Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề cương ôn thi HKI môn địa lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.86 KB, 2 trang )

Đề cương ôn thi HKI môn Địa Lí
Câu 1)Phân tích các nhân tố kinh tế xã hội tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố và công nghiệp ở nước ta . -Biết sự phân bố của một số ngành công
nghiệp trọng điểm

Bài 11 : 1.Các nhân tố tự nhiên :
- Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng , tạo cơ sở nguyên liệu nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa
ngành. – Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm . - Dựa vào sự phân bố nguồn tài
nguyên, thế mạnh công nghiệp của từng vùng khác nhau dựa vào sự phân bố tự nhiên.
2.Các nhân tố kinh tế,xã hội:
a./Dân cư và lao động : Có thị trường lớn,nguồn lao động dồi dào có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật .
b./Cơ sở vật chất kinh tế trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng : Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng đang được cải thiện dần nhưng
còn hạn chế .
c./Chính sách phát triển công nghiệp:
- Nước ta có nhiều chính sách để phát triển công nghiệp. Trước hết là chính sách công nghiệp hoá, chính sách đầu tư công nghiệp. –
Chính sách công nghiệp gắn với phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài
d./Thị trường: -Thị trường ngày càng được mở rộng nhưng bị cạnh tranh quyết liệt. –Hàng công nghiệp bị cạnh tranh về mẫu mã,chất
lượng,giá thành . -Sức ép thị trường làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng và linh hoạt
Bài 12: 2.Các ngành công nghiệp trọng điểm :
a./Công nghiệp khai thác nhiên liệu : Khai thác than đá khoảng 15-20 triệu tấn trên một năm . Chủ yếu ở Quảng Ninh . – Khai thác dầu
khí ở vùng thềm lục địa phía Nam, chủ yếu ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
b/Công nghiệp điện: Sản xuất điện ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu kinh tế và sinh hoạt : + Thuỷ điện : Hoà Bình,Trị An,Y-ta-li,…
+Nhiệt điện:Uôn Bí,Phú Mĩ,Cà Mau,… - Hiện nay đang xây dựng và phát triển điện mặt trời , điện gió, điện hạt nhân.
C./Chế biến lương thực, thực phẩm: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu
thuỷ sản .

chủ yếu từ nông , lâm ,

– Sản phẩm chế biến: + Sản phẩm trồng trọt:xay xát,rượu,bia,… +Chế biến sản phẩm chăn nuôi: thịt,sữa,trứng,… + Chế biến thuỷ
sản:làm nước mắm,sấy khô,…
- Cơ sở chế biến phân bố khắp cả nước, tập trung nhất ở TP.HCM,Biên Hoà, Đà Nẵng.
d./Công nghiệp dệt may: Sử dụng nguồn lao động rẻ để tạo ra sản phẩm dệt may xuất khẩu. – Trung tâm lớn nhất là TP.HCM,Hà Nội, Đà


Nẵng,Nam Định
Câu 2)Vùng Đb sông Hồng: - Đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với phát triển k.tế xã hội
-Trình bày đ. điểm tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và những thuận lợi khó khăn đối với k.tế xã hội:
Bài 20: 3)Đặc điểm dân cư, xã hội:
- Đặc điểm: Vùng này có mật độ dân số cao nhất cả nước 17,5 triệu người năm 2002 trung bình 1179 người/km 2, số dân động,lao động
có tay nghề, có trình độ khoa học kĩ thuật chiếm tỉ lệ lớn.
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào,thị trường tiêu thụ lớn . Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ
thuật. Kết cấu hạ tầng nông thôn đang hoàn thiện nhất cả nước . Có một số đô thị lâu đời như : Hà Nội,Hải Phòng.
–Khó khăn : Gây sức ép đến sự phát triển kinh tế xã hội do dân số đông đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Cơ cấu chuyển dịch kinh tế
chậm


2) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
-Đặc điểm: Đây là vùng châu thổ do phù sa sông Hồng bù đắp, đất đai chủ yếu là đất phù sa, có khí hậu mùa Đông lạnh , có vùng
nước dồi dào, Vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
- Thuận lợi: Vùng này có đất phù sa màu mỡ , có điều kiện khí hậu thuỷ văn thuận lợi để thâm canh lúa nước. Thời tiết có mùa
Đông lạnh thuận lợi để trồng một số loại cây ưa lạnh. + Có một số loại khoáng sản đáng kể để phát triển công nghiệp như : than nâu,
đá vôi,khí tự nhiên,…
+Vùng biển: Thuận lợi cho nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản và phát triển du lịch. –Khó khăn: Có nhiều thiên tai, bão,lũ lụt, thời tiết
thất thường,ít khoảng sản.
-* Trình bày tình hình phát triển kinh tế .Nêu các trung tâm kinh tế lớn:
Bài 21)4)Tình hình phát triển kinh tế:
a)Công nghiệp: Công nghiệp ở Đb.Sông Hồng hình thành rất sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hoá,hiện đại hoá . – Giá
trị công nghiệp tăng nhanh. -Phần lớn giá trị công nghiệp tập trung ở Hà Nội,Hải Phòng .-Các ngành công nghiệp trọng điểm:chế biến
lương thực,thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, cơ khí. -Sản phẩm công nghiệp quan trọng :là máy công cụ, động cơ
điện,phương tiện giao thong,thiết bị điện tử. Hàng tiêu dung như :vải,quần áo,giấy viết,…
b/Nông nghiệp: -Ngành trồng trọt: + Vùng này đứng thứ 2 cả nước về diện tích, tổng sản lượng lương thực +Đứng đầu cả nước về
năng xuất lúa(56,4 tạ/ha năm 2002) do có trình độ thâm canh cao. –Phát triển một số loại cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao . +
Chăn nuôi: đàn lợn chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước 27,2% năm 2002 . + Chăn nuôi bò đặc biệt là bò sữa, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản
bước đầu đem lại hiệu quả.

c/Dịch vụ: -Dịch vụ giao thông vận tải , bưu chính viễn thông,du lịch và các loại hình dịch vụ khác phát triển . –Trung tâm dịch vụ lớn
nhất là Hà Nội ,Hải Phòng và 2 đầu mối giao thông vận tải. -Điểm du lịch lớn nhất là : Chùa Hương,Côn Sơn,Cát Bà,…
5)Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: - Trung tâm kinh tế lớn nhất là :Hà Nội,Hải Phòng .
– Vùng tam giác kinh tế mạnh : Hà Nội , Hải Phòng,Quảng Ninh .
–Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm 7 tỉnh và thành phố . Có vai trò thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả vùng đồng bằng
song Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên và nguồn
lao động của cả hai vùng
Câu 3 : Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ (VDHNTB): [ Diện tích (DT) : Dân Số (DS)]
-VDHNTB có DT 44,254km2 DS 8,4 triệu người năm 2002
- Địa hình hẹp ngang kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận , duyên Hải Nam Trung bộ là cầu nối Bắc Trung Bộ với Tây Nguyên và ĐN bộ
- Vùng này có nhiều đảo quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa
- Ý nghĩa: DHNTB là cầu nối các tỉnh phía Bắc với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên với Biển Đông, các đảo quần đảo có tầm quan trọng
về kinh tế quốc phòng
Tây Nguyên :
- TN có DT 54,475km2 DS 4,4 triệu người năm 2002
- Giáp với Campuchia,Lào,Duyên Hải Nam Trung Bộ và ĐN bộ
- Tây Nguyên nằm gần vùng ĐN bộ , kinh tế phát triển là thị trường tiêu thụ sản phẩm
HẾT



×