Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa để giảng dạy các tiết sơ kết , tổng kết trong chương trình sách giáo khoa môn lịch sử ( hệ THPT )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.19 KB, 16 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.- LỜI MỞ ĐẦU

Cũng như các môn học khác , môn Lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp
phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của các nhà trường THPT nói chung
. Bộ môn Lịch Sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học
Lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng
kiến thức đã học vào cuộc sống, nên cùng với các môn học khác , việc học
tập Lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy , thông minh , sáng tạo. Đã có quan niệm
sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng SGK , ghi nhớ các sự
kiện, hiện tượng Lịch sử là đạt , không cần phải tư duy , động não , không có
bài tập thực hành… Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất
lượng môn học.
Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích
cực , chủ động của học sinh, những năm gần đây các trường THPT đã chú ý
đến việc đổi mới soạn – giảng ở giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong
đó coi trọng vị trí , vai trò của người học – vừa là đối tượng , vừa là chủ thể.
Thông quá quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của Giáo viên , học sinh phải
tích cực, chủ động cải biến mình. Muốn làm được điều đó , người dạy lịch sử
phải biết hướng dẫn một cách khoa học , có mục đích , có kế hoạch. Nếu Giáo
viên biết phát huy nội lực từ phía người học thì sẽ nâng cao được chất lượng
và hiệu quả của quá trình dạy học .
Bản thân tôi hiện nay đang làm công tác quản lý trường THPT và trực
tiếp tham gia giảng dạy bộ môn Lịch sử liên tục suốt 11 năm qua, thấy được
những khó khăn trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử cũng như những cố
gắng của các thầy cô trong việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử
II - THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Song một thực tế rằng, trong quá trình giảng dạy rất ít giáo viên chú ý
đến giảng dạy các bài sơ kết, tổng kết, ôn tập sao cho có hiệu quả. Thông
thường các tiết học này được giảng dạy qua loa hoặc sử dụng phương pháp


1


đơn điệu nhằm nhắc lại kiến thức cũ khiến học sinh nhàm chán mà không
đạt hiệu quả cao, thậm chí không đạt được mục đích của một bài sơ kết.
Thực tiễn , tôi đã khảo sát mức độ thông hiểu và vận dụng kiến thức của các
em học sinh thông qua một đề kiểm tra 45 phút ở 3 khối lớp khác nhau ( khi
chưa áp dụng phương pháp sơ đồ hóa) cho ta kết quả như sau :
Líp

10



§iÓm

HS

10

45

K
11I 45
12
M

45

SL

3
2
2

8- Tõ 6,5- díi 8

Tõ 5 ®Õn Tõ 2 ®Õn §iÓm díi 2
6.5

%
6.7
44
44

SL
6

%
13.

7

4
15.

6

4
13.


5

SL
18

%
40.

16

0
35.

17

5
37.

SL
16

%
35.

SL
3

%
6.7


12

5
26.

8

18.

16

6
35.

3

0
6.7

4
7
5
Kết quả thực nghiệm trên cho thấy khâu yếu nhất của HS là tìm

kiếm một phương pháp học tập phù hợp để nắm bắt được những nội dung
trong những bài sơ kết , tổng kết . Khi trao đổi , phần lớn các em học sinh
đều thấy khó khăn khi tiếp thu kiến thức những bài sơ kết , tổng kết .
Từ thực tế trên tôi viết SKKN với đề tài : Sử dụng phương pháp sơ đồ
hóa để giảng dạy các tiết sơ kết , tổng kết trong chương trình Sách Giáo
Khoa môn Lịch sử ( Hệ THPT )

Việc sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học các bài sơ kết, tổng kết đem lại hiệu
quả tích cực trong công việc củng cố, ôn tập… cũng như rèn luyện được
những kĩ năng cơ bản cho học sinh trong quá trình học tập.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận.
Trong thời đại ngày nay, khi thông tin về khoa học kĩ thuật phát triển
rất nhanh, khối lượng kiến thức mới cứ 10 năm lại tăng gấp đôi. Riêng đối với
Lịch sử, lịch sử bao gồm nhiều giai đoạn, diễn ra ở nhiều nước khác nhau.
Mỗi nước có biết bao sự kiện phức tạp, mỗi thời kì, mỗi chế độ xã hội lại có
2


vô vàn quan hệ chằng chéo, phức tạp. Do đó vấn đề đặt ra là phải giải quyết
mâu thuẫn giữa khối lượng tri thức dường như vô hạn với thời gian học tập có
giới hạn trong nhà trường. Một trong những giải pháp quan trọng là cách lựa
chọn các đơn vị kiến thức cơ bản thì người học cần phải biết củng cố, khái
quát và hệ thống hóa kiến thức.
Trong các khóa trình lịch sử, kết thúc mỗi giai đoạn lịch sử lại có một bài
sơ kết, tổng kết, ôn tập. Đặc điểm của dạy bài này là củng cố lại, ôn tập lại, hệ
thống hóa, khái quát hóa các kiến thức đã học dựa trên những tri thức cụ thể.
Từ đó tìm ra qui luật phát triển và bài học lịch sử.
Do vậy, việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học các bài sơ kết,
tổng kết sẽ giúp học sinh ôn tập lại kiến thức một cách hệ thống, lôgic và có
tính khái quát cao. Từ đó dễ dàng rút ra được qui luật phát triển. Cũng như tạo
điều kiện thuận lợi để học sinh rèn luyện kĩ năng bộ môn: Khái quát hóa, vẽ
và đọc sơ đồ…
II. Giải pháp thực hiện
Từ thực tế giảng dạy lịch sử trong nhiều năm qua tôi đã từng rất lúng
túng, thiếu coi trọng với các bài sơ kết, tổng kết. Và cũng không ít lần tôi đã
giảng dạy qua loa các bài sơ kết, tổng kết. Cũng như qua quá trình giảng dạy,

tôi thấy học sinh không hứng thú nhiều với những dạng bài này.
Từ thực tế đó cùng với suy nghĩ rằng lịch sử có một khối lượng kiến thức
rất nhiều, có mối quan hệ chồng chéo, phức tạp song lại phản ánh và phát
triển theo một qui luật nhất định, có tính lôgic với nhau. Vậy làm thế nào để
thể hiện cái lôgic lịch sử đó? Làm thế nào để học xong lịch sử, học sinh nắm
được giai đoạn đó có đặc điểm, nội dung gì, có mối liên hệ như thế nào với
nhau?
Từ đó, tôi đã mày mò xây dựng sơ đồ kiến thức cho các bài sơ kết, tổng
kết, ôn tập.
Cụ thể (Ví dụ): tôi đã sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học các bài Ôn tập, sơ
kết sau;
3


Bài: Ôn tập Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm
1945). (Sách giáo khoa Lịch sử lớp 11):
Hoạt động 1: Chia nhóm (mỗi bàn tương ứng với một nhóm) và phát
phiếu học tập cho các nhóm thảo luận, ôn tập và trình bày trên phiếu học tập
lớn (1/4 Giấy A0):
Nhóm 1:
Thống kê theo mẫu về tình hình Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1923:

Sự kiện chính

Diễn biến chính

Kết quả - Ý nghĩa

Nhóm 2:
Thống kê theo mẫu về tình hình Liên Xô từ năm 1924 đến năm 1929:


Sự kiện chính

Diễn biến chính

Kết quả - Ý nghĩa

Nhóm 3:
Thống kê theo mẫu về tình hình Liên Xô từ năm 1929 đến năm 1939:

4


Sự kiện chính

Diễn biến chính

Kết quả - Ý nghĩa

Nhóm 4:
Thống kê theo mẫu về tình hình Liên Xô từ năm 1939 đến năm 1945:

Sự kiện chính

Diễn biến chính

Kết quả - Ý nghĩa

Nhóm 5:
Thống kê theo mẫu về tình hình các nước TBCN từ năm 1918 ->1923:


Sự kiện chính

Diễn biến chính

Kết quả - Ý nghĩa

5


Nhóm 6:
Thống kê theo mẫu về tình hình các nước TBCN từ năm 1924 ->1929:

Sự kiện chính

Diễn biến chính

Kết quả - Ý nghĩa

Nhóm 7:
Thống kê theo mẫu về tình hình các nước TBCN từ năm 1929 ->1939:

Sự kiện chính

Diễn biến chính

Kết quả - Ý nghĩa

Nhóm 8:
Thống kê theo mẫu về tình hình các nước TBCN từ năm 1939 ->1945:


6


Sự kiện chính

Diễn biến chính

Kết quả - Ý nghĩa

Nhóm 9:
Thống kê theo mẫu về tình hình các nước châu Á từ năm 1918 ->1923

Sự kiện chính

Diễn biến chính

Kết quả - Ý nghĩa

Nhóm 10:
Thống kê theo mẫu về tình hình các nước châu Á từ năm 1924 ->1929

Sự kiện chính

Diễn biến chính

Kết quả - Ý nghĩa

7



Nhóm 11:
Thống kê theo mẫu về tình hình các nước châu Á từ năm 1929 ->1939

Sự kiện chính

Diễn biến chính

Kết quả - Ý nghĩa

Nhóm 12:
Thống kê theo mẫu về tình hình các nước châu Á từ năm 1939 ->1945

Sự kiện chính

Diễn biến chính

Kết quả - Ý nghĩa

Hoạt động 2: Học sinh đại diện các nhóm lần lượt lên bảng treo phiếu
học tập của nhóm mình theo băng thời gian giáo viên đã chuẩn bị trên bảng và
trình bày.
Giáo viên sửa chữa, bổ sung kết quả của học sinh.
Học sinh các nhóm khác đối chiếu kết quả.
1917-1923
Sk DB Kq

1924-1929
Sk DB Kq


1929-1939
Sk DB Kq

1939-1945
Sk DB Kq

Liên

8


Sk DB Kq

Sk DB Kq

Sk DB Kq

Sk DB Kq

TBCN

Sk DB Kq

Sk DB Kq

Sk DB Kq

Sk DB Kq

Châ



Bài: Sơ kết lịch sử Việt Nam 1858-1918 (Sách giáo khoa Lịch sử lớp
11):
Hoạt động 1: Chia nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận,
ôn tập và trình bày trên phiếu học tập:

Nhóm 1
Câu 1
a. Tình hình thế kỉ XVIII đến
giữa thế kỉ XIX, tình hình kinh
tế XH nước ta như thế nào?

b. Tình hình đó dẫn đến hậu quả
gì?

9


Nhóm 2
Câu 2
a. Từ giữa thế lỉ XVIII đến giữa
b. Liệt kê hành đông xâm lược
thế kỉ XIX Pháp có âm mưu gì

của Pháp tương ứng với mốc

đối với nước ta?

thời gian cho sẵn sau:

- 31/8/1858:
- 1867:
- 1874:
- 1883-1884:

Nhóm 3
Câu 3. Khi Pháp xâm lược và trong quá trình Pháp xâm lược nước ta,
Triều đình Nguyễn có thái độ và hành động như thế nào?

Nhóm 4
Câu 4. Khi Pháp xâm lược và trong qua trình Pháp xâm lược nước ta,
nhân dân ta có thái độ và hành động như thế nào?

10


Nhóm 5
Câu 5
a. Sang đầu thế kỉ XX, số phận
b. Bước sang đầu thế kỉ XX,
Việt Nam như thế nào?

Pháp có hành động gì?

Nhóm 6
Câu 6. Đầu thế kỉ XX, do tác động của cuộc khai thác thuộc địa của
Pháp, kinh tế XH Việt Nam có chuyển biến như thế nào?

Nhóm 7
Câu 7. Cuối TK XIX – đầu thế kỉ XX (Kể cả trong 4 năm chiến tranh

thế giới thứ nhất), phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra như thế
nào? Kết quả?
- Đấu tranh dưới ngọn cờ phong kiến:
11


- Đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản:

- Các phong tào đấu tranh khác:

=> Kết quả chung:

Nhóm 8
Câu 8
a. Nguyên nhân sự thất bại của
b. Sự thất bại của phong trào
phong trào chống Pháp? Sự thất

chống Pháp đầu thế kỉ XX đòi

bại đó chứng toe điều gì?

hỏi điều gì?

Hoạt động 2: Học sinh đại diện các nhóm lên bảng trình bày phiếu học
tập của nhóm mình. Học sinh các nhóm khác đối chiếu kết quả với kênh thông
tin phản hồi (dưới dạng các ô kiến thức) của giáo viên. Giáo viên sửa chữa, bổ
sung kết quả của học sinh.
Hoạt động 3:


Giáo viên mã hóa sẵn các ô kiến thức :

Chế độ phong kiến Việt Nam
khủng hoảng sâu sắc:
+ Kinh tế nông nghiệp sa sút
+ Khởi nghĩa nông dân khắp nơi
3

Pháp điều tra, tìm hiểu, thăm dò
Việt Nam thông qua hội truyền
giáo và thương nhân để dọn
đường cho công cuộc xâm lược

12


5
Việt Nam trở thành
nước thuộc địa nửa
phong kiến

Chần chừ do kháng cự yếu ớt
 Thỏa hiệp, cắt đất
 đầu hàng Pháp
1
1

Bị Pháp
Xâm lược
9


7

Biến đổi kinh tế XH Việt Nam:
- Kinh tế: Thàn thị và một số cơ sở
công nghiệp ra đời
- Xã hội:
+ Một số tầng lớp mới xuất hiện
+ Một số sĩ phu tư sản hóa
+ TS và TTS lớn mạnh về số lượng
+ Công nhân ra đời song còn tự phát

Hành động xâm lược Pháp:
- 31/8/1858: Dàn quân trước biển
Đà nẵng
- 1867: Chiếm 3 tỉnh miền đông
- 1874: Chiếm nốt 3 tỉnh miền
Tây
- 1883-1884: Hoàn thành quá
trình xâm lược

1
2

6

Nhân dân quyết đánh trả thực dân
Pháp ngay từ đầu: Trương Định,
Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu
Huân …

1
0

- Tìm ra con đường cứu nước đúng
đắn, phù hợp.
- (Con đường đó gắn liền với phong
trào công nhân và hoạt đông của
Nguyễn Ái Quốc
8

Phong trào đấu trang chống Pháp:
- Ngọn cờ phong kiến: Suy tàn sau phong trào Cần Vương
- Trào lưu DCTS: Hoạt động sôi nổi với đại diện là Phân
Bội Châu, Phan Châu Trinh, …với các hoạt động như:
Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Vận động Duy Tân…
- Các phong trào khác: Sôi nổi, rộng khắp, lôi kéo nhiều
thành phần XH tham gia, như: K/n nông dân Yên Thế,
cuộc vận động của Thái Phiên và Trần Cao Vân, Hội Kín
Nam Kì …

2

Sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối và giai cấp
lãnh đạo cách mạng

Tiến hành
khai thác
thuộc địa

1


4

13


Yêu cầu: Hoàn thiện sơ đồ tình hình Việt Nam từ 1858 đến năm 1918
bằng cách điền số các ô kiến thức trên vào sơ đồ sao cho phù hợp với tiến
trình phát triển của Lịch sử và mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức:
Hậu quả

Cuối TK XVIII
Đến cuối TK XIX

Đầu TK XX

Hành động

Biến đổi

Tác động

Chứng tỏ
Đòi
hỏi

C. KẾT LUẬN
I- Kết quả nghiên cứu
Từ suy nghĩ trên tôi đã mày mò và xây dựng sơ đồ hóa kiến thức các bài
sơ kết, tổng kết và đưa vào thực tế giảng dạy cả 3 khối lớp trong ba năm học

2008-2009, 2009-2010, 2010 -2011.
Sau khi đưa vào sử dụng tôi thấy hiệu quả rõ rệt:
- Hầu hết học sinh hứng thú, tích cực tham gia vào quá trình ôn tâp,
củng cố
- Học sinh củng cố được kiến thức, nắm vững, khắc sâu được mỗi giai
đoạn Lịch sử một cách lô gic, hệ thống khái quát nội dung lịch sử.
- Nắm được mối quan hệ giữa các nội dung Lịch sử trong từng giai
đoạn khác nhau. Từ đó rút ra được bài học, qui luật vận động Lịch sử.
- Qua đó các em được rèn luyện được kĩ năng khái quát, rút ra bài học,
lập và đọc được sơ đồ.

14


- Phương pháp này đã tham gia tích cực vào đổi mới phương pháp dạy
học Lịch sử. Trên cơ sở đó các đồng nghiệp của tôi đã tích cự vận dụng
trong giảng dạy tại nhà trường.
Sau k hi nghiên cứu và triển khai thí điểm đề tài này tôi thấy đã có
những hiệu quả cao , đặc biệt là gây hứng thú cho học sinh học tập . dùng
phương pháp này giúp học sỉnh rèn luyện khả năng tư duy , phát huy được
tính tích cực trong học tập .
Tôi đã thực nghiệm lại ở 3 khối lớp , đã cho kết quả rất khả quan :
Líp


HS

10

45


K
11I 45
12
M

45

§iÓm8- 10

Tõ 6,5 - díi 8

Tõ 5 ®Õn Tõ 2 ®Õn §iÓm díi 2
6.5

SL
6

%
13.

7

4
15.

6

4
13.

4

SL
22

%
48.

16

9
35.

13

5
28.

5

SL
13

%
28.

SL
4

%

9.8

SL
0

%
0

19

9
42.

3

6.7

0

0

21

2
46.

5

11.


0

0

9

6

1

II- Đề xuất và kiến nghị
Như vậy việc sơ đồ hóa kiến thức các bài ôn tập, tổng kết rõ ràng làm
thay đổi không khí học tập Lịch sử, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đồng
thời đem lại hiệu quả cao trong việc hoàn thành mục đích bài ôn tập, tổng kết
là ôn tập, củng cố, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức đã học.
Qua thực tế vận dụng, tôi thấy việc vận dụng rất dễ tiến hành, không
mất nhiều thời gian chuẩn bị, không tốn kém tài chính, hoàn toàn có thể vận
dụng kiến thức trong giảng dạy ở các trường phổ thông.
Đề nghị Phòng Trung học ( Sở Giáo Dục ) , Hiệu trưởng các nhà trường
THPT , quan tâm chỉ đạo chặt chẽ về công tác chuyên môn để nâng cao chất
lượng hơn nữa môn Lịch sử , đặc biệt là các bài học sơ kết , tổng kết góp
phần vào việc thực hiện mục tiêu môn học .
15


Nga sơn, ngày 25 tháng 5 năm 2011
Người thực hiện

Mai Đại Hải


16



×