Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tín hiệu thẩm mĩ “Xuân” trong thơ Xuân Diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.1 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
_______***_______

NGUYỄN THỊ NGẦN

TÍN HIỆU THẨM MĨ “XUÂN”
TRONG THƠ XUÂN DIỆU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. GVC LÊ KIM NHUNG

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, được sự giúp đỡ tận
tình và chu đáo của cô giáo hướng dẫn Ths. GVC Lê Kim Nhung cùng các
Thầy Cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, khóa luận của em đã được hoàn thành vào ngày 10 tháng 4 năm 2017.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Khoa Ngữ Văn, đặc biệt
là cô giáo Lê Kim Nhung đã tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, Ngày 10 tháng4 năm 2017
Sinh Viên

Nguyễn Thị Ngần



LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của ThS. GVC Lê Kim
Nhung. Đề tài được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và
phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác cộng
với sự nỗ lực của bản thân. Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu tìm
tòi của tác giả. Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngần


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
7. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 7
8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 8
NỘI DUNG....................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................... 9
1.1. Tín hiệu ...................................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 9
1.1.2. Phân loại ................................................................................................. 9
1.2. Tín hiệu thẩm mĩ (THTM) ....................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 11

1.2.2. Phân loại ............................................................................................... 11
1.2.2.1. Tín hiệu thẩm mĩ đơn ......................................................................... 11
1.2.2.2. Tín hiệu thẩm mĩ phức........................................................................ 11
1.2.3. Đặc trưng của THTM ............................................................................ 12
1.2.3.1. Tính hệ thống...................................................................................... 12
1.2.3.2. Tính hình tượng .................................................................................. 13
1.2.3.3. Tính thẩm mĩ ...................................................................................... 13
1.2.3.4. Tính truyền thống và tính cách tân .................................................... 15
1.2.3.5. Tính thông tin miêu tả ........................................................................ 16
1.2.3.6. Tính biểu cảm ..................................................................................... 17


1.3. Vài nét về tác giả Xuân Diệu ................................................................... 18
1.3.1. Cuộc đời ................................................................................................ 18
1.3.2. Sự nghiệp văn học ................................................................................. 19
1.3.3. Phong cách nghệ thuật .......................................................................... 21
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỐNG KÊ .................................. 25
2.1. Tiêu chí thống kê, phân loại ngữ liệu....................................................... 25
2.2. Bảng phân loại kết quả thống kê .............................................................. 25
2.3. Miêu tả kết quả thống kê, phân loại ......................................................... 27
2.3.1. Tín hiệu hằng thể“ Xuân” ..................................................................... 27
2.3.2. Biến thể của hằng thể “Xuân” .............................................................. 28
2.3.2.1. Biến thể từ vựng của tín hiệu thẩm mĩ “Xuân” ................................. 28
2.3.2.2. Biến thể kết hợp của tín hiệu hằng thể “Xuân” ................................. 29
2.3.2.3. Biến thể quan hệ của tín hiệu thẩm mĩ “Xuân” ................................ 30
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TÍN HIỆU THẨM MĨ “
XUÂN” TRONG THƠ XUÂN DIỆU .......................................................... 34
3.1. Tín hiệu thẩm mĩ “ Xuân” thể hiện sự rung cảm của trái tim yêu đương ........ 35
3.2. Tín hiệu thẩm mĩ “ Xuân” thể hiện sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ............ 40
3.3. Tín hiệu thẩm mĩ “ Xuân” thể hiện cái đẹp của thiên nhiên trần thế ........... 43

3.4. Tín hiệu thẩm mĩ “Xuân”thể hiện thời gian nghệ thuật ........................... 48
KẾT LUẬN .................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tín hiệu thẩm mĩ là phương tiện biểu hiện của nhiều loại hình nghệ
thuật khác nhau. Dù là âm nhạc, hội họa, văn học thì người thưởng thức luôn
muốn giải mã được một cách đầy đủ và đúng đắn các tín hiệu thẩm mĩ để cảm
nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Các tín hiệu thẩm mĩ giúp người đọc hiểu
được tư tưởng của tác giả, đồng thời là cầu nối giữa người đọc và nội dung tác
phẩm. Việc phát hiện và đánh giá đúng đắn các tín hiệu thẩm mĩ trong tác
phẩm văn học là một việc làm đầy khó khăn.
Thông qua cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả, các yếu tố hiện thực trở
thành tín hiệu thẩm mĩ trong văn học. Thời gian là yếu tố không thể thiếu và
gắn bó mật thiết với con người. Văn học phản ánh cuộc sống của con người
cho nên thời gian trở thành một trong những đối tượng phản ánh loại hình
nghệ thuật này. Đồng thời qua hệ thống tín hiệu ta có thể thấy sự sáng tạo của
nhà văn.
Xuân Diệu là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam trước, trong
và sau cách mạng. Xuân Diệu cũng là tác gia có nhiều tác phẩm được đưa vào
giảng dạy trong chương trình phổ thông, như: Vội vàng, Đây mùa thu tới,…
Việc tìm hiểu giá trị ngôn từ trong thơ Xuân Diệu đang là một vấn đề
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhất là soi chiếu dưới góc độ ngôn ngữ.
Là người yêu và say mê thơ Xuân Diệu, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Tín hiệu thẩm mĩ “Xuân” trong thơ Xuân Diệu”. Nghiên cứu đề tài này,
chúng tôi hi vọng có thể đóng góp thêm một tiếng nói khẳng định tài năng
nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình
Việt Nam”, đồng thời chúng tôi có những kiến thức lí luận và thực tiễn cần

thiết phục vụ cho việc học tập và giảng dạy môn Ngữ Văn.

1


2. Lịch sử vấn đề
Trong những năm gần đây, nhiều vấn đề văn học đang được các nhà
văn nghiên cứu tìm hiểu dưới góc độ ngôn ngữ học hiện đại, đặc biệt vấn đề
lý thuyết về tín hiệu thẩm mĩ đang có ưu thế.
2.1. Việc nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ (THTM)
Ở nước ta, tín hiệu thẩm mĩ là một khái niệm được đưa vào nước ta từ
những năm 70 của thế kỷ XX qua các bản dịch công trình của M.B
Khrapchenco, và các nghiên cứu của giáo sư Đỗ Hữu Châu, Đào Thản, Đái
Xuân Ninh….Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu như sau: “Sáng tạo
nghệ thuật - hiện thực - con người” (Khrapchenco - Nguyễn Hải Hà, Lại
Nguyên Ân, Duy Lập dịch); “Những tín hiệu thẩm mĩ của thông tin thẩm mĩ”
(IU.A Philipiov - Tài liệu đánh máy của trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 1);
“Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” (F.D Saussure).
Khrapchenco, trong cuốn “Sáng tạo nghệ thuật - hiện thực - con
người”, cho rằng: “Vấn đề lý thuyết quan trọng của kí hiệu thẩm mĩ và hình
tượng nghệ thuật tổng hợp vấn đề bản chất các quá trình kí hiệu”. Ngoài ra
ông còn đưa ra một số luận điểm khi bàn tới tính chất tín hiệu thẩm mĩ nhưng
người đọc khó có thể tìm thấy được định nghĩa về tín hiệu thẩm mĩ.
Philipiov quan tâm đến phương diện thông tin của tín hiệu thẩm mĩ
trong cuốn “Những thông tin của tín hiệu thẩm mĩ”. Nhưng chúng ta cũng
không thấy một khái niệm nào về tín hiệu thẩm mĩ. Gần đây phải kể tới công
trình nghiên cứu “Ngôn ngữ với văn chương” của tác giả Bùi Minh Toán.
Trong công trình này, PGS.TS. Bùi Minh Toán đã dành chương 3 “Từ tín
hiệu ngôn ngữ đến tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương” để bàn kĩ đến tín hiệu
ngôn ngữ và tín hiệu văn chương. Ở đây, tác giả Bùi Minh Toán đã nêu ra và

phân tích rõ một số vấn đề về THTM như:

2


-Trong “Ngôn ngữ với văn chương”, tác giả Bùi Minh Toán chỉ ra rằng:
“Tín hiệu thẩm mĩ là loại tín hiệu có chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp,
truyền đạt và bồi dưỡng cảm xúc về cái đẹp. Nó cũng cần có hai mặt: cái biểu
đạt và cái được biểu đạt, nhưng cái được biểu đạt là ý nghĩa thẩm mĩ” [11;
139].
- Về quan hệ giữa tín hiệu ngôn ngữ (THNN) và THTM: THNN là chất
liệu để tạo nên THTM trong văn chương. THNN có hai mặt: cái biểu đạt và
cái được biểu đạt. Khi cấu tạo THTM, tổng thể hai mặt THNN đóng vai trò
cái biểu đạt cho THTM, được chuyển hóa từ tác động qua lại của nhiều nhân
tố: từ ý nghĩa của THNN, từ ngữ cảnh, từ sự cảm thụ của độc giả. Như thế,
quan hệ giũa THNN và THTM cùng quan hệ giữa hai mặt trong từng loại tín
hiệu.
- Hằng thể và biến thể của THTM: THTM có thể tồn tại ở hai dạng
thức: hằng thể và biến thể.
+ Hằng thể là dạng điển hình nhất, phổ biến nhất, nhưng cũng là
dạng đơn gản nhất về mặt hình thức. Mỗi hằng thể tập hợp xung quanh mình
hàng loạt biến thể để tạo nên hệ thống.
+ Biến thể là dạng biểu hiện tuy khác biệt về hình thức biểu đạt
(cái biểu đạt) với hằng thể nhưng cùng chung một mối liên hệ mật thiết về ý
nghĩa với hằng thể. Biến thể của THTM có hai loại: biến thể từ vựng và biến
thể kết hợp.
- Các cấp độ của THTM: gồm 2 cấp độ. Ở cấp độ vi mô là những
THTM được cấu tạo trên cơ sở một từ hay một ngữ. Còn cấp độ vĩ mô, ở cấp
độ này THTM được hình thành từ cả một tập hợp hay từ tát cả các từ ngữ
trong một văn bản nghệ thuật. Cả hai tín hiệu này đồng thời tồn tại trong tác

phẩm văn chương. Các tín hiệu vi mô là những tế bào phối hợp thành một
thành một chỉnh thể là THTM vĩ mô.

3


- Nguồn gốc của THTM: có hai nguồn gốc. Thứ nhất, THTM trong văn
chương có nguồn gốc từ thế giới hiện thực xung quanh con người là: tự nhiên
và xã hội. Thứ hai, nguồn gốc của THTM trong văn chương còn có thể là
những chi tiết, sự kiện, những điển tích hay những sản phẩm tinh thần thuộc
đời sống văn hóa của từng dân tộc hay toàn nhân loại, đây chính là nguồn vô
tận cho cảm hứng sáng tạo, cho các THTM của các nhà văn thuộc thế hệ đi
sau.
- Phương thức xây dựng THTM: THTM có nguồn gốc từ nhiều cơ sở
khác nhau, hơn nữa nó được tạo ra từ chất liệu là các THNN thông thường.
Do đó, nó phải được tạo ra từ những phương thức nhất định để cho người
khác có thể tiếp nhận và lĩnh hội được ý nghĩa thẩm mĩ từ đó. Những phương
thức cấu tạo THTM không thể tùy tiện theo cách thức riêng của từng nhà văn,
mà mang tính phổ quát. Tuy THTM rất đa dạng trong nghệ thuật văn chương,
và thuộc hai cấp độ vi mô và vĩ mô, nhưng chúng đều được cấu tạo theo hai
phương thức chính là ẩn dụ và hoán dụ.
- Theo GS.TS. Bùi Minh Toán thì THTM có 7 tính chất: tính hình
tuyến; tính có lí do, có thể lí giải được; tính hàm súc; tính cá thể; tính dân tộc;
tính biểu cảm; tính hệ thống. So với THNN thông thường và tín hiệu của các
ngành nghệ thuật khác, THTM trong văn chương có những điểm tương đồng
và khác biệt nhưng nổi bật là các tính có lí do giữa cái được biểu đạt và cái
biểu đạt; tính hình tuyến; tính hàm súc; tính biểu cảm; tính cá thể; tính dân tộc
và tính hệ thống. Các tính chất hòa quyện với nhau ở cả THTM vĩ mô và
THTM vi mô của nghệ thuật văn chương.
Tác giả đã lí giải bản chất và đặc điểm của THNN và THTM trong văn

chương, mối quan hệ và sự chuyển hoá từ tín hiệu ngôn ngữ sang tín hiệu
thẩm mĩ. Đối với tín hiệu thẩm mĩ, cuốn sách đã dành một số trang đáng kể để
bàn những vấn đề về cấp độ, về hằng thể và biến thể, về nguồn gốc và phương

4


thức cấu tạo, nhất là về những tính chất cơ bản của nó, nhằm mục đích làm
sáng tỏ đặc thù của nghệ thuật văn chương - nghệ thuật ngôn ngữ.
Và tác giả cũng đã phân tích được một số ví dụ minh họa. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở cấp độ miêu tả, phân loại và nhận xét
trong khôn khổ một chuyên luận. Đây là những cơ sở lí thuyết cần thiết để
chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
Ngoài ra nhiều luận án, luận văn triển khai theo hướng nghiên cứu này
đã khẳng định được ý nghĩa thực tiễn của hướng nghiên cứu văn học từ góc
độ ngôn ngữ đồng thời có những đóng góp, bổ sung quan trọng vào lí thuyết
tín hiệu thẩm mĩ. Cụ thể: Luận án “Sự biểu đạt của ngôn ngữ bằng tín hiệu
thẩm mĩ” (Trương Thị Nhàn), “Sự phát triển ý nghĩa của hệ biểu tượng trang
phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam” (Nguyễn Thị Ngân Hoa); Khóa luận
tốt nghiệp “Tín hiệu thẩm mĩ “nước” trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp” (Tạ Thị Long), “Tín hiệu thẩm mĩ “lửa” trong thơ Vi Thùy Linh”
(Nguyễn Thị Tân), “Tín hiệu thẩm mĩ “ hoa” trong thơ Xuân Quỳnh” (Phạm
Thị Hà),…
2.2. Việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ Xuân Diệu
Việc nghiên cứu thơ Xuân Diệu từ góc độ ngôn ngữ tại khoa Ngữ Văn
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã có một số khóa luận như:
- “Tìm hiểu hiệu quả tu từ ẩn dụ trong thơ Xuân Diệu” của sinh viên
Ngô Thu Hương K25B Văn
- “Hiệu quả sử dụng từ láy trong thơ Xuân Diệu” của sinh viên Trương
Thị Thu Thảo K31A Văn

- “Tín hiệu thẩm mĩ “Trăng” trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử” của
sinh viên Nguyễn Thị Thu K32C Văn.
Nhìn chung các khóa luận này đã chú ý khai thác thơ Xuân Diệu từ bình
diện ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật để thấy được tài năng của nhà thơ.

5


Trên cơ sở tiếp thu lý thuyết tín hiệu thẩm mĩ nói chung và ứng dụng
xem xét một tín hiệu thẩm mĩ cụ thể, đề tài “Tín hiệu thẩm mĩ “Xuân” trong
thơ Xuân Diệu” vẫn có lối đi riêng và không trùng với các công trình nghiên
cứu trước.
3. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần khẳng định lý thuyết về tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ
văn chương.
- Góp thêm tiếng nói khẳng định tài năng và phong cách của nhà thơ
Xuân Diệu.
- Chuẩn bị cơ sở lí thuyết và ngữ liệu phục vụ cho việc học tập và giảng
dạy Ngữ văn của bản thân hiện nay và sau này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp các vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài.
- Thống kê, phân loại tín hiệu thẩm mĩ “Xuân” trong thơ Xuân Diệu.
- Bước đầu phân tích hiệu quả sử dụng tín hiệu thẩm mĩ “Xuân” trong
thơ Xuân Diệu và rút ra những kết luận cần thiết.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tín hiệu thẩm mĩ “Xuân” trong thơ Xuân Diệu.
- Phạm vi nghiên cứu: Gồm 184 bài thơ rút trong các tập:
1. Xuân Diệu, Tập Thơ thơ
/>2. Xuân Diệu, Riêng chung
/>

6


3. Xuân Diệu, Mũi Cà Mau-Cầm tay
/>4. Xuân Diệu, Gửi hương cho gió
/>5. Xuân Diệu, Tôi giàu đôi mắt
/>6. Xuân Diệu, Ngọn Quốc kì
/>6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm đề ra, luận văn được tiến hành với sự kết hợp của
các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê: sử dụng phương pháp này để thống kê tín hiệu
thẩm mĩ “xuân” qua tác phẩm.
- Phương pháp phân loại: dùng để phân loại tín hiệu thẩm mĩ “xuân”
theo tiêu chí khác nhau.
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: dùng để phân tích tín hiệu thẩm mĩ:
“xuân” trong các ngữ hiệu nhằm xác định hiệu quả sử dụng của chúng.
7. Đóng góp của đề tài
Về phương diện lí luận, khóa luận này làm rõ một số vấn đề lý thuyết
về tín hiệu thẩm mĩ cũng như đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ, chức năng của
tín hiệu thẩm mĩ.

7


Khóa luận có giá trị thực tiễn trong quá trình xem xét và thẩm định
sáng tác của Xuân Diệu dưới góc độ ngôn ngữ học từ đó góp phần khẳng định
tài năng của tác giả.
8. Cấu trúc khóa luận
Phần chính văn, ngoài phần mở đầu và kết luận là phần nội dung bao
gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Kết quả khảo sát, thống kê.
Chương 3: Giá trị nghệ thuật của tín hiệu thẩm mĩ “Xuân” trong thơ
Xuân Diệu.

8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tín hiệu
1.1.1. Khái niệm
Các tác giả Mai Đức Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến trong
“Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” định nghĩa như sau: “Tín hiệu là một sự
vật, một thuộc tính vật chất, một hiện tượng kích thích vào cá giác quan của
con người làm cho con người tri giác và lí giải, suy diễn một các gì đó nằm
ngoài sự vật ấy” [4, 20 – 21].
Ví dụ: Đèn đỏ trong bảng tín hiệu đèn giao thông vì khi nó hoạt động
bật “sáng lên” người ta sẽ thấy nó và suy diễn tới một điều kiện là phải dừng
lại ở chỗ nào đó.
Một vật sẽ là một tín hiệu khi nó thỏa mãn 3 điều kiện sau:
- Phải là một vật và một thuộc tính vật chất được cảm nhận qua các
giác quan của con người như: âm thanh, màu sắc, ánh sáng,…
- Đại diện cho một cái gì đó không phải là chính nó.
- Sự vật phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để được xác
định tín hiệu của mình cùng với tín hiệu khác.
Ví dụ: “Cái đèn đỏ” nói trên là tín hiệu nhưng khi tách ra, đặt vào hệ
thống đèn thắp sáng, đèn trang trí thì nó không phải là tín hiệu nữa. Bởi vì chỉ
khi nó nằm trong hệ thống tín hiệu giao thông thì nó mới có tư cách tín hiệu
xác định cùng với đèn xanh, đèn vàng nhờ sự đối lập quy ước giữa chúng với

nhau.
1.1.2. Phân loại
Tín hiệu chia làm hai loại sau: tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mĩ.

9


Tín hiệu ngôn ngữ theo F.De.Sausure: “Tín hiệu ngôn ngữ kết thành
một không phải một sự vật với một tên gọi mà là một khái niệm với hình ảnh,
âm thanh”.
Một sự vật chỉ trở thành tín hiệu khi nó được cấu thành bởi hai mặt:
- Cái biểu đạt: có thể là hình thức âm thanh (khi nói), hoặc có thể là chữ
viết (khi viết). Con người có thể nhận ra cái biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ
bằng thính giác hoặc thị giác.
Theo F.Saussure, cái biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ “diễn ra trong thời
gian và có những đặc điểm vốn có của thời gian: a) Nó có bề rộng và b) Bề
rộng đó chỉ có thể được đo trên một chiều mà thôi” [5; 24].
- Cái được biểu đạt chính là ý nghĩa của tín hiệu. Trước hết, đó là ý
nghĩa do các thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ quy ước mà thành.
Mặt hình thức của tín hiệu là các dạng âm thanh khác nhau mà trong
quá trình nói năng con người đã thiết lập và đã cụ thể cho từng ngôn ngữ.
Còn mặt nội dung là những thông tin, thông điệp về những mảng khác
nhau của cuộc sống hiện thực mà con người đang sống, hoặc dấu hiệu hình
thức để phân cắt tư duy, phân cắt thực tại.
Hai mặt này gắn bó mật thiết với nhau, trong một quan niệm không thể
có mặt này mà không có mặt kia được.
1.2. Tín hiệu thẩm mĩ (THTM)
“Tín hiệu thẩm mĩ” là thuật ngữ được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để
chỉ các phương tiện dùng trong nghệ thuật tạo hình nói chung. Để chỉ loại
phương tiện này các nhà khoa học đã lựa chon những thuật ngữ khác nhau. Ở

Việt Nam, Lại Nguyên Ân lựa chọn thuật ngữ “kí hiệu thẩm mĩ”. Trong khóa

10


luận này chúng tôi lựa chọn “tín hiệu thẩm mĩ” để chỉ tín hiệu ngôn ngữ sử
dụng trong tác phẩm văn chương.
1.2.1. Khái niệm
Từ việc trích dẫn cách lí giải khác nhau của một số nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước giải thích khái niệm này, Phạm Thị Kim Anh đã đưa ra
định nghĩa về THTM như sau:
“THTM là tín hiệu thuộc hệ thống các phương tiện biểu đạt của ngành
nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố hiện thực, của tâm trạng những
yếu tố của chất liệu (các yếu tố của chất liệu ngôn ngữ văn chương,...) được
lựa chọn và sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật vì mục đích thẩm mĩ” [1; 25].
Trong khóa luận này chúng tôi dùng định nghĩa này để làm cơ sở xử lí
đề tài.
1.2.2. Phân loại
Tác giả Đỗ Hữu Châu (2000) đã phân chia THTM làm hai loại như sau:
1.2.2.1. Tín hiệu thẩm mĩ đơn
Theo Đỗ Hữu Châu, THTM ứng với một chi tiết, sự vật, hiện tượng
thuộcthế giới khách quan.
VD: Con thuyền, ngôi nhà, mưa, gió,...
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, cái biểu của tín hiệu này tương ứng với
đơn vị từ trong hệ thống ngôn ngữ của dân tộc. “THTM đơn” có chức năng
tạo THTM ở cấp độ cao hơn.
1.2.2.2. Tín hiệu thẩm mĩ phức
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, đây là loại THTM ứng với nhiều sự vật
hiện tượng. Chúng được xây dựng từ THTM đơn nhưng ý nghĩa không phải là


11


kết quả của phép cộng giản đơn những THTM đơn. Cái biểu đạt của THTM
loại này tương đương với những đơn vị câu, đoạn văn bản và văn bản.
Ví dụ:
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng dang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”
(Thơ Duyên - Xuân Diệu)
1.2.3. Đặc trưng của THTM
1.2.3.1. Tính hệ thống
Tín hiệu nói chung và tín hiệu thẩm mĩ nói riêng bao giờ cũng thuộc về
một hệ thống nhất định, bởi vậy nó chịu sự chi phối của những yếu tố khác
trong cùng hệ thống thông qua những quan hệ nhất định.
F. de Saussre đã chỉ ra rằng: “Thường người ta không nói bằng tín hiệu
riêng lẻ, mà bằng từng nhóm tín hiệu, từng khối có tổ chức vốn cũng là tín
hiệu” [7; 107]. Và khi nói đến vấn đề tính có tổ chức ở lĩnh vực này, ta không
thể không nói đến tính hệ thống - một đặc tính làm nên bản chất tín hiệu của
ngôn ngữ.
Hệ thống được phát biểu như sau: Đó là một tổng thể những yếu tố có
liên hệ qua lại và quy định lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất và phức tạp.
Các THTM có tính hệ thống theo sách giáo khoa Tiếng Việt 10: “Các
yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm phải gắn bó qua lại với nhau để cùng thực
hiện nhiệm vụ chung, phải phù hợp với nhau, giải thích cho nhau, hỗ trợ cho
nhau để đạt tới một hiệu quả diễn đạt chung” [2;18].
Tính hệ thống của THTM được xem xét từ hai khía cạnh: Khía cạnh nội
tại (cấu trúc), với những quy luật thuộc cấu trúc tác phẩm; khía cạnh ngoại tại
(chức năng) với những quy luật về sự hoạt động thực hiện các chức năng giao

tiếp của sáng tạo nghệ thuật.

12


1.2.3.2. Tính hình tượng
Ngôn ngữ nghệ thuật là công cụ để tác giả tư duy hình tượng. Vì vậy,
nó mang tính hình tượng là tất yếu.
THTM có khả năng gợi ra một cảm giác, một biểu tượng tâm lí nào đó,
gợi hình ảnh, tác động vào cảm quan người đọc và nó tư duy lí tính cũng
thông qua cảm giác đó.
“Họ vui vẻ kéo hàng trên chợ biếc
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.”
(Chợ Tết- Đoàn Văn Cừ)
Bài thơ đã thể hiện tâm trạng vui mừng, náo nức của chính tác giả khi
xuân về bằng sự kết hợp hài hòa gữa các biện pháp nghệ thuật như: láy (vui
vẻ, lon xom, lon xon), hoán dụ (thằng cu áo đỏ, cô yếm thắm), ẩn dụ (cỏ biếc)
và những từ ngữ giản dị khác.
1.2.3.3. Tính thẩm mĩ
Đây là đặc trưng phản ánh bản chất của nghệ thuật, vì “Cái đẹp là điều
kiện không thể thiếu của nghệ thuật” (Belinxki). Tính thẩm mĩ của ngôn ngữ
thể hiện ở việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ. Ở việc sử dụng biện pháp tu từ
để tạo ra lời nói nghệ thuật có sức hấp dẫn với người đọc.
Ví dụ:
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.”
(Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)

13


Bằng việc sử dụng tín hiệu ngôn ngữ giàu hình ảnh, có sức biểu cảm
kết hợp với biện pháp nghệ thuật, tác giả đã miêu tả tình yêu lứa đôi mang vẻ
đẹp của quê hương đất nước, thiên nhiên và tình yêu ấy được chuyển hóa
thành tình yêu tổ quốc.
Pierce cho rằng: “Biểu trưng có quan hệ với đối tựng của nó chỉ qua
một nghĩa có tính chất ước lệ mà người ta “gán” cho nó trong một hoàn cảnh
nào đó,… Nghĩa đó là do một con người trong một cộng đồng đặt ra mà thôi”
[12; 186].
Ví dụ:
“Bao giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng đã có nhưng chưa ai vào.”
(Ca dao)
Trong bài ca dao trên các từ “mận”, “đào”, “ vườn hồng” đều có tính
biểu trưng. “Mận” tượng trưng cho người con trai, “đào” tương ứng cho
người con gái, “vườn hồng” tượng trưng cho vẻ đẹp tình yêu của đôi trai gái.
Tác giả Đỗ Hữu Châu và Pierce đều cho rằng tính biểu trưng của
THTM biểu hiện ở hai mặt THTM có tính hình tượng cụ thể, mặt khác, cái
được biểu đạt của nó hàm chứa ý nghĩa khái quát, ý nghĩa đó được mọi người
hiểu và chấp nhận.
Ví dụ:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”
(Ca dao)

14


“Củ ấu gai” là một THTM mang tính biểu trưng. Một mặt, tín hiệu này
gợi hình ảnh củ ấu gai với thuộc tính “ruột trong thì trắng”, “vỏ ngoài thì
đen”. Nhưng mặt khác thể hiện phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến đồng thời ca ngợi phẩm chất trong trắng của họ.
1.2.3.4. Tính truyền thống và tính cách tân
Theo Đỗ Hữu Châu: “Truyền thống và cách tân là hai phương diện
biện chứng của THTM” [3; 559]. Nói đến tính truyền thống là nói đến tính cố
định, tính lặp lại, tính kế thừa, có sẵn của THTM trong kho tàng nghệ thuật
của một dân tộc. Nói đến cách tân là nói đến sự đổi mới, sự sáng tạo trong
việc sử dụng THTM của mỗi tác giả, thậm chí là trong từng tác phẩm.
THTM mang tính truyền thống, vì những đơn vị ngôn ngữ nghệ thuật
đều được các nghệ sĩ tạo ra từ ngôn ngữ dân tộc. Cách sử dụng ngôn ngữ
trong tác phẩm văn chương, mặc dù có đóng góp của cá nhân nhưng vẫn phải
dựa trên các tín hiệu ngôn ngữ thuộc hệ thống tín hiệu thứ nhất.
Ví dụ:
“Thuyền về có nhớ bến trăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”
(Ca dao)
Hay:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.”
(Than đạo- Nguyễn Đình Chiểu)
Ở hai ví dụ trên từ “thuyền” là ẩn dụ tượng trưng. Đây là THTM thể

hiện cách vận dụng sáng tạo của tác giả, những tín hiệu đó được tạo ra theo
phép chuyển nghĩa dựa trên sự liên tưởng tương đồng với một nét nghĩa của
tín hiệu “thuyền” trong hệ thống.

15


Ở ví dụ 1: Cơ sở tại ra ẩn dụ là để chỉ người đi xa, đó là nét nghĩa giống
nhau của 2 đối tượng (cùng di chuyển).
Ở ví dụ 2: Nguyễn Đình Chiểu dùng “thuyền” để tượng trưng cho văn
chương. Cơ sở để tạo ra ẩn dụ đó là sự tương đồng về chức năng chuyên chở
của thuyền và văn chương.
THTM mang tính cách tân. Cách tân chính là những đổi mới, những sáng
tạo của tác giả văn chương thông qua các THTM. Khi nói đến cách tân, các nhà
phong cách học thường sử dụng thuật ngữ “tính cá thể hóa”, “tính riêng”. Việc
dùng ngôn ngữ nghệ thuật luôn đòi hỏi tác giả phải cách tân - cách tân trong
ngôn ngữ, cách tân trong cách nhìn, cách cảm.
1.2.3.5 .Tính thông tin miêu tả
Chức năng quan trọng của ngôn ngữ nghệ thuật là chức năng phản ánh
hiện thực, vì vậy thông tin miêu là một đặc trưng đặc thù của THTM.
Sự biểu hiện hiện thực của THTM, theo tác giả Đỗ Hữu Châu đều dựa
trên khả năng miêu tả, thay thế, “dẫn nhập” các sự kiện của đời sống xã hội và
tác phẩm văn chương.
Ví dụ:
“Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm thước rộng, thân mười thước cao
Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức, lực thao gồm tài
Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông”

(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Chỉ với sáu câu thơ, Nguyễn Du đã miêu tả được diện mạo, tài năng,
tính cách, quê quán của Từ Hải. Từ Hải quê ở Việt Đông. Từ hình dáng đến
tài năng, chí khí và sự nghiệp; tất cả đều phi thường, hiếm có. Từ Hải là hiện

16


thân ý chí đội trời đạp đất và khát vọng tự do của người dân. Con người ấy chỉ
tôn thờ chính nghĩa và không chịu khuất phục trước bất cứ cường quyền, bạo
lực nào. Bởi vậy, chàng coi khinh cái triều đình mục ruỗng, thối nát đương
thời. Từ Hải hơn người, khác người ở thái độ: “Dọc ngang nào biết trên đầu
có ai.”
1.2.3.6. Tính biểu cảm
Đặc tính này thể hiện chức năng thông báo của THTM trong mối quan
hệ của nó với nhân tố người viết (hay tác giả). Để đạt đến một giá trị thẩm mĩ
nhất định, THTM không chỉ dừng lại đơn thuần là nội dung tái hiện hiện thực.
Ngoài những thông tin hiện thực, THTM còn thông tin về cảm xúc, tâm trạng
nhất định của người nghệ sĩ với bạn đọc. Chính vì vậy, nằm trong cấu trúc của
THTM, tính biểu cảm là một đặc tính quan trọng mang dấu ấn chủ quan của
người sáng tác. M.B.Khapchenco đã chỉ ra rằng “có một hệ số cảm xúc nhất
định một cơ cấu cảm xúc thuộc cấu trúc THTM”. Theo tác giả “cảm xúc là cái
để truyền đạt trong THTM vừa là cái xác định gián tiếp cái đối tượng và hiện
thực làm cơ sở cho việc tìm hiểu một THTM” [6, 23]. Chẳng hạn như những
câu thơ sau của Tố Hữu chúng ta không chỉ thấy cát, nắng, gió của xứ Thanh
mà còn thấy niềm cảm xúc dâng trào của nhà thơ khi trở lại vùng quê xưa, nơi
có người mẹ từng chở che, nuôi dưỡng mình trong những năm kháng chiến:
“Tôi trở về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.”
(Mẹ Tơm - Tố Hữu)
Trong THTM, cảm xúc - vốn là chủ quan của chủ thể sang tạo, đã được
khách quan hóa thành một thành phần quan trọng trong cơ cấu nghĩa của tín hiệu.

17


Cùng một nội dung hiện thực nhưng với ý nghĩa biểu cảm khác nhau thì
sẽ tạo lên cái mới, cái sinh động, cụ thể và riêng biệt cho THTM trong mỗi
lần xuất hiện.
1.3. Vài nét tác giả Xuân Diệu
1.3.1. Cuộc đời
Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh Ngô Xuân Diệu. Quê làng Chảo
Nha, Cam Lộc, Hà Tĩnh. Thân sinh là một nhà nho dạy học, lấy bà hai ở Tuy
Phước, Bình Định rồi sinh ra ông.
Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn. Học hết bậc thành trung ông ra Hà
Nội.Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho.
Xuân Diệu được thừa hưởng truyền thống văn hóa của hai miền Trung và
Nam. Quê ngoại ở Quy Nhơn với biển biếc, trời trong, với ngọn gió nồm nam,
đây cũng là cảm hứng của ông cho một số bài thơ tình nổi tiếng.
Khi học ở Hà Nội, phong cảnh miền Bắc với bốn mùa xuân - hạ - thu đông khiến Xuân Diệu có nhiều thay đổi trong nhìn nhận. Những làng hoa ở
ngoại thành Hà Nội, những sóng nước hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trúc Bạch đã
gây ấn tượng và cảm xúc mạnh mẽ. Xuân Diệu đã từng kể rằng “Học ở Huế
đã cho tôi biết, đã tạo cho tôi cái lả lướt đắm đuối, đã bồi dưỡng cho tôi
những nam ai nam bằng với sông Hương và nhất là với đôi mắt của người con
gái Huế”. Thế nên, thiên nhiên và con người xứ Huế khác với thiên nhiên và
con người xứ Bắc đã là nguồn sống cho thơ ca ông.
Từ năm 1938-1940, Xuân Diệu dạy học ở trường Thăng Long, sống
cùng Huy Cận khi Huy Cận học ở trường Cao đẳng Canh Nông. Năm 1940,

ông làm tham tán ở Mĩ Tho. Năm 1943, khi Huy Cận đỗ kĩ sư Canh nông thì
Xuân Diệu nghỉ việc ở Mĩ Tho về Hà Nội sống cùng bạn.
Năm 1944, hai người tham gia mặt trận Việt Minh, hoạt động trong hội
văn học cứu quốc. Cách mạng tháng Tám thành công Xuân Diệu nhiệt tình ca

18


ngợi đất nước, nhân dân và Đảng trong các tập thể tiêu biểu như: “Hội nghị
non song” (1946); “Ngọn quốc kì” (1945 - 1961).
Tháng 12/1946, toàn quốc kháng chiến Ông lên Việt Bắc công tác ở
Đài tiếng nói Việt Nam.
Tháng 8/1948, Xuân Diệu về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam,
tham gia Ban chấp hành ở tòa soạn. Năm 1949, Ông được kết nạp vào Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Năm 1954, Xuân Diệu về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam cho đến
lúc mất.
Xuân Diệu được bầu làm Viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm nghệ thuật
Cộng hòa dân chủ Đức, đươc nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn
học nghệ thuật vào năm 1996.
1.3.2. Sự nghệp văn học
Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến
như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ
mới" (Hoài Thanh), "ông hoàng của thơ tình” [8; 119].
Có thể tìm hiểu sự nghiệp văn học của Xuân Diệu qua thơ và văn xuôi:
-Về lĩnh vực thơ ca, chúng ta có thể tìm hiểu qua hai giai đoạn chính,
trước và sau cách mạng tháng Tám.
+ Trước cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn.
Các tác phẩm chính: tập thơ “Thơ thơ” (1938) và “Gửi hương cho gió”
(1945). Nội dung của thơ Xuân Diệu trong thời kỳ này là: Niềm say mê ngoại

giới, khát khao giao cảm trực tiếp, cháy bỏng, mãnh liệt với cuộc đời (“Vội
vàng”, “Giục giã”). Nỗi cô đơn rợn ngợp của cái tôi bé nhỏ giữa dòng thời
gian vô biên, giữa không gian vô tận (Lời kỹ nữ). Nỗi ám ảnh về thời gian
khiến nhà thơ nảy sinh một triết lý về nhân sinh: lẽ sống vội vàng (“Vội
vàng”); nỗi khát khao đến chảy bỏng được đắm mình trọn vẹn giữa cuộc đời

19


đầy hương sắc và thể hiện nỗi đau đớn, xót xa trước khát vọng bị lãng quên
trước sự thật phũ phàng của cuộc đời (“Dại khờ”, “Nước đổ lá khoai”).
+ Sau cách mạng, thơ Xuân Diệu đã vươn tới chân trời nghệ thuật mới,
nhà thơ đã đi từ “cái tôi bé nhỏ đến cái ta chung của mọi người” (P.Eluya).
Xuân Diệu giờ đây đã trở thành một nhà thơ cách mạng say mê, hăng say hoạt
động và ông đã có thơ hay ngay trong giai đoạn đầu. Xuân Diệu chào mừng
cách mạng với “Ngọn quốc kỳ” (1945) và “Hội nghị non sông” (1946) với
tấm lòng tràn đầy hân hoan trước lẽ sống lớn, niềm vui lớn của cách mạng.
Cùng với sự đổi mới của đất nước, Xuân Diệu có nhiều biến chuyển
trong tâm hồn và thơ ca. Ông ý thức được cái Tôi công dân, của một nghệ sĩ,
một trí thức yêu nước trước thực tế cuộc sống. Đất nước đã đem đến cho ông
những nguồn mạch mới trong cảm hứng sáng tác. Nhà thơ hăng say viết về
Đảng, về Bác Hồ, về Tổ quốc Việt Nam, về quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội miền Bắc và công cuộc thống nhất nước nhà. Các tác phẩm tiêu biểu: tập
“Riêng chung” (1960), “Hai đợt sóng” (1967), “Hồn tôi đôi cánh” (1976)…
+ Từ những năm sáu mươi trở đi, Xuân Diệu tiếp tục viết thơ tình. Thơ
tình Xuân Diệu lúc này không vơi cạn mà lại có những nguồn mạch, cảm
hứng mới. Trước cách mạng, tình yêu trong thơ ông hầu hết là những cuộc
tình xa cách, cô đơn, chia li, tan vỡ… Nhưng sau cách mạng, tình yêu của hai
con người ấy không còn là hai vũ trụ bé nhỏ nữa mà đã có sự hòa điệu cùng
mọi người. Tình cảm lứa đôi đã hòa quyện cùng tình yêu tổ quốc. Xuân Diệu

nhắc nhiều đến tình cảm thủy chung gắn bó, hạnh phúc, sum vầy chứ không lẻ
loi, đơn côi nữa (“Dấu nằm”, “Biển”, “Giọng nói”, “Đứng chờ em”).
- Về lĩnh vực văn xuôi, có thể nói, Xuân Diệu cũng rất thành công. Các
tác phẩm chính: “Trường ca” (1939) và “Phấn thông vàng” (1945). Các tác
phẩm này được Xuân Diệu viết theo bút pháp lãng mạn nhưng đôi khi ngòi bút
lại hướng sang chủ nghĩa hiện thực (“Cái hỏa lò”, “Tỏa nhị Kiều”).

20


×