Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Từ xưng hô trong truyện ngắn trước cách mạng của Nam Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************

KIỀU THỊ THẢO

TỪ XƢNG HÔ
TRONG TRUYỆN NGẮN TRƢỚC
CÁCH MẠNG CỦA NAM CAO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ THÙY VINH

HÀ NỘI,
1 2017


Khóa luận tốt nghiệp đại học
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn
nhiệt tình và chu đáo của cô giáo TS.GV Lê Thị Thùy Vinh - Giảng viên tổ
Ngôn ngữ, cùng sự ủng hộ, giúp đỡ của toàn thể các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ Văn - trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
Tác giả khóa luận xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn
trân trọng tới các thầy cô, đặc biệt là TS. GV Lê Thị Thùy Vinh, ngƣời đã
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tác giả khóa luận



Kiều Thị Thảo

Kiều Thị Thảo

K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận: Từ xƣng hô trong truyện ngắn trƣớc cách mạng của Nam Cao
đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của cô Lê Thị Thùy Vinh. Tôi
xin cam đoan rằng:
- Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
- Kết quả này không trùng với kết quả của bất kì tác giả nào đƣợc
công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả khóa luận

Kiều Thị Thảo

Kiều Thị Thảo

K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 1

3. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. .............................................................................. 5
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 6
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………….6
6. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN…………………………………………6
7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN………………………………………….7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 8
1.1. Khái niệm từ xƣng hô trong tiếng Việt ...................................................... 8
1.2. Phân loại từ xƣng hô trong tiếng Việt ........................................................ 9
1.2.1. Phân loại theo từ loại............................................................................... 9
1.2.2. Phân loại theo phạm vi sử dụng ............................................................ 21
1.3. Đặc điểm của từ xƣng hô trong tiếng Việt ............................................... 23
1.4. Vai trò của việc dùng từ xƣng hô trong hoạt động giao tiếp ................... 25
1.5. Tác giả Nam Cao và đặc điểm truyện ngắn Nam Cao trƣớc cách mạng . 27
1.5.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao ..................... 27
1.5.2. Đặc điểm truyện ngắn Nam Cao trƣớc cách mạng ............................... 27
Chƣơng 2. TỪ XƢNG HÔ TRONG TRUYỆN NGẮN TRƢỚC CÁCH
MẠNG CỦA NAM CAO ............................................................................... 30
2.1. Kết quả thống kê ...................................................................................... 30
2.2. Từ xƣng hô trong truyện ngắn trƣớc cách mạng của Nam Cao ............... 32
2.2.1. Một số mô hình xƣng hô mang tính ổn định ......................................... 33
2.2.2. Một số mô hình xƣng hô mang tính lâm thời ....................................... 49
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Kiều Thị Thảo

K39C - SP Ngữ Văn



Khóa luận tốt nghiệp đại học
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Xƣng hô là một phạm trù trong văn hoá giao tiếp của bất kì ngôn
ngữ nào. Đối với tiếng Việt, từ ngữ xƣng hô rất phong phú, phản ánh đầy đủ
tƣơng ứng với cách phân chia từng vai cụ thể của con ngƣời trong gia đình
hay ngoài xã hội. Khi vận dụng trong hoạt động giao tiếp, các từ ngữ dùng để
xƣng hô luôn phản ánh thái độ của ngƣời tham gia giao tiếp, hình thành một
chiến lƣợc giao tiếp - xƣng hô.
1.2. Trong tác phẩm văn học, ở mỗi ngữ cảnh, mỗi lời thoại xƣng hô
mang lại một hiệu quả nhất định. Nó thể hiện quan hệ của các nhân vật, tâm
lí, tính cách, thái đô, cách ứng xử của từng nhân vật cũng nhƣ cách đánh giá
của nhà văn. Có lẽ vì vậy, trong nhiều tác phẩm văn học, các nhà văn sử dụng
một cách triệt để cách dùng từ xƣng hô để gián tiếp thể hiện dụng ý của mình.
1.3. Trong văn xuôi Việt Nam nói chung và trong văn xuôi Việt Nam
1930 - 1945 nói riêng, Nam Cao là một trong những tác giả tiêu biểu và xuất
sắc nhất. Ông thể hiện nội dung, tƣ tƣởng trong các sáng tác của mình thông
qua một hệ thống ngôn ngữ chọn lọc, sắc cạnh và khá điêu luyện. Trong hệ
thống ngôn ngữ ấy, từ xƣng hô đƣợc tác giả sử dụng rất tinh tế và linh hoạt
thích hợp với mỗi đối tƣợng nhân vật cũng nhƣ mỗi tình huống giao tiếp cụ
thể. Sử dụng từ xƣng hô với ý nghĩa đó không chỉ thể hiện ý đồ nghệ thuật
của Nam Cao mà còn thấy đƣợc tài năng của ngƣời nghệ sĩ này.
Với những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu "Từ xưng hô trong
truyện ngắn trước cách mạng của Nam Cao" nhằm mục đích làm rõ hệ thống
lí thuyết về từ xƣng hô trong tiếng Việt, giúp ngƣời tiếp nhận văn học thấy
đƣợc sự phong phú đa dạng trong cách dùng từ xƣng hô trong truyện ngắn
Nam Cao, từ đó thấy đƣợc phong cách sáng tác của nhà văn.

Kiều Thị Thảo


1

K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Từ lâu, vấn đề từ xƣng hô là vấn đề đã đƣợc các nhà Việt ngữ học đi sâu
xem xét. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt của
Diệp Quang Ban, Đỗ Thị Kim Liên, Bùi Minh Toán, Đinh Văn Đức, Lê
Biên... công trình nghiên cứu về phong cách học của Cù Đình Tú, Đinh Trọng
Lạc... công trình nghiên cứu về ngữ dụng học của Đỗ Hữu Châu...
Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt” đã nhấn mạnh về đại từ
xƣng hô. Ông cho rằng “Đại từ xưng hô dùng thay thế và biểu thị các đối
tượng tham gia quá trình giao tiếp” [1; tr.111]. Theo ông thì đối tƣợng tham
gia quá trình giao tiếp (ngƣời, vật) đƣợc chỉ ra một cách chung nhất ở cƣơng
vị ngôi. Theo đó, đại từ xƣng hô đƣợc chia thành ba ngôi: ngôi thứ nhất, ngôi
thứ hai, ngôi thứ ba và phân thành hai số: số ít và số nhiều.
+ Ngôi thứ nhất: Ngƣời nói
+ Ngôi thứ hai: Ngƣời nghe
+ Ngôi thứ ba: Ngƣời hoặc vật đƣợc nói tới
Cùng quan điểm với Diệp Quang Ban, Đỗ Thị Kim Liên với “Ngữ pháp
tiếng Việt” đã nhận định đại từ xƣng hô dùng để thay thế và “chỉ trỏ người
khi giao tiếp” [16; tr.58]. Điểm khác biệt là tác giả đã chỉ ra bên cạnh đại từ
xƣng hô thì các danh từ thân tộc nhƣ: ông, bà, cha, mẹ, anh, em, cô, bác
cũng còn đƣợc dùng để xƣng hô và những cặp từ nhƣ: anh/ em, cha/ mẹ, ông/
bà, cô/ bác, chú/ thím, ông/ cháu, bà/ cháu… ngoài việc đƣợc sử dụng xƣng
hô trong phạm vi gia đình, thân tộc thì còn đƣợc dùng xƣng hô ngoài xã hội.
Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt” ngoài những quan điểm khá

giống với các tác giả trên còn cho rằng các đại từ chỉ định nhƣ: “đây, đấy, đó,
kia, kìa, vậy, thế… nhiều khi cũng được dùng để chỉ người” [15; tr.204].
Lê Biên với “Từ loại tiếng Việt hiện đại” đã có những nghiên cứu khá
sâu về đại từ xƣng hô. Theo tác giả thì có thể chia đại từ xƣng hô trong tiếng

Kiều Thị Thảo

2

K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Việt thành hai lớp là đại từ xƣng hô gốc đích thực và các yếu tố đƣợc đại từ
hóa dùng để xƣng hô nhƣ: những danh từ lâm thời đảm nhận chức năng đại
từ, các từ chỉ chức danh, nghề nghiệp, các tên riêng của ngƣời… Ngoài ra,
ông còn chia từ xƣng hô trong tiếng Việt thành hai lớp có phạm vi sử dụng
khác nhau, gồm: những từ xƣng hô dùng trong gia tộc và những từ xƣng hô
dùng ngoài xã hội. Và ông còn nhận định rằng: “Xưng hô trong giao tiếp là
một vấn đề lớn, liên quan đến nhiều nhân tố” [3; tr.123].
“Phong cách học quan tâm đến cái giá trị biểu đạt, biểu cảm - cảm xúc,
cái gía trị phong cách của các phương tiện ngôn ngữ trong những hoàn cảnh
giao tiếp tiêu biểu, với những điều kiện giao tiếp tiêu biểu, với những điều kiện
giao tiếp nhất định trong quá trình giao tiếp” [14; tr.10]. Đây là lời nhận xét
của Đinh Trọng Lạc trong “Phong cách học tiếng Việt” và cũng có thể đƣợc
xem là những quan điểm tiêu biểu trong việc nghiên cứu từ xƣng hô của các
nhà phong cách học. Theo quan điểm trên thì từ xƣng hô cũng nhƣ các phƣơng
tiện ngôn ngữ khác, đều đƣợc phong cách học nhìn nhận và xem xét dƣới
những phƣơng diện: đặc điểm tu từ và phong cách chức năng.
Cù Đình Tú trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” đã cho

rằng ngoài các đại từ nhân xƣng và các từ chỉ quan hệ họ hàng thân tộc thì
còn “lấy cả tiếng đệm giữa họ và tên của nữ giới (thị) để dùng làm từ xưng
hô, thậm chí còn dùng cả cách nói trống không (từ xưng hô zero) để xưng hô”
[25; tr.166]. Và ông còn cho rằng: “Trong tiếng Việt, từ xưng hô, cách xưng
hô, mô hình xưng hô là phương tiện biểu cảm, là phương tiện phong cách”
[46; tr.168].
Trong quyển Đại cƣơng ngôn ngữ học - tập 2, Đỗ Hữu Châu cho rằng:
“Trước hết để xưng hô tất cả các ngôn ngữ đều có các đại từ xưng hô. Đại từ
xưng hô trong tiếng Việt ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai là: Tôi, tao, ta, mình,
mày, bay, chúng tôi, chúng mày, chúng tao, chúng mình, bọn mình… ý nghĩa

Kiều Thị Thảo

3

K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
biểu cảm trong các đại từ xưng hô của tiếng Việt quá đậm. Tiếng Việt thiếu
hẳn một đại từ ngôi thứ hai hoàn toàn trung tính như You tiếng Anh. Cho nên
chúng không được dùng trong giao tiếp ở ngữ vực quy thức và phi quy thức,
theo phép lịch sự trang trọng, tôn kính, chúng thường chỉ được dùng trong
ngữ vực thân tình với thái độ từ thân mật đến suồng sã hoặc khinh rẻ. Tùy
theo ngữ cảnh mà tiếng Việt còn dùng các phương tiện sau đây để xưng hô:
tên riêng, các danh từ thân tộc, các từ chỉ chức nghiệp, những từ chuyên dùng
để xưng hô, một số tổ hợp dân dã” [6; tr.75 - tr.77]. Bên cạnh đó, tác giả cũng
có những nghiên cứu khác khá sâu về từ xƣng hô nhƣ việc đề cập đến vấn đề
chiếu vật và chỉ xuất. Theo tác giả thì: “Bằng cách lựa chọn từ để tự xưng và
để “hô” người giao tiếp, người nói định một khung quan hệ liên cá nhân cho

mình và cho người đối thoại với mình” [5; tr.57].
Trong Cơ sở ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu đã đi sâu vào phân tích khá tỉ
mỉ và sâu sắc hệ thống từ xƣng hô, nêu lên đƣợc những đặc điểm cũng nhƣ
phạm vi, cách thức sử dụng của các từ xƣng hô trong tiếng Việt. Tác giả đánh
giá: “Xưng hô là hành vi chiếu vật, ở đây là quy chiếu các đối ngôn trong ngữ
cảnh, nó sẽ gắn diễn ngôn với người nói, người tiếp thoại. Xưng hô thể hiện
vai giao tiếp” [4; tr.264].
Nhìn chung với nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau các nhà ngôn ngữ học
đã có nhiều cách nghiên cứu về từ xƣng hô.Tất cả các công trình nghiên cứu
đều là nguồn tƣ liệu quý báu để chúng tôi có thêm cái nhìn rộng và toàn diện
hơn về từ xƣng hô, từ đó có cơ sở để nghiên cứu sâu hơn từ xƣng hô trong tác
phẩm văn học và cụ thể là trong sáng tác của Nam Cao.
Nam Cao là nhà văn hiện thực tâm lí, cây bút đỉnh cao của văn học hiện
thực phê phán. Do vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nam Cao cũng
nhƣ tác phẩm của ông. Khi nghiên cứu Nam Cao, các tác giả khai thác ở
nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau.

Kiều Thị Thảo

4

K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
“Tìm hiểu truyện ngắn Nam Cao” - Trần Thanh Đạm.
“Luận đề về Nam Cao” - Trần Ngọc Hƣởng.
“Nhà văn tƣ tƣởng và phong cách” - Nguyễn Đăng Mạnh.
“Các từ xƣng hô trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao” - Trần
Kim Phƣợng.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về Nam Cao đều dựa trên nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm, cũng có một số tác giả có hƣớng nghiên cứu
về từ xƣng hô tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở một vài tác phẩm của Nam Cao.
Nhƣ vậy, đề tài “Từ xƣng hô trong truyện ngắn trƣớc cách mạng của
Nam Cao” là một đề tài khá mới lạ, qua đề tài này chúng tôi đi sâu, nghiên
cứu đƣợc từ xƣng hô qua các truyện ngắn trƣớc cách mạng của Nam Cao, từ
đó thấy đƣợc tài năng của tác giả. Thiết nghĩ, các phát hiện của các nhà
nghiên cứu trong các công trình tiêu biểu trên sẽ là cơ sở lí luận để chúng tôi
vận dụng vào đề tài của mình.
3. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
3.1. Mục đích của đề tài
Đề tài làm rõ hệ thống lí thuyết về từ xƣng hô trong tiếng Việt trên các
mặt ngữ pháp, phong cách và ngữ dụng. Lựa chọn hƣớng nghiên cứu của ngữ
dụng học, đề tài khảo sát hệ thống từ xƣng hô trong truyện ngắn trƣớc cách
mạng của Nam Cao để thấy đƣợc sự phong phú và có phần phức tạp của hệ
thống này. Từ đó, giúp ngƣời đọc hiểu thêm những tâm tƣ tình cảm mà Nam
Cao đã gửi gắm trong tác phẩm của mình và phong cách nghệ thuật của ngƣời
nghệ sĩ tài hoa.
3.2. Yêu cầu của đề tài
- Trƣớc tiên chúng tôi đi sâu tìm hiểu lí thuyết về từ xƣng hô trong các
giáo trình về ngữ pháp, phong cách và ngữ dụng.
- Khảo sát hệ thống từ xƣng hô, mô hình xƣng hô xuất hiện trong truyện
ngắn trƣớc cách mạng của Nam Cao.
Kiều Thị Thảo

5

K39C - SP Ngữ Văn



Khóa luận tốt nghiệp đại học
- Tìm hiểu cách sử dụng và giá trị nghệ thuật của từ xƣng hô trong
truyện ngắn trƣớc cách mạng của Nam Cao.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là từ xƣng hô trong truyện ngắn trƣớc
cách mạng của Nam Cao.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ xem xét một số truyện ngắn trƣớc cách mạng của tác giả Nam
Cao. Những truyện ngắn này đƣợc chúng tôi khảo sát trong cuốn “Tuyển tập
Nam Cao”, “Truyện ngắn Nam Cao” - Nhà xuất bản Văn học.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
Phƣơng pháp hệ thống
Phƣơng pháp thống kê
Phƣơng pháp miêu tả
Thủ pháp phân loại
Thủ pháp phân tích, chứng minh
Thủ pháp so sánh đối chiếu
6. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN.
6.1. Về mặt lí luận
Đề tài làm rõ lí thuyết về từ xƣng hô trong tiếng Việt, cách sử dụng từ
xƣng hô, hiệu quả sử dụng từ xƣng hô trong truyện ngắn Nam Cao trƣớc cách
mạng. Trên cơ sở đó đề tài hƣớng tới khẳng định tài năng và phong cách của
nhà văn.
6.2. Về mặt thực tiễn
Qua đây, đề tài cũng là nguồn tƣ liệu quý giúp giáo viên sử dụng trong
việc dạy các tác phẩm của Nam Cao trong nhà trƣờng phổ thông.

Kiều Thị Thảo


6

K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc
của khoá luận gồm 2 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Từ xưng hô trong truyện ngắn trước cách mạng của Nam
Cao.

Kiều Thị Thảo

7

K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm từ xƣng hô trong tiếng Việt
Xƣng hô là một hành động diễn ra liên tục, thƣờng xuyên trong khi trò
chuyện và là lời của cả ngƣời nói lẫn ngƣời nghe.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Xưng hô là tự gọi mình và người khác là gì
đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau”. Xƣng hô
là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong giao tiếp.

Theo Đỗ Hữu Châu trong “Cở sở ngữ dụng học” đã viết: “Xưng hô là hành
vi chiếu vật, ở đây là quy chiếu các đối ngôn trong ngữ cảnh, nó sẽ gắn diễn
ngôn với người nói, tiếp thoại. Xưng hô thể hiện vai trò giao tiếp” [4; tr.264].
Theo tác giả Nguyễn Văn Khang: “Xưng hô là lớp từ dùng để chỉ tự gọi
tên mình (xưng) và gọi tên người khác (hô) khi giao tiếp”.
Có thể thấy có rất nhiều khái niệm khác nhau về xƣng hô, nhƣng các
quan điểm đều thể hiện đƣợc phƣơng tiện quan trọng để thực hiện hành động
xƣng hô chính là “từ xƣng hô”. Trong khóa luận này, chúng tôi cho rằng:
“Xưng”: là tự gọi mình là gì đó khi nói với ngƣời khác, biểu thị tính chất
mối quan hệ giữa mình với ngƣời ấy. Khi giao tiếp thì ngƣời nói, ngƣời nghe
muốn xƣng phải sử dụng đến ngôn ngữ giao tiếp. Mỗi ngƣời sẽ có vốn ngôn
ngữ riêng để từ đó làm tăng sự phong phú hấp dẫn cho cuộc giao tiếp. Khi sử
dụng ngôn ngữ ngƣời nói và ngƣời nghe đã nhằm ám chỉ mình ở trong đó.
Khi “xưng” một ngƣời sẽ ứng với ngôi thứ nhất, số ít, từ hai ngƣời trở lên sẽ
là ngôi thứ nhất, số nhiều.
Xƣng ở ngôi thứ nhất chính là sự tự quy chiếu của ngƣời nói. Ngƣời nói
sẽ “xưng” với ngƣời nghe bằng các từ nhân xƣng nhất định từ đó thể hiện mối
quan hệ giữa hai đối tƣợng giao tiếp. Tƣơng tự, hô ứng với ngôi nhân xƣng thứ
hai. Các phƣơng tiện nhân xƣng thứ hai là sự qui chiếu đến ngƣời nghe.

Kiều Thị Thảo

8

K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
“Hô”: là gọi ngƣời nói chuyện với mình là gì đó, biểu thị tính chất mối
quan hệ giữa mình với ngƣời ấy. Có thể hiểu “hô” tức là ngƣời nói gọi đối

tƣợng giao tiếp mà mình hƣớng đến là gì đó. Trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp
cụ thể sẽ có cách “hô” khác nhau hƣớng đến các mục đích khác nhau.
Ví dụ:
Hoa: Tớ làm bài rồi. Cậu làm chưa?
Xuân: Tớ cũng làm rồi.
Trong đoạn hội thoại trên, có thể thấy cặp từ xƣng hô “tớ - cậu” đƣợc
Hoa và Xuân sử dụng. Hoa xƣng “tớ” và gọi Xuân là “cậu”, trong trƣờng hợp
này, cặp từ xƣng hô thể hiện sự gần gũi, thân mật trong mối quan hệ bạn bè.
Nhƣ vậy có thể thấy chức năng quan trọng của xƣng hô trong giao tiếp:
chỉ thị ngƣời nói, ngƣời nghe trong một cuộc hội thoại. Xƣng hô xuất hiện khi
có giao tiếp. Đằng sau mỗi cách xƣng của ngƣời nói và hô với ngƣời nghe là
những mục đích riêng nhất định. Cũng có thể thấy xƣng hô có ngôn ngữ, văn
hoá, tiềm ẩn trong nền văn minh cùng với sự chuẩn mực giao tiếp của cộng
đồng. Đây chính là yếu tố tất yếu không thể thiếu trong mỗi cuộc giao tiếp.
1.2. Phân loại từ xƣng hô trong tiếng Việt
Có nhiều cách để phân loại từ xƣng hô, trong giới hạn khóa luận chúng
tôi sẽ phân loại theo hai hƣớng: phân loại theo từ loại và phân loại theo phạm
vi sử dụng.
1.2.1. Phân loại theo từ loại
Đây là cách phân chia phổ biến nhất, vì xét trong tổng thể thì từ xƣng hô
là một bộ phận trong hệ thống từ loại tiếng Việt. Mặc dù các nhà nghiên cứu
đã có sự tìm hiểu, phân tích, và đi đến sự thống nhất chung việc phân chia từ
xƣng hô theo từ loại tuy nhiên mỗi tác giả lại có sự nghiên cứu khác nhau
theo tính chất đặc thù của từ loại. Chính vì vậy từ xƣng hô đƣợc xem xét trên
ba quan niệm sau: quan điểm của Ngữ pháp học, quan điểm của Ngữ dụng
học, quan điểm của Phong cách học.
Kiều Thị Thảo

9


K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
1.2.1.1. Quan điểm của Ngữ pháp học
Trong Ngữ pháp học, đồng nhất từ xƣng hô với đại từ xƣng hô. Theo
quan điểm này thì các tác giả chia từ xƣng hô thành hai nhóm: đại từ xƣng hô
chuyên dụng và đại từ xƣng hô lâm thời.
Theo tác giả Lê Biên, gọi nhóm đại từ xƣng hô chuyên dụng này là các
đại từ xƣng hô gốc, đích thực và có số lƣợng khá ít. Đa số các đại từ này
thƣờng chỉ xuất hiện ở những sắc thái biểu cảm không lịch sự, ở những mối
quan hệ thân mật, suồng sã, thô tục, đôi khi là khinh thƣờng. Bạn đọc dễ dàng
bắt gặp các đại từ nhƣ: “tôi, tao, ta, mày, nó, hắn…”
Nhóm từ xƣng hô chuyên dụng, theo Lê Biên có thể đƣợc tóm tắt qua
bảng sau:
Số

Số ít

Ngôi

Ngôi gộp hỗn Số nhiều

Các

số

thể

biến


Ngôi

thứ Tôi

Ta Mình

Chúng tao

Tau (tao)

nhất

Tao

Chúng ta

Chúng tôi

Tui (tôi)

(ngƣời nói)

Tớ

Chúng tớ

.............

Mình


Chúng mình (tôi)=(choa)

Ta

Chúng ta

Min,

Qua

(2)
Ngôi thứ hai

Mày

Chúng

Chúng mày

Mi (mày)

(ngƣời nghe)

Bay

Mình

Chúng bay


Bây

(mi)

(bay)

(1)
(mày): bậu
(2)

Ngôi thứ ba



Chúng nó

(ngƣời,

vật Y

Họ

đƣợc

nói Thị

Chúng

Kiều Thị Thảo


10



K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
đến)
(1): biến thể ngữ âm.
(2): biến thể từ vựng (phƣơng ngữ).
Tác giả Lê Biên gọi nhóm đại từ xƣng hô chuyên dụng này là các đại từ
xƣng hô gốc, đích thực và nó có số lƣợng khá ít. Các đại từ nhƣ: tao, ta, mày,
nó, hắn chỉ xuất hiện ở những sắc thái biểu cảm không lịch sự.
Nhóm đại từ xƣng hô chuyên dụng theo quan điểm của ngữ pháp học có
đặc điểm sau:
- Những từ: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ là những từ
chuyên dùng làm lời “xƣng” của ngƣời nói.
- Những từ: mày, bay, cậu,… chuyên dùng cho ngƣời nghe.
- Có những từ vừa dùng gộp cho cả ngƣời nói và ngƣời nghe nhƣ: ta,
chúng ta, chúng mình...
- Đại từ “mình” có thể chỉ ngƣời nói, là đại từ tự xƣng. Có thể chỉ ngƣời
nghe khi dùng trong sự đối xứng với đại từ “ta”.
- Đại từ “nó” chƣa đƣợc dùng rộng rãi và phổ biến, còn là một trở ngại
cho giao tiếp xã hội.
- Đại từ “tôi” dùng để “xƣng” trong giao tiếp xã hội có khác trong quan
hệ thân thuộc.
Đối với nhóm đại từ xƣng hô lâm thời thì ở mỗi tác giả lại có sự phân
chia khác nhau. Theo hai tác giả Đỗ Kim Liên thì đại từ xƣng hô lâm thời bao
gồm các danh từ thân tộc nhƣ: ông, bà, cha, mẹ, anh, em, cô, bác, chú, dì…

Còn với tác giả Đinh Văn Đức thì cho rằng đại từ xƣng hô lâm thời còn bao
gồm cả những đại từ chỉ định nhƣ: đây, đấy, kia, kìa.
Đầy đủ và chi tiết hơn là cách phân chia của tác giả Lê Biên. Trong “Từ
loại tiếng Việt hiện đại”, Lê Biên đã gọi nhóm đại từ xƣng hô lâm thời là
những “yếu tố được đại từ hóa dùng để xưng hô” [3;tr.123]. Bao gồm:
- Những từ nguyên là danh từ đã trở thành đại từ thực sự: tôi, tớ, mình,

Kiều Thị Thảo

11

K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
hoặc còn dấu ấn danh từ khá rõ: chàng, nàng, thiếp, người, ngài, người ta…
- Những danh từ lâm thời đảm nhận chức năng đại từ, đó là những danh
từ chỉ ngƣời thuộc quan hệ gia tộc, thân thuộc nhƣ: cụ, ông, bà, cha, mẹ, chú,
bác, cậu, cô, dì, mợ, thím, anh, chị, em, con, cháu… Những từ nhƣ: trai,
gái… đƣợc dùng xƣng hô trong gia đình, và ngoài xã hội. Những từ: dâu, rể,
vợ, chồng cũng không đƣợc dùng làm từ xƣng hô.
- Các danh từ: bạn, đồng chí
Ví dụ: “Đồng chí về làng có việc gì không?”
- Các từ chỉ học hành, học vị, tƣớc hiệu: giáo sư, tiến sĩ, đại tướng…
Ví dụ: “Thưa đại tướng, tôi đã nghe rõ hiệu lệnh!”
- Các danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp: bác sĩ, tổ trưởng,…
Ví dụ: “Bác sĩ ơi, xin hãy cứu lấy con tôi”
- Các từ chỉ tên riêng của ngƣời: Thảo, Hồng, Hà, Ngân…
Ví dụ: “Thảo cho tớ mượn cái bút nhé”
- Các từ ngữ chỉ nơi chốn: ấy, đấy, đừng, đằng…

Ví dụ: “Đây nói cho đằng ấy biết nhé, đây không thích to tiếng đâu nhé”
- Một số từ có nguồn gốc vay mƣợn:
Từ gốc Hán:
+ y, thị, chúng… (đại từ đã Việt Hóa)
+ huynh, đệ, đại ca, tiên sinh… (danh từ)
Từ gốc Pháp: moa, toa…
1.2.1.2. Quan điểm Ngữ dụng học
Đại diện tiêu biểu cho quan điểm của ngữ dụng học là tác giả Đỗ Hữu
Châu. Theo ông“để xưng hô, ngoài các đại từ, các ngôn ngữ còn có thể dùng
các từ thuộc từ loại khác như tên riêng, tên chức danh, tên nghề nghiệp, các
từ chỉ quan hệ thân tộc, các từ chỉ không gian như đây, đấy, ấy, đàng này,

Kiều Thị Thảo

12

K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
thậm chí cả sự trống vắng từ xưng hô” [4; tr.266]. Cụ thể nhƣ sau:
- Đại từ nhân xƣng: Theo tác giả thì: “Các đại từ nhân xưng tiếng Việt
không có sự phân chia rạch ròi về ngôi như trong tiếng Anh, gồm các đại từ:
tôi, tớ, tao, tui, qua, mày, mi, mình; choa, chúng tao, chúng tôi, chúng ta,
chúng mình, chúng tớ, bầy (bi), choa chúng mày; bay, hắn, nó, y, thị, va,
chúng nó; nhau” [4; tr.266].
Nhóm đại từ này theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu có các đặc điểm sau:
+ Đại từ nhân xƣng phân chia theo ngôi mà chúng biểu đạt, nhƣng để
biểu đạt ngôi không nhất thiết bao giờ cũng phải dùng đại từ.
+ Nghĩa chiếu vật của các đại từ (và các từ khác) chỉ ngôi thứ ba phải có

mặt trong tiền ngôn cảnh.
+ Trong các từ xƣng hô của Tiếng Việt có những từ chuyên ngôi và kiêm
ngôi. Từ chuyên ngôi là những từ chỉ dùng cho một ngôi: tôi, tớ, mày… Từ kiêm
ngôi là từ đƣợc dùng cho nhiều ngôi. Đại từ “mình” là một ví dụ điển hình:
Ví dụ:
(1) Mình rất thích cậu.
Mình (1) đƣợc dùng để chỉ ngƣời nói (ngôi thứ nhất). Lúc này từ mình
phải mƣợn từ thân tộc hoặc từ chỉ xuất không gian lập thành cặp tƣơng ứng:
mình - cậu, mình - đằng ấy.
(2) Mình về mình có nhớ ta
Mình (2) đƣợc dùng để chỉ ngƣời đối thoại (ngôi thứ hai), câu thơ trong
bài Việt Bắc của Tố Hữu. “Mình” ở đây là chỉ chiến sĩ, cán bộ, “ta” chỉ
ngƣời dân Việt Bắc, đây chính là lời của ngƣời dân Việt Bắc khi chia tay các
chiến sĩ, cán bộ cách mạng trở về Hà Nội. “Mình” không còn ở trị trí của
ngôi thứ nhất nhƣ ví dụ một nữa, mà chuyển sang ngôi thứ hai.
Hay nhƣ đại từ “người” vốn là một đại từ ngôi thứ ba phiếm chỉ

Kiều Thị Thảo

13

K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
(3) Cháu thấy người ta bắt dọn hết các quán ăn ở trên vỉa hè ông ạ.
Trong ví dụ này, đại từ “người” để chỉ ngôi thứ ba, “người ta” để nhằm
chỉ một thành phần nào đó có thể là các chú công an, các lực lƣợng có
quyền… mà ngƣời cháu đang kể lại cho ông mình nghe.
Nhƣng lại có trƣờng hợp đại từ “người” đƣợc dùng ở ngôi thứ nhất:

(4) Hôm nay nghỉ học mà cũng không bảo người ta, làm người ta phải
dậy từ sớm để đến lớp!
Ở ví dụ này, câu nói có ý trách móc, sử dụng “người ta” ở ngôi thứ nhất,
trách một nhân vật ở ngôi thứ hai là bạn học cùng lớp khi không thông báo
nghỉ học.
Lại có những trƣờng hợp dùng ở ngôi thứ hai:
(5) Định không về ăn cơm nhưng sợ người ta giận.
“Người ta” trong ví dụ này lại chỉ ngôi thứ hai, đó có thể là lời của một
ngƣời chồng nói với ngƣời vợ, sợ rằng nếu không về ăn cơm thì vợ mình sẽ
giận mình, cách xƣng hô thể hiện sự yêu thƣơng, quan tâm và cả sự dí dỏm
trong cách nói của ngƣời chồng.
+ Có sự phân biệt đại từ xƣng hô ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp và
không bao gộp. Từ xƣng hô ngôi thứ nhất số nhiều bao gồm một nhóm ngƣời,
kể cả ngƣời nghe lấy ngƣời nói làm trung tâm. Từ xƣng hô ngôi không bao
gộp gồm một nhóm ngƣời với ngƣời nói là trung tâm không kể ngƣời nghe.
“Chúng ta” là đại từ bao gộp, “chúng tôi” là đại từ không bao gộp,
“chúng mình” vừa là đại từ bao gộp vừa là đại từ không bao gộp.
Ví dụ:
(1) Chúng mình đi đánh cầu lông đây, cậu trông phòng Hoa nhé?
Xét ví dụ, “chúng mình” là đại từ không bao gộp, trƣờng hợp này chỉ
ngƣời nói ở ngôi thứ nhất và kèm thêm một ngôi thứ ba khác, đó là một ngƣời
bạn nào đó đi cùng đánh cầu lông. Ngôi thứ hai là Hoa đƣợc tách riêng, Hoa
không đi đánh cầu lông. Đây đƣợc coi nhƣ một câu hỏi mang tính chất nhờ
Kiều Thị Thảo

14

K39C - SP Ngữ Văn



Khóa luận tốt nghiệp đại học
cậy Hoa trông phòng.
(2) Hoa ơi, chúng mình đi đánh cầu lông đi?
Chúng mình (2) là đại từ bao gộp, ở đây ngƣời nói sử dụng “chúng
mình” ý chỉ cả ngƣời nghe là Hoa. Đây đƣợc coi là câu hỏi mang tính chất
mời gọi Hoa đi đánh cầu lông.
+ Các đại từ xƣng hô, cả những đại từ ngôi thứ ba khác với các đại từ
xƣng hô lấy từ các từ thân tộc nhƣ: cha, mẹ, ông, bà, anh, em… ở chỗ chúng
không mang nét nghĩa chỉ quan hệ gia đình, họ tộc. Chúng lập thành từng cặp
tự xƣng và đối xứng Đỗ Hữu Châu gọi “Hành vi người nói dùng từ để chỉ
mình hành vi tự xưng, dùng từ chỉ người tiếp thoại là đối xưng và dùng từ chỉ
ngôi thứ ba là tha xưng” [4; tr.265, 266]. Cụ thể nhƣ sau:
Tớ

(Cậu)

Tao

(Tui) mày (mi)

Ta

Mình

Ta

Ngươi

Chúng tao


Chúng mày, chúng bay, bay, bọn bay

Choa (bầy choa)

Bay, chúng bay, bọn bay...

và một vài cặp khác nữa. Tất cả các cặp này đều mang nét nghĩa hoặc
khinh thị, hoặc thân tình.
+ Các đại từ xƣng hô tiếng Việt không phân định về tuổi tác, về giới
tính. Ngoài hai nét nghĩa thân tình và khinh thị đi kèm với nghĩa vai giao tiếp,
đại từ xƣng hô còn có sự đối lập về số: choa, bay và các đại từ có hình vị:
chúng, bọn, bầy (bi) đều có nghĩa số nhiều, còn lại là số ít.
+ Đại từ xƣng hô chính thức tiếng Việt chỉ đƣợc dùng ngoài xã hội trong
ngữ vực cực thân tình hoặc “xung đột”, một ngữ vực chƣa đƣợc đƣa vào bảng
xếp loại các ngữ vực.
- Các từ chỉ quan hệ thân tộc: “Từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Việt

Kiều Thị Thảo

15

K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
là những từ chỉ người trong gia đình, họ tộc có quan hệ huyết thống, nội
ngoại xa gần với nhau” [4; tr.274]. Trong “Đại cƣơng ngôn ngữ học”, Đỗ
Hữu Châu chia từ thân tộc trong tiếng Việt thành ba nhóm: thứ nhất là nhóm
gồm những từ nhƣ: u, bầm, bủ, tía, ba, má...; thứ hai là nhóm gồm các từ
nhƣ: anh, chị, em, chú, bác, cha, mẹ, cháu, con... thứ ba là nhóm gồm các từ

nhƣ: anh họ, ông nội, chị họ, dâu, rể...[5; tr.76]
Theo tác giả, đặc điểm của nhóm từ này là:
+ Chỉ những từ thuộc nhóm thứ nhất và thứ hai mới dùng để xƣng hô,
nhóm thứ ba không dùng để xƣng hô đƣợc.
+ Nhóm thứ nhất chỉ dùng để xƣng hô, không dùng để miêu tả quan hệ,
còn nhóm thứ ba chỉ dùng để miêu tả quan hệ, không dùng để xƣng hô. Nhóm
thứ hai vừa dùng để miêu tả vừa dùng để xƣng hô. Đặc biệt, Đỗ Hữu Châu đã
đƣa ra hai cách sử dụng từ thân tộc để xƣng hô, đó là xƣng hô trong gia đình,
họ tộc và xƣng hô ngoài xã hội.
“Các từ thân tộc khi dùng thay cho đại từ xưng hô có thể dùng để xưng
hô giữa những người trong gia đình, họ tộc và giữa những người ngoài xã hội
[4; tr.281].
+ Xƣng hô trong gia đình, họ tộc: Theo Đỗ Hữu Châu, có hai cách xƣng
hô bằng từ thân tộc: xƣng hô theo chỉ xuất chủ quan và xƣng hô theo chỉ xuất
khách quan.
 Khi xƣng hô theo chỉ xuất chủ quan, ngôi thứ nhất tự đồng nhất mình
với Ego (Đỗ Hữu Châu gọi “Ego là một khái niệm dân tộc chỉ bản thân cái
người được xem là trung tâm để xác định tư cách của người khác xét theo
quan hệ họ tộc... Ego cũng tức là điểm mốc, là trung tâm định vị của các từ
thân tộc”[4; tr.276, 277] ) và cũng gọi ngôi thứ hai bằng từ thân tộc nghịch
đảo với từ mà Ego đã dùng để chỉ mình. Ví dụ khi ngôi thứ nhất tự gọi mình
là con thì gọi ngôi thứ hai là cha (mẹ), nếu tự xƣng mình là cha (mẹ) thì gọi

Kiều Thị Thảo

16

K39C - SP Ngữ Văn



Khóa luận tốt nghiệp đại học
ngôi thứ hai là con.
 Xƣng hô theo chỉ xuất khách quan còn đƣợc gọi là xƣng hô thay ngôi
Ví dụ:
Thức ăn bữa tối, em đã để trong tủ, còn quần áo của bố nó em treo trên
đường dây.
Đây là câu căn dặn của bà vợ dành cho chồng trong ngày vắng nhà. Bà
tự xƣng là em, nên theo chỉ xuất chủ quan, sẽ gọi chồng là anh (hoặc mình).
Bà đối xƣng chồng thay con, gọi chồng mình là “bố”, tức là bố của các con
mình.
Trong gia đình, họ tộc, xƣng hô bằng từ thân tộc luôn luôn thể hiện sự đối
lập bậc trên, bậc dƣới. Tuy nhiên, sự đối lập theo bậc này chỉ chặt chẽ khi ngƣời
bậc dƣới còn nhỏ tuổi, chƣa gia đình, chƣa con cái và chƣa có danh phận.
Lối gọi thay ngôi theo ngôi con, cháu thƣờng chỉ đƣợc dùng trong ngữ
vực cực thân tình và hoàn toàn trong không khí gia đình, không có sự có mặt
của những ngƣời ngoài gia đình, họ hàng.
+ Xƣng hô ngoài xã hội: Đỗ Hữu Châu cho rằng có hai cách sử dụng từ
thân tộc để xƣng hô với ngƣời ngoài gia đình, họ tộc (nói tắt là ngƣời ngoài),
đó là: xƣng hô thân tộc hóa và xƣng hô phi thân tộc hóa.
 Xƣng hô thân tộc hóa: tức là cách ngƣời nói mƣợn một quan hệ thân
tộc nào đó, tự đặt mình và ngƣời tiếp thoại của mình vào rồi dùng các từ thân
tộc tƣơng ứng mà tự xƣng và đối xƣng.
Ví dụ:
Chú ơi, cháu nhìn thấy cánh diều chú thả rồi ạ.
Ở đây, đứa trẻ chăn trâu và ngƣời làng tự đặt mình vào quan hệ chú
cháu, tự xƣng là “cháu” và đối xƣng là “chú”.
Cách xƣng hô thân tộc hóa thƣờng chỉ đƣợc dùng khi giữa ngƣời nói và
ngƣời tiếp thoại có sự chênh nhau rõ rệt về tuổi và về vị thế xã hội.

Kiều Thị Thảo


17

K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
 Xƣng hô phi thân tộc hóa: theo cách này, ngƣời nói không đặt mình với
ngƣời tiếp thoại của mình vào quan hệ thân tộc nào cả, tự xƣng và đối xƣng
nhƣ những ngƣời ngoài xã hội với nhau. Đối với ngôi thứ nhất, khi xƣng hô
phi thân tộc hóa với ngƣời ngoài thƣờng tự xƣng “tôi” và đối xƣng bằng các
từ thân tộc khác nhƣ: cụ, ông, bà, bác, cô, anh, chị, em, con…
- Tên riêng: Trƣớc đây, ở Việt Nam có rất nhiều loại tên: Tên cúng cơm,
tên húy, tên hiệu, tên tự… ngoài ra những ngƣời theo đạo Thiên Chúa còn có
tên thánh, theo đạo Phật còn có pháp danh.
Đỗ Hữu Châu quan niệm, tên chính có thể dùng một mình để tự xƣng,
đối xƣng, tha xƣng.
- Từ chỉ ngƣời theo chức danh, nghề nghiệp (gọi tắt là từ chức danh,
nghề nghiệp).
Trong “Cơ sở ngữ dụng học”, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Từ chức danh
nghề nghiệp lập thành bốn kết cấu sau đây để xưng hô:
Thứ nhất: Từ chức danh, nghề nghiệp dùng một mình
Thứ hai: Từ chức danh nghề nghiệp kết hợp với từ thân tộc hoặc từ
“ngài”, từ “quan” ở trước.
Thứ ba: Từ chức danh, nghề nghiệp dùng với tên riêng ở sau
Thứ tư: Từ chức danh, nghề nghiệp kết hợp với từ thân tộc hoặc từ
“ngài” (từ “quan”) ở trước và tên riêng ở sau” [4; tr.300]
Cũng theo tác giả thì cả bốn kết cấu trên đều có thể đƣợc dùng để tha
xƣng với các sắc thái biểu cảm, trong những thoại trƣờng, trong ngữ vực và
quan hệ liên cá nhân khác nhau. Đáng chú ý là việc dùng các kết cấu từ chức

danh, nghề nghiệp để đối xƣng.
Trƣớc đây, kết cấu thứ nhất hầu nhƣ không bao giờ đƣợc dùng một mình
để đối xƣng (trừ trƣờng hợp “bá tƣớc”, “nam tƣớc”, nhƣng “công tƣớc, hầu
tƣớc, tử tƣớc…” lại không đƣợc dùng nhƣ vậy). Hiện nay, kết cấu từ chức

Kiều Thị Thảo

18

K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
danh, nghề nghiệp một mình đã đƣợc dùng để đối xƣng.
Ví dụ:
Xin Bác sĩ giúp đỡ con tôi
Chủ tịch đã quyết định, chúng tôi xin chấp hành
Cảm ơn Bộ trưởng rất nhiều
Tuy nhiên, kết cấu này đƣợc dùng vẫn rất có hạn.
Thuộc kết cấu thứ hai là những tổ hợp từ thân tộc + từ chức danh nhƣ cụ
bá, ông lí, bác phán, chú tham, thầy thừa, quan đốc... và những tổ hợp từ
thân tộc + từ nghề nghiệp: bác tài, bác lái, thầy kí...
Cả hai thành phần: từ chức danh, nghề nghiệp và từ thân tộc (ngài, thầy,
quan...) trong kết cấu này đều chịu trách nhiệm thể hiện ý nghĩa trọng, khinh
nhƣng trọng trách thể hiện ý nghĩa này rơi vào thành phần thứ nhất, thành
phần khởi đầu kết cấu. Bằng chứng là khi đối xƣng, ngƣời ta có thể bỏ từ
chức danh, nghề nghiệp chứ không thể bỏ các từ thân tộc.
Ví dụ:
Bẩm cụ lớn, tên lí trưởng này hỗn láo quá.
Một số tổ hợp từ thân tộc + từ nghề nghiệp nhƣ: ông tài, bác lái... và

những từ tổ hợp mới nhƣ: anh taxi, bác xích lô, anh hải quan, anh công
an… đƣợc dùng chủ yếu để gọi.
Kết cấu thứ ba: từ chức danh, nghề nghiệp + tên riêng và kết cấu thứ tƣ:
từ thân tộc + từ chức danh, nghề nghiệp + tên riêng trƣớc kia và hiện nay đều
không đƣợc dùng để đối xƣng, chủ yếu chỉ đƣợc dùng để tha xƣng. Chúng
cũng đƣợc dùng để thƣa hoặc giới thiệu những ngƣời có vị thế xã hội cao.
Ví dụ:
Xin trân trọng giới thiệu thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Hiện lên phát
biểu ý kiến.
- Bán đại từ: Đỗ Hữu Châu tạm dùng tên gọi này để chỉ những từ xƣng
Kiều Thị Thảo

19

K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
hô tiếng Việt không phải là từ thân tộc, cũng không phải là các đại từ thực sự.
Theo tác giả, có ba nhóm đại từ:
+ Thứ nhất là các từ nhƣ: ngài, người, trẫm, khanh, thiếp, chàng, nàng...
“Ngài” hiện nay đã đƣợc dùng trở lại, kết hợp với từ chức danh hoặc tên
riêng để đối xƣng hoặc tha xƣng trong ngữ vực cự kì quy thức, chủ yếu với
ngƣời nƣớc ngoài. “Người” dùng để tha xƣng những bậc gần nhƣ những bậc
gần nhƣ những thần tƣợng của Việt Nam và của thế giới. “Trẫm, khanh” là
từ vua tự xƣng và đối xƣng quan lại.
+ Thứ hai là những tổ hợp Hán Việt nhƣ: ngu đệ, hiển huynh...
Trong nhóm này có những từ chuyên dùng để tự xƣng theo nguyên tắc tự
hạ: ngu đệ, ngu huynh, quả nhân, cô gia, hạ dân, hạ quan… có những từ
chuyên dùng để đối xƣng theo nguyên tắc hô tôn: hiền đệ, hiền huynh... hoặc

chuyên dùng để tha xƣng cũng theo nguyên tắc hô tôn: lệnh đệ, lệnh huynh
(em hoặc anh của ngƣời tiếp thoại)... Tất cả các từ nhóm thứ hai này không
đƣợc dùng trong giao tiếp đời thƣờng, nay chỉ gặp trong văn viết.
+ Thứ ba là những từ chỉ xuất không gian hoặc những tổ hợp có từ chỉ
xuất không gian ở sau để tự xƣng: đây, thằng này (con này), để tha xƣng:
đấy, đằng ấy. Những bán đại từ này đƣợc dùng trong ngữ vực thân tình hoặc
xung đột. Có thể đƣa nhóm này các tổ hợp tha xƣng trong đó có từ chỉ xuất
không gian “ấy” hoặc với đại từ “ta”: ông ấy, con ấy... ông ta, bà ta... Những
tổ hợp với “ấy” là những tổ hợp tha xƣng trung tính nhất.
Các bán đại từ bị đánh dấu chặt chẽ về ngôi, không có hiện tƣợng kiêm
ngôi. Nói “lệnh huynh, lệnh tỉ” bao giờ cũng là nói tới anh hoặc chị của
ngƣời tiếp thoại.
1.2.1.3. Quan điểm của Phong cách học
Quan điểm của các nhà phong cách học khá giống với quan điểm của các
nhà ngữ dụng học, nhƣng có khác với quan điểm của các ngữ pháp học. Họ
không đồng nhất từ xƣng hô với đại từ xƣng hô nhƣ các nhà ngữ pháp học,

Kiều Thị Thảo

20

K39C - SP Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp đại học
nhƣng phạm vi nghiên cứu về các từ loại khác nhau đƣợc dùng để xƣng hô thì
khá ít so với các nhà ngữ dụng học.
Cù Đình Tú trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” cho
rằng: “Bên cạnh các từ nhân xưng: tôi, tao, ta, chúng tôi, chúng ta, chúng
tao, chúng ông, chúng anh, chúng chị (ngôi 1), mày, bay, chúng mày,

chúng bay (ngôi 2), nó, hắn, y, va, nghỉ, chúng nó (ngôi 3), tiếng Việt còn
lấy tất cả các từ chỉ quan hệ họ hàng thân thuộc dùng làm từ xưng hô như:
cụ, ông, bà, cha, chú, mẹ, bác, thím, cô, dì, cậu, mợ, anh, chị, cháu, em...’’
[25; tr.166].
Đinh Trọng Lạc trong “Phong cách học tiếng Việt” cũng có những nhận
xét khá giống với Cù Đình Tú, tác giả viết: “Bên cạnh các đại từ nhân xưng
(tôi, tao, mày, nó/hắn...) trong tiếng Việt còn dùng những từ chỉ quan hệ gia
đình huyết tộc (ông, bà, cha, mẹ, con, cháu...) để xưng hô” [14; tr.170].
Các đại từ xƣng hô, theo Đinh Trọng Lạc có thể sắp xếp nhƣ sau:
Số / ngôi

Số ít

Ngôi

Số nhiều

gộp
Ngôi thứ 1

Tao

Tôi

Ta

Chúng tao

Chúng tôi


Ngôi thứ 2

mày

/

chúng ta

Chúng mày

/

Ngôi thứ 3

Nó / hắn

/

/

Chúng nó

Họ

Ngoài các đại từ xƣng hô, các từ chỉ quan hệ họ hàng, thân thuộc, hai tác
giả Cù Đình Tú và Đinh Trọng Lạc còn cho rằng các từ chỉ chức tƣớc của cá
nhân, tiếng đệm giữa họ và tên của nữ giới (thị), tên riêng, những từ trống
(người ta, đấy, đằng ấy...) và cách nói trống không còn đƣợc dùng để xƣng hô.
1.2.2. Phân loại theo phạm vi sử dụng
Bên cạnh việc phân loại từ xƣng hô theo từ loại thì Lê Biên còn phân chia

Kiều Thị Thảo

21

K39C - SP Ngữ Văn


×