Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng mô hình “dân vận khéo” ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố hải phòng giai đoạn 2016 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.39 KB, 52 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH
“DÂN VẬN KHÉO” Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Người thực hiện: Đào Chung Kiên
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị B14 - 15
Chức vụ: Phó Trưởng phòng Đoàn thể.
Đơn vị công tác: Ban Dân vận Thành uỷ Hải Phòng

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề án, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn
sâu sắc tới các tập thể và cá nhân đã giúp đỡ tôi thực hiện đề án. Tôi xin trân
trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I, cùng các thầy giáo,
cô giáo đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
tại Học viện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo cố vấn đã trực tiếp hướng dẫn khoa
học và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, hoàn thành đề án.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Ban Dân
vận Thành uỷ Hải Phòng và các cơ quan liên quan của thành phố Hải Phòng
đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu thực
hiện đề án.
Xin trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và


đong góp ý kiến để tôi hoàn thành đề án này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề án của tôi chắc hẳn không thể tránh
khỏi những sơ suất, thiếu xót, tôi rất mong nhận được sự đong góp ý kiến của
các thầy giáo, cô giáo để đề án của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
HỌC VIÊN

Đào Chung Kiên


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BCHTW

Ban chấp hành Trung ương

CLB

Câu lạc bộ

CNVCLĐ

Công nhân viên chức lao động

CNLĐ

Công nhân lao động

CNVC


Công nhân viên chức

CCB

Cựu chiến binh

CNH, HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

ĐCSVN

Đảng cộng sản Việt Nam

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQVN

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

LHPN

Liên hiệp Phụ nữ


LHTN

Liên hiệp thanh niên

LLVT

Lực lượng vũ trang

NQTW

Nghị quyết Trung ương

TW

Trung ương

UBMTTQVN

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

UBND

Uỷ ban nhân dân

UBMTTQ

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc

VKĐH


Văn kiện Đại hội

QCDC

Quy chế dân chủ

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác
dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của
đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và
tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, như
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Lực lượng của dân rất to. Việc
dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo
thì việc gì cũng thành công”. Đặc biệt là trong giai đoạn phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế hiện nay, có rất nhiều
vấn đề mới đặt ra tác động đến tư tưởng, tình cảm, niềm tin và đời sống của
nhân dân thì yêu cầu đối với công tác dân vận ngày càng cao hơn, đòi hỏi đổi
mới cả về quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, cả phương thức tiến hành
công tác dân vận. Xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” được

coi là một trong những đổi mới quan trọng về phương thức dân vận, hướng
mạnh công tác dân vận về cơ sở, theo hướng thiết thực, góp phần khai thác có
hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội, trong đó có trí tuệ của nhân dân, tạo sự
đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân.
Đối với thành phố Hải Phòng, mô hình “Dân vận khéo” hình thành khá
sớm so với toàn quốc. Thực hiện chủ trương của Ban Dân vận Trung ương,
năm 2007, Ban Dân vận Thành ủy đề xuất chủ trương rà soát, đánh giá các
mô hình, điển hình trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động,
những cách làm hay trong các tầng lớp nhân dân để đúc rút thành những mô
hình “Dân vận khéo” nhằm tham mưu đề xuất nhân rộng trên địa bàn thành
phố. Đề xuất này được Thường trực Thành uỷ đồng ý. Năm 2008, Ban
Thường vụ Thành uỷ có các văn bản chỉ đạo hệ thống chính trị thành phố tiến
hành tổng kết, biểu dương mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực


2

của đời sống xã hội. Từ đó đến nay, nhiều mô hình “Dân vận khéo” trên các
lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh và xây dựng hệ thống chính trị
đã được xây dựng và nhân rộng. Các mô hình đã góp phần tích cực vào việc
triển khai thực hiện các công trình, dự án, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế
thành phố; bảo đảm an sinh xã hội, chỉnh trang đô thị, xây dựng nếp sống văn
hoá, đảm bảo an ninh- chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây dựng Đảng,
chính quyền thành phố ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai xây dựng,
nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Công tác
lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” thiếu thường
xuyên, liên tục; việc đăng kí xây dựng và nhân rộng mô hình chưa thành nền
nếp; Ban Chỉ đạo mô hình “Dân vận khéo” có thành lập nhưng hiệu quả hoạt

động hạn chế, thiếu tính liên tục, hiện nay không còn hoạt động. Công tác
kiểm tra giám sát, công tác tổng kết, rút kinh nghiệm còn nhiều bất cập. Số
lượng mô hình tuy nhiều, có ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, song
chất lượng, hiệu quả của nhiều mô hình còn thấp, còn hình thức, không mang
tính điển hình, thiếu bền vững, lan toả... Đồng thời, nhiều mô hình hay, sáng
tạo xuất phát trong các tầng lớp nhân dân nhưng chưa được các tổ chức trong
hệ thống chính trị nghiên cứu để chỉ đạo... Đây cũng chính là sự lãng phí về
nguồn lực quan trọng của thành phố.
Chính từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Đẩy mạnh xây dựng và
nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2020” làm đề án tốt nghiệp.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” ở xã, phường, thị
trấn trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2020, góp phần đổi


3

mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ chính trị, các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh của
Đảng bộ thành phố Hải Phòng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, hệ
thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội đối với công
tác dân vận nói chung, đối với việc xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân
vận khéo” ở xã, phường, thị trấn nói riêng.
- 100% các mô hình “Dân vận khéo” đã xây dựng, nhân rộng được
củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
- Phát hiện, nghiên cứu, tổng kết kịp thời các sáng kiến, sách tạo, cách

làm hay, mô hình, điển hình tiêu biểu để xây dựng thành các mô hình “Dân
vận khéo” trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây
dựng hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn. Hàng năm, xây dựng được ít
nhất 100 mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực.
- 100% các mô hình “Dân vận khéo” có khả năng áp dụng nhân rộng
được nhân rộng ra tất cả các xã, phường, thị trấn phù hợp trên địa bàn thành
phố và đảm bảo hoạt động hiệu quả.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Đối tượng:
Mô hình “Dân vận khéo” (từ tự phát, từ các phong trào thi đua, các cuộc
vận động đến khi có sự chỉ đạo xây dựng và nhân rộng của cấp uỷ, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân) tại thành phố Hải Phòng.
3.2. Không gian: Đề án được thực hiện tại 223 xã, phường, thị trấn
thuộc 15 quận, huyện của thành phố Hải Phòng.
3.3. Thời gian: Đề án được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020.


4

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Khái niệm mô hình “Dân vận khéo”:
Hiện các tài liệu nghiên cứu đã được công bố chưa đưa ra khái niệm
thống nhất về “Dân vận khéo” và mô hình “Dân vận khéo”.
Vì vậy, một mặt, dựa trên khái niệm “Dân vận” được Hồ Chí Minh
định nghĩa trong bài báo cùng tên, đăng trên báo Sự thật năm 1949: “Dân
vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một
người nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc
nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho” và dựa trên

thực tiễn thực hành xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” tại thành
phố Hải Phòng; mặt khác, dựa trên ngữ nghĩa từ vựng được xác định trong Từ
điển Tiếng Việt:
- Từ “dân vận”nghĩa là: Cuộc vận động trong dân chúng.
- Từ “khéo” nghĩa là: Có tài năng, kỹ thuật, biết làm đẹp, làm tốt; biết
cách cư xử, đối đãi cho vừa lòng người khác.
- Từ “mô hình” có nghĩa là: Vật cùng hình dạng nhưng làm thu nhỏ lại
nhiều, mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật khác để trình bày, nghiên cứu.
- Từ “Xây dựng” có nghĩa: làm nên, gây dựng nên.
Từ đó, đề xuất thống nhất một số khái niệm làm cơ sở cho nghiên cứu
mô hình “Dân vận khéo” như sau:
- “Dân vận khéo” là vận động nhân dân bằng những cử chỉ, hành động,
lời lẽ, phương pháp thích hợp, làm cho nhân dân đồng lòng để đạt được kết
quả như mong muốn. “Dân vận khéo” là một kiểu dân vận khoa học, là một
nghệ thuật, đòi hỏi tính sáng tạo, tinh thần chịu khó, chịu khổ, tinh thần chịu
trách nhiệm trước nhân dân.


5

- Mô hình “Dân vận khéo” là hình mẫu về phương pháp, cách thức vận
động quần chúng nhân dân phù hợp, hiệu quả của các tổ chức, cá nhân trong
hệ thống chính trị- xã hội, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, góp
phần thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,
củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân.
- Xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo”:
Xây dựng mô hình “Dân vận khéo” là việc gây dựng, tạo lập mô hình
“Dân vận khéo”. Nhân rộng là việc tạo nên những mô hình giống một mô
hình đã có từ trước. Nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” là việc mô hình
“Dân vận khéo” có hiệu quả được cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị lựa

chọn, chỉ đạo thực hiện để tạo nên những mô hình tương tự trong một địa
phương, đơn vị; hoặc được địa phương đơn vị khác áp dụng tạo nên những
mô hình tương đồng.
1.1.2. Các tiêu chí chung xác định mô hình “Dân vận khéo”:
Dựa vào thực tiễn quá trình tham mưu chỉ đạo phong trào thi đua “Dân
vận khéo” của thành phố Hải Phòng, có thể thống nhất một mô hình “Dân
vận khéo” được xác định khi đáp ứng các tiêu chí chung cơ bản sau:
- Về chủ trương: Phải xác định được tên mô hình. Việc lựa chọn xác
định mô hình phải dựa vào nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương, đơn
vị trong từng thời kỳ; đặc biệt tập trung hướng vào giải quyết những bức xúc
chính đáng của nhân dân, vì lợi ích chính đáng của nhân dân.
- Về chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo: mô hình phải được một cá nhân, đơn vị,
tổ chức thuộc hệ thống chính trị- xã hội (cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận, đoàn
thể, hội quần chúng...) chỉ đạo thực hiện.
- Về chủ thể thực hiện, tham gia, hưởng ứng: đoàn viên, hội viên,
nhân dân
- Về đối tượng được thụ hưởng: tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên,
nhân dân


6

- Về hiệu quả: Sau khi thực hiện mô hình mang lại hiệu quả kinh tế- xã
hội rõ nét, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, ổn định an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội, tăng cường, củng cố mối quan hệ
giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân...
- Về tính chất: Về cơ bản, mô hình phải có tính bền vững và sức lan toả
ở cơ sở, địa phương, đơn vị, mang tính xã hội cao.
1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Dân vận khéo”:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận nói chung về “Dân vận

khéo” nói riêng là một bộ phận trong lý luận chiến lược của Người về cách
mạng, có ý nghĩa quan trọng đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ngày
15/10/1949, thuật ngữ “Dân vận khéo” lần đầu tiên xuất hiện trên Báo Sự
thật, trong bài báo “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi chỉ rõ: Dân
vận là gì, ai phụ trách dân vận, dân vận phải thế nào, Hồ Chí Minh khái quát,
kết luận ngắn gọn: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng.
Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành
công”. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh nêu ra hai cách
làm việc với dân chúng. Thứ nhất, cách quan liêu, mệnh lệnh, ép dân làm.
Thứ hai, làm theo cách quần chúng. Việc gì cũng hỏi ý kiến dân chúng, cùng
dân chúng bàn bạc, giải thích cho dân chúng hiểu rõ, được dân chúng đồng ý,
do dân chúng vui lòng ra sức làm. Theo cách này việc gì cũng nhất định thành
công. Đó là cách vận động khéo, “Dân vận khéo”.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Xuất phát từ sáng kiến của một số địa phương, trong đó có Hải Phòng,
ngày 26/2/2009, Ban Dân vận Trung ương ban hành có Kế hoạch số 70KH/BDVTW về việc tổ chức phong trào thi đua "Dân vận khéo" trong hệ
thống chính trị cả nước.
Ngày 03/6/2013, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (Khoá XI) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Tăng cường và


7

đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”;
trong đó khẳng định rõ nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị: “Đẩy mạnh phong
trào thi đua Dân vận khéo gắn với việc Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh và các phong trào do Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính
trị- xã hội phát động”. Như vậy, kể từ Hội nghị Trung ương 7 (Khoá XI), đẩy
mạnh phong trào “Dân vận khéo” đã chính thức trở thành nhiệm vụ của cả hệ
thống chính trị.

Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, trong thời gian vừa
qua, Thành uỷ Hải Phòng đã ban hành nhiều chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo việc
triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”. Ngày 14/4/2009,
Ban Thường vụ Thành uỷ đã ban hành Kế hoạch số 54-KH/TU về thực hiện
phong trào thi đua dân vận khéo và năm dân vận của chính quyền 2009-2010.
Để nâng cao chất lượng công tác dân vận, phát huy kết quả đạt được của việc
xây dựng và nhân rộng mô hình dân vận khéo một cách bền vững, Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV cũng đã khẳng định: tiếp tục nâng cao
chất lượng và hiệu quả công tác dân vận trong tình hình mới; xây dựng và nhân
rộng các mô hình “Dân vận khéo”. Đồng thời, ngày 09/9/2011, Thường trực
Thành uỷ đã ban hành Công văn số 261-CV/TU về việc tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện phong trào “Dân vận khéo” ở thành phố Hải Phòng.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Trong thời gian qua, việc xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận
khéo” đã được Thành uỷ, các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo. Các cấp uỷ, chính
quyền đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, định hướng công tác trong từng
thời điểm, phù hợp với thực tiễn tình hình; công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết,
tổng kết, động viên, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình
được quan tâm tiến hành. Từ đó, công tác xây dựng và nhân rộng mô hình


8

“Dân vận khéo” đã trở thành nhiệm vụ chính trị của cả hệ thống chính trị từ
thành phố đến cơ sở. Mặt trận và các đoàn thể chính trị- xã hội đã cụ thể hoá
chủ trương của Thành uỷ bằng việc gắn việc xây dựng, nhân rộng mô hình
“Dân vận khéo” với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; đẩy mạnh
các hoạt động tuyên truyền; tổ chức nghiên cứu tình hình thực tiễn, những vấn
đề, nhu cầu đòi hỏi từ chính cuộc sống đặt ra để tập trung chỉ đạo thực hiện.

Chính nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện trên, đã có nhiều
mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an
ninh, xây dựng hệ thống chính trị được xây dựng, nhân rộng ở các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn thành phố và đã phát huy hiệu quả tích cực. Các
mô hình “Dân vận khéo” trong vận động nhân dân giải phóng mặt bằng, hiến
đất, trả đất, mở rộng ngõ, làm đường, xây dựng nông thôn mới, giải quyết
việc làm, xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vận động đoàn viên
hội viên và nhân dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, xây dựng đời sống
văn hoá ở khu dân cư, đảm bảo an toàn giao thông... đã góp phần huy động
được nhiều tiềm năng, lợi thế trong các tầng lớp nhân dân để phát triển kinh
tế, chỉnh trang đô thị, xây dựng nếp sống văn hoá, thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ chính trị của thành phố. Những mô hình hiệu quả trên lĩnh vực an
ninh- quốc phòng góp phần bảo vệ an ninh trật tự khu dân cư, an ninh nông
thôn, an ninh tôn giáo, thực hiện quan điểm chỉ đạo của Thành uỷ về phát huy
sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng thế trận quốc
phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân,
củng cố vững chắc hơn mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân. Nhiều mô
hình “Dân vận khéo” của cấp uỷ, chính quyền đã góp phần quan trọng trong
việc nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận, tinh
thần trách nhiêm, sự gương mẫu trước nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức.


9

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc xây và triển khai
nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Kết quả
của công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như hiệu quả của việc triển khai thực hiện
ở các cấp, ngành, địa phương, cơ sở có xu hướng giảm dần so với thời gian
đầu thực hiện chủ trương của Thành ủy.

2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Hải Phòng là thành phố cảng, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, cực
tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đầu mối giao thông quan trọng gắn
kết Hải Phòng với các tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế; có diện tích tự
nhiên là 1.507,57 km2; dân số trên 1.907.705 người; có 7 quận, 8 huyện, 223
xã, phường, thị trấn.
Thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khoá IX) về xây
dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, Hải Phòng nỗ lực phấn đấu là một trong những địa phương
đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Những năm
gần đây, mặc dù gặp không ít khó khăn, song kinh tế thành phố vẫn giữ được
mức tăng trưởng khá, GDP 5 năm qua tăng bình quân 8,67%/năm; quy mô
kinh tế được mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng, tỉ trọng
dịch vụ và công nghiệp hiện nay chiếm trên 90%. Thành phố đang tập trung
cao cho mục tiêu nâng cấp kết cấu hạ tầng quan trọng như: đường cao tốc Hà
Nội - Hải Phòng, cầu Đình Vũ - Cát Hải, Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng tại
Lạch Huyện, nâng cấp Sân bay Cát Bi thành sân bay Quốc tế... tạo động lực
mới cho sự phát triển của thành phố. Văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến
tiến bộ; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Việc làm và
đời sống của người lao động được quan tâm hơn và cải thiện rõ nét, GDP bình
quân đầu người ước đạt 2.857 USD/người, gấp 1,8 lần so với năm 2010. Trình


10

độ dân trí của các tầng lớp nhân dân được nâng cao. Dân chủ xã hội chủ nghĩa
tiếp tục được phát huy, cải cách hành chính ngày càng được quan tâm, nâng
cao về chất lượng.
Cùng với sự phát triển chung của thành phố, Thành uỷ Hải Phòng tiếp

tục quan tâm đến công tác dân vận, Mặt trận, đoàn thể, bảo đảm cho công tác
này ngày càng phát huy hiệu quả hơn. Những chủ trương, định hướng về công
tác dân vận, Mặt trận, đoàn thể tiếp tục được cụ thể hoá thành những nội
dung, chương trình phù hợp với thực tiễn cuộc sống hơn. Tổ chức, bộ máy
của hệ thống dân vận, Mặt trận, đoàn thể được quan tâm củng cố, kiện toàn,
đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận được trẻ hoá, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ được nâng cao. Chất lượng công tác dân vận của thành phố có
nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng thiết thực, hiệu quả.
Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi, thành phố cũng phải đối mặt với
những khó khăn, thách thức tác động đến công tác dân vận nói chung, công
tác xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” nói riêng, đó là:
- Việc mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng là những thuận lợi để thành
phố thực hiện thành công Nghị quyết 32-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khoá IX);
song mặt khác thành phố Hải Phòng cũng vẫn là địa bàn quan trọng để các thế
lực xấu lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc nhằm chống phá
Đảng, Nhà nước ta, do vậy những vấn đề liên quan đến công tác dân vận
thuộc lĩnh vực này ngày càng phức tạp hơn.
- Cùng với sự phát triển chung về kinh tế- xã hội là những vấn đề phức
tạp nảy sinh trong đền bù giải phóng mặt bằng, vấn đề nhà ở, giải quyết việc
làm khi Nhà nước thu hồi đất, ô nhiễm môi trường,…tác động đến một bộ
phận không nhỏ nhân dân. Trong khi các cơ chế, chính sách tuy có nhiều thay
đổi nhưng chưa thể theo kịp và phù hợp, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng
hợp pháp và chính đáng của nhân dân nên tình hình tranh chấp, khiếu kiện
ngày càng phức tạp hơn.


11

- Trong quá trình phát triển chung của thành phố, sự phân hoá giàu
nghèo, phân tầng xã hội sẽ diễn ra ngày một rõ hơn. Đồng thời, vấn đề tiêu

cực, tham nhũng, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được đẩy
lùi sẽ tác động lớn đến tâm tư, tình cảm, niềm tin của nhân dân.
- Việc thực hiện mạnh mẽ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa sẽ dẫn đến sự chuyển dịch lao động từ các tỉnh, thành phố
khác, từ vùng nông thôn đến tham gia lao động tại các doanh nghiệp và sinh
sống tại thành phố; dẫn đến các tác động cả tích cực, tiêu cực đến nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội như vấn đề quản lý nhân khẩu, quản lý xã hội…
Có thể nói, bối cảnh nêu trên đã ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến
công tác dân vận nói chung, công tác xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân
vận khéo” nói riêng, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến tham mưu, đề xuất,
công tác phối hợp triển khai nhiệm vụ, công tác tuyên truyền, vận động,
thuyết phục…
2.2. Thực trạng công tác xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận
khéo” ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hải Phòng
2.2.1. Những kết quả đạt được
Một là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ Hải Phòng:
Năm 2003, Ban Dân vận Trung ương chỉ đạo hệ thống dân vận cả nước
tổ chức thi “Cán bộ làm công tác dân vận khéo”. Thực hiện chủ trương trên,
năm 2007, Ban Dân vận Thành uỷ họp, bàn để triển khai cuộc thi “Dân vận
khéo” lần thứ hai, trong đó tham mưu đề xuất với Thường trực Thành uỷ là rà
soát, đánh giá các mô hình điển hình trong các phong trào thi đua yêu nước,
các cuộc vận động, những cách làm hay trong các tầng lớp nhân dân để đúc
rút thành những mô hình “Dân vận khéo” nhằm tham mưu nhân rộng trên địa
bàn thành phố. Đề xuất này được Thường trực Thành uỷ đồng ý. Năm 2008,
Ban Thường vụ Thành uỷ có các văn bản chỉ đạo hệ thống chính trị thành phố


12

tiến hành tổng kết, biểu dương mô hình “Dân vận khéo”trên tất cả các lĩnh

vực của đời sống xã hội.
Năm 2009, bước vào thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” do
Ban Dân vận Trung ương chỉ đạo, việc xây dựng, nhân rộng mô hình “Dân
vận khéo” ở Hải Phòng đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi và rộng khắp.
Ngay sau khi Ban Dân vận Trung ương có Kế hoạch số 70-KH/BDVTW, ngày
26/2/2009 về việc tổ chức phong trào thi đua "Dân vận khéo" (2009-2010),
ngày 14/04/ 2009, Ban Thường vụ Thành uỷ đã ban hành Kế hoạch số 54KH/TU về thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và “Năm dân vận của
chính quyền 2009-2010”; đồng thời ban hành Quyết định số 1119- QĐ/TU về
việc thành lập Ban chỉ đạo phong trào thi đua "Dân vận khéo" và "Năm dân
vận của chính quyền" của thành phố, trong đó giao cho Ban Dân vận Thành uỷ
làm cơ quan thường trực Ban chỉ đạo. Từ khi được thành lập, Ban Chỉ đạo ban
hành đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các quận uỷ, huyện uỷ, các đảng bộ trực
thuộc Thành uỷ, hệ thống dân vận, MTTQ và các đoàn thể nhân dân các cấp
tiến hành triển khai thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo".
Tháng 10/2010, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống công tác
dân vận của Đảng, Đảng bộ thành phố tổ chức sơ kết 02 năm thực hiện xây
dựng, nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” (2009- 2010), rà soát được 552 mô
hình trên các lĩnh vực, trong đó biểu dương 55 mô hình cấp thành phố.
Xác định công tác dân vận là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; để nâng
cao hơn nữa hiệu quả công tác dân vận nói chung và việc xây dựng, nhân rộng
các mô hình “Dân vận khéo” nói riêng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố
lần thứ XIV cũng đã khẳng định: tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả
công tác dân vận trong tình hình mới; xây dựng và nhân rộng các mô hình
“dân vận khéo”. Ngày 09/9/2011, Thường trực Thành uỷ đã ban hành Công
văn số 261-CV/TU về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua
“Dân vận khéo” ở thành phố Hải Phòng.


13


Ngày 22/5/2013 tại Công văn số 1980-CV/VPTU, Thường trực Thành
uỷ đã có chủ trương về tổ chức kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Ban Dân vận
Thành uỷ gắn với việc tiến hành đánh giá kết quả 5 năm thực hiện xây dựng
và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” của Đảng bộ thành phố, trên cơ sở đó
xét biểu dương 30 mô hình “Dân vận khéo”cấp thành phố.
Như vậy, trong thời gian qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ
đối với chủ trương xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” luôn được
quan tâm, coi trọng và là một trong những phương thức lãnh đạo công tác dân
vận có hiệu quả cao, tạo được sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân.
Hai là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ các quận, huyện, xã,
phường, thị trấn:
Căn cứ chương trình công tác của Thành uỷ, hướng dẫn của Ban Dân
vận Thành uỷ, các cấp uỷ đưa công tác nội dung xây dựng và thực hiện các
mô hình “Dân vận khéo” vào chương trình hoạt động hàng năm. Tổ chức hội
nghị cán bộ quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận,
chỉ đạo xây dựng chương trình hành động, trong đó có các nội dung về mô
hình “Dân vận khéo”. Đẩy mạnh việc xây dựng, nhân rộng mô hình “Dân
vận khéo” gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Sau năm 2008, nhiều ban đạo chỉ tổng kết, biểu dương mô hình “Dân vận
khéo” được thành lập theo sự chỉ đạo của Thành uỷ đã không còn hoạt động.
Có địa phương đã thành lập các tổ công tác để tham mưu trên các lĩnh vực
tuyên truyền, nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” và thực hiện công tác dân
vận của chính quyền. Việc kiểm tra, đánh giá để bổ khuyết chỉ đạo nhằm phát
huy và nhân rộng các mô hình điển hình, biểu dương, khen thưởng các tập thể
và cá nhân tiêu biểu được các cấp uỷ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.
Ba là, công tác chỉ đạo triển khai thực hiện của các cấp chính quyền:
Trong những năm qua, công tác dân vận của chính quyền luôn được các
cấp chính quyền thành phố tập trung quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện và



14

đạt được những kết quả tích cực. Cùng với đó, các cấp chính quyền đã tập
trung chỉ đạo và triển khai thực hiện chủ trương của Thành uỷ về xây dựng,
nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” và phong trào thi đua “Dân vận khéo”.
Đặc biệt sau khi Ban Thường vụ Thành uỷ ban hành Kế hoạch số 54KH/TU, Uỷ ban nhân dân thành phố đã xây dựng Kế hoạch số 3732/KHUBND, ngày 13/7/2009 về thực hiện năm dân vận của chính quyền thành phố
2009-2010. Uỷ ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các cấp chính quyền, các
sở, ngành xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để triển khai thực hiện
gắn việc thực hiện “Năm dân vận của chính quyền” với thực hiện phong trào
thi đua “Dân vận khéo” và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới...
Qua kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đã có một số mô hình tập thể,
cá nhân “Dân vận khéo” điển hình trên các lĩnh vực: cải cách hành chính; giải
phóng mặt bằng; bảo đảm môi trường; trật tự an toàn xã hội; giải quyết việc
làm, phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội... mà trước đó việc xây dựng
mô hình “Dân vận khéo” của chính quyền trên các lĩnh vực này còn nhiều hạn
chế và khó khăn.
Với việc nghiêm túc triển khai thực hiện chủ trương của Thành uỷ và
những kết quả đạt được của công tác xây dựng, nhân rộng mô hình “Dân vận
khéo”, thực hiện năm dân vận của chính quyền đã thực sự góp phần quan trọng
vào việc giải quyết những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội và nhu cầu chính
đáng của nhân dân, tạo được niềm tin giữa nhân dân với chính quyền.
Bốn là, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện của Mặt trận và các đoàn thể
chính trị-xã hội:
Thực hiện chủ trương của Thành uỷ, Mặt trận và các đoàn thể chính
trị- xã hội thành phố đã tập trung chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch triển khai
trong toàn hệ thống, gắn với thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh và cuộc vận động xây dựng nông thôn mới...Trên cơ sở



15

đó, có nhiều đoàn thể ở cơ sở cũng như ở quận, huyện căn cứ tình hình thực
tiễn ở địa phương, cơ sở tổ chức đăng ký xây dựng các mô hình “Dân vận
khéo”; đây là cách làm sáng tạo và mang lại hiệu quả cao.
Từ các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động cũng như xuất
phát từ nhu cầu thực tiễn ở cơ sở, với cách làm sáng tạo được các đoàn thể
trực tiếp nghiên cứu, chỉ đạo đã trở thành các mô hình “Dân vận khéo”, nhiều
mô hình điển hình đã được chỉ đạo để nhân rộng trong toàn thành phố.
Để các mô hình và phong trào thi đua ngày càng hiệu quả, có tính bền
vững, lan toả, Mặt trận và các đoàn thể đã quan tâm rà soát, đánh giá, sơ kết,
biểu dương, khen thưởng, tạo được sự đồng thuận xã hội, phát huy được sức
mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, giải quyết cơ bản được những nhu cầu,
những bức xúc trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào giữ vững ổn
định tình hình, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, cơ sở; tăng cường,
củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng.
Năm là, kết quả xây dựng và thực hiện nhân rộng mô hình“Dân vận khéo”:
Thực hiện chủ trương của Ban Dân vận Trung ương, Thành uỷ Hải
Phòng, hầu hết các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực
kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị được tổng
kết từ năm 2010 đều đã phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả cao và có sức
lan toả. Những mô hình “Dân vận khéo” mới sau năm 2010 đã khẳng định
thêm sự sáng tạo, tìm tòi, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cuộc sống của nhân
dân thành phố cũng như sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận, đoàn
thể, từ đó đã hình thành phong trào thi đua “Dân vận khéo” tương đối sâu,
rộng trong toàn thành phố. Cụ thể:
Trên lĩnh vực kinh tế-xã hội: Căn cứ tình hình thực tiễn của thành phố,
các cấp uỷ đảng đã tập trung lãnh đạo, thực hiện việc xây dựng mô hình
“Dân vận khéo” trên lĩnh vực phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đoạn



16

mang lại hiệu quả thiết thực. Các mô hình trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
dồn đổi ruộng đất chống manh mún, phân tán; xây dựng cánh đồng thâm canh
4 vụ; xây dựng trang trại; phối hợp 4 nhà; chuyển giao ứng dụng khoa học
công nghệ ở các huyện Tiên Lãng, An Dương, Thuỷ Nguyên, Kiến Thuỵ, An
Lão, Vĩnh Bảo...đã góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, huy động được mọi tiềm năng, lợi thế trong xã hội để xoá
nghèo, phát triển kinh tế.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội thành phố triển khai
hiệu quả nhiều mô hình “Dân vận khéo” gắn với chức năng, nhiệm vụ từng tổ
chức. Tiểu biểu như: Mô hình “Xây dựng quỹ vì người nghèo” của Uỷ ban
MTTQ thành phố; mô hình “xây dựng quỹ xoá nghèo”, “xây dựng quỹ ngày
vì đồng đội” của Hội CCB thành phố mỗi năm hỗ trợ xoá nghèo cho hơn
11.000 hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hội Nông dân thành phố
triển khai mô hình “Kinh tế trang trại”, Câu lạc bộ “Gia đình nông dân phát
triển bền vững”, “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” giúp đỡ hội viên
nông dân thoát nghèo, “xây nhà tình nghĩa tặng hội viên”. Liên đoàn Lao động
thành phố xây dựng triển khai hiệu quả mô hình “Quỹ Mái ấm công đoàn và an
sinh xã hội”. Hội Phụ nữ thành phố triển khai mô hình “Giúp phụ nữ nghèo có
địa chỉ”, “Giúp hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, là lao động chính thoát
nghèo” đã đáp ứng nguyện vọng bức thiết của phụ nữ về giải quyết việc làm,
phát triển kinh tế, tăng thu nhập.
Những mô hình “Dân vận khéo” trong giải quyết những vấn xã hội
luôn tạo được sự đồng thuận của nhân dân và hiệu ứng xã hội tích cực, tiêu
biểu như: các mô hình vận động nhân dân trả, hiến đất mở rộng ngõ, đường,
xây dựng cơ sở hạ tầng ở các quận Hồng Bàng, Lê Chân, Kiến An, Ngô
Quyền, Hải An, Đồ Sơn; huyện An Dương, Vĩnh Bảo, Cát Hải...; mô hình vận
động nhân dân tham gia thực hiện giải phóng mặt bằng ở hầu hết các quận,



17

huyện có các công trình, dự án của Trung ương, địa phương trên địa bàn. Có
những mô hình dân vận khéo đã mang lại những bài học thực tiễn sâu sắc như
mô hình “3 nhà, 4 biết” trong giải phóng mặt bằng ở quận Hải An. Các mô
hình “ vận động nhân dân xây dựng quỹ chăm sóc người cao tuổi” của huyện
Vĩnh Bảo; mô hình tiết kiệm trong việc tang của thôn Trử Khê, xã Đại Thắng,
huyện Tiên Lãng; mô hình thu gom rác thải, bảo vệ môi trường của huyện An
Dương, Cát Hải, An Lão, của quận Dương Kinh... đã góp phần giải quyết tốt
những bức xúc xã hội trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn trong lĩnh
vực văn hoá xã hội.
Công tác nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” trên lĩnh vực phát triển kinh
tế tiếp tục được cấp uỷ và hệ thống chính trị chú trọng. Những mô hình “Dân
vận khéo” thực sự hiệu quả được cấp uỷ, chính quyền cơ sở tập trung nghiên
cứu, đầu tư nhân rộng; trong đó có nhiều mô hình “Dân vận khéo” được tổng kết
từ trước năm 2010 vẫn tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo và phát huy tác dụng, có
những mô hình có tính lan toả mạnh mẽ như: Mô hình “Vận động nhân dân xây
dựng khu dân cư an toàn, đoàn kết, phát triển”; “xây dựng cánh đồng thâm canh
4 vụ”; “xây dựng trang trại hình thành khu chăn nuôi tập trung”; “phối hợp 4
nhà trong xây dựng, phát triển kinh tế” ở các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An
Dương, Thuỷ Nguyên, Kiến Thuỵ, An Lão, mô hình “Câu lạc bộ đánh cá xa
bờ” của phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn,…góp phần vào công cuộc giảm
nghèo, vươn lên làm giàu, phát triển kinh tế ở địa phương, cơ sở.
Các mô hình trên lĩnh vực xã hội tiếp tục được phát huy, có nhiều mô hình
được nhân rộng trong toàn thành phố thể hiện tính nhân văn sâu sắc như: Mô
hình “Thắp hương nhân ngày giỗ các liệt sĩ” của phường Thượng Lý- quận
Hồng Bàng, đến nay không chỉ 100% phường trong quận áp dụng thực hiện mà
đã lan toả sang các quận, huyện khác trong thành phố. Có những mô hình được

nghiên cứu và vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với đặc điểm, tình hình cơ sở


18

như: mô hình "Tổ dân phố 5 không" của quận Hồng Bàng đã được các quận Hải
An, Kiến An, Lê Chân…vận dụng và mang lại hiệu quả cao về mặt xã hội.
Những mô hình trong lĩnh vực vận động nhân dân hiến, trả đất, vật kiến trúc để
mở rộng ngõ, đường, xây dựng cơ sở hạ tầng đang trở thành phong trào tại nhiều
địa phương như: Kiến An, Hải An, An Dương, Lê Chân, Đồ Sơn, Cát Hải… đã
thực sự tạo được điểm nhấn đối với công tác dân vận trong thực hiện nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng nâng cao đời sống
tinh thần cho nhân dân. Có những mô hình được nhân rộng bắt đầu từ một dòng
họ, nay lan toả ra nhiều dòng họ khác và được vận dụng ở nhiều địa phương
như: mô hình khuyến học, khuyến tài ở huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, quận Lê
Chân…góp phần giáo dục truyền thống hiếu học của cha ông.
Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh: Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ,
nhiều mô hình “Dân vận khéo” được xây dựng trên lĩnh vực này đã được Mặt
trận, các đoàn thể nhân dân xây dựng và thực hiện có hiệu quả, như: mô hình
“đi gửi về báo” của phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, mô hình “3 quản, 4
giữ” ở phường Đa Phúc quận Dương Kinh, mô hình “An ninh liên kết” của
đồn Biên phòng 38- Bộ đội Biên phòng Hải Phòng, mô hình “CLB phòng
chống buôn bán phụ nữ trẻ em” của xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thuỵ, mô hình
“Tàu và cụm tàu an toàn” của phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn... Có những
mô hình tiêu biểu trong việc vận động nhân dân cùng tham gia giải quyết
những vấn đề bức xúc ở cơ sở như mô hình "3 cùng" ở phường Tràng Cát,
quận Hải An đã phát huy hiệu quả rõ rệt…
Các mô hình vận động nhân dân trong công tác tôn giáo được xây dựng
và biểu dương trong năm 2008 như mô hình “Vận động đồng bào các tôn
giáo đoàn kết, phát triển kinh tế chấp hành chủ trương của Đảng; pháp luật

của Nhà nước về tín ngưỡng và tôn giáo” ở Đoàn Lập, Tiên Lãng; mô hình:
“Vận động nhân dân khu dân cư vùng giáo Công giáo đoàn kết sống tốt đời,


19

đẹp đạo” ở Tiên Minh, Tiên Lãng tiếp tục được cấp uỷ quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo duy trì và phát huy hiệu quả.
Những mô hình “Dân vận khéo” về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội đã được nhân rộng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi địa
phương tiêu biểu như: mô hình “3 quản, 4 giữ” ở phường Đa Phúc, quận
Dương Kinh, mô hình này đã được áp dụng một cách sáng tạo ở một số địa
phương khác như: “3 quản, 4 giữ”; “3 quản, 1 không” ở huyện Vĩnh Bảo; mô
hình “Tự quản tổ dân phố” ở quận Kiến An; mô hình “Đi gửi về báo”, “2
không 2 có” ở quận Ngô Quyền, mô hình “3 quản, 4 giữ”; mô hình “4 tại
chỗ” ở huyện An Dương. Các mô hình “hòm thư tố giác tội phạm”, “phòng
chống buôn bán phụ nữ và trẻ em" ở huyện Thuỷ Nguyên và quận Ngô
Quyền đến nay đã được nhân rộng trên một số địa phương góp phần giải
quyết có hiệu quả các vụ việc về an ninh, trật tự an toàn trên địa bàn, đảm bảo
sự bình yên cho cuộc sống của mỗi người dân.
Trên lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền: Đối với những mô
hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị tuy còn hạn
chế về số lượng song ngày càng được quan tâm, chú trọng hơn. Hiện nay, có 88
mô hình mới được chỉ đạo xây dựng tại các quận huyện. Đặc biệt, một số quận,
huyện đã chú trọng tập trung xây dựng mô hình “Dân vận khéo” trên lĩnh vực
xây dựng chính quyền mà trước đây còn là hạn chế không nhỏ như: Quận Hồng
Bàng với mô hình "5 tốt" trong xây dựng phẩm chất người cán bộ công chức.
Quận Hải An có mô hình “Lập đại lý xổ số, xoá tụ điểm số đề” của phòng Tài
chính- Kế hoạch được nhân rộng ra các phường đã góp phần hoàn thành chỉ
tiêu thu ngân sách của quận và giảm được tệ nạn số đề trên địa bàn. Huyện Cát

Hải có mô hình “Chính quyền thân thiện với cộng đồng dân cư”...
Trong các năm từ 2009 đến nay, các cấp uỷ đảng đã tập trung lãnh đạo
chính quyền tăng cường nâng cao chất lượng công tác dân vận chính quyền


20

với việc xây dựng, nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” trong cải cách thủ tục
hành chính gắn với cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”, giải quyết kịp
thời, đúng pháp luật đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; kết hợp đồng bộ
giữa công tác dân vận với hoạt động quản lý, điều hành, coi trọng tuyên
truyền, vận động, thuyết phục trong đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh
tiến độ thực hiện dự án, giải quyết tốt những mâu thuẫn, bức xúc ngay từ cơ
sở, tiêu biêu như mô hình “5 tốt” trong xây dựng phẩm chất người cán bộ công
chức; mô hình “cam kết trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức trong thực thi
công vụ” của UBND quận Hồng Bàng; mô hình “chính quyền thân thiện với
cộng đồng dân cư” của huyện Cát Hải; mô hình “Phân công Đảng viên phụ
trách hộ gia đình” của Quận uỷ Dương Kinh…đã nhận được sự đồng thuận
cao trong quần chúng nhân dân.
Đặc biệt là ghi nhận sự xuất hiện ngày càng rõ nét, nhân rộng hơn của
các mô hình đối thoại giữa người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp với
nhân dân tại địa bàn các quận, huyện: Cát Hải, Tiên Lãng, Lê Chân, Hồng
Bàng theo hướng ngày càng nhân rộng, góp phần giải quyết các vướng mắc,
tồn tại, bất cập trong công tác lãnh đạo, điều hành, quản lý của cấp uỷ, chính
quyền cơ sở, giải quyết những kiến nghị chính đáng, hợp lý của nhân dân, hạn
chế đơn thư khiếu nại vượt cấp, làm ổn định tình hình ngay từ cơ sở.
2.2.2. Những hạn chế, yếu kém
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc xây dựng và nhân
rộng mô hình “Dân vận khéo” còn có những hạn chế, yếu kém sau:
Thứ nhất: Công tác lãnh đạo của cấp uỷ còn thiếu thường xuyên, đồng

bộ, chưa có những chủ trương, định hướng cụ thể đối với từng giai đoạn, từng
lĩnh vực, từng địa bàn. Chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để các cấp,
ngành nghiên cứu và có biện pháp hiệu quả trong việc đề ra cơ chế, chính sách
nhằm tạo điều kiện thuận lợi để giúp đỡ, phát huy những sáng tạo, những cách


21

làm hay trong quần chúng nhân dân, những mô hình điển hình mang lại hiệu quả
cao về kinh tế- xã hội.
Công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, nhất là vai trò của cấp
uỷ lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, Mặt trận, đoàn thể trong xây dựng và nhân
rộng các mô hình “Dân vận khéo” chưa được quan tâm, thiếu chủ trương để
bổ khuyết, thiếu tính phát hiện, nhất là để lãnh đạo chỉ đạo việc nhân rộng các
điển hình tiên tiến. Công tác biểu dương, khen thưởng chưa có sự chỉ đạo
thống nhất, đồng bộ trong toàn thành phố.
Thứ hai: Các cấp chính quyền nhận thức về công tác dân vận còn chưa
thật đầy đủ, từ đó dẫn đến việc thực hiện chủ trương của cấp uỷ về xây dựng và
nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” chưa được quan tâm đúng mức. Vẫn còn
tình trạng chính quyền cho rằng việc thực hiện xây dựng và nhân rộng mô hình
“Dân vận khéo” là của cấp uỷ, Mặt trận, các đoàn thể chính trị- xã hội.
Thứ ba: Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội chưa có sự
chỉ đạo, hướng dẫn đồng bộ trong việc xây dựng và nhân rộng các mô hình
“Dân vận khéo”. Công tác phối hợp với hệ thống dân vận cấp uỷ cùng cấp
chưa được quan tâm đúng mức. Công tác tham mưu, đề xuất giúp cấp uỷ kịp
thời lãnh đạo, chỉ đạo việc đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” nói
riêng cũng còn nhiều hạn chế.
Thứ tư: Công tác nắm bắt tình hình, nghiên cứu thực tiễn để tham mưu
đề xuất của một số Ban dân vận cấp ủy, khối dân vận xã, phường, thị trấn cho
cấp ủy lãnh đạo chỉ đạo còn yếu và thiếu kịp thời nên những cách thức,

phương pháp tiến hành xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” còn
chung chung, các tiêu chí để đánh giá mô hình “Dân vận khéo” cũng chưa cụ
thể theo các lĩnh vực chủ yếu. Việc tham mưu cho cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo
triển khai thực hiện hầu như mới tập trung vào các đợt sơ, tổng kết nhân các
dịp kỷ niệm ngày truyền thống ngành dân vận, ban dân vận, ít giám sát đánh


×