Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 2 trong dạy học số và phép tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.06 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-------------------------------------

ĐINH THỊ THÚY

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
TÍNH NHẨM CHO HỌC SINH LỚP 2
TRONG DẠY HỌC SỐ VÀ PHÉP TÍNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học

HÀ NỘI – 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-------------------------------------

ĐINH THỊ THÚY

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
TÍNH NHẨM CHO HỌC SINH LỚP 2
TRONG DẠY HỌC SỐ VÀ PHÉP TÍNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học

Người hướng dẫn khoa học: ThS. NGUYỄN VĂN ĐỆ


HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy
cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình làm khóa luận này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến
thầy NGUYỄN VĂN ĐỆ - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để
tôi có thể hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận, dù đã cố gắng nhưng do thời
gian và năng lực có hạn nên khóa luận không tránh khỏi thiếu xót và hạn chế.
Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy cô và
bạn bè để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Đinh Thị Thúy


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài khóa luận “Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 2
trong dạy học số và phép tính” được tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo Nguyễn Văn Đệ. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng cá nhân tôi. Kết quả thu được trong đề tài là hoàn toàn trung thực và
không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!

Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Đinh Thị Thúy



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GD – ĐT

: Giáo dục – Đào tạo

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

HSTH

: Học sinh Tiểu học

NXB

: Nhà xuất bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ của đề tài....................................................................................... 2

4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 2
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 3
NỘI DUNG....................................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN
LUYỆN KĨ NĂNG TÍNH NHẨM CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG
DẠY HỌC SỐ VÀ PHÉP TÍNH .................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học ............................................ 4
1.1.2. Một số vấn đề về kĩ năng tính nhẩm ....................................................... 5
1.1.2.1. Kĩ năng ................................................................................................. 5
1.1.2.2. Kĩ năng tính nhẩm ................................................................................ 7
1.1.3. Nội dung dạy học về số và phép tính lớp 2 ............................................. 9
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10
1.2.1. Thực trạng của việc dạy và học tính nhẩm cho học sinh lớp 2 ............ 10
1.2.2. Những hạn chế, khó khăn gặp phải khi dạy học tính nhẩm cho học sinh
lớp 2 trong dạy học số và phép tính ................................................................ 11
Chương 2: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TÍNH NHẨM CHO
HỌC SINH LỚP 2 TRONG DẠY HỌC SỐ VÀ PHÉP TÍNH ................. 14
2.1. Nguyên tắc................................................................................................ 14


2.1.1. Đảm bảo tính vừa sức ........................................................................... 14
2.1.2. Đảm bảo tính khoa học ......................................................................... 14
2.1.3. Đảm bảo tính khả thi ............................................................................. 15
2.2. Biện pháp rèn luyện kĩ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 2 trong dạy học
số và phép tính................................................................................................. 15
2.2.1. Rèn cho học sinh tập quan sát từ đó phát hiện ra các cách tính nhẩm 15
2.2.2. Rèn kĩ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 2 trong dạy học số và phép tính

qua các chuyên đề tính nhẩm .......................................................................... 26
2.2.3. Rèn kĩ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 2 trong dạy học số và phép tính
thông qua việc tổ chức các trò chơi học tập ................................................... 32
KẾT LUẬN .................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân
có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Học sinh
tiểu học thuộc giai đoạn tuổi từ 6 đến 10 nên có những đặc điểm phát triển
tâm sinh lý riêng.Vì thế, dạy học ở tiểu học cần có cái nhìn tâm lý về trẻ để
lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp. Từ đó, khơi dậy, hình thành và phát
triển năng lực cần thiết, các phẩm chất tốt đẹp, lâu dài cho các em.
Toán học là một môn học quan trọng ở tiểu học, đóng góp một phần
không nhỏ vào việc hoàn thành nhiệm vụ dạy và học. Nó cung cấp những
kiến thức cơ bản về số học, các yếu tố hình học, đo đại lượng, giải toán có lời
văn, … giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, khả năng suy luận, trau dồi
trí nhớ, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, chính xác nói chung và kĩ năng
học toán nói riêng. Qua học tập môn Toán, học sinh phát triển được trí thông
minh, tư duy độc lập sáng tạo, kích thích trí tò mò, tự khám phá và rèn luyện
bản thân.
Ở lớp 2, do đặc điểm nhận thức lứa tuổi này là sự chú ý không chủ định nên
việc học Toán trở nên khó khăn. Một điểm đáng quan tâm là HSTH lại rất ham
hiểu biết, ham học hỏi, có trí nhớ tốt và có trí tưởng tượng phong phú. Vì vậy,
trong quá trình dạy học Toán, giáo viên cần phải biết đưa ra các tình huống khơi
gợi trí tò mò hứng thú học tập cho học sinh để các em tự nâng cao trách nhiệm
của bản thân, thể hiện rõ vai trò của chủ thể trong quá trình nhận thức, phát huy
tối đa năng lực sáng tạo, tinh thần tự học, tự giải quyết các vấn đề mà các em

thấy tự tin, phấn khởi để giúp các em tự hình thành khái niệm bằng chính sự tư
suy của mình. Tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức, sự phát triển tư duy
cũng như trí nhớ của các em không đồng đều. Còn một số em chậm nhớ mà
nhanh quên. Kĩ năng tính nhẩm của các em còn nhiều sai sót. Không ít em còn

1


quên bảng nhân, việc thực hiện phép tính khó khăn, dễ nhầm lẫn, khả năng vận
dụng các kiến thức, kĩ năng được học vào đời sống kém…
Bên cạnh đó, em hiện đang là một sinh viên năm cuối sư phạm sau nhiều
kì kiến tập và thực tập, tận mắt thấy được học sinh khi học toán đều rất hăng
say, ham học hỏi, có năng lực sáng tạo nhưng lại thiếu hụt trầm trọng về kĩ
năng. Vì vậy, mong muốn của em là tìm ra các biện pháp hình thành và phát
triển kĩ năng học Toán, phát huy tối đa năng lực của học sinh để các em có
thể học mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh.
Chính vì những lý do trên, em đã tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài “Rèn
luyện kĩ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 2 trong dạy học số và phép tính”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 2
trong dạy học số và phép tính.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc rèn luyện kĩ năng tính nhẩm cho học
sinh lớp 2 trong dạy học số và phép tính.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình dạy học tính nhẩm ở lớp 2 trong
dạy học số và phép tính.
- Xây dựng quy trình, hệ thống bài tập để rèn luyện kĩ năng tính nhẩm
cho học sinh lớp 2 trong dạy học số và phép tính.
4. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 2 trong

dạy học số và phép tính.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận
+ Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học môn Toán, môn Tâm lý học,
Lý luận dạy học môn Toán.

2


+ Các sách báo, các bài viết về khoa học toán phục vụ cho đề tài.
+ Các sách tham khảo, các thông tin, tài liệu trên mạng…
5.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm với lớp học thực nghiệm và lớp học đối
chứng trên cùng một lớp đối tượng.
5.3. Phương pháp điều tra quan sát
+ Trao đổi và thảo luận về những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức hoạt
động học tập giúp học sinh rèn luyện, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh
trong việc học tập môn Toán ở lớp 2.
+ Dự giờ, quan sát việc dạy học của GV và việc học của học sinh trong
quá trình khai thác các bài tập trong sách giáo khoa và các bài tập bổ sung.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tính nhẩm cho học sinh
lớp 2 trong dạy học số và phép tính.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 2 trong dạy
học số và phép tính

3



NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TÍNH NHẨM CHO HỌC SIN5; 24; …; …; ….

Bài 2: Tính nhẩm :
1+2=

9+0=

9+4=

5+3=

3+5=

5+6=

4+2=

7+2=

7+4=

8+3=

6+3=

5+4=


Bài 3: Tính nhẩm :
10 – 2 =

9–4=

9–4=

13 – 5 =

15 – 3 =

14 – 2 =

7–4=

8–3=

6–3=

2.2.2.2. Các bài tập về tách số tự nhiên để tính nhẩm
a) Ghi nhớ
Muốn tính nhẩm bằng cách tách các số tự nhiên, ta có thể tách các số rồi
gộp các kết quả thành phần thành các số tròn chục, tròn trăm,… để tính nhẩm
dễ dàng hơn.
b) Ví dụ minh họa
Ví dụ: Tính nhẩm 7 + 5 = ?; 16 – 7 = ?
*7+5=?
Tách 5 = 3 + 2
Tính nhẩm: 7 + 5 = 7 + 3 + 2 = 10 + 2 = 12

Vậy 7 + 5 = 12
* 16 – 7 = ?
Tách 7 = 6 + 1

27


Tính nhẩm: 16 – 7 = 16 – 6 – 1 = 10 – 1 = 9
Vậy 16 – 7 = 9
c) Bài tập vận dụng
Bài 1: Tính nhẩm
9+2=

9+4=

14 + 3 =

15 + 6 =

7+5=

5+6=

11 + 5 =

17 + 7 =

6+8=

8+7=


36 + 2 =

26 + 9 =

3–2=

17 – 4 =

13 – 6 =

15 – 6 =

9–5=

18 – 6 =

18 – 9 =

17 – 9 =

7–3=

39 – 7 =

44 – 5 =

23 – 7 =

334 – 122 =


258 –14 =

136 – 125 =

615 – 310 =

195 – 173 =

438 –26 =

384 – 271 =

517 – 209 =

217 – 103 =

395 –72 =

424 – 302 =

839 – 716 =

143 + 256 =

112 + 436 =

134 + 352 =

150 + 617 =


217 + 322 =

535 + 654 =

411 + 584 =

417 + 732 =

634 + 813 =

214 + 345 =

306 + 210 =

126 + 901 =

Bài 2: Tính nhẩm

Bài 3: Tính nhẩm

Bài 4: Tính nhẩm

2.2.2.3. Các bài tập về thêm, bớt các số tự nhiên để tính nhẩm
a) Ghi nhớ
Khi thực hiện tính nhẩm, ta có thể thêm, bớt các số tự nhiên từ bên ngoài
vào để được các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,… làm cho việc tính toán
dễ dàng hơn.
b) Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Tính nhẩm 154 + 98 = ?

Làm tròn 98 thành 100 (trừ 2) ta có:

28


154 + 98 = 154 + 100 – 2 = 254 – 2 = 252
Vậy 154 + 98 = 252
Ví dụ 2: Tính nhẩm 204 + 53 = ?
Làm tròn 204 thành 200 (cộng 4) ta có:
204 + 53 = 200 + 4 + 53 = 200 + 57 = 257
Vậy 204 + 53 = 257
Ví dụ 3: 365 + 197 = ?
Làm tròn 197 thành 200 (trừ 3) ta có:
365 + 197 = 365 + 200 – 3 = 365 + 200 – 3 = 565 – 3 = 562
Vậy 365 + 197 = 562
c) Bài tập vận dụng
Bài 1: Tính nhẩm
194 + 298 =

219 + 404 =

195 + 336 =

150 + 296 =

713 + 104 =

530 + 92 =

207 + 59 =


173 + 705 =

306 + 876 =

428 + 506 =

396 + 210 =

206 + 179 =

302 – 265 =

170 – 94 =

716 – 293 =

515 – 306 =

196 – 53 =

183 – 106 =

407 – 214 =

107 – 94 =

276 – 104 =

389 – 201 =


447 – 95 =

395 – 72 =

Bài 2: Tính nhẩm

Bài 3: Tính nhẩm
203 – 98 =

357 – 104 =

513 – 98 =

908 – 515 =

198 – 96 =

199 – 27 =

196 + 327 =

309 – 207 =

404 – 265 =

2.2.2.4. Các bài tập tính nhẩm với các số tròn chục, tròn trăm
a) Ghi nhớ
HS tính nhẩm được các số tròn chục, tròn trăm dựa vào bảng tính một
cách thuận tiện, đơn giản nhất.


29


b) Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1: Tính nhẩm 20 + 30 = ?
Số 20 đọc là 2 chục, khi đó 20 + 30 chuyển thành 2 chục + 3 chục
Tính nhẩm dựa vào bảng tính: 2 + 3 = 5
Từ đó suy ra cách nhẩm: 2 chục + 3 chục = 5 chục
Vậy 20 + 30 = 50
Ví dụ 2: 70 – 40 = ?
Số 70 đọc là 7 chục, khi đó 70 – 40 chuyển thành 7 chục – 4 chục
Tính nhẩm dựa vào bảng tính: 7 – 4 = 3
Từ đó suy ra cách nhẩm: 7 chục – 4 chục = 3 chục
Vậy 70 – 40 = 30
Ví dụ 3: Tính nhẩm 500 + 100 = ?
Số 500 đọc là 5 trăm, khi đó 500 + 100 chuyển thành 5 trăm + 1 trăm
Tính nhẩm dựa vào bảng tính: 5 + 1 = 6
Từ đó suy ra cách nhẩm: 5 trăm + 1 trăm = 6 trăm
Vậy 500 + 100 = 600
c) Bài tập vận dụng
Bài 1: Tính nhẩm ( theo mẫu)
a)
30 + 40

=?

3 chục + 4 chục = 7 chục
30 + 40


= 70

80 – 30

=?

60 + 20 =

80 + 10 =

40 + 50 =

50 + 40 =

60 + 30 =

70 + 20 =

b)
8 chục – 3 chục = 5 chục
80 – 30

= 50

30

50 – 30 =

30 – 20 =


80 – 50 =

60 – 40 =

90 – 10 =

40 – 20 =


Bài 2: Tính nhẩm (theo mẫu)
a)
40 × 2 = ?

20 × 2 =

30 × 2 =

4 chục × 2 = 8 chục

40 × 2 =

20 × 4 =

40 × 2 = 80

30 × 3 =

40 × 2 =

60 ÷ 3 = ?


20 ÷ 2 =

60 ÷ 2 =

6 chục ÷ 3 = 2 chục

80 ÷ 2 =

80 ÷ 4 =

60 ÷ 3 = 20

90 ÷ 3 =

70 ÷ 7 =

800 + 100 =

300 + 400 =

400 + 500 =

500 + 300 =

600 + 300 =

700 + 200 =

500 – 200 =


300 – 200 =

9 trăm – 4 trăm = 5 trăm

800 – 500 =

600 – 400 =

900 – 400 = 500

900 – 100 =

400 – 200 =

700 ÷ 7 = ?

500 ÷ 5 =

400 ÷ 2 =

7 trăm ÷ 7 = 1 trăm

800 ÷ 4 =

600 ÷ 3 =

700 ÷ 7 = 100

900 ÷ 3 =


200 ÷ 2 =

b)

Bài 3:Tính nhẩm ( theo mẫu)
a)
300 + 500

=?

3 trăm + 5 trăm = 8 trăm
300 + 500

= 800

b)
900 – 400 = ?

c)

Bài 4: Tính nhẩm
800 ÷ 4 – 100 =

400 – 200 ÷ 2 =

900 ÷ 3 + 500 =

600 + 100 × 3 =


200 × 3 + 200 =

500 × 1 – 400 ÷ 2 =

31


2.2.3. Rèn kĩ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 2 trong dạy học số và phép
tính thông qua việc tổ chức các trò chơi học tập
Ở giai đoạn đầu Tiểu học, các em rất thích hình thức “ học mà chơi, chơi
mà học”, những tiết học kéo dài với thao tác nghe làm cho không khí lớp học
trở nên nặng nề và khiến cho HS mất tập trung. Những trò chơi được tổ chức
ngay tại lớp học, phục vụ mục tiêu bài học sẽ giúp HS có hứng thú, niềm vui
trong học tập, duy trì sự chú ý của các em. Rèn kĩ năng tính nhẩm cho HS
thông qua việc tổ chức các trò chơi học tập giúp các em phát triển vốn kinh
nghiệm, vận dụng những kiến thức, kĩ năng tính nhẩm đã học để giải quyết
các tình huống của trò chơi, đồng thời thúc đẩy hoạt động trí tuệ, tăng khả
năng ghi nhớ, sự tập trung và trí thông minh rèn luyện sự nhạy bén của mình.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu để rèn luyện kĩ
năng tính nhẩm cho HS lớp 2 trong dạy học số và phép tính:

Trò chơi 1: Tìm hang cho thỏ
1) Mục đích
Rèn tính nhanh nhẹn, chính xác, thuần thục cho HS khi tính nhẩm trong
phạm vi 20, HS nối phép tính đúng với kết quả.
GV đánh giá được khả năng tính nhẩm của HS thông qua trò chơi.
2) Chuẩn bị
- Thời gian: 5 phút
- Hình thức tổ chức: theo nhóm (các nhóm có số người tham gia bằng nhau)
- GV chuẩn bị 2 bảng phụ (giống nhau) có ghi các kết quả phép tính cho

2 nhóm, phiếu học tập của cả lớp.
- Luật chơi: Mỗi em chỉ được dẫn một chú thỏ về hang (nối một phép
tính với kết quả đúng)
3) Tổ chức trò chơi

32


- GV giới thiệu tên trò chơi: Tìm hang cho thỏ.
- Nêu luật chơi: chọn 2 nhóm HS tham gia chơi
- Hướng dẫn HS chơi: GV chuẩn bị sẵn hai phần bài tập. Các đội tham
gia chuẩn bị, khi GV hô “bắt đầu” thì lần lượt mỗi em trong nhóm “Tìm hang
cho một chú thỏ”
- Thực hiện chơi:
8+7

2×6

16 – 8

16 – 12

18 – 9

8+5

5×4

14 + 3


9+7

4) Nhận xét kết quả
- Khi có hiệu lệnh hết giờ, GV hướng dẫn các bạn dưới lớp theo dõi,
nhận xét nhóm nào tìm đúng luật chơi và tìm được nhiều hang cho thỏ hơn là
nhóm đấy thắng.
- GV tổng kết, nhận xét về các nhóm, qua đó đánh giá khả năng tính
nhẩm trong phạm vi 20 của từng HS trong nhóm, khả năng phối hợp với các
bạn,..
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.

Trò chơi 2: Kết đôi
1) Mục đích
Rèn luyện, củng cố kĩ năng tính nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ,
nhân, chia trong phạm vi 100.
2) Chuẩn bị
- Thời gian chơi: 5 – 7 phút

33


- GV chuẩn bị 8 – 10 tấm bìa hình chữ nhật kích thước 20 × 15 cm, có
dây đeo. Mỗi tấm bìa có ghi phép tính hoặc kết quả tương ứng
- Luật chơi: mời một số HS xung phong lên rút thẻ của mình, sau đó tập
hợp thành 2 hàng dọc. Cho các em đeo ngược thẻ trước ngực.
3) Tổ chức trò chơi:
- GV giới thiệu tên trò chơi: Kết đôi
- Hướng dẫn HS chơi: GV nêu cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức chơi: Khi GV hô “bắt đầu”, HS quay ngược tấm bìa lại của
mình để tính nhẩm kết quả, đồng thời cho bạn khác nhìn thấy tấm bìa của

mình (trong vòng 1 phút). Sau đó, GV bắt nhịp cho đội chơi vừa nhảy lò cò
vừa vỗ tay cùng cả lớp “Lặc lò cò cho cái giò nó khỏe, đi xen kẽ cho nó khỏe
cái giò”. Khi GV hô “kết đôi, kết đôi”, các em mau chóng chạy về phía bạn có
kết quả hoặc phép tính mà có kết quả giống với mình để kết đôi.
- Thực hiện chơi:
3 × 4 + 17

9×6+6

19 + 30 ÷ 3

45 ÷ 5 + 25

4 + 10 × 3

40 – 15 ÷ 5

7 × 7 – 12

9 × 3 + 33

4. Nhận xét kết quả
- Khi có hiệu lệnh hết giờ, GV hướng dẫn các bạn dưới lớp theo dõi,
nhận xét nhóm nào tìm đúng luật chơi và tìm được bạn là nhóm đấy thắng.
- GV tổng kết, nhận xét về các nhóm, qua đó đánh giá khả năng tính
nhẩm trong phạm vi 100 của từng HS trong nhóm
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.

34



Trò chơi số 3: Nhẩm nhanh, thắng nhanh
1) Mục tiêu
Giúp HS rèn luyện, củng cố, vận dụng các cách tính nhẩm để tính nhẩm
nhanh, chính xác nhất.
GV đánh giá được khả năng tính nhẩm của HS.
2) Chuẩn bị trò chơi
- Thời gian: 5 – 6 phút
- Hình thức tổ chức: chia cả lớp thành 3 nhóm
- Luật chơi: Khi GV đọc phép tính, các nhóm tính nhẩm nhanh để ra kết
quả. Đội nào có kết quả trước thì giơ tay trả lời, nếu trả lời sai thì nhường
quyền cho đội khác, đến khi nào có câu trả lời đúng thì thôi. Trường hợp nào
thực hiện phép tính viết để tính kết quả thì phạm quy.
- Tính điểm: mỗi đội trả lời đúng được cộng 1 điểm. Sau 10 phép tính,
đội nào được nhiều điểm hơn thì chiến thắng.
- GV chuẩn bị sẵn các phép tính:
1. 15 + 4

6. 45 + 28 – 8

2. 27 – 8

7. 37 – 26 + 10

3. 15 + 4

8. 120 + 40 ÷ 4

4. 16 + 9 × 2


9. 40 × 2 + 63

5. 40 + 30

10. 205 + 98

3) Tổ chức trò chơi
- GV giới thiệu tên trò chơi: Nhẩm nhanh, thắng nhanh.
- Hướng dẫn HS chơi: GV nêu luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi.
4) Nhận xét kết quả
- Kết thúc trò chơi, GV hướng dẫn cả lớp tính điểm cho mỗi đội, tìm ra
đội chiến thắng

35


- GV tổng kết, nhận xét về các nhóm, qua đó đánh giá khả năng tính
nhẩm của HS, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

Trò chơi 4: Rung chuông vàng
1) Mục tiêu
Giúp HS rèn luyện, củng cố kĩ năng tính nhẩm để trả lời câu hỏi một
cách nhanh nhất, chính xác nhất.
2) Chuẩn bị trò chơi
- Thời gian: 10 – 12 phút
- Hình thức tổ chức: thi tập thể
- GV chuẩn bị bộ câu hỏi từ dễ đến khó, HS chuẩn bị bảng con.
- Luật chơi: Sau khi GV đọc phép tính, HS có thời gian tính nhẩm trong
vòng 45 giây rồi ghi kết quả vào bảng con, sau khi GV thông báo hết giờ, tất

cả HS giơ bảng con lên để đọ với đáp án đúng của GV. Bạn cùng bàn kiểm tra
kết quả cho nhau. Nếu sau mỗi câu hỏi, bạn nào trả lời sai thì mất quyền chơi.
Cứ thế cho đến người trả lời cuối cùng ở lại thì giành chiến thắng và rung
chuông vàng.
- Các câu hỏi:
1. 4 + 3

6. 16 + 47

11. 100 + 700

2. 6 + 4

7. 5 × 3 – 7

12. 96 + 75 – 15

3. 9 + 3

8. 80 ÷ 4 + 75

13. 143 + 205

4. 14 + 2 × 9

9. 112 + 37

14. 106 + 293

5. 42 ÷ 7 × 5


10. 103 + 26

15. 213 – 6 × 6

3) Tổ chức trò chơi
- GV giới thiệu tên trò chơi: Rung chuông vàng
- Hướng dẫn HS chơi: GV nêu luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi.

36


4) Nhận xét kết quả
- Kết thúc trò chơi, GV khen thưởng người chiến thắng
- GV tổng kết, nhận xét, đánh giá khả năng tính nhẩm của HS

Trò chơi 5: Đi chợ
1) Mục tiêu
Củng cố, rèn luyện cho HS sử dụng kĩ năng tính nhẩm để vận dụng vào
giải quyết các tình huống trong đời sống hàng ngày như sử dụng tiền trong
phạm vi 1000 đồng.
Thực hành nhận và trả tiền thừa trong khi mua bán.
2) Chuẩn bị
- Thời gian chơi: 8 – 10 phút
- GV chuẩn bị một số tờ bìa (hoặc photo để tượng trưng) loại 100 đồng,
200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, đơn hàng.
- Một số đồ vật gần gũi với HS: bút, thước, tẩy, vở, sách, nhãn vở, gọt
bút chì,…
- Luật chơi: GV mời 2 HS lên chơi, một người đóng vai người mua, một

người đóng vai người bán. GV đưa cho “người mua” một số tiền nhất định và
mua một số đồ dùng theo đơn hàng cho trước. Người mua và người bán dựa
vào số tiền mình có để trả hoặc nhận tiền.
3) Tổ chức trò chơi
- GV giới thiệu tên trò chơi: Đi chợ
- Hướng dẫn HS chơi: GV nêu luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi: GV tổ chức cho 2 – 3 cặp lên chơi, cả lớp theo
dõi và nhận xét.

37


Đơn hàng
- 1 thước kẻ
- 1 bút chì

Đơn hàng
- 2 cặp tóc
- 1 tẩy

Đơn hàng
- 1 nhãn vở
- 2 gọt bút chì
- 1 cái thước

Đơn hàng
- 1 quyển sách
- 2 bút chì
- 2 cái thước


4) Nhận xét kết quả
- GV tổng kết, nhận xét, đánh giá khả năng tính nhẩm, trả và nhận tiền
thừa của các cặp.

38


Tiểu kết chương 2

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, tôi đã nghiên cứu, tham
khảo và đưa ra những biện pháp giúp rèn luyện kĩ năng tính nhẩm cho HS lớp
2 trong dạy học số và phép tính. Thông qua các biện pháp, tôi mong muốn
giúp các em HS thêm yêu thích môn Toán và có kĩ năng tính nhẩm tốt hơn
trong môn Toán cũng như vận dụng các kĩ năng đó vào cuộc sống hàng ngày.

39


KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu “Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 2
trong dạy học số và phép tính” của tôi đã hoàn thành được mục tiêu đề ra.
Qua quá trình nghiên cứu, tôi rút ra một số kết luận sau:
Đặc điểm nổi bật trong nhận thức của HSTH là tư duy cụ thể rất phát
triển, chiếm ưu thế lớn và gắn liền với đời sống hàng ngày của các em. Chính
vì vậy việc rèn luyện kĩ năng tính nhẩm là một quá trình lâu dài, hết sức khó
khăn, cần sự kiên trì nỗ lực và năng lực sư phạm của người giáo viên.
Việc thực hiện đề tài này giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về nội dung dạy học
số và phép tính và việc rèn luyện kĩ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 2. Vận
dụng các biện pháp trong giảng dạy cho học sinh học tập hiệu quả, có năng

lực tính toán đặc biệt là có kĩ năng tính nhẩm.
Do thời gian nghiên cứu và năng lực có hạn nên đề tài nghiên cứu của tôi
còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các
bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

40


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2002), Chương trình tiểu học, NXB Giáo dục.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sách giáo viên Toán 2, NXB Giáo dục.
[3]. Vũ Quốc Chung, Đào Thái Lan, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Nguyễn
Hùng Quang, Lê Ngọc Sơn (2007), Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học,
NXB GIáo dục và NXB Đại học Sư phạm.
[4]. Vũ Quốc Chung, (2007), Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, NXB Giáo dục.
[5]. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2016), Dạy học bốn phép tính với số tự nhiên
trong môn Toán ở Tiểu học theo hướng phát triển năng lực, Luận án Tiến sĩ
Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
[6]. Phạm Văn Hoàn (1989), Số, đại lượng, phép tính ở cấp 1 phổ thông,
NXB Giáo dục.
[7]. Đỗ Đình Hoan (2011) , 30 năm phát triển chương trình và đổi mới SGK
Toán ở Tiểu học, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Giáo dục Toán học ở trường
phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.
[8]. />[9]. Hoàng Phê (2009), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
[10]. GS.TS Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành (1992), Vấn đề kỹ năng
và kỹ năng học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[11]. Nguyễn Quang Uẩn ( chủ biên) , Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang ( 2007),
Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

[12]. Lê Văn Hồng, (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB
Giáo dục.
[13]. Trần Trọng Thủy, (1978), Tâm lí học lao động, NXB Giáo dục.
[14]. K.K. Platonop, G.G. Goolubev, (1997), Tâm lí học, NXB Giáo dục.
[15]. V.A. Kơ – ru – tec – xki, (1973), Tâm lý học năng lực toán học của học
sinh, NXB Giáo dục.

41


×