Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

TẬP GIÁO ÁN MẪU THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO MÔN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP DẠY CÁC LỚP KHỐI 3 NĂM HỌC 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.61 KB, 107 trang )

TÀI LIỆU GIÁO DỤC HỌC
----------------™&™---------------

TẬP GIÁO ÁN MẪU
THEO ĐỊNH HƯỚNG:
“TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO”
MÔN HOẠT ĐỘNG, GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
DẠY HỌC SINH
CÁC LỚP KHỐI 3.

NĂM HỌC 2017-2018


LỜI GIỚI THIỆU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực
con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành
công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò
và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước luôn quan
tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm học là “Tiếp tục đổi
mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục dạy học theo hướng trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh” đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ
thống giáo dục quốc dân, thì bậc Tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng
là hình thành nhân cách con người nhằm giúp học sinh hình thành những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản. Để đạt được mục tiêu trên
đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định về
nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu được về tâm
sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng của trẻ. Đồng thời người dạy có
khả năng sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ


chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Căn cứ chuẩn kiến thức kỹ
năng của chương trình lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường, rèn kĩ
năng sống cho học sinh. Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập
và rèn luyện, động viên khuyến khích không gây áp lực cho học sinh khi
đánh giá. Tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả học sinh hoàn thành chương
trình và có mảng kiến thức dành cho đối tượng học sinh năng khiếu. Việc
nâng cao cất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là nhiệm vụ của các
trường Tiểu học. Để có chất lượng giáo dục toàn diện thì việc nâng cao
chất lượng học sinh giáo dục, kĩ năng sống là vô cùng quan trọng.
Môn giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh được trải nghiệm với cuộc
sống nâng cao kĩ năng sống nhằm giáo dục con người sáng tạo toàn diện.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó,
dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh
được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời
sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể
của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách
và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo
là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế


hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi
hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến
thức, kỹ năng khác nhau. Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi
học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các
hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực
hoá bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách
tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có
trách nhiệm”
Để có tài liệu giảng dạy kịp thời và sát với chương trình học, tôi đã
nghiên cứu biên soạn: “Tập giáo án mẫu theo hướng trải nghiệm sáng tạo

dạy học môn giáo dục ngoài giờ lên lớp dạy học sinh lớp 3 năm học
2017-2018” nhằm giúp giáo viên có tài liệu giảng dạy nâng cao chất
lượng giáo dục.
Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc
tham khảo và phát triển tài liệu:

TẬP GIÁO ÁN MẪU
THEO ĐỊNH HƯỚNG:
“TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO”
MÔN HOẠT ĐỘNG, GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
DẠY HỌC SINH
CÁC LỚP KHỐI 3.
Trân trọng cảm ơn!


Chủ điểm tháng 9:
Truyền thống
nhà trường
I.Mục tiêu :


HS hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của nhà trường



Bồi dưỡng tình cảm yêu quý trường mình, tự hào là HS của nhà
trường và có ý thức phát huy truyền thống của trường




Có thói quen thực hiện đúng và nghiêm túc những quy định của
nhà trường về nề nếp học tập, kỷ luật, biết thực hiện những yêu cầu
cơ bản đối với người HS trung học cơ sở.

II.Nội dung hoạt động của chủ điểm:
1.Tuần thứ nhất :


Tổ chức lễ khai giảng năm học mới trang trọng và thiết thực trên cơ
sở đã có sự chuẩn bị từ tháng 8



Thảo luận nội dung và nhiệm vụ năm học mới

2.Tuần thứ hai :


Tiến hành tổ chức lớp, lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp và các cán sự
chức năng, cán sự môn học



HS tự giới thiệu khả năng văn nghệ của mình hoặc giới thiệu
những bạn có khả năng văn nghệ để lớp biết

3.Tuần thứ ba :



Nghe giới thiệu về truyền thống của trường và ý nghĩa tên trường




Tiếp tục rèn luyện nề nếp kỷ luật, đôn đốc và kiểm tra việc thực
hiện nội quy của HS dưới sự điều kiển của đội ngũ cán bộ lớp.

4.Tuần thứ tư :


Tập các bài hát quy định


TUẦN : 1
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP -3

Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp
I.Yêu cầu giáo dục :


HS nắm được cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ
cán bộ lớp



HS có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán
bộ lớp




Rèn luyện kỹ năng nhận nhiệm vụ và kỹ năng tham gia các hoạt
động chung của tập thể

II.Nội dung và hình thức hoạt động :
1.Nội dung :


Thành lập các tổ nhóm trong lớp



Bầu đội ngũ cán bộ lớp : lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng, tổ phó,
cán sự lớp.



Xác định chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ lớp



Cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ lớp

2.Hình thức hoạt động :


Chỉ định đội ngũ cán bộ lớp dựa vào học lực, chức vụ năm học
trước.




Trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp

III.Chuẩn bị hoạt động :
1.Về phương tiện hoạt động :
GVCN chuẩn bị :




Một bản sơ đồ về cơ cấu tổ chức lớp



Một bản ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp, tổ và các cán sự chức
năng



Các loại sổ ghi chép của cán bộ lớp

2.Về cách thức tổ chức hoạt động :
GVCN :


Thông báo cho cả lớp về yêu cầu, nhiệm vụ tổ chức đội ngũ cán
bộ lớp




Nêu những tiêu chuẩn chủ yếu của người cán bộ lớp dể HS
chuẩn bị ý kiến lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp



Cử một nhóm HS giúp GVCN kẻ bản sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp,
viết bảng ghi nhiệm vụ cán bộ lớp trên giấy khổ to và viết mẫu
cho các loại sổ công tác của cán bộ lớp



Thống nhất về kế hoạch thời gian tiến hành.

IV.Tiến hành hoạt động :
T

NGƯỜI

THỰC HIỆN
10’ GVCN

NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu


Giới thiệu cho cả lớp sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp :vị
trí đội ngũ cán bộ lớp, các quan hệ và cơ chế hoạt
động




Nêu nhiệm vụ của từng loại cán bộ lớp



Cho HS phát biểu ý kiến về các tiêu chuẩn chủ yếu
của một cán bộ lớp (GVCN ghi tóm tắt ý kiến lên


20’ GVCN

bảng)
Hoạt động 2: Lựa chọn


Cho HS xung phong  ghi tên lên bảng



Cho HS giới thiệu một số bạn học  ghi tên lên
bảng

6’

GVCN



Đưa ra ý kiến lựa chọn




Cho cả lớp biểu quyết để có quyết định cuối cùng
sau đó ghi tên những HS được chọn lên sơ đồ

Hoạt động 3: Trao nhiệm vụ
Lớp trưởng
7’



Đội ngũ cán bộ lớp ra mắt



Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời

Lớp trưởng

trao sổ công tác và hướng dẫn cách sử dụng cho
các em


Thay mặt đội ngũ cán bộ lớp phát biểu ý kiến

Hoạt động 4: Vui văn nghệ


Mời 1 số bạn lên hát  1 số HS lên hát




Bắt bài hát cho cả lớp
Cánh chim tuổi thơ
Nhạc và lời : Phan Long
Hai cánh tay khéo léo cùng đôi bàn chân xinh. Em

múa sao mềm mại như bồ câu luyện trời cao trong xanh.
Hương lúa đưa ngọt ngào, táo chín thơm đầu cành.
Nắng soi gương nước lấp lánh, nâng cánh chim tuổi thơ
bay xa. Ai chắp đôi cánh trắng như màu nắng đẹp cho


chim. Ai vẽ đôi mắt hiền như giọt sương đậu cành cao
lung linh. Hương lúa đưa ngọt lành, táo chín thơm đầu
cành. (Gió lao xao như tiếng hát, nâng cánh chim tuổi
thơ bay xa)2
V.Kết thúc hoạt động : (2’)


GVCN nhận xét kết quả hoạt động” Tổ chức lựa chọn đội ngũ cán
bộ lớp” và dặn dò nhắc nhở cả lớp đoàn kết, giúp đỡ đội ngũ cán bộ
lớp hoàn thành nhiệm vụ.

TUẦN : 1


HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP -3

Nghe giới thiệu về truyền thống nhà trường

I.Yêu cầu giáo dục :


HS nắm được những truyền thống cơ bản của nhà trường và ý
nghĩa của truyền thống đó



Xác định trách nhiệm của HS lớp 3 trong việc phát huy truyền
thống nhà trường



Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân và lớp

II.Nội dung và hình thức hoạt động :
1.Nội dung :


Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường



Truyền thống của trường về học tập, rèn luyện đạo đức và các
thành tích khác

2.Hình thức hoạt động :


Trình bày bằng lời, bằng sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh …




Trao đổi, thảo luận

III.Chuẩn bị hoạt động :
1.Về phương tiện hoạt động :
a)GVCN chuẩn bị :


Một vài số liệu chủ yếu về tổ chức nhà trường : tổng GV và cán bộ
nhà trường; các tổ bộ môn; các tổ chức đoàn thể nhà trường; tên
các thầy cô trong Ban giám hiệu; tổng phụ trách; tên các thầy cô
dạy lớp mình; tổng số HS của trường



Các tư liệu chủ yếu về truyền thống nhà trường




Một số câu hỏi để HS trao đổi thảo luận



Tóm tắt đáp án cho các câu hỏi

b)HS chuẩn bị :



Một số tiết mục văn nghệ



Tự sưu tầm tìm hiểu về truyền thống nhà trường

2.Về cách thức tổ chức hoạt động :


GVCN thông báo cho cả lớp về nội dung, hình thức hoạt động, yêu
cầu mỗi HS tự tìm hiểu trước các truyền thống nhà trường



Hội ý cán bộ lớp và các tổ trưởng để phân công các công việc cụ
thể như : xây dựng chương trình hoạt động, cử các cán sự lớp làm
các nhiệm vụ

IV.Tiến hành hoạt động :
T

NGƯỜI

5’

THỰC HIỆN
Lớp trưởng

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Mở đầu


10’ GVCN

Nêu lý do và giới thiệu chương trình hoạt động

Hoạt động 2: Giới thiệu


Giới thiệu về truyền thống nhà trường



HS hỏi thêm những điều chưa hiểu, chưa rõ .
GVCN trả lời hoặc giải thích cho HS

Hoạt động 3: Thảo luận
16’ Lớp trưởng



Dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi



HS vận dụng những kiến thức vừa được nghe
giới thiệu và những kiến thức tự tìm hiểu được về



truyền thống nhà trường để trả lời


Các HS khác bổ sung thêm



Dẫn chương trình nêu đáp án

Hoạt động 4: Vui văn nghệ
12’ Lớp trưởng



Người điều khiển chương trình lần lượt mời các
bạn lên trình diễn các tiết mục văn nghệ



Treo câu đố vui
a)

Nửa là chim
Nửa là thú
Nuôi con bằng vú
Mà lại biết bay
Là con gì ? Đáp án : con dơi

b)


Bé người mà rất tinh ma
Ở đâu có cỗ thế là đến xơi
Tự nhiên chẳng phải ai mời
Cửa quan, cửa lính chẳng nơi nào từ
Là con gì ? Đáp án : con ruồi

c)

Để nguyên – dùng dán đồ chơi
Thêm huyền – lại ở tận nơi mái nhà
Thêm nặng – ăn ngọt lắm nha
Nếu mà thêm sắc – cắt ra áo quần
Là chữ gì ? Đáp án : keo

V.Kết thúc hoạt động : (2’)


Lớp trưởng nhận xét kết quả của hoạt động



TUẦN : 1
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP -3

Tập các bài hát quy định
I.Yêu cầu giáo dục :


HS hiểu được sự cần thiết phải thuộc và nhớ các bài hát quy định
cho lứa tuổi HS THCS




HS biết cách học và luyện tập các bài hát quy định



HS phấn khởi và có trách nhiệm học các bài hát quy định

II.Nội dung và hình thức hoạt động :


1.Nội dung :


Những bài hát đã được nhà trường quy định mỗi HS TH phải thuộc
để sử dụng trong các hoạt động chung của lớp của trường

2.Hình thức hoạt động :


Học hát



Giới thiệu bài hát bằng cách hát mẫu hoặc nghe băng nhạc

III.Chuẩn bị hoạt động :
1.Về phương tiện hoạt động :
a)GVCN chuẩn bị :

Các bài hát phổ biến và bài hát quy định HS THCS phải thuộc :
Quốc ca; Hành khúc đội ; Cùng nhau ta đi lên; Tiến lên đoàn viên;
Bác Hồ – người cho em tất cả; Mơ ước ngày mai; Lớp chúng ta kết
đoàn; ……
b)HS chuẩn bị :
Sưu tầm các bài hát quen thuộc phục vụ trong các hoạt động của
lớp, của trường, các bài hát trong sách âm nhạc lớp 3
2.Về cách thức tổ chức hoạt động :
GVCN :


Thông báo cho cả lớp về nội dung, kế hoạch tập các bài hát quy
định



Hướng dẫn HS sưu tầm các bài hát quen thuộc



Hội ý với cán bộ lớp, chi đội trưởng và cán sự văn nghệ để
thống nhất chương trình và phân công chuẩn bị cụ thể : lập danh
sách các bài hát quy định mà HS phải thuộc; lựa chọn các bài


hát để tập cho cả lớp; cử người dạy hát; cử nhóm hát mẫu; cử
người điều khiển chương trình
IV.Tiến hành hoạt động :
T


NGƯỜI

5’

THỰC HIỆN
Lớp trưởng

NỘI DUNG
Hoạt động 1: Mở đầu


Hát tập thể
Chào người bạn mới đến
Nhạc và lời : Lương bằng Vinh
Chào người bạn mới đến. Góp thêm một niềm

vui. Chào nụ cười dễ mến. Góp thêm cho cuộc đời.
Đến đây vui, đến đây chơi, là vườn hoa muôn màu
muôn sắc. Đến đây vui, đến đây chơi, là bài ca thắm
thiết tình người.


10’ Lớp trưởng

Nêu lý do và chương trình hoạt động

Hoạt động 2: Giới thiệu bài hát


Người điều khiển nêu tên các bài hát quy định mà

HS phải thuộc

28’ Lớp trưởng



HS bổ sung thêm



Giới thiệu nhóm hát mẫu hát thử một số bài hát

Hoạt động 3 : Học hát


Người điều khiển lấy ý kiến lớp lựa chọn vài bài


hát quy định để tập ngay tại lớp


Giới thiệu người dạy hát cho lớp
Bài 1: Tiến lên đoàn viên
Nhạc và lời : Phạm Tuyên
Đây một mùa xuân trăm hoa hé tưng bừng. Đây

thời niên thiếu hát ca vang lừng. Khăn quàng đổ tươi
em đeo em mến yêu. Quyết tâm luyện rèn cho mình
càng tiến thêm !
Khi còn niên thiếu luôn luôn gắng nghe lời. Mai

rồi khôn lớn tiến lên dựng đời. Hoà bình, tự do tay ta
xây đắp nên. Khắp nơi vang lừng tiếng kèn gọi tiến lên
!
Đk : Tiến lên đoàn viên em ước ao bao ngày
Xứng cháu Bác Hồ dựng xây nước sau này
Tiến lên đoàn viên theo Đảng tiền phong
Bước theo lá cờ nhuộm màu đấu tranh.
T

NGƯỜI

NỘI DUNG

THỰC HIỆN
Bài 2: Hành khúc đội
Nhạc và lời : Phong Nhã
Đi ta đi lên nối tiếp bao anh hùng. Như quân tiên
phong bước trên đường giải phóng. Tiến kèn vang


vang giục giã thiếu niên nhi đồng. Tiến theo lá cờ Đội
Hồ Chí Minh quang vinh. Bác vẫn còn sống mãi cùng
đất nước. Tiếng của Người vẫn ấm cả non sông. Khi
chúng ta kết đoàn gắng học hành chăm ngoan. Bác
vẫn luôn tươi cười dắt ta lên đường.
Tay ta nâng cao tấm chân dung Bác Hồ. Trong tim
nhen lên những ước mơ rực rỡ. Khăn quàng đỏ tươi là
của Bác trao cho mình. Biết bao tự hào Đội Hồ Chí
Minh quang vinh. Nhớ năm điều của Bác ngời ánh
sáng. Nhớ những lời di chúc đầy yêu thương. Những

cháu ngoan Bác Hồ nối nghiệp Đảng tiên phong. Xây
nước non đời đời sáng tươi huy hoàng.
Bài 3 : Bác Hồ – Người cho em tất cả
Nhạc : Hoàng Long – Hoàng Lân
Lời : phỏng thơ Phong Thu
Cho ánh nắng ban mai là những sớm bình minh.
Cho những đêm trăng đẹp là chị hằng tươi xinh. Cây
cho trái và cho hoa, sông cho tôm và cho cá. Đồng
ruộng cho bông lúa, chim tặng lời reo ca. Anh bộ đội
đến nhà, cho em lòng dũng cảm. Cô giáo cho bài
giảng yêu xóm làng thiết tha. Cùng nhau vượt đường
xa xôi là chiếc khăn quàng thắm tươi. Cho em tất cả.
Người mang cho em cuộc đời mới tươi sáng đầy ước
LPVT

mơ. Người cho em tất cả là Bác Hồ Chí Minh.




Lớp trưởng

Người dạy hát cho lớp tập mỗi bài hát 2-3 lần cho
HS quen nhạc



Người điều khiển yêu cầu mỗi HS về tự ôn luyện
để thuộc các bài hát quy định.


V.Kết thúc hoạt động : (2’)


Người điều khiển nhận xét tinh thần thái độ tham gia học hát của
lớp



GVCN phát biểu ý kiến.
Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm

1.HS tự đánh giá :
Tốt :

Khá :

TBình :

Yếu :

TBình :

Yếu :

TBình :

Yếu :

2.Tổ HS tự đánh giá , xếp loại :
Tốt :


Khá :

3.GVCN đánh giá ,xếp loại :
Tốt :

TUẦN : 2

Khá :


HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP -3
CHÚNG EM VẼ VỀ: “MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU”
I.MỤC TIÊU:
-Qua những bức tranh tự vẽ HS thể hiện tình cảm của mình với trường
,lớp với thầy cô và bạn bè.
-Giáo dục HS tình cảm yêu quý,gắn bó với môi trường thân yêu của
mình
-Phát huy năng khiếu vẽ và khả năng biểu cảm của HS qua tranh vẽ
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Các bức tranh vẽ về trường ,lớp , thầy cô và bạn bè của HS năm trước.
-Phần thưởng cho HS vẽ đẹp (Nếu có điều kiện)
-Bút chì,bút màu,giấy vẽ
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 1-2 tuần GV phổ biến yêu cầu vẽ tranh:Trong chương trình học
lớp 2 các em đã tập vẽ vườn cây,sân trường trong giờ ra chơi,phong
cảnh. Để phát huy khả năng quan sát,phát triển năng khiếu vẽ của các

em,lớp ta sẽ tổ chức một cuộc triển lãm tranh với yêu cầu sau:
+Nội dung: Vẽ về chủ đề “ Mái trường” Bức tranh thể hiện khung cảnh
trường ,lớp ;hoạt động của thầy cô và bạn bè trong trường
+Hình thức trình bày:Vẽ tranh màu trên khổ giấy A4 hoặc khổ giấy to
hơn.Góc cuối phía bên phải ghi rõ họ tên người vẽ.Có thể đặt tên cho
bức tranh
+Cả lớp đều tham gia vẽ tranh.Mỗi tổ sẽ được phân một khu vực triển
lãm
-Mỗi tổ chuẩn bị 1-2 tiết mục văn nghệ
-Công bố danh sách Ban tổ chức(gồm GV CN, lớp trưởng,lớp phónên
mời GV Mĩ thuật cố vấn cho triển lãm)


-Chọn người dẫn chương trình
Bước 2:Vẽ tranh
-HS lựa chon nội dung tiến hành vẽ (có thể xin ý kiến đóng góp của GV
Mĩ thuật hoặc nguời thân)
-Nộp tranh cho tổ trưởng trước 2-3 ngày
-Mỗi tổ cử một đại diện thuyết minh cho các bức tranh của tổ mình.Tác
giả của các bức tranh giới thiệu cho bạn biết nội dung tranh mình vẽ để
bạn thay mặt cả tổ thuyết minh trong triển lãm
Bước 3:trưng bày tranh
-Bàn ghế kê thành hình chữ U.Trên bảng kẻ hàng chữ :Triển lãm tranh
về chủ đề“ Mái trường thân yêu”
-Ban tổ chức bố trí khu vực trình bày tranh cho các tổ
-Các tổ trưng bày tranh vễ của tổ mình
Bước 4 :Triển lãm tranh
-Các tiết mục văn nghệ chào mừng
-GV khai mạc giới thiệu ý nghĩa của cuộc triển lãm
-Đại biểu,Ban tổ chức và các tổ lần lượt tham quan từng khu vực triển

lãm tranh.Đoàn đến tổ nào thành viên tổ đó đứng vòng quanh đón
đoàn.Bạn thuyết minh sẽ giới thiêụ ngắn gọn từng tranh vẽ của tổ
-Cả lớp bình chọn những bức tranh đẹp treo lên phía bảng.GV ,Ban tổ
chức cùng GV Mĩ thuật hội ý nhanh ,chọn và trao giả cho 1 số tranh
xứng đáng đạt giải thưởng(nếu có)
Bước 5 : Nhận xét -Đánh giá
-GV phát biểu động viên ,khen ngợi ý thức tham gia và tinh thần cố gắng
của cả lớp. Nhấn mạnh là qua tranh vẽ các em thể hiện tình cảm với
mái trường,thầy cô và bạn bè....
-Tuyên bố kết thúc triển lãm


TUẦN : 3
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP -3
VUI TRUNG THU


I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
-HS hiểu Tết Trung thu là ngày tết của trẻ em
Trong ngày tết Trung thu người lơnd thường bày cỗ,treo đèn,kết
hoa,múa sư tử,múa lân…tưng bừng náo nhiệt.Trẻ em vui sướng rước
đèn,phá cỗ dưới trăng
-HS biết cách làm đèn xếp đơn giản
-Rèn đôi bàn tay khéo léo và thói quen tự làm đồ chơi cho mình,cho em
bé...
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Một số loại đèn xếp (nếu có điều kiện)
-Các nguyên liệu để làm đền xếp:Giấy màu(giấy gói tặng phẩm),kéo,keo

dán,kim,chỉ
-ảnh về các loại đèn xếp,đèn lồng
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:chuẩn bị
Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS nắm được: Để góp vui trong ngày Tết
Trung thu chúng ta sẽ tự làm 1 loại đèn xếp đơn giản để tham gia rước
đèn trong đêm Trung thu
-Khuyến khích HS có tranh ảnh mô hình đèn xếp mang đến lớp để cả lớp
được quan sát
-Làm đèn xếp cần có: Giấy màu(giấy gói tặng phẩm),kéo,keo
dán,kim,chỉ
-GV treo 2 sản phẩm đèn xếp do cô làm
-HS lựa chọn loại đèn mình sẽ làm
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn HS tập làm ra nháp
*Đèn xếp1:
-Bước 1:Cắt giấy hình chữ nhật( kích thước tùy ý do kích cỡ to, nhỏ của
đèn) Loại đèn nhỏ (20x15cm)


- Bước2: Gập đôi tờ giấy theo chiều dài(gập mặt màu vào trong,nếu giấy
màu có kẻ ô sẵn càng dễ làm).Miết mạnh đường gấp tạo dáng cho lồng
đèn.
- Bước3: Kẻ 1 đường thẳng theo chiều dài giấy,cách mép giấy khoảng 1
ô rưỡi(vạch này đánh dấu khi cắt các nan lồng đèn,không cắt quá đường
kẻ này)
- Bước4:Dùng kéo cắt các đường song song từ đường gập cho tới sát
vạch vừa kẻ ở mép giấy(các nan cắt đều,khỏang 1 ô kẻ sẵn của giấy
màu)
- Bước5:Mở tờ giấy,quây tròn lại,dãn đè 2 nan giấy đầu,tạo được lồng
đèn

- Bước6:Dùng dây chỉ ,chập vài lần cho chắc,buộc vào làm quai xách
cho đèn.Có thể xách tay hoặc buộc que cầm
*Đèn xếp2:( Loại này khó hơn khuyến khích HS khá ,giỏi làm)
-Bước 1:Cắt giấy hình chữ nhật( kích thước tùy ý do kích cỡ to, nhỏ của
đèn) Loại đèn nhỏ (30x20cm)
- Bước2: Gập đôi tờ giấy theo chiều dài(gập mặt màu vào trong,nếu giấy
màu có kẻ ô sẵn càng dễ làm).Miết mạnh đường gấp tạo dáng cho lồng
đèn.
- Bước3: Gấp các nếp gấp song song(giống gấp quạt ,lọ hoa)
- Bước4:Dùng tay kéo nhẹ về hai phía để tách hai tờ giâý ra
Lưu ý :Kéo từ từ, đều tay,không kéo thẳng tuột hết mép giấy,tạo được
nếp gấp hình chữ V dừng tay
- Bước5:Gầp thêm 1-2 chữ V như vậy .Dán các mép giấy lại với
nhau.Mở ra quây tròn lại,dùng chỉ xâu qua hai đầu,buộc lại ta có lồng
đèn(nên dùng nhiều giấy có màu khác nhau ,múi đèn đẹp ,vui mắt)
- Bước6:Dùng dây chỉ ,chập vài lần cho chắc,buộc vào que cầm
Bước 3 :Hoàn thành sản phẩm
-HS ngồi theo nhóm:nhóm làm đèn1, nhóm làm đèn 2.Dùng giấy màu để
làm sản phẩm( trong nhóm giúp nhau nếu có bạn chưa hiểu cách làm)
-GV giúp đỡ HS


-Các sản phẩm được treo trên dây quanh lớp học
Bước 4 :Nhận xét-Đánh giá
-GVNX kết quả làm việc của HS ,khen ngợi HS ,khuyến khích các em
làm lồng đèn thứ 2 để tặng em bé.Cả lớp dùng sản phẩm này tham gia lễ
rước đèn của toàn trường.
-GV NX giờ học

TUẦN : 4



×