Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

tìm hiểu về apec

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.9 KB, 3 trang )

Tổng quan về APEC
1. Tổng quan về APEC
APEC (Asia – Pacific Economic Cooperation) là Diễn đàn hợp tác Kinh tế vùng Châu Á
– Thái Bình Dương. APEC được thành lập theo sáng kiến của Australia tại Hội nghị Bộ
trưởng Kinh tế Thương mại và Ngoại giao 12 nước khu vực Châu Á và Thái Bình Dương
tổ chức tại Canberra – Australia tháng 11/1989. Hiện nay, APEC có 21 thành viên (gọi là
nền kinh tế thành viên), bao gồm Ôx-trây-lia, Bru-nây Đa-ru-sa-lam, Ca-na-da, Chi-lê,
Trung Quốc, Hồng Kông, In-đô-nê-xia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mê-hi-cô, Niu
Di-lân, Pa-pua Niu Ghi-nê, Pê-ru, Phi-lip-pin, Singapo, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ và Việt
Nam. APEC là một diễn đàn đặc biệt, hoạt động trên nguyên tắc đối thoại mở, không có
cam kết ràng buộc, sự tuân thủ đạt được thông qua thảo luận và hỗ trợ lẫn nhau dưới hình
thức hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Các thành viên tuy khác nhau về thể chế chính trị, vị trí
địa lý, mức độ phát triển kinh tế, nhưng đều tham gia vì một mục tiêu chung là tiến tới
một khu vực thị trường mở cửa, tự do hóa và thương mại hoá.APEC đã phát triển thành
một trong những tổ chức khu vực quna trọng nhất trên thế giới. Với 21 nền kinh tế thành
viên, trải rộng trên bốn châu lục, chiếm 46% diện tích; với hơn 2,6 tỉ dân, chiếm hơn 1/3
dân số thế giới; chiếm 57% GDP thế giới (20,7 nghìn tỉ USD) và khoảng 45,8% thương
mại toàn cầu (7 nghìn tỉ USD). APEC là khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới, tạo
ra gần 70% tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 10 năm đầu tiên thành lập. Trong số 14
nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP lớn hơn 500 tỷ USD, thì có 7 nền kinh tế là thành
viên của APEC, trong đó có 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Nhật Bản.
2. Mục tiêu hoạt động của APEC:
- Năm 1898, các thành viên sáng lập APEC xây dựng 3 mục tiêu:
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững
+ Phát triển và củng cố hệ thống thương mại đa phương
+ Tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau và thịnh vượng của các nền kinh tế thành viên
- Trong tuyên bố Seoul 1991, các thành viên APEC đã đưa ra các mục tiêu cụ thể:
+ Duy trì sự tăng trưởng và phát triển vì lợi ích chung của nhân dân các nước trong khu
vực, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển chung của kinh tế thế giới.
+ Phát huy những thành tựu tích cực mà nền kinh tế của các nước trong khu vực và thế
giới tạo ra, không ngừng hỗ trợ nhau vì lợi ích cả khu vực và cả thế giới, thông qua việc


khuyến khích các hoạt động giao lưu hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ.
+ Hình thành và tăng cường một hệ thống thương mại đa biên rộng mở, vì lợi ích của


Châu Á – Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác.
+ Giảm bớt những hàng rào cản trở thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa các thành viên,
áp dụng các nguyên tắc của GATT/WTO mà không làm tổn hại đến nền kinh tế của các
nước khác.
+ Kêu gọi các thành phần kinh tế tư nhân hãy tham gia tích cực hơn nữa vào công cuộc
phát triển kinh tế chung APEC.
- Tại hội nghị 1994 tổ chức ở Bogor (Indonesia), các nhà lãnh đạo APEC đã cam kết
thực hiện “Mục tiêu Bogor” về thương mại mở và tự do trong khu vực. Trong đó xác
định hai mốc thời gian cụ thể cho tự do hoá thương mại và mở cửa là năm 2010 đối với
các nền kinh tế phát triển và năm 2020 đối với các nền kinh tế đang phát triển.- APEC
còn hướng tới việc xây dựng một môi trường an toàn và hiệu quả cho luân chuyển hàng
hóa, dịch vụ và con người giữa các thành viên thông qua việc thống nhất các chính sách
và thúc đẩy hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Sự hợp tác này giúp đảm bảo mọi công dân của
APEC có thể tiếp cận với việc đào tạo và công nghệ để hưởng thụ các lợi ích từ thương
mại và đầu tư mở.
3. Phạm vi hoạt động của APEC:
Các hoạt động của APEC dựa trên 3 trụ cột chính là:
- Tự do hoá thương mại và đầu tư: tập trung vào việc mở cửa thị trường, cắt giảm và tiến
đến xoá bỏ hoàn toàn các rào cản thuế và phi thuế đối với thương mại và đầu tư
- Thuận lợi hoá kinh doanh: tập trung vào giảm chi phí giao dịch, cải thiện việc tiếp cận
với thông tin thương mại, phát huy lợi ích của CNTT và truyền thông.Hợp tác kinh tế và
kỹ thuật: tập trung đào tạo và các hoạt động hợp tác nhằm xây dựng năng lực cho các nền
kinh tế thành viên ở cấp độ thể chế và cá nhân.
4. Cơ cấu tổ chức:
- Hội nghị cấp cao APEC: Gồm các nhà lãnh đạo cao nhất của các thành viên được tổ chức một
năm một lần và luân phiên nhau, nhằm đưa ra quyết định về phương hướng, chiến lược, nội

dung hoạt động chủ yếu của APEC.
- Hội nghị bộ trưởng APEC: Gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế của các nền kinh tế thành
viên, họp mỗi năm một lần (thường diễn ra trước hội nghị cấp cao). Hội nghị Bộ trưởng Ngoại
giao và Kinh tế do chủ tịch APEC năm đó chủ trì. Cương vị chủ tịch được luân phiên hằng năm
giữa các thành viên.
- Hội nghị các quan chức cao cấp: Gồm các Thứ trưởng, Vụ trưởng. Hàng năm thường có 3
cuộc họp chính thức và hai cuộc họp không chính thức. Các cuộc họp này nhằm thảo luận khả
năng hợp tác trong APEC và chuẩn bị nội dung cho hội nghị Bộ trưởng và hội nghị Cấp cao; xem
xét, điều phối ngân sách và các chương trình công tác của các diễn đàn khác nhau trong APEC.
- Ban Thư ký APEC: Ban Thư ký APEC được thành lập tháng 2/1993, có trụ sở tại Singapore.
Ban Thư ký có chức năng hỗ trợ và phối hợp các hoạt động của APEC như cung cấp hậu cần, kỹ
thuật và điều hành các vấn đề tài chính. Đứng đầu Ban Thư ký là một giám đốc điều hành do các
thành viên giữ cương vị Chủ tịch APEC cử ra đảm nhiệm với thời hạn một năm. Nhân viên Ban
Thư ký sẽ do các thành viên APEC cử sang làm việc và tuyển chọn tại địa phương.


5. Cơ chế hoạt động:
APEC hoạt động như một diễn đàn hợp tác thương mại và kinh tế đa phương. Các nền kinh tế
thành viên thực hiện các hành động riêng lẻ và tập thể nhằm mở cửa thị trường và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Các hành động này được thảo luận tại Hội nghị các quan chức cao cấp (SOM),
Hội nghị Bộ trưởng và cuối cùng là Hội nghị các nhà lãnh đạo của 21 thành viên. Các nhà lãnh
đạo APEC là người đưa ra định hướng chính sách của APEC. Các Bộ trưởng và Hội đồng tư vấn
doanh nghiệp đệ trình lên các nhà lãnh đạo các vấn đề mang tính chiến lược. Các hoạt động và
dự án của APEC ở cấp chuyên viên do các quan chức cao cấp APEC định hướng và được thực
hiện thông qua Uỷ ban Thương mại và đầu tư, Uỷ ban Kinh tế, Uỷ ban quản lý và Ngân sách và
Ban chỉ đạo SOM về Hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Các tiểu ban, nhóm chuyên gia, nhóm công tác
và nhóm đặc trách có trách nhiệm triển khai những hoạt động do 4 uỷ ban này đề ra.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×