Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hỏi chuyện nhà thơ Thanh Thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.54 KB, 3 trang )

HỎI CHUYỆN NHÀ THƠ THANH THẢO VỀ “ĐÀN GHITA CỦA
LORCA”

CÁT VĂN

@ Có nhận định rằng “Thơ Thanh Thảo dành mối quan tâm đặc biệt cho những con người
sống có nghĩa khí, nhân cách ngời sáng dù số phận có thể ngang trái như Cao Bá Quát,
Nguyễn Đình Chiểu, Ê-xê-nhin, Pa-xtéc-nắc, Gar-xi-a Lor-ca,...” (sách ngữ văn 12 nâng
cao). Nhưng ngoài vấn đề chung ấy, điều gì thôi thúc Thanh Thảo (tức là môi trường cảm
xúc trực tiếp) để “Đàn ghi-ta của Lorca” ra đời? Trong đó, Thanh Thảo có gửi lời tri âm
hay kí thác nào không? Nếu có, xin Anh vui lòng cho độc giả biết thêm về điều này?
Thanh Thảo: Thực ra, dù tôi có những mối quan tâm như sách giáo khoa nâng cao nói, thì
khi viết một bài thơ cụ thể, như bài “Đàn ghi-ta của Lorca”, mối quan tâm chính của tôi
chỉ là một hình ảnh gợi mở, một âm hưởng hay một nhịp điệu mơ hồ nào từ đâu đó, chứ
tuyệt nhiên không có một “vấn đề” nào cả! Anh hỏi tôi có gửi lời tri âm hay ký thác nào
vào bài thơ ấy không, tôi xin trả lời rất thật là tôi không biết. Khi làm thơ thì chỉ từ ngữ gọi
từ ngữ, nhịp điệu đẩy đưa nhịp điệu. Dĩ nhiên, Lorca là một nhà thơ mà tôi hết sức ngưỡng
mộ, cả về thi ca lẫn cuộc đời và cái chết của ông đều gây cho tôi nhiều xúc cảm và ấn
tượng. Chính những hình ảnh và nhạc điệu trong nhiều bài thơ Lorca đã dẫn dắt tôi khi viết
bài thơ “ Đàn ghi-ta của Lorca” mà tôi coi như một khúc tưởng niệm Ông.


@ Lần đầu đọc Đàn ghi-ta của Lorca”, cũng như nhiều bài trong tập “Khối vuông ru-
bích”, tôi, (và chắc cũng nhiều người như tôi) cảm thấy choáng ngợp và lúng túng như
đứng trước mỹ nhân có vẻ đẹp hiện đại mà không biết bằng cách nào tiếp cận và khám phá
được hết vẻ đẹp của “nàng”. Xin nhà thơ có thế giúp chúng tôi cách vượt qua sự lúng túng
ấy.
Thanh Thảo: Anh nói làm tôi nghĩ đến cuộc thi “ Hoa hậu Hoàn Vũ” vừa được tổ chức
tại Nha Trang. Thực ra, Thơ có vẻ đẹp riêng của Thơ, nó không hoàn toàn giống vẻ đẹp
của các mỹ nhân hay hoa hậu đâu. Cũng như với tôi, có khi sự choáng ngợp hay “cú sốc”
đến không phải từ sắc đẹp các cô gái thi Hoa hậu Hoàn Vũ, mà lại đến từ cú “direct” của


ông con rể Cty Hoàn Cầu-Hoàn Vũ (đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi này) đấm thẳng vào
mặt phóng viên ảnh Minh Quốc - TTXVN khiến toé máu cơ! “ Cú đấm văn hoá” đậm đà
bản sắc…lưu manh ấy gây ấn tượng vô cùng đối với tôi, dù người ra tay đang có quốc tịch
Canada, nhưng không thể dấu đi đâu cái “bản sắc đá cá lăn dưa” của mình như một người
gốc Việt chánh hiệu. Thơ nên tránh xa các cuộc thi hoa hậu, dù rất mê các cô gái đẹp, nếu
không muốn “xơi” những quả đấm thôi sơn đến từ những đại gia yêu gái đẹp bằng…tiền.
Vì thế, tôi nghĩ, người yêu thơ không có gì phải lúng túng khi đứng trước thơ theo kiểu
đứng trước gái đẹp. Dĩ nhiên, thơ hay thì hoàn toàn khác với “cô gái xấu xí” đang chiếu
trên ti-vi. Nhưng nó cũng rất khiêm nhường,lặng lẽ, và đặc biệt giản dị.Hãy đọc thơ Lorca
mà xem, những hình ảnh dù lạ tới đâu, siêu thực tới đâu vẫn mê hoặc chúng ta một cách
thật tự nhiên và hồn hậu.


@ Verlaine, nhà thơ Pháp nói “Thơ trước hết là nhạc”. Đọc bài “ĐÀN GHI TA CỦA
LORCA”, tôi có cảm giác như được nghe một bài hát ca ngợi cái chết bi tráng và sự bất tử
của LORCA do một nghệ sỹ hát rong đang ôm đàn ghita biểu diễn. Nhà thơ có đồng tình
với cảm giác trên không? Nếu có, xin Anh nói rõ thêm về tính nhạc của thi phẩm này?
Thanh Thảo: Tôi rất sợ bài thơ của mình được liên tưởng với hình ảnh một ca sĩ (hay hát
rong) ôm đàn ghi-ta hát vang lên trong nhà hát hay giữa phố đông người. Đúng như
Verlaine nói, thơ trước hết là nhạc, nhưng đó là “nhạc của thơ” chứ không phải âm nhạc
bảy nốt hay ngũ cung bát âm. Về nhạc tính trong bài thơ “ Đàn ghi-ta của Lorca” thì như
tôi đã nói, chính nhạc tính trong nhiều bài thơ Lorca đã dẫn dắt tôi khi viết bài thơ này. Và
tôi muốn dùng lại một số hình ảnh (dĩ nhiên đã biến cải) cũng như mơ hồ một vài theme
nhạc trong thơ Lorca khi viết bài này. Tôi nghĩ, ở mức độ nào đó, mình đã làm được điều
mình muốn. Cũng như nhiều bài thơ ngắn khác của tôi, bài “ Đàn ghi-ta…” được viết liền
một mạch, trong khoảng thời gian rất ngắn, sau khi ngồi chơi và đàm đạo về thơ Lorca với
vài người bạn tâm đắc.

@ Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Qua mấy dòng này, Tôi như thấy Thanh Thảo “bắn những tia hồi quang” còn đọng lại
trong ký ức của mình về xứ sở Tây Ban Nha lên trang thơ. Điều ấy có trùng hợp với ý nghĩ
của Nhà thơ không? Xin Anh nói rõ hơn về cách biểu đạt mới mẻ này?
Thanh Thảo:Tôi chưa thật rõ lắm câu hỏi của anh. Có lẽ, theo tôi đoán, anh muốn biết tôi
đã đưa một số hình ảnh được coi là “đặc trưng Tây Ban Nha” như “áo choàng đỏ gắt” hay
“hát nghêu ngao”…vào thơ mình như thế nào ? Thực ra, đúng như anh nói, đó là những
hình ảnh về Tây Ban Nha đã lặn sâu vào tôi từ khi tôi đọc những tác phẩm của
Hemingway-một nhà văn người Mỹ. Mãi cách đây mấy năm, tôi mới có dịp ghé qua
Barcelona, trong khi bài thơ này đã viết cách đây ngót 30 năm, nên những hình ảnh Tây
Ban Nha mà tôi có được đều qua sách vở. Cách biểu đạt này theo tôi cũng không mới mẻ
gì, nhưng nó thích ứng trong bài thơ này, khi Lorca được coi là “con họa mi Tây Ban
Nha”. Lorca có câu thơ tôi thuộc lòng từ 40 năm nay, qua bản dịch Hoàng Hưng: “ Con
ngựa đen/vầng trăng đỏ/”, còn hoa lila (hoa lys-hoa huệ tây) thì không chỉ có ở Tây Ban
Nha, nhưng dường như nó đã đi vào một tác phẩm nào đó viết về Tây Ban Nha mà tôi nhớ.
Với lại, li-la còn gợi âm thanh như một cú “vê” ghi-ta -cây đàn mà người Việt mình hay
gọi là “Tây Ban cầm”. Một không khí hơi mờ ảo, những hình ảnh mơ hồ lãng đãng…là
những gì tôi có được về xứ sở Andalusia mà tôi cảm nhận qua thơ Lorca. Tôi đã cố gắng
đưa vào bài thơ mình. May mà nó lại được.


@ Trong bài có nhiều hình ảnh gợi cảm: “tiếng đàn bọt nước”, “vầng trăng chếnh choáng”,
“yên ngựa mỏi mòn”...
Vì sao Thanh Thảo lại dùng những hình dung từ này? Ý nghĩa của những hình ảnh đó
trong việc thể hiện chủ đề?
Thanh Thảo: Anh hỏi tôi thì tôi biết hỏi ai ? Thực ra, tôi cũng dùng những “hình dung từ”
ấy một cách tình cờ thôi, hoàn toàn không cố ý. Tôi vẫn làm thơ như vậy, không cố ý,

không “mài giũa ngôn từ”. Những liên hệ (nếu có) giữa các tổ hợp từ ấy trong bài thơ đều
gắn một cách vô thức với số phận Lorca. Những “chếnh choáng”, “ mỏi mòn”, “bọt nước”
dường như có gần xa ám ảnh cuộc đời Lorca, chúng ám cả vào thi ca của Ông. Ai nghĩ,
“bọt nước” sẽ biến mất không để lại dấu vết là nhầm. Bọt nước lúc hiện lúc tan, nhưng tan
rồi lại hiện. Nó mỏng manh nhưng không thể bị tiêu diệt. Thơ cũng vậy. Thơ Lorca càng
vậy.


@ Giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
Xin Nhà thơ cho vài lời gợi mở để độc giả có thể hiểu thêm hai câu thơ rất đẹp trên?
Thanh Thảo: Cảm ơn anh! Nếu anh thấy đẹp, nghĩa là hai câu thơ ấy có thể đẹp. Mà đã
đẹp rồi thì không thể cắt nghĩa, không nên cắt nghĩa.

@ Xin cảm ơn Nhà thơ Thanh Thảo vì những ý kiến sâu sắc và tâm huyết trên đây. Mong
Thanh Thảo tiếp tục cho ra đời nhiều thi phẩm như “ĐÀN GHITA CỦA LORCA”.

×