Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.38 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN
HÀN LÂM
VIỆN
LÂM
KHOA
HỌC

HỘI
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT
VIỆTNAM
NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN BÁ PHU

THÁI VĂN ANH
KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÖC LO ÂU
TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC HUẾ

NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62.31.04.01

Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
TÓM TẮT LUẬN
ÁN62TIẾN
TÂM LÝ HỌC


Mã số:
31 04SĨ01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2016

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Dũng

Phản biện 1: PGS. TS Đỗ Mạnh Tôn
Phản biện 2: PGS. TS Lê Thị Minh Loan
Phản biện 3: PGS. TS Nguyễn Thị Minh Ngọc

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
tại Học viện Khoa học xã hội vào lúc:
......giờ, ngày ......... tháng...... năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Niềm tin là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống, có sức mạnh hết
sức to lớn đối với con người, nó định hướng suy nghĩ, tình cảm, tác động

đến mọi hoạt động cũng như các mối quan hệ của con người trong xã
hội.
Ở phương Tây, danh từ “religion” chuyển ngữ sang tiếng Việt là
tôn giáo được hiểu bao gồm cả 2 khía cạnh: 1) Niềm tin của cá nhân vào
thần linh và 2) Biểu hiện ý nghĩa về cộng đồng của những người có cùng
niềm tin, tổ chức, giáo luật, hệ thống đạo lý và phụng sự. Do đó, nói đến
tôn giáo là nói đến niềm tin tôn giáo. Niềm tin tôn giáo là yếu tố tâm lý
quan trọng nhất, là điều kiện để con người đến với tôn giáo. Nó là yếu tố
chi phối từ nhận thức đến tình cảm và hành vi tôn giáo của các tín đồ,
thúc đẩy họ thực hiện các nghi lễ tôn giáo và ảnh hưởng đến các mối
quan hệ của họ với tôn giáo đó. Hơn thế, niềm tin tôn giáo còn có ý
nghĩa thiêng liêng vượt ra khỏi giới hạn tôn giáo, nó là động lực thúc đẩy
tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Đạo Phật có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh từ buổi đầu bình minh
của vùng đất này. Ngôi chùa, bảo tháp, tượng Phật, nghi lễ tụng niệm,
cách thức thờ cúng, những biểu tượng về Đức Phật từ bi, trí tuệ đã trở
thành đức tin, lẽ sống của con người ở trần gian, đặc biệt là tín đồ Phật
tử. Niềm tin này mang lại cho tín đồ những giá trị tích cực, gắn kết con
người lại với nhau, bù đắp những hụt hẫng trong đời sống tinh thần, xây
dựng nếp sống an lạc ngay trong hiện tại, giúp tín đồ thực tập lòng từ bi,
hướng đến cái thiện một cách thực tế, tiếp thêm sức mạnh cho họ vượt
qua những khó khăn, thách thức để vươn tới một tương lai tươi sáng hơn.
Song, bên cạnh những mặt tích cực thì cũng phát sinh những hạn
chế như: Sinh hoạt tín ngưỡng nhiều khi trở nên thần bí, hư ảo, mê tín dị
đoan, xuyên tạc, xa rời giáo lý nguyên thủy đạo Phật. Hay một số thành
phần lợi dụng đạo đức, văn hóa Phật giáo, nhân danh đức tin Phật giáo
để lôi kéo tín đồ vào mục đích văn hóa, chính trị nhằm cản trở con
đường phát triển văn hóa, dân tộc, v.v… Do đó, khắc phục những hạn
chế và phát huy những tích cực là việc làm cần nghiên cứu. Tuy nhiên,
1



hầu hết các nghiên cứu hiện nay phần nhiều chỉ đề cập đến lĩnh vực lý
luận về vai trò Phật giáo đối với đời sống tín đồ nói riêng, người dân
thành phố nói chung. Những nghiên cứu về thực trạng niềm tin tôn giáo
vẫn chưa được quan tâm. Do vậy, nghiên cứu niềm tin tôn giáo của tín
đồ Phật giáo là rất cần thiết để Giáo hội và các Ban ngành liên quan có
cơ sở khoa học đề ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao đời sống tinh
thần của tín đồ, phát huy vị thế Phật giáo, góp phần thúc đẩy thành phố
thực hiện thành công các mục tiêu, chiến lược phát triển; đồng thời giải
quyết mối quan hệ giữa tôn giáo với quá trình đổi mới ở Việt Nam.
Vì những lý do trên, đề tài nghiên cứu của luận án được chọn là:
“Niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh” có
tính cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn cao.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng về niềm tin tôn
giáo của tín đồ Phật giáo (nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh). Trên
cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị góp phần vào việc củng cố và phát
triển niềm tin tôn giáo đúng đắn cho tín đồ trong bối cảnh kinh tế thị
trường, hội nhập quốc tế hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về
niềm tin tôn giáo, từ đó xác định cơ sở lý luận của đề tài luận án.
2) Xác định cơ sở lý luận của luận án: Tôn giáo, Niềm tin, Niềm tin
tôn giáo, Niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo; Các yếu tố ảnh hưởng
đến niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo.
3) Khảo sát, đánh giá thực trạng biểu hiện, mức độ và các yếu tố
ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo thành phố HCM.
4) Đề xuất một số kiến nghị nhằm xây dựng, củng cố và phát triển

niềm tin tôn giáo tích cực của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo thành
phố Hồ Chí Minh.
2


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu những biểu hiện cơ bản và các mức độ về niềm tin tôn
giáo của tín đồ Phật giáo ở thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua: niềm
tin vào Đức Phật, niềm tin vào giáo lý, niềm tin vào tăng đoàn và niềm
tin vào bản thân.
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố: Chủ quan (nhận thức, tình
cảm, hành vi), khách quan (gia đình, bản thân đạo Phật, văn hóa dân tộc,
kinh tế - chính trị - xã hội) đến niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo
thành phố Hồ Chí Minh.
- Về khách thể nghiên cứu
Tín đồ Phật giáo tại gia (Phật tử): 583 người. Trong đó, khảo sát
thử: 80 người; khảo sát chính thức: 502 người; phỏng vấn sâu: 70 người
được lấy từ 502 người khảo sát chính thức; nghiên cứu điển hình: 3
người.
Tu sĩ Phật giáo: 30 người, gồm có 10 chức sắc Giáo hội và 20 chức
sự nhà chùa.
- Về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh, gồm 3 quận
nội thành (quận 3, quận 10, quận Tân Bình) và 3 huyện ngoại thành (Hóc
Môn, Bình Chánh, Bình Tân).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc
phương pháp luận cơ bản của tâm lý học sau đây:
- Nguyên tắc tiếp cận hoạt động
- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống
- Nguyên tắc tiếp cận liên ngành
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn sâu
3


- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Phương pháp thống kê toán học
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Về mặt lý luận
Luận án đã xây dựng được khung cơ sở lý luận về niềm tin tôn giáo
của tín đồ Phật giáo. Tổng quan những thành tựu nghiên cứu về niềm tin
tôn giáo trên thế giới và trong nước. Xác định hệ thống khái niệm công
cụ: niềm tin, tôn giáo, niềm tin tôn giáo, tín đồ Phật giáo, niềm tin tôn
giáo của tín đồ Phật giáo. Xác định các biểu hiện niềm tin tôn giáo của
tín đồ Phật giáo bao gồm: niềm tin vào Đức Phật, niềm tin vào giáo lý,
niềm tin vào Tăng đoàn, niềm tin vào bản thân; các tiêu chí đánh giá
mức độ niềm tin tôn giáo của tín đồ. Phân tích về vai trò niềm tin tôn
giáo trong đời sống tín đồ; các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng
đến niềm tin tôn giáo của tín đồ như: nhận thức, tình cảm, hành vi, gia

đình, bản thân đạo Phật, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội.
5.2. Về mặt thực tiễn
Luận án đã làm sáng tỏ thực trạng niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật
giáo thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) Hầu hết
tín đồ đều có biểu hiện niềm tin tôn giáo và niềm tin của họ ở mức cao,
sâu sắc, vững chắc. Trong đó, chỉ số mức độ niềm tin vào giáo lý là cao
nhất, tiếp đến là tin vào Đức Phật, tin vào bản thân và cuối cùng là tin
vào Tăng đoàn. Bốn mặt biểu hiện niềm tin này có mối tương quan
thuận, tương đối chặt chẽ với nhau. Luận án cũng làm rõ các nguyên
nhân của thực trạng trên. 2) Những yếu tố: nhận thức đúng đắn, tình cảm
tích cực, hành vi tôn giáo, bản thân đạo Phật, văn hóa dân tộc có ảnh
hưởng mạnh đến niềm tin tôn giáo của tín đồ. Sự tác động tổng hợp của
các yếu tố nhận thức, tình cảm, hành vi có khả năng dự báo sự biến đổi
của bốn mặt biểu hiện và cả niềm tin tôn giáo của tín đồ ở mức ý nghĩa
thống kê. 3) Niềm tin tôn giáo có tác động tích cực đến đời sống tâm lý
tín đồ. Trong đó, mặt nhận thức chịu sự tác động mạnh nhất, tiếp đến là
tình cảm và cuối cùng là hành vi.
Đề xuất một số kiến nghị nhằm củng cố và phát triển niềm tin tôn
giáo đúng đắn, tích cực cho tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh.
4


6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau đây:
Thứ nhất: Kết quả nghiên cứu lý luận đã khái quát hóa được các xu
hướng nghiên cứu về niềm tin tôn giáo. Đồng thời, làm sáng tỏ khung cơ
sở lý luận về niềm tin tôn giáo. Điều này góp phần bổ sung, hoàn chỉnh
thêm các vấn đề lý luận trong Tâm lý học tôn giáo, một ngành khoa học
tâm lý còn khá mới mẻ ở nước ta. Qua đó, gợi mở các hướng nghiên cứu
trong tương lai về niềm tin tôn giáo của tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam.

Thứ hai: Luận án cung cấp những luận cứ khoa học, góp phần bổ
sung, làm phong phú thêm hệ thống lý luận về niềm tin tôn giáo của tín
đồ Phật giáo. Qua đó, giúp hiểu sâu hơn một vấn đề rất phức tạp đó là
đời sống tâm lý của tín đồ Phật giáo.
Thứ ba: Luận án cung cấp các luận cứ khoa học, thực tiễn giúp Ban
Trị sự Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh giáo dục, định hướng niềm tin
tôn giáo đúng đắn, tích cực cho các tín đồ. Đồng thời, giúp cho các ban,
ngành, mặt trận, đoàn thể quản lý tôn giáo một cách hiệu quả hơn nhằm
phát huy tinh thần “tốt đời, đẹp đạo” của tín đồ Phật giáo trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển thành phố hiện nay.
Thứ tư: Tăng ni có thể sử dụng luận án như một tài liệu tham khảo
hỏi đáp về các vấn đề thường gặp và hướng dẫn tu học cho tín đồ.
Thứ năm: Kết quả nghiên cứu luận án có thể dùng làm tài liệu tham
khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy cho sinh viên các Học viện
Phật giáo, ngành Tôn giáo học cũng như bộ môn Tâm lý học tôn giáo và
một số lĩnh vực khoa học xã hội khác.
7. Cấu trúc của luận án
Bao gồm: phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công
trình đã công bố, tài liệu tham khảo, phụ lục và 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về niềm tin tôn giáo
Chương 2. Một số vấn đề lý luận về niềm tin tôn giáo của tín đồ
Phật giáo
Chương 3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu thực trạng niềm tin tôn giáo của tín
đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh
5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NIỀM TIN TÔN GIÁO

1.1. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới
Phần lớn các công trình nghiên cứu về niềm tin tôn giáo trên thế
giới đặt trong mối quan hệ với niềm tin khoa học. Đó cũng là kết quả của
sự tranh luận, đấu tranh giữa các nhà thần học và vô thần, giữa chủ nghĩa
duy tâm và duy vật xuyên suốt tiến trình lịch sử từ cổ đại đến nay. Trọng
tâm của các công trình này là việc mổ xẻ, phân tích xem: Chân lý thuộc
về tôn giáo hay khoa học; Có hay không sự tồn tại của Thượng đế và
một thế giới siêu nhiên bên ngoài thế giới thực tại; Nguồn gốc và sự cần
thiết của niềm tin tôn giáo; Niềm tin tôn giáo tồn tại như thế nào trong xã
hội hiện đại. Những người bảo vệ cho lập trường tôn giáo có thể kể như:
Tômát Đacanh, Phranxis Bêcơn, Rơnê Đêcáctơ, Hegel. Những người
bảo vệ cho lập trường khoa học như: Averroes, Đêni Điđrô, Hônbách, I.
Cantơ, L. Phơbách. Một số khác có quan niệm dung hòa như: L.N.
Mitơrôkhin, G.H. Zadeh.
Một số nhà nghiên cứu khác tập trung vào việc tìm hiểu: 1) Cơ sở,
nguồn gốc niềm tin tôn giáo như: V.M. Rôdin, C. Mác, Ph. Ăngghen,
V.I. Lênin, Albert Einstein. 2) Vai trò, chức năng niềm tin tôn giáo như:
B. Malinowski, C. Lim, R.D. Putnam, Harold G. Koenig. 3) Đặc điểm
niềm tin tôn giáo như: B. Russell. 4) Các mức độ phát triển của niềm tin
tôn giáo như James W. Fowler. 5) Sự hạn chế của niềm tin tôn giáo như
Sam Harris. 6) Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo như Sabino
Acquaviva, Enzo Pace, E. Trenxơ.
Nghiên cứu về niềm tin tôn giáo là vấn đề sớm được đề cập trong
lĩnh vực tâm lý học. V. Jemes và S. Freud, J. H. Leuba đã đề cập đến cơ
sở, nguồn gốc, đặc điểm, chức năng niềm tin tôn giáo.
1.2. Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến niềm tin
tôn giáo dưới góc độ triết học, tôn giáo học, xã hội học, sử học, dân tộc
học về mặt lý luận như: Trịnh Đình Bảy (2002), Đỗ Minh Hợp (2009),
Lý Tùng Hiếu (2013) đã lý giải về nguồn gốc, nguyên nhân hình thành

niềm tin tôn giáo. Đặng Nghiêm Vạn (2003, 2013) nghiên cứu về các
6


yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh (1997) ấn hành tập chuyên đề Những đặc điểm cơ bản của một
số tôn giáo lớn ở Việt Nam. Trong tập chuyên đề này các nhà nghiên cứu
đề cập đến đặc điểm niềm tin cũng như việc thực hành tôn giáo trong đời
sống tín đồ: đạo ông bà tổ tiên, Nho giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài,
Hồi giáo. Võ Văn Thành (2014) bàn về sự khác biệt giữa niềm tin tôn
giáo với niềm tin đời thường. Đỗ Quang Hưng (2015) lý giải về sự biến
đổi niềm tin tôn giáo. Nguyễn Thị Minh Ngọc (2014) tìm hiểu niềm tin
tôn giáo trong mối quan hệ với niềm tin xã hội.
Một số công trình nghiên cứu khác về mặt thực tiễn như: Nghiên
cứu liên quan đến niềm tin vào tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng
dân gian có Nelly Krowolski (2003), Lâm Minh Châu (2011). Nghiên
cứu liên quan đến niềm tin của tín đồ Công giáo có Nguyễn Hồng
Dương (1995), Phạm Văn Quyết (2006), Cao Huy Thuần (2006), Đỗ
Hồng Kỳ (2017). Nghiên cứu liên quan đến niềm tin của tín đồ Hồi giáo
có Hoàng Minh Đô (2004), Tạ Quốc Trị (2009). Nghiên cứu liên quan
đến niềm tin của tín đồ Cao Đài, Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương có Phạm
Bích Hợp (2007), Ngô Văn Lệ (2008), Huỳnh Ngọc Thu (2009). Nghiên
cứu liên quan đến niềm tin của tín đồ Phật giáo có Lê Hữu Tuấn (2002),
Trần Văn Trình (2004), Thân Ngọc Anh (2012), Nguyễn Thị Thúy Anh
(2009), Phan Thuận (2011), Huỳnh Văn Chẩn (2014).
Về lĩnh vực tâm lý học, các nghiên cứu lý luận thường tập trung giải
quyết các vấn đề xoay quanh khái niệm niềm tin tôn giáo như Vũ Dũng
(1998), Lê Văn Hảo (2009), Đặng Hoàng Ngân và Nguyễn Minh Hằng
(2016). Những nghiên cứu thực tiễn để cập ở các phương diện như:
nghiên cứu niềm tin của tín đồ đạo Công giáo, Tin lành, Phật giáo, tín

ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đó là các công trình của Vũ Dũng từ năm 1999
đến 2014, Trương Ngôn (2002), Lê Minh Thiện (2005), Nguyễn Hồi
Loan (2005, 2006), Vương Thị Kim Oanh (2005, 2006), Đặng Vũ Cảnh
Linh (2007), Tạ Quốc Trị (2009), Tô Thúy Hạnh (2010).
Các công trình nghiên cứu này là cơ sở khoa học để chúng tôi tham
khảo và xây dựng khung lý luận của luận án. Từ đó nghiên cứu một cách
có hệ thống, toàn diện về niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo thành
phố Hồ Chí Minh.
7


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA TÍN
ĐỒ PHẬT GIÁO
2.1. Niềm tin tôn giáo
- Khái niệm niềm tin
Niềm tin là định hướng giá trị vững chắc, có khả năng chi phối đời
sống tâm lý con người theo phương hướng nhất định, phù hợp với đối
tượng đã được lĩnh hội.
- Khái niệm tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng tinh thần được nảy sinh trong bối cảnh
xã hội nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn và sự sinh tồn của con
người, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tâm lý của cá nhân và cộng
đồng người có cùng niềm tin về một hệ thống tư tưởng, giá trị chuẩn
mực đã được quy định trong tổ chức đó.
- Khái niệm niềm tin tôn giáo
Niềm tin tôn giáo là định hướng giá trị vững chắc của con người về
hệ thống giáo lý, tín điều của một tôn giáo - tín ngưỡng mà họ hướng
theo; niềm tin ấy rất thiêng liêng, có khả năng chi phối đời sống tâm lý,
tạo động lực thúc đẩy và định hướng nhân cách của con người theo

phương hướng nhất định phù hợp với tôn chỉ của tôn giáo – tín ngưỡng
đó.
- Nguồn gốc niềm tin tôn giáo
+ Quan điểm thứ nhất thuộc về thần quyền cho rằng niềm tin tôn
giáo bắt nguồn từ Thượng Đế, do lực lượng siêu nhiên, thần thánh ban
tặng cho con người.
+ Quan điểm thứ hai từ góc độ sinh học cho rằng niềm tin tôn giáo
là một thuộc tính vốn có, bản năng sinh học trong mỗi con người.
+ Quan điểm thứ ba xuất phát từ triết học Mác cho rằng niềm tin tôn
giáo là một hiện tượng lịch sử xã hội, được sinh ra trong xã hội loài
người với những nguyên nhân và điều kiện nhất định.
+ Quan điểm thứ tư từ góc độ tâm lý học, nguồn gốc niềm tin tôn
giáo không chỉ là một hiện tượng xã hội mà còn là một hiện tượng tâm lý
của con người.
8


Trong bốn quan điểm trên, chúng tôi cho rằng quan điểm thứ tư
phản ánh toàn diện nhất, phù hợp với hiện thực đời sống tâm lý con
người trong mọi thời đại.
- Đặc điểm niềm tin tôn giáo
+ Niềm tin tôn giáo mang tính hư ảo.
+ Niềm tin tôn giáo mang tính bền vững, tuyệt đối và không cần
chứng minh.
+ Niềm tin tôn giáo là niềm tin không có tính lôgíc.
2.2. Tín đồ Phật giáo
- Khái niệm Phật giáo
Phật giáo là phương pháp thực hành hướng đến giải thoát (tự do,
hạnh phúc) bằng chính sự nỗ lực bản thân mà không lệ thuộc vào sự ban
ơn của thần linh .

- Khái niệm tín đồ tôn giáo
Tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa
nhận.
- Khái niệm tín đồ Phật giáo
Tín đồ Phật giáo là người có niềm tin vào Phật pháp, đã tự nguyện
quy y Tam bảo và phát nguyện giữ năm giới Phật dạy.
2.3. Niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo
- Khái niệm niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo
Niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo đó là định hướng giá trị
vững chắc vào Tam bảo (Đức Phật, giáo lý, Tăng đoàn) và chính mình,
có khả năng chi phối đời sống tâm lý tín đồ theo tôn chỉ đạo Phật.
- Biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo
a. Niềm tin đối với Đức Phật
Tín đồ tin vào sức mạnh, sự hiện diện của Đức Phật. Song, đó
không phải niềm tin vào đấng tối cao, siêu nhiên. Họ xem Đức Phật là
bậc đạo sư, tức người thầy chỉ đạo đúng đắn cho họ trên cuộc đời. Từ đó,
phát nguyện quy y Tam bảo, thỉnh tượng Phật thờ tại gia đình để hàng
ngày chiêm ngưỡng, lễ bái. Họ học hỏi đức hạnh, thực hành theo những
lời chỉ dạy của ngài để mong muốn một ngày nào đó họ cũng đạt được
quả vị giác ngộ, giải thoát giống như ngài.
9


b. Niềm tin vào giáo lý
Tín đồ tin rằng giáo lý đạo Phật hàm chứa những nguyên lý căn bản
có thể trả lời được mọi vấn đề của cuộc sống; và do đó, đem những
nguyên lý kia áp dụng vào đời sống cá nhân và xã hội họ sẽ tìm thấy
những câu trả lời thích hợp. Hơn thế, họ tin rằng việc thực hành giáo lý
giúp họ vừa nâng cao đời sống đạo đức, hoàn thiện nhân cách vừa mang
đến an vui, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai.

Vì tin vào giáo lý nên tín đồ học hỏi giáo lý, đọc tụng kinh sách,
nghe chư Tăng giảng dạy Phật pháp để nâng cao nhận thức. Ngoài ra, họ
còn ấn tống kinh sách, băng đĩa; hướng dẫn, khích lệ gia đình, người
thân và bạn bè cùng nhau tìm hiểu, học hỏi và áp dụng lời Phật dạy vào
đời sống hàng ngày.
c. Niềm tin vào Tăng đoàn
Tín đồ luôn đặt niềm tin, sự kính trọng vào Tăng đoàn, xem đó là
tấm gương mẫu mực về việc thực tập bát chánh đạo chuyển hóa tà
nghiệp. Vì thế, họ cung kính, hết lòng thành thật với chư Tăng; học hỏi
Phật pháp và sống theo những điều chỉ dẫn của chư Tăng; chia sẻ và xin
lời tư vấn đối với các việc trọng đại của gia đình; phản bác lại những ai
vu khống các tu sĩ và Giáo hội Phật giáo. Bên cạnh đó, để gieo trồng
phước đức với Tam bảo tín đồ thường dâng cúng (tiền bạc, công sức và
vật dụng) để góp phần hộ trì Tam bảo và giúp chư Tăng có điều kiện tu
học, làm việc Phật pháp tốt hơn.
d. Niềm tin vào bản thân
Niềm tin vào bản thân là cần thiết nhất đối với mỗi tín đồ, thể hiện
trên hai khía cạnh: Một là, tin mình có khả năng tạo ra đời sống vật chất,
tinh thần đem lại an lạc, hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội mà
không lệ thuộc vào bất kì lực lượng thần linh nào. Hai là, tin mình có
khả năng giác ngộ tức thay đổi hoặc chuyển hóa những hành động xấu ác
trở thành những hành động thiện lành, tốt đẹp, có lợi ích cho mình cho
người trong hiện tại cũng như tương lai.
2.4. Vai trò niềm tin tôn giáo đối với đời sống tín đồ Phật giáo
Niềm tin tôn giáo được xem là phương tiện giúp cho tín đồ Phật
giáo đoạn trừ tham sân si, hướng đến sự an lạc, giác ngộ. Vì thế, nó có
khả năng chi phối nhận thức, quy định thái độ, định hướng và điều chỉnh
10



hành vi, tạo động cơ thúc đẩy tín đồ quyết tâm theo đuổi mục tiêu đến
cùng.
2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật
giáo
2.5.1. Nhóm yếu tố chủ quan
Nhóm yếu tố chủ quan được hiểu là những đặc trưng tâm lý cơ bản
bên trong, liên quan trực tiếp đến niềm tin tôn giáo của tín đồ như: nhận
thức, tình cảm, hành vi.
2.5.2. Nhóm các yếu tố khách quan
Nhóm yếu tố khách quan là những yếu tố bên ngoài tác động đến
niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo như: gia đình, bản thân đạo Phật,
văn hóa dân tộc, kinh tế, chính trị, xã hội.
Xây dựng khung lý luận về niềm tin tôn giáo là cơ sở để làm rõ vấn
đề nghiên cứu thực tiễn của đề tài. Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu tìm
được, chúng tôi đã hệ thống hóa lại các vấn đề nêu trên thành khung lý
luận của đề tài, thể hiện khái quát ở sơ đồ sau:
Niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo
4 thành tố biểu hiện
Niềm tin vào
Đức Phật

Niềm tin vào
giáo lý

Niềm tin vào
Tăng đoàn

* Nhóm các yếu tố khách quan:
- Gia đình
- Bản thân đạo Phật

- Văn hóa dân tộc
- Kinh tế - Chính trị - Xã hội

Niềm tin vào
bản thân

* Nhóm các yếu tố chủ quan:
- Nhận thức
- Tình cảm
- Hành vi

Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo

11


CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
- Về địa bàn nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh, gồm: 3 quận nội
thành (quận 3, quận 10, quận Tân Bình) và 3 huyện ngoại thành (Hóc
Môn, Bình Chánh, Bình Tân).
- Về khách thể nghiên cứu: Tín đồ Phật giáo tại gia (Phật tử). Trong
đó, khảo sát thăm dò: 50 người; khảo sát thử: 80 người; khảo sát chính
thức: 502 người; phỏng vấn sâu: 70 người được lấy từ 502 người khảo
sát chính thức; nghiên cứu điển hình: 3 người.
3.2. Tổ chức nghiên cứu
Luận án được tiến hành từ tháng 5/2014 - 3/2017 theo 5 bước.
Bước 1: Từ tháng 5/2014 - 8/2015. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề
tài.

Bước 2: Từ tháng 8 - 11/2015. Xây dựng công cụ nghiên cứu.
Bước 3: Từ tháng 11/2015 - 2/2016. Thử nghiệm và chính xác hóa
bộ công cụ nghiên cứu.
Bước 4: Từ tháng 2 - 5/2016. Thu thập số liệu.
Bước 5: Từ tháng 5 - 12/2016. Xử lý kết quả và viết luận án. Từ
tháng 12/2016 - 3/2017 chỉnh sửa, hoàn thiện luận án để bảo vệ cấp cơ
sở và hội đồng cấp Học viện.
3.3. Các phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp xin ý kiến chuyên gia;
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp quan sát; Phương
pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình;
Phương pháp thống kê toán học.
3.4. Tiêu chí đánh giá và thang đo
Chỉ số niềm tin tôn giáo của tín đồ chính là chỉ số niềm tin mang
tính khái quát hóa của tín đồ đối với Đức Phật, giáo lý, Tăng đoàn, bản
thân. Chỉ số này phản ánh trên hai khía cạnh thực trạng biểu hiện tỷ lệ
niềm tin và thực trạng mức độ niềm tin. Tìm hiểu thực trạng biểu hiện tỷ
lệ nhằm trả lời câu hỏi trong tổng số tín đồ theo đạo Phật có bao nhiêu %
12


số tín đồ có niềm tin tôn giáo. Tìm hiểu thực trạng mức độ nhằm trả lời
câu hỏi trong tổng số tín đồ có niềm tin tôn giáo, mức độ niềm tin của họ
cao hay thấp.
Để lượng hóa mức độ niềm tin tôn giáo của tín đồ, chúng tôi gán
cho mỗi mức độ một điểm số. Điểm số này chỉ mang tính chất ước lệ.
1 điểm
Không tin


2 điểm
Tin rất ít

3 điểm
Tin ít

4 điểm
Tin nhiều

5 điểm
Tin rất nhiều

Với thang điểm này, điểm trung bình cộng tối đa là 5, tối thiểu là
1; với ý nghĩa điểm trung bình càng lớn thì mức độ niềm tin càng cao.
Vận dụng quan điểm thống kê của nhà tâm lý học người Mỹ, Robert R.
Pagano, chúng tôi xác định các mức độ của thang đo như sau:
- Mức “rất thấp” – (mức độ tin rất ít)
+ Về định lượng: 1≤ ĐTB ≤ 1,50
+ Về định tính: Mức “rất thấp” chỉ cho tình trạng niềm tin của tín đồ
rất hời hợt; không vững chắc (có thể thay đổi) và không sâu sắc (còn có
thể nghi ngờ).
- Mức “thấp” – (mức độ tin ít)
+ Về định lượng: 1,50< ĐTB ≤ 2,50
+ Về định tính: Mức “thấp” chỉ cho tình trạng niềm tin của tín đồ ít
vững chắc, ít sâu sắc.
- Mức “trung bình” – (mức độ tin trung bình )
+ Về định lượng: 2,50 < ĐTB ≤ 3,50
+ Về định tính: Mức “trung bình” chỉ cho tình trạng tín đồ đã có
niềm tin tương đối vững chắc, tương đối sâu sắc.
- Mức “cao” – (mức độ tin nhiều )

+ Về định lượng: 3,50 < ĐTB ≤ 4,50
- Về định tính: Mức “cao” chỉ cho tình trạng tín đồ đã có niềm tin
vững chắc, sâu sắc.
- Mức “rất cao” – (mức độ rất tin )
+ Về định lượng: 4,50 < ĐTB ≤ 5,0;
+ Về định tính: Mức “rất cao” chỉ cho tình trạng tín đồ đã có niềm
tin rất vững chắc, rất sâu sắc.
13


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NIỀM TIN TÔN
GIÁO CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
4.1. Thực trạng niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ
Chí Minh
4.1.1. Đánh giá chung thực trạng niềm tin tôn giáo của tín đồ
Bảng 1. Mức độ niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo
Tin
Rất
nhiều
tin
(%)
(%)
Tin Đức Phật
4,52
0,720
0
1,8
8,0
27,1

63,1
Tin giáo lý
4,62
0,669
0
1,0
7,6
19,7
71,7
Tin Tăng đoàn 4,03
0,897
0,4
4,4
23,1
35,9
36,3
Tin bản thân
4,09
1,020
1,8
5,6
20,3
26,5
45,8
Tổng hợp
4,31
0,597
0,6
3,2
14,8

27,3
54 ,2
Ghi chú: Mức rất thấp: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,5; Mức thấp: 1,5 < ĐTB ≤ 2,5; Mức
trung bình: 2,5 < ĐTB ≤ 3,5; Mức cao: 3,5 < ĐTB ≤ 4,5; Mức rất cao: 4,5 <
ĐTB ≤ 5,0.
Biểu hiện
niềm tin

ĐTB

ĐLC

Không
tin (%)

Tin rất
ít (%)

Tin ít
(%)

Hầu hết tín đồ được khảo sát đều có niềm tin tôn giáo (99,4%).
Trong bốn mặt biểu hiện của niềm tin tôn giáo, số tín đồ có niềm tin vào
Đức Phật và giáo lý chiếm tỷ lệ tuyệt đối (100%), có thể khẳng định tất
cả tín đồ đều hướng về Đức Phật và giáo lý với một niềm tin vững chắc,
tuyệt đối. Tiếp theo là niềm tin vào Tăng đoàn với tỷ lệ 99,6%, cuối cùng
là niềm tin vào bản thân với tỷ lệ 98,2%, các chỉ số này phản ánh hầu hết
tín đồ đều tin vào Tăng đoàn và bản thân.
Điểm trung bình (ĐTB) chung là 4,31, độ lệch chuẩn (ĐLC) là
0,597; về tỷ lệ %, có 81,5% số tín đồ tin nhiều và rất tin, 18% số tín đồ

tin ít và rất ít, còn lại 0,6% số tín đồ cho rằng họ không tin. Căn cứ vào
ĐTB và tỷ lệ % như vừa nêu có thể nhận xét niềm tin tôn giáo của tín đồ
ở mức cao và vững chắc, sâu sắc.
Về mức độ niềm tin vào từng biểu hiện cho thấy, mức độ niềm tin
vào giáo lý là cao nhất, thứ đến là niềm tin vào Đức Phật, cả hai đều có
ĐTB ở mức rất cao (4,62 và 4,52); xếp vị trí thứ ba là niềm tin vào bản
thân và cuối cùng là niềm tin vào Tăng đoàn, cả hai niềm tin này ĐTB
đều ở mức cao (4,09 và 4,03).
14


4.1.2. Những biểu hiện cụ thể niềm tin tôn giáo của tín đồ
a. Biểu hiện niềm tin của tín đồ vào Đức Phật
Bảng 1 phản ánh ĐTB = 4,52, ĐLC = 0,72; điều này có nghĩa mức
độ niềm tin của tín đồ Phật giáo TPHCM đối với Đức Phật là rất cao, rất
vững chắc, rất sâu sắc. Về tỷ lệ, 100% số tín đồ được khảo sát xác nhận
họ tin vào Đức Phật. Điều này nói lên rằng tuyệt đại đa số tín đồ đều có
niềm tin vào Đức Phật, người khai sinh đạo Phật cách đây hơn 2500 năm
tại Ấn Độ. Trong đó, có 90,2% số tín đồ tin nhiều và rất tin, chỉ có một
tỷ lệ nhỏ 9,8% số tín đồ tin ít và rất ít. Qua kiểm định cho thấy, niềm tin
vào Đức Phật có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức xác suất α = 0,05 trên
phương diện: nơi ở, học vấn, nhóm tuổi, số năm quy y.
Những nguyên nhân quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đối với
niềm tin của tín đồ vào Đức Phật là do họ nhận định vai trò to lớn của
ngài đối với nhân loại cũng như vì ngài là một con người với nhân cách
lịch sử chứ không phải huyền thoại.
Tín đồ tin rằng Phật diện diện trong đời sống tỉnh thức của họ, trong
sự thành tâm cầu nguyện, qua lời kinh tiếng kệ và khắp nơi trong cuộc
sống. Cùng với niềm tin vào sự hiện diện, tín đồ tin tưởng rằng Đức Phật
có khả năng soi đường chỉ lối, tiếp thêm ý chí nghị lực cho họ trong cuộc

sống và luôn từ bi hóa độ những con người tội lỗi, sa ngã.
b. Biểu hiện niềm tin của tín đồ vào giáo lý đạo Phật
Kết quả khảo sát ở Bảng 1: ĐTB = 4,62, ĐLC = 0,669, ở mức rất
cao. Về tỷ lệ, 100% tín đồ đều xác nhận tin vào giáo lý đạo Phật, trong
đó có 91,4% số tín đồ thừa nhận tin nhiều và rất tin. Trong khi đó, tỷ lệ
tin rất ít chỉ có 1% và tin ít là 7,6%, thể hiện cứ 10 tín đồ thì hơn 9 người
rất tin vào giáo lý. Như vậy, tất cả tín đồ Phật giáo TPHCM đều đặt niềm
tin vào giáo lý đạo Phật và chỉ số mức độ niềm tin của họ rất vững chắc,
rất sâu sắc. Tín đồ tin vào giáo lý đạo Phật vì họ cho rằng giáo lý là chân
lý đúng đắn và là những giảng dạy của Đức Phật.
Thực hiện thống kê so sánh tương quan về mức độ niềm tin vào
giáo lý cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị
trung bình ở độ tin cậy 95% trên các biến số giới tính, mức sống, nơi ở,
học vấn, số năm quy y và số người theo đạo trong gia đình. Duy nhất sự
khác biệt có ý nghĩa ở mức xác suất α = 0,05 chỉ xảy ra trên nhóm tuổi.
15


Tìm hiểu chỉ số mức độ niềm tin của tín đồ vào một số giáo lý căn
bản cho thấy giáo lý nhân quả nghiệp báo có chỉ số mức độ niềm tin cao
nhất, tiếp đến là sự khổ, luân hồi, Niết bàn, Địa ngục. Đặc biệt, tất cả tín
đồ đều tin vào nhân quả nghiệp báo và sự khổ. Tổng hợp niềm tin vào 5
giáo lý đó giải thích được 37,1% sự biến thiên của chỉ số mức độ niềm
tin vào giáo lý của tín đồ; trong đó, niềm tin vào Niết bàn có ảnh hưởng
mạnh nhất, niềm tin vào Địa ngục có ảnh hưởng thấp nhất.
c. Biểu hiện niềm tin của tín đồ vào Tăng đoàn
Kết quả khảo sát ở Bảng 1 thể hiện tỷ lệ rất cao tín đồ có niềm tin
vào Tăng đoàn (99,6%). Số người không tin chiếm tỷ lệ cực kỳ thấp
(0,4%). Số người cảm thấy tin rất ít và tin ít chiếm 27,5%. Từ kết quả
này có thể kết luận hầu hết tín đồ đều tin vào Tăng đoàn. Với ĐTB được

đánh giá là 4,03 ở mức cao, chứng tỏ tín đồ có niềm tin vững chắc và sâu
sắc Tăng đoàn, cứ 10 người thì hơn 7 người tin nhiều và rất tin vào
những người thầy tinh thần của mình.
Sở dĩ tín đồ tin vào Tăng đoàn vì Tăng đoàn có khả năng trao
truyền, hướng dẫn mọi người tu học theo đạo lý của Đức Phật; đồng thời
Tăng đoàn là ngôi báu thứ ba trong Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), là nền
tảng của Phật giáo. Một số tín đồ không tin hoặc tin ít vào Tăng đoàn vì
họ thấy trong Tăng đoàn còn có những tu sĩ chưa được mô phạm như họ
kỳ vọng.
So sánh tương quan về mức độ niềm tin vào Tăng đoàn qua một số
biến số, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
giá trị trung bình ở độ tin cậy 95% trên các phương diện giới tính, mức
sống, số năm quy y và số người theo đạo trong gia đình. Sự khác biệt có
ý nghĩa chỉ xảy ra trên phương diện học vấn, nhóm tuổi và nơi ở.
d. Biểu hiện niềm tin của tín đồ vào bản thân
Bảng 1 phản ánh ĐTB = 4,09, ở mức cao; ĐLC = 1,02, độ phân tán
lớn. Về tỷ lệ, có 98,2% số tín đồ xác nhận tin vào bản thân, chỉ có một tỷ
lệ rất nhỏ (1,8%) nói rằng họ không tin, số người tin ở mức ít và rất ít là
25,9%, còn lại 72,3% tín đồ thừa nhận tin nhiều và rất tin. Có thể thấy
hầu hết tín đồ đều tin vào bản thân mình và niềm tin ở mức cao, tuy
nhiên, mức độ niềm tin của họ có sự phân tán khá lớn.
Các nguyên nhân căn bản để tín đồ tin vào bản thân là vì đạo Phật
16


dạy họ phải có niềm tin vào chính mình, vì tin vào nhân quả nghiệp báo,
và hiểu rằng số phận là do con người tự quyết định.
Một số ít (1,8%) tín đồ không tin vào bản thân vì họ cảm thấy tự ti
vào bản thân và cho rằng số phận con người đã được định sẵn, năng lực
ý chí là do trời, Phật ban cho, một số khác do thiếu sức khỏe, trình độ.

Thực hiện thống kê so sánh tương quan về mức độ niềm tin vào bản
thân trên một số biến số. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% trên các phương diện giới tính, học vấn
và nơi ở. Sự khác biệt chỉ xảy ra trên phương diện nhóm tuổi, số năm
quy y, mức sống gia đình và số người theo đạo trong gia đình.
4.1.3. Mối quan hệ giữa các mặt biểu hiện niềm tin tôn giáo
Hệ số tương quan giữa các mặt biểu hiện được thể hiện ở sơ đồ dưới
đây:
Niềm tin vào
Đức Phật

0,394**

Niềm tin vào
giáo lý

0,420**
0,427**

0,192**
0,424**
Niềm tin vào
Tăng đoàn

0,519**

Niềm tin vào
bản thân

Sơ đồ 1: Tương quan giữa các mặt biểu hiện niềm tin tôn giáo

Xét trên tổng thể, kết quả phân tích tương quan nhị biến Pearson ở
Sơ đồ 1 cho thấy có mối quan hệ cùng chiều, tương đối chặt chẽ giữa các
mặt biểu hiện về niềm tin tôn giáo (với p < 0,01). Điều này chứng tỏ các
mặt biểu hiện có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Sự
hạn chế điểm số của bất kỳ biểu hiện niềm tin nào đều ảnh hưởng đến
mức độ biểu hiện các niềm tin còn lại. Ngược lại, chỉ số niềm tin của
một biểu hiện nào đó nếu được nâng cao cũng sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực
đến toàn bộ chỉ số niềm tin tôn giáo của tín đồ.
17


4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của tín
đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh
4.2.1. Nhóm yếu tố khách quan
Bảng 2. Tổng hợp sự ảnh hưởng của yếu tố khách quan
Nhóm yếu tố khách quan
Điểm trung bình
Yếu tố gia đình
2,32
Yếu tố bản thân đạo Phật
2,68
Yếu tố văn hóa dân tộc
2,66
Yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội
2,38
Tổng hợp chung
2,51
Tổng hợp sự đánh giá các yếu tố khách quan ở Bảng 2 có ĐTB
chung là 2,51 trên thang đo 3 mức độ, chứng tỏ các yếu tố khách quan
được đánh giá tác động khá mạnh đến niềm tin tôn giáo của tín đồ.

Trong đó, yếu tố bản thân đạo Phật được đánh giá ảnh hưởng mạnh nhất,
sau đó là yếu tố văn hóa dân tộc; cả hai yếu tố này đều ảnh hưởng ở mức
cao. Hai yếu tố gia đình và kinh tế - chính trị - xã hội được đánh giá ảnh
hưởng trung bình đến niềm tin tôn giáo của tín đồ.
4.2.2. Nhóm yếu tố chủ quan
Bảng 3. Hệ số tương quan và hồi quy bậc nhất giữa các yếu tố chủ
quan với các mặt biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ
Các yếu tố
chủ quan
Phù
hợp
Nhận
thức Chưa
phù
hợp
Tích
Tình cực
cảm Tiêu
cực
Hành vi

r
Niềm tin
Niềm tin Niềm tin
Niềm tin Niềm tin

Tăng
Đức Phật giáo lý
bản thân tôn giáo
2

r
đoàn
r
r2
r

0,198** 0,298** 0,174** 0,217** 0,301**
0,037*** 0,087*** 0,028*** 0,045*** 0,089***
-0,155**

r2
r
r2
r
r2
r
r2

0,022**
0,223**
0,048***
-0,091*
0,006*
0,231**
0,051***

0,155**
0,022***
-0,105*
0,009*

0,284**
0,079***
18

0,099*
0,008*

0,126*
0,014*

0,201**
0,039***

0,235** 0,245** 0,342**
0,053*** 0,058*** 0,115***


Ghi chú: r: Hệ số tương quan; r²: Hệ số hồi quy bậc nhất;
* khi p < 0,05; ** khi p < 0,01; *** khi p < 0,001. Trong bảng chỉ hiển thị
những hệ số tương quan và hồi quy đạt mức có ý nghĩa thống kê.

Thứ nhất, về phân tích tương quan, những biểu hiện nhận thức phù
hợp với quan điểm đạo Phật, các loại tình cảm tích cực và toàn bộ hành
vi tôn giáo của tín đồ có tương quan thuận ở mức yếu với 4 mặt biểu
hiện niềm tin tôn giáo. Bên cạnh đó, các biểu hiện nhận thức chưa phù
hợp cùng với các tình cảm tiêu cực có tương quan nghịch ở mức yếu với
niềm tin vào Đức Phật và giáo lý. Thực hiện phân tích hồi quy bậc nhất
cho thấy sự biến đổi về mức độ nhận thức phù hợp, tình cảm tích cực và
toàn bộ hành vi tôn giáo của tín đồ có thể giải thích được sự biến thiên ở
cả 4 mặt biểu hiện niềm tin tôn giáo, song, mức độ % giải thích sự biến

thiên rất thấp (tất cả đều dưới 10%).
Thứ hai, xét về tổng thể, đặt trong mối liên hệ giữa các yếu tố chủ
quan với mức độ niềm tin tôn giáo của tín đồ, Bảng 3 phản ánh không có
tương quan nào giữa nó với các nhận thức chưa phù hợp và tình cảm tiêu
cực; chỉ có tương quan thuận ở mức trung bình với nhận thức phù hợp (r:
0,301), hành vi tôn giáo (r: 0,342), tương quan thuận ở mức yếu với tình
cảm tích cực (r: 0,201). Bảng số liệu còn phản ánh khi các mối liên hệ
cùng chiều càng mạnh thì sự tác động của nó đến niềm tin càng cao. Cụ
thể, 3,9% sự biến thiên về niềm tin tôn giáo có thể được giải thích bởi
yếu tố tình cảm tích cực, 8,9% - bởi nhận thức phù hợp, đúng đắn, 11,5%
- bởi hành vi tôn giáo. Như vậy, khi xem xét một cách đơn lẻ thì nhóm
yếu tố hành vi tác động nhiều nhất đến niềm tin của tín đồ so với yếu tố
nhận thức và tình cảm.
Kỹ thuật hồi quy tuyến tính bội với phương pháp đưa vào một lượt
(enter) được sử dụng để dự đoán mức độ niềm tin tôn giáo của tín đồ
(biến phụ thuộc) sẽ thay đổi như thế nào khi có sự tác động của tổng hợp
các yếu tố chủ quan (biến độc lập). Kết quả cuối cùng được trích lược ở
Bảng 4 như sau: Tất cả các nhóm yếu tố được xem xét hồi quy đều có
khả năng dự báo đến bốn mặt biểu hiện và cả niềm tin tôn giáo của tín đồ
ở mức ý nghĩa (p < 0,001). Tuy nhiên, thông qua hệ số R2 hiệu chỉnh
chúng ta thấy mức độ dự báo không đồng đều và không cao.

19


Bảng 4. Dự báo của tổng hợp các yếu tố chủ quan
Tổng hợp
các yếu tố

Niềm tin

Đức Phật

Hằng số
1,113
Hệ số R2
0,131***
hiệu chỉnh

Niềm tin
giáo lý

Niềm tin
Tăng đoàn

Niềm tin
bản thân

Niềm tin
tôn giáo

1,444

0,522

-0,360

0,572

0,114***


0,223***

0,168***

0,078***

Ghi chú: ***: p < 0,001.

Xét về 4 mặt biểu hiện của niềm tin tôn giáo, tổng hợp các nhóm
yếu tố giải thích cho mức độ (%) sự biến thiên về niềm tin vào giáo lý là
cao nhất (16,8%), tiếp theo là niềm tin vào Đức Phật (13,1%), niềm tin
vào bản thân (11,4%) và cuối cùng là niềm tin vào Tăng đoàn (7,8%).
Xét về tổng thể, số liệu thống kê cho thấy niềm tin tôn giáo của tín đồ
chịu ảnh hưởng tương đối thấp bởi tổng hợp các nhóm yếu tố. R2 hiệu
chỉnh là 0,223, nghĩa là trong 100% sự biến động mức độ niềm tin tôn
giáo ở tín đồ thì có 22,3% sự biến động là do tác động từ tổng hợp các
nhóm yếu tố này, còn lại 78,7% là do sai số ngẫu nhiên hoặc các yếu tố
khác ngoài mô hình.
4.3. Ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo đến đời sống tâm lý tín đồ
Sơ đồ 2 dưới đây đã mô hình hóa mối quan hệ nhân quả giữa niềm
tin tôn giáo với đời sống tâm lý tín đồ bằng hồi quy tuyến tính.
7,7%****
Niềm tin
tôn giáo

6,6%****

5,7%****

Nhận thức


Thái độ

Hành vi

Đời sống
tâm lý tín đồ
10,4%****

Ghi chú: **** khi p < 0,001
Sơ đồ 2. Dự báo tác động niềm tin tôn giáo đến đời sống tâm lý tín đồ
Xét về từng biểu hiện thành phần, niềm tin tôn giáo có tác động đến
cả ba mặt biểu hiện đời sống tâm lý tín đồ, nó giải thích cho mức độ (%)
sự biến thiên về nhận thức là cao nhất (7,7%), tiếp theo là thái độ (6,6%)
20


và cuối cùng là hành vi (5,7%). Xét về tổng thể, trong 100% sự biến
động về đời sống tâm lý ở tín đồ thì có 10,4% sự biến động là do tác
động từ niềm tin tôn giáo.
4.4. Phân tích một số trường hợp điển hình
Chúng tôi phân tích 03 trường hợp điển hình để minh họa rõ hơn kết
quả nghiên cứu thực trạng. Trong đó, 01 tín đồ có niềm tin tôn giáo ở
mức thấp (bà Huỳnh Thị N.N, Pháp danh Diệu V, 31 tuổi), 01 tín đồ có
niềm tin tôn giáo ở mức trung bình (bà Chung Thị T.C, Pháp danh:
Quảng H, 53 tuổi) và 01 tín đồ có niềm tin tôn giáo ở mức cao (Đặng
Thị L.M, Pháp danh: Diệu B, 48 tuổi). Qua nghiên cứu một lần nữa cho
thấy các yếu tố: bản thân đạo Phật, gia đình, văn hóa dân tộc ảnh hưởng
nhiều đến niềm tin tôn giáo của tín đồ. Tính chất niềm tin phụ thuộc
nhiều vào nhận thức và hành vi. Nhận thức phù hợp, hành vi đúng đắn là

nền tảng để có niềm tin khách quan, đúng đắn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng của luận án,
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1.1. Niềm tin tôn giáo là định hướng giá trị vững chắc của con
người về hệ thống giáo lý, tín điều của một tôn giáo - tín ngưỡng mà họ
hướng theo; niềm tin ấy rất thiêng liêng, có khả năng chi phối đời sống
tâm lý, tạo động lực thúc đẩy và định hướng nhân cách con người theo
phương hướng nhất nhất định phù hợp với tôn chỉ của tôn giáo – tín
ngưỡng đó.
Niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo là định hướng giá trị vững
chắc vào Tam bảo (Đức Phật, giáo lý, Tăng đoàn) và chính mình, có khả
năng chi phối đời sống tâm lý tín đồ theo tôn chỉ đạo Phật.
1.2. Hầu hết tín đồ đều có biểu hiện niềm tin tôn giáo và niềm tin
này ở mức cao, vững chắc, sâu sắc. Trong đó, chỉ số mức độ niềm tin
vào giáo lý là cao nhất, tiếp theo là niềm tin vào Đức Phật, niềm tin vào
bản thân và cuối cùng là niềm tin vào Tăng đoàn. Bốn mặt biểu hiện
niềm tin này có mối tương quan thuận, tương đối chặt chẽ với nhau.
21


Tất cả tín đồ đều tin vào Đức Phật và chỉ số mức độ niềm tin rất
cao. Sở dĩ họ tin vì họ hiểu được vai trò to lớn của ngài đối với nhân loại
và vì ngài là nhân vật có thật trong lịch sử. Tín đồ tin rằng Phật diện diện
trong đời sống tỉnh thức của họ, trong sự thành tâm cầu nguyện, qua lời
kinh tiếng kệ và khắp nơi trong cuộc sống. Cùng với niềm tin vào sự
hiện diện, tín đồ tin tưởng rằng Đức Phật có khả năng soi đường chỉ lối,
tiếp thêm ý chí nghị lực cho họ trong cuộc sống và dĩ nhiên Phật sẽ luôn
từ bi hóa độ những con người tội lỗi, sa ngã.

Tất cả tín đồ đều tin vào giáo lý và niềm tin ở mức rất cao. Họ cho
rằng giáo lý là chân lý đúng đắn do chính Đức Phật chỉ dạy. Đối với một
số giáo lý được khảo sát, tín đồ có niềm tin cao nhất vào nhân quả
nghiệp báo, sau đó là sự khổ, luân hồi, Niết bàn và cuối cùng là Địa
ngục. Trong đó, Niết bàn có ảnh hưởng mạnh nhất đến niềm tin tôn giáo
của tín đồ, ngược lại, Địa ngục ảnh hưởng thấp nhất.
Hầu hết tín đồ có niềm tin vào Tăng đoàn và chỉ số niềm tin ở mức
cao. Sở dĩ có niềm tin như vậy vì một mặt Tăng đoàn là một trong ba
ngôi quý báu kết thành Tam bảo có vai trò thay Phật truyền trao giáo lý
đến tín đồ, mặt khác vì đức tin. Trong các cách thức thiết lập niềm tin
vào Tăng đoàn thì hai tiêu chí phẩm hạnh và khả năng hướng dẫn Phật tử
tu học được tín đồ đánh giá cao nhất.
Hầu hết tín đồ có niềm tin vào bản thân và niềm tin của họ ở mức
cao. Có niềm tin như vậy vì họ được đạo Phật dạy phải tin vào bản thân,
tin vào quyền tự quyết định số phận của mình. Một số ít tín đồ chưa có
niềm tin này bởi họ còn tự ti bản thân và nghĩ rằng số phận đã được định
sẵn, một số khác thì thiếu sức khỏe, trình độ,...
Về các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo
thành phố Hồ Chí Minh. 1) Các yếu tố khách quan: tín đồ đánh giá bản
thân đạo Phật và văn hóa dân tộc ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của họ,
còn gia đình và kinh tế - chính trị - xã hội ảnh hưởng ở mức trung bình.
2) Các yếu tố chủ quan: nhận thức đúng đắn với quan điểm đạo Phật,
tình cảm tích cực và các hành vi tôn giáo có mối liên hệ cùng chiều với
niềm tin tôn giáo của tín đồ. Tổng hợp các yếu tố chủ quan có khả năng
dự báo sự biến đổi của bốn mặt và cả niềm tin tôn giáo ở mức thấp.
Niềm tin tôn giáo ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý tín đồ. Nổi bật
22


nhất là mặt nhận thức; nhờ có niềm tin này họ biết sống vị tha với mọi

người; xây dựng đời sống đạo đức ngày một tốt đẹp hơn; hiểu được hạnh
phúc hay khổ đau là do mình quyết định; thay đổi một số sinh hoạt: bớt
cúng mặn, sát sanh, bói toán, thực hiện ăn chay, niệm Phật, từ thiện,…
Bỏ các thói quen, tật xấu có hại cho bản thân, gia đình, xã hội.
Qua việc nghiên cứu ba trường hợp điển hình cũng cho kết quả
tương tự. Đó là những thông tin bổ sung và khẳng định kết quả nghiên
cứu thực trạng.
2. Kiến nghị
Trên cơ sở những kết luận được rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực
trạng, chúng tôi xin được nêu lên một số kiến nghị sau đây:
2.1. Đối với Ban Tôn giáo thành phố Hồ Chí Minh
Ban Tôn giáo thành phố Hồ Chí Minh cần thường xuyên tổ chức
các chương trình tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp
luật về tôn giáo đến Tăng Ni, tín đồ nhằm giúp họ thực hiện quyền tự do
tín ngưỡng lành mạnh, phù hợp với pháp luật Nhà nước. Đồng thời, qua
đó tiếp thu tâm tư, nguyện vọng của Tăng Ni, tín đồ đề xuất với chính
quyền thành phố kịp thời tạo điều kiện, giải quyết những yêu cầu chính
đáng liên quan đến đời sống tôn giáo của tín đồ.
Cần tích cực thực hiện các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tôn
giáo, tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho công tác xây
dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo.
2.2. Đối với Ban Trị sự Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh
Ban Trị sự Phật giáo cần đề xuất với Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam phải xây dựng những chuẩn mực về niềm tin sao cho phù hợp
với quan điểm đạo Phật, với văn hóa dân tộc, đồng thời đáp ứng được sự
nghiệp đổi mới, phát triển của đất nước hiện nay. Từ đó, phổ cập các
chuẩn mực này đến Tăng Ni, Phật tử nắm rõ để thực hiện.
Ban Trị sự Phật giáo cần tổ chức các hội thảo khoa học, các buổi tọa
đàm để nghiên cứu chiến lược, phương hướng hoạt động làm sao vừa giữ
gìn bản sắc Phật giáo dân tộc vừa nâng cao số lượng tín đồ trong thời đại

mới.
Ban Trị sự cần có giải pháp xây dựng Tăng đoàn như: Kết hợp Ban
Trị sự các quận, huyện xử lý kịp thời, nghiêm minh các tu sĩ phạm giới;
23


×