Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

tìm hieu WTO va qua trinh ra nhap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.93 KB, 7 trang )

GIỚI THIỆU TỒNG QUAN VỀ WTO
WTO – Hiệp hội thương mại thế giới là sân chơi chung cho thị trường toàn cầu. Là Tổ
chức thương mại lớn nhất hành tinh điều chỉnh những hoạt động buôn bán đa phương
mang tính chất tương đối tự do, công bằng và tuân thủ những luật lệ rõ ràng.
Là Tổ chức Quốc tế duy nhất quản lý luật lệ giữa các quốc gia trong thương mại quốc tế,
đó là những hiệp định đã và đang tiếp tục được đàm phán và ký kết giữa các quốc gia
hoặc lãnh thổ quan thuế thành viên.
WTO hiện chiếm 97% giao dịch thương mại thế giới.
HỆ THỐNG
Được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1995 theo vòng đàm phán Urguay ( 1896- 1994).
Trụ sở chính: Geneva, Thụy Sĩ
Thành viên: 149 quốc gia ( 11/2005_
Quỹ ngân sách: 175 triệu Franc Thụy Sĩ vào năm 2006
Hội đồng thư ký: 635 thành viên
Người đứng đầu: Pascal Lamy (Director-General)
Hội phí của mỗi thành viên được tính theo mức % thương mại của nước đó trong tổng
kim ngạch thương mại thế giới.
CHỨC NĂNG CƠ BẢN
Chức năng cơ bản:
-Quản lý, điều hành các hiệp định thương mai WTO
-Diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại
-Giải quyết các tranh chấp thương mại
-Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia thành viên.
-Trở giúp về mặt kỷ thuật và đào tạo cho các nước đang phát triển
-Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.


LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
- WTO kế tục và mở rộng phạm vi của tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về
thuế quan và Thương mại ( GATT)
- GATT ra đời sau đại thế chiến thứ 2, trong trào lưu hình thành hàng loạt các hoạt động


hợp tác kinh tế quốc tế, điển hình là Ngân hàng thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF)..
- Từ đó đến nay, GATT đã trãi qua 8 vòng đàm phán chủ yếu. Tuy nhiên, do thương mại
không ngừng phát triển, các vấn đề trong các cuộc đàm phán ngày càng mở rộng. Với tư
cách là một sự thỏa thuận. GATT có những hạn chế về quyền hạn.
- Để chấm dứt tình trạng nan giải đó, các bên tham gia GATT quyết tâm thành lập WTO
với đầy đủ tư cách là một tổ chức Quốc tế toàn cầu, đặt nền móng cho một hệ thống
thương mại đa phương bền vững trong tương lai.
- Ngày 15 tháng 04 năm 1994 tại Marốc, các nước thành viên đã ký hiệp định thành lập
tổ chức thương mại thế giới. Theo đó, WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ
thống Liên hiệp quốc và đi vào hoạt động từ 01 tháng 01 năm 1995.
1) Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định bao gồm :
- Hội nghị Bộ trưởng ( Ministerial Conference) là cơ quan quyền lực cao nhất, nhóm họp
ít nhất hai năm một lần. Là đại diện cấp Bộ trưởng thương mại của các quốc gia thành
viên. Có thẩm quyền quyết định mọi vấn đề, mọi quyết định phải thông qua 3/4 số phiếu
của các thành viên.
2) Cơ quan thường trực:
-Đại Hội đồng, có chức năng giải quyết và điều phối mọi hoạt động của WTO.
Đồng thời đóng vai trò là "Cơ quan giải quyết tranh chấp" ( Dispute Settlement Body) và
"Cơ quan rà soát chính sách" (Trade Policy Review Body)
-Là các quan chức tương đương cấp thứ trưởng của các quốc gia thành viên. Nhóm họp
khi có yêu cầu (trung bình 9 lần/năm)
-Dưới Đại hội đồng là các Hội đồng trực thuộc và các Ủy ban tương ứng như:
Hội đồng Thương mại hàng hóa ( Council for Trade in Goods )
Hội đồng Thương mại dịch vụ. ( Trade in Sevices)
Hồi đồng về quyền sở hữu trí tuệ (Council for Trade-Related Aspects of Intellectual


Property Rights)
và các Ủy ban trược thuộc tương ứng...(hình trên)

Các hội đồng trên chịu trách nhiệm việc thực thi Hiệp định WTO về từng lĩnh vực thương
mại tương ứng. Tham gia các Hội đồng là đại diện của các thành viên.
Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương,
bao gồm Hội đồng GATT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS;
3) Cuối cùng là các cơ quan thực hiện chức năng hành chính:
- Ban Thư ký WTO gồm 1 Tổng giám đốc và 4 phó tổng giám đốc. Được lập bởi Hội
nghị bộ trưởng.
-Tổng Giám đốc là đại diện hợp pháp của WTO, chức danh và nhiệm kỳ của TGĐ được
quyết định bở Hội nghị Bộ trưởng.
Phần lớn các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong một
số trường hợp, khi không đạt được sự đồng thuận, các thành viên có thể tiến hành bỏ
phiếu.
Khác với các tổ chức khác, mỗi thành viên chỉ có quyền bỏ 1 phiếu và các phiếu có giá trị
ngang nhau
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Toàn bộ hoạt động của WTO dựa trên một loạt các văn bản pháp lý đề cập tới rất nhiều
lĩnh vực thương mại.
Tuy nhiên các văn bản pháp lý này chỉ dựa trên một số nguyến tắc sau:
- Không phân biệt đối xử
- Thương mại ngày càng tự do thông qua đàm phán
-Xây dựng môi trường kinh doanh dễ dự đoán
- Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng
- Dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi


1 .Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam
Các mốc đánh dấu chặng đường gia nhập WTO của Việt Nam
- 4-1-1995: Đơn xin gia nhập WTO của Việt Nam được Đại hội đồng tiếp nhận.
- 31-1-1995: Ban xem xét công tác gia nhập (WP) của Việt Nam được thành lập với chủ
tịch là ông Eirik Glenne, đại sứ Na Uy tại WTO.

- 24-8-1995: Việt Nam nộp bị vong lục về chế độ ngoại thương VN và gửi tới Ban thư ký
WTO để luân chuyển đến các thành viên của ban công tác.
Năm 1998-1999: Các phiên hỏi và trả lời với ban xem xét công tác xét duyệt.
Đầu năm 2002: Việt Nam gửi bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ tới WTO và bắt
đầu tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên trên cơ sở bản chào ban đầu
về thuế quan và dịch vụ.
- 9-10-2004: Việt Nam và EU đạt thỏa thuận về việc Việt Nam gia nhập WTO.
- 9-6-2005: Việt Nam và Nhật Bản đạt được thỏa thuận cơ bản về vấn đề mở đường cho
Việt Nam sớm gia nhập WTO.
- 12-6-2005: Việt Nam cử một phái đoàn đàm phán hùng hậu sang Washington trước
thềm chuyến thăm Mỹ chính thức của Thủ tướng Phan Văn Khải với quyết tâm đi đến kết
thúc đàm phán song phương.
- 18-7-2005: Việt Nam và Trung Quốc đạt thỏa thuận về việc mở cửa thị trường để Việt
Nam gia nhập WTO.
-31-5-2006: Ký thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương với Mỹ - nước cuối cùng
trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.
- 26-10-2006: Việt Nam hoàn tất đàm phán đa phương tốt đẹp với các nước. Cuộc đàm
phán trước đó diễn ra căng thẳng và tưởng chừng không thể kết thúc được cho đến phút
chót.
- Ngày 07 tháng 11/2006, nước ta đã chính thức được kết nạp vào tổ chức này.

Thủ tục gia nhập WTO bao gồm các bước (hoặc các giai đoạn):
- Nộp đơn xin gia nhập;
- Ðàm phán gia nhập;
- Kết nạp.
a. Nộp đơn xin gia nhập:


Nộp đơn là bước đầu tiên và bắt buộc đối với một nước xin gia nhập WTO.
Ðồng thời với việc tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 71995; là thành viên đồng sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) vào tháng 3-1996;

tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 111998; Việt Nam đã sớm nhận thức tầm quan trọng của việc tham gia vào Tổ chức thương
mại thế giới (WTO).
1-1-1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO. WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của
WTO của Việt Nam và Việt Nam trở thành quan sát viên của tổ chức này.
31-1-1995, Nhóm công tác (của WTO) về việc Việt Nam gia nhập WTO được thành lập.
b. Ðàm phán gia nhập:
Ðể gia nhập WTO, tất cả các thành viên xin gia nhập đều phải tiến hành các cuộc đàm
phán. Nói cách khác, để gia nhập WTO, các nước xin gia nhập phải cam kết đưa ra những
nghĩa vụ (cam kết mở cửa thị trường, cam kết tuân thủ các hiệp định của WTO) mà mình
sẽ chấp thuận khi trở thành thành viên của WTO để đổi lấy những quyền (những ưu đãi
do các nước thành viên của WTO dành cho, được hưởng lợi từ hệ thống thương mại đa
biên với các luật chơi của WTO, được sử dụng các quy tắc giải quyết tranh chấp của
WTO...) mà WTO đem lại. Ðể gia nhập WTO, Việt Nam cũng phải thực hiện các cuộc
đàm phán xin gia nhập.
Giai đoạn đàm phán bao gồm các bước sau:
- Minh bạch hoá chính sách:
Minh bạch hoá chính sách là việc chính phủ nước xin gia nhập phải thông báo, mô tả
(phác hoạ) bức tranh chung về các cơ chế, chính sách thương mại, kinh tế của nước mình
có liên quan đến các hiệp định của WTO. Việc minh bạch hoá chính sách được thực hiện
thông qua việc Việt Nam gửi bản Bị vong lục về cơ chế ngoại thương của Việt Nam (trình
bày về hệ thống chính sách thương mại - kinh tế của Việt Nam) tới Nhóm công tác về
việc Việt Nam gia nhập WTO (sau đây gọi là Nhóm công tác) để Nhóm công tác xem xét.
Tất cả các thành viên đều có thể tham gia Nhóm công tác này. Nhóm công tác là tổ chức
chịu trách nhiệm thụ lý đơn xin gia nhập.
Trong quá trình Nhóm công tác xem xét, tất cả các nước thành viên WTO đều có thể yêu
cầu trả lời những câu hỏi mà họ quan tâm.
Việt Nam đã trả lời khoảng 2.600 nhóm câu hỏi do các thành viên WTO đưa ra và đã
thông báo hàng chục ngàn trang văn bản cho các thành viên WTO về hệ thống chính
sách, pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực thuế, đầu tư, nông nghiệp, thương mại hàng
hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ...



Theo quy định của WTO, khi việc xem xét của Nhóm công tác đã có những bước tiến
đáng kể, nước xin gia nhập có thể bắt đầu các cuộc đàm phán.
- Ðàm phán mở cửa thị trường:
Việc đàm phán được thể hiện ở 2 phương diện: đàm phán đa phương và đàm phán song
phương.
Ðàm phán đa phương: về mặt hình thức chính là các cuộc họp giữa Việt Nam với Nhóm
công tác. Các cuộc họp này được tiến hành ở Geneva, trụ sở của WTO. Về mặt thực chất,
đây là các cuộc họp nhằm tổng kết hoá các cam kết của Việt Nam. Tính đến 12-2005,
Việt Nam đã tiến hành 10 phiên đàm phán đa phương.
Ðàm phán song phương: là đàm phán giữa Việt Nam (nước xin gia nhập) với từng thành
viên khác nhau của WTO bởi vì mỗi nước thành viên có những lợi ích thương mại và yêu
cầu, toan tính khác nhau. Như đã nói ở trên, về mặt bản chất, khi gia nhập WTO, Việt
Nam có quyền tiếp cận thị trường của tất cả các thành viên WTO, được hưởng quyền
ngang với các thành viên khác của WTO, trong đó bao gồm cả việc được hưởng những
kết quả đàm phán giữa các thành viên khác với nhau, theo nguyên tắc tối huệ quốc của
WTO.
Mặc khác, Việt Nam cũng phải đưa ra mức thuế suất thấp và loại bỏ các hàng rào phi thuế
để các thành viên khác tiếp cận được thị trường Việt Nam. Ðồng thời, Việt Nam phải cam
kết tuân thủ các quy định trong các hiệp định của WTO liên quan đến việc mở cửa thị
trường cho các đối tác thương mại.
Do vậy, nói một cách khác, các cuộc đàm phán song phương nhằm xác định các lợi ích
mà các thành viên của WTO có thể thu được từ việc gia nhập của một thành viên mới.
Khi các cuộc đàm phán song phương này kết thúc và Việt Nam trở thành thành viên
WTO, các cam kết qua các cuộc đàm phán sẽ trở thành cam kết áp dụng cho tất cả các
thành viên WTO. Có khoảng 30 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương với Việt Nam.
Tính đến 30-10-2005, Việt Nam đã kết thúc đàm phán với 21 đối tác.
Khi bước vào giai đoạn đàm phán, nước xin gia nhập cũng bắt đầu đưa ra Bản chào. Bản
chào là danh mục những cam kết về thuế quan, về thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí

tuệ...đáp ứng yêu cầu của các nước thành viên Nhóm công tác. Bản chào là cơ sở để tiến
hành các cuộc đàm phán mở cửa thị trường. Sau một quá trình đàm phán, các cam kết,
các nghĩa vụ trong Bản chào này sẽ được sửa đổi. Cuối cùng, các cam kết, nghĩa vụ đưa
ra trong Bản chào này sẽ trở thành những cam kết chính thức khi kết thúc đàm phán.
Ðến nay, sau các phiên họp với Nhóm công tác từ 1998 đến 2001, Việt Nam đã hoàn
thành giai đoạn minh bạch hoá chính sách. Bản chào đầu tiên đã được Việt Nam gửi tới
Ban thư ký của WTO vào tháng 12-2001. Tính đến 12-2005, Việt Nam đã đưa ra Bản
chào thứ tư.
c. Kết nạp:


Theo thông lệ, khi Nhóm công tác đã kết thúc việc xem xét chế độ ngoại thương của
nước xin gia nhập, đồng thời các cuộc đàm phán đa phương, song phương về mở cửa thị
trường đã kết thúc, Nhóm công tác sẽ dự thảo một Báo cáo gia nhập của nước xin gia
nhập, bao gồm một Nghị định thư gia nhập và các danh mục ghi các cam kết của nước
xin gia nhập (là tổng hợp kết quả của các thoả thuận trong các phiên đàm phán đa phương
và các cam kết trong các phiên đàm phán song phương).
Các văn bản này sẽ được trình lên Ðại hội đồng hoặc Hội nghị bộ trưởng. Tại cuộc họp
của Hội nghị bộ trưởng, nếu 2/ 3 số thành viên của WTO chấp thuận, quyết định về việc
gia nhập sẽ được thông qua. Sau đó, Nghị định thư gia nhập của Việt Nam sẽ được được
Tổng giám đốc WTO và chín phủ Việt Nam ký và Việt Nam trở thành thành viên của
WTO. 30 ngày sau khi chủ tịch nước (hoặc quốc hội) phê chuẩn nghị định thư, Việt Nam
sẽ chính thức trở thành thành viên WTO.
Ðể gia nhập được WTO, Việt Nam cần kết thúc việc đàm phán song phương, đàm phán
đa phương, hoàn thành Báo cáo gia nhập, để bắt đầu bắt tay vào dự thảo Nghị định thư
gia nhập.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×