Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Báo cáo thực tập giữa kì khoa kinh tế quốc tế PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG sản, THỰC PHẨM hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
------***------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KỲ
TÊN ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG
SẢN, THỰC PHẨM HÀ NỘI

Họ và tên sinh viên : Vũ Thị Vân Anh
Mã sinh viên

: 1214410022

Lớp

: Anh 05- KTQT

Khóa

: 51

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Thị Minh Huệ

Hà Nội, tháng 8 năm 2015


MỤC LỤC
Bảng 2.1: Hiệu quả hoạt động của công ty...............................................................................................18


Bảng 2.2: Khái quát tình hình của công ty................................................................................................19
Bảng 2.3: Doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh chính..............................................................................20
Bảng 2.4: Doanh thu theo nhóm mặt hàng..............................................................................................20
Bảng 2.5: Doanh thu theo thị trường xuất khẩu......................................................................................22
Bảng 2.6: Tình hình chi phí của công ty....................................................................................................23
Bảng 2.7: Lợi nhuận của công ty giai đoạn 2012-2014............................................................................25
Bảng 2.8: Mức độ độc lập tài chính..........................................................................................................27
Bảng 2.9: Phân tích khả năng thanh toán.................................................................................................28
Bảng 2.10: Khả năng sinh lời.....................................................................................................................28


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NGHĨA TIẾNG ANH

NGHĨA TIẾNG VIỆT

TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

CSH

Chủ sở hữu

TSDN

Tài sản doanh nghiệp


TSDH

Tài sản dài hạn

XNK

Xuất nhập khẩu

BCTC

Báo cáo tài chính

CP

Chi phí

DT

Doanh thu

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại Thế giới

EU

Europe Union


Liên minh Châu Âu

SFA

Stochastic Frontier Analysis

Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên

DEA

Data Envelopment Analysis

Phương pháp phân tích bao giữ liệu

TE

Technical Efficiency

Hiệu quả kỹ thuật

R&D

Research and Development

Nghiên cứu và phát triển

ROA

Return on Assets


Sức sinh lời tài sản

ROE

Return On Equity

Sức sinh lời vốn chủ sở hữu


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Hiệu quả hoạt động của công ty...............................................................................................18
Bảng 2.2: Khái quát tình hình của công ty................................................................................................19
Bảng 2.3: Doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh chính..............................................................................20
Bảng 2.4: Doanh thu theo nhóm mặt hàng..............................................................................................20
Bảng 2.5: Doanh thu theo thị trường xuất khẩu......................................................................................22
Bảng 2.6: Tình hình chi phí của công ty....................................................................................................23
Bảng 2.7: Lợi nhuận của công ty giai đoạn 2012-2014............................................................................25
Bảng 2.8: Mức độ độc lập tài chính..........................................................................................................27
Bảng 2.9: Phân tích khả năng thanh toán.................................................................................................28
Bảng 2.10: Khả năng sinh lời.....................................................................................................................28


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty bằng việc lượng hóa các chỉ số tài
chính hay sử dụng thông tin trong Báo cáo tài chính doanh nghiệp được coi là một
trong những hoạt động quan trọng nhất, giúp bộ máy quản trị có cái nhìn cụ thể hơn
về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu trong
lĩnh vực này được thực hiện: Ngeh Erenest Tingum (2014), Phạm Thị Minh Ngọc

(2009), James T. Shannon (1998)… mỗi đề tài của các tác giả đều đi vào một khía
cạnh cụ thể trong việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngeh Erenest Tingum trong nghiên cứu năm 2014 đã đánh giá hiệu quả kỹ thuật và
tình hình sản xuất- xuất khẩu của Cameroon, sử dụng phương pháp phân tích biên
ngẫu nhiên SFA dựa trên các yếu tố truyền thống: lao động, vốn, quy mô hay loại hình
doanh nghiệp. Cùng hướng nghiên cứu với tác giả, Phạm Thị Minh Ngọc khi nghiên
cứu hiệu quả kinh doanh của công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ đã sử
dụng nhóm chỉ tiêu tài chính đánh giá mức độ hiệu quả của doanh nghiệp. Đặc biệt
với tình hình hiện tại, khi hội nhập kinh tế toàn cầu đem lại lợi ích, cơ hội rất lớn cho
tất cả các doanh nghiệp tham gia vào thị trường thì các doanh nghiệp càng cần có cơ
sở để nắm bắt cơ hội mà hoạt động này đem lại để có khả năng mở rộng thị trường,
phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, trong khi Việt Nam hội nhập chưa sâu và cả Thế
giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra vào năm 2008,
nhiều Doanh nghiệp của Việt Nam đã đứng trước bờ vực phá sản hoặc cần được tái cơ
cấu để phù hợp với hoạt động sản xuất. Hơn thế nữa, trước xu thế quốc tế hóa và hội
nhập kinh tế rất mạnh mẽ, các doanh nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt với
những thách thức lớn hơn trong cạnh tranh về sản phẩm, thị trường… điều này đòi hỏi
các doanh nghiệp cần có những bước đi chắc chắn hơn, không chỉ xây dựng nội lực
của công ty mà còn phát triển cả ngoại lực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giữ vững vị thế,
tạo đà phát triển. Để làm tốt được điều này thì việc nắm rõ tình hình sản xuất kinh
doanh cũng như khả năng tài chính của công ty là không thể lơ là.
Thực hiện chính sách theo đuổi cơ chế kinh tế thị trường của nhà nước, công ty
Agrexport đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà
nước sang công ty cổ phần. Do đó, giai đoạn này Agrexport phải đối mặt với rất nhiều
1


khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Việc phân tích một cách
thường xuyên hiệu quả hoạt động sản xuất- xuất khẩu của công ty sẽ giúp ban Giám
đốc đánh giá một cách đầy đủ, chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình,

đồng thời có thể phát hiện ra các quy luật kinh doanh, điểm mạnh hay điểm yếu trong
từng giai đoạn cụ thể. Từ đó, ban Giám đốc có thể đưa ra những dự báo, kế hoạch,
chính sách phù hợp cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Điều này đóng
một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ổn định doanh nghiệp trong thời kì khó
khăn hiện nay.
Nhận thức được mức độ quan trọng cũng như giá trị mà hoạt động phân tích đem
lại cho công ty trong giai đoạn chuyển dịch, em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích hoạt
động sản xuất-kinh doanh của Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội
Agrexport” làm nội dung cho báo cáo thực tập giữa kỳ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty Agrexport giai đoạn 2012-2014. Qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn
vị thực tập và đưa ra một số khuyến nghị giúp doanh nghiệp cải thiện hoạt động sản
xuất- xuất khẩu.
Về mặt lý thuyết, nghiên cứu giúp tác giả có cái nhìn cụ thể và hiểu rõ hơn về
quy trình phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp
thông qua các chỉ số tài chính hoặc Báo cáo tài chính thường niên của công ty.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu phân tích các dữ liệu quá khứ: doanh thu, chi phí,
lợi nhuận… dựa trên tình hình hoạt động thực tại doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra điểm
mạnh, điểm yếu hay quy luật/chu kỳ hoạt động của công ty. Điều này giúp Ban Giám
đốc nắm chắc tình hình hoạt động doanh nghiệp và có được những giải pháp điều
chỉnh thích hợp để Agrexport phát triển mạnh và ổn định hơn.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội (Agrexport)
Khách thể nghiên cứu: Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội
(Agrexport)
Đối tượng khảo sát: hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty giai đoạn 20102012
2



Do thời gian thực tập tại Công ty Agrexport tương đối ngắn, lượng kiến thức
chuyên môn mà tác gỉa có được về lĩnh vực làm đề tài chưa được sâu sắc nên nghiên
cứu được thực hiện trong phạm vi không gian doanh nghiệp: Công ty TNHH xuất
nhập khẩu nông sản Hà Nội (Agrexport).
Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2012-2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phi thực nghiệm. Với
hai phương hướng xử lý thông tin chính:
• Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng: kết quả kinh doanh, khả năng
sinh lời, mức độ sử dụng chi phí…để xác định bản chất, xu hướng, diễn biến của tập
số liệu có được hay còn gọi là xác định quy luật thống kê của bộ số liệu giai đoạn
2012-2014 của Agrexport.
• Xử lý logic đối với các thông tin định tính: đưa ra phán đoán về bản chất các sự
kiện, mối quan hệ logic giữa các sự kiện đó cũng như mức độ ảnh hưởng của sự kiện
tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Agrexport.
5. Kết quả nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội, có thể nhận xét rằng: Do đang trong quá trình tái cơ
cấu nên những năm gần đây, tình hình hoạt động sản xuất- xuất nhập khẩu của công ty
có nhiều biến động rõ rệt và còn gặp nhiều khó khăn. Số liệu giai đoạn nghiên cứu cho
thấy, năm 2012 là năm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất; năm 2013 chứng kiến
sự sụt giảm trong các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận và một số chỉ tiêu tài chính
khác; hoạt động kinh doanh của công ty đã ổn định trở lại vào năm 2014 với xu hướng
tăng lên của các chỉ số trên.
6. Kết cấu báo cáo
Trong quá trình đi tìm lời giải cho những câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để giải
quyết vấn đề, nghiên cứu bao gồm những nội dung chính sau:
• Chương 1: Cơ sở lý thuyết
• Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

TNHH một thành viên Agrexport
• Chương 3: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Agrexport và
khuyến nghị

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH
3


1.1. Lý thuyết chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.1.1. Khái niệm
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được biết đến và áp dụng từ
thế kỷ XIX, tuy nhiên đến nay thì hoạt động này được chú trọng hơn bao giờ hết ở các
doanh nghiệp bởi lẽ trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, Ban Giám đốc thường phải đưa ra rất nhiều quyết định: quyết định đầu tư, lựa
chọn mặt hàng, thị trường, máy móc thiết bị hay vật tư…Các quyết định này có ý
nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì
thế, phân tích một cách toàn diện mọi hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt
động sản xuất kinh doanh nói riêng là một quá trình rất quan trọng đối với từng doanh
nghiệp đặc biệt trong giai đoạn tái cấu trúc doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được hiểu: “là quá trình
nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các
nguồn lực tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.” (TS Trịnh
Văn Sơn, 2005)
"Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng
hoá mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu
quả thì luôn nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó" (P. Samerelson và W.
Nordhaus).
Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp, bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng

đều có những rủi ro tiềm ẩn cũng như những khả năng thành công cao hơn chưa được
phát hiện. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là một công cụ kinh tế thực tiễn rất
hiệu quả vì nó luôn được tiến hành trước khi ra quyết định kinh doanh giúp đánh giá
tình hình thực hiện mục tiêu, kế hoạch sản xuất đề ra, đồng thời đánh giá khả năng,
trình độ tổ chức sản xuất và quản lí việc sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào. Vì vậy,
nó có những ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp:
-

Là công cụ giúp các nhà quản trị đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu

kinh doanh, những khả năng tiềm tàng và cơ hội cải tiến cơ chế hoạt động kinh doanh
trong tương lai. Từ đó đưa ra các mục tiêu kinh doanh mới một cách có hiệu quả, phù
hợp với thực tiễn doanh nghiệp.
4


-

Là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro có thể

dự báo được
- Tài liệu Phân tích kết quả kinh doanh còn cần thiết với các đối tượng ngoài
doanh nghiệp. Cung cấp thông tin giúp các ngân hàng, nhà đầu tư đưa ra quyết định
đầu tư, cho vay hoặc bán chịu một cách hợp lý. Đồng thời để Nhà nước có các biện
pháp kiểm soát kinh tế, hoạch định chính sách vĩ mô thích hợp.
1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.2.1. Một số chỉ tiêu trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền được và sẽ được thu do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Gồm có: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ, doanh thu thuần, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác (TS. Lưu Thị
Hương, 2010).
• Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được và sẽ
thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm hàng
hóa; cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm
bên ngoài giá bán (nếu có).
Được xác định theo công thức: G = ∑qi pi
Trong đó:
qi: khối lượng sản phẩm hàng hóa,dịch vụ loại i mà doanh nghiệp cung cấp trong kì
pi: giá bán đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i i= {1,...,n}
• Doanh thu thuần: phản ánh doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ khi đã trừ
các khoản giảm trừ bao gồm: Chiết khấu thương mại, Giảm giá hàng bán, Hàng hóa bị
trả lại hay thuế tiêu thụ đặc biệt.
• Doanh thu từ hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập có được từ hoạt động
tài chính doanh nghiệp như góp vốn liên doanh. Lãi tiền gửi/cho vay, thu nhập từ mua
bán chứng khoán, chuyển nhượng tài sản, chênh lệch khi mua bán ngoại tệ...
Chi phí
Chi phí của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao
động thực tế và chi phí khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản
xuất trong một thời kỳ nhất định có thể là tháng, quý, năm. Chi phí sản xuất kinh
doanh rất đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều loại khác nhau tùy theo đăc điểm vận
động: chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất, chi phí tài chính, chi phí khác (TS. Lưu
Thị Hương, 2010).
5


• Chi phí sản xuất bao gồm chi phí cho lao động (tiền lương, các khoản phụ
cấp…) chi phí cho nguyên liệu sản xuất, chi phí sản xuất chung…
• Chi phí ngoài khâu sản xuất: bao gồm chi phí bán hàng, marketing, chi phí
quản lí doanh nghiệp…

• Chi phí cho hoạt động tài chính gồm: các khoản chi cho hoạt động góp vốn liên
doanh, đầu tư, mua bán chứng khoán…
Để tính toán các chỉ tiêu về chi phí, ta có thể sử dụng một số công thức như sau:
• Tỷ suất giá vốn hàng bán và doanh thu thuần: cho biết trong tổng số doanh thu
thuần thu được thì giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu phần trăm. Tỷ suất giá vốn hàng
bán trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ việc quản lí các chi phí giá vốn hàng bán
càng hiệu quả và ngược lại.
Công thức: Tỷ suất giá vốn hàng bán =

x 100

• Tỷ suất chi phí quản lí trên doanh thu thuần:là tỷ lệ phần trăm của chi phí bán
hàng trong tổng số doanh thu thuần
Công thức:

• Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu thuần: là tỷ lệ phần trăm giữa chi phí
tài chính trong tổng doanh thu thuần
Công thức:
Hai chỉ số trên cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thì phải bỏ ra bao nhiêu
đồng chi phí quản lí kinh doanh và bao nhiêu đồng chi phí tài chính. Hai tỷ suất này
nhỏ chứng tỏ hiệu quả trong việc quản lí chi phí của doanh nghiệp càng cao và ngược
lại.
Lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Đây là kết quả tài chính cuối cùng của
hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ đồng thời là một chỉ tiêu chất lượng để đánh
giá mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh đó (TS. Lưu Thị Hương,
2010).
Lợi nhuận = doanh thu - chi phí
6



Ngoài ra, còn một số chỉ tiêu chính về lợi nhuận được sử dụng trong Báo cáo tài chính
của doanh nghiệp đó là:
• Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần- Gía vốn hàng bán
• Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần+ Doanh thu từ hoạt
động tài chính- Chi phí tài chính- Gía vốn hàng bán- Chi phí bán hàng- Chi phí quản lí
doanh nghiệp
• Lợi nhuận từ hoạt động kinh tế khác = Thu nhập của hoạt động khác- Chi phí
của hoạt động khác- Thuế gián thu (nếu có)
• Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế- Thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.2.2. Nhóm các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh
Nhóm chỉ tiêu phản ảnh khả năng thanh toán
• Hệ số thanh toán ngắn hạn (tỷ số lưu động): là công cụ đo lường khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này tăng lên có thể tình hình tài chính được cải thiện
tốt hơn hoặc có thể do hàng tồn kho bị ứ đọng.
Công thức:

(Lần)

• Hệ số thanh toán nhanh: được coi là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả
năng thanh toán. Nó phản ánh rằng nếu không bán hết hàng tồn kho thì khả năng
thanh toán của doanh nghiệp ra sao. Bởi vì hàng tồn kho khống phải nguồn tiền mặt
tức thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán
Công thức:

(Lần)

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:
• Suất sinh lợi của tài sản (ROA): nghĩa là một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu

đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bố và quản lý tài
sản càng hợp lý và hiệu quả. ROA càng cao khi hệ số lãi ròng càng cao và số vòng
quay tài sản càng cao.
Công thức:
• Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE): cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo
ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu.
7


Công thức:
1.1.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
một doanh nghiệp và trong số đó có các nguyên nhân xuất phát từ chính phía doanh
nghiệp. Việc lượng hóa và đi vào phân tích các yếu tố tài chính có ý nghĩa lớn để các
doanh nghiệp có thể tìm ra phương pháp đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, góp
phần tăng sản lượng cũng như doanh thu và lợi nhuận của mình. Các nhân tố bên
trong của doanh nghiệp gồm những yếu tố sau đây:
Bộ máy quản trị doanh nghiệp: Bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu bộ máy quản trị
được tổ chức với cơ cấu phù hợp, linh hoạt, có sự phân tầng rõ ràng, cơ chế phối hợp
hành động hợp lý, đội ngũ quản trị viên có năng lực thì hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp đó sẽ đạt hiệu quả cao.
Các yếu tố về lao động và tiền lương: lao động là một trong những yếu tố đầu
vào quan trọng nhất, lao động luôn tham gia vào mọi quy trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh
lao động thì tiền lương và thu nhập của người lao động cũng ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên chi

phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó còn tác động tới tâm lý người
lao động trong doanh nghiệp.
Nguồn vốn của doanh nghiệp: doanh nghiệp với nguồn vốn lớn thì không những
đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và
ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp
dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, thực trạng nguồn vốn của doanh nghiệp ảnh hưởng
trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh,
tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp...Vì vậy tình hình nguồn vốn
tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.
Vị trí và loại hình doanh nghiệp: vị trí địa lý của một doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp sản xuất có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất. Cụ thể, khi
cơ sở sản xuất được đặt gần vùng nguyên liệu, sản phẩm đầu vào thì sẽ rất thuận lợi
8


về mặt giao thông, tiết kiệm chi phí vận chuyển và giảm thời gian lưu chuyển hàng
hóa. Từ đó, sẽ giúp giảm giá thành, các doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất cao
hơn. Yếu tố tiếp theo cũng có ảnh hưởng rất lớn đó là loại hình doanh nghiệp hay hình
thức sở hữu của doanh nghiệp: trong trường hợp của các doanh nghiệp ở Việt Nam,
các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoạt động hiệu quả hơn vì họ không bị giới
hạn nguồn vốn vay dưới sự bảo hộ của Nhà nước, thuận lợi cho đầu tư phát triển công
nghệ mới nhằm tăng năng suất.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D: là một trong những hoạt động quan
trọng hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh- một trong những chìa khóa
thành công của nhiều tập đoàn, công ty trên thế giới, giúp cải thiện vị thế và góp phần
tăng doanh số của các doanh nghiệp. Nguyễn Trường Sơn (2011) chỉ ra rằng hoạt
động R&D sẽ giúp hiệu quả kinh doanh khả quan hơn trong tương lai và góp phần cải
thiện hiệu quả sản xuất. R&D là bí quyết để doanh nghiệp trở nên khác biệt và đạt
hiệu quả sản xuất cao trong dài hạn, chỉ có hoạt động R&D mới tạo tiền đề, cơ sở cho

việc nâng cao năng suất lao động, giá trị sản phẩm từ đó nâng cao năng lực cạnh
tranh.
Ngoài ra còn nhiều các yếu tố khác như độ tuổi của doanh nghiệp, trình độ học
vấn của chủ doanh nghiệp, môi trường trong doanh nghiệp, cơ sở vật chất, kỹ thuật và
công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, nguyên vật liệu và công tác tổ chức đảm bảo
nguyên vật liệu, đặc tính của sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm và các
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ phía chính phủ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong điều kiện cho phép của cơ sở dữ liệu thu thập được, tác giả sẽ tập trung
nghiên cứu các yếu tố về chi phí và lợi nhuận và ảnh hưởng của các yếu tố đó lên hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3.

Phương pháp nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nó liên quan đến nhiều
yếu tố khác nhau, và phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.
Do đó, khi nghiên cứu hiệu quả kinh doanh, sẽ có rất nhiều hướng nghiên cứu khác
nhau tùy thuộc vào các yếu tố kinh tế xem xét. Cụ thể, khi xem xét các yếu tố đầu vào
là các yếu tố truyền thống như: vốn, lao động, quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh
nghiệp… thì phương pháp nghiên cứu dựa trên Hiệu quả kỹ thuật (TE) được sử dụng.
9


Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu cỡ mẫu lớn và kết quả thu được là một con số về
hiệu quả kỹ thuật nên việc xem xét tỉ mỉ để nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh tế
là tương đối khó khăn. Vì vậy, phương pháp nghiên cứu hiệu quả hoạt động sản xuất
dựa vào các nhóm chỉ số tài chính được sử dụng và nghiên cứu rộng rãi hơn tại các
doanh nghiệp, giúp đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, kế hoạch sản xuất đề ra.
Đồng thời đánh giá khả năng, trình độ tổ chức sản xuất và quản lí việc sử dụng hiệu

quả các yếu tố đầu vào tại doanh nghiệp đó.
Các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất
quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ…
Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài
chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét
“sức khỏe” của doanh nghiệp. Đồng thời thời có thể phát hiện ra các quy luật kinh
doanh, điểm mạnh hay điểm yếu trong giai đoạn phân tích. Từ đó, đưa ra dự báo, kế
hoạch, chính sách phù hợp cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Các tỷ số
cần phải được so sánh giữa các thời kỳ trong cùng một công ty để thấy được công ty
đang tăng trưởng hay suy giảm, và với các công ty trong cùng ngành để thấy công ty
đó hoạt động tốt hay xấu so với mức trung bình của ngành.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thường dựa vào nhóm gồm các chỉ số
sau:
Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ doanh thu
Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí
Nhóm chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận
Nhóm chỉ tiêu tài chính khác
Với cơ sở dữ liệu có được từ BCTC của doanh nghiệp, giai đoạn 2012- 2014, Em
-

xin tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào nhóm các
chỉ số tài chính.
1.2. Các nghiên cứu trước đây
Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh, có
rất nhiều tác giả đã có những nghiên cứu với các quy mô khác nhau về đề tài này với
các đối tượng khác nhau và sau đó đề xuất các phương hướng cụ thể để nâng cao hiệu
quả cho doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, năm 2009, Phạm Thị Minh Ngọc đã thực hiện
phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty xuất khẩu nông sản thực phẩm
Cần thơ, sử dụng các chỉ tiêu trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của

10


doanh nghiệp như chỉ tiêu đánh giá về doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Đồng thời đưa ra
các khuyến nghị giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả sản xuất. Lê Thị Thúy Hằng
(2009) trong nghiên cứu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần tủy sản Minh Hải sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số tài chính
để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và cho rằng tình hình sản xuất
của công ty tuy có hiệu quả nhưng mức độ biến động lớn. Nghiên cứu theo hướng
này cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác. Ths. Hồ Thị Khánh
Vân trong nghiên cứu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần PVI (2012) đã
sử dụng nhóm các chỉ số tài chính: khả năng sinh lời, chỉ số giá thị trường, hệ số quản
lý nợ, tỉ số quản lý tài sản… để đánh giá hoạt động của công ty PVI và đã đưa ra kết
luận công ty có tình hình hoạt động kinh doanh trong năm hiệu quả. Bài nghiên cứu
phân tích tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty Kinh Đô của Võ Quốc Huy sử
dụng hai chỉ số phân tích chính đó là kết quả sản xuất kinh doanh và phân tích tình
hình tài chính của công ty. Ngoài ra, tác giả còn kết hợp phân tích môi trường kinh
doanh và quy trình quản trị chiến lược của Kinh Đô để đưa ra những kết luận chính
xác nhất về tình hình hoạt động tại công ty.
Không chỉ riêng các nghiên cứu trong nước mà ở nước ngoài cũng có rất nhiều
nghiên cứu được thực hiện về để phân tích hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. James
T.Shannon (1998) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá về năng suất, chi phí và hiệu quả
hoạt động của 35 nhà thầu khai thác gỗ ở đông nam nước Mỹ, sử dụng hai phương
pháp phân tích chính là bao giữ liệu DEA và các chỉ số đánh giá hoạt động sản xuất
(chi phí, năng suất…) kết quả cho thấy hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp giảm
dần qua từng năm. Mối quan hệ giữa năng suất và lợi nhuận được thể hiện qua chi phí
cận biên và phân tích tình hình thực hiện doanh thu của các nhà thầu. Trong một
nghiên cứu khác của James P.Oko năm 2013 đăng trên Stellar về nâng cao hiệu quả
sản xuất của ngành thực phẩm, tác giả cho rằng cần tối đa việc sử dụng nguyên liệu
đầu vào, kiểm soát chi phí và quản lí về lao động để có được hiệu quả cao nhất.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng việc nghiên cứu và ước lượng hiệu quả sản xuất
được thực hiện trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các ngành khác nhau
từ sản xuất nông nghiệp xuất khẩu, thực phẩm đến các ngành dịch vụ... Việc nghiên
cứu hiệu quả sản xuất nói chung sẽ ngày càng phổ biến trên những quy mô lớn hơn
nữa và được ứng dụng rộng rãi để làm những cơ sở khoa học thực nghiệm trong việc
11


giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết sách đúng đắn và phù hợp để nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

12


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN AGREXPORT
2.1. Giới thiệu chung về công ty Agrexport
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm
Hà Nội hay còn gọi là Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội
(Agrexport HaNoi., Co Ltd) tọa lạc tại số 6 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố
Hà Nội.
-

Điện thoại: (04) 3825 3543
Fax: (04) 3825 9170
Email:
Website: www.agrexport.vn
Mã số thuế: 001100001310 tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Vietcombank.

2.1.1. Quá trình hình thành công ty
Được thành lập ngày 12.07.1995 theo quyết định số 518/NN-TCCB với số vốn
điều lệ là 16,400,000,000 đồng ( Mười sáu tỷ bốn trăm triệu VNĐ), Công ty
Agrexport Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn. Tiền thân là Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam thành
lập năm 1963.
Thời kì đầu thành lập (1963-1975), công ty hoàn thành rất tốt nhiệm vụ xuấtnhập khẩu với trên 100 các sản phẩm xuất khẩu, riêng gạo đạt 15-20 vạn tấn (Phòng
Hành chính, Tổng hợp- Báo cáo sản xuất Công nghiệp). Các mặt hàng nhập khẩu là
các mặt hàng mà Việt Nam được nhận viện trợ như gạo, ngô, đậu tương, thịt lợn, mì
chính…
Giai đoạn tiếp theo đến năm 1994, công ty Agrexport là công ty độc quyền kinh
doanh hàng nông sản do cơ chế tập trung bao cấp của Nhà nước. Nhưng đến năm
1994, do sự chuyển hướng của thời kì mở cửa và cơ chế thị trường, công ty đã hoàn
toàn phải tự cân đối tài chính trong kinh doanh bao gồm: thu nhập của cán bộ công
nhân viên, khấu hao tài sản, khoản nộp ngân sách…
Giai đoạn 1995-1998, sau khi được đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu nông
sản thực phẩm Hà Nội và thực hiện chủ trương Chuyên môn hóa của Nhà nước, công
ty Agrexport đã dần chuyển giao một số mặt hàng sang cho các đơn vị quản lý chuyên
13


ngành như lương thực cho Bộ lương thực thực phẩm, Cà phê chuyển sang cho Liên
hiệp xuất nhập khẩu Cà phê Việt Nam ( Nay được gọi là Hiệp hội Cà phê- Cacao Việt
Nam) và thực tế công ty đã thích ứng rất tốt với tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu đạt từ
45- 50% tổng kim ngạch. Ngoài các mặt hàng truyền thống như lạc, đậu, phân bón,
thuốc trừ sâu, công ty đã mở rộng xuất nhập khẩu các mặt hàng khác như hạt tiêu, hạt
điều, đường kính…và duy trì đến thời điểm hiện tại.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2013- 2014, Công ty bước vào thời
kỳ tái cơ cấu, cổ phần hóa công ty. Việc này có ảnh hưởng ít nhiều đến bộ máy vận
hành và hoạt động toàn công ty. Tuy nhiên, công ty đã khẳng định được vị thế của

mình trên thị trường, chiếm được lòng tin của khách hàng trong nước cũng như khu
vực và trên Thế giới.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
2.1.2.1. Chức năng
Công ty Agrexport hoạt động theo phương thức nhập khẩu trực tiếp và xuất khẩu
ủy thác (Hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức thuê và nhận làm dịch vụ xuất
nhập khẩu hoạt động này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc
nhập khẩu giữa các doanh nghiệp, phù hợp với những qui định của pháp lệnh hợp
đồng kinh tế). Các mặt hàng của Công ty là những mặt hàng nông sản, thực phẩm xuất
nhập khẩu được Nhà nước cho phép theo danh mục hạn ngạch do Thủ tưởng chính
phủ phê duyệt.
Là một đơn vị trực thuộc bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Agrexport đã
được tạo điều kiện để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, đồng thời đầu tư và nhập khẩu
những mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phát huy tính chủ đạo của nền kinh tế
quốc doanh, tích tụ và phát triển vốn cho doanh nghiệp.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Với các chức năng của một công ty xuất nhập khẩu, Agrexport có những nhiệm
vụ cơ bản như sau:
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí và mục đích thành lập
- Tuân thủ pháp luật, hoạch toán đúng theo các quy định của luật pháp.
- Tổ chức xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về mua bán, chế biến, vận
chuyển, bảo quản và xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản thực phẩm
- Trên cơ sở các văn bản nhà nước của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
để liên kết các cơ sở trong và ngoài nước, đảm bảo tự hạch toán kinh doanh và đem lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
14


- Cùng với các đơn vị trong và ngoài ngành tổ chức nghiên cứu, tìm tòi xây
dựng, tạo thị trường và nguồn hàng ổn định.

- Tham gia đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trên cơ sở tự chủ về
tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị điều hành của công ty Agrexport Hà Nội bao
gồm:
- Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và một Phó giám đốc, có nhiệm vụ lãnh
đạo, quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Phó giám đốc phụ
trách kinh doanh có trách nhiệm xét duyệt các dự án kinh doanh, giải quyết các công
việc phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra, giám
sát, đôn đốc các phòng ban quản lý, thực hiện các hợp đồng do Giám đốc hoặc Phó
giám đốc đã kí.
- Phòng tổ chức hành chính tổng hợp: quản lý nhân sự, xử lý các vấn đề về tiền
lương, tiền thưởng, bảo hiểm và các chế độ chính sách. Phòng còn phụ trách giải
quyết giấy tờ, công văn, thư từ và các quan hệ bên ngoài của công ty. Ngoài ra còn có
các vấn đề liên quan đến vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Phòng tài chính- kế toán: có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là giúp ban giám đốc
kiểm tra, quản lí, chỉ đạo và điều hành các hoạt động tài chính của công ty và các đơn
vị cơ sở. Đồng thời tiến hành các hoạt động quản lý, tính toán hiệu quả trong kinh
doanh; cân đối giữa vốn và nguồn vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất
kinh doanh và chủ động tài chính của công ty
- Các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu: là các phòng kinh doanh XNK, kinh
doanh nội địa, kinh doanh kho thuộc văn phòng công ty. Trưởng các phòng kinh
doanh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh, từ khâu tìm
kiếm thị trường, bán hàng hóa và chăm sóc khách hàng đến khi kết thúc dịch vụ.
- Các đơn vị chi nhánh, nhà máy, xí nghiệp
• Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: lưu, cho thuê kho bãi xuất nhập khẩu khu vực TP.
Hồ Chí Minh
• Chi nhánh Hải Phòng: lưu, cho thuê kho bãi xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội
• Nhà máy Bắc Giang: thu mua, tạo nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến
nông sản thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang

• Xí nghiệp Vĩnh Hòa: thu mua, chế biến nông sản, lâm sản phục vụ xuất khẩu.
2.1.4. Ngành nghề kinh doanh
Với nghiệp vụ chính là xuất- nhập khẩu, công ty hoạt động dựa trên các ngành
nghề, sản phẩm mà Nhà nước cho phép trong giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, do
15


định hướng chuyên môn hóa của Nhà nước mà hiện nay, công ty chủ yếu xuất nhập
khẩu các mặt hàng rau quả và nông sản. Ngoài ra thực hiện một số hoạt động dịch vụ
khác.
2.1.4.1. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Hiện nay, Agrexport chủ yếu thu mua và xuất khẩu các loại rau, củ, quả: dưa
chuột đóng lọ, măng tre đóng lọ, dứa miếng đóng hộp, dứa khoanh đóng hộp, vải thiều
đóng hộp, cà chua đóng lọ…với tỉ trọng xuất khẩu trung bình khoảng 70%. Đặc biệt,
các mặt hàng nông sản đang được công ty trú trọng phát triển mạnh như hạt tiêu, điều
nhân, lạc, sắn, quế, hoa hồi, cơm dừa..
Từ tháng 6.2015, công ty đang nghiên cứu thị trường và phát triển thêm một loại
cây trồng nữa là củ khoai bột nhằm đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, nâng cao hiệu
quả kinh doanh cho công ty.
2.1.4.2. Hoạt động nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu của công ty chủ yếu là các mặt hàng phục vụ sản xuất nông
nghiệp và tiêu dùng. Ngoài ra, các sản phẩm đồ gia dụng: Xoong, chảo chống dính,
bình đun nước siêu tốc, máy hàn, máy cắt, động cơ điện, điều hào, thang máy gia
đình…
2.1.4.3. Hoạt động dịch vụ khác
Ngoài các hoạt động xuất nhập khẩu, công ty Agrexport còn triển khai thêm một
số hoạt động dịch vụ nhờ vào nguồn lực có sẵn của công ty: hoạt động tư vấn, cho
thuê văn phòng, kho bãi; giao nhận vận tải và kinh doanh thương mại… Nhằm tận
dụng mọi nguồn lực, tránh lãng phí và đem lại cho công ty một khoản thu nhập lớn
khác ngoài hai hoạt động chính ngạch.


2.2.

Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty

Agrexport
Đơn vị thực tập Công ty Agrexport là một doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Theo
quy định tại Thông tư số 158/2013/TT-BTC, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước căn cứ
vào các chỉ tiêu sau: Doanh thu và thu nhập khác; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu; nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn; tình hình chấp hành chế
16


độ, chính sách pháp luật, tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ cung ích. Trong giới
hạn của đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
qua bốn nhóm chỉ tiêu chính:
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh doanh thu
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận
- Một số chỉ tiêu tài chính khác
2.2.1. Đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất tại công ty
Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội là một trong những doanh
nghiệp có bề dày lịch sử và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xuất- nhập khẩu.
Với gần 200 nhân viên tại trụ sở chính và các tỉnh thành, công ty đang dần tiến hành
chuyên môn hóa chức năng hoạt động của các cơ sở để đạt được hiệu quả kinh tế cao
nhất. Với các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ đạo là nông sản và rau quả, hoạt động sản
xuất khi doanh của công ty cũng chịu khá nhiều biến động do ảnh hưởng của điều
kiện tự nhiên, thị hiếu khách hàng thay đổi qua từng năm. Chính vì vậy, công ty luôn
có các phương pháp nghiên cứu thị trường phù hợp, bắt kịp xu thế và thực hiện tốt kế

hoạch, mục tiêu kinh doanh đề ra.
Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp
nhà nước, hoạt động kinh doanh của Agrexport đã gặp phải không ít khó khăn. Không
những về tình hình nguồn vốn, kí kết các hợp đồng kinh doanh mà còn ngay trong nội
bộ doanh nghiệp, khi các cán bộ, công nhân viên chưa hoàn toàn thích nghi với phong
cách cũng như những thay đổi trong quy định hoạt động của loại hình doanh nghiệp
mới. Dù vậy, số liệu khách quan vẫn cho thấy Agrexport đã và đang hoạt động tốt và
có được những thành quả nhất định trong những năm gần đây.

17


Bảng 2.1: Hiệu quả hoạt động của công ty
Đơn vi: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
Tốc độ tăng doanh thu (%)
Chi phí
Tốc độ tăng chi phí (%)
Lợi nhuận sau thuế
Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế (%)

2012
47.168.678
76.893.758
59.735.367
-

2013
35.497.564

-24%
13.209.990
-82%
1.851.959
-96%

2014
64.254.871
81%
21.391.828
62%
1.434.432
22.5%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh- Phòng kế toán
Do giai đoạn quan sát hiệu quả của hoạt động kinh doanh tại công ty ngắn (20122014) nên tác giả chưa thể đưa ra kết luận chính xác về hiệu quả kinh doanh của công
ty. Tuy nhiên, từ bảng số liệu trên, ta có thể đưa ra một số đánh giá sơ bộ về tình hình
kinh doanh của công ty như sau:
Trong giai đoạn nghiên cứu, tình hình hoạt động của công ty có nhiều biến động.
Từ năm 2012 sang 2013, tất cả các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận đều
giảm sau đó lại tăng vọt vào năm sau. Cụ thể, tổng doanh thu của Agrexport giảm
mạnh từ năm 2012-2013 từ 47 tỷ xuống còn 35 tỷ (24%), sau đó lại tăng đột biến vào
năm 2014 đạt 64 tỷ (tăng 81%). Tình hình sử dụng chi phí cũng tương tự khi sụt giảm
82% năm 2013 và đến năm 2014 lại tăng mức sử dụng chi phí lên 62% so với năm
trước. Trong khi đó, tổng lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 59 tỷ năm 2012 thì đến
năm 2013 chỉ còn gần 2 tỷ VNĐ và giảm nhẹ ở năm 2014.
Kết hợp với thực tế và quan sát của tác giả trong thời gian thực tập tại Agrexport
để lý giải cho sự chênh lệch rất lớn này, tác giả cho rằng đây là giai đoạn biến động
nhất trong thời kỳ 10 năm trở lại đây của công ty. Do đầu năm 2013, Agrexport bước
vào thời kỳ tái cơ cấu và cổ phần hóa. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến lực

lượng lao động và đặc biệt là các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì thế mà doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm mạnh, chi phí sử dụng cho
sản xuất cũng giảm theo. Năm 2014, khi Công ty đã dần thích ứng với sự thay đổi,
cùng với nỗ lực của Ban quản trị trong việc hoạch định phương hướng kinh doanh cho
công ty thì doanh thu và lợi nhuận đã tăng trở lại một cách nhanh chóng.
Tuy đối mặt với thời kỳ khó khăn như năm 2013, nhưng Công ty TNHH xuất
nhập khẩu rau quả, nông sản Hà Nội vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và
giải quyết được khó khăn trước mắt. Vì vậy, hàng năm công ty vẫn đảm bảo số tiền
18


nộp vào ngân sách nhà nước; thuê thêm nhân công, lao động phục vụ cho quá trình
sản xuất, tái thiết công ty. Hơn nữa, hệ số lương hàng năm của công ty vẫn tăng, đảm
bảo người lao động có điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần phục vụ cho quá
trình lao động và tái sản xuất sức lao động.
Bảng 2.2: Khái quát tình hình của công ty
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
Tổng lợi nhuận trước thuế
Số lượng người lao động
Thu nhập bình quân đầu người

2012
132.401.543
80.462.795
59.735.367
155
5.530


2013
55.043.300
28.762.432
1.851.959
176
5.860

2014
55.043.300
28.938.667
1.434.432
185
6.323

Nguồn: Báo cáo tài chính- Phòng kế toán; Báo cáo tổng hợp- Phòng hành chính
Như vậy, tuy gặp nhiều khó khăn và biến động trong giai đoạn được phân tích,
công ty Agrexport vẫn duy trì ổn định được hoạt động sản xuất cũng như xuất nhập
khẩu và đang dần khắc phục thành công những khó khăn trước mắt, đưa đơn vị quay
lại quỹ đạo hoạt động và bước đầu đạt được các kế hoạch, mục tiêu đặt ra.
2.2.2. Phân tích dựa trên các chỉ tiêu phản ánh mức độ hiệu quả của hoạt
động sản xuất, kinh doanh
2.2.2.1. Dựa trên tình hình thực hiện doanh thu
Như đã nêu ở trên, sau khi thực hiện chủ trương chuyên môn hóa của nhà nước,
hiện nay Agrexport chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với mặt hàng rau
quả và nông sản là chủ yếu. Việc chuyên môn hóa trong quá trình sản xuất đã đem lại
cho công ty rất nhiều lợi ích trong việc nâng cao sản lượng và hiệu quả kinh doanh.

19



Bảng 2.3: Doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh chính
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
2012
Xuất khẩu
2.721
Nhập khẩu
18.608
Tổng kim ngạch
21.329
Mức độ hoàn thành
175,2%
Nguồn: Phòng hành chính- tổng hợp

2013
2.683
19.566
22.249
179,4%

2014
9.157
11.607
20.224
174,1%

Bảng 3 cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cũng có xu hướng biến
động tương tự như tình hình doanh thu, chi phí. Cụ thể, năm 2013 khi bước vào giai
đoạn khó khăn kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm khoảng 100 triệu USD. Tuy

nhiên, tình hình này đã được khắc phục hoàn toàn khi kim ngạch xuất khẩu tăng gấp
gần bốn lần trong năm 2014. Có được điều này, công ty đã đầu tư rất nhiều sức người
và sức của trong việc phân tích và mở rộng thị trường (Theo Báo cáo định hướng
XNK của công ty Agrexport). Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì ổn định kim ngạch xuất
khẩu các mặt hàng chính như dưa chuột, chôm chôm, thanh long, vải thiều, cà chua
đặc biệt là cao su và nhân điều (chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu). Gía trị
hàng hóa nhập khẩu giai đoạn 2012-2014 biến động không nhiều do các mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng đồ gia dụng, sản phẩm nông nghiệp…nên nhu cầu
và thị hiếu của khách hàng không có sự thay đổi lớn. Trong giai đoạn nghiên cứu,
Agrexport luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh doanh đã được đặt ra đầu kỳ, vì
vậy có thể nói rằng hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty đang diễn ra khá thuận lợi.
Chi tiết hơn vào hoạt động kinh doanh của công ty là các mặt hàng nông sản xuất
khẩu chủ đạo:
Bảng 2.4: Doanh thu theo nhóm mặt hàng
Đơn vị: Nghìn đồng
Mặt hàng
Nhân điều
Cao su
Đồ gỗ
Mặt hàng khác

2012
Giá trị
Tỷ trọng
1.232.308
44,7%
828.752
30,1%
480.871
17,44%

119.000
7,8%

2013
Giá trị
Tỷ trọng
1.898.073 52,76%
819.384
22,78%
351.901
9,78%
528.055
14,68%

2014
Giá trị
Tỷ trọng
1.928.248
35,03%
3.201.883
58,17%
27.104
0,49%
346.650
6,31%

Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu- phòng Hành chính- Tổng hợp
Nhìn chung, doanh thu của các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo qua từng năm đều
tăng và tỉ trọng của các mặt hàng có sự thay đổi. Tuy nhiên, do số lượng các sản phẩm
chủ đạo không quá lớn nên sự biến động là không nhiều.

20


Năm 2012, nhân điều là mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm tới 45% và mang lại
doanh thu rất lớn cho công ty. Tiếp sau đó là cao su chiếm 30% và đồ gỗ chiếm
17.44%. Năm 2013 và 2014 chứng kiến sự thay đổi vị trí của các mặt hàng chủ lực khi
cao su thay thế nhân điều trở thành mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, đạt 58% và
mang lại giá trị hơn ba tỷ VNĐ. Riêng sản phẩm đồ gỗ, giá trị xuất nhập khẩu giảm
dần qua từng năm (17% năm 2012 và 0.5% năm 2014). Thực tế cho thấy, nguyên nhân
chính của việc giảm sút tỉ trọng xuất khẩu mặt hàng nông sản (nhân điều) tại công ty
là do sự ra đời của nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực, ngành nghề. Hơn
thế nữa, mặt hàng nông sản như nhân điều lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố thời
tiết, mùa vụ, thổ nhưỡng…điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần nắm được chu kì,
mùa vụ của cây trồng để có thể đạt được mức sản lượng cao với chất lượng sản phẩm
tốt nhất. Hai mặt hàng đồ gỗ và nhân điều có xu hướng xuất khẩu giảm còn thể hiện rõ
một quy luật trong kinh doanh: Hàng bán ra cần thỏa mãn các yêu cầu của khách
hàng. Hiện nay, thị hiếu của người tiêu dùng vô cùng đa dạng và phong phú, vì thế
yêu cầu của họ về chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng khắt khe hơn, làm cho sản
lượng xuất khẩu giảm đặc biệt là các đồ chế tác yêu cầu tính chính xác, tinh xảo cao
như đồ gỗ.
Các mặt hàng trên của công ty đã được biết đến trên rất nhiều thị trường khác
nhau như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc. Với chủ trương nghiên cứu, mở rộng thị
trường xuất khẩu mới, chuyển hướng từ các thị trường nhỏ sang các thị trường lớn để
đạt được hiệu quả xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, đến nay Agrexport đã có mặt trên
16 thị trường lớn nhỏ: Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Ấn Độ, Singapore, Đức, Bỉ, Hà Lan, Anh , Pháp…Tuy nhiên, giá trị doanh thu đem lại
từ thị trường Asean, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, EU là lớn nhất.

21



×