Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

SÁCH THAM KHẢO TRẮC NGHIỆM 63 TỈNH, THÀNH PHỐ của VIỆT NAM có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.18 KB, 108 trang )

TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP 63 TỈNH, THÀNH PHỐ CỦA
VIỆT NAM – CÓ ĐÁP ÁN
Trung du và miền núi phía Bắc
PHầN HỏI

1. Làng Thổ Hà của Bắc Giang được biết đến với nghề thủ công truyền thống nào?
a.
Làm nón
b.
Đúc đồng
c.
Làm gốm
2. Chợ tình nào thuộc tỉnh Hà Giang?
a.
Sapa
b.
Khau Vai
c.
Bắc Hà
3. Núi Fansipan cao nhất Việt Nam ở Lào Cai. Tên của núi có nghĩa là?
a.
Núi trời
b.
Phiến đá lớn
c.
Núi cao
4. Bắc Giang có rừng nguyên sinh nào?
a.
Khe Hó
b.
Khe Rỗ


c.

Khe Sanh

5. Hồ nước nào nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?
a.

Hồ Kẻ Gỗ

b.

Hồ Nước Mặn

c.

Hồ Núi Cốc

6. Món rêu đá là đặc sản của tộc người nào ở Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái?
a.

Nùng

b.

Mường

c.

Thái



7. Khu du lịch Khuôn Thần thuộc huyện nào của tỉnh Bắc Giang?
a.

Lục Ngạn

b.

Yên Thế

c.

Văn Giang

8. Đền Đuổm của Thái Nguyên thờ nhân vật nào?
a.

Dương Tự Minh

b.

Trần Nhật Duật

c.

Chàng Cốc

9. Đặc sản của Phú Thọ là?
a.


Bưởi Phúc Trạch

b.

Bưởi Đoan Hùng

c.

Bưởi Năm Roi

10. Lễ hội nào là của dân tộc Mường ở Hòa Bình?
a.

Lễ khẩn chiêm

b.

Hội cầu mưa

c.

Hội xéc bùa

11. Đặc sản của tỉnh Thái Nguyên là?
a.

Chè

b.


Kẹo chuối

c.

Rượu trái cây

12. Thác Đầu Đẳng của Cao Bằng chảy qua dòng sông nào?
a.

Sông Gâm

b.

Sông Năng

c.

Sông Lô

13. Trà đặc sản của tỉnh Hà Giang là?
a.

Ô Long

b.

Chè đắng

c.


Shan Tuyết

14. Hồ nào sau đây của Cao Bằng là một trong 36 hồ đẹp nhất Việt Nam?
a.

Hồ Núi Cốc


b.

Hồ Hang Then

c.

Hồ Bản Lác

15. Bản mường nào dưới đây thuộc tỉnh Lai Châu?
a.

Bản Lát

b.

Bản Sìn Hồ

c.

Bản Phủ

16. Hình ảnh biểu tượng cho ngành du lịch Quảng Ninh là?

a.

Hòn Gà Chọi

b.

Hòn Đỉnh Hương

c.

Núi Bài Thơ

17. Chùa Hang của Thái Nguyên còn được biết đến với tên gọi?
a.

Yên Viên Tự

b.

Động Tiên

c.

Tiên Lữ Động

18. Đèo nào dài nhất Tây Bắc và thuộc tỉnh Điện Biên?
a.

Đèo De


b.

Đèo Pha Đin

c.

Đèo Lũng Lô

19. Tại ải Chi Lăng thuộc Lạng Sơn, tên tướng nào của nhà Minh từng bị tiêu diệt?
a.

Vương Thông

b.

Liễu Thăng

c.

Mã Anh

20. Cao nguyên Mộc Châu của Sơn La nổi tiếng với?
a.

Bò sữa

b.

Trồng mía


c.

Chế biến cao su

21. Thành cổ Xương Giang từng ghi dấu chiến thắng của quân ta trong kháng chiến chống
giặc nào?
a.

Mông Nguyên

b.

Minh


c.

Thanh

22. Cao nguyên nào nằm trên địa phận tỉnh Hà Giang?
a.

Cao nguyên Mộc Châu

b.

Cao nguyên Đồng Văn

c.


Cao nguyên Lang Bian

23. Địa danh du lịch nổi tiếng nhất của Lào Cai là?
a.

Tam Đảo

b.

Bản Hồ

c.

Sapa

24.
Hồ
Yên Bái?

nào

a.

Hồ Thác Bà

b.

Hồ Ba Bể

c.


Hồ Núi Cốc



một

danh

thắng

nổi

tiếng

của

25. Nguyên liệu làm món dưa của người dân ở vùng trung du Phú Thọ thường là?
a.

Lá su hào

b.

Lá bắp cải

c.

Lá sắn


26. Suối nước nóng nào là điểm du lịch lý tưởng khi đến Hòa Bình?
a.

Đảnh Thạnh

b.

Mỹ Hảo

c.

Kim Bôi

27. Hồ nào dưới đây thuộc tỉnh Bắc Kạn?
a.

Hồ Ba Bể

b.

Hồ Núi Cốc

c.

Hồ Đại Lải

28. Đồng bào Tày ở Cao Bằng có món đặc sản nào?
a.

Cá muối chua


b.

Tôm rang

tỉnh


c.

Canh đắng

29. Địa danh Tiên Sơn của tỉnh Lai Châu là?
a.

Một khu chợ

b.

Một ngôi đền

c.

Một cái hang

30. Vịnh Hạ Long đã bao nhiêu lần được UNESCO phong tặng danh hiệu "Di sản thiên
nhiên thế giới"?
a.

Một lần


b.

Hai lần

c.

Ba lần

31. Sông Bạch Đằng còn có tên gọi Nôm là sông gì?
a.

Sông Kỳ Cùng

b.

Sông Mã

c.

Sông Rừng

32. Di tích nào thuộc tỉnh Điện Biên?
a.

Noọng Nhai

b.

Hang Kéo Lèng


c.

Mái đá Ngườm

33. Chọn địa danh thích hợp điền vào dấu ba chấm trong câu ca dao nói về Lạng Sơn:
"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa. Có nàng Tô Thị, có…"?
a.

Chùa Tam Thanh

b.

Hòn Vọng Phu

c.

Đào Mẫu Sơn

34. Lễ hội hoa ban của đồng bào dân tộc nào ở Sơn La?
a.

Tày

b.

Nùng

c.


Thái

35. Ngày nào kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?


a.

Ngày 5 tháng 5

b.

Ngày 7 tháng 5

c.

Ngày 9 tháng 5

36. Rượu đặc sản của tỉnh Quảng Ninh có tên là?
a.

Rượu Sạn

b.

Rượu Chán

c.

Rượu Ngán


37. Tam Đường của tỉnh Lai Châu là một?
a.

Thị trấn

b.

Thị xã

c.

Thành phố

38. Núi đôi Quản Bạ của Hà Giang còn được biết đến với tên gọi?
a.

Núi Cô Tiên

b.

Núi Bầu Sữa

c.

Núi Vợ Chồng

39. Tết Mùng Một tháng Bảy của đồng bào Nùng - Lào Cai, một món ăn không thể thiếu
là?
a.


Khoai tây luộc

b.

Xôi bảy màu

c.

Chè bưởi

40. Đến Mù Cang Chải, du khách sẽ được thưởng lãm?
a.

Rừng nguyên sinh

b.

Ruộng bậc thang

c.

Núi đá vôi xếp tầng

41. Mẫu Sơn của tỉnh Lạng Sơn nổi tiếng với đặc sản nào?
a.

Táo

b.




c.

Đào

42. Bãi biển nào của Quảng Ninh đồng thời là nơi địa đầu của Tổ quốc?
a.

Bãi Cháy

b.

Trà Cổ


c.

Vũng Đục

43. Thác nào là danh thắng của tỉnh Cao Bằng?
a.

Đầu Đẳng

b.

Thác Bà

c.


Bản Giốc

44. Thác Room chảy qua con sông nào?
a.

Sông Lô

b.

Sông Cầu

c.

Sông Đà

45. Sapa nổi tiếng với?
a.

Chợ tình

b.

Chợ hoa

c.

Chợ gạo

46. Thung lũng Tú Lệ của Yên Bái nổi tiếng với?

a.

Gạo nếp

b.

Củ từ

c.

Sắn dây

47. Pẻng rày là món ăn đặc sản nào của người Tày - Cao Bằng?
a.

Bánh nếp

b.

Bánh trứng kiến

c.

Bánh mối

48. Trên đỉnh Yên Tử có ngôi chùa làm từ chất liệu nào?
a.

Đồng


b.

Gạch

c.

Đá

49. ở Phú Thọ có khu du lịch nước khoáng mang tên?
a.

Thanh Thúy

b.

Thanh Tịnh

c.

Thanh Thủy


50. Di tích Pác Bó theo tiếng Tày có nghĩa là?
a.

Đầu nguồn

b.

Trăm nguồn


c.

Hạ nguồn

51. Tượng nàng Tô Thị nằm trên ngọn núi nào?
a.

Núi Đá Chồng

b.

Núi Nghĩa

c.

Núi Vọng Phu

52. Bản Lác thuộc huyện nào của tỉnh Hòa Bình?
a.

Mai Châu

b.

Tân Lạc

c.

Kỳ Sơn


53. Nhà máy thủy điện Hòa Bình lấy nước từ dòng sông nào?
a.

Sông Hồng

b.

Sông Đà

c.

Sông Lô

54. Vịnh Hạ Long có tất cả bao nhiêu hòn đảo?
a.

1.699

b.

1.969

c.

1.996

55. Chợ phiên Bắc Hà mang tên của?
a.


Một huyện

b.

Một loài cây

c.

Một con suối

56. Đền Hùng nằm trên ngọn núi nào của tỉnh Phú Thọ?
a.

Nghĩa Lĩnh

b.

Hùng Lĩnh

c.

Bắc Lĩnh


Phần đáp án

1. Đáp án: c. Làm gốm
Nằm bên bờ sông Cầu, làng Thổ Hà nổi danh với nghề làm gốm từ thế kỷ XIV. Thổ Hà
thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, ở vào vị trí đắc địa nên từng là một làng
nghề gốm danh thơm nức tiếng gần xa. Cùng với sự thịnh vượng của nghề gốm, bàn tay

những nghệ nhân dân gian đã xây dựng một quần thể xóm làng thuần Việt với những đình
chùa, cổng làng bề thế với lối kiến trúc cổ kính, trầm mặc mà dân dã. Gốm Thổ Hà xưa không
dùng men, cái thứ đất dẻo kỳ diệu ấy được nung cho đến tự chảy men ra, bám trên bề mặt đồ
gốm một màu nâu óng, mượt như nhung, mát lịm. Làng chỉ làm đồ gốm gia dụng, những
chum vại, tiểu sành, chĩnh chõ nổi tiếng một thời. Bề mặt đồ gốm tím sẫm, đanh lại, gõ kêu
như đánh vào thép nguội.
2. Đáp án: b. Khau Vai
Chợ tình Khau Vai thuộc tỉnh Hà Giang gắn với câu chuyện đôi trai gái yêu nhau nhưng
không nên duyên. Chợ họp phiên truyền thống vào ngày 27 tháng 3 âm lịch. Từ năm 1992 đến
nay cứ năm ngày chợ họp một lần. Đây là nơi để những đôi lứa trước kia yêu nhau nhưng
không nên duyên hàng năm đến ngày này tìm đến đây gặp nhau tâm sự, tình tự. Tan chợ mỗi
người lại một ngả về với gia đình mình.
3. Đáp án: b. Phiến đá lớn
Fansipan được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương. Núi cao 3.143m thuộc dãy núi
Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sapa khoảng 9km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai
và Lai Châu thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan",
có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh, hay phiến đá lớn. Du lịch mạo hiểm chinh phục,
khám phá Fansipan là một điều thú vị với những du khách ưa cảm giác mạnh khi tới đây.
Cùng với Phong Nha - Kẻ Bàng và vịnh Hạ Long, Fansipan nằm trong danh sách bầu chọn 7
kỳ quan thiên nhiên thế giới.
4. Đáp án: b. Khe Rỗ
Khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ thuộc xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Rừng
cấm nguyên sinh Khe Rỗ có diện tích 7.153ha với hệ thống động thực vật phong phú. Khu
rừng có 236 loài thực vật, cây lấy gỗ, 255 loài dược liệu quý, 37 loài thú, 73 loài chim, 18 loài
bò sát, đặc biệt có 7 loài thuộc loại động vật quý hiếm. Có nhiều dòng suối nước trong vắt,


chảy quanh co uốn khúc qua rừng. Đây là một khu rừng cấm nguyên sinh còn giữ được vẻ
hoang sơ rất thích hợp cho du khách tham quan và khám phá.
5. Đáp án: c. Hồ Núi Cốc

Hồ Núi Cốc thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái
Nguyên 15km về hướng tây nam. Nơi đây nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo tự bao năm nay và
bởi cả sắc màu huyền thoại của truyền thuyết nàng Công - chàng Cốc. Hồ Núi Cốc là hồ nhân
tạo, chắn ngang dòng sông Công, nằm trên địa phận huyện Đại Từ, ở trên cao lưng chừng núi.
Hồ được khởi công xây dựng năm 1993, hoàn thành cơ bản năm 1994. Hồ gồm một đập chính
dài 480m và 6 đập phụ. Diện tích mặt hồ khoảng 25km 2. Trên mặt hồ rộng mênh mông có tới
hơn 89 hòn đảo, có đảo là rừng cây xanh, có đảo là nơi trú ngụ của đàn cò, có đảo là quê
hương của loài dê, có đảo có đền Bà Chúa Thượng Ngàn, lòng hồ sâu trung bình 35m, dung
tích nước hồ khoảng 175 triệu m 3. Hồ Núi Cốc là danh thắng và là nơi nghỉ mát đẹp. Hiện nay
hệ thống nhà nghỉ và bến tắm đã được quy hoạch và xây dựng, phục vụ khách du lịch đến
thăm quan nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.
6. Đáp án: c. Thái
Trong bữa cơm đón khách của người Thái ở Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, du khách sẽ được
thưởng thức một món ăn đặc biệt làm từ rêu đá có vị bùi, thơm, ngọt, mát và tê tê cay cay.
Rêu đá này phải lấy từ những đám rêu Cay Húc bám vào đá ven suối Nậm Xia (suối nước
mắt) thì mới ngon. Món rêu đá có thể chế biến bằng cách xào, nấu canh đều ngon nhưng
không thể thiếu sự tham gia của củ bả, gừng tươi giã nhỏ, lá húng thái nhỏ… Món rêu đá còn
gắn liền với truyền thuyết về một tình yêu buồn của đôi nam nữ người Thái.
7. Đáp án: a. Lục Ngạn
Khu du lịch Khuôn Thần thuộc địa phận huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Rừng Khuôn
Thần có diện tích khoảng 800ha, trong đó, 300ha là rừng tự nhiên và 400ha là rừng trồng, rừng
tái sinh và đồng cỏ. Hồ Khuôn Thần rộng 240ha, được bao bọc bởi những rừng thông, chàm,
keo tai tượng tươi tốt quanh năm. Lòng hồ có 5 đảo nhỏ là những vùng đồi bát úp nổi lên giữa
làn nước xanh, các đảo đều được trồng thông có tuổi từ 15 - 20 năm. Đến với Khuôn Thần, du
khách có thể dạo chơi trên hồ bằng thuyền, thưởng thức món cá bống nướng, đặc sản hồ
Khuôn Thần nổi tiếng thơm ngon hay ghé thăm các trang trại vườn cây ăn trái ngút ngàn tầm
mắt, thưởng thức hương vị ngọt ngào của những đặc sản: vải thiều, vải Thái Lan, hồng, na...
hoặc tham quan đền Từ Mã thờ danh tướng đời Trần đã được Nhà nước xếp hạng Di tích văn
hoá.
8. Đáp án: a. Dương Tự Minh

Đền Đuổm được xây dưới chân dãy núi Điểm Sơn, thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên. Đền sát với quốc lộ 3, cách thành phố Thái Nguyên 24km về phía tây bắc.
Đền được xây dựng từ thời nhà Lý, thờ phò mã Dương Tự Minh và hai người vợ là Diên Bình


Công chúa và Thiều Dung Công chúa. Dương Tự Minh là người có công lớn đối với vùng đất
này. Đền Đuổm gồm đền Thượng, đền Trung và đền Hạ đến nay đã được sửa chữa nhiều lần.
Các công trình trong cụm di tích đền Đuổm được xây dựng trên một vùng thiên nhiên đẹp.
Đây là nơi thác của phò mã Dương Tự Minh khi về già. Ba chỏm núi ở giữa cánh đồng trông
như những cánh nhạn bay. Phía trước đền là cánh đồng rộng, có sông Phú Lương chảy qua và
xa xa là những dãy núi trùng điệp.
9. Đáp án: b. Bưởi Đoan Hùng
Bưởi Đoan Hùng mang tên huyện Đoan Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ. Bưởi quả nhỏ, vị ngọt
the rất đặc trưng không lẫn với bất cứ loại bưởi nào khác. Đặc biệt dù bưởi để qua mấy ngày
tuy vỏ héo nhưng tép bưởi vẫn giữ được hương vị như lúc còn tươi. Trong kháng chiến chống
Pháp bộ đội từng dùng bưởi Đoan Hùng giả làm thủy lôi gây khiếp sợ cho thuyền Pháp.
10. Đáp án: c. Hội xéc bùa
Hội xéc bùa là hội lớn của đồng bào Mường ở Hòa Bình. Hát xéc bùa có nghĩa là xách
cồng chiêng đi hát của các phường bùa. Phường bùa gồm những người biết hát và biết đánh
cồng chiêng. Khi đi chúc tết hay chúc mừng các gia đình, phường đi theo thứ tự, đánh cồng
chiêng, đọc thơ theo lối ứng khẩu, ca ngợi gia chủ, chúc sự làm ăn phát đạt, thịnh vượng. Chủ
nhà sẽ mang lễ vật ra và cùng hát đối đáp với phường bùa. Hội xéc bùa thường diễn ra vào
mùa xuân.
11. Đáp án: a. Chè
"Chè Thái - Gái Tuyên" vốn là câu cửa miệng lưu truyền từ lâu trong cộng đồng. Chè Thái
Nguyên nổi tiếng nhất là chè Tân Cương. Cây chè Thái Nguyên, đặc biệt vùng Tân Cương là
xã ở ngoại thành Thái Nguyên được ông Đội Năm, tên thật là Võ Văn Thiệt di thực về vùng
này khoảng năm 1920 - 1922. Vườn chè cổ vẫn còn, nay đã 87 tuổi. Chè phải được hái từ tinh
sương đến giữa Ngọ. Dụng cụ đựng chè phải bằng sọt tre, hái khoảng nửa giờ phải mang chè
vào lán. Chè được sao bằng chảo gang rồi lấy hương bằng chảo đồng, chỉ phụ nữ mới đủ kiên

nhẫn đảm nhận phần việc công phu này vì làm mỗi mẻ chè phải mất cả ngày trời. Nay, việc
sao vò chè đã có máy móc hiện đại, rút ngắn thời gian chế biến. Nhưng, dù theo cách nào, chè
ngon hay dở đều phụ thuộc phần lớn vào việc điều chỉnh lửa. Nhiệt độ có thể lên tới 180 0C,
người Tân Cương cha truyền con nối bí quyết cảm nhận độ nóng qua bàn tay.
12. Đáp án: b. Sông Năng
Thác Đầu Đẳng cách thị trấn Chợ Rã của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn chừng 16km. Thác
dài 2km, hòa cùng với phong cảnh rừng nguyên sinh. Thác Đầu Đẳng nằm trên dòng sông
Năng, là nơi tiếp giáp giữa Bắc Kạn với tỉnh Tuyên Quang. Thác Đầu Đẳng nằm giữa hai dãy
núi đá vôi, có độ dốc lớn, là nơi con sông Năng bị chặn lại bởi những tảng đá lớn, nhỏ xếp
chồng lên nhau với độ dốc chừng 500m, tạo thành một thác nước ngoạn mục kỳ vĩ, hoà với


phong cảnh rừng nguyên sinh tạo ra một ấn tượng khó quên. Không những vậy, tại đây còn
xuất hiện loại cá chiên là loại cá hiếm thấy hiện nay.
13. Đáp án: c. Shan Tuyết
Trà Shan Tuyết là giống trà chỉ mọc trên những vùng núi cao của tỉnh Hà Giang như Phìn
Hồ, Sa Lì. Đây là vùng trà tự nhiên có cách đây 300 đến 400 năm. Trà Shan Tuyết là loại trà
sạch, hương thơm tự nhiên, vị ngọt lâu; cánh trà to được phủ lớp tuyết trắng, khi uống cho
hương vị đọng mãi trong miệng.
14. Đáp án: b. Hồ Hang Then
Hồ Hang Then thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Đây là một
hồ đẹp trong số 36 hồ nằm ở trên núi của nước ta. Hồ nằm trên độ cao so với mặt biển là
1.000m. Hồ Hang Then có hình thoi chiều rộng chừng từ 100m đến 300m, chiều dài từ 500m
đến 1.000m tùy theo mực nước, giữa rừng trám trắng, trám đen nhô lên những khối đá tai
mèo. Phía đầu nguồn là một cái hang rộng, từ trong hang nguồn nước chảy
ra suốt ngày đêm. Đặc biệt nước hồ Hang Then hàng ngày lại có hai đợt "thủy triều" lên và
xuống. Vào mùa lũ trong khi các hồ khác nước đỏ lựng thì nước hồ Hang Then vẫn luôn trong
xanh. Mùa cạn nước sâu chừng 10m.
15. Đáp án: b. Bản Sìn Hồ
Sìn Hồ là bản gồm nhiều dân tộc khác nhau cùng cư trú. Muốn đến đây du khách đi từ thị

xã Lai Châu theo đường 4D khoảng 38km sẽ tới Sìn Hồ. Nơi đây có chợ phiên họp vào các
ngày chủ nhật trong tuần. Đến với chợ phiên Sìn Hồ du khách sẽ được chiêm ngưỡng thế nào
là chợ phiên vùng cao Tây Bắc vào nhiều gam màu văn hóa đan xen của các dân tộc thiểu số
trong cộng đồng bản này.
16. Đáp án: a. Hòn Gà Chọi
Hòn Gà Chọi nằm ở phía tây nam vịnh Hạ Long. Giữa một vùng biển nước bao la, hòn Gà
Chọi xinh đẹp mọc lên từ đáy nước xanh thẳm. Hai chú gà lực lưỡng khổng lồ đang chọi nhau
trên sóng nước mênh mông, mỗi chú cao tới 12m, dáng đứng chênh vênh, chiếc chân tí xíu đỡ
tấm thân khổng lồ. Hình ảnh này được đưa vào logo ngành du lịch Quảng Ninh.
17. Đáp án: c. Tiên Lữ Động
Quần thể thắng cảnh Chùa Hang thuộc thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên. Chùa Hang còn gọi là "Tiên Lữ Động" nằm trong núi Chùa Hang. Du khách bị cuốn
hút ngay từ cửa động, tượng hộ pháp ông Khuyến Thiện cưỡi voi và ông Trừng ác cưỡi hổ, tạo
sự đường bệ, uy nghi. Vòm hang mở rộng lô nhô chùm nhũ đá, hình mây vờn trên trần hang,
đá quái chơi vơi, những cột đá ba người ôm không xuể... Tượng Phật cao trên 3m, ngự trên
tòa sen, hai tay xếp bằng kết ấn thiền định, khuôn mặt nhân từ, mình mặc cà sa. Hình dáng
Phật tổ, nhưng trên đầu đội lá sen lớn, biểu đạt chùa Hang thờ vị Tiên nữ trong truyền thuyết


"Tiên Lữ Động". Với nhũ đá hình ông Bụt ốc, cột đá to hình Linga, biểu tượng Đường Tăng đi
lấy kinh... Núi đá Chùa Hang dài gần nghìn mét, đỉnh núi cao cách chân núi khoảng 100m, có
ba ngọn nối tiếp qua yên ngựa.
18. Đáp án: b. Đèo Pha Đin
Pha Đin là con đèo dài nhất Tây Bắc nằm trên địa bàn tỉnh Điện Biên, thuộc tuyến đường
bộ từ Hà Nội đi Điện Biên với chiều dài 32km. Theo tiếng địa phương Pha Đin có nghĩa là
"trời đất", là nơi tiếp giáp giữa trời và đất. Pha Đin có độ cao trên 1.000m ngoằn ngoèo, chênh
vênh, một bên là vách núi đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, 32km đường đèo có
những dốc cua tay áo vô cùng hiểm trở. Đèo Pha Đin từng đi vào thơ ca cách mạng, còn nhớ
câu: "Dốc Pha Đin anh chị gánh, thồ. Đèo Lũng Lô anh hò, chị hát" (Tố Hữu).
19. Đáp án: b. Liễu Thăng

ải Chi Lăng thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn trên quốc lộ 1A từ Hà Nội
đi Lạng Sơn, có địa thế hiểm yếu. Tại đây ghi dấu nhiều chiến thắng của quân ta trong chiến
tranh chống xâm lược của phong kiến phương Bắc, trong đó có chiến thắng năm 1427, giết
chết Nguyên soái An Viễn hầu Liễu Thăng, chủ tướng của giặc Minh cùng 1 vạn quân Minh, góp
phần quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Minh, giải phóng đất nước.
20. Đáp án: a. Bò sữa
Cao nguyên Mộc Châu là một cao nguyên lớn dài khoảng 80km, rộng 25km, có độ cao
trên 1.000m so với mặt nước biển. Cao nguyên có tới hơn 14.000ha đồng cỏ chăn nuôi bò sữa.
Năm 1958 nông trường Mộc Châu được thành lập với hàng nghìn con bò giống Hà Lan thuần
chủng và lai tạo giữa giống bò Tây Bắc với bò giống Hà Lan. Nơi đây trở thành điểm cung
cấp một sản lượng sữa tươi rất lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng và chế biến trong nước. Mộc
Châu cũng là nơi có nhiệt độ tương đối ổn định, mùa hè chỉ khoảng 20 0C, không khí thoáng
mát nên nghỉ dưỡng ở đây cũng là một điều lý thú trong mùa hè nóng nực.
21. Đáp án: b. Minh
Thành cổ Xương Giang nằm ở xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Xương Giang là ngôi thành cổ do quân Minh xây dựng vào thế kỷ thứ XV. Đây là nơi diễn ra
trận công thành của nghĩa quân Lam Sơn ngày 28 tháng 9 năm 1427 và trận diệt viện oanh liệt
ngày 3 tháng 11 năm 1427. Để kỷ niệm lịch sử chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn tại thành
Xương Giang, hàng năm tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ hội kéo dài trong 2 ngày mùng 6 và mùng
7 tháng Giêng.
22. Đáp án: b. Cao nguyên Đồng Văn
Cao nguyên Đồng Văn thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đồng Văn có Lũng Cú
được xem là "nóc nhà của Việt Nam". Bầu trời nơi đây hầu như quanh năm mưa và mù nên ở
đây người dân có câu: "thấy nhau trong tầm mắt, gặp nhau mất nửa ngày" và "đất không ba


bước bằng, trời không ba ngày nắng". Đồng Văn có điểm cực Bắc của Việt Nam tại Lũng Cú.
Người ta nói rằng nếu chưa lên Lũng Cú thì coi như chưa đến Đồng Văn, bởi Lũng Cú là "nóc
nhà của Việt Nam" nơi mà "cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời". Mùa đông nhiệt độ có lúc
xuống đến 10C, nhưng mùa hè nóng nhất chỉ khoảng 24 0C. Đến với Đồng Văn là dịp để thử

lòng can đảm của du khách bởi đèo cao vực thẳm nơi đây.
23. Đáp án: c. Sapa
Sapa nổi tiếng với cả phong cảnh rừng núi quanh co cũng như nền văn hóa đa dạng. Nơi
đây có những điều đặc sắc như ruộng bậc thang, du canh du cư, và đỉnh Fansipan là ngọn núi
cao nhất Việt Nam. Thời tiết Sapa rất lý tưởng cho du lịch. Du khách nước ngoài đến Việt
Nam thường tìm đến Sapa. Mùa hè từ tháng 4 - tháng 9 có rất nhiều người Việt du lịch Sapa.
Sapa có rất nhiều đặc sản lạ như: rượu táo mèo, cá suối, trứng nướng. Đến Sapa du khách
được khám phá nhà thờ Thánh Đồng Tâm cổ kính, núi Hàm Rồng, cầu Mây, thác Bạc…
24. Đáp án: a. Hồ Thác Bà
Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất và được biết đến là điểm du lịch
sinh thái hấp dẫn của Yên Bái. Hồ Thác Bà được hình thành từ năm 1970, diện tích vùng hồ
23.400ha, diện tích mặt nước 19.050ha, dài 80km, rộng từ 10 - 15km, độ sâu 45 - 60m. Hồ
Thác Bà có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều hang động và cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình.
Du khách có thể đến thăm động Thuỷ Tiên, động Xuân Long với muôn hình vạn trạng nhũ đá,
núi Cao Biền, núi Chàng Rể, đảo Trinh Nam, đền Thác Bà… gắn với những huyền thoại bí ẩn.
Nhà máy thủy điện Thác Bà cũng đã được xây dựng cung cấp điện sinh hoạt cho nhân dân
trong vùng.
25. Đáp án: c. Lá sắn
Mảnh đất trung du Phú Thọ, nơi có nhiều đồi núi tiếp giáp nhau với bạt ngàn những sắn và
sắn. Không chỉ dùng củ, người dân còn tận dụng lá sắn để làm một món ăn quen thuộc nhưng
lại rất riêng của Phú Thọ, đó là món dưa lá sắn. Người ta chọn lá nếp của cây sắn trắng không
già cũng không quá non, đem rửa sạch, vò kỹ và muối giống muối dưa. Khoảng một tuần đến
mười ngày là món dưa chua lá sắn có thể dùng được. Điểm riêng của món dưa chua lá sắn là
hương vị của nó ngậy ngậy, bùi bùi, đặc biệt rất hợp vị khi nấu với tép.
26. Đáp án: c. Kim Bôi
Suối nước nóng Kim Bôi là niềm tự hào của người dân Hòa Bình. ở đây nước phun từ các
mạch nước ngầm luôn có nhiệt độ khoảng 36 0C. Nước nóng Kim Bôi không chỉ được dùng để
tắm chữa trị bệnh mà còn được làm thành nước khoáng qua xử lý công nghệ cao. Đến suối
Kim Bôi du khách thả mình trong dòng suối để tắm, ngâm mình chữa các bệnh viêm khớp,
đường ruột, dạ dày, bệnh về đường huyết… rất hiệu quả.

27. Đáp án: a. Hồ Ba Bể


Hồ Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn, là hồ tự nhiên lớn nhất miền Bắc. Hồ dài 8km, rộng 3km,
sâu 20 - 30m. Đoạn giữa hồ hơi thắt lại, có hai đảo nhỏ. Hồ cao 145m so với mực nước biển,
diện tích hồ 500ha được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều hang động khi ẩn khi
hiện. Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng của Bắc Kạn làm say lòng du khách. Hồ Núi Cốc thuộc
Thái Nguyên, hồ Đại Lải thuộc Vĩnh Phúc.
28. Đáp án: a. Cá muối chua
Đồng bào Tày ở Cao Bằng thường sống ở những nơi gần sông suối. Mỗi khi đánh bắt được
nhiều cá, họ thường làm một món ăn truyền thống của mình: cá muối chua. Cá được moi hết
ruột, bỏ mang và ướp muối. Khi thịt cá đã ngấm muối thì cho vào chiếc chum sạch, mỗi lớp
cá là một lớp men, mẻ và thính. Chum cá được ủ như ủ rượu. Sau một thời gian nhất định,
men sẽ truyền vị chua cho cá làm thịt cá chuyển màu hồng đào và có vị chua hấp dẫn. Món cá
muối của đồng bào Tày Cao Bằng không lẫn với bất cứ nơi nào.
29. Đáp án: c. Một cái hang
Tiên Sơn là hang đá thuộc xã Bình Lư, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Hang Tiên Sơn
còn giữ được vẻ hoang sơ vốn có của nó. Trong hang có nhiều nhũ đá rủ xuống, nhiều măng
đá, vú đá mọc lên tạo nên những hình thù kì lạ mặc sức cho trí tưởng tượng của du khách
được bay bổng. Đây là điểm đến lý thú cho những ai thích khám phá sự nguyên sơ.
30. Đáp án: b. Hai lần
Với nhiều thắng cảnh đẹp nổi tiếng như: hang Đầu Gỗ, động Thiên Cung, hòn Gà Chọi,
hòn Đỉnh Hương…, năm 1994 vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là "Di sản thiên nhiên
thế giới". Năm 2000 lần thứ hai UNESCO lại công nhận "Di sản thiên nhiên thế giới" đối với
vịnh Hạ Long bởi giá trị địa chất, địa mạo của vịnh.
31. Đáp án: c. Sông Rừng
Sông Bạch Đằng là tên gọi theo nghĩa tiếng Hán có nghĩa là "sông sóng bạc đầu". Do hai
bên sông có nhiều rừng nên còn gọi là sông Rừng. Sông là nơi chứng kiến chiến thắng của
quân ta trước quân Nam Hán, Tống, Mông - Nguyên. Sông Kỳ Cùng thuộc Lạng Sơn và sông
Mã chảy qua tỉnh Thanh Hóa.

32. Đáp án: a. Noọng Nhai
Noọng Nhai thuộc xã Thanh Xương, huyện Điện Biên là di tích lịch sử thuộc tỉnh Điện
Biên. Tại đây vào ngày 25 tháng 4 năm 1954 quân Pháp sau khi bị thua trên các chiến trường
đã trút 10 quả bom napal hủy diệt toàn bộ bản Noọng Nhai làm 444 người dân vô tội bị chết.
Ngày nay nơi đây một tượng đài ghi lại sự kiện bi thương đó được dựng lên như một chứng
tích tố cáo tội ác chiến tranh của kẻ xâm lược và thể hiện mong ước hòa bình của nhân dân ta.
33. Đáp án: a. Chùa Tam Thanh


Chùa Tam Thanh là đáp án thích hợp làm hoàn chỉnh câu ca dao về cảnh đẹp Lạng Sơn:
"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa. Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh". Tam Thanh với chùa,
động và cả hồ Âm Ty tuyệt đẹp quyến rũ bước chân du khách chẳng muốn rời. Ra khỏi động
vẫn còn ngoái trông để ngắm nhìn và thầm hẹn ngày trở lại. Ngay phía bên ngoài cửa động
Tam Thanh là một ngôi chùa nhỏ, hấp dẫn du khách vì vẻ độc đáo, khác hẳn những ngôi chùa
ở miền xuôi. Chùa được xây dựng từ thế kỷ XVII và cũng mang tên gọi là Tam Thanh. Bước
qua cửa động rộng khoảng 8m, cao trên 10m, ta vào lòng động thứ nhất dài khoảng 60m, rộng
đến gần 30m. Tiếp đó là vòm động thứ hai, thứ ba. Mỗi bước đi sâu vào trong, du khách thêm
sửng sốt, ngỡ ngàng trước những vẻ đẹp thiên tạo đã có từ hàng nghìn, hàng triệu năm qua.
Chùa Tam Thanh nằm trên địa bàn phường Tam Thanh của thành phố Lạng Sơn.
34. Đáp án: c. Thái
Lễ hội hoa ban của dân tộc Thái, còn có tên gọi khác là hội Xên bản, Xên mường. Lễ hội
được tổ chức hàng năm vào tháng 2 âm lịch khi hoa ban, loài hoa đặc trưng của miền núi Tây
Bắc bắt đầu nở trắng núi rừng. Lễ hội mang tính chất cầu mùa, cầu phúc. Người dân gửi gắm
vào đó những ước vọng lớn lao về cuộc sống bình yên, no ấm nơi bản mường, cũng là dịp thi
tài, vui chơi, hát giao duyên đêm trăng. Ngày hội này nam nữ thanh niên thường rủ nhau đi
hái hoa rừng, chơi các trò chơi và tìm hiểu, hẹn hò nhau.
35. Đáp án: b. Ngày 7 tháng 5
Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi đã kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ
của dân tộc ta. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13 tháng 3 và kết thúc ngày 7 tháng 5 năm 1954 khi
lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm tướng De Catries. Hơn 16.200 quân địch đã bị tiêu

diệt hoặc bắt sống. Hiện nay cụm di tích Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Điện Biên với nhiều địa
danh như cánh đồng Mường Thanh, đồi A1, Him Lam, Hồng Cúm… thu hút rất nhiều du
khách trong và ngoài nước đến tham quan.
36. Đáp án: c. Rượu Ngán
Rượu Ngán là đặc sản của tỉnh Quảng Ninh. Rượu có màu hồng, uống rất thơm, được
ngâm từ những con ngán. Ngán là loài vật trông giống như ngao nhưng có vỏ màu đen, sống
nhiều ở các bãi ven chân đảo. Người dân bắt ngán về, cậy vỏ, bỏ ruột, làm sạch rồi ngâm
trong rượu. Sau một thời gian thì có được loại rượu ngán đặc biệt uống không ngán chút nào.
37. Đáp án: a. Thị trấn
Tam Đường là thị trấn xinh đẹp nằm giữa huyện Sapa của tỉnh Lào Cai và thị xã Lai Châu.
Thị trấn là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc H’Mông. Đến đây du khách có dịp được
dừng chân nghỉ ngơi sau một chặng di chuyển dài mỏi gối, chồn chân, được tham dự chợ
phiên của dân địa phương và tìm hiểu, khám phá phong tục tập quán rất riêng của đồng bào.
38. Đáp án: a. Núi Cô Tiên


Núi đôi Quản Bạ nằm bên quốc lộ 4C, cách thị xã Hà Giang chừng 40km, thuộc địa phận
huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Đó là hai quả núi trông như hai trái đào tiên, do đó còn có tên
gọi là núi Cô Tiên. Giữa những núi đá trùng điệp và ruộng bậc thang nổi lên hai trái núi có
hình dáng, thế đứng ngồ ngộ khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo
hoá. Hai trái núi gắn với truyền thuyết "Núi Cô Tiên" rất thi vị. Với địa thế đẹp, thời tiết trong
lành của vùng cao, vùng núi đôi Quản Bạ đang trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn của
tỉnh Hà Giang. Núi Đôi Quản Bạ hay núi Cô Tiên từng được lấy làm hình ảnh trên con tem
Việt Nam.
39. Đáp án: b. Xôi bảy màu
Tết Mùng Một tháng Bảy âm lịch của đồng bào Nùng Lào Cai là dịp để ăn mừng chiến
thắng trong lịch sử dân tộc khi đánh thắng quân xâm lược nhà Hán. Món xôi bảy màu được
dùng để dâng cúng gia tiên, đồng thời mời ông bà tổ tiên xuống dự hội ăn mừng chiến thắng.
Người Nùng cho rằng món xôi bảy màu tượng trưng cho các tháng đầy ý nghĩa trong một năm
gắn liền với lịch sử oai hùng của dân tộc.

40. Đáp án: b. Ruộng bậc thang
Huyện Mù Cang Chải phía bắc giáp huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai . Lên Mù Cang Chải
ngắm ruộng bậc thang, có lẽ lý tưởng nhất là dịp tháng 4, tháng 5, khi đồng bào vào vụ gặt.
Hình ảnh bà con mải miết gặt lúa bên những ruộng lúa bậc thang chín vàng óng ả có lẽ là hình
ảnh đẹp và thuần khiết nhất về đời sống bình dị của người Mông ở huyện lỵ vừa xa xôi nhưng
đã gần gũi này. Ruộng bậc thang như những nấc thang khổng lồ xếp chồng lên nhau cao mãi,
cao mãi để bắc lên trời. Ruộng bậc thang ở ba xã của Mù Cang Chải là La Pán Tẩn, Chế Cu
Nha và Dế Xu Phình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia.
41. Đáp án: c. Đào
Mẫu Sơn thuộc vùng núi cao của hai huyện Cao Lộc và Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn với
khoảng 80 ngọn núi to nhỏ nằm liền bên nhau. Đào Mẫu Sơn nổi tiếng không chỉ bởi vị thơm
ngon mà có lẽ cũng vì vẻ đẹp tuyệt diệu của những cánh hoa và cái cách phát triển đặc biệt
độc đáo của trái đào: hình thành quả từ sau khi hoa rụng. Trái Đào tiên đỏ rực như trái ớt chín,
khi lớn lên chúng mới dần trở nên hồng nhạt. Mẫu Sơn còn có loại chè tuyết rất ngon, đượm
nước. Và rượu Mẫu Sơn thơm nồng do chính người nơi đây nấu bằng men có thành phần của
một số cây thảo mộc chỉ có ở Mẫu Sơn.
42. Đáp án: b. Trà Cổ
Bãi biển Trà Cổ nằm ở cực Đông Bắc của đất nước, nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Trung
Quốc, thuộc tỉnh Quảng Ninh, là bãi biển địa đầu Tổ quốc hình chữ S xinh đẹp. Trà Cổ là rìa
bên ngoài của một đảo bồi tự nhiên do tác động của sóng và dòng biển ven bờ tạo thành. Bên
bờ biển là những cồn cát cao từ 3 - 4m, có làng ấp và dân cư trú đông đúc, chủ yếu sống bằng


nghề nông và chài lưới. Sát bờ biển là các dải rừng phi lao chắn gió, râm mát giữ cát và gần
đó còn có hệ thống sinh thái rừng ngập mặn.
43. Đáp án: c. Bản Giốc
Thác Bản Giốc thuộc huyện Trùng Khánh của Cao Bằng. Đây là thác nước vào loại đẹp
nhất Việt Nam, là hình ảnh tiêu biểu cho du lịch Cao Bằng. Thác nằm trên sông Quây Sơn.
Từng khối nước lớn từ độ cao 30m đổ xuống qua nhiều tầng đá vôi. Giữa thác có một mô đá
lớn phủ đầy cây chia thác thành ba luồng nước như ba dải lụa trắng. Vào những ngày trời

nắng hơi nước bốc lên xuất hiện hình cầu vồng đẹp lung linh. Gần thác Bản Giốc có động
Ngườm Ngao dài hơn 2km rất đẹp.
44. Đáp án: b. Sông Cầu
Thác Room thuộc xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông của tỉnh Bắc Kạn. Khu thác Room
gồm một quần thể bãi đá, sông núi rất đẹp hòa vào khung cảnh thiên nhiên của núi rừng. Đây
là nơi con sông Cầu bị chắn bởi bãi đá lô nhô chạy dài chừng 1km tạo nên phong cảnh kỳ thú.
Thác Room hiện nay đã trở thành một điểm du lịch với nhiều loại hình vui chơi, giải trí, leo
núi, cắm trại…
45. Đáp án: a. Chợ tình
Chợ tình Sapa có từ lâu đời, là nét văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số dân tộc
như Mông, Dao, Tày, Giáy... Trong các phiên chợ tình diễn ra vào thứ bảy hàng tuần, n gười
già vui vẻ đi thăm hỏi bạn bè, lớp trẻ có cơ hội để tiếp xúc và làm quen với bạn khác giới.
Điểm đặc biệt là mọi người kết bạn qua tiếng khèn, tiếng sáo... trong đó có chứa đựng tình
cảm mà họ muốn thổ lộ. Chợ tình thường họp tại trung tâm thị trấn Sapa nơi nhà thờ cổ tọa
lạc. Chợ đông khi màn đêm buông xuống với tiếng khèn, tiếng sáo rìu rặt, với áo quần thổ
cẩm chen chúc, chén rượu nồng trao nhau. Từ phiên chợ tình nhiều người đã nên đôi, kết
thành vợ chồng.
46. Đáp án: a. Gạo nếp
"Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò", câu ca ấy đã vượt ra khỏi đất Yên Bái để đến với người dân
các vùng miền trong cả nước và gợi lên sự háo hức trong tâm hồn những kẻ lữ hành. Đến Tú
Lệ không thể không thưởng thức xôi nếp đã nức tiếng xa gần. Nếp Tú Lệ đồ lên ăn với thịt lợn
bản nướng hay rang cháy cạnh trở thành một món khoái khẩu của rất nhiều du khách đã dừng
chân chốn này. Cốm ướt, cốm khô cũng rất được ưa chuộng bởi vị thơm, ngọt, dẻo rất đặc biệt
mà chỉ riêng Tú Lệ mới có.
47. Đáp án: b. Bánh trứng kiến
Pẻng rày theo cách gọi của đồng bào Tày - Cao Bằng là món trứng kiến. Bánh được làm từ
bột gạo nếp, trứng kiến, hành, mộc nhĩ, lá vả non và một số loại gia vị khác. Nguyên liệu
trứng kiến được lấy từ tổ kiến trên cây găng nơi đồi, núi. Người ta phá tổ cho kiến bỏ đi, để



lại trứng, sau đó dùng tay vỗ cho trứng kiến rơi ra. Trứng kiến, hay ấu trùng kiến có lượng
đạm rất cao, nhiều chất bổ. Bột nếp làm bánh có thể là bột khô hoặc bột ướt. Bột gạo được dát
mỏng vừa phải, dày nửa phân, hình tròn có đường kính khoảng 20 - 30cm, ở giữa có nhân
hành, thịt, mộc nhĩ và trứng kiến rang rải đều trên mặt bột, lá vả non được áp bên ngoài. Bánh
được hấp cách thủy cho chín. Khi ăn bánh được cắt thành miếng vuông.
48. Đáp án: a. Đồng
Tọa lạc trên độ cao 1.068m, chùa Đồng (Yên Tử) đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt
Nam ghi nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước. Chùa nằm trên đỉnh
Yên Sơn của Yên Tử. Chùa Đồng còn có tên là Thiên Trúc Tự nằm ở độ cao 1.068m. Chùa
rộng trên 20m2, cao hơn 4m với tổng trọng lượng hơn 70 tấn đồng nguyên chất được khởi đúc
từ mùa thu ất Dậu - 2006 (theo mẫu chùa tỷ lệ 1/1 bằng gỗ). Cho đến thời điểm này, có thể đây
là ngôi chùa được đúc bằng đồng nặng và lớn nhất trên thế giới.
49. Đáp án: c. Thanh Thủy
Khu du lịch sinh thái Thanh Thủy thuộc địa phận xã La Phù, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú
Thọ. Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy là một trong những khu du lịch có nguồn
suối khoáng nóng tự nhiên vừa mới được đưa vào khai thác phục vụ cho việc nghỉ ngơi thư
giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Với diện tích khoảng 87ha, qua nghiên cứu cho thấy
nước khoáng Thanh Thủy có nhiệt độ trung bình khoảng 37 0C đến 430C, trong nước khoáng
có nhiều hàm chất vi lượng như: natri, canxi, magie, đặc biệt có chứa nhiều hàm chất radon một loại nước radon quý hiếm rất thích hợp cho việc tắm ngâm, phục hồi sức khoẻ và chữa
bệnh.
50. Đáp án: a. Đầu nguồn
Di tích Pác Bó thuộc làng Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nằm
sát biên giới Việt - Trung. Pác Bó có nghĩa là "đầu nguồn", "miệng nguồn". Tại Pác Bó có
hang Cốc Bó nơi Bác Hồ ở khi mới về nước năm 1941; có suối Lênin, núi Mác được Bác đặt
tên. Đầu nguồn con suối có bàn đá nơi Bác Hồ làm việc và dịch Lịch sử Đảng Cộng sản Nga.
Cách hang Cốc Bó khoảng 1.000m có lán Khuổi Nậm nơi diễn ra Hội nghị lần thứ VIII của
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 năm 1941. Du khách đến Cao Bằng thường
tìm về nơi đây để ôn lại một thời kỳ lịch sử hào hùng của buổi đầu cách mạng nước ta.
51. Đáp án: c. Núi Vọng Phu
Tảng đá hình người đã được gắn với truyện cổ tích nàng Tô Thị bồng con chung thủy đứng

chờ chồng đi đánh trận phương Bắc. Chờ mãi không được, nàng cùng con đã hóa đá. Vì thế
nên người đời cũng gọi tảng đá là nàng Tô Thị. Tượng đá Tô Thị nằm trên núi Vọng Phu (núi
ngóng chờ chồng). Núi Vọng Phu nằm chếch về phía tây bắc núi Tam Thanh, thành phố Lạng
Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Trên núi Vọng Phu còn dấu tích thành nhà Mạc. Do khai thác đá vô tội
vạ, người dân đã làm đổ vỡ tượng đá Tô Thị. Hiện nay tượng đã được dựng lại bằng đá và bê
tông trên vị trí cũ.


52. Đáp án: a. Mai Châu
Bản Lác thuộc huyện Mai Châu. Bản thu hút rất đông du khách ghé thăm mỗi khi có dịp
đến Hòa Bình. ở đây nhà sàn cao ráo. Khách đến sẽ được mời rửa tay trước khi bước vào nhà.
Sàn nhà ghép bằng tre hoặc bương. Nhà sàn nơi đây mang đầy đủ đặc trưng của nhà sàn đồng
bào dân tộc xứ Tây Bắc với những cửa sổ đón gió, khung dệt vải thổ cẩm của các cô gái thể
hiện sự chăm chỉ, khéo tay. Đến bản Lác, du khách không thể bỏ qua ché rượu cần thơm cùng
tiếng cồng chiêng, điệu múa xòe mê hồn của các cô gái nơi đây.
53. Đáp án: b. Sông Đà
Nhà máy thủy điện Hòa Bình được khởi công xây dựng ngày 6 tháng 1 năm 1979. Đây là
công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam khi được xây dựng. Công trình là công sức xây dựng
của tập thể cán bộ, công nhân Việt Nam có sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ). Các
hạng mục công trình gồm có: đập đất đá, hồ chứa nước, nhà máy thủy điện ngầm trong lòng
núi với 8 tổ máy hoạt động, âu thuyền và trạm phân phối điện ngoài trời. Hoạt động của nhà
máy thủy điện phụ thuộc vào lưu lượng nước của dòng sông "độc Bắc lưu" - sông Đà. Tuyến
du lịch lòng hồ sông Đà đang là một điểm thu hút rất đông du khách gần xa khi đến thăm nhà
máy thủy điện Hòa Bình.
54. Đáp án: b. 1.969
Vịnh Hạ Long, dịch sát nghĩa là vịnh của các con rồng đang đáp xuống. Vịnh Hạ Long
giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá
vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 334km quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Đã hai lần
vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và hiện nay đang nằm trong danh
sách đề cử bình chọn cho 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Trong vịnh có nhiều đảo có hình thù

kỳ lạ, đẹp mắt như: hòn Gà Chọi, hòn Trống Mái, hòn Đỉnh Hương, đảo Tuần Châu…
55. Đáp án: a. Một huyện
Chợ phiên Bắc Hà thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng
60km. Bắc Hà là chợ phiên thuộc loại lớn nhất vùng cao biên giới. Trước đây, chợ Bắc Hà họp
trên một quả đồi thoai thoải, sau này chợ được xây mới trên nền bê tông và được chia ra từng
khu vực bán hàng nên đã phần nào mất đi vẻ đẹp nguyên sơ. Chợ Bắc Hà là nơi bày bán đủ
mọi sản vật của vùng cao, những vật dụng cần thiết cho người dân tộc: cày, cuốc, xẻng, dao
các loại rau, hoa quả, mật ong. Để kịp phiên chợ, nhiều người phải đi từ rất sớm thậm chí có
những người đi từ ngày hôm trước đến trưa hôm sau mới đến được chợ. Đến Bắc Hà du khách
được sống trong một không gian văn hóa đậm chất thuần túy của các dân tộc ở đây, tránh xa
tính thương mại hóa của những chợ phiên khác.


56. Đáp án: a. Nghĩa Lĩnh
Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đền được xây
vào thế kỷ XV. Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc thâm nghiêm trên núi Nghĩa
Lĩnh, gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng. Tại đền
Giếng vào năm 1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường về tiếp quản Thủ đô có nói chuyện với
chiến sĩ của Đại đoàn Quân Tiên Phong: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước".


Đồng bằng sông Hồng
PHầN HỏI

57. Đền Đô ở Bắc Ninh thờ bao nhiêu vị vua nhà Lý?
a.
7
b.
8

c.
9
58. Thị xã Đồ Sơn của thành phố Hải Phòng có?
a.
Hội chọi trâu
b.
Hội lồng tồng
c.
Hội đu xuân
59. Địa danh nào sau đây của Vĩnh Phúc là nơi du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng vì có bốn mùa
trong một ngày?
a.
Tam Dương
b.
Lập Thạch
c.
Tam Đảo
60. Chùa nào nằm trên địa phận tỉnh Hà Nam?
a.

Chùa Đậu

b.

Chùa Bà Đanh

c.

Chùa Trăm Gian


61. Chợ nào dưới đây thuộc tỉnh Nam Định?
a.

Chợ Âm Dương

b.

Chợ Viềng

c.

Chợ Tam Lộng

62. Chùa Một Cột có tên gọi khác là?
a.

Chùa Diên Hựu


b.

Chùa Hương

c.

Chùa Nhất Thiên Trụ

63. Nhà thờ Phát Diệm của tỉnh Ninh Bình chất liệu xây dựng chủ yếu là?
a.


Gỗ

b.

Gạch

c.

Đá

64. Khu di tích danh thắng Côn Sơn thuộc huyện nào của tỉnh Hải Dương?
a.

Chí Linh

b.

Gia Lộc

c.

Nam Sách

65. Bách Thuận được biết đến là?
a.

Làng nghề

b.


Làng vườn

c.

Làng sông nước

66. Làng nghề Đại Bái của tỉnh Bắc Ninh có nghề truyền thống gì?
a.

Đúc gạch

b.

Đúc đồng

c.

Khảm bạc

67. Chợ lớn nhất thành phố Hải Phòng là?
a.

Chợ Sắt

b.

Chợ Sủi

c.


Chợ Đồng

68. Hồ Đại Lải của tỉnh Vĩnh Phúc là hồ?
a.

Hồ nước mặn

b.

Hồ tự nhiên

c.

Hồ nhân tạo

69. Làng Đọi Tam của Hà Nam được biết đến với nghề?
a.

Làm chiếu

b.

Nấu rượu


c.

Làm trống

70. Khu di tích Phủ Giày thờ bà vị thánh mẫu nào trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam?

a.

Mẫu Thoải

b.

Mẫu Thượng Ngàn

c.

Mẫu Liễu Hạnh

71. Động nào ở Việt Nam được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhất động"?
a.

Bích Động

b.

Phong Nha

c.

Hương Tích

72. Đi qua cây cầu nào để vào đền Ngọc Sơn trong hồ Hoàn Kiếm?
a.

Cầu Thê Húc


b.

Cầu Chương Dương

c.

Cầu Thăng Long

73. Chùa nào thuộc tỉnh Ninh Bình?
a.

Chùa Tây Phương

b.

Chùa Trầm

c.

Chùa Bái Đính

74. Chùa nào của Nam Định từng có vạc đồng nằm trong danh sách "An Nam tứ đại khí"?
a.

Chùa Phổ Minh

b.

Chùa Phổ Quang


c.

Chùa Phổ Đà

75. Bát Nàn công chúa được thờ tại đền nào của Thái Bình?
a.

Đền Xâm

b.

Đền Đồng Bằng

c.

Đền Tiên La

76. Đặc sản của tỉnh Hải Dương là bánh?
a.

Bánh cáy

b.

Bánh đậu xanh

c.

Bánh gai tứ trụ


77. Quần đảo Cát Bà có bao nhiêu hòn đảo?


a.

363

b.

636

c.

366

78. Tỉnh Nam Định có vườn quốc gia nào?
a.

Vườn quốc gia Hải Hậu

b.

Vườn quốc gia ý Yên

c.

Vườn quốc gia Xuân Thủy

79. Thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hà Nam là?
a.


Phủ Lý

b.

Phố Giàng

c.

Nhị Hà

80. Thăng Long thời Lê Sơ có bao nhiêu phố phường?
a.

16 phố phường

b.

26 phố phường

c.

36 phố phường

81. Số bia tiến sĩ có trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội hiện nay là bao nhiêu bia?
a.

42 bia

b.


62 bia

c.

82 bia

82. Tháp Bình Sơn của Vĩnh Phúc được xây dựng thời?
a.

Thời Đinh, Tiền Lê

b.

Thời Lý, Trần

c.

Thời Lê Sơ

83. Trong lễ cưới hỏi của người dân làng Đình Bảng, Bắc Ninh không thể thiếu?
a.

Bánh gatô

b.

Bánh chưng

c.


Bánh su sê

84. Địa danh nào của Ninh Bình từng là kinh đô của nước ta thời Đinh, Tiền Lê?
a.

Hoa Lư


×