Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂM HỌC 2016 2017 tổ Hóa Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.71 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI
TỔ HÓA – SINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thạnh Lợi, ngày 25 tháng 8 năm 2016
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
NĂM HỌC 2016 – 2017
Căn cứ công văn số 540 / KH- PGDĐT.NV ngày 5 tháng 9 năm 2016 của
Phòng Giáo dục và Đào tạo Tháp Mười về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
giáo dục cấp trung học cơ sở năm học 2016 – 2017;
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng giáo
dục năm học 2016 - 2017 của Trường THCS Thạnh Lợi;
Tổ Hóa - Sinh xây dựng kế hoạch đổi mới kiểm tra đánh giá năm học 2016 2017 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học nhưng đồng thời “
khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá
trình giáo dục”. Trong quá trình dạy học, thực hiện tốt khâu kiểm tra sẽ cung cấp
thông tin chính xác giúp cho việc đánh giá được khách quan, từ đó có thể thấy rõ
được ưu điểm và hạn chế của thực trạng dạy học để đề ra các biện pháp nhằm cải
thiện thực trạng, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Thông qua (KTĐG),
giáo viên và học sinh có thể hiểu được kết quả dạy học có đáp ứng được yêu cầu đề
ra hay không để điều chỉnh, hoàn thiện quá trình dạy học cho tốt hơn. Vòng phản
hồi này không chỉ đơn thuần xem xét một học sinh sau khi tốt nghiệp có đạt được
các mục tiêu giáo dục hay không, mà còn có vai trò tích cực trong việc nâng cao
chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp dạy học. Có nhiều ý nghĩa:
- Đối với học sinh:
+ KTĐG có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng.


Từ những thông tin “ngược” HS tự đánh giá mức độ lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo so với yêu cầu học tập, củng cố, bổ sung, hoàn thiện tri thức bằng các phương
pháp tự học với các thao tác, tư duy của mình. KTĐG không chỉ là biện pháp để
hoàn thiện tri thức mà còn là điều kiện để hình thành phương pháp tự học, thái độ
học tập tích cực cho học sinh.
+ KTĐG nếu được tổ chức nghiêm túc sẽ giúp học sinh nâng cao tinh thần
trách nhiệm trong học tâp, ý chí vươn lên để đạt những kết quả học tập cao hơn,
củng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính
chủ quan, tự mãn.


- Đối với giáo viên:
+ KTĐG nhằm thu thập thông tin “ngược”, nhờ đó mỗi giáo viên tự đánh giá
vốn tri thức, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, nhân cách và uy tín của mình
đối với học sinh. Từ đó, không ngừng nâng cao trình độ học vấn, năng lực sư phạm
và nhân cách người thầy giáo.
+ Giáo viên phát hiện được thực trạng nắm tri thức của học sinh, sự phân hóa
trình độ học lực trong học sinh và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Đây
là cơ sở để giáo viên điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động dạy của mình và hướng
dẫn hoạt động học tập của học sinh, từ đó có biện pháp giúp đỡ các em học yếu và
bồi dưỡng các em học khá, giỏi.
+ Công khai hoá kết quả học tập của HS trước nhà trường, xã hội và gia
đình.
II. THỰC TRẠNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.
1. Thực trạng:
- Do sự quá tải về nội dung, kiến thức, chương trình nên việc kiểm tra đánh
giá cũng quá tải với học sinh, các bài kiểm tra thường có yêu cầu khá rộng về
chương trình và nhiều nội dung nâng cao còn khó, chính vì vậy kết quả kiểm tra,
đánh giá chưa cao, chưa phản ánh đúng mức năng lực học của học sinh và hiệu quả
dạy học của giáo viên.

- Đánh giá kết quả học tập chủ yếu thông qua hình thức kiểm tra.
- Kiểm tra, đánh giá vẫn còn là độc quyền của giáo viên, học sinh chỉ tồn tại
với tư cách là đối tượng của đánh giá. Trong khi đó, hiệu quả dạy học chỉ được
nâng cao khi học sinh có khả năng tự đánh giá được mức độ chiếm lĩnh tri thức, kĩ
năng của mình so với yêu cầu của từng môn học. Tự các em phải tìm ra các nguyên
nhân dẫn đến sai lầm, từ đó các em mới có thể tìm ra các biện pháp để bổ sung,
hoàn thiện tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho mình.
- KTĐG hiện nay mới chỉ thiên về đánh giá kĩ năng tái hiện tri thức ( ghi
nhớ, tái hiện...) mà chưa chú trọng đúng mức đến yêu cầu phát triển tư duy, đặc biệt
là tư duy sáng tạo. Cả thầy và trò rất ngại khi phải đối diện với các đề kiểm tra đòi
hỏi người học phải thực hiện các thao tác tư duy ( phân tích, tổng hợp, so sánh...)
- Chưa kết hợp giữa các phương pháp kiểm tra truyền thống và phương pháp
kiểm tra hiện đại nên kiểm tra còn nặng nề, kết quả đánh giá chưa đảm bảo tính
khách quan, chính xác.
- Chỉ mới chú trọng đánh giá lí thuyết, chưa chú trọng các kĩ năng thực hành,
rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, đặc biệt chưa quan tâm đúng mức đến tinh thần, thái độ
của học sinh.
- Một bộ phận giáo viên còn coi nhẹ kiểm tra đánh giá, do vậy trong các kì
kiểm tra như bài cũ, 15 phút, 45 phút, việc ra đề kiểm tra còn qua loa, nhiều giáo
viên ra đề kiểm tra với mục đích làm sao để chấm dễ, chấm nhanh nên kết quả đánh
giá chưa khách quan.


- Phần lớn GV chưa quan tâm đến quy trình biên soạn đề kiểm tra nên ít
nhiều các bài kiểm tra còn mang tính chủ quan của người dạy.
- Những năm gần đây, xu thế kiểm tra trắc nghiệm phát triển khá mạnh trong
các trường học, môn học, phương pháp kiểm tra này được giáo viên và học sinh
hưởng ứng và sử dụng khá tích cực, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã bộc lộ
nhiều bất cập nên hiệu quả của kiểm tra, đánh giá và quá trình điều chỉnh việc học
tập, giảng dạy chưa cao. Việc kiểm tra đánh giá theo phương pháp trắc nghiệm có

nhiều ngân hàng đề cung cấp, giáo viên mất hẳn khả năng chủ động ra đề thi và
những sáng tạo, sáng kiến khi ra đề, khó có được những đề thi hay.
- GV không rõ về chuẩn mà HS cần đạt được.
- Việc KTĐG còn tự phát, mạnh ai thích hình thức nào thì tự thực hiện, ít có
sự thống nhất chung trong tổ bộ môn.
2. Nguyên nhân:
Một số giáo viên chưa nắm vững yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra đánh giá,
việc kiểm tra đánh giá chủ yếu được tiến hành tự phát theo kinh nghiệm của từng
giáo viên.
Những năm gần đây, xu thế áp dụng hình thức trắc nghiệm phát triển khá
mạnh trong các trường học. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều bất
cập, chưa cân đối giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm, có biểu hiện đơn điệu hoặc
lạm dụng hình thức trắc nghiệm làm giảm hiệu quả kiểm tra đánh giá.
Tình trạng thiếu khách quan trong kiểm tra đánh giá vẫn còn. Bệnh thành
tích và thói quen dạy học thụ động, nạn đối phó thành tích chỉ tiêu đặt ra còn cản
trở việc đổi mới phương pháp dạy học.
III. CHỈ TIÊU.
1. Đối với giáo viên:
- 100% GV thực hiện nghiêm túc các phương pháp dạy học theo hướng tích
cực trong từng giờ dạy ngay trong năm học này.
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học hiện có ở phòng thiết bị và
cả ( TBDH tự làm) để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy đổi mới PPDH và
KTĐG theo hướng đánh giá năng lực của học sinh; nghiên cứu và xác định đúng
trọng tâm của chương trình, hướng dẫn học sinh phương pháp học tập phù hợp với
bộ môn.
2. Đối với học sinh:
Trên 90% học sinh tích cực chủ động trong học tập chiếm lĩnh kiến thức, rèn
luyện kỹ năng sống; không có học sinh gian lận trong học tập và trong kiểm tra.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:



1. Đổi mới từ nhận thức của giáo viên. Trước hết, GV cần thấy được KTĐG
là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình dạy học, có tác dụng tích cực
đối với việc đổi mới PPDH. (Mối quan hệ này được dân gian hóa qua các câu
nói :"học gì kiểm tra nấy", "kiểm tra gì học nấy",...)Nếu chỉ lượng hoá chất lượng
giáo dục bằng các thành tích sẽ làm cho đánh giá mang tính hình thức, tạo ra bệnh
thành tích rất nguy hại cho quá trình dạy học.
2. Tăng cường tự kiểm tra đánh giá của học sinh theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.Trước đây quan niệm kiểm tra, đánh giá
còn phiến diện, giáo viên giữ vai trò độc quyền đánh giá, học sinh là đối tượng
được đánh giá. Việc rèn luyện phương pháp tự học ngày càng được chú trọng do
vậy GV cần hướng dẫn học sinh năng lực tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học.
GV cần tạo cơ hội để học sinh tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau. Điều này
giúp HS nhận ra mặt mạnh, mặt yếu của mình, nâng cao ý thức đối với kết quả học
tập, lòng tự tin, tính độc lập, rèn luyện ý thức, thói quen khả năng tự đánh giá khi
bước vào đời.
Ví dụ: GV có thể trao cho HS thang điểm, đáp án của một số bài tập nào đó
để các em tự chấm điểm hoặc làm những phiếu tự đánh giá trong đó có trình bày
những kiến thức, kĩ năng HS cần đạt, hướng dẫn HS mức độ đạt được của mình ở
từng kĩ năng, kiến thức. Tổ chức cho HS làm bản kiểm điểm vào cuối kì, cuối năm,
giúp HS xem lại kết quả học tập, phấn đấu của mình. Tổ chức các buổi thảo luận,
trao đổi, góp ý lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.
Tuy nhấn mạnh vai trò của người học nhưng GV vẫn đóng vai trò chủ đạo
trong quá trình dạy học, quyết định chất lượng và hiệu quả dạy học. Vì vậy, GV
phải thông qua cách tự đánh giá của HS để điều chỉnh cách dạy cho có hiệu quả cao
hơn. Xây dựng một quy trình đánh giá nhằm nâng cao hơn nữa tính khách quan
trong đánh giá.
3.Việc kiểm tra, đánh giá phải thực hiện theo “Thông tư 58/2011/TTBGDĐT- Ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT”
và “Quyết định số 02 bổ sung một số điều về quy chế đánh giá xếp loại học sinh
THCS và học sinh THPT”, khi tiến hành KTĐG cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Tính liên tục.
+ Tính khách quan.
+ Tính toàn diện và hệ thống.
+ Tính công khai và kịp thời.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cần bám sát chuẩn kiến thức
và kĩ năng do Bộ GD&ĐT ban hành.
4. Căn cứ vào Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra ban hành theo Công văn số
8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT, cần tuân theo quy trình biên
soạn đề kiểm tra:


+ Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá: Đây là bước đầu tiên phải thực hiện.
Cần xác định mục tiêu kiểm tra đánh giá phù hợp với nội dung trọng tâm của
chương trình học cả về kiến thức và kĩ năng.
+ Xác định nội dung, hình thức kiểm tra. Trên cơ sở mục tiêu đã xác định,
cần xác định loại kiến thức, kĩ năng nào cần kiểm tra.
+ Xây dựng ma trận, soạn đề, đáp án và biểu điểm theo mức độ 3/4/2/1.
5. Đa dạng hoá các phương pháp kiểm tra, đánh giá với đủ các thể loại như
quan sát, viết, vấn đáp. Trong kiểm tra viết cần có các hình thức trắc nghiệm khách
quan và tự luận.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Triển khai cho giáo viên tổ về Dạy học, kiểm tra đánh giá theo Chuẩn kiến
thức kĩ năng, về Dạy và học tích cực, một số kĩ thuật dạy học; triển khai những tài
liệu tập huấn để phục vụ việc tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng về “Đổi mới kiểm tra
đánh giá”.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đổi mới kiểm tra đánh giá của tổ Hóa - Sinh
năm học 2016 – 2017 đề nghị các thành viên của tổ cùng phối hợp thực hiện đúng
tinh thần kế hoạch./.
DUYỆT CỦA BGH

HIỆU TRƯỞNG

TỔ TRƯỞNG

Nguyễn Hữu Thiện



×