Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

LÝ THUYẾT QUẢN LÝ THEO TIẾP CẬN HỆ THỐNG VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.33 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Khoa học Quản lý đại cương_03

CHỦ ĐỀ BÁO CÁO

THUYẾT QUẢN LÝ THEO
TIẾP CẬN HỆ THỐNG

OCTOBER 20, 2016
NHÓM 3
Khoa học Quản lý đại cương

1.Sự ra đời


-Sự ra đời: Hình thành trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ II
(1939-1945),
Lý thuyết quản lý theo tiếp cận hệ thống (hay lý thuyết định lượng về
quản lý) Thế chiến thứ II đặt ra nhiều vấn đề mới cho quản trị. Nước Anh đã
thành lập một đội nghiêm cứu hành quân để chống lại quân Đức. Kết thúc thế
chiến thứ II, các nhà công nghiệp Mỹ ngày càng quan tâm và áp dụng các kỹ
thuật định lượng vào việc nghiên cứu, nhằm tăng tính chính xác của các quyết
định quản trị. Trong bối cảnh đó, 1 lý thuyết mới ra đời: Lý thuyết định lượng về
quản trị. Lý thuyết này đc gọi với nhiều tên khác: lý thuyết hệ thống, lý thuyết
định lượng về quản trị,lý thuyết khoa học quản trị. Tất cả những tên này nhằm
để biểu đạt về ý nghĩa của lý thuyết, xây dựng trên nhận thức " Quản trị là quyết
định" và muốn quản trị có hiệu quả ,cách giải quyết phải đúng đắn.
2. Nội dung học thuyết
Hệ thống được hiểu là một tập hợp các phần tử (thành tố) tạo thành
một chỉnh thể có liên hệ qua lại với nhau và phụ thuộc lẫn nhau, để thực
hiện được mục tiêu chung. Quan điểm hệ thống trong quản lý là quan


điểm nêu lên cách tiếp cận một trong bốn trào lưu chủ yếu trong lý luận
quản lý, giải quyết vấn đề bằng cách xem xét các vấn đề trong khuôn khổ
của cái gọi là đầu vào (nhập lượng của hệ thống); quá trình biến đổi; đầu
ra (xuất lượng) của hệ thống và mối liên hệ ngược.
Đầu vào: Là nguồn lực vật chất, con người, tài chính và thông tin được
đưa vào quá trình biến đổi và sẽ tạo thành đầu ra của hệ thống.
Quá trình biến đổi: Là công nghệ hay quá trình biến đổi, chuyển hoá
đầu
vào để tạo thành đầu ra của hệ thống.


Đầu ra: Là kết quả của quá trình biến đổi khi hệ thống đã tiếp nhận
đầu
vào.

Liên hệ ngược: Là hình thức thông tin về thực trạng của hệ thống và
kết


quả hoạt động của hệ thống.
Do sự bùng nổ của thông tin và cuộc cách mạng về thông tin, xã hội
loài người có những bước chuyển biến mang tính cách mạng mạnh mẽ
trên từng quốc gia và trên toàn cầu kéo theo nó là những thay đổi có tính
cách mạng trong việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao vào các quá
trình lao động. Cùng với những trào lưu này, quan điểm tiếp cận hệ thống
đã áp dụng có hiệu quả
thống kê và sự phát triển của mô hình toán kinh tế với sự trợ giúp của máy
tính điện tử vào quá trình quản lý.
Quan điểm cơ bản của tiếp cận hệ thống khác biệt rất xa so với quan
điểm của hai nhóm lý thuyết trên. Cả hai lý thuyết truyền thống và hành vi

đều cho rằng hiệu quả trong quản lý tuỳ thuộc vào năng suất của người lao
động, trong khi tiếp cận hệ thống lại cho rằng nó tuỳ thuộc vào sự đúng đắn
trong các quyết định của nhà quản lý. Trường phái này dựa trên suy đoán là
tất cả các vấn đề đều có thể giải quyết được bằng các mô hình toán, và nó có
các đặc tính sau
1. Nhấn mạnh phương pháp khoa học trong khi giải quyết các vấn đề quản
lý.
2. Áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để giải quyết các vấn đề.
3. Sử dụng các mô hình toán học.
4. Định lượng hóa các yếu tố có liên quan và áp dụng các phép tính toán
học và xác suất thống kê.


5. Chú ý các yếu tố kinh tế - kỹ thuật trong quản lý hơn là các yếu tố tâm
lý xã hội.
6. Sử dụng máy tính điện tử làm công cụ.
7. Tìm kiếm các quyết định tối ưu trong hệ thống khép kín.
Để giải quyết vấn đề chất lượng không thể tiến hành các nỗ lực riêng rẽ
mà cần phải giải quyết tất cả các nhân tố tác động đến chất lượng, các quá trình
chất lượng trong một hệ thống hoàn chỉnh từ lúc nhận thức các yêu cầu của khách
hàng đến lúc thỏa mãn các yêu cầu đó. Phương pháp tiếp cận hệ thống trong quản
lý chất lượng khuyến khích các tổ chức phân tích các yêu cầu của khách hàng, xác
định các quá trình giúp cho sản phẩm được khách hàng chấp nhận và giữ các quá
trình này trong tầm kiểm soát. Như vậy để quán triệt quan điểm về phương pháp
tiếp cận hệ thống, các doanh nghiệp và các tổ chức cần phải xây dựng và áp dụng
một hệ thống quản lý chất lượng gồm một số bước quan trọng như sau :
- Xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng và các bên quan tâm
khác
- Xây dựng chính sách, mục tiêu chất lượng
- Xác định các quá trình và trách nhiệm cần thiết để đạt được các mục tiêu

chất lượng
- Xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu
chất lượng
- Áp dụng các phương pháp đo này để xác định hiệu lực và hiệu quả của
mỗi quá trình


- Xác định biện pháp ngăn ngừa sự không phù hợp và loại bỏ các nguyên
nhân gây ra chúng
- Thiết lập và áp dụng một quá trình để cải tiến liên tục hệ thống quản lý
chất lượng
Như vậy, phương pháp tiếp cận hệ thống trong quản lý chất lượng có
những đặc trưng khá riêng biệt : đó là hướng vào quá trình, hướng vào phòng ngừa,
có cơ chế hành động khắc phục và phòng ngừa, có tiêu chuẩn và quy tắc làm chuẩn
mực đánh giá,linh họa đáp ứng các biến động của môi trường. Bằng cách tiếp cận
như vậy, các doanh nghiệp và tổ chức tạo ra sự tin tưởng vào khả năng của các quá
trình và chất lượng của sản phẩm, cung cấp cơ sở cho việc cải tiến liên tục. Điều
này dẫn đến việc gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng và các bên quan tâm khác
cũng như ngay cả các thành viên của tổ chức.
3. Các ưu, nhược điểm
*ưu điểm
2. Áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để giải quyết các vấn đề.
3. Sử dụng các mô hình toán học và các kỹ thuật tính toán để giải quyết
vấn đề như giải một bài toán toán học .
4. Định lượng hóa các yếu tố có liên quan (Định lượng hợp lý nhờ 1.
Nhấn mạnh phương pháp khoa học trong khi giải quyết các vấn đề quản lý.
việc lựa chọn những phương án thích hợp khi dựa trên các tiêu chuẩn kinh
tế - kỹ thuật nhất định)và áp dụng các phép tính toán học và xác suất thống kê.



5. Chú ý các yếu tố kinh tế - kỹ thuật trong quản lý hơn là các yếu tố tâm
lý xã hội.
6. Sử dụng máy tính điện tử làm công cụ vừa như một công cụ trợ giúp ra
quyết định – giải quyết vấn đề, vừa như một phương tiện để tiến vào kỷ nguyên
thông tin.
7. Tìm kiếm các quyết định tối ưu trong hệ thống khép kín.
*Những đóng góp và hạn chế của Lý thuyết quản lý theo tiếp cận hệ
thống
Đóng góp:
- Quan điểm hệ thống là sự nối dài của trường phái truyền thống
(quản lý khoa học).
- Trường phái hệ thống thâm nhập hầu hết trong mọi tổ chức hiện đại
với những kỹ thuật phức tạp. Ngày nay khoa học quản lý, quản lý tác nghiệp và
quản lý hệ thống thông tin rất quan trọng cho các nhà quản lý các tổ chức lớn và
hiện đại. Các kỹ thuật của trường phái này đã đóng góp rất lớn trong việc nâng
cao trình độ hoạch định và kiểm tra hoạt động.
Các kỹ thuật của trường phái này đã đóng góp rất lớn trong việc nâng cao
trình độ hoạch định và kiểm tra hoạt động
Hạn chế:
- Khó mô hình hóa toán học tâm lý con người
- Không chú trọng đến yếu tố con người trong tổ chức quản lý.


- Các khái niệm và kỹ thuật quản lý của lý thuyết này còn khó hiểu, cần
phải có những chuyên gia giỏi, do đó việc phổ biến lý thuyết này còn rất hạn chế.
4. Khả năng vận dụng của tư tưởng, học thuyết
Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng lý thuyết tiếp cận hệ thống vẫn
có tính vận dụng cao trong đời sống thực tiễn nói chung và trong công tác quản lý
nói riêng, đặc biệt là quản lý hiện đại.
Trước hết, Tiếp cận hệ thống đã mang lại nhiều lợi ích, đã có những

chuyển biến mang tính cách mạng về thông tin,cụ thể:
Đã áp dụng kĩ thuật công nghệ cao vào quá trình lao động cùng với những
trào lưu này, quan điểm tiếp cận hệ thống đã xác định có hiệu quả vào thống kê và
sự phát triển của mô hình kinh tế với sự trợ giúp của máy tính điện tử vào quá trình
quản lý.
Tiếp cận hệ thống đã và đang được vận dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh
vực đặc biệt là trong quản lý giáo dục hiện nay. Việc đưa những ứng dụng kĩ thuật
cao trong quản lý đã đem lại những mặt tích cực đóng góp một phần không nhỏ
trong quá trình quản lý giáo dục cũng như dạy và học, điển hình như:
- Nó mang lại 1 tài nguyên giáo dục phong phú cho tất cả mọi người
- Như 1 công cụ hỗ trợ để giảng dạy và học tập các môn học, đổi mới
phương pháp giảng dạy và học tập
-Như 1 công cụ hỗ trợ công tác quản lý, hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng cao
trình độ giáo viên và các cán bộ quản lý


- Như là 1 phương tiện giải trí thư giãn lành mạnh và động lực cho sự
phát triển của giáo dục tiêu biểu là tại các nhà trường, các học viện, các trường đại
học
Hiện nay, trong quản lý giáo dục cũng đẩy mạnh việc sử dụng CNTT vào
việc quản lý, giảng dạy
Tịa các phòng ban làm việc đã sử dụng máy tính như 1 công cụ quan
trọng để lưu trữ và xử lý thông tin
Trong công việc giảng dạy thì giảng viên, giáo viên đã sử dụng máy tính
để lấy những thông tin hình ảnh trên mạng để giúp cho môn học thêm phần phong
phú, kích thích sự tò mò của sinh viên từ đó làm cho tiết học thêm sinh động.
Trong học tập các bạn sinh viên sử dụng CNTT ngày càng lớn, chiếm ưu
thế cao. Họ sử dụng các thông tin hình ảnh trên mạng áp dụng vào bài học, lấy
những thông tin đó làm nền tảng để phát triển kiến thức cũng như việc trao đổi
thông tin học tập một cách dễ dàng và khoa học

Không dừng lại ở đó, sự vận dụng của lý thuyết tiếp cận hệ thống trong
quản lý giáo dục còn thể hiện ở khía cạnh các nhà trường rất quan tâm đến giáo
dục, rèn luyện tư duy hệ thống cho người học, bằng chứng là môn lý thuyết hệ
thống đã được đưa chương trình đào tạo ở hầu hết các trường kỹ thuật và quản lý
hiện nay. Việc rèn luyện cho nguồn nhân lực có tư duy hệ thống được coi là một
nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong quá trinh đào tạo bởi vì nếu thiếu tư duy hệ
thống, thiếu cái nhìn toàn diện thì khi giải quyết công việc không thể đảm bảo tính
hiệu quả được.


Bởi vậy việc tiếp cận hệ thống trong quản lý giáo dục là rất quan trọng.
Từ những lợi ích nó đem lại mà việc quản lý có những bước tiến quan trọng nâng
nền giáo dục nước nhà lên một tầng cao mới so với nền giáo dục cũ-nền giáo dục
chưa được tiếp cận hệ thống.



×