Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Kiến thức, thực hành phòng bênh tay chân miêng cho trẻ em dưới 5 tuổi xã Cổ Loa, huyên Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

******

NGUYỄN THỊ NGỌC OANH

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH
TAY CHÂN MIỆNG CHO TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
XÃ CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Bệnh học trẻ em

HÀ NỘI – 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
******

NGUYỄN THỊ NGỌC OANH

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH
TAY CHÂN MIỆNG CHO TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
XÃ CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Bệnh học trẻ em
Người hướng dẫn khoa học:


TS. Trần Thị Phương Liên

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục mầm non và các thầy,
cô giáo trong bộ môn Bệnh học trẻ em đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và tạo điều kiện cho tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ – Giảng
viên chính Trần Thị Phương Liên. Người đã hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và
hạn chế. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo và bạn đọc để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Oanh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trên cơ
sở điều tra thực tế. Các căn cứ trong khoá luận là trung thực. Đề tài
này chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2017
Sinh viên


Nguyễn Thị Ngọc Oanh


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1. Tình hình mắc bệnh tay chân miệng trên Thế giới và tại Việt Nam giai
đoạn 2011- 2015................................................................................................. 4
1.1.1. Tình hình mắc bệnh tay chân miệng trên Thế giới giai đoạn 2011 –
2015 ................................................................................................................. 4
1.1.2. Tình hình mắc bệnh tay chân miệng tại Việt Nam giai đoạn 2011 –
2015 ................................................................................................................. 5
2.1. Đại cương về bệnh tay chân miệng. ............................................................ 5
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu................................................................................ 5
2.1.2. Nguyên nhân. ...................................................................................... 6
2.1.3. Biểu hiện. .......................................................................................... 10
2.1.4. Biến chứng và hậu quả. ..................................................................... 11
2.1.5. Điều trị. ............................................................................................. 12
3.1. Biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng. ........................................ 12
4.1. Giới thiệu về xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội............... 12
4.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 12
4.1.2. Đặc điểm khí hậu ............................................................................... 15

4.1.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội – con người................................................ 15
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 20
2.1. Đối tượng, khách thể , địa điểm, thời gian nghiên cứu............................. 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 20
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 20


2.2.2. Phương pháp điều tra .......................................................................... 20
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu....................................................................... 20
2.2.4. Phương pháp chỉ số nghiên cứu .......................................................... 21
2.2.5.. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................ 21
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 22
3.1. Thực trạng mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi xã Cổ Loa,
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015. ........................... 22
3.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng tại xã Cổ Loa, huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội. ................................................................................... 26
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .............................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 37
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TCM: Tay chân miệng
HFMD: Hand – Food – Mouth Disease
EV 71: Enterovirut 71
BVĐK: Bệnh viện Đa Khoa
DTTN: Diện tích tự nhiên
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
ĐK: Đăng kí
VP: Vỏ protein



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tình hình mắc bệnh tay chân miệng trên Thế giới giai đoạn 20112015. .................................................................................................................. 4
Bảng 2: Tình hình mắc bệnh tay chân miệng tại Việt Nam giai đoạn 2011 –
2015. .................................................................................................................. 5
Bảng 3: Thống kê của Trạm Y tế xã Cổ Loa về tình hình khám chữa bệnh tay
chân miệng ở trẻ dưới 5 tuổi xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
giai đoạn 2011- 2015. ..................................................................................... 23
Bảng 4: Thống kê tình hình mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi
xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015 theo
giới tính. .......................................................................................................... 24
Bảng 5: Phương tiện tiếp nhận thông tin về bệnh tay chân miệng của phụ
huynh nuôi con dưới 5 tuổi. ............................................................................ 26
Bảng 6: Hiểu biết của phụ huynh nuôi con dưới 5 tuổi về mức độ nguy hiểm
của bệnh tay chân miệng. ................................................................................ 28
Bảng 7: Hiểu biết của phụ huynh nuôi con dưới 5 tuổi về nguyên nhân gây
bệnh tay chân miệng........................................................................................ 28
Bảng 8: Hiểu biết của phụ huynh nuôi con dưới 5 tuổi về con đường lây
nhiễm bệnh tay chân miệng. ............................................................................ 29
Bảng 9: Hiểu biết của phụ huynh nuôi con dưới 5 tuổi về lứa tuổi dễ mắc
bệnh tay chân miệng nhất. .............................................................................. 29
Bảng 10: Hiểu biết của phụ huynh nuôi con dưới 5 tuổi về vị trí biểu hiện
đặc trưng dưới dạng phỏng nước của bệnh tay chân miệng. ......................... 30
Bảng 11: Hiểu biết của phụ huynh nuôi con dưới 5 tuổi về thời kì giao mùa
bùng phát bệnh tay chân miệng nhiều nhất. ................................................... 30
Bảng 12: Hiểu biết đúng của phụ huynh về biểu hiện của bệnh tay chân
miệng qua các giai đoạn. ................................................................................ 31
Bảng 13: Hiểu biết của phụ huynh nuôi con dưới 5 tuổi về biến chứng có thể
xảy ra của bệnh trong điều kiện phát hiện muộn hay chăm sóc không đúng

cách. ................................................................................................................ 32
Bảng 14: Thống kê cách xử lý khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh Tay chân miệng.
......................................................................................................................... 32
Bảng 16: Cách sử dụng thuốc khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng. .................. 33
Bảng 17: Hiểu biết của phụ huynh về cách phòng bệnh tay chân miệng theo
6 biện pháp của Bộ Y tế ban hành. ................................................................. 34


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1: Hình thái của Enterovirut 71 ( EV 71).................................................. 7
Hình 2: Cấu trúc của Enterovirut ( EV 71) ........................................................ 8
Hình 3: Biểu hiện của bệnh tay chân miệng. ................................................... 10
Hình 4: Bản đồ xã Cổ Loa ................................................................................ 13
Hình 5: Khu di tích Cổ Loa ( Phối cảnh tổng thể ) ......................................... 14
Hình 6: Khu đền thờ vua An Dương Vương ..................................................... 16
Biểu đồ 1: Tình hình mắc bệnh tay chân miệng theo lứa tuổi............................ 9
Biểu đồ 2: Tình hình mắc bệnh tay chân miệng của trẻ dưới 5 tuổi xã Cổ Loa,
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015............................ 22
Biểu đồ 3: Tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng so với các bệnh khác ở trẻ dưới 5
tuổi xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015. .. 23
Biểu đồ 4: Thống kê của Bệnh viện Đa Khoa Đông Anh về tình hình mắc bệnh
tay chân miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố
Hà Nội giai đoạn 2011- 2015 theo giới tính. .................................................... 25
Biểu đồ 5: Thống kê của Trạm Y tế Xã Cổ Loa về tình hình mắc bệnh tay chân
miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai
đoạn 2011- 2015 theo giới tính. ........................................................................ 26
Biểu đồ 6: Phương tiện tiếp nhận thông tin về bệnh tay chân miệng của phụ
huynh nuôi con dưới 5 tuổi. .............................................................................. 27
Biểu đồ 7: Hiểu biết đúng của phụ huynh về biểu hiện của bệnh tay chân
miệng qua các giai đoạn. .................................................................................. 31



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
“ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”.
Trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng là những thế hệ mới, những
người chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiếp nối những truyền thống
hào hùng của dân tộc đồng thời phát triển đất nước lên một tầm cao mới, sánh
ngang với các cường quốc năm châu. Các em lớn lên trong tình yêu thương của
gia đình và được hưởng nền giáo dục tốt nhất để phát triển toàn diện. Thế
nhưng không phải tất cả đều diễn ra hoàn hảo như vậy.
Dưới tác động của tự nhiên, của môi trường công nghiệp hóa thời kì hội
nhập đã làm nảy sinh những dịch bệnh vô cùng nguy hiểm. Chúng đã và đang
đe dọa tính mạng của con người ngày một nhiều, trở thành “cơn sốt” gây hoang
mang trong đời sống con người. Một trong số những dịch bệnh có sức lây lan
mạnh mẽ và chưa có vắc xin phòng bệnh đang trở thành vấn đề nóng bỏng ở
nhiều nước trong khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam, đó chính là bệnh tay
chân miệng ( tên Tiếng Anh là Hand – Foot – Mouth Disease, viết tắt HFMD).
Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tay chân miệng ngày càng tăng
cao với những con số “ khổng lồ”. Trên thế giới năm 2012, Trung Quốc ghi
nhận 1 774 581 ca mắc bệnh, Nhật Bản ghi nhận 50 418 ca mắc bệnh và tại
Singapore là 34 087.[4],[13],[15] Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng được ghi
nhận từ năm 2003 với những ca bệnh đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh và
không ngừng tăng nhanh. Trong năm 2012 ghi nhận 157 306 ca mắc bệnh với
45 ca tử vong. [16],[20]

1



Bệnh tay chân miệng diễn biến vô cùng phức tạp, khả năng lây lan cao
trong khi nhận thức của người dân còn ở mức độ giới hạn và tập quán ăn uống,
sinh hoạt của người dân còn chưa đảm bảo vệ sinh. Công tác tuyên truyền chưa
thực sự đến được với đối tượng đích ( là những người chăm sóc trẻ ở các hộ gia
đình có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ). Theo khảo sát gần đây cho thấy 40% người dân
hiểu rõ hoặc không biết về bệnh tay chân miệng, gần 23% người dân không
biết các biện pháp phòng chống bệnh.[19] Sự nhầm lẫn của phụ huynh về bệnh
tay chân miệng với các bệnh khác như thủy đậu, zona, viêm họng, dị ứng…..
đã dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống của
những đứa trẻ, biến chúng thành gánh nặng cho xã hội và nguy hiểm nhất là
dẫn tới tử vong. Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em, những mầm non tương lai
của đất nước. Hơn ai hết các em cần được bảo vệ và sống trong một môi
trường trong lành và khỏe mạnh để các em có thể phát triển toàn diện.
Nếu trước đây triệu chứng bệnh thường biểu hiện rõ là những mụn nước,
bọng nước ở lòng bàn chân, lòng bàn tay và niêm mạc miệng thì nay nhiều trẻ
bị bệnh không bộc lộ rõ ràng, thậm chí khi xét nghiệm mới phát hiện ra bị bệnh
tay chân miệng. Nhiều trường hợp vi rút đã tấn công vào não, làm biến chứng
các cơ quan tiêu hóa, tim mạch nhưng vẫn không có biểu hiện đặc trưng của
bệnh.[14],[18] Bất kì ai cũng có khả năng mắc bệnh tay chân miệng, tuy nhiên
đối tượng thường gặp là trẻ em dưới 5 tuổi, lứa tuổi đang phát triển, những chủ
nhân của đất nước vào một ngày không xa. Chính vì sự nguy hiểm, khả năng
lây lan nhanh chóng và những hậu quả, biến chứng nặng nề để lại, bệnh tay
chân miệng đang là mối quan tâm lớn trong cộng đồng của chúng ta.
Xã Cổ Loa là một xã thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội với
nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp. Do những mối quan tâm về cuộc sống
cơm, áo, gạo, tiền, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nên hiểu biết
của người dân về bệnh tay chân miệng chưa cao, những nhầm lẫn của phụ

2



huynh trong việc đoán bệnh và tự ý xử lí đã để gây ra những trường hợp đáng
thương tiếc đối với gia đình và xã hội. Với tư cách là nhà giáo dục, tôi mong
muốn được góp phần tạo nên sự phát triển khỏe mạnh của những thế hệ mầm
non tại địa phương của mình nói riêng và cho xã hội nói chung.
Chính vì những lí do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Kiến thức,
thực hành phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ em dưới 5 tuổi xã Cổ Loa,
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng mắc bệnh chân tay miệng và những yếu tố liên quan
đến bệnh tay chân miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi xã Cổ Loa, huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội. Qua đó nâng cao biện pháp phòng chống bệnh tay chân
miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ em mắc bệnh tay chân miệng và những phụ huynh
đang nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội.
4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới 5 tuổi xã Cổ
Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015.
- Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng và biện pháp
phòng chống bệnh tay chân miệng tại địa phương.
- Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng tại địa phương.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình mắc bệnh tay chân miệng trên Thế giới và tại Việt Nam giai
đoạn 2011- 2015
1.1.1. Tình hình mắc bệnh tay chân miệng trên Thế giới giai đoạn 2011 –
2015
Bảng 1: Tình hình mắc bệnh tay chân miệng trên Thế giới giai đoạn 20112015. (Đơn vị: Ca )
Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Trung Quốc

1 568 912

1 774 581

2 071 237

1 189 351

2 014 999

Nhật Bản


71 873

50 418

67 981

30 876

28 216

Singapo

39 891

40 725

34 087

31 601

29 802

Trên thế giới dịch bệnh tay chân miệng đang là “ cơn sốt” bởi sự lây lan
nhanh chóng trong cộng đồng. Nhật Bản và Singapo có xu hướng giảm dần các
ca mắc bệnh. Từ năm 2011 đến năm 2015 số ca mắc bệnh của Nhật đã giảm
43,65 % ca mắc bệnh, Singapo giảm 10%. Trong khi đó từ năm 2011 đến 2013
Trung Quốc lại tăng 13,9%, đỉnh điểm là năm 2013 có tới 550 ca tử vong trên
tổng số 2 071 237 ca mắc bệnh.[4],[5],[13],[15]


4


1.1.2. Tình hình mắc bệnh tay chân miệng tại Việt Nam giai đoạn 2011 –
2015
Bảng 2: Tình hình mắc bệnh tay chân miệng tại Việt Nam giai đoạn 2011 –
2015.( Đơn vị: Ca )
Năm
Số ca mắc
bệnh
Số ca tử vong

2011

2012

2013

2014

2015

113 121

157 306

14 260

80 685


59 280

170

45

4

8

6

Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, năm 2012, cả nước có
157 654 người mắc bệnh, 45 người tử vong.[11],[20]Ba tháng đầu năm 2013 cả
nước có 14 260 người mắc bệnh, 4 người tử vong. Trong số 10 loại bệnh có số
người mắc cao nhất năm 2012, bệnh tay chân miệng với 157 654 ca đứng thứ
hai so với bệnh tiêu chảy với 725 810 ca. Đây cũng là bệnh có số người tử
vong đứng thứ ba với 45 ca sau bệnh dại với 98 ca và sốt xuất huyết với 80
ca.[21] Tỷ lệ người mắc bệnh và tử vong cao nhất tập trung ở các tỉnh phía
Nam. Những năm sau, nhờ công tác giáo dục tuyên truyền tốt, cùng các biện
pháp phòng bệnh liên tục được triển khai nên dịch bệnh đã giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên biểu hiện bệnh lại phức tạp hơn, khó nhận biết hơn.
2.1 Đại cương về bệnh tay chân miệng.
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của Mai Văn Phước về đề tài: “ Kiến thức, thái độ,
thực hành về phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ em dưới 5 tuổi của bà mẹ và
một số yếu tố liên quan tại 02 xã, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang năm 2015”
cho thấy 79,1% các bà mẹ có kiến thức về phòng bệnh TCM; 83,7% bà mẹ
thực hành đạt về phòng chống bệnh TCM.[9]


5


Nhóm Trần Thị Anh Đào, Phạm Thanh Hải, Trần Đại Tri Hãn, Võ Minh
Nhật thực hiện đề tài: “ Kiến thức và thực hành về phòng bệnh tay chân
miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai” đưa
ra kết quả như sau:
+ 43,72% bà mẹ có kiến thức chung tốt về phòng bệnh TCM trong đó 30.15%
bà mẹ biết đúng đường lây; 99,50% bà mẹ biết đúng lứa tuổi thường mắc
bệnh, 64.15% bà mẹ biết đúng dấu hiệu đặc trưng của bệnh; 83,42% bà mẹ
biết chưa có vắc xin phòng bệnh.
+ 85,93% bà mẹ biết đúng các biện pháp phòng bệnh.
+ 38,86% bà mẹ thực hành đúng.[6]
Nghiên cứu của Cao Thị Thúy Ngân về đề tài: “Kiến thức, thái độ, thực
hành phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 3 tuổi tại
phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội năm 2012.” lại cho kết quả là
58,5% có kiến thức phòng chống bệnh TCM không đạt; 28,7% có thái độ
không đúng về phòng chống bệnh TCM và 69,5% thực hành phòng chống
bệnh TCM không đạt.[8]
Qua các nghiên cứu trên có thể thấy rằng việc hiểu biết của các bà mẹ về
bệnh tay chân miệng tại mỗi vùng miền, địa phương là khác nhau.
2.1.2 Nguyên nhân.
2.1.2.1. Tác nhân gây bệnh
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ
gây thành dịch do virut đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường
gặp là Coxsackie virut A16 và Enterovirut 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn
thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc
miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến
chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến
tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến


6


chứng nặng thường do EV 71[10] - một trong những tác nhân có khả năng dẫn
tới bệnh ở hệ thần kinh trung ương. Khả năng gây bệnh của EV 71 đã được
chứng minh lần đầu tiên (1969) phân lập được chúng ở tổ chức thần kinh trung
ương của một số trường hợp tại California (Mỹ).[8]
2.1.2.2. Hình thái của virut EV 71

Hình 1: Hình thái của Enterovirut 71 ( EV 71)
- Cấu trúc hạt virut nhỏ ( khoảng 27 nm), không vỏ bao, đa diện 20 mặt
- Capsid ( vỏ protein bên ngoài) bao gồm 60 tiểu đơn vị

7


Hình 2: Cấu trúc của Enterovirut ( EV 71)
- Mỗi tiểu đơn vị hình thành từ 4 protein ( VP1 đến VP4)
- Bộ gen RNA sợi đơn khoảng 7,5 KB đính vào Capsid ( VPg)
* Khả năng tồn tại bên ngoài môi trường:
- Virut bị đào thải ra ngoại cảnh từ phân, dịch hắt hơi, sổ mũi và dịch trong nốt
phỏng.[6]
- Virut bị bất hoạt bởi nhiệt 56 độ C trong vòng 30 phút, tia cực tím, tia gamma.
- Virut chịu được pH với phổ rộng từ 3- 9.
- Bị bất hoạt bởi 2% Sodium hyproclorite ( nước Javel), Cholorine tự do.
Không hoặc ít bất hoạt bởi các chất hòa tan lipid như: Cồn, Chlorofrom,
Phenol, Ether.
- Ở nhiệt độ lạnh 4 độ C, virut sống được vài ba tuần.[8]
2.1.2.3 Đặc điểm dịch tễ học

a. Thời gian bùng phát
- Bệnh có quanh năm, tăng mạnh ở 2 đợt: tháng 3 - 5 và tháng 9 – 12.

8


b. Lứa tuổi dễ mắc bệnh
- Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh TCM, tuy nhiên bệnh dễ mắc ở trẻ dưới 5
tuổi và chủ yếu là trẻ dưới 3 tuổi.[18]

Lứa tuổi có thể mắc TCM

Mọi lứa tuổi

Lứa tuổi dễ mắc TCM

<5
<3

Lứa tuổi chủ yếu mắc TCM

Biểu đồ 1: Tình hình mắc bệnh tay chân miệng theo lứa tuổi
c. Nguồn truyền nhiễm
- Nguồn bệnh: Từ người bệnh, người lành mang virut trong các dịch tiết từ mũi,
hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc phân của bệnh nhân.
- Thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày.
- Thời kỳ lây truyền: Vài ngày trước khi phát bệnh, mạnh nhất trong đầu tuần
của bệnh và có thể kéo dài vài tuần sau đó, thậm chí sau khi bệnh nhân hết
triệu chứng. Virut có khả năng đào thải qua phân trong vòng 2 – 4 tuần, cá biệt
có thể tới 12 tuần sau.[3],[11]

d. Đường lây truyền
Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa phân – miệng, thức ăn, nước uống,
bàn tay của trẻ hoặc người chăm sóc, các đồ dùng sinh hoạt khác. Chủ yếu lây
lan trực tiếp qua dịch tiết mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng
hoặc tiếp xúc với các chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt,
đồ chơi, bàn ghế, nền nhà. Đặc biệt là khi bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp
tiếp xúc trực tiếp người – người sẽ tạo điều kiện cho virut lây lan nhanh.[18]

9


Một số yếu tố làm gia tăng sự lây truyền và bùng phát dịch bao gồm:
mật độ dân số cao, sống chật chội; điều kiện vệ sinh kém; thiếu nhà vệ sinh;
thiếu hoặc không có nước sạch phục vụ sinh hoạt hằng ngày.
2.1.3. Biểu hiện.

Hình 3: Biểu hiện của bệnh tay chân miệng.
- Loét miệng: xuất hiện các bọng nước có đường kính 2 – 3 mm. Thường khó
thấy các bóng nước trên niêm mạc vì nó vỡ rất nhanh tạo thành những vết loét,
trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt.
- Bọng nước: từ 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục.
- Bọng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.
- Bọng nước lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm
giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.
- Bệnh có biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẽ với những
hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện
bóng nước hoặc chỉ loét miệng đơn thuần.[10],[11]

10



Ngoài các biểu hiện chính ra còn có các biểu hiện khác như sốt nhẹ,
sưng miệng, trẻ đau đớn, khóc quấy, kém ăn, sút cân nhanh.[19] Khi bọng
nước vỡ có thể bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mử và làm cho bệnh phức tạp
thêm. Hầu hết các trường hợp bị TCM sẽ qua khỏi nhưng có một số trường hợp
nguyên nhân là EV 71 thì bệnh diễn biến phức tạp, nhất là khi virut gây tổn
thương hệ thần kinh trung ương sẽ thể hiện một bệnh viêm màng não điển hình
với biểu hiện là: sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn, nôn vọt.
2.1.4. Biến chứng và hậu quả.
2.1.4.1 Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm
màng não.
- Rung giật cơ, giật mình : Từng cơn ngắn 1-2 giây, chủ yếu ở tay và chân, dễ
xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa.
- Ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược.
- Rung giật nhãn cầu.
- Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp).
- Liệt dây thần kinh sọ não.
- Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn.
- Tăng trương lực cơ.[3],[10]
2.1.4.2. Biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết
áp, suy tim, trụy mạch.
- Mạch nhanh
- Da nổi vân tím, vã mồ hôi, chi lạnh. Các biểu hiện rối loạn vận mạch có thể
chỉ khu trú ở 1 vùng cơ thể (1 tay, 1 chân,...)
- Giai đoạn đầu có huyết áp, giai đoạn sau mạch, huyết áp không đo được.
- Khó thở: Thở nhanh, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản, thở nông, thở
bụng, thở không đều.

11



- Phù phổi cấp: Sùi bọt hồng, khó thở, tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản
có máu hay bọt hồng.[1],[2],[3]
2.1.5. Điều trị.
2.1.5.1. Nguyên tắc điều trị:
- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng, hạ sốt khi
sốt cao theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, vệ sinh răng miệng, nghỉ ngơi,
tránh kích thích (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm).
- Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng.
- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.
3.1 Biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng.
- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.
- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú
ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau
khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch
khử khuẩn khác.[16],[17]
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập
trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.[7]
4.1. Giới thiệu về xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
4.1.1. Vị trí địa lý
Xã Cổ Loa nằm về phía Bắc của Thủ đô Hà Nội và phía Đông Nam của
huyện Đông Anh.
* Về ranh giới
- Phía Đông giáp xã Dục Tú
- Phía Tây giáp xã Mai Lâm và xã Đông Hội

12



- Phía Nam giáp xã Xuân Canh và xã Vĩnh Ngọc
- Phía Bắc giáp xã Uy Nỗ và xã Việt Hùng.

Hình 4: Bản đồ xã Cổ Loa

13


Hình 5: Khu di tích Cổ Loa ( Phối cảnh tổng thể )
Xã Cổ Loa có quốc lộ 3 ( nối với quốc lộ 18, quốc lộ 5) đi qua địa bàn
dài khoảng 1,5 km và nằm cách thị tấn huyện Đông Anh 4km, cách trung tâm
thủ đô Hà Nội gần 20km và có sông Hoàng Giang ( hay còn gọi là sông Thiếp )
chảy qua. Xã Cổ Loa có vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hóa với
thủ đô và các vùng kinh tế đang phát triển như tỉnh Bắc Ninh, tình Thái
Nguyên.
* Đất đai, địa hình
- Diện tích tự nhiên của xã Cổ Loa là 806,9 ha - thuộc xã có quy mô đất ở mức
trung bình so với các xã trong huyện Đông Anh.
+ Diện tích đất nông nghiệp là 489,93 ha, chiếm 60,72 DTTN.

14


+ Diện tích đất phi nông nghiệp là 316,97 ha, chiếm 39,28%, trong đó đất ở là
105,88 ha, chiếm 13% DTTN, đất chuyên dùng 139,65 ha, chiếm 17,3% DTTN.
- Đại hình tương đối bằng phẳng và thấp dần về phía Tây Nam.
4.1.2. Đặc điểm khí hậu
Xã Cổ Loa có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều

- Nhiệt độ
+ Một năm chia 2 mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô
hanh từ tháng 10 đến tháng 3.
+ Nhiệt độ TB năm 23,4 độ C, nhiệt độ trung bình hàng tháng cao nhất là 28,8
độ C ( tháng 7) và thấp nhất là 16.2 độ C ( tháng 1).
- Lượng mưa TB hằng năm từ 1600 – 1700 mm, phân bố không đề giữa các
tháng trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 với 75% tổng
lượng mưa, những tháng còn lại ít mưa, đặc biệt là tháng 11 và tháng 12.
- Hướng gió: gió mùa Đông Bắc ( vào mùa khô hanh ) và gió mùa Đông Nam
( vào mùa nóng ẩm ).
4.1.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội – con người
* Đơn vị hành chính
Xã gồm 15 thôn: Mạch Tràng, thôn Thượng ( Thượng- Cưu – Bãi ), thôn
Vang, thôn Chợ Sa, thôn Nhồi Trên, thôn Dõng, thôn Gà, thôn Chùa, thôn
Hương, thôn Lan Trì, thôn Mít, thôn Sằn, thôn Cầu Cả.
* Dân số và lao động
Dân số toàn xã là 16 738 người ( năm 2010 ) với 4 477 hộ trong đó trẻ
em dưới 5 tuổi của xã là 1 550 trẻ ( giai đoạn 2011 – 2015 ). Dân cư phân bố
trên địa bàn 15 thôn. Trong đó:
- 896 hộ gia đình nông nghiệp; 1 673 hộ tham gia hoạt động TTCN – làng
nghề; 1 908 hộ buôn bán, kinh doanh, làm dịch vụ và các ngành nghề khác.

15


- Lực lượng lao động thuộc loại trẻ, phân bố ở các ngành tương đối đều, chiếm
tỷ lệ cao trong độ tuổi từ 15 – 40. Xu hướng lao động trẻ có trình độ, sức khỏe,
thoát ly nông thôn đi tìm kiếm việc làm ở các khu đô thị, khu công nghiệp ngày
càng cao.
* Kinh tế

Qua 4 năm thực hiện xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn Cổ Loa ngày
càng khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người
của xã năm 2014 đạt gần 29 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn
1,9%.
* Văn hóa, xã hội

Hình 6: Khu đền thờ vua An Dương Vương

16


×