Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu phân loại các chi họ gừng (zingiberaceae lindl.) ở vườn quốc gia Tam Đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

DƯƠNG THỊ NGA

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CÁC CHI
HỌ GỪNG (ZINGIBERACEAE LINDL.)
Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

DƯƠNG THỊ NGA

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CÁC CHI
HỌ GỪNG (ZINGIBERACEAE LINDL.)
Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Quốc Bình
Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam
TS. Hà Minh Tâm


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Hà Nội, 2017


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ
của TS. Nguyễn Quốc Bình và TS. Hà Minh Tâm. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ phòng Thực vật – Viện Sinh thái và
Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ
chức và cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn
phòng tiêu bản thực vật Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam; phòng tiêu bản thực vật
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt
thời gian tôi học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

Xuân Hòa, ngày 03 tháng 05 năm 2017

Sinh viên làm khóa luận

DƯƠNG THỊ NGA


LỜI CAM ĐOAN


Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:

Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu phân loại các chi họ Gừng
(Zingiberaceae Lindl.) ở vườn Quốc gia Tam Đảo” là công trình nghiên cứu của
cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quốc Bình và TS.
Hà Minh Tâm. Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.

Xuân Hòa, ngày 03 tháng 05 năm 2017

Sinh viên làm khóa luận

DƯƠNG THỊ NGA


MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu ................................................................................. 3
1.1. Các nghiên cứu họ Gừng (Zingiberaceae) trên thế giới ....................................... 3
1.2. Các nghiên cứu họ Gừng (Zingiberaceae) ở Việt Nam và các nước
lân cận……………………………………………………………………………….3
Chương 2: Đối tương, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên cứu...……...7
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 7
2.2. Phạm vi nghiên cứu


......................................................................................... 7

2.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 7
2.4. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………………7
2.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 7
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
3.1. Hệ thống phân loại họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ......................................... 11
3.2. Đặc điểm phânloại họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở vườn Quốc gia Tam Đảo
...................................................................................................................................12
3.2.1. Dạng sống.................................................................................................... 12
3.2.2. Lá................................................................................................................. 12
3.2.3. Cụm hoa ...................................................................................................... 13
3.2.4. Hoa………………………………………………………………………..14
3.2.5. Quả. ............................................................................................................. 16


3.2.6. Hạt ............................................................................................................... 16
3.3. Khóa định loạicác chi thuộc họ Gừng (Zingibetraceae Lindl.) ở vườn Quốc gia
Tam Đảo.................................................................................................................. 17
3.4. Đặc điểm phân loại các chi thuộc họ họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở vườn
Quốc gia Tam Đảo……………………………………….………………….……. 18
3.4.1. Alpinia Roxb. .................................................................................................. 18
3.4.2. Siliquamomum Baill. ...................................................................................... 21
3.4.3. Etlingera Giseke.............................................................................................. 22
3.4.4. Amomum Roxb.. .............................................................................................. 24
3.4.5. Elettariopsis Baker .......................................................................................... 28
3.4.6. Zingiber Mill. .................................................................................................. 28
3.4.7. Curcuma L. . ................................................................................................... 31
3.4.8. Caulokaempferia K. Larsen ............................................................................ 34
3.4.9. Kaempferia L. ................................................................................................ 35

3.5. Giá trị tài nguyên các loài thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) tại vườn Quốc gia
Tam Đảo……………………………………………………………………………36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………. 39
PHỤ LỤC 1. DANH LỤC CÁC LOÀI GỪNG Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM
ĐẢO……………………………………………………………………………….42
PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ ẢNH MINH HỌA............................................................44
PHỤ LỤC 3. KÝ HIỆU VIẾT TẮT CÁC PHÒNG TIÊU BẢN……………….55
PHỤ LỤC 4. BẢNG TRA TÊN KHOA HỌC………………………..…………56
PHỤ LỤC 5. BẢNG TRA TÊN VIỆT NAM..…………………………………..58


MỞ ĐẦU

Thế giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Trên thế giới cũng như ở
Việt Nam đã có rất nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu về thực vật. Trong đó,
chuyên ngành Phân loại thực vật đóng vai trò nền tảng. Phân loại thực vật một cách
chính xác sẽ cung cấp tài liệu cho nhiều ngành khoa học khác có liên quan.
Họ Gừng (Zingiberaceae) có khoảng 45 chi, 1.300 loài, phân bố ở vùng nhệt
đới và cận nhiệt đới trong đó chủ yếu là ở Nam và Đông Nam châu Á. Ở Việ6t
Nam, họ này hiện biết có 19 chi, 144 loài và thứ (Nguyễn Quốc Bình, 2011), trong
đó có nhiều cây có giá trị như: Riềng (Alpinia officinarum) làm gia vị và làm thuốc,
Nghệ (Curcuma longa) làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày, bệnh vàng da, Gừng
(Zingiber officinale) làm mứt, làm thuốc, … .
Nói chung họ Gừng có nhiều chi, nhiều loài được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực: y học, dược phẩm, công nghệ thực phẩm. Do vậy, nghiên cứu phân loại họ
Gừng để có cơ sở khoa học nhằm khai thác, sử dụng và bảo tồn bền vững nguồn tài
nguyên thực vật đã và đang là mối quan tâm lớn của nhiều nhà khoa học.
Cho đến nay, ở vườn Quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã có một số nghiên cứu
đề cập đến phân loại họ Gừng, nhưng vẫn chưa đầy đủ, chưa thực sự có hệ thống và

thông tin còn thiếu cập nhật. Do đó cần có một công trình nghiên cứu phân loại
chuyên sâu và đầy đủ để thống nhất, phục vụ trực tiếp cho việc biên soạn Thực vật
chí Việt Nam về họ Gừng (Zingiberaceae) và cho những nghiên cứu có liên quan.
Từ thực tế nêu trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
phân loại các chi họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở vườn Quốc gia Tam Đảo”.
Mục đích nghiên cứu:
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại các chi họ Gừng
(Zingiberaceae) ở vườn Quốc gia Tam Đảo một cách có hệ thống, làm cơ sở cho
việc nghiên cứu họ Gừng (Zingiberaceae) phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí
Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan.

1


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
– Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt
Nam về họ Gừng ở Việt Nam; bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại thực
vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về họ Gừng (Zingiberaceae) ở
vườn Quốc gia Tam Đảo.
– Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ cho việc khai thác và sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên họ Gừng (Zingiberaceae) tại khu vực nghiên cứu, mang lại
lợi ích chung cho cộng đồng.
Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng dụng và sản xuất lâm
nghiệp, y dược, sinh thái và tài nguyên sinh vật,…
Điểm mới của đề tài:
Đây là công trình góp phần nghiên cứu phân loại các chi họ Gừng ở vườn
Quốc gia Tam Đảo một cách đầy đủ và có hệ thống.
Cung cấp một số thông tin về phân loại và giá trị tài nguyên cho các chi thuộc họ
Gừng ở vườn Quốc gia Tam Đảo.
Bố cục của khóa luận: gồm 58 trang, 7 hình vẽ, 16 ảnh, 2 bảng bao gồm: Mở đầu

(3 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu: 4 trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi,
thời gian và phương pháp nghiên cứu: 4 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 27
trang), kết luận và kiến nghị: 1 trang; tài liệu tham khảo: 27 tài liệu; bảng tra tên
khoa học và tên Việt Nam, phụ lục.
Số lượng mẫu nghiên cứu: Tổng số số hiệu mẫu là 43 với 104 tiêu bản.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các nghiên cứu họ Gừng (Zingiberaceae) trên thế giới
Người đầu tiên thu thập mẫu thuộc họ Gừng là E. Kaempfer một bác sĩ người
Đức. Dựa trên những mẫu vật đã thu thập, ông đã đặt tên và mô tả 2 loài:
Kaempferia galanga và Kaempferia rotunda.
Cùng thời gian trên C. Linnaeus (1753) [22] đã đặt tên và mô tả 4 chi:
Amomum, Alpinia, Curcuma và Costus với 10 loài sau này xếp vào họ Gừng.
Sau Linnaeus, có một số tác giả khác mô tả các chi và loài sau này được xếp
vào họ Gừng cùng theo quan điểm như trên:
J. G. Koenig (theo N.Q. Bình [5]) mô tả 21 loài và 4 chi mới trong Retzis
(1783): Hura (Globba), Languas (Alpinia), Hedychium và Banksea (Costus).
William Roscoe (1807) (theo N.Q. Bình [5]) mô tả 8 chi với 47 loài thuộc họ
Gừng ở Ấn Độ, hầu hết được minh họa bằng hình vẽ.
C. L. Blume (1823) (theo N.Q. Bình [5]) nghiên cứu thực vật ở Bogor
(Inđonexia) đã mô tả 8 chi với 20 loài, năm 1827 công bố 12 chi với 57 loài sau này
thuộc họ Gừng, tuy nhiên do danh pháp các loài công bố chưa đầy đủ nên đến nay
đã có nhiều thay đổi.
Lindley (1835) (theo N.Q. Bình [5]) đã đặt tên cho họ Gừng là Zingiberaceae
đựơc lấy từ tên chi Zingiber làm chi chuẩn. Từ đó thì họ Gừng chính thức được coi
là 1 taxon riêng biệt, làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu sắp xếp các taxon vào họ
Gừng (Zingiberaceae).

1.2. Các nghiên cứu họ Gừng (Zingiberaceae) ở Việt Nam và các nước lân cận
1.2.1. Các nước lân cận
J. G. Baker (1894) (theo N. Q. Bình [5]) nghiên cứu họ Gừng ở Ấn Độ đã mô
tả 19 chi với 219 loài dựa theo hệ thống của G. Bentham & J. D. Hooker (1883).
J. K. Mangaly & M. Sabu (1993) (theo N. Q. Bình [5]) đã nghiên cứu và hiệu
đính chi Nghệ (Curcuma) ở miền nam Ấn Độ, giới thiệu 17 loài Nghệ có hình vẽ
minh họa kèm theo.
3


C. A. Backer (1968) (theo N. Q. Bình [5]) nghiên cứu hệ thực vật Java đã mô
tả 13 chi với 55 loài Gừng ở Java, viết dưới dạng khóa định loại.
R. M. Smith (1985, 1986, 1987) (theo N. Q. Bình [5]) nghiên cứu họ Gừng ở
Borneo đã mô tả 15 chi với 123 loài.
T. L. Wu & S. J. Chen (1981) [24] nghiên cứu họ Gừng ở Trung Quốc đã
mô tả 19 chi với 144 loài Gừng, đã sử dụng hệ thống phan loại của K. Schumann
(1904).
J. C. Wang & al. (2000) (theo N. Q. Bình [5]) nghiên cứu ở Đài Loan đã mô
tả 5 chi với 18 loài.
HU Qi-ming & WU De-lin (2011) [15] trong công trình “Flora of Hong
Kong” khi nghiên cứu hệ thực vật ở Hồng Kông đã xây dựng khóa định loại và mô
tả 4 chi với 29 loài thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Một số tác giả khác: S. Q. Tong (Trung Quốc), Y. M. Xia (Thái Lan), K.
Larsen (Malaixia), ….
1.2.2. Ở Việt Nam
Công trình đầu tiên đề cập đến taxon họ Gừng là của J. Loureiro (1790) [23]
mô tả 3 chi với 13 loài ở miền Nam Việt Nam với cách sắp xếp các chi giống như
của Linnaeus.
Đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu phân loại Họ Gừng của F.
Gagnepain (1908) [20] trong “Thực vật chí Đại Cương Đông Dương” mô tả 13 chi

với 118 loài ở Đông Dương, trong đó Việt Nam có 13 chi với 63 loài. Cho đến nay
tài liệu này đã quá cũ nhưng vẫn là tài liệu tham khảo quan trọng, mặc dù có nhiều
sai sót: danh pháp nhiều loài đến hiện nay đã thay đổi, tài liệu trích dẫn không đầy
đủ, một số loài vẫn chưa được đề cập.
Lê Khả Kế et al. (1975) [11] trong “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” đã
xây dựng khóa định loại , mô tả 8 chi và 25 loài thường thấy ở Việt Nam.
Phạm Hoàng Hộ (1972) [8] giới thiệu ngắn gọn 41 loài Gừng ở miền Nam
Việt Nam. Phạm Hoàng Hộ (1993, 2000) [9] [10] trong “Cây cỏ Việt Nam” đã mô
4


tả ngắn gọn với hình vẽ đơn giản kèm theo của 22 chi, 108 loài họ Gừng ở Việt
Nam. Trong công trình này tác giả nhắc đến hệ thống phân loại của K. Schumann
(1904) với 2 phân họ và 4 tông, nhưng các taxon bậc chi lại không được mô tả và
sắp xếp theo hệ thống, có khóa định loại đến chi nhưng không đầy đủ. Tác giả mô tả
108 loài trong 22 chi nhưng chỉ có khóa định loại của 10 chi, không có khóa định
loại tới loài. Tuy nhiên “ Cây cỏ Việt Nam” là 1 tài liệu đã bổ sung cho hệ thực vật
Việt Nam gần 1 nửa số chi với 1 nửa số loài so với Gagnepain (1908) [20]. Công
trình chỉ mô tả một cách ngắn gọn với hình vẽ đơn giản nhưng dễ nhận ra các chi
và loài. Tuy nhiên, một số taxon lại theo quan điểm của của Holltum (1950) nên
chưa phù hợp với luật danh pháp thực vật hiện hành: 1 số loài trong chi Alpinia tách
sang chi Catimbium, Languas…
Nguyễn Tiến Bân (2005) [3] trong công trình “Danh lục các loài thực vật
Việt Nam ”, tác giả đã đưa ra danh lục đề cập đến 18 chi với 131 loài. Tác giả đã
cung cấp một số dẫn liệu về vùng phân bố, dạng sống và sinh thái cũng như giá trị
sử dụng của mỗi loài.
Võ Văn Chi (1997) [7] trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, Đỗ Tất
Lợi (2004) [12] trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” giới thiệu
một số loài làm thuốc thuộc họ Gừng ở Việt Nam.
Nguyễn Quốc Bình (2011) [5] đã nghiên cứu phân loại các loài họ Gừng ở

Việt Nam, thống kê được Việt Nam có 18 chi với 131 loài thuộc họ Gừng
(Zingiberaceae) đồng thời cung cấp thông tin về phân bố và giá trị sử dụng của các
loài trong họ Gừng.
Năm 2015 trên cơ sở các mẫu thu thập được từ năm 2010 đến năm 2014 bởi
sự hợp tác nghiên cứu giữa Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Vườn thực vật
Singapore, một số nhà khoa học Tp. Hồ Chí Minh [16] 9 loài Gừng mới đã được
công bố trong tạp chí chuyên ngành Phytotaxa [219 (3): 201-220]. Số lượng loài
mới thuộc chi này chiếm 64% số loài Gừng đã biết cho thấy sự phong phú đa dạng
của chi Gừng nói riêng và họ Gừng Việt Nam nói chung.

5


Bên cạnh đó còn có nhiều công trình đề cập đến giá trị tài nguyên của họ
Gừng như: Võ Văn Chi trong “ Từ điển cây thuốc Việt Nam” (1997) [7] giới thiệu
35 loài thuộc 10 chi làm thuốc, Lê Trần Đức (1997) (theo N. Q. Bình [5]) mô tả 12
loài thuộc 5 chi làm thuốc, Trần Đình Lý và cộng sự (1993) [13] trong “1900 loài
cây cỏ có ích ở Việt Nam” giới thiệu 24 loài thuộc 8 chi được sử dục làm thuốc, làm
gia vị, cho tinh dầu.
Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách đầy đủ, có hệ thống và cập nhật đặc biệt là các thông tin về sinh thái, hình ảnh
minh họa, mẫu nghiên cứu,… về họ Gừng (Zingiberaceae) ở vườn Quốc gia Tam
Đảo, Vĩnh Phúc. Chính vì vậy công trình “Nghiên cứu phân loại các chi họ Gừng
(Zingiberaceae Lindl.) ở vườn Quốc gia Tam Đảo” sẽ là công trình nghiên cứu
phân loại có hệ thống, cập nhật về họ Gừng (Zingiberaceae) ở vườn Quốc gia Tam
Đảo, Vĩnh Phúc.
Công trình nghiên cứu của chúng tôi góp phần phân loại chuyên sâu và hệ
thống, phục vụ trực tiếp cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam về họ Gừng
(Zingiberaceae) và cho những nghiên cứu liên quan.


6


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các chi thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở vườn Quốc gia Tam Đảo, dựa
trên cơ sở mẫu vật và tài liệu.
Tài liệu: Các tài liệu về phân loại họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) trên thế giới
và của Việt Nam, nhất là các tài liệu chuyên khảo.
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở vườn
Quốc gia Tam Đảo được thu thập trong các chuyến đi thực địa và các mẫu vật đang
được lưu giữ tại phòng tiêu bản thực vật của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
(VNMN) và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN), phòng tiêu bản thực vật
trường Đại học Khoa Học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU).
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Vườn Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3/ 2016- 4/2017
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Phân tích các hệ thống phân loại họ Gừng (Zingiberaceae) ở Việt Nam
và trên thế giới, từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp chi thuộc họ Gừng
(Zingiberaceae) ở vườn Quốc gia Tam Đảo.
2.4.2. Mô tả đặc điểm nhận biết họ, các chi thuộc họ Gừng (Zingiberaceae)
ở vườn Quốc gia Tam Đảo.
2.4.3. Xây dựng khoá định loại các chi thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở
vườn Quốc gia Tam Đảo.
2.4.4. Tìm hiểu giá trị tài nguyên các chi thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở
vườn Quốc gia Tam Đảo.
2.5. Phương pháp nghiên cứu:


7


Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu phân loại các chi họ Gừng
(Zingiberaceae Lindl.) là phương pháp hình thái so sánh theo Nguyễn Nghĩa Thìn
(2007) [14]. Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống và là phương pháp rất
thông dụng, phổ biến hiện nay trong nghiên cứu phân loại. Phương pháp này không
đòi hỏi những thiết bị phức tạp, nhưng vẫn bảo đảm độ chính xác cần thiết, thời
gian tiến hành nhanh hơn, phù hợp với điều kiện hiện nay của nước ta. Trong
phương pháp này, chúng tôi căn cứ chủ yếu vào các đặc điểm như vị trí cụm hoa, lá
bắc, lá bắc con, các bộ phận của hoa. Đây là những đặc điểm ổn định ít phụ thuộc
vào sự thay đổi của điều kiện sinh thái, môi trường. Việc so sánh dựa trên nguyên
tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau ở thời kỳ trưởng thành. Giá trị khoa
học của các loài dựa trên kết quả về nghiên cứu phân loại, giá trị sử dụng được tham
khảo trong các tài liệu (trên thế giới và ở Việt Nam), tình hình thực tế sử dụng các
loài và kết quả điều tra thu thập thông tin trong dân gian.
Công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp cùng được tiến hành phục vụ cho nghiên
cứu:
Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu
thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái
tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống, thu thập các thông tin về giá trị sử dụng
các loài trong dân gian và các thông tin khác.
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các mẫu vật
khô được tiến hành tại các phòng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu vật được phân tích,
chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn
(nếu có), các tài liệu chuyên khảo (nhất là ở Việt Nam và các nước lân cận) để phân
tích, so sánh và định loại.
Việc nghiên cứu phân loại họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) được tiến hành
theo các bước như sau:


8


Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về họ Gừng
(Zingiberaceae Lindl.) Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân
loại họ này ở vườn Quốc gia Tam Đảo.
Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc họ Gừng (Zingiberaceae
Lindl.) đang lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật.
Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thập mẫu,
tìm hiểu về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác.
Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của các chi,
xây dựng khoá định loại, mô tả các chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo
luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề
tài.
– Soạn thảo chi dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật và quy phạm
soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự như sau:
Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả, tên Việt
Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài
liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên
đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài typ của chi, ghi chú
(nếu có).
Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác
giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên
khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở
Việt nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên
Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. class.), mẫu vật
chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái,
phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có).
– Cách mô tả: Mô tả lần lượt những đặc điểm hình thái ngoài, theo trình tự từ

cơ quan dinh dưỡng (thân rễ, thân giả lá,...) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc
của hoa, quả, hạt).

9


Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân
tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có),
từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản mô tả chi được
xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi. Nếu bản mô tả
này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thường do số loài trong
chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung.
– Xây dựng khóa định loại: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa chọn
cách xây dựng khóa lưỡng phân, cách làm được tiến hành như sau: Từ tập hợp các
đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập và xếp
chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn phải ổn định, dễ nhận biết). Trong
mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra các cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm
khác, cứ tiếp tục như vậy đến khi phân biệt hết các taxon.
Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện
hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam.
Các tài liệu được sử dụng cho việc nghiên cứu phân loại các loài họ Gừng là
“Thực vật chí đại cương Đông Dương” của Gagnepain (1908) [20], “Cây Cỏ Việt
Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1993, 2000) [9][10] và một số tài liệu trong và ngoài
nước.
Giá trị tài nguyên được đánh giá trên cơ sở điều tra thực địa và tài liệu: "Từ
điển cây thuốc" của Võ Văn Chi (1997) [7], "Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam" của Đỗ Tất Lợi (2003) [12].

10



CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Hệ thống phân loại họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.)
Có nhiều hệ thống phân loại họ Gừng ra đời song có thể chia ra làm 2 nhóm
chính:
Thứ nhất: Từ họ đến tông và đến chi:
Người đầu tiên đặt nền móng là G. Bentham & J. D. Hooker (1883). Dựa
vào đặc điểm: Nhị hữu thụ 1, vòi nhụy 1, bầu 1 ô hay 3 ô, noãn đính bên hay đính
giữa sắp xếp các chi có những đặc điểm trên vào 4 tông: Zingiberaceae, Maranteae,
Canneae, Museae. Có 21 chi thuộc họ Zingiberaceae được xếp vào tông
Zinggibereae bao gồm 4 chi có bầu 1 ô và 17 chi bầu 3 ô. 3 tông còn lại được các hệ
thống phân loại sau này nâng cấp thành các họ độc lập.
J. Hutchinson (1959) dựa vào đặc điểm: nhị lép bên dạng cánh tràng, số
lượng ô của bầu đã xây dựng hệ thống phân loại gồm 45 chi trong 4 tông: Costeae,
Hedychieae, Globbeae, Zingibere.
Hệ thống A. Takhtajan (1987 và 1996) cũng căn cứ vào nhị lép bên và số
lượng ô trong bầu sắp xếp các chi họ Gừng vào 4 tông: Hedychieae, Zingibereae,
Alpinieae, Globbeae. Tông Costeae được tách ra khỏi họ Gừng thành 1 họ độc lập
là Mía dò (Costaceae).
Thứ hai: Từ họ phân chia đến phân họ (Subfam.) đến tông, có thể đến phân tông
(Subtrib.) rồi đến chi (Genus).
K. Schumann (1904) dựa vào cách sắp xếp lá thành 2 dãy hay xếp xoắn, bẹ
lá mở 1 bên hay hình ống đã sắp xếp 38 chi trong 2 phân họ là Zingiberoideae
(Hedychieae, Globbeae, Zingibereae) và Costoideae (Costeae).
Nhiều năm gần đây, công nghệ sinh học phát triển mạnh mẽ với phương
pháp nghiên cứu sinh học phân tử đã hỗ trợ cho nghiên cứu phân loại thực vật bằng
hình thái, John Kress (2002) đã đưa ra hệ thống phân loại mới với 53 chi được xếp

11



trong 4 phân họ là: Siphonochiloideae, Tanijoideae, Alpinioideae, và Zingiberideae,
với 6 tông.
Trên cơ sở phân tích các hệ thống phân loại như trên, chúng tôi đã lựa chọn
hệ thống phân loại của J. Kress & al (2002) ( theo Nguyễn Quốc Bình [5]) để làm
cơ sở sắp xếp các chi thuộc họ Gừng ở vườn Quốc gia Tam Đảo. Vì hệ thống này
được xây dựng trên cơ sở kế thừa các ưu điểm từ các hệ thống khác trên thế giới và
phù hợp với với việc phân loại họ này ở Việt Nam.
Vị trí của họ Gừng (Zingiberaceae) thuộc bộ Gừng (Zingiberales), phân lớp
Loa Kèn (Liliidae), lớp Loa Kèn (Liliopsida) hay còn gọi là lớp Một lá mầm
(Monocotyledoneae), ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt
kín (Angiospermae).
Qua nghiên cứu cho thấy, họ Gừng (Zingiberaceae) ở vườn Quốc gia Tam
Đảo gồm có 9 chi với 31 loài là: Alpinia (17 loài), Amomum (4loài),
Caulokaempferia (1 loài), Curcuma (2 loài), Elettariopsis (1 loài), Etlingera (1
loài), Kaempferia (1 loài), Siliquamomum (1 loài), Zingiber (3 loài).
3.2. Đặc điểm phân loại họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở vườn Quốc gia Tam
Đảo
3.2.1. Dạng thân
Các cây trong họ Gừng (Zingiberaceae) gồm những cây thân thảo nhiều năm
thường sống nơi đất ẩm, dưới tán cây hay tán rừng, hiếm khi phụ sinh (Cautleya
gracilis, Hedychium bousigonianum, Hedychium poilanii). Rễ nhỏ, hình sợi, đôi khi
đầu rễ phình to lên thành dạng củ (Curcuma, Kaempferia, Stahlianthus,…). Thân rễ
to, nạc, nằm ngang, chứa nhiều chất dự trữ, có khi rất ngắn hoặc chỉ mang hoa, thân
được tạo thành do các bẹ lá ôm chặt lấy nhau tạo thành thân giả, rất ngắn hoặc
không có (Distichochlamys, Kaempferia…) hay cao 1-3 m, đôi khi cao tới 4-5 m
(Alpinia, Amomum…), không phân nhánh. Cây thường có mùi thơm hay có mùi hắc
như một số loài trong chi Gừng (Zingiber).
3.2.2. Lá


12


Lá của các loài trong họ Gừng là lá đơn, mọc cách, các lá xếp thành hai
hàng, thường hướng lên trên, đôi khi nằm ngang gần như song song với mặt đất
(Kaempferia galanga, K. pulchra); kích thước và hình dạng lá biến đổi, đôi khi
phiến lá tiêu giảm thành bẹ lá dạng vảy. Lá gồm các phần: bẹ lá, cuống lá, lưỡi lá và
phiến lá.
Bẹ lá: Mở đến gốc, phần dưới bẹ lá thường ôm chặt lấy nhau làm thành thân
giả. Mặt trong bẹ không lông, mặt ngoài có lông hay không, mép có lông hoặc
không.
Cuống lá: Là phần giữa bẹ lá và phiến lá, có tiết diện ngang hình lòng máng
nông hoặc sâu. Lá không cuống hay có cuống ngắn đến dài (từ 1-3 mm đến 15-20
cm, đôi khi tới 25 cm). Mặt trong cuống lá không lông, mặt ngoài không hay có
lông, mép có lông mi hay không.
Lưỡi lá (thìa lìa): Là phần giữa bẹ lá và cuống lá, từ bẹ lá kéo dài lên. Lưỡi
dày hay mỏng dạng màng, đầu nguyên hay xẻ 2, cụt ngang, dài 1-2 mm tới vài cm.
Mặt trong lưỡi lá không lông, mặt ngoài có lông hay không, mép có lông mi hay
không. Hiếm khi phần tiếp giáp giữa gốc lưỡi lá và phần đầu bẹ lá cong lại giống
dạng khuỷu (Zingiber).
Phiến lá: Hình mác, hình trứng hẹp, bầu dục, ít khi gần tròn (Kaempferia
pulchra), gốc phiến nhọn, hình nêm hay gần tròn; đầu phiến thường nhọn, đôi khi
thót nhỏ thành dạng đuôi, hiếm khi tròn. Gân chính của lá nổi rõ ở mặt dưới, lõm ở
mặt trên, các gân bên xếp hình lông chim, song song với nhau, mép lá nguyên. Phần
lớn phiến lá có 2 mặt mầu xanh, nhưng ở một vài loài trong một số chi, mặt trên lá
có đốm trắng loang lổ (Stahlianthus) hay dọc gân chính mặt trên nâu đỏ (Curcuma)
hoặc mặt dưới nâu đỏ (Distichochlamys, Stahlianthus, Zingiber). Hình dạng và kích
thước phiến lá khác nhau theo từng loài khác nhau. Hình dạng phiến lá ở mỗi loài
giống nhau, nhưng khác nhau về kích thước: những phiến lá ở giữa thân giả to và

dài nhất, những lá phía duới và phía trên ngắn và hẹp hơn. Rõ nhất là trong các chi
có thân khí sinh cao như Alpinia, Amomum,...

13


3.2.3. Cụm hoa
Cụm hoa mọc trên ngọn thân có lá hay từ thân rễ sát mặt đất, tách biệt với
thân có lá, hoặc từ giữa các bẹ lá. Cụm hoa dạng chùy, chùm hay bông mọc ở các vị
trí khác nhau: cụm hoa mọc trên ngọn thân có lá (Alpinia, Hedychium, Zingiber,…),
cụm hoa mọc từ thân rễ sát mặt đất, riêng với thân có lá (Amomum,Curcuma,
Zingiber,..),cụm hoa mọc giữa các bẹ lá (Boesenbergia, Curcuma, Distichochlamys,
…). Đôi khi trong cùng một chi, cụm hoa mọc trên ngọn thân có lá và cả từ thân rễ
(Zingiber), hay từ giữa bẹ lá và từ thân rễ (Curcuma). Một số ít loài có cụm hoa
xuất hiện trước lá hay xuất hiện đồng thời với chồi lá non (Curcuma). Cuống cụm
hoa mọc từ thân rễ ở một số chi được bao phủ bởi các bẹ lá dạng vảy thưa hay dày.
Cụm hoa thường không phân nhánh, trừ một số ít loài trong các chi Globba,
Alpinia, Elettaria, Elettariopsis.
Lá bắc: Lá bắc thường có dạng vảy, hình trứng, hình bầu dục, hình mác hay
mác-thuôn, bao lấy lá bắc con và hoa, đôi khi lá bắc bao lấy truyền thể (Bulbil)
(Globba). Các lá bắc dính với nhau ở nửa dưới làm thành dạng túi (Curcuma), hay
thành dạng chuông (Stahlianthus) hoặc xếp lợp lên nhau. Đặc biệt trong chi
Curcuma, những lá bắc bất thụ (không chứa hoa) thường có mầu sắc sặc sỡ, ở phía
trên hay dưới những lá bắc hữu thụ (có chứa hoa), hay những lá bắc này phát triển
rất to bao lấy cả cụm hoa khi non gọi là lá bắc tổng bao (nhưng thường sớm rụng).
Đôi khi lá bắc không có hoặc sớm rụng.
Lá bắc con: Nằm trong lá bắc và đính gần sát gốc lá bắc, bao lấy hoa. Lá
bắc con dạng vảy hay dạng ống, có gốc dính sát với bầu. Đôi khi lá bắc con không
có hoặc sớm rụng.
3.2.4. Hoa

Hoa lưỡng tính, mẫu 3, bầu hạ, đối xứng hai bên, có mầu sắc sặc sỡ, kích thước
trung bình hoặc lớn. Các hoa đính trên cụm hoa dày đặc hay thưa thớt, hoa đơn độc
hay vài hoa trong một cụm nhỏ (Cincinnus) đính vào trục cụm hoa. Hoa thường chỉ
nở và tàn trong một ngày. Hoa gồm các bộ phận:

14


Đài: Có các lá đài dính với nhau ở phần dưới thành hình ống hình trụ, hình
phễu hay hình chuông. Phần trên cụt ngang hay chia 2-3 thùy ngắn hay dài giống
dạng răng, hoặc xẻ chữ V - đầu trên chia 2-3 thùy dạng răng.
Tràng: Dính với nhau ở phần dưới thành hình ống mảnh, hình phễu hẹp,
hình phễu hay hình chuông, thường dài hơn đài; phần trên chia 3 thùy, thùy lưng
thường to hơn 2 thùy bên, phía đầu thùy lưng lõm ít nhiều dạng mũ (Alpinia,
Globba)
Bộ nhị: Chỉ có một nhị hữu thụ (nhị sinh sản) duy nhất và 5 nhị bất thụ. Nhị
hữu thụ ở phía trong thùy tràng lưng, gồm có chỉ nhị và bao phấn có 2 ô. Chỉ nhị
dạng bản mỏng hay dày, ngắn hoặc dài, phía trên đính hai bao phấn hướng trong,
các ô bao phấn song song hay gần song song với nhau, đôi khi chụm ở phía đầu
thành hình mũi tên (Hedychium villosum) hay chụm ở dưới hình dạng chữ V. Ô bao
phấn mở bằng khe dài dọc theo ô bao phấn, hiếm khi nứt thành khe nhỏ hay có lỗ
nhỏ (Boesenbergia). Bao phấn có hay không có phần phụ của trung đới, nếu có thì
có các dạng sau:
Kéo dài lên phía trên tạo thành mào, không bao lấy vòi nhụy, xẻ 2-3 thùy hay
nguyên, hay bao lấy vòi nhụy kéo dài (Zingiber).
Kéo dài ở 2 phía cạnh ngoài hai bao phấn thành dạng cánh (Globba). Đôi khi
bao phấn không có phần phụ nhưng ở gốc mỗi bao phấn kéo dài xuống phía dưới
tạo thành cựa (Curcuma). Nhị bất thụ 5 gồm: cánh môi đối diện với nhị do 3 nhị bất
thụ dính lại với nhau biến thành, kích thước to hoặc nhỏ, có màu sặc sỡ; đầu cánh
môi nguyên hay xẻ thành 2-3 thùy. Hai nhị bất thụ còn lại ( thường gọi là nhị lép

bên) nằm ở hai bên gốc cánh môi phát triển thành dạng cánh tràng không dính với
cánh môi (Hedychium), hay dính với cánh môi ở phía dưới gốc (Zingiber), hoặc tiêu
giảm thành dạng răng, dạng vảy hay tiêu giảm hoàn toàn (Alpinia, Amomum,…)
Bộ nhụy: Bộ nhụy hợp nguyên lá noãn (Syncarpous) hay hợp bên lá noãn
(Paracarpous) tạo thành bầu hạ. Bầu hình tròn, bầu dục, hình trụ, đôi khi hình
phễu; 3 ô hay 1 ô, hiếm khi cả 3 ô và 1 ô trong một bầu (Siliquamomum), noãn đảo,

15


nhiều, đính noãn trụ giữa hay đính noãn bên. Một vòi nhụy mảnh, nằm dọc theo
rãnh phía trong chỉ nhị, qua khe giữa 2 bao phấn; núm nhụy thường loe hình phễu
nhô lên phía trên đầu 2 bao phấn; trừ ở chi Zingiber, vòi nhụy kéo dài vượt quá đầu
2 bao phấn và được phần phụ trung đới của bao phấn kéo dài bao lấy. Ngoài 1 nhụy
hữu thụ duy nhất, còn có 2 vòi nhụy lép đính trên đỉnh bầu, trong gốc đài, tràng
hình dùi hay bản ngắn.
3.2.5. Quả
Quả nang chẻ ô, đôi khi quả mọng, quả nạc; quả có lông hay không lông;
hình tròn hay bầu dục, đường kính từ 0,3-0,4 cm đến 2-3(4) cm, đôi khi quả có ngấn
giữa (Alpinia galanga); hình thoi (Alpinia oxymitra), hình trứng hẹp (Amomum
mengtzense), hình trứng (Amomum maximum) hay có dạng quả cải có chiều dài tới
hơn 20 cm (Siliquamomum); vỏ ngoài gờ nổi hay có dạng cánh (như quả khế) theo
chiều dọc (Alpinia, Elettaria, Elettariopsis, Amomum); trơn hay có lông, có gai
mềm, gai phân nhánh hay không (Alpinia, Amomum).
3.2.6. Hạt
Hạt hình bầu dục gần tròn hay có góc cạnh; mầu đỏ, màu đen, nâu hay màu
xám; có áo hạt mềm màu đen, trắng hay đôi khi có màu đỏ; áo hạt rách không đều.

16



3.3. Khóa định loại các chi thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở vườn Quốc
gia Tam Đảo
1A. Nhị lép bên tiêu giảm hay dạng răng, dạng dùi, hiếm khi là dạng trứng hẹp.
2A. Cụm hoa trên thân có lá
3A. Nhị lép bên tiêu giảm hay dạng răng, dạng dùi; quả hình cầu, bầu dục hiếm
khi là hình thoi ................................................................................ 1. ALPINIA
3B. Nhị lép bên hình trứng ngược hẹp; quả dạng quả cải 2. SILIQUAMOMUM
2B. Cụm hoa mọc từ thân rễ, riêng với thân có lá
4A. Hoa nhiều xếp sít nhau trên trục cụm hoa; các lá bắc xếp lợp lên nhau
5A. Các hoa xếp theo vòng tròn đồng tâm trên một đế phẳng; cánh môi hình
thìa hoặc lưỡi......................................................................... 3. ETLINGERA
5B. Các hoa xếp dọc theo trục cụm hoa: cánh môi hình tròn, trứng hoặc hình
bầu dục ..................................................................................... 4. AMOMUM
4B. Hoa ít, xếp thưa trên trục cụm hoa; các lá bắc không xếp lợp lên nhau ...........
.. ...................................................................................... 5. ELETTARIOPSIS
1B. Nhị lép bên dạng cánh tràng, hiếm khi là dạng dùi
6A. Nhị lép bên dạng cánh tràng dính với cánh môi; vòi nhụy được bao bởi phần
phụ trung đới của bao phấn kéo dài ............................................... 6. ZINGIBER
6B. Nhị lép bên dính với cánh tràng không dính với cánh môi; vòi nhụy không
được bao bọc bởi phần phụ trung đới của bao phấn kéo dài.
7A. Các lá bắc dính với nhau ở nửa dưới làm thành dạng túi ........7. CURCUMA
7B. Các lá bắc không dính với nhau ở nửa dưới và không thành dạng túi.
8A. Cụm hoa trên ngọn thân có lá ........................... 8. CAULOKAEMPFERIA
8B. Cụm hoa mọc ở bên hay giữa các lá .............................. 9. KAEMPFERIA

17


3.4. Đặc điểm hình thái các chi thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở vườn

Quốc gia Tam Đảo
3.4.1. ALPINIA ROXB. 1810 – RIỀNG
L. 1753. Sp. Pl. 1: 2; Roxb. 1810. Asiat. Res. 11: 350; Gagnep. 1908. Fl. Gen.
Indoch. 6: 85; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 3: 440; N. T. Ban, 2005. Checkl. Pl.
Sp. Vietn. 3: 487; HU Qi-ming & WU De-lin, 2011. Fl. Hong Kong. 4: 244.
- Alpinia L. 1753. Sp. Pl. 1: 2.
- Languas Koenig. 1783. Retz. Observ. 3: 64.
- Catimbium Juss. 1789. Gen. Pl. 62.
- Heritiera Retz. 1791. Observ. Bot. 6: 17.
- Hellenia Windl. 1797. Sp. Pl. 1: 4, nom. Illeg., nom Retz.
- Zerumbet Windl. 1798. Sert. Hannov. Facs 4.3, tab 19.
- Galanga Salisb. 1812. Trans. Hort. Soc. 1: 281, nom. nud.
– Sẹ.
Cây thảo cao 0,5-3(4) m. Lá nhiều; có phiến lá, có cuống hoặc không. Cụm
hoa trên ngọn thân có lá, khi non thường được bao bởi 1-3 lá bắc (thường gọi là lá
bắc tổng bao, nhưng sớm rụng). Các lá bắc và lá bắc con có dạng ống hay mở đến
gốc, đôi khi không có. Phần dưới đài, tràng dạng ống; phần trên chia 3 thùy. Cánh
môi to, có màu sặc sỡ. Nhị có chỉ nhị; bao phấn , mào bao phấn có hoặc không. Nhị
lép 2 bên, tiêu giảm thành dạng dùi, dạng răng hay tiêu giảm hoàn toàn. Bầu hình
cầu hay gần hình cầu. Quả nang, hạt có góc cạnh, có áo hạt. (hình 3.1 ; ảnh 1, 2, 3,
4, 5, 6).

18


Hình 3.1. Alpilia galanga (L.) Willd.
1. Ngọn thân và cụm hoa; 2. Nhánh hoa; 3. Hoa; 4. Một phần cụm quả
(theo N. Q. Bình, 2011)
Phân bố: Có khoảng 250 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
Châu Á, một số ít ở Úc và quần đảo Thái Bình Dương. Việt Nam có 31 loài, Tam

Đảo có 17 loài.
Nơi sống: Phần lớn các loài trong chi này ưa bóng, mưa ẩm, mọc dưới tán
rừng, dưới bóng cây khác, nhưng có một số ít loài vẫn phát triển tốt ở nơi ít bóng
như ven đường lớn hay ở trảng cỏ.

19


×