Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

KẾ HOẠCH Về công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn Hóa học năm học 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.55 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI
TỔ HÓA - SINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thạnh Lợi, ngày 10 tháng 09 năm 2016

KẾ HOẠCH
Về công tác phụ đạo học sinh yếu, kém năm học 2016 - 2017
Căn cứ kế hoạch của BGH về những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2016
– 2017;
Tổ Hóa – Sinh đề ra kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu, kém với những nội
dung như sau:

NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. THỰC TRẠNG

1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của BGH trường ngay từ đầu năm học qua
nhận xét quá trình học tập của học sinh từ năm học trước, GVBM lập danh sách
học sinh yếu, kém và lên kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo cho HS.
- Giáo viên tận tâm, nhiệt tình trong công tác bồi dưỡng HS yếu, kém.
2. Khó khăn:
- Một số giáo viên trong đánh giá kết quả học sinh còn theo chủ quan và chưa
thực sự chú ý đến việc khuyến khích sự tiến bộ của học sinh.
- Giáo viên ít thời gian ôn tập bồi dưỡng cho học sinh, vì công tác chuyên môn
khá nhiều.
- Học sinh yếu, kém có nhiều hoàn cảnh đặc biệt về gia đình, về bản thân nên
việc tham gia lịch bồi dưỡng của giáo viên không đầy đủ.
- Bản thân học sinh yếu, kém ý thức học tập kém, lười suy nghĩ, không làm
bài tập, không chủ động trong việc học. Một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan


tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình học tập, còn phó thác cho nhà trường, cho
thầy cô. Nhận thức và thái độ của phụ huynh trong việc hợp tác với nhà trường
chưa cao.
II . MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ:
1. Mục tiêu:
- Phụ đạo cho học sinh yếu là một hoạt động thường xuyên và không thể
thiếu trong công tác giáo dục của nhà trường. Đây chính là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm của năm học.


- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng số lượng học sinh giỏi,
giảm số lượng học sinh yếu, kém.
- Giúp cho học sinh yếu, kém củng cố kiến thức cơ bản từ đó tiếp thu kiến
thức mới tốt hơn, tự tin hơn trong học tập.
- Giúp cho học sinh có thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác trong học tập, có
tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật.
- Nâng dần nhận thức trong đội ngũ giáo viên về thực hiện cuộc vận động
"Hai không" với 4 nội dung, coi trọng việc tìm tòi các giải pháp, biện pháp thực
hiện phụ đạo học sinh yếu, kém ngay trong các tiết học chính khoá trên lớp.
- Từng bước giảm dần học sinh yếu kém, học sinh ở lại lớp. Phấn đấu trong
năm học 2016 - 2017 tỷ lệ học sinh yếu kém của tổ dưới 1,5%.
2. Nhiệm vụ:
- Ưu tiên và tập trung cho việc khắc phục hiện tượng học sinh yếu, kém, học
sinh ngồi nhầm lớp, nâng dần khả năng tiếp cận chương trình.
- Vận động phụ huynh học sinh tạo mọi điều kiện cho học sinh tiếp tục theo
học, kéo giảm tỉ lệ bỏ học do học yếu, kém.
- Giáo viên bộ môn phải giáo dục cho học sinh ý thức học tập bộ môn, tạo
cho học sinh sự hứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho các em có ý thức vươn
lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học
sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn.

- Đánh giá học sinh theo quan điểm nhìn nhận sự tiến bộ để động viên khích
lệ các em trong quá trình học tập.
- Giao công việc phù hợp với khả năng của các em.
- Kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc đôn đốc, kiểm tra thời gian học
tập ở nhà và thời gian học phụ đạo ở trường của các em.
- Đối với các học sinh yếu, kém yêu cầu giáo viên dạy bám chuẩn kiến thức
kỹ năng, có các câu hỏi, yêu cầu phù hợp với trình độ của các em. Các tiết phụ đạo
giáo viên để phần lớn thời gian ôn tập, khắc sâu kiến thức cho các em.
- Khuyến khích, động viên và tạo mọi điều kiện các em học bài và chuẩn bị
bài tốt ở nhà, thực hiện tốt kế hoạch phụ đạo, để có kết quả tốt hơn trong học tập.
II. CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP
1. Chỉ tiêu: Phấn đấu năm học 2016 -2017 giảm tối đa tỉ lệ học sinh yếu,
kém theo chỉ tiêu đề ra ở tất cả các lớp. Môn Hóa và Sinh: + 75 % HSYK đạt
điểm thi từ điểm 5 trở lên và bồi dưỡng có tiến bộ.


2. Giải pháp:
a. Rà soát phân loại đối tượng học sinh:
- Trước hết yêu cầu giáo viên bộ môn rà soát, lập danh sách học sinh yếu,
kém bộ môn mình phụ trách thông qua quá trình giảng dạy và qua kết quả các bài
kiểm tra đầu năm, trong đó phân loại nguyên nhân dẫn đến yếu, kém của từng học
sinh. Từ đó xây dựng kế hoạch và giải pháp phụ đạo cho phù hợp.
- Với đối tượng học sinh lơ là trong học tập dẫn đến yếu, kém thì GVBM
cùng với GVCN thông báo và kết hợp với gia đình quản lý việc học tập ở nhà của
các em, tìm hiểu tâm lý của học sinh để động viên khích lệ các em trong học tập.
- Những đối tượng yếu, kém do khả năng thích ứng chưa tốt: Phối hợp với
gia đình kèm con em trong học tập, tạo cơ hội để học sinh được nói, được phát biểu
ý kiến xây dựng bài từ đó tìm ra những lổ hổng kiến thức để kịp thời bổ khuyết.
* GVBM cần:
- Lập danh sách HS yếu, kém theo mẫu đính kèm (mẫu M1 dành cho GVCN,

mẫu M2 dành cho GVBM) và xây dựng, nội dung kế hoạch phụ đạo cụ thể cho
từng khối lớp đảm nhiệm.
- Xác định xem HS bị hỏng kiến thức chỗ nào thì bồi dưỡng chỗ đó.
- Tìm hiểu khả năng tiếp thu kiến thức của HS ở mức độ nào, giáo viên phụ
đạo vừa sức với HS theo đúng khả năng tiếp thu của các em, không yêu cầu cao
hơn khi các em không đủ khả năng tiếp nhận.
- GVBM phải tạo được nề nếp học tập cho học sinh ngay từ đầu: tập vở ghi
chép, tập soạn bài,…
- GVBM cần thường xuyên kiểm tra tập ghi bài của học sinh.
- Đối với học sinh yếu kém, khi thi học kì thì giáo viên coi thi nên nhắc nhở
học sinh vào phòng thi phải tập trung, cố gắng làm bài, không được bỏ giấy trắng.
b. Tổ chức phụ đạo cho đối tượng học sinh yếu, kém:
- Phụ đạo trái buổi đối với tất cả các môn Hóa và Sinh khối 6, 7, 8, 9 có học
sinh yếu, kém (đối với khối 9 GVBM sắp xếp phụ đạo cho học sinh vào tiết 5 thứ 4
hoặc tiết 4,5 vào thứ 7).
- Học sinh có tên trong danh sách học sinh yếu, kém các môn phải tham gia
học phụ đạo theo kế hoạch của giáo viên bộ môn.
- Quá trình tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém được thực hiện xuyên suốt
năm học.
III. PHÂN CÔNG CỤ THỂ
1. Nguyễn Hữu Thiện – phụ trách bồi dưỡng Hóa khối 8 và 9.
2. Lê Minh Tân – phụ trách bồi dưỡng môn Sinh khối 8 và 9.


3. Nguyễn Thị Kim Cương – phụ trách bồi dưỡng môn Sinh khối 6 và 7.
IV. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
Ôn tập, củng cố bám sát những kiến thức chương trình SGK và chuẩn kiến
thức kĩ năng.
V. THỜI GIAN THỰC HIỆN


Từ tháng 9 năm 2016 đến ngày 10 tháng 5 năm học 2016 -2017.
VI. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Ban giám hiệu:
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho công tác bồi dưỡng HSYK.
2. Giáo viên bồi dưỡng:
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, rõ ràng. Cần thể hiện được mục tiêu,
chỉ tiêu và đề ra giải pháp thật cụ thể.
- Cần tận tâm, có trách nhiệm bồi dưỡng HSYK nhằm thực hiện tốt kế hoạch
nâng cao chất lượng giáo dục trong năm học 2016 -2017 của nhà trường cũng như
của ngành đề ra.
3. Giáo viên chủ nhiệm:
- Phối hợp tốt với GVBM theo dõi việc tham gia học tập, bồi dưỡng của học
sinh lớp mình.
- Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở HSYK của lớp tham gia bồi dưỡng tiến
bộ theo lịch trình của GVBM.
Trên đây là Kế hoạch bồi dưỡng HSYK môn Ngữ văn của tổ Hóa - Sinh
năm học 2016 – 2017 đề nghị giáo viên bộ môn có liên quan phối hợp thực hiện
đúng theo nội dung kế hoạch./.
DUYỆT CỦA BGH
HIỆU TRƯỞNG

TỔ TRƯỞNG

Nguyễn Hữu Thiện


THỜI KHÓA BIỂU PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU – KÉM
HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016 – 2017
Ngày/tháng


Số tiết
phụ
đạo

Môn

Nội dung dạy

Ghi chú




×