Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

CÂU HỎI CHƯƠNG IV OXI KHÔNG KHÍ HOÁ HỌC LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.06 KB, 4 trang )

CÂU HỎI
CHƯƠNG IV: OXI – KHÔNG KHÍ
HOÁ HỌC LỚP: 8
MỨC ĐỘ BIẾT: 4 CÂU
Câu 1: Trình bày tính chất hóa học của khí oxi (O 2) tác dụng với đơn chất kim loại
sắt Fe, phi kim lưu huỳnh S và với hợp chất metan CH 4. Viết phương trình phản
ứng hóa học.
Câu 2: Phản ứng hóa hợp là gì? Viết một phương trình phản ứng hóa hợp minh
họa.
Câu 3: Oxit là gì? Hãy viết công thức hóa học của hai oxit axit và hai oxit bazơ.
Câu 4: Phản ứng phân hủy là gì? Viết một phương trình phản ứng phân hủy minh
họa.
MỨC ĐỘ HIỂU: 6 CÂU
Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a) P + ?  P2O5
b) ? + O2  Al2O3
c) C2H6 + O2  ? + H2O
d) Mg + O2  ?
Câu 2: Hãy so sánh hiện tượng xảy ra khi lưu huỳnh cháy trong không khí và cháy
trong lọ chứa oxi?
Câu 3: Phân loại và gọi tên các oxit sau: P2O5, SO3, CO2, Fe2O3, Al2O3, CuO, Na2O.
Câu 4: Giải thích vì sao ? Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta
thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước.
Câu 5: Sự khác nhau giữa phản ứng phân huỷ và phản ứng hoá hợp ? Lấy hai ví dụ
để minh hoạ.
Câu 6: Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì?
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP: 5 CÂU
Câu 1: Hãy dự đoán hiện tượng và giải thích khi cho cây nến đang cháy vào một
lọ thuỷ tinh rồi đậy nút kín.
Câu 2: Đốt cháy 3,24 gam bột nhôm trong bình chứa khí oxi thì thu được nhôm
oxit Al2O3.


a) Viết PTHH và cho biết thuộc loại phản ứng hoá học gì
b) Tính khối lượng Al2O3 thu được?
c) Tính thể tích khí oxi phản ứng ở đktc?
Câu 3: Lập CTHH của hợp chất với oxi của các nguyên tố sau đây: Fe (III); N (V)
và gọi tên các oxit đó.
Câu 4: Phân loại các oxit sau: CO 2, CuO, MgO, SO2 và viết CTHH tương ứng với
axit, bazơ của các oxit đó.
Câu 5: Muốn điều chế 24 gam khí oxi thì phải nung bao nhiêu gam KMnO4
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO: 3 CÂU
Câu 1: Người ta sục khí ôxy vào bể nuôi cá cảnh nhằm mục đích gì? Hãy cho biết
những cơ sở sản xuất, chăn nuôi nào có vận dụng hình thức này?
Câu 2: Hãy điều chế 4 oxit. Viết phương trình phản ứng


Câu 3: Sự tăng nồng độ khí CO 2 trong không khí sẽ tăng nhiệt độ của trái đất (gây
hiệu ứng nhà kính). Theo em biện pháp nào làm giảm CO2 ?
ĐÁP ÁN
MỨC ĐỘ BIẾT: 4 CÂU
THANG
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
CÂU 1
Tính chất hóa học của khí Oxi (O2)
3Fe + 2O2  Fe3O4
S + O2  SO2
CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O
CÂU 2
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ
có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai

hay nhiều chất ban đầu.
Ví dụ: S + O2  SO2
CÂU 3
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một
nguyên tố là oxi.
Công thức hóa học của:
2 Oxit axit: SO2, CO2
2 Oxit bazơ: CuO, Na2O
CÂU 4
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học, trong đó từ
một chất ban đầu (chất phản ứng) sinh ra được hai
hay nhiều chất mới.
Ví dụ: CaCO3  CaO + CO2
MỨC ĐỘ HIỂU: 6 CÂU
CÂU 1
Hoàn thành các phương trình hóa học:
a) 4P + 5O2  2P2O5
b) 4Al + 3O2  2Al2O3
c) C2H4 + 3O2  2CO2 + 2H2O
d) 2Mg + O2  2MgO
Câu 2

Câu 3

So sánh hiện tượng xảy ra khi lưu huỳnh cháy trong
không khí và cháy trong lọ chứa oxi:
- Giống nhau: đều tạo ra oxit SO2
- Khác nhau:
Lưu huỳnh cháy trong Lưu huỳnh cháy trong
không khí:

khí oxi:
- Cháy với ngọn lửa
- Cháy mãnh liệt hơn,
nhỏ, màu xanh nhạt.
màu xanh đậm hơn.
Oxit axit:
P2O5: Điphotpho pentaoxit
SO3: Lưu huỳnh trioxit
CO2: Cacbon đioxit
Oxit bazơ:
Fe2O3: Sắt (III) oxit


Al2O3: Nhôm oxit
CuO: Đồng (II) oxit
Na2O: Natri oxit
Câu 4

Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta
thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà
không dùng nước là vì dầu xăng không tan trong
nước và nhẹ hơn nước dễ dàng loang rộng ra sẽ làm
ngọn lửa do xăng dầu cháy lớn rộng hơn nếu ta
dùng nước.
Câu 5
Sự khác nhau giữa phản ứng phân huỷ và phản ứng
hoá hợp:
- Phản ứng phân hủy: chỉ có một chất phản ứng tạo
ra hai hay nhiều chất sản phẩm.
Ví dụ: CaCO3  CaO + CO2

- Phản ứng hóa hợp: có hai hay nhiều chất phản ứng
với nhau tạo ra chỉ một chất sản phẩm.
Ví dụ: S + O2  SO2
Câu 6
Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự
oxi hóa chậm:
- Giống nhau: đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.
- Khác nhau:
+ Sự cháy có phát sáng.
+ Sự oxi hóa chậm không phát sáng.
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP: 5 CÂU
Câu 1
Khi cho cây nến đang cháy vào một lọ thuỷ tinh rồi
đậy nút kín xảy ra hiện tượng là cây nến tắt không
cháy nữa vì trong lọ không còn khí oxi.
Câu 2

Câu 3

4Al + 3O2  2Al2O3
b) - Số mol nhôm:
nAl = m/M = 3,24/27 = 0,12 (mol)
Ptpư:
4Al +
3O2 
2Al2O3
Theo pt: 4mol
3mol
2mol
Theo đb: 0,12mol 0.09mol

0,06mol
- Khối lượng Al2O3 thu được:
mAl2O3 = nxM = 0,06x102 = 6,12 (g)
c) Thể tích khí oxi phản ứng ở đktc:
VO2 = nx22,4 = 0,09x22,4 = 2,016 (lít)
- FexOy
- NxOy
- x.III = y.II
- x.V = y.II
- x/y = II/III = 2/3
- x/y = II/V = 2/5
- Fe2O3 : Sắt (III) oxit - N2O5: Đinitơ pentaoxit
a)


Câu 4

Oxit axit
Axit tương ứng
CO2
H2CO3
SO2
H2SO3
Oxit bazơ
Bazơ tương ứng
CuO
Cu(OH)2
MgO
Mg(OH)2
Câu 5

- Số mol khí oxi:
nO2 = m/M = 24/32 = 0,75 (mol)
Ptpư:
2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2
Theo pt: 2mol
1mol
1mol
1mol
Theo đb: 1.5mol
0,75mol
- Khối lượng KMnO4:
m = n.M = 1,5 x 158 = 237 (gam)
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO: 3 CÂU
Câu 1
Người ta sục khí ôxy vào bể nuôi cá cảnh nhằm mục
đích cung cấp nhiều dưỡng khí oxi đủ cho cá cảnh
hô hấp.
Những cơ sở sản xuất, chăn nuôi có vận dụng hình
thức này như cơ sở ươn cá giống, tôm giống; nơi
nuôi cá qui mô lớn.
Câu 2
Điều chế 4 oxit:
a) 4P + 5O2  2P2O5
b) 4Al + 3O2  2Al2O3
c) C + O2  CO2
d) 2Mg + O2  2MgO
Câu 3
Sự tăng nồng độ khí CO2 trong không khí sẽ tăng
nhiệt độ của trái đất (gây hiệu ứng nhà kính). Theo
em biện pháp để làm giảm CO2 tốt nhất là trồng

nhiều cây xanh, tăng diện tích rừng, ngăn chặn và
giảm tối đa việc phá rừng.



×