Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

TẬP GIÁO ÁN MẪU THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO MÔN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP DẠY CÁC LỚP KHỐI 5 NĂM HỌC 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.15 KB, 66 trang )

TÀI LIỆU GIÁO DỤC HỌC
----------------™&™---------------

TẬP GIÁO ÁN MẪU
THEO ĐỊNH HƯỚNG:
“TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO”
MÔN HOẠT ĐỘNG, GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
DẠY HỌC SINH
CÁC LỚP KHỐI 5.

NĂM HỌC 2017-2018


LỜI GIỚI THIỆU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực
con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành
công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò
và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước luôn quan
tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm học là “Tiếp tục đổi
mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục dạy học theo hướng trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh” đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ
thống giáo dục quốc dân, thì bậc Tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng
là hình thành nhân cách con người nhằm giúp học sinh hình thành những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản. Để đạt được mục tiêu trên
đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định về
nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu được về tâm
sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng của trẻ. Đồng thời người dạy có
khả năng sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ


chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Căn cứ chuẩn kiến thức kỹ
năng của chương trình lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường, rèn kĩ
năng sống cho học sinh. Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập
và rèn luyện, động viên khuyến khích không gây áp lực cho học sinh khi
đánh giá. Tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả học sinh hoàn thành chương
trình và có mảng kiến thức dành cho đối tượng học sinh năng khiếu. Việc
nâng cao cất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là nhiệm vụ của các
trường Tiểu học. Để có chất lượng giáo dục toàn diện thì việc nâng cao
chất lượng học sinh giáo dục, kĩ năng sống là vô cùng quan trọng.
Môn giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh được trải nghiệm với cuộc
sống nâng cao kĩ năng sống nhằm giáo dục con người sáng tạo toàn diện.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó,
dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh
được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời
sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể
của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách
và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo
là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế


hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi
hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến
thức, kỹ năng khác nhau. Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi
học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các
hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực
hoá bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách
tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có
trách nhiệm”
Để có tài liệu giảng dạy kịp thời và sát với chương trình học, tôi đã
nghiên cứu biên soạn: “Tập giáo án mẫu theo hướng trải nghiệm sáng tạo

dạy học môn giáo dục ngoài giờ lên lớp dạy học sinh lớp 4 năm học
2017-2018” nhằm giúp giáo viên có tài liệu giảng dạy nâng cao chất
lượng giáo dục.
Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc
tham khảo và phát triển tài liệu:

TẬP GIÁO ÁN MẪU
THEO ĐỊNH HƯỚNG:
“TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO”
MÔN HOẠT ĐỘNG, GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
DẠY HỌC SINH
CÁC LỚP KHỐI 5.
Trân trọng cảm ơn!


TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Tuần: 1

NỘI QUI NHÀ TRƯỜNG

& NHIỆM VỤ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH LỚP 5
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
a/ Kiến thức: Hiểu được nội qui của nhà trường và nhiệm vụ của học
sinh lớp 5
b/ Kĩ năng: Thực hiện nghiêm túc nội qui của nhà trường và nhiệm vụ
của người HS.
c/ Thái độ: Có ý thức thực hiện tốt nội qui của nhà trường và nhiệm vụ
của hs lớp 5

2. Phương tiện dạy học:
- Bảng nội qui của trường
3. Các hoạt động dạy-học
a/ Ổn định tổ chức
b/ Bài mới
* Nội qui của nhà trường:
Gv nêu 1 số nội qui của nhà trường
HS thảo luận về nội qui của nhà trường và ý nghĩa
* Nhiệm vụ của học sinh lớp 5:
-HS thảo luận: Kính trọng thầy cô giáo, nhân viên nhà trường.
-Đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
Phát huy truyền thống nhà trường.
-Thực hiện nội quy nhà trường.


Hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
-Rốn luyện thõn thể, giữ gỡn vệ sinh cỏc nhõn.
-Tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp đội.
-Giữ gỡn tài sản nhà trường, giúp đỡ gia đỡnh.
-Tham gia lao động công ích và công tác xó hội.
GV:? Qua cỏc nhiệm vụ của học sinh lớp 5, em thấy bản thõn mỡnh đó
thực hiện tốt nhiệm vụ của mỡnh chưa?
GV? Cần phải làm gỡ để thực hiện tốt các nhiệm vụ của học sinh lớp 5?
GV:?Bản thân em đó thực sự hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và rốn
luyện thõn thể chưa?
HS thảo luận trả lới các câu hỏi.
4 .Kết thúc hoạt động:
Người điều khiển:
Nêu một số nội dung chính về nội qui của nhà trường và nhiệm vụ của
học sinh lớp 5

*********************************
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Tuần: 2

TèM HIỂU TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Củng cố khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những
tấm gương dạy tốt của thầy, cô giáo và gương học tốt của học sinh.
-Phấn khởi, tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng
việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới.


2. Phương tiện dạy học:
Những truyền thống của Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo.
3. Các hoạt động dạy-học:
a/ Ổn định tổ chức:
b/ Kiểm tra bài cũ:
-Bạn hóy hỏt bài hỏt cú từ:” mỏi trường ”
-Bạn hóy hỏt bài hỏt cú từ:” cụ giỏo em”
c/ Bài mới:
- Những truyền thống tốt đẹp của Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo.
- Những tấm gương học tốt của trường, của lớp mà bạn mến phục.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường.
* Thi hiểu biết về truyền thống nhà trường.
Câu 1: Thành tích của trường ta trong những năm học qua là gỡ?
Câu 2: Năm học vừa qua lớp ta có bao nhiêu học sinh khá, giỏi?
Câu 3: Năm học vừa qua Có bao nhiêu học sinh trường ta đạt giải học
sinh giỏi cấp huyện?
Câu 4: Có những bạn nào làm được việc tốt mà chúng ta cần học tập?

* Thi đố vui và văn nghệ (dành cho cổ động viên)
Người dẫn chương trỡnh nờu từng câu đố vui hoặc yêu cầu văn nghệ, sau
đó lần lượt mời các cổ động viên trả lời.
-Cổ động viên các tổ cùng tham gia.
4. Kết thúc hoạt động & rút kinh nghiệm:
-Trưởng ban giám khảo công bố kết quả thi giữa các đội.


-Mời giáo viên chủ nhiệm lên tuyên dương hoặc khen thưởng các đội
được xếp hạng nhất, nhỡ.
-Nhận xột chung về tinh thần, ý thức và kết quả tham gia hoạt động của
các tổ và thành viên trong lớp.

TUẦN 3:
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
HỘI VUI HỌC TẬP
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
- Ôn tập củng cố kiến thức các môn học.
-Xây dựng thái độ phấn đấu vươn lên học giỏi, say mê học tập.
-Rèn tư duy nhạy và kĩ năng phát hiện, trả lời các câu hỏi.
2. Phương tiện dạy học:

Câu đố vui về các môn học.

3. Các hoạt động dạy-học:
a/ Ổn định tổ chức:
b/ Kiểm tra bài cũ: -Bạn cần làm gỡ và làm như thế nào để góp phần
thực hiện tiết học tốt?
c/ Bài mới: Hỏt tập thể; Tuyờn bố lý do, giới thiệu chương trỡnh.
*Hội vui học tập: Câu đố về danh nhân lịch sử.

Phần 1: Ai nhanh, ai giỏi
-Đây là phần thi cá nhân.
Phần 2: Đội nào nhanh hơn, giỏi hơn.
-Đây là phần thi giữa các tổ.
Một số câu hỏi:


1.

Vua nào xuống chiếu dời đô

Về Thăng Long vững cơ đồ nước Nam.
2.Ải nào núi đá giăng giăng
Năm xưa tướng giặc Liễu Thăng rụng đầu?
3.Sông nào nổi sóng bạc đầu
Ba phen cọc gỗ đâm tàu giặc tan.
4.Vua nào từ thở ấu thơ
Cờ lau tập trận đợi giờ khởi binh.
5. Vua nào đó bốn nghỡn xuõn
Vẫn ghi công đức toàn dân phụng thở.
2.Một số mốc lịch sử trong tháng 10:
? Bạn haỹ kể tên một số ngày lễ trong tháng 10?
-10-10:Ngày giải phóng thủ đô.
-15-10:Ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành Giáo dục.
-20-10: Ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
-24-10:Ngày Liên hợp quốc.
? Bạn hóy kể một vài tấm gương sáng trong học tập?
*Công bố kết quả thi giữa các đội.
* Một số câu hỏi về kiến thức các bộ môn đó học trong thỏng 9,10 ở lớp 5.
* Văn nghệ xen kẽ.

4. Kết thúc hoạt động:
-Ban tổ chức nhận xột kết quả tham gia, ý thức chuẩn bị của cỏ nhõn
và cỏc tổ.


TUẦN 4:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP EM
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- HS biết đóng góp công sức xây dựng Sổ truyền thống của lớp
- Giáo dục HS lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức
bảo vệ danh dự, truyền thống của lớp.
II. QUY MÔ HOẠC ĐỘNG.
Tổ chức theo quy mô lớp
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Một cuốn sổ bìa cứng khôt 19x26.5cm
- Bút màu, kéo dán.
IV CÁCH TIỀN HÁNH.
Chuẩn bị
- GV phổ biến mục đích làm Sổ truyền thống của lớp và cùng HS
trao đổi, thống nhất về nội dung và hình thức trình bày của sổ truyền
thống.
- Mỗi HS về chuẩn bị: 1 tấm ảnh cá nhân cỡ 4x6 và viết một vài dòng
tự giới thiệu về bản thân như.
+ Họ tên
+ Giới tính
+Ngày, tháng, năm sinh
+ Quê quán
+ Năng khiếu, sở trường
+Môn thể thao, nghệ thuật

yêu thích nhất
+ Thành tích về các mặt: học tập, rèn luyện đạo đức, văn nghệ, thể
dục thể thao, lao động….
- Các tổ chuẩn bị:
+ Chụp 1 bức ảnh chung của tổ
+ Viết một vài nét giới thiệu về tổ mình. Ví dụ: Tổ gồm có bao nhiều
HS? Trong đó có bao nhiêu bạn nam? Bao nhiêu bạn nữ? Tổ trưởng là
ai? Tổ phó là ai? Tổ có những thành tích nổi bật gì? có những đặc điểm
nổi bật nào?
Tiến hành làm Sổ truyền thống của lớp
- Ban biên tập thu nhập tranh ảnh và các thông tin về lớp, về các tổ,
về các cá nhân HS trong lớp.


- Sắp xếp tranh ảnh, thông tin theo từng loại.
- Tổng hợp, biên tập lại các thông tin
- Trình bày, trang trí Sổ truyền thống
Cấu trúc sổ truyền thống của lớp có thể như sau:
Trang bìa: Phía trên đầu trang có tên trường. Chính giữa trang bìa là
hàng tít lớn “Sồ truyền thống lớp …”
Trang 1: Dán bức ảnh chụp chung của cả lớp, có hàng chữ chú thích
ở dưới.
Các trang tiếp theo sẽ lần lượt trình bày các nội dung sau:
- Giới thiệu chung về lớp:
+ Tổng số HS? Só HS nam? Số HS nữ?
+ Giới thiệu về thầy/ cô giáo chủ nhiệm lớp
+ Giới thiệu về Ban cán sự lớp (lớp trưởng, lớp phó, cán sự phụ trách
các mặt …)
+ Giới thiệu về tổ chức lớp (lớp có mấy tổ? Tổ trưởng, tổ phó của
mỗi tổ? Đặc trưng của mỗi tổ?...)

Giới thiệu thành tích và những hoạt động nổi bật của lớp về các mặt:
học tập, đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ, lao động… (nên có ảnh
minh họa các hoạt động kèm theo).
V. CỦNG CỐ DẶN DÒ


TUẦN 5:

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
BÀY CỖ TRUNG THU

1. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
- HS hiểu ý nghĩa của tết trung thu
- HS biết cùng các bạn bày mâm cỗ trong đêm trung thu
- Tạo niềm vui và không khó hào hứng, rộn rã cho HS trong ngày
hội.
2. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
Có thể tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp hoặc toàn trường
3. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các loại hoa quả để bày cỗ
- Các nguyên liệu để làm chó bằng bưởi: quả bưởi, tăm tre nhọn hai
đầu, khuy nhựa mỏng màu đen, thân cây chuối con….
- Các bức ảnh minh họa mâm cỗ Trung thu
4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Phổ biến mục đích, yêu cầu hoạt động
- Trước 1-2 tuần, GV phổ biến cho HS nắm được:
Trung thu là tết của trẻ em. Theo truyền thống, trong đêm Trung thu
người ta thường bày mâm quả. Đó là một hoạt động hấp dẫn, thể hiện sự
sáng tạo cùng với đôi bàn tay khéo kéo của người bay. Để đón một đêm
trăng Trung thu thật vui vẻ, lớp ta sẽ tự tay bày mâm quả vui liên hoan.

Mỗi tổ sẽ bày một mâm quả và thi xem tổ nào sẽ dành giải “Bàn tay
vàng”.
- GV: Trong mâm cỗ trung thu, chú chó làm bằng tép bưởi thường
giữ vai trò trung tâm thể hiện tài khéo léo của người bày. Để tạo ra chú
chó này, đòi hỏi người làm phải khéo từ cách chọn các nguyên liệu đến
dựng hình sao cho chú chó càng xù lông càng đẹp.
- GV hướng dẫn cách làm chó bưởi.
+ Nguyên liệu
Đầu và thân có: có thể chọn thân chuối, quả cam, quả bí, quả dưa
(tùy theo độ to, nhỏ của con chó).
Chân chó: dùng 4 đoạn cuối của tàu lá cuối (hoặc bằng đu đủ xanh)
Lông chó: Dùng bưởi để tách múi làm lông chó( bưởi mọng nước,
lông mới đẹp)


Hai qua tre nhọn, dài dùng để xiên đầu vào thân chó. Một hộp tăm
nhọn hai đầu (hay hộp đinh ghim) để cài múi bưởi.
Mắt, mũi chó: Dùng hột nhãn (hoặc vỏ trái cây dày có màu đen)
Lưỡi chó: Dùng miếng cam (quýt, quả ớt, cắt hình lưỡi chó.
* Cách làm:
Cắt vát đầu thân, dùng que nhọn dài ghép vào đầu chó, (đầu ngóc lên
cao hơn thân). Phần đáy của thân chó cắt phẳng để đặt chó lên khau chơ
vững. Như vậy là chúng ta đã tạo được “bộ khung”.
Các múi bưởi được tách xòe sao cho các tép bưởi vẫn dính vào vỏ
múi. Cắt bỏ vỏ múi ở hai bên phần tép.
Nhẹ nhàng kết các múi bưởi ra ngoài bộ khung, bắt đầu từ đầu chó
chạy dài theo đường sống lưng đến tận đuôi chó, kết đến đâu ghim luôn
đến đó. Kết tiếp như vậy cho kín thân chó để tép bưởi chạm tới khay,
không kết vào phần “mông chó” phần mông này phải xoay hướng tép
bưởi xuôi xuống khi kết. Trang trí chú chó cho sinh động nhờ khéo cắt

hình và gắn mắt, mũi, tai, lưỡi.
5. CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học , chuẩn bị bài sau


TUẦN 6:

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

GIAO LƯU TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIỎI VỀ AN TOÀN
GIAO THÔNG
1. Mục tiêu hoạt động:
- Giúp HS có thêm những thông tin bổ ích về luật an toàn giao thông
và phòng tránh các tai nnaj thương tích thường xảy ra với trẻ em thông
qua các hoạt động tuyên truyền, văn hóa văn nghệ.
- Biết cách xr lí, cơ cứu đơn giản khi gặp tai nạn thương tích.
- Giáo dục các em ý thức tôn trọng luật an toàn giao thông và cách
phòng, tránh các tai nạn thương tích thường gặp.
2. Quy mô hoạt động.
Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường
3. Tài liệu và phương tiện
- Tài liệu về luật giao thông đường bộ; tranh ảnh, mô hình giao
thông; một số biển báo thường gặp…

4. Các bước tiến hành
Chuẩn bị:
Trước 1-2 tuần, GV cần phổ biến cho HS nắm được
- Chủ đề cuộc giao lưu.
- Hướng dẫn HS sưu tầm các câu chuyện, tư liệu, hình ảnh liên quan
đến chủ đề.
- Nội dung: An toàn giao thông và phòng tránh tai nạn thương tích ở

trẻ em.
- Hình thức giao lưu tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng
tránh các tai nnaj thương tích thường gặp ở trẻ em dưới hình thức tiểu
phẩm.
- Tiêu chí đánh giá.
Tổ chức cuộc thi
- ổn định tổ chức
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- Thông qua nội dung chương trình


- Giới thiệu Ban giám khảo
- Giới thiệu các đội thi, mời các đội thi tự giới thiệu về đội hình.
- Lần lượt từng đội lên trình diễn tiểu phẩm tuyên truyền.
Tổng kết - đánh giá
- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc thi và thái độ của các đội.
- Trong thời gian Ban giám khảo hội ý riêng, đội văn nghệ sẽ biểu
diễn một số tiết mục văn nghệ chuẩn bị trước.
- Công bố kết quả cuộc thi.
- Người dẫn chương trình mời các cá nhân đại diện cho mỗi lên nhận
phần thưởng. Đọc đến tên đội nào thì đại diện đội đó lên đứng thành
hàng ngang trước sân khấu.
- Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến.
- Người dẫn chương trình cảm ơn đại biểu và các HS đã nhiệt tình
tham gia cuộc thi.
- Tuyên bố kết thúc cộc thi


5. CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VNTUẦN 7:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

TRÒ CHƠI “TRÁI BÓNG YÊU THƯƠNG”
I. Mục tiêu hoạt động:
- Thông qua trò chơi, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, biết dùng
những lời nhận xét tốt đẹp khi nới với bạn bè.
- HS có ý thức trân trọng tình cảm bạn bè
II. Quy mô hoạt động;
Tổ chức theo quy mô lớp
III. Tài liệu và phương tiện
Một quả bóng cao su vừa bàn tay cảu HS lớp 5: Nếu không có bóng
cao su có thể dùng báo cũ vo tròn thay bóng.
IV .Các bước tiến hành
Tổ chức trò chơi
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi. Lưu ý HS
+ trước khi ném bóng cho một bạn nào đó trong lớp, HS cần phải nói
một lời yêu thương hoặc một lời khen xứng đáng đối với bạn. Ví dụ:
Bạn rất vui tính
Bạn là người bạn tốt
Bạn rất chăm chỉ học tập
Bạn viết rất đẹp
Tớ rất thích những bức tranh bạn vẽ
Tớ rất quý bạn
+ Người nhận bóng nếu giữ bóng trên tay lâu (Khoảng 10 số đếm)
mà chưa nói được lời yêu thương, sẽ phải trao bóng trra cho quản trò.
+ Nếu người nhận bóng bắt trượt, bóng rơi xuống đất sẽ bị mất lượt.
Bóng lại trả về tay quản trò.
+ Mỗi HS chỉ được nhận bóng 1 lần. Nếu người tung bóng nhằm lần
thứ hai tới bạn, sẽ mất quyền tung bóng và phải trả bóng cho quản trò.
- Tổ chức cho lớp chơi thử
- Chơi thật: Cả lớp đứng thành vòng tròn, Quản trò đứng giữa vòng
tròn. Bắt đầu chơi, người thứ nhất nói một lời yêu thương hoặc một lời

khen với một bạn nào đó và nắm bóng cho bạn đó. HS khác và ném quả


bóng cho bạn đó. Cứ như vậy, quả bóng sẽ được truyền tay và trao gửi
lời yêu thương cho tất cả các bạn trong lớp….
Thảo luận sau trò chơi.
- Sau khi tổ chức cho HS chơi xong, GV có thể tổ chức cho cả lớp
thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Em cảm thấy như thế nào khi được nhận những lời yêu thương, lời
khen tặng của bạn bè đối với mình.
+ Em cảm thấy như thế nào khi nòi lời yêu thương, lời khen đối với
bạn?
+ Qua trò chơi này em có thẻ rút ra điều gì?
- GV nhận xét, khen ngợi những lời nói yêu thương, khích lệ bạn bè
của tất cả HS trong lớp. Căn dặn HS hãy luôn sử dụng những lời nói yêu
thương, khen ngợi đối với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày cũng như
hãy đón nhận, trân trọng món quà quý giá đó của tình bạn.


5. CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VNTUẦN 8 –
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TIỂU PHẨM “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU)
1- Mục tiêu hoạt động:
- HS hiểu: giúp đỡ, bảo vệ người yếu hơn mình là việc làm cần thiết.
- Giáo dục HS ý thức quan tâm, bảo vệ bạn bè.
2- Quy mô hoạt động.
Tài liệu và phương tiện
- Kịch bản “Dế mèn bênh vực kẻ yếu”
- Đạo cụ: Mũ, áo cho các vai Dế mèn, Nhà trò, Nhện chúa
3- Các bước tiến hành.

*Chuẩn bị
- Trước 1 tuần, GV phổ biến kịch bản Tiểu phẩm cho đội kịch của
lớp
Nội dung kịch bản
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
Người dẫn chuyện:
Dế mèn tướng rất oai phong, đầu to ghồ ghề, đôi cánh giang rộng,
cặp chân khỏe nhờ ham tập luyện đạp vào không khí kêu vù vù …Đang
vui vẻ nghêu ngao ca hát, bỗng Dế mèn tròn xoe nhìn dáng vẻ gầy nhom,
ốm yếu của chị nhà trò.
Dế mèn: Nhà Trò tại sao em khóc? Đứa nào bắt nạt em?
Nhà trò (lau nước mắt, mếu máo): Anh ơi, Anh ơi! Hu Hu … anh cứi
em … là bọn nhện độc.
Dế mèn: Anh biết bọn này nổi tiếng hay phá phách. Thế chúng làm
gì em?
Nhà trò: Bọn chúng đánh em , không cho em tới trường. Mấy lần
bọn nhện giăng tơ giữa đường bắt em, vặt chân, vặt cánh m, còn định ăn
thịt em nữa …. Em sợ lắm.
Dế mèn: Đúng là bọn độc ác cậy khỏe ức hiếp yếu. Sao không ai
bênh vực em?
Nhà trò (vẫn run rẩy, mắc liếc quanh): Anh ơi! ở đây ai cũng sợ,
không dám dây với chúng. Lúc em bị đánh, ai cũng chỉ biết đứng nhìn.


Dế Mèn: (rung rung râu, tức giận): Hèn. Thế là hèn. Thấy người
khác bị đánh mà không dám cứu giúp là hèn. Em yên tâm, anh sẽ bảo vệ
em.
Nhà trò: Đi đi anh, không khéo bọn chúng giăng tơ bắt nốt cả anh….
Dế mèn: (Cương quyết): Không anh không phải thằng hèn, bây giờ
anh sẽ nấp sau phiến đá này, em cứ gọi bọn chúng ra nói chuyện.

Người dẫn chuyện: Dế mèn vừa núp sau phiến đá, cả bày nhện đã
ào ào xông tới. Nhện chúa khoái chí, cười sằng sặc.
Nhện chúa: Con Nhà trò chúng bay ơi! Quăng lưới bắt nó đem về ăn
thịt.
Người dẫn chuyện: Thấy bọn nhện độc quá đông lại hung hãn, Dế
mèn cũng hơi do dự, nhưng nhớ lời hứa với nhà trò, Dế liền bay ra.
Dế mèn: Bọn kia, không được bắt nạt kẻ yếu. Có Dế mèn đây!
Người dẫn chuyện: Cả bọn nhện ào ao quang lưới hòng bắt sống Dế
mèn. Nhanh như cắt, Dế mèn tung cặp giò với những lưới cưa sắt nhọn
đá rách hết lưới nhện. Bỗy nhện ngã lộn nhào. Dế mèn nanh tay khóa cổ
lên nhện chúa.
Dế mèn: Đầu hàng chưa? Còn dám bắt nạt kẻ yếu nữa không?
Người dẫn chuyện: Tên Nhện chúa bị khóa chặt cổ, van xin rối rít.
Dế mèn (Quay sang Nhà trò): từ nay em không phải sợ chúng. Em
hay sợ, chúng lại càng được thể. Chúng còn dám bắt nạt, báo cho anh,
hay bác Xen Tóc, anh Châu Chấu Voi…. trừng bị.
Người dẫn chuyện: Chị nhà trò sung sướng, cảm ơn Dế mèn, rồi vỗ
cánh bay đến trường.
4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN
TUẦN 9:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
KẾT BẠN CÙNG TIẾN
1- Mục tiêu hoạt động
Thông qua việc “Kết bạn cùng tiến” giáo dục HS biết quan tâm, giúp
đỡ, chia sẻ với bạn bè trong học tập và các hoạt động khác ở lớp,ở
trường.
2- Quy mô hoạt động.
Tổ chức theo quy mô lớp.



3- Tài liệu và phương tiện
Sưu tầm những câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến” trong trường, trên
báo chí, đài truyền hình, mạng Internet…
4- Các bước tiến hành.
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước một tuần, GV phổ biến ý nghĩa, yêu cầu của việc kết “Đôi
bạn cùng tiến” (Thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau những
niềm vui, những khó khăn trong học tập, trong sinh hoạt ở lớp, ở trường,
ở nhà …)
- Nêu các yêu cầu cần chuẩn bị cho buổi ra mắt “Đôi bạn cùng tiến”
tổ chức vào buổi sinh hoạt lớp sắp tới.
+ Sưu tầm những câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến” trong trường,
trên báo chí, đài truyền hình, mạng Internet…
+ Chọn bạn kết đôi với mình
+ Cùng với bạn chuẩn bị nội dung sẽ cùng nhau phấn đấu trong năm
học này và trình bày trên giấy HS, có trang trí đẹp.
Bước 2: Ra mắt “ Đôi bạn cùng tiến”
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình
- Các “Đôi bạn cùng tiến” trong lớp lần lượt lên tự giới thiệu trước
lớp và nói về hướng phấn đấu, giúp đỡ của mình.
- MC mời các bạn trong lớp kể những câu chuyện về “Đôi bạn cùng
tiến” đã sưu tầm.
Bước 3: Nhận xét - đánh giá
GV khen ngợi sự thành công của buổi ra mắt “Đôi bạn cùng tiến”.
CHúc các đôi bạn trong lớp đạt chỉ tiêu phấn đấu mình đã đặt ra.
4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN


TUẦN 10:


HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO

1- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG.
- HS hiểu: Tham gia các hoạt động nhân đạo là việc làm thường
xuyên, cần thiết để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
- HS có ý thức và có hành động thiết thực tham gia các hoạt động
nhân đạo thao khả năng của mình.
2- QUY MÔ HOẠT ĐỘNG.
Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường
3- Tài liệu và phương tiện.
- Tranh ảnh, thông tin về hoạt động nhân đạo của trường, địa phương
và cả nước;
- Những món quà của cá nhân (tập thể) HS trong buổi lễ trao quà
quyên góp.
4- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.
Bước 1: Chuẩn bị:
- Trước 2-3 tuần, GV nêu mục đích, ý nghĩa của hoạt động nhân đạo
và phát động phong trào HS thi đua tham gia hoạt động này.
- HS chuẩn bị các món quà quyên góp phù hợp với khả năng của bản
thân (có thể là sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ, sách truyện, đồ
dùng cá nhân, tiền …)
- Đóng gói quà của cá nhân hoặc tập trung đóng gói của cả tổ, thống
kê số lượng các món quà quyên góp.
Bước 2: Lễ quyên góp, ủng hộ.
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình, giới thiệu Ban tổ chức
tiếp đón các món quà quyên góp (có thể gồm GV chủ nhiệm, lớp trưởng,
lớp phó).
- văn nghệ chào mừng



- MC mời lần lượt từng cá nhân, đại diện từng nhóm, từng tổ lên trao
quà ủng hộ cho Ban tổ chức.
- Một đại diện HS phát biểu cảm tưởng
- Trưởng ban tổ chức cảm ơn tấm lòng hảo tâm của tất cả HS trong
lớp và thông báo các món quà này sẽ được thống kê chung mang tên lớp
để trao tặng trong buổi lễ quyên góp của toàn trường.
- Giới thiệu về một số hoạt động nhân đạo cảu trường, địa phương và
cả nước.


4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN HOẠT ĐỘNG
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
TUẦN 11 - VIẾT THƯ, GỬI THIẾP CHÚC MỪNG THẦY
GIÁO, CÔ GIÁO CŨ
1- MỤC TIÊU HOẠT ĐÔNG
- Phát triển ở HS tình cảm thiêng liêng thầy và trò
- HS biết kính trọng, lễ phép, biết ơn và yêu quý các thầy giáo, cô
giáo.
- HS yêu thương, yêu lớp, thích đi học.
- Phát triển các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định
2- Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp.
3- Tài liệu và phương tiện
- Đầu DVD, tivi
- Các video clip về tình cảm thầy trò trong dịp khai trương, ngày
20/11… (nếu có) (xem ảnh số 4).
- Sưu tầm các bức thư hay gửi thầy giáo cũ.
- Cao dao, tục ngữ về người thầy

- Các câu chuyện về tình thầy trò
- Các bài hát ca ngợi thầy, nói về mái trường, lớp học
+ Lớp chúng mình rất vui - Nhạc và lời: Mộng Lân
+ Bụi phấn - Nhạc: Vũ Hoàn, lời: Lê văn Lộc
4- Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
- GV thông báo cho HS biết nội dung, kế hoạch về hoạt động trước
1-2 tuần.
- Hướng dẫn HS sưu tầm các bức thư hay gửi thầy giáo cũ
- Hướng dẫn HS sưu tầm ca dao, tục ngữ về người thầy, các câu chuyện
về tình thầy trò.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
- Xây dựng chương trình hoạt động trong 1 tiết
Bước 2: Tiến hành


- Cả lớp hát (hoặc nghe băng) bài hát “Bụi phấn”, Nhạc Vũ Hoàn, lời
Lê Văn Lộc.
- GV trao đổi với HS: Nội dung bài hát nói về điều gì? (Lòng kính
yêu, biết ơn công lao người thầy cảu HS… tình cảm của người HS dành
cho người thầy)
- Liên hệ cá nhân.
+ Các em đã bao giờ có cử chỉ, hành động hoặc lời nói thể hiện tình
cảm yêu quý thầy giáo, cô giáo chưa? Lúc đó thái độ của các thầy giáo,
cô giáo như thế nào?
+ Các em đã bao giờ được đón nhận tình cảm cao quý (cử chỉ, lời nói
yêu thương hoặc sự giúp đỡ chân thành) của các thầy giáo, cô giáo? Tâm
trạng của em lúc đó ra sao? Điều đó có ảnh hưởng đối với em như thế
nào?
- GV đọc cho HS nghe một bài bức thư gửi thầy giáo cũ

- Hướng dẫn HS viết thư, gửi thiếp chúc mừng các thầy cô giáo cũ.
- HS viết thư hoặc làm thiếp chúc mừng các thầy cô giáo cũ
- GV có thể mời một số HS chia sẻ các bức thư, các bưu thiếp các em
đã viết
- GV khen gợi HS đã biết thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn đối với
các thầy cô giáo cũ và nhấn mạnh các thầy cô giáo cũ sẽ rất vui và tự
hào khi nhận được những bức thư/ thiếp chúc mừng của các em.
- HS hát, đọc thơ, ca dao tục ngữ về tình cảm thầy - trò.
4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN
TUẦN 12:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
20-11
1- Mục tiêu hoạt động.
- Giúp HS biết và hiểu về lịch sử, nguồn gốc và ý nghĩa to lớn của
ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Giáo dục HS thêm kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo
- Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS.
- Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể, kĩ năng hợp tác cho HS.
2- Quy mô hoạt động.
Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường


3- Tài liệu và phương tiện.
- Các sách, báo, tài liệu, tranh ảnh về ngày nhà giáo Việt Nam
- Phần thưởng cho các đội thi
- Các bản thông báo về thể lệ, nội dung thi
- Micro, loa, ampli, sân khấu tổ chức cuộc thi.
4- Các bước tiến hành
Bước 1:

Trước một tháng, nhà trường phổ biến cho HS nắm được.
- Kế hoạch tổ chức giao lưu
- Thể lệ cuộc giao lưu: Thành lập các đội tham gia giao lưu giữa các
lớp khối 5
- Nội dung thi
+ Các thông tin có liên quan tới ngày Quốc tế Hiến chương các nhà
giáo
+ Các thông tin có liên quan tới ngày nhà giáo Việt Nam
+ Các hoạt động về ngày nhà giáo Việt Nam
Bước 2:
- Các lớp thành lập đội thi
- Tổ chức, hướng dẫn cho HS sưu tầm, thu nhập các tư liệu cần thiết
phục vụ cho buổi giao lưu.
- Các lớp luyện tập các tiết mục văn nghệ có nội dung về chào mừng
ngày nhà giáo Việt Nam.
- Ban tổ chức lựa chọn người dẫn chương trình - một nam, một nữ
HS.
- Phân công phụ trách các hoạt động trong ban tổ chức (nêu câu hỏi,
đáp án ..)
Bước 3: Tổ chức hội thi
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- Trưởng ban tổ chức khai mạc, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa của
buổi giao lưu.
- Giới thiệu Ban giám khảo và danh sách những đội tham gia dự thi
- Trưởng ban giám khảo công bố chương trình giao lưu và mời các
đội vào vị trí để tiến hành giao lưu.
-Tiến hành giao lưu
Bước 4: Công bố kết quả và trao giải



- Trưởng Ban tổ chức hội thi công bố tổng số điểm của mỗi đội và
thông báo kết quả hội thi.
- Trao các giải thưởng
4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN
TUẦN 13 –
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN
LỚP
HÁT VỀ THẦY CÔ GIÁO EM
1- Mục tiêu hoạt động
- Giáo dục HS lòng kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo
- Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS
- Rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động cho HS.
2- Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường
3- Tài liệu và phương tiện
- Băng rôn, hoa, loa đài, trang âm
4- Các bước tiến hành
Bước 1
- Nhà trường thông báo cho các khối, lớp chương trình, kế hoạch tổ
chức hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
- Nội dung và thể loại: tốp ca, đơn ca, ngâm thơ, kể chuyện, tấu nói,
tiểu phẩm, biểu diễn nhạc cụ có nội dung.
+ Ca ngộ công ơn các thầy cô giáo
+ Ca ngợi tình thầy trò
+Nói về tình cảm với lớp, trường
+ Ca ngợi về tình bạn
+ Các bài hát nói về hoạt động đội thiếu niên tiền phong
Bước 2: Duyệt các tiết mục văn nghệ của các lớp
- Chuẩn bị sân khấu và các phương tiện phục vụ cho duyệ các tiết
mục.

- Lựa chọn MC là hai HS lớp 5 (một nam, một nữ) dẫn chương trình
- MS hướng dẫn các đội văn nghệ của các lớp lần lượt biểu các tiết
mục văn nghệ.
- Các đội văn nghệ biểu diễn các tiết mục văn nghệ


×