
giới lãnh thổ tự nhiên và hành chính xác định. Làng là một đơn vị tự cấp, tự
túc về kinh tế, có ruộng, có nghề, có chợ…tạo thành một không gian khép kín
thống nhất. Làng - xã là một cộng đồng tương đối độc lập về phong tục tập
quán, văn hoá, là một đơn vị tự trị về chính trị. Trong lịch sử, làng - xã là đơn
vị hành chính cơ sở. Tuy nhiên làng - xã cũng có những biến đổi ít nhiều qua
các thời kỳ, nhưng nhìn chung cho đến trước năm 1945, qua các biến động,
làng vẫn giữ được những cấu trúc truyền thống cơ bản.[2]
“Nông thôn mới” là chương trình mục tiêu quốc gia lớn và dài hạn của
Chính phủ. Quy mô lớn, kỳ vọng cũng nhiều, thế nhưng nhìn nhận nông thôn
trong năm qua, ngành nông nghiệp đã thừa nhận về những bước đi chậm của
chương trình mà rõ nét nhất là nguồn thu của nông dân chưa được cải thiện,
diện mạo nông thôn mới vẫn chưa rõ hình hài Vậy đâu là nguyên nhân làm
chậm bước đi của chương trình. Có nhiều nguyên nhân như: sự quản lý lỏng

lẻo, chưa tập trung vào những vấn đề chính trong sự phát triển của nông thôn,
chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện của địa phương chưa hợp
lý trong đó công tác quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
là khá quan trọng trong sự phát triển của địa phương.[2]



6
Xây dựng nông thôn mới là gì? Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách
mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây
dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn
diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và
an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của
người dân được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của
toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn
đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông
thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết
giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.[2]
2.1.2 Khái niệm quản lý sử dụng đất
Quản lý đất đai (Land administration - địa chính): Theo định nghĩa
của LHQ: Là quá trình lưu giữ và cập nhật những thông tin về sở hữu, giá trị,
sử dụng đất và những thông tin khác liên quan đến đất. (Land administration
guidelines-1996)- chỉ dẫn về quản lý hành chính đất đai.[5]
Là quá trình đảm bảo theo luật pháp cho việc sử dụng, phát triển quỹ đất,
khai thác lợi nhuận thu được từ đất (thông qua thuế, cho thuê, bán) và giải quyết
các tranh chấp liên quan đến đất đai. Đối tượng quản lý đất đai liên quan đến cả
2 đối tượng đất công và đất tư bao gồm các công việc: đo đạc đất đai, đăng ký
đất đai, định giá đất đai, giám sát sử dụng, lưu giữ và cập nhật các thông tin đất
đai, cung cấp các thông tin đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai.
Quản lý đất đai (Land management): là quản lý tài nguyên đất, được

xem xét trên cả phương diện môi trường và kinh tế.[5]
2.1.3 Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
2.1.3.1 Quy định
Xác định những ưu tiên trong quy hoạch nông thôn mới
Sau hơn 3 năm thực hiện Quyết định 193 của Chính phủ, phê duyệt
chương trình rà soát Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, số xã đã hoàn thành



7
phê duyệt quy hoạch xã nông thôn mới đã đạt xấp xỉ 75%, tăng hơn 50% so
với thời điểm trước năm 2010. [9]
Tuy nhiên, quá trình triển khai Quy hoạch đã bộc lộ một số bất cập,
chồng chéo, thiếu đồng bộ cần sớm được khắc phục để chương trình đạt hiệu
quả cao.
Phải bám sát thực tế vùng miền
Theo thống kê từ Bộ Xây dựng, trong tổng số 10.000 xã nông thôn của
cả nước đã có 74,6% số xã hoàn thành công tác phê duyệt quy hoạch xây
dựng nông thôn mới.


Điển hình là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà
Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Nông, Bến Tre,
Vĩnh Long, An Giang và Sóc Trăng.
Các địa phương có tỷ lệ lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng nông
thôn thấp tập trung ở khu vực miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn,
Điện Biên, Sơn La…




8
Hiện có khoảng 225 đơn vị tư vấn, Viện Quy hoạch, Trung tâm Quy
hoạch triển khai lập quy hoạch nông thôn mới.[9]
Các đơn vị tư vấn đã chủ động phối hợp với Ban Chỉ đạo của địa
phương và thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm cao mặc dù chi phí
đầu tư thấp hơn nhiều so với chi phí cho quy hoạch đô thị. Đó là chưa kể đến
những yêu cầu khắt khe về tiến độ, thời gian hoàn thành.
Do địa bàn làm quy hoạch nông thôn quá lớn với quy mô khác nhau
giữa các vùng miền nên điều kiện đi lại để nghiên cứu khảo sát đối với một số
vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn trong khi thời gian phải hoàn thành đồ
án yêu cầu rất gấp. Tuy nhiên, kết quả đã đạt được là nỗ lực rất lớn của các
đơn vị tư vấn thực hiện lập quy hoạch nông thôn.
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới liên quan tới nhiều bộ, ngành và có
đặc thù riêng. Nếu so tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 35% thì tỷ lệ nông
thôn vẫn rất lớn, tác động mạnh đến quản lý và phát triển xã hội.
Nông thôn Việt Nam trải dài và có đặc thù riêng của từng vùng, miền.
Bởi vậy, công tác lập, quản lý, thực hiện quy hoạch nông thôn mới phải nhằm
mục tiêu tạo điều kiện cho cả người dân và chính quyền dễ thực hiện; tổ chức
cuộc sống cho người dân thuận tiện cả trong sản xuất và sinh hoạt.
Yêu cầu đặt ra là phải quy hoạch đồng bộ từ xây dựng đến sản xuất và
sử dụng đất. Mặc dù chủ trương này đã tạo được đồng thuận từ các địa
phương nhưng vẫn còn nhiều bất cập do yếu tố vùng miền, văn bản quản lý
nhà nước chưa đồng nhất.
Công tác lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án còn lúng túng,
mất nhiều thời gian, chưa đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu quy hoạch
phải đi trước một bước làm cơ sở cho việc triển khai công tác đầu tư và
phát triển kinh tế địa phương. Cùng đó, chất lượng đồ án tại một số địa
phương chưa cao, không bám sát yêu cầu và tình hình phát triển kinh tế
xã hội của địa phương.




9
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, vẫn còn một số địa phương chưa
thực sự quan tâm đúng mức đối với công tác quy hoạch. Vì vậy, hiện cả
nước vẫn còn 24,5% số xã chưa hoàn thành công tác lập quy hoạch xây
dựng nông thôn mới.[9]
Quy hoạch nông thôn mới được thực hiện theo lộ trình dài hạn nên
muốn thành công phải từng bước thay đổi nhận thức của người dân, người
quản lý và cả đơn vị tư vấn…; đồng thời tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản
hướng dẫn liên quan.
Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn trên phạm vi cả
nước là nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị
quyết số 26-NQ/TW về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.”[9]
Mục tiêu đặt ra là đến năm 2015 có 20% tổng số xã đạt tiêu chí nông
thôn mới và nâng tỷ lệ này lên 50% vào năm 2020.[9]
Tuy nhiên, muốn đạt các mục tiêu này, quy hoạch xây dựng nông thôn
mới phải đi trước một bước, làm cơ sở cho việc triển khai công tác đầu tư và
phát triển kinh tế địa phương. Mặt khác, để tránh dàn trải, cần phải lựa chọn
các mục tiêu một cách rõ ràng nhằm ưu tiên khi đầu tư.
2.1.3.2 Nội dung, phương pháp xác định các tiêu chí
1. Tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Các định hướng quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở các yêu cầu:
- Khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất
- Tận dụng tối đa đất chưa sử dụng, đất xen kẽ, đất sản xuất thấp, …
Để sử dụng đất hợp lý, hiệu quả thì ta cần xây dựng một kế
hoạch sử dụng đất qua các năm cho giai đoạn quy hoạch và kế hoạch chuyển
mục đích sử dụng đất cho các năm, cho các loại đất cụ thể.





10
2. Tiêu chí giao thông
Bảng 2.1: Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật.
STT

Công trình Tiêu chí
1 Đường trục xã
Bề rộng lòng đường tối thiểu 5-7 m, đảm
bảo cho 2 xe ô tô tải tránh nhau được, vỉa hè
mỗi bên tối thiểu rộng 2-4 m
2 Đường trục thôn
Bề rộng lòng đường tối thiểu 4-5 m, vỉa hè
tối thiểu 1-2 m, đảm bảo thoát nước
3 Đường làng xóm
Bề rộng khoảng 4-5 m, tùy thuộc điều kiện
thực tế đảm bảo đi lại thuận tiện, vệ sinh.
4 Đường ngõ xóm
Bề rộng lòng đường 3,5-4 m bảo đảm cho
xe cứu thương, cứu hỏa có thể ra vào được
5
Đường trục chính nội
đồng
Bề rộng mặt đường 3,5 m; đảm bảo phục vụ
xe tải trọng 3-3,5 tấn, có 1 điểm tránh xe.
Nguồn từ: Quyết định 491/QĐ – TTg ngày 16/4/2009.[9]
Như vậy trong xây dựng nông thôn mới thì tiêu chí giao thông phải đáp
ứng đầy đủ, đúng chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới như bảng 2.1 đã nêu trên
thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã đề ra.

3. Tiêu chí trường học
* Trường trung học cở sở
Diện tích:

12 m
2
/học sinh.
* Trường tiểu học



11
Diện tích đất xây dựng:

12 m
2
/học sinh.
* Trường mầm non
Diện tích đất xây dựng:

12 m
2
/cháu.[9]
4. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa
a. Nhà văn hóa trung tâm xã
- Diện tích đất xây dựng:

1.000 m
2


b. Trung tâm thể thao xã
- Diện tích đất xây dựng: 4.000 m
2

c. Nhà văn hóa thôn
- Diện tích đất nhà văn hóa thôn:

500 m
2

d. Sân thể thao thôn
- Diên tích đất xây dựng:

2.000 m
2

e. Thư viện
- Diện tích đất xây dựng:

200 m
2
.[9]
5. Tiêu chí chợ nông thôn
- Chỉ tiêu diện tích

16 m
2
/điểm kinh doanh
- Diện tích sử dụng :


3 m
2
/điểm kinh doanh
- Diện tích đất xây dựng:

3.000 m
2
.[9]
6. Tiêu chí nhà ở dân cư
- Diện tích đât ở bình quân:

25 m
2
/người
- Diện tích đất đối với hộ nông nghiệp

250 m
2
/người
- Diện tích đất đối với hộ phi nông nghiệp

100 m
2
/người.[9]
7. Tiêu chí y tế
- Diện tích xây dựng:

500 m
2


- Có vườn thuốc nam:

1000 m
2
.[9]



12
8. Tiêu chí vệ sinh môi trường.
Bảng 2.2: Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật.
STT

Công trình Tiêu chí
1
Bãi thu gom,
chôn lấp
Trên địa bàn xã ít nhất quy hoạch 1 bãi rác, quy mô
khoảng 1 ha, vị trí thuận tiện cho việc đi lại thu gom
rác, cách xa khu dân cư, nguồn nước sinh hoạt từ
300-500 m
2
Quy hoạch
nghĩa trang
+ Xa khu dân cư ít nhất 500 m, không nên đặt nghĩa
trang nằm ở đầu hướng gió chủ đạo
+ Xa nguồn nước sinh hoạt dân cư ít nhất 500 m
+ Sử dụng quỹ đất có năng suất cây trồng thấp
Nguồn từ: Quyết định số 491/QĐ –
TTg ngày 16/4/2009.[9]

Cũng giống như tiêu chí giao thông, tiêu chí Vệ sinh môi trường cũng cần
phải đáp ứng đầy đủ, đúng chỉ tiêu hạ tầng kĩ thuật trong xây dựng nông thôn
mới thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã đề ra.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực trạng về sử dụng đất của huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Sóc Sơn là 30.651,3 ha; trong đó được
phân bổ cho các mục đích sử dụng đất khác nhau như: Đất nông nghiệp có
diện tích 14.934,8 ha, bao gồm đất trồng lúa 8.853 ha, đất trồng cây lâu năm
1.054ha, đất rừng phòng hộ 4.566 ha ; đất phi nông nghiệp là 15.716 ha; đất
đô thị có diện tích 2.762ha.
Theo thống kê, giai đoạn 2011 - 2020, huyện Sóc Sơn sẽ chuyển mục đích sử
dụng 3.769ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp [11]
Sóc Sơn là huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, vùng đồi núi với
hàng ngàn ha rừng có vai trò quan trọng bảo vệ, môi trường làm đẹp cảnh



13
quan phục vụ cho du lịch sinh thái, nghỉ ngơi cuối tuần của người dân, khách
du lịch trong và ngoài nước khi tới Hà Nội. Rừng Sóc Sơn còn có chức năng
giữ và điều tiết nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân
dân trong huyện.
Hiện tại Sóc Sơn có quỹ đất lớn, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp
với nhiều loài cây trồng và vật nuôi có giá trị, đây chính là tiềm năng để phát
triển kinh tế, nhằm xoá đói giảm nghèo tiến tới làm giàu cho nhân dân trong
vùng.Là một vùng ngoại thành đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình
phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội, nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng
đất, sử dụng rừng ngày càng cao, do đó công tác quản lý, bảo vệ rừng đòi hỏi
cần có những giải pháp khả thi và hiệu quả.
2.2.2 Tình hình sử dụng đất trên thế giới và trong nước

2.2.2.1 Tình hình sử dụng đất trên Thế giới
Tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất
chưa được đưa vào sử dụng và 13.251 triệu ha đất đã được đưa vào sử dụng.
Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là
đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là
3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả năng
canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36%.
Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù
sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu như đất
vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%; còn
lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất
mỏng, vv [10]
Tình hình dân số và quá trình suy thoái cuả tài nguyên đất



14
Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông
nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tích
trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất
canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián
tiếp của sự gia tăng dân số
Nguyên nhân của sự suy giảm tài nguyên đất
- Theo số liệu của viện tài nguyên thế giới năm 1993 quỹ đất của toàn
thế giới khoảng 13 tỷ ha
- Mật độ dân số thế giới 43 người/km
2
.[10]
- Một số nước có quỹ đất hạn hẹp như Hà Lan, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,
Ấn Độ, Singapore (chỉ 0,3ha/người) [10]

Quỹ đất trồng trọt tăng không đáng kể trong khi dân số tăng nhanh nên
diện tích đất trên đầu ngừơi ngày càng giảm.[10]
- Đất ngày bị sa mạc hóa, bạc màu… do sự khai thác của con người
2.2.2.2 Tình hình sử dụng đất của Việt Nam
Theo báo cáo Tổng điều tra đất đai năm 2010, tổng diện tích các loại đất
kiểm kê của cả nước là 33.093.857 ha đứng thứ 55 trên 200 nước, diện tích
bình quân đầu người khoảng 0,4ha.
Ở Việt Nam từ năm 1978 đến nay, 130.000 ha bị lấy cho thủy lợi,
63.000 ha cho phát triển giao thông, 21 ha cho các khu công nghiệp.
Theo mục đích sử dụng, đất được phân thành 3 nhóm chính: đất nông
nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng.
Tình hình sử dụng đất của nước ta cụ thể như sau:
Một là, hiện trạng và biến động đất nông nghiệp trên cả nước:
Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước năm 2010 là
26.100.160 ha, tăng 5.179.385 ha (gấp 1,25 lần) so với năm 2000. Trong đó,
lượng tăng chủ yếu ở loại đất lâm nghiệp (tăng 3.673.998 ha) và loại đất sản
xuất nông nghiệp (tăng 1.140.393 ha).[10]



15
Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nước
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Biến động (ha)

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010


2000-
2005
2005-
2010
2000-
2010
Tổng diện
tích đất nông
nghiệp
20.939.67924.822.56026.100.160
3.882.881
1.277.600
5.160.481
Đất sản xuất
nông nghiệp
8.977.500 9.415.56810.117.893
438.068
702.325
1.140.393
Đất lâm
nghiệp
11.575.02714.677.40915.249.025
3.102.382
571.616
3.673.998
Đất nuôi
trồng thuỷ sản

367.846 700.061 690.218
332.215

-
9.843
322.372
Đất làm muối

18.904 14.075 17.562 -
4.829
3.487
-
1.342
Đất nông
nghiệp khác
402 15.447 25.462
15.045
10.015
25.060
Nguồn: Tổng điều tra đất đai năm 2000, năm 2005 và năm 2010.[10]
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp cả nước có sự gia tăng tương đối,
giai đoạn 2000-2010, tăng bình quân 114.000 ha/năm. Sự gia tăng này có thể
đến từ việc mở rộng một phần quỹ đất chưa sử dụng, khai phá rừng, đất lâm
nghiệp [10]
Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa có sự
suy giảm đáng kể (trên 340.000 ha), trung bình mỗi năm giảm trên 34.000 ha.
Có 41/63 tỉnh giảm diện tích đất trồng lúa. Nguyên nhân giảm chủ yếu do
chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại đất nông nghiệp khác,
như: đất trồng rau, màu hoặc trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê), trồng
cây cảnh, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và các loại đất phi nông nghiệp




16
(công trình công cộng, phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn, hoặc đất
sản xuất, kinh doanh).
- Giai đoạn 2000-2005, diện tích đất lâm nghiệp tăng nhanh, từ
11.575.027 ha lên 14.677.409 ha, bình quân hằng năm tăng trên 620.000 ha
và mức tăng trưởng này giảm nhẹ trong giai đoạn kế tiếp. Đất lâm nghiệp của
cả nước năm 2010 tăng 571.616 ha so với năm 2005, tính chung cho cả giai
đoạn diện tích đất lâm nghiệp tăng 3.673.998 ha. Nguyên nhân tăng chủ yếu
do các địa phương đã đẩy mạnh việc giao đất để trồng hoặc khoanh nuôi phục
hồi rừng, cùng với đó là do quá trình đo đạc, vẽ bản đồ địa chính đất lâm
nghiệp được xác định lại chính xác hơn.[10]
So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố,
thì tổng diện tích đất lâm nghiệp cả nước đạt 96,3%, thấp hơn quy hoạch được
duyệt là 595.059 ha, trong đó có 35 tỉnh không hoàn thành chỉ tiêu quy
hoạch.[10]
- Trong 5 năm đầu (2000-2005), diện tích đất nuôi trồng thủy sản có sự
tăng trưởng mạnh tăng từ 367.846 ha lên 700.061 ha, bình quân hàng năm
tăng khoảng 66.500 ha. Giai đoạn 5 năm tiếp theo (2006-2010) giảm 9.843
ha. Năm 2010, diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm 2,64% trong tổng cơ
cấu đất nông nghiệp.[10]
So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố,
tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản của cả nước (không tính diện tích nuôi
trồng thủy sản kết hợp) thực tế thấp hơn 124.392 ha (đạt 84,72% so với quy
hoạch được duyệt).
- Diện tích đất làm muối có sự suy giảm trong giai đoạn đầu 2000-2005
và tăng trưởng trở lại trong giai đoạn sau 2006-2010. Diện tích đất làm muối
giảm 4.829 ha giai đoạn 2000-2005 và 5 năm sau đó tăng 3.487 ha. Tính cả
giai đoạn 2001-2010, diện tích đất làm muối giảm 1.342 ha.[10]




17
Mặc dù trong những năm qua, sản xuất muối có những tiến bộ nhất định
về năng suất và chất lượng, tuy nhiên, ngành này vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu trong nước. Hàng năm, đất nước còn phải nhập khẩu muối cho các nhu cầu
khác nhau với giá thành cao. Đây là vấn đề mang tính nghịch lý cần phải xem
xét, vì Việt Nam là một nước nhiệt đới, với 3.444 km chiều dài bờ biển.
- Diện tích đất nông nghiệp khác đã có sự thay đổi đáng kể, tăng trưởng
mạnh trong 10 năm qua, từ 402 ha năm 2000 lên tới 25.462 ha vào năm 2010,
gấp hơn 63 lần. Mức tăng trưởng gần như tuyến tính, lượng tăng trưởng hàng
năm ở mức 2.506 ha.[10]
Hai là, hiện trạng và biến động đất phi nông nghiệp:
Diện tích đất phi nông nghiệp trên cả nước có mức tăng trưởng tương
đối nhanh và tuyến tính trong vòng một thập niên qua. Trung bình mỗi năm,
diện tích đất phi nông nghiệp gia tăng thêm khoảng 82.000 ha và tốc độ tăng
trưởng bình quân hằng năm ở mức xấp xỉ 29%.
Tổng diện tích nhóm đất chuyên dùng gia tăng mạnh nhất trong giai
đoạn 2005-2010 (722.277 ha); tiếp theo là diện tích đất ở, tăng 237.300 ha;
đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 7.200 ha; đặc biệt, nhóm đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng trên 1 triệu ha vào năm
2010. Đất tôn giáo, tín ngưỡng cũng có sự gia tăng đáng kể, tăng trên 1.800
ha sau 5 năm, từ năm 2005 đến năm 2010.[10]



18
Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên cả nước
Chỉ tiêu Diện tích (ha)
Biến động (ha)
tăng (+), giảm (-).


Năm 2000

Năm 2005 Năm 2010 2000 – 2005 2005 - 2010 2000 - 2010

Tổng diện tích
2.850.298
3.232.715 3.670.186 +382.417 + 437.471 +819.888

Đất ở
443.178
598.428 680.477 +155.250 + 82.049 +237.299

Đất chuyên dùng
1.072.202
1.383.766 1.794.479 +311.564 + 410.713 +722.277

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

12.804 14.620 +1.816

Đất nghĩa trang, nghĩa địa
93.741
97.052 100.939 +3.311 +3.887 +7.198

Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
1.143.087
1.137.445 1.075.736 -5.642 -61.709 -67.351


Đất phi nông nghiệp khác

3.221 3.936 +3.221 +715 +3.936

Nguồn: Tổng điều tra đất đai năm 2000, năm 2005 và năm 2010.[10]



19
- Đất ở: Giai đoạn 2000-2005, diện tích đất ở tăng trưởng nhanh, từ
443.178 ha lên 598.428 ha, bình quân mỗi năm tăng trên 31.000 ha và ở mức
trên 7%/năm. Tốc độ này đã tăng trưởng chậm lại trong vòng 5 năm 2005-
2010, tuy nhiên vẫn còn ở mức tương đối cao (3%/năm), trung bình mỗi năm
tăng trên 16.000 ha. Đây là một con số không nhỏ![10]
Tính bình quân cả giai đoạn 2000-2010, đất ở khu vực nông thôn tăng
khoảng 17.900 ha/năm, tăng trưởng ở mức 5,4%/năm; đất ở đô thị tăng
khoảng 7.900 ha/năm, tăng trưởng hằng năm ở mức 8,1%/năm. Như vậy, có
thể thấy lượng tăng tuyệt đối diện tích đất ở khu vực thành thị nhỏ hơn rất
nhiều khu vực nông thôn, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng, thì khu vực này lại
lớn hơn rất nhiều. Điều này phản ánh áp lực nhu cầu về đất ở khu vực thành
thị và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.[10]
- Đất chuyên dùng: Giai đoạn 2000-2005, đất chuyên dùng trên cả
nước tăng từ 1.072.202 ha lên 1.383.766 ha, bao gồm: đất trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng, tăng 213.473 ha so với
năm 2000.
Giai đoạn 2005-2010, diện tích đất chuyên dùng cả nước tăng 410.713
ha; trong đó, đất phục vụ cho mục đích công cộng tăng mạnh nhất (258.421
ha), chủ yếu là đất giao thông và thủy lợi; đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp (101.677 ha); đất quốc phòng và đất an ninh (55.140 ha).

So với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh, thành phố,
thì tổng diện tích đất chuyên dùng cả nước mới thực hiện được 94,28% mức
quy hoạch được duyệt là 108.405 ha. Trong đó, kết quả thực hiện quy hoạch
sử dụng đất khu công nghiệp chỉ đạt 53,8%, thấp hơn 83.691 ha so quy hoạch
được duyệt.[10]

×