Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.83 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ TÂM ĐAN

TỔ CHỨC TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT MÌNH VÀ HỌ
CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học

PGS. TS. PHÙNG GIA THẾ

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo,
PGS.TS. Phùng Gia Thế - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc
biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận văn học và các bạn sinh viên trong nhóm
khóa luận đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Khóa luận được viết bằng niềm yêu thích đặc biệt với vấn đề nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện, người viết đã có nhiều cố gắng tìm tòi nhất định,
song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!


Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Tâm Đan


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo,
PGS. TS. Phùng Gia Thế. Tôi xin cam đoan:
-

Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.

-

Các tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực.

-

Kết quả khóa luận chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên

cứu nào
- Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Tâm Đan


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 3
2.1. Tình hình nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương ....................................... 4
2.2. Về tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương .............................. 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 8
3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 8
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 8
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 8
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 9
NỘI DUNG .................................................................................................. 10
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TRẦN THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TẠO CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG....................................................... 10
1.1. Khái quát về trần thuật.......................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm trần thuật ........................................................................... 10
1.1.2. Các yếu tố cơ bản của trần thuật ......................................................... 12
1.1.2.1. Người kể và ngôi kể ........................................................................ 12
1.1.2.2. Điểm nhìn trần thuật ....................................................................... 15
1.1.2.3. Ngôn ngữ trần thuật ........................................................................ 18
1.1.2.4. Giọng điệu trần thuật ...................................................................... 19
1.2. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Bình Phương ...................................... 21
1.3. Tiểu thuyết Mình và họ trong hành trình sáng tạo của Nguyễn Bình Phương
..................................................................................................................... 23


CHƯƠNG 2. NGÔI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT MÌNH VÀ HỌ CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG ........................ 25
2.1. Người kể và ngôi kể .............................................................................. 25

2.2. Điểm nhìn trần thuật .............................................................................. 27
2.2.1. Điểm nhìn không gian ....................................................................... 27
2.2.2 Điểm nhìn thời gian ............................................................................. 31
2.2.3. Sự dịch chuyển điểm nhìn .................................................................. 32
CHƯƠNG 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT MÌNH VÀ HỌ CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG ........................ 38
3.1. Ngôn ngữ trần thuật ............................................................................... 38
3.1.1 Ngôn ngữ sinh hoạt đời thường,thông tục ............................................ 38
3.1.2 . Ngôn ngữ giàu hình ảnh, lạ hóa ......................................................... 43
3.1.3. Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại nội tâm ............................ 45
3.1.3.1. Ngôn ngữ đối thoại .......................................................................... 45
3.1.3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm ............................................................. 47
3.2 Giọng điệu trần thuật .............................................................................. 48
KẾT LUẬN .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trần thuật là một phương diện cơ bản của phương thức tự sự, gắn liền

với toàn bộ quá trình tổ chức nghệ thuật của tác phẩm. Trần thuật liên quan tới
mọi cấp độ trong tác phẩm, chi phối mạnh mẽ đến mạch vận động của tác
phẩm, cùng bố cục kết cấu, cho ta nhìn thấy diễn biến cốt truyện, tâm lý, hành
động nhân vật, giọng điệu trần thuật, điểm nhìn trần thuật nhất định trong tác
phẩm... Tìm hiểu một tác phẩm từ góc độ trần thuật là một biện pháp tối ưu để
khám phá hình thức tổ chức sinh động và phức tạp của nó để từ đó tiếp cận
phong cách nghệ thuật của nhà văn.
1.2. Văn học Việt Nam từ sau năm 1986 nói chung và tiểu thuyết nói riêng


đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, minh chứng cho sức sống mãnh liệt
của thể loại. Thời kì này được đánh giá là “thời của tiểu thuyết” (Nguyễn Huy
Thiệp): “Mỗi nhà tiểu thuyết, mỗi cuốn tiểu thuyết phải sáng tạo ra một hình
thức riêng. Không tôn trọng những hình thức bất biến, mỗi cuốn sách mới cần
xây dựng cho mình những quy luật vận động đồng thời sản sinh ra sự diệt vong
của chúng” (Alain Robbe Grillet). Chính vì thế, tiểu thuyết đã trở thành nhân
vật quan trọng bậc nhất trên sân khấu văn học Việt Nam hiện đại.
Từ sau năm 1986, tiểu thuyết Việt Nam đã dung nạp vào bản thân nó
những yếu tố của chủ nghĩa hậu hiện đại: sự xáo trộn giữa hư và thực, giữa cái
huyền bí siêu nhiên với đời thường; tính chất hỗn loạn và sự bất ổn của trật tự
đời sống; những kiểu cấu trúc mới: mảnh vỡ tự sự, liên văn bản, gián cách,
không gian, thời gian huyền ảo,... Các yếu tố này đã được các nhà tiểu thuyết
đương đại Việt Nam tiếp nhận và sáng tạo, góp phần không nhỏ trong việc tạo
dựng một diện mạo mới cho nền văn học nước nhà.
Với thể loại tiểu thuyết, tổ chức trần thuật có thể xem là một trong những

1


yếu tố quan trọng nhất trong phương thức khai thác đời sống của nhà văn. Trần
thuật chi phối mạnh mẽ mạch vận động của tác phẩm, cùng bố cục, kết cấu tác
phẩm, cho ta thấy vị trí, góc nhìn của người trần thuật và mọi diễn biến tâm lí,
hành động nhân vật, diễn biến cốt truyện... Nó cũng chính là yếu tố cơ bản thể
hiện ý thức cách tân thể loại của nhà văn. Bởi vậy, tổ chức trần thuật được nhiều
nhà phê bình tập trung nghiên cứu và trở thành con đường để giải mã giá trị tư
tưởng, nghệ thuật của tác phẩm. Bàn về tầm quan trọng của trần thuật, G.N.
Pospelov - nhà nghiên cứu văn học người Nga cho rằng: “Đóng vai trò quyết
định trong loại tác phẩm tự sự là trần thuật”.
1.3. Trong số những cây bút văn xuôi nổi tiếng trên văn đàn đương đại
Việt Nam ta không thể không nói đến Nguyễn Bình Phương – người đã có

những nỗ lực mạnh mẽ nhằm tìm hướng đi mới cho tiểu thuyết. Nguyễn Bình
Phương quan niệm: “Nghệ thuật tiểu thuyết, ở một chừng mực nào đó, là nghệ
thuật của một sự nối kết các điểm chính với nhau chứ không phải sự nhẫn nại đi
theo lộ trình tuần tự, đều đặn của thời gian và sự kiện”. Có thể nói, Nguyễn
Bình Phương đã viết trong sự trôi dạt cảm xúc, đào sâu vào miền vô thức của
con người. Tiểu thuyết của ông có những khác lạ về kết cấu, cách xây dựng
nhân vật,... và đặc biệt là ở tổ chức trần thuật.
Nguyễn Bình Phương được đánh giá là cây bút tiểu biểu cho văn chương
Việt Nam đương đại. Ông từng tự nhận mình là “khách trần gian” và quan niệm
rằng “sống là cố gắng yêu thương, cố gắng không làm hại ai và cố gắng có ích
một chút”. Và chính ông đã luôn luôn cố gắng, nỗ lực đào sâu, tìm tòi cái mới,
cái lạ trong văn học, trong nghệ thuật. Chính vì thế, nhà phê bình Phạm Xuân
Thạch cho rằng nếu cần lựa chọn một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết
Việt Nam đương đại, ưu tiên số một chắc chắn sẽ là Nguyễn Bình Phương .
Các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương đều là những tác phẩm thể hiện
một lối viết rất mới lạ, mở ra một hướng tiếp cận mới cho bạn đọc. Trong số đó,

2


Mình và họ là một trong những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu, tuy có dung lượng
ngắn nhưng đằng sau đó lại chất chứa nhiều bất ngờ, thú vị đối với độc giả. Đặc
biệt, Mình và họ đã vinh dự giành giải hạng mục Văn xuôi trong Giải thưởng
Hội nhà văn Hà Nội năm 2015. Tác phẩm được đánh giá xuất sắc khi vừa triển
khai lối viết phức tạp đa tuyến đa chiều, vừa đẩy nghệ thuật viết tiểu thuyết
mang dấu ấn đặc trưng của tác giả lên một mức độ cao. Tác phẩm được Nguyễn
Bình Phương đặt bút viết vào năm 2007, hoàn thành năm 2010 và xuất bản vào
năm 2014. Mình và họ viết về chiến tranh biên giới phía Bắc song chiến tranh
chỉ là một phần của tác phẩm. Vấn đề chính của Mình và họ là số phận con
người. Mình và họ đan xen giữa quá khứ và hiện tại, bên này và bên kia, thực và

ảo, chiến tranh và hòa bình... Để làm nên thành công về nghệ thuật của Mình và
họ không thể không nói đến tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết.
1.4. Khẳng định vai trò quan trọng của nghệ thuật trần thuật trong tiểu
thuyết, tác giả khóa luận sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề này qua việc lựa chọn đề tài:
Tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương.
Thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận muốn cập nhật thông tin trong nhà
trường Đại học Sư phạm về một hiện tượng văn xuôi đang được đông đảo bạn
đọc quan tâm và qua đó góp phần khắc phục một phần sự chia cắt giữa văn học
nhà trường với đời sống văn học đương đại phức tạp luôn đặt ra nhiều thách
thức mới cho người nghiên cứu. Đồng thời, thực hiện đề tài này cũng là dịp để
người viết học tập, rèn luyện, trau dồi kĩ năng nghiên cứu cả về thao tác lẫn tư
duy trong phân tích tác phẩm văn học, từ đó, góp phần phục vụ đắc lực cho
công việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu văn học sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Bình Phương là nhà văn đa tài, sáng tác ở nhiều thể loại như: thơ,
truyện ngắn, tản văn,... song ông đặc biệt được bạn đọc biết đến nhiều nhất ở
lĩnh vực tiểu thuyết. Với địa hạt tiểu thuyết, tên tuổi của nhà văn trở nên quen

3


thuộc trong đời sống văn học Việt Nam đương đại. Sáng tác của Nguyễn Bình
Phương ngay từ khi ra đời đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công
trình nghiên cứu khoa học.
2.1. Tình hình nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương
Tên tuổi của Nguyễn Bình Phương xuất hiện khá nhiều từ báo mạng đến
báo viết như: Pháp luật, Văn hóa, Văn nghệ Trẻ… bên cạnh đó còn có các bài
báo khoa học, luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn cao học... tập trung nghiên
cứu về Nguyễn Bình Phương và các sáng tác của ông.
Có thể kể đến một số bài nổi bật như: “Một số đặc điểm nổi bật trong sáng

tác của Nguyễn Bình Phương” của tác giả Trương Thị Ngọc Hân. Bài viết đã
chỉ ra những đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương:
cách lựa chọn hiện thực là những mảng tự sự phân mảnh, sử dụng kết cấu xoắn
ghép nhiều mạch truyện song song, sử dụng đan cài các yếu tố kỳ ảo... Tác giả
Phạm Xuân Thạch trong bài viết nhan đề “Tiểu thuyết như là trạng thái tìm
kiếm ý nghĩa của đời sống” đăng trên báo Văn nghệ số ra ngày 25/11/2006 cho
rằng Ngồi “là một tiểu thuyết bắt người ta suy nghĩ và làm điều ấy, nó xứng
đáng là một tiểu thuyết và là một tiểu thuyết xuất sắc”.
Đoàn Minh Tâm trên báo Văn nghệ Trẻ số ra ngày 14/01/2007 với bài:
“Những đặc trưng của bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi” đã khái quát
bút pháp của Nguyễn Bình Phương trong tiểu thuyết Ngồi. Qua đó giúp chúng
ta thấy được những ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa tự nhiên, chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo đậm nét trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương nói
riêng và trong sáng tác văn chương nói chung.
Trên trang web cá nhân, nhà phê bình Thụy Khuê đăng tải khá nhiều các
bài nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương như: “Những yếu tố
tiểu thuyết mới trong tác phẩm Trí nhớ suy tàn”, “Khuynh hướng hiện thực
huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già”, “Tính chất hiện thực linh

4


ảo âm dương trong tiểu thuyết Người đi vắng”, “Những đặc trưng của bút pháp
huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi”,... Những bài viết này đã chỉ ra nét nổi bật
nhất về thi pháp trong từng tác phẩm của Nguyễn Bình Phương.
Bên cạnh đó còn có một số bài viết đã đưa ra nhận định chung hoặc tìm
hiểu những nét độc đáo ở các phương diện khác nhau như: hiện thực, vô thức, ý
thức, bản năng, tâm linh, giấc mơ,... trong từng tiểu thuyết cụ thể của Nguyễn
Bình Phương.
Tác giả Nguyễn Chí Hoan trong bài: “Những hành trình qua trống rỗng”

đã quan tâm đến vấn đề kĩ thuật trong tiểu thuyết Ngồi ở lối kết cấu lập thể, kết
cấu thời gian đồng nhận, lối hành văn với sự giản yếu của các câu văn. Tác giả
Phùng Gia Thế cũng quan tâm đáng kể đến tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương với các bài tiêu biểu như: “Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương”, “Cảm quan đời sống và những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương”, “Những dấu hiệu hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương”. Ngoài ra có thể kể đến tác giả Hoàng Nguyên Vũ với bài: “Một
lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương”, “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương” của Hoàng Thùy Linh; “Tiểu thuyết hiện đại - Sự hội
ngộ các tư duy tiểu thuyết hiện đại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương”
của Nguyễn Phước Bảo Nhân;...
Có thể nói, trên văn đàn văn học Việt Nam đương đại, Nguyễn Bình
Phương đã tạo ra một sức hút mạnh mẽ đối với các sinh viên chuyên ngành,
những bạn đọc chuyên nghiệp, những nhà nghiên cứu,... Có thể kể đến luận văn
thạc sĩ của Hồ Thị Bích Ngọc với đề tài Nguyễn Bình Phương với việc khai thác
tiềm năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết (Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, 2008) hay các luận văn như: Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền (Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn); Những cách tân nghệ thuật trong tiểu

5


thuyết của Nguyễn Bình Phương của Vũ Thị Phương; Nguyễn Thị Phương
Diệp với khóa luận tốt nghiệp Yếu tổ kì ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương và luận văn thạc sĩ Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương,... Tất
cả đều đi sâu khai thác những đổi mới, cách tân sáng tạo trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương.
Ngoài ra, có rất nhiều công trình khoa học không lấy tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương làm đối tượng nghiên cứu duy nhất nhưng nhìn chung, đa

số các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ cuối những
năm 90 của thế kỉ truớc đến những năm đầu thế kỉ XXI đều ít nhiều khảo sát các
tiểu thuyết của nhà văn này. Chẳng hạn, Hoàng Cẩm Giang trong luận văn thạc
sĩ (Đại học Quốc gia Hà Nội): Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ
XXI đã phát hiện ra kiểu nhân vật ký hiệu - biểu tượng, nhân vật biến mất trong
tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương; Phùng Phương Nga với Nhận diện thi pháp
thể loại tiểu thuyết mới ở Việt Nam sau 1990, Những cách tân nghệ thuật trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại (giai đoạn 1986 - 2006) của Mai Hải Oanh;
Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI của Cao Thị Hà; Yếu tố kì ảo
trong văn xuôi đương đại Việt Nam của Bùi Thanh Truyền,... Tất cả đều khảo
sát tương đối nhiều tác phẩm của Nguyễn Bình Phương. Điều đó cho thấy
những ảnh hưởng đậm nét của Nguyễn Bình Phương đối với văn học Việt Nam
đương đại.
2.2. Về tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương
Là một trong số những tiểu thuyết mới của Nguyễn Bình Phương, tuy
nhiên Mình và họ ngay khi mới ra đời đã nhận được nhiều sự quan tâm của độc
giả. Một số tác giả cũng đã có những nghiên cứu về tiểu thuyết này của Nguyễn
Bình Phương. Có thể kể đến bài viết “Bạo lực và Mỹ cảm: Đọc MÌNH VÀ HỌ
của Nguyễn Bình Phương” của tác giả Đoàn Cầm Thi xuất hiện trên webside
Trong bài viết này, Đoàn Cầm Thi đã đưa ra những

6


đánh giá về tiểu thuyết Mình và họ. Trước hết, tác giả gọi Mình và họ là một
“tiểu thuyết đầy máu”, bởi có lẽ chưa bao giờ Nguyễn Bình Phương mô tả hiện
thực một cách trần trụi với nhiều cảnh bạo lực như trong Mình và họ. Nhưng
sau mỗi câu chuyện ấy là biết bao suy nghĩ, bao ám ảnh, bao lời cảnh báo… Bài
viết cũng đề cập đến một phương diện thành công của tiểu thuyết này là vẻ đẹp
của sự chậm rãi, Mình và họ khảo sát cái đẹp trong sự chậm rãi. Khác hẳn với

văn bản báo chí và tiểu thuyết trinh thám, văn bản nghệ thuật không đi đường
thẳng, không suy luận logic, mà lần theo những ngóc ngách của vô thức, bản
năng và ký ức, những mạch ngầm của cảm xúc và liên tưởng, những con đường
“vờn vẽo, quanh co”. Bên cạnh đó, bài viết đã phát hiện ra ý đồ nghệ thuật của
Nguyễn Bình Phương khi xây dựng địa danh Tà Vần – một địa danh mới trong
từ điển mỹ học của tác giả. Đặc biệt, Đoàn Cầm Thi có đề cập trong bài viết
“Mỹ cảm của bạo lực”: “Nguyễn Bình Phương không chỉ mô tả mà tiến hành đi
tìm căn tính của bạo lực, đối xử với bạo lực như một nghệ sĩ, mô tả và phân tích
hiện thực bằng một hệ thống hình tượng và cảm xúc của riêng mình”.
Bên cạnh đó có thể kể đến bài viết của cây bút Thùy Ân trên báo Lao động
với nhan đề “Đọc Mình và họ và Miền hoang: Về hai cuộc chiến tranh còn phải
nghĩ tới nhiều”. Bài viết đã có những so sánh khái quát, đặc biệt là nói đến hai
cuộc chiến tranh được đề cập đến trong nội dung của hai tác phẩm.
Tác giả Nguyễn Văn Hùng có bài: “Nghệ thuật tự sự của Nguyễn Bình
Phương trong tiểu thuyết Mình và họ” (webside của Khoa Ngữ văn trường Đại
học Khoa học Huế). Tiểu luận này tập trung khám phá, luận giải những tìm tòi,
thể nghiệm trong kĩ thuật tự sự của Nguyễn Bình Phương qua Mình và họ bao
gồm: Tự sự đa chủ thể và hành trình tìm lại thời gian đã mất, nghệ thuật dịch
chuyển điểm nhìn tự sự trên nguyên tắc luận giải, đối thoại và nghệ thuật tổ
chức kết cấu tự sự. Từ đó khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo cũng như vị trí
của nhà văn trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại.

7


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tác giả khóa luận hướng đến mục đích phát hiện ra
nét đặc sắc trong tổ chức trần thuật của tiểu thuyết Mình và họ, thấy được nghệ
thuật kể chuyện đặc sắc của tác phẩm, đồng thời thấy được những tìm tòi, cách

tân sáng tạo trong lối viết của Nguyễn Bình Phương và khẳng định những đóng
góp quan trọng của nhà văn trên con đường cách tân tiểu thuyết Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những lí luận cơ bản về tổ chức trần thuật trong tác phẩm tự sự nói
chung và trong tiểu thuyết nói riêng.
- Chỉ ra những nét độc đáo trong nghệ thuật trần thuật và hiệu quả nghệ thuật
của những sáng tạo đó trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, Nhà xuất bản Trẻ, năm
2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận sử dụng những phương pháp chính
sau:
- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống
- Phương pháp lịch sử - phát sinh
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận đi sâu khám phá tiểu thuyết từ phương diện trần thuật nhằm hệ

8


thống hóa kiến thức về tổ chức trần thuật với tư cách một thuật ngữ khoa học;
nêu bật những đặc điểm của tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của
Nguyễn Bình Phương; đồng thời, chỉ ra vai trò quan trọng của trần thuật đối với
việc hình thành cá tính sáng tạo của Nguyễn Bình Phương.

7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của
khóa luận được triển khai cụ thể thành ba chương:
Chương 1: Khái quát về trần thuật và hành trình sáng tạo của Nguyễn Bình
Phương.
Chương 2: Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Mình và họ
của Nguyễn Bình Phương.
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Mình và họ
của Nguyễn Bình Phương.

9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TRẦN THUẬT
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
1.1. Khái quát về trần thuật
1.1.1. Khái niệm trần thuật
Trần thuật là một thuật ngữ thuộc chuyên ngành Lí luận văn học. Trần
thuật là phương thức nghệ thuật đặc trưng của loại tác phẩm tự sự, đặc biệt là
tiểu thuyết, là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra
tính hấp dẫn, tạo ra cái “ma lực” của tác phẩm ngôn từ vừa ở chiều sâu, vừa ở
mặt cụ thể cảm tính. Ngay từ đầu thế kỉ XX, trần thuật học đã trở thành một
ngành mũi nhọn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên vẫn
chưa có được sự thống nhất mà còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm
trần thuật. Trong phạm vi của khóa luận, chúng tôi xin trích dẫn một số quan
niệm tiêu biểu:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn
Khắc Phi (đồng chủ biên): Trần thuật là “Phương diện cơ bản của phương thức
tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự

kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định. Vai
trò của trần thuật rất lớn” [16; 364].
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong cuốn Giáo trình Lí luận văn học, tập
2 cũng đưa ra khái niệm trần thuật: “Trần thuật là hành vi ngôn ngữ kể, thuật,
miêu tả sự kiện, nhân vật theo một thứ tự nhất định” [27; 59].
Lại Nguyên Ân trong bài “Về việc mở ra môn trần thuật học trong ngành
nghiên cứu văn học ở Việt Nam” cho rằng: “Trần thuật (narration) chỉ phương
thức nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm thuộc loại văn học tự sự (tương tự
trầm tư/ méditation) đặc trưng cho văn học trữ tình, đối thoại, đặc trưng cho văn

10


học kịch) (...). Thực chất hoạt động trần thuật là kể, là thuật, là cái được kể,
được thuật, trong tác phẩm văn học là chuyện” [5; 146 -147].
Hay trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân cũng đưa ra
khái niệm trần thuật: “Trần thuật là phương thức chủ yếu để cấu tạo các tác
phẩm tự sự hay của người kể chuyện, tức là toàn bộ văn bản tác phẩm tự sự,
ngoại trừ lời nói trực tiếp của các nhân vật” [4; 325].
Cùng với quan điểm này là định nghĩa trong giáo trình Lí luận văn học do
Phương Lựu chủ biên đã đưa ra cách hiểu về khái niệm trần thuật tương đối
thống nhất với cách hiểu trên: “Trần thuật là kể, thuyết minh, giới thiệu về nhân
vật, sự kiện, bối cảnh trong truyện. Trần thuật là hành vi ngôn ngữ kể, thuật,
miêu tả sự kiện, nhân vật theo một trình tự nhất định’’ [19; 19].
Trần thuật (narration), xét về mặt thuật ngữ, còn có tên gọi khác là kể
chuyện hay tự sự. Gắn với những cách gọi này có một số quan điểm như sau:
Nhà giải cấu trúc người Mĩ, J.H. Miller đã nói: “Tự sự là cách để ta đưa
các sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng ta có được ý nghĩa. Tự sự
là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố”.
Khi bàn về kể chuyện, J.Linvelt cũng cho rằng: “Kể là một hành vi trần

thuật, và theo nghĩa rộng là cả một tình thế hư cấu bao gồm cả người trần thuật
và người kể...”.
Trong bài Các nhà văn Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nói về văn tự sự,
Nguyễn Nghĩa Trọng đã đưa ra nhận xét: “Theo quan niệm xa xưa, ở Trung
Quốc, Việt Nam, tự sự là phô bày sự thực, miêu tả trực tiếp một đối tượng nào
đó (sự việc, cảnh tượng, tình cảm...) bằng văn thơ’’ [36; 306].
Tóm lại, từ những quan điểm trên, tựu trung thấy: Trần thuật trước hết là
phương thức nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự,
thực chất của hoạt động trần thuật là hành vi ngôn ngữ kể, thuật, miêu tả sự
kiện, nhân vật theo một thứ tự nhất định, một cách nhìn nào đó. Đây là yếu tố

11


được sử dụng phổ biến trong các loại thể văn học, song ở loại tác phẩm tự sự, nó
trở thành một tiêu điểm, một nguyên tắc chủ yếu để thiết tạo thế giới nghệ thuật.
Nó không chỉ là yếu tố liên kết, dẫn dắt câu chuyện mà còn là bản thân của câu
chuyện. Khi cốt truyện không còn đóng vai trò nòng cốt, nhân vật bị xóa mờ
đường viền cụ thể thì yếu tố trần thuật là chìa khóa mở ra những cánh cửa của
tác phẩm.
Thực tiễn văn học cũng cho thấy, nghệ thuật trần thuật là một trong những
yếu tố cơ bản thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Đối với người nghệ sĩ tài
năng, nghệ thuật trần thuật ở mỗi tác phẩm luôn có sự tìm tòi và biến hóa linh
hoạt. Sự thành công về phương diện trần thuật là yếu tố kết đọng tài nghệ của
mỗi người cầm bút. Bởi vậy, tìm hiểu các phương diện trần thuật sẽ giúp người
đọc tiếp cận được với những giá trị văn chương đích thực cũng như khẳng định
được tài năng và những đóng góp của nhà văn vào tiến trình văn chương.
1.1.2. Các yếu tố cơ bản của trần thuật
Bàn về các yếu tố cơ bản của tổ chức trần thuật, nhà nghiên cứu Trần Đình
Sử cho rằng trần thuật gồm sáu yếu tố cơ bản: người kể chuyện, ngôi trần thuật

và vai trần thuật; điểm nhìn trần thuật; lược thuật; miêu tả chân dung và dựng
cảnh; phân tích, bình luận; giọng điệu.
1.1.2.1. Người kể và ngôi kể
Người trần thuật hay người kể chuyện là yếu tố quan trọng, giữ vai trò
then chốt trong tác phẩm tự sự, không có tác phẩm tự sự nào lại không có người
kể chuyện. Nhà nghiên cứu Tz.Todorov khẳng định: “Người kể chuyện là yếu
tố tích cực trong việc tạo ra thế giới tưởng tượng... không thể có trần thuật mà
thiếu người kể chuyện”. Quan điểm này đã góp phần khẳng định vai trò của
hình thức kể chuyện trong nghệ thuật trần thuật.
Người kể chuyện là một trong những vấn đề được các nhà nghiên cứu
quan tâm từ sớm. Do phạm vi đề tài, ở đây, chúng tôi chỉ tập hợp một số ý kiến

12


đánh giá tiêu biểu:
Theo G. N. Pospelov, người kể chuyện là “người môi giới giữa các hiện
thực được miêu tả và người nghe (người đọc), là người chứng kiến, cắt nghĩa
các sự việc xảy ra ” [13; 196].
Với Todorov, người kể chuyện không chỉ là người kể mà còn là người
định giá: “Người kể chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới
hư cấu. Chính người kể chuyện là hiện thân của những khuynh hướng mang
tính xét đoán và đánh giá’’ [37; 197].
Phùng Văn Tửu cho rằng: “Nói đến người kể chuyện là nói đến điểm nhìn
được xác định trong hệ đa phương, không gian, thời gian, tâm lí, tạo thành góc
nhìn...” [31; 206].
Theo các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học, người kể chuyện “là hình
tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào
câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình
tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn với tác giả

ngoài đời; có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra; có thể là một
người biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều
người kể chuyện...” [16; 221].
Qua một số ý kiến bàn về người kể chuyện ở trên, chúng tôi nhận thấy,
người kể chuyện, hiểu một cách đơn giản, là một người được nhà văn sáng tạo
ra để thực hiện hành vi trần thuật. Khi sáng tạo, nhà văn giống như người chép
hộ lời lẽ của người trần thuật do mình tạo ra và “Người đó chẳng bao giờ hoàn
toàn là chính bản thân tác giả” (M. Buy- tô).
Người kể chuyện trong tác phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó môi
giới, dẫn dắt bạn đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật đồng thời tổ chức, sắp xếp các
sự kiện trong tác phẩm. Bởi vậy, người kể chuyện là sản phẩm của quá trình hư
cấu của nhà văn, giúp nhà văn thể hiện ý đồ sáng tác. Có nhiều quan điểm khác

13


nhau về cách phân loại người kể chuyện. Các nhà nghiên cứu R.Scholes và
R.Kellogg phân loại người kể chuyện ra làm bốn kiểu là người kể chuyện
truyền thống, sử quan, người kể chuyện nhân chứng và người kể chuyện toàn
tri. Hay có thể nói đến các công trình nghiên cứu của G.Genette đã phân biệt
người kể chuyện thành ba kiểu cơ bản: người kể chuyện toàn tri, người kể
chuyện bên trong và người kể chuyện bên ngoài. Tác giả Nguyễn Thái Hòa cho
rằng: “cần có sự phân biệt giữa người kể chuyện hàm ẩn với tác giả và con
người tác giả ngoài đời”. Ở đây, tác giả quan niệm “người kể chuyện hàm ẩn” là
người kể chuyện toàn năng, là người biết hết mọi chuyện. Ngoài ra, căn cứ vào
vị trí của người kể chuyện trong tác phẩm, ta có người kể chuyện ở ngôi thứ
nhất, người kể chuyện ở ngôi thứ hai và người kể chuyện ở ngôi thứ ba...
Trong trường hợp nhân vật đóng vai trò người kể chuyện thì tác phẩm
được kể theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” – đây chính là hình thức ngôi kể lộ diện.
Với hình thức kể này, một nhân vật trong câu chuyện đứng ra kể về những sự

việc được chứng kiến. Ưu điểm của nó là tạo được sự khách quan trong lời kể,
do đó có thể gây được niềm tin nơi bạn đọc. Tuy nhiên nó chỉ cho phép nhân vật
kể những gì mà khả năng một người cụ thể biết được.
Hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba là hình thức người kể chuyện giấu
mặt, như đứng ở một không gian, thời gian khác bao quát toàn bộ câu chuyện
và kể lại cho bạn đọc. Ngôi thứ ba cho phép người kể được kể toàn bộ những gì
họ biết, vì thế lời trần thuật mang tính khách quan hóa và trung tính.
Ngoài ra còn một hình thức kể trung gian giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
là kể chuyện theo ngôi thứ hai – người kể chuyện xưng “anh”. Nó giúp tạo một
không gian gián cách: một cái “tôi” khác, một cái “tôi” được kể ra, chứ không
phải tự kể như ngôi thứ nhất.
Hình tượng người kể chuyện gắn với ngôi kể đem lại cho tác phẩm cái
nhìn, và sự đánh giá bổ sung về mặt tư tưởng, lập trường, thái độ, tình cảm cho

14


cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo lại con người và cuộc sống trong
tác phẩm thêm phong phú.
1.1.2.2. Điểm nhìn trần thuật
Từ những năm 40 của thế kỉ XX, vấn đề điểm nhìn trở thành một trong
những tiêu điểm của nghiên cứu văn học. Vấn đề điểm nhìn đến nay vẫn còn
tồn tại những quan điểm phức tạp xoay quanh nó.
Điểm nhìn là một trong những vấn đề cơ bản, then chốt của trần thuật.
Điểm nhìn được hiểu là vị trí, chỗ đứng của người kể chuyện để xem xét, bình
luận, miêu tả các sự việc, hiện tượng trong tác phẩm.
Điểm nhìn có mối quan hệ chặt chẽ với người kể chuyện, vì vậy nó cũng
thể hiện thái độ, cách đánh giá cũng như phong cách, cá tính sáng tạo của nhà
văn. Theo Iu.Lotman: ‘‘hiếm có yếu tố nào lại liên quan trực tiếp đến việc xây
dựng bức tranh thế giới như điểm nhìn nghệ thuật”. Manfred Jahn khẳng định:

“về mặt chức năng, điểm nhìn mang ý nghĩa của sự lựa chọn và giới hạn thông
tin trần thuật, của việc nhìn các sự kiện và cấu trúc của các sự kiện từ điểm nhìn
của một người nào đó và của việc tạo ra cái nhìn đồng cảm hoặc mỉa mai ở
người quan sát” [21; 41].
Một số nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đưa ra những cách hiểu về điểm
nhìn nghệ thuật. Theo Nguyễn Thái Hòa: “Điểm nhìn nghệ thuật là điểm xuất
phát của một cấu trúc nghệ thuật, hơn thế nữa là cấu trúc tiềm ẩn được người
đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý từ các mối quan hệ giữa người kể và văn bản,
giữa văn bản và người đọc văn bản, giữa người kể và người đọc hàm ẩn” [15;
96]. Nhận thấy vai trò đặc biệt của điểm nhìn trần thuật, nhà lý luận Phương
Lựu đã nhấn mạnh: “Nghệ sỹ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện của đời
sống nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật, hiện tượng,
nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong hay bên ngoài” [19;
12].

15


Tựu trung, có thể hiểu điểm nhìn là phương thức phát ngôn, trình bày,
miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả, là vị trí dùng
để quan sát, cảm nhận, đánh giá. Trong nghệ thuật trần thuật, sáng tạo của nhà
văn truớc hết thể hiện ở cách “ứng xử” với câu chuyện để tạo ra sự đa dạng của
các điểm nhìn nghệ thuật.
Khi nghiên cứu điểm nhìn nghệ thuật, người ta chia điểm nhìn thành các
loại sau:
Theo cuốn giáo trình Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên), điểm nhìn
trần thuật được phân chia trên 2 bình diện:
- Xét về bình diện trường nhìn trần thuật được chia thành hai loại: trường
nhìn tác giả và trường nhìn nhân vật:
Trường nhìn tác giả: Người trần thuật đứng ngoài câu chuyện để quan sát

đối tượng.
Trường nhìn nhân vật: Người trần thuật nhìn sự vật, hiện tượng theo quan
điểm của một nhân vật trong tác phẩm.
- Xét về bình diện tâm lý, có thể phân biệt thành điểm nhìn bên trong và
điểm nhìn bên ngoài:
Điểm nhìn bên trong: Người trần thuật nhìn thấy đối tượng qua lăng kính
của một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật.
Điểm nhìn bên ngoài: Chủ thể trần thuật giữ cái nhìn khách quan từ vị trí
bên ngoài có khoảng cách nhất định với đối tượng trần thuật.
Theo Pospelov, điểm nhìn trần thuật được chia làm hai loại: trần thuật
khách quan và trần thuật chủ quan.
Theo Trần Đình Sử, điểm nhìn trần thuật được chia thành 5 loại:
Điểm nhìn của người trần thuật, tác giả hay của nhân vật trần thuật và của
nhân vật.
Điểm nhìn không gian, thời gian.

16


Điểm nhìn bên trong, bên ngoài.
Điểm nhìn đánh giá tư tưởng, cảm xúc.
Điểm nhìn ngôn từ.
Dựa trên lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R.Scholes và R.Kellogg,
Cao Kim Lan đề cập đến cách phân biệt điểm nhìn thành 3 loại chính, tương
ứng với ba kiểu người kể chuyện:
Điểm nhìn của người kể chuyện toàn tri.
Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba.
Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất.
Dựa trên lí thuyết tự sự học, Thái Phan Vàng Anh đã tổng hợp tạm chia ba
kiểu nhìn (gắn với ba kiểu điểm nhìn) phổ biến ở người kể chuyện:

Thứ nhất, nhìn “từ đằng sau ” (gắn với điếm nhìn toàn tri) khi người kể
chuyện có vai trò toàn năng với cái nhìn thông suốt tất cả.
Thứ hai, nhìn “từ bên trong” (gắn với điểm nhìn bên trong) khi người kể
chuyện là nhân vật. Người kể chuyện hạn chế điểm nhìn tự sự của mình vào
điểm nhìn của nhân vật. Người kể chuyện theo điểm nhìn bên trong thường có
hai dạng cơ bản:
Dạng thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”, tự thú nhận, bộc bạch về
mình, kể về những tâm trạng, cảm giác mà mình đã nếm trải. Ví dụ: Bộ ba tự
truyện của Macxim Gorki.
Dạng thứ hai, người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba từ bên ngoài nhưng lại
tựa vào điểm nhìn nhân vật để kể. Do vậy mà khoảng cách giữa người kể
chuyện và nhân vật bị thu hẹp.
Thứ ba, nhìn “từ bên ngoài” (gắn với điểm nhìn bên ngoài): Người kể
chuyện theo điểm nhìn bên ngoài hoàn toàn xa lạ với thế giới mà anh ta kể, anh
ta chỉ có thể kể về những hành động, lời nói thể hiện ra bên ngoài nhân vật chứ
không có khả năng am hiểu nội tâm của họ.

17


Sự phân biệt trên đây hoàn toàn mang tính tương đối vì hầu như không có
tác phẩm nào chỉ sử dụng một điểm nhìn mà các điểm nhìn được di động, sử
dụng linh hoạt, phối hợp với nhau phục vụ cho ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ.
Tóm lại, điểm nhìn trần thuật có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo
nên sự thành công của tác phẩm. Nó thể hiện được dụng ý và tài năng trong
nghệ thuật trần thuật của tác giả.
1.1.2.3. Ngôn ngữ trần thuật
Nhà văn sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện, chất liệu để xây dựng hình
tượng nghệ thuật, thể hiện ý đồ tư tưởng của mình. Đó là một trong những yếu
tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Bởi

thế, ngôn ngữ được coi “là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học”, được xem
là “yếu tố thứ nhất của văn học” (M. Gorki). Ngôn ngữ trần thuật bao gồm:
ngôn ngữ của người trần thuật, ngôn ngữ của nhân vật và lời nói nước đôi, trong
đó ngôn ngữ người trần thuật giữ vai trò quyết định.
Ngôn ngữ nhân vật được hiểu là “lời nói của các nhân vật trong tác phẩm
thuộc loại hình tự sự và kịch” [20; 214]. Đây là một trong những công cụ hiệu
quả được nhà văn sử dụng để cá tính hóa, đặc trưng hóa tính cách của nhân vật.
Bao giờ nó cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa tính cá thể và tính khái
quát.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ngôn ngữ người trần thuật là: “phần lời
văn độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện (sản
phẩm sáng tạo của tác giả) đối với cuộc sống được miêu tả, có những nguyên
tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện tạo hình và biểu
hiện ngôn ngữ” [16; 212- 213].
Ngôn ngữ người trần thuật có thể có một giọng (chỉ nhằm gọi ra sự vật)
hoặc có hai giọng (như lời nhại, mỉa mai, lời nửa trực tiếp,…) thể hiện sự đối
thoại với ý thức khác về cùng một đối tượng miêu tả.

18


Ngoài hai loại ngôn ngữ trên, ngôn ngữ trần thuật còn bao gồm cả ngôn
ngữ nước đôi. Đó vừa là lời nói của tác giả, vừa là lời nói của nhân vật, bộc lộ
cả thế giới bên trong và thế giới bên ngoài nhân vật.
Như vậy, ngôn ngữ trần thuật mang tính chính xác, tính cá thể hóa do đặc
trưng của ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn
học quy định. Ở tác phẩm tự sự, ngôn ngữ người trần thuật giữ một vai trò quyết
định. Khi ngôn ngữ đa thanh thì lời văn trần thuật sẽ đa giọng điệu và điều này
sẽ làm nên tính đối thoại của tác tác phẩm tự sự.
1.1.2.4. Giọng điệu trần thuật

Trong văn học, giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ, có vai trò rất lớn
trong việc tạo nên phong cách nhà văn, đồng thời là kết quả của một quá trình
sáng tạo thực sự giúp cho nhà văn khi sáng tác có thể liên kết các yếu tố hình
thức lẫn nhau làm cho chúng còn mang một âm hưởng nào đó, cùng chung một
khuynh hướng nhất định. Giọng điệu góp phần phản ánh quan điểm, thị hiếu
thẩm mĩ của nhà văn và có vai trò quan trọng trong việc thể hiện cá tính sáng
tạo của tác giả thông qua hình tượng người kể chuyện. Nói một cách khác thì
giọng điệu chính là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết ra nhà văn bởi mỗi người
sáng tác đều chọn lựa cho mình một kiểu giọng điệu phù hợp với cách nhìn
nhận và đánh giá cuộc sống.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập
trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện
trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách
cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,... ”
[16; 134].
Trong tác phẩm tự sự, giọng điệu trần thuật có vị trí quan trọng.
M.B.Khrapchenko trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn
học, đã khẳng định: “cái quan trọng trong tài năng văn học (...) là tiếng nói của

19


mình (...) là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ
họng của bất kì một người nào khác” [20; 190]. Giọng điệu không đơn giản chỉ
là tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để ta nhận ra người nói mà là một giọng
điệu mang tính nội dung, tình cảm, thái độ, ứng xử của người nói trước các hiện
tượng đời sống. Qua giọng điệu, người đọc có thể thấy được chiều sâu tư tưởng,
thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng
sáng tạo của người nghệ sĩ...
Trong văn chương nói chung, giọng điệu là một yếu tố không thể thiếu để

cấu thành hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học. Đối với tác phẩm tự sự,
giọng điệu trần thuật chính là một phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ
thuật của tác phẩm, đồng thời là thước đo không thể thiếu để xác định tài năng
và phong cách độc đáo của người nghệ sĩ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Thu
trong bài viết Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm
80 đến nay quan niệm: “Giọng điệu trần thuật là một trong những yếu tố quan
trọng làm nên sức hấp dẫn trong các sáng tác tự sự của nhà văn”.
Qua việc tìm hiểu các quan niệm khác nhau về giọng điệu trần thuật,
chúng tôi nhận thấy rằng: Giọng điệu chính là thái độ, là tình cảm của nhà văn
đối với sự vật, hiện tượng được miêu tả trong tác phẩm mà người đọc có thể
cảm nhận được qua sắc thái biểu cảm của lời văn. Do vậy, có thể nói, giọng
điệu trần thuật chính là chất keo vô hình tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà văn,
tác phẩm và độc giả.
Trong tác phẩm tự sự, giọng điệu có vai trò rất lớn đối với trần thuật và sự
hình thành phong cách nhà văn. Giọng điệu chủ yếu tạo thành âm hưởng chung
bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. Giọng điệu là phương tiện để người kể chuyện
đi sâu phản ánh bức tranh hiện thực đời sống của con người. Ngoài ra, giọng
điệu còn mang đậm cá tính sáng tạo của tác giả.
Trên đây là các yếu tố cơ bản của trần thuật. Chúng có mối quan hệ chặt

20


×