Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỂ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PPDH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.88 KB, 4 trang )

THAM LUẬN VỀ VIỆC ĐỎI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỂ THÚC
ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Kính thưa quý vị đại biểu!Kính thưa quý thầy cô giáo! Kính thưa hội
nghị!
Năm học 2009-2010 được xác định là “Năm học đổi mới quản lý và
nâng cao chất lượng giáo dục” . Để góp phần thực hiện nhiệm vụ năm học
với chủ đề trên,được sự cho phép của chủ trì hội nghị chúng tôi xin được
trao đổi với quý thầy cô giáo ,với hội nghị hôm nay một nội dung xem như
là chúng ta tâm sự để tìm giải pháp cho mình làm tốt hơn,làm đúng thiên
chức của mình hơn ,đó là việc: “ Đổi mới kiểm tra đánh giá để thúc đẩy đổi
mới phương pháp dạy học”.
Kính thưa quý vị đại biểu!Kính thưa quý thầy cô giáo! Kính thưa hội
nghị!
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một vấn đề khá khó
và phức tạp về phương pháp dạy học.Nó có nhiệm vụ làm rõ tình hình lĩnh
hội kiến thức ,sự thành thạo về kỹ năng,kỷ xảo của học sinh,củng cố hệ
thống hoá ,khái quát hoá những kiến thức đã học,chuẩn bị cho việc tiếp tục
nắm vứng kiến thức mới.Nó còn giúp cho việc đánh giá ,việc giảng dạy của
người thầy và trò tự đánh giá việc học tập của mình.Qua kiểm tra ,giúp
chúng ta sẽ nhận thấy những thành công và những vấn đề cần được rút kinh
nghiệm trong giảng dạy,hiểu rõ mức độ kiến thức và kỹ năng của học sinh
để từ đó có những biện pháp sư phạm nhằm nâng cao chất lượng dạy học.Vì
vậy,mỗi một chúng ta cần phải xác định rõ:
1/ Kiểm tra đánh giá là một khâu không thể thiếu được của quá trình
dạy học là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng
dạy học.
2/ Kiểm tra và đánh giá là công việc không chỉ của thầy mà cả của
trò.Thầy giáo kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh để điều
chỉnh biện pháp sư phạm của mình ,học sinh tự kiểm tra và đánh giá việc
học tập của mình.Đối với học sinh tự kiểm tra và đánh giá góp phần tích cực
vào việc phát triển tư duy và việc tự học của học sinh.


3/ Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh là trách nhiệm
của thầy và trò,nên trong quá trình này mối quan hệ giữa thầy và trò được
tiến hành một cách bình thường,không căng thẳng nhằm đạt được những yêu
cầu về chất lượng học tập,về tính tự giác,độc lập sáng tạo của học sinh,về sự
trung thực trong việc đánh giá kết quả giảng dạy của thầy và học tập của trò.
Tóm lại,kiểm tra và đánh giá kết quả học tập nhằm giúp học sinh nắm
vững nội dung và kiểm soát được mức độ nắm vững kiến thức.Từ đó giúp
chúng ta điều chỉnh phwơng pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng.
*THỰC TRẠNG VIỆC KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRONG
DẠY VÀ HỌC TRONG NHỮNG NĂM QUA.
1/ Về kiểm tra miệng: Vẫn còn tình trạng thầy cô giáo chỉ gọi một học
sinh lên bảng trả lời câu hỏi,như vậy chỉ tập trung vào học sinh trên bảng,
đánh giá được rất ít học sinh,h/s dưới lớp thiếu tập trung,không chú ý.
2/ Về kiểm tra viết:
- Vẫn còn tình trạng thầy cô giáo chưa chú trọng việc ôn tập cho h/s,
phần trọng tâm của từng bài,từng phần hay từng chương.
- Thầy cô chúng ta vẫn còn ngại ra nhiều đề,chưa sử dụng nhiều
dạng đề khác nhau,vì như vậy phải chấm vất vả dẫn đến học sinh
nhìn bài nhau,lớp kiểm tra sau biết đề trước,kết quả đánh giá
không khách quan ,chính xác.
- Đề kiểm tra ra chưa đáp ứng được độ phân hoá học sinh,chưa chú
ý đến khả năng tư duy độc lập của h/s ,chưa để các em nêu lên
chính kiến của mình.Do đó ,chưa tạo hứng thú học tập cho h/s.
- Vẫn còn tình trạng thầy cô giáo coi kiểm tra chưa thật sự nghiêm
túc dẫn đến học sinh ỷ lại quay cóp,gian lận dẫn đến đánh giá
không chính xác.
- Khi chấm bài cho học sinh vẫn còn một số thầy cô giáo chưa nhận
xét cụ thể vào bài làm của học sinh,dẫn đến học sinh không biết
mình sai ở chỗ nào,đúng ở chỗ nào cho nên chất lượng không cao
cho những bài kiểm tra sau.

- Công tác trả bài chậm,không kịp thời,học sinh khó khắc phục
những sai sót của mình dẫn đến học sinh mất hứng thú trong học
tập.
*NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG THỰC TRẠNG TRÊN.
1/ Về phía GV: Một số thầy cô giáo nhận thức chưa đầy đủ tầm quan
trọng của việc kiểm tra và đánh giá hoặc nhận thức được nhưng ngại thực
hiện. Do một số thầy cô giáo dạy nhiều lớp,chấm nhiều bài.
2/ Về phía học sinh:
- Một bộ phận học sinh không nhỏ chưa nhận thức đúng động cơ và
mục đích học tập,chưa có quyết tâm và phương pháp học
tập.Nhiều học sinh đuối sức trong học tập không theo kịp các
bạn(ngồi nhầm lớp) sinh ra chán học,sợ học(hội chứng sợ học)
- Một số học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học,hầu hết là
học thụ động,lệ thuộc vào các loại sách bài tập đã giải sẵn(chép bài
giải vào vở nhưng không hiểu gì cả).
- Một bộ phận học sinh học theo kiểu lấy điểm,khi có điểm rồi
không học,không trung thực trong kiểm tra.
3/ Về phía nhà trường: Việc kiểm tra đôn đốc ,giám sát công tác kiểm
tra đánh giá của giáo viên chưa thường xuyên và chưa sâu.
4/ Về phía cha mẹ học sinh:Một bộ phận cha mẹ học sinh xác định mục
đích cho con đi học còn lơ mơ, thiếu quan tâm hoặc quan tâm không đúng
mức đến việc học tập của con cái,còn khoán trắng cho nhà trường,thầy cô
giáo.Sự phối hợp giữa nhà trường,thầy cô giáo với phụ huynh chưa đi vào
chiều sâu.
Từ những nguyên nhân trên,dẫn đến việc kiểm tra đánh giá bị hạn
chế,đánh giá không khách quan,chưa chính xác,mục đích của việc kiểm tra
đánh giá không đạt yêu cầu,chưa phát huy được tác dụng của việc kiểm tra
đánh giá để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Kính thưa quý vị đại biểu! Kính thưa quý thầy cô giáo!Kính thưa hội
nghị! Dựa trên những điều mình đã biết,đã làm,đang làm và trao đổi học hỏi

ở đồng nghiệp ,tôi xin đưa ra một vài ý kiến nhỏ để thực hiện việc đổi mới
kiểm tra và đánh giá để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học như sau:
1/ Về kiểm tra miệng:
- Sau mỗi bài học cần có sự khắc sâu giúp học sinh nắm chắc kiến
thức trọng tâm của bài đó,qua đó học sinh sẽ nhận biết được phải
học gì ở nhà, nếu có thể nên ra trước câu hỏi,không nên kiểm tra
bất kỳ một phần nào mà mình thích mà không nằm trong trọng tâm
của bài học.
- Vận dụng linh hoạt một số hình thức kiểm tra miệng thực sự lôi
cuốn học sinh trong lớp và đánh giá được nhiều h/s nhất . Ngoài
mục đích kiểm tra việc nắm vững kiến thức của các em phải một
lần nữa khắc sâu thêm kiến thức trọng tâm của bài cũ cho h/s.
- Kiểm tra một học sinh yêu cầu cả lớp lắng nghe,sau đó gọi một số
học sinh nhận xét phần trả lời của bạn và giáo viên nhận xét cho
điểm xứng đáng đối với phần nhận xét của học sinh.Cách làm này
sẽ lôi cuốn được học sinh cả lớp hăng hái lắng nghe ,hăng hái phát
biểu nhận xét để có điểm tốt ,mặt khác giúp chúng ta kiểm tra được
nhiều h/s đồng thời củng cố khắc sâu kiến thức cũ.
- Trong quá trình dạy học ,chúng ta nên đưa ra những câu hỏi có
chất lượng ,yêu cầu h/s phải dựa trên kiến thức cũ kết hợp với kiến
thức mới để trả lời câu hỏi.Ngoài ra,chúng ta nên kiểm tra việc
chuẩn bị bài mới ở nhà của học sinh và kịp thời có điểm thưởng để
động viên các em.
2/ Về kiểm tra viết:
+ Trong khâu ôn tập: Chúng ta phải giới hạn phần trọng tâm ôn tập
cho h/s bằng các câu hỏi hoặc các chủ đề để các em có thể ôn tập tốt.
+ Trong khâu ra đề: Việc ra đề kiểm tra đóng một vai trò hết sức quan
trọng ,tác động trực tiếp và tức thời đến nội dung,phương pháp dạy học của
cả thầy và trò ,chất lượng của việc kiểm tra và đánh giá phụ thuộc rất lớn
vào việc thiết kế ra đề kiểm tra.Do đó việc ra đề kiểm tra phải đáp ứng được

một số yêu cầu cơ bản sau:
- Đề kiểm tra phải đạt chuẩn kiến thức,phải đạt được độ phân hoá
học sinh.
- Đề kiểm tra phải chú ý đến khả năng tư duy độc lập,tạo hứng thú
học tập cho h/s.
- Sử dụng nhiều dạng đề khác nhau,phải ra nhiều đề
+ Trong khâu coi kiểm tra: Chúng ta phải coi chặt chẽ,chính xác bảo
đảm đánh giá khách quan ,công bằng. Thu bài ,đánh giá nhận xét khách quan
tinh thần ,thái độ của học sinh trong quá trình làm bài để tạo cho các em có ý
thức tốt trong quá trình kiểm tra đánh giá.
+ Trong khâu chấm,chữa trả bài:
- Phải có phần nhận xét vào bài làm của học sinh.
- Sau mỗi lần kiểm tra,chúng ta phải trả bài đúng qui định(sau một
tuần), nhất thiết phải giành thời gian để nhận xét một cách chi tiết
bài làm của h/s,phần nhận xét phải bao gồm nội dung kiến
thức,phương pháp làm bài,hình thức bài làm...vì qua những nhận
xét đó học sinh tự đánh giá được bản thân từ đó rút ra bài học để
có cách học,cách làm bài tốt hơn về sau.
- Sau trả bài ,phải cập nhật điểm vào sổ điểm ,theo dõi chất lượng
của lớp mình phụ trách so với các lớp khác,tìm ra nguyên nhân để
khắc phục.
• ĐỀ NGHỊ:
1/ Đối với tổ chuyên môn:
- Tổ trưởng hoặc tổ phó CM kiểm tra đề và duyệt đề trước khi in
ấn,photo.
- Trong những buổi sinh hoạt chuyên môn ,dành thời gian để phân
tích chất lượng bài kiểm tra để tìm ra những ưu điểm,những tồn tại
để phát huy và khắc phục.
- Tổ CM có kế hoạch tổ chức thực hiện việc kiểm tra đồng loạt các
môn Toán-Lý-Hoá-N.văn-A.văn đối với k.8-9 .

- Tổ CM phân bố bài viết kiểm tra 15phút khi cụ thể hoá PPCT.
2/ Đối với nhà trường: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá của
GV.

×