Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài thảo luận đường lối câu 6 kinh tế tri thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.36 KB, 5 trang )

I/ Quá trình phát triển của kinh tế tri thức
- Từ những thập niên 60 của thế kỷ 20, kinh tế tri thức đã manh nha xuất hiện trong đời
sống kinh tế - xã hội ở Hoa Kỳ.
- Năm 1962, lần đầu tiên khái niệm kinh tế kiến thức ra đời trong một công trình nghiên
cứu của Fritz Machlup với nhan đề: Sản xuất và phân phối kiến thức ở Hoa Kỳ.
- Những năm 1970, nổi lên khái niệm kinh tế thông tin trong một công trình của Marc
Porat khi nghiên cứu về việc phát triển của các khu vực kinh tế ở Mỹ từ giữa thế kỷ 19
đến năm 1970.
- Đến năm 1990, xu hướng bắt đầu thống nhất kể từ khi Tổ chức nghiên cứu của Liên
Hợp Quốc đưa ra khái niệm kinh tế tri thức trên cơ sở xác định tính chất của loại hình
kinh tế này.
- Sáu năm sau - năm 1996- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ( OECD) điều chỉnh lại
với tên gọi sát hợp hơn: Kinh tế dựa trên tri thức.
II/ Kinh tế tri thức là gì?
- Đến năm 2000, tổ chức OECD lại có định nghĩa rõ ràng hơn đó là: Nền kinh tế trong đó
sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng tạo
ra của cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành kinh tế. Nói cách khác, kinh tế tri thức là
kinh tế dựa trên tri thức.
Các tiêu chí của nền kinh tế tri thức là:
- Cơ cấu GDP: hơn 70% là từ các ngành sản xuất và dịch vụ áp dụng công nghệ cao.
- Cơ cấu V.A: hơn 70% là do lao động trí tuệ mang lại.
- Cơ cấu lao động: hơn 70% là công nhân tri thức.
- Cơ cấu tư bản: hơn 70% là tư bản con người
Nhìn chung lại, khái niệm “kinh tế tri thức” phản ánh một đặc điểm tổng hợp, Trong nền kinh tế này,
tỷ trọng các ngành sản xuất vật chất suy giảm không ngừng, tỷ trọng các ngành sản xuất phi vật
chất, dịch vụ tăng nhanh chóng và giữ vai trò chủ đạo, trong đó lĩnh vực tri thức thông tin phát triển
mạnh nhất. Sở hữu trí tuệ trở thành hiện thực phổ biến. Tương ứng với cơ cấu kinh tế đó, lợi nhuận
thu được từ lao động đơn giản, đất đai.Các ngành công nghiệp viễn thông, sản xuất công cụ và thiết
bị xử lý thông tin và việc ứng dụng khoa học công nghệ vào khoa học, y tế, giáo dục...phát triển với
tốc độ cao.


1.
III/ Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức
- Thứ nhất là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trong 15 năm qua, các nền kinh tế
phát triển trên thế giới đã có những chuyển đổi to lớn, sâu sắc về cơ cấu kinh tế,
về cách thức hoạt động và các qui tắc hoạt động; đang phát triển nhanh các ngành
kinh tế dựa vào tri thức; các ý tưởng đổi mới và công nghệ là chìa khoá cho việc
tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống.


- Thứ hai là sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên
tiến nhất, tiêu biểu nhất của nền sản xuất tương lai. Các ngành kinh tế tri thức đều
phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển. Các doanh nghiệp đều có
sản xuất công nghệ, đồng thời có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ,
có thể gọi là doanh nghiệp tri thức, trong đó khoa học và sản xuất được nhất thể
hoá, không còn phân biệt phòng thí nghiệm với công xưởng, những người làm
việc trong đó là công nhân tri thức, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất.
- Thứ ba là việc ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết
lập mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nước, nối với hầu hết các tổ chức,
các gia đình. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất. Mọi người đều có
nhu cầu thông tin và được truy nhập vào các kho thông tin cần thiết cho mình.
Mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội đều có tác động của công nghệ thông tin để
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, cũng chính vì vậy nhiều người gọi nền
kinh tế tri thức là nền kinh tế số hay kinh tế mạng.
- Thứ tư là các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển. Trong cùng
một lĩnh vực, khi một công ty thành công hơn, lớn mạnh hơn, thì công ty khác tìm
cách sáp nhập vào hoặc chuyển hướng khác ngay, nếu không muốn bị phá sản.
- Thứ năm là xã hội thông tin thúc đẩy sự dân chủ hoá. Mọi người đều dễ dàng
truy cập đến các thông tin cần thiết. Dân chủ hoá các hoạt động và tổ chức điều
hành trong xã hội được mở rộng. Người dân nào cũng có thể được thông tin kịp
thời về các quyết định của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức có liên quan đến họ và

họ có thể có ý kiến ngay nếu thấy không phù hợp.
- Thứ sáu, xã hội thông tin là một xã hội học tập. Giáo dục rất phát triển. Hệ thống
giáo dục phải đảm bảo cho mọi người có thể học tập bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu.
Mạng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng cho việc học tập suốt đời.
- Thứ bảy, vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức. Tri thức là nguồn lực
hàng đầu tạo sự tăng trưởng. Không phải như các nguồn lực khác bị mất đi khi sử
dụng, tri thức và thông tin có thể được chia sẻ và trên thực tế lại tăng lên khi sử
dụng. Nền kinh tế tri thức do đó là một nền kinh tế dư dật chứ không phải khan
hiếm.
- Thứ tám, sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy
sự phát triển. Công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn; quá
trình từ lúc ra đời, phát triển rồi tiêu vong của một lĩnh vực sản xuất, hay một
công nghệ chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng. Các doanh nghiệp muốn trụ được
và phát triển thì phải luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm. Sáng tạo là linh hồn
của sự đổi mới.
- Thứ chín, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hoá. Thị trường và sản
phẩm mang tính toàn cầu, một sản phẩm sản xuất ở bất kỳ nơi nào cũng có thể
nhanh chóng có mặt khắp nơi trên thế giới. Quá trình toàn cầu hoá cũng là quá
trình chuyển sang nền kinh tế tri thức, toàn cầu hoá và kinh tế tri thức thúc đẩy
nhau, gắn quyện với nhau, là hai anh em sinh đôi của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ hiện đại.
- Thứ mười là sự thách thức đối với văn hoá. Do thông tin, tri thức bùng nổ, trình
độ văn hoá nâng cao, nội dung và hình thức các hoạt động văn hoá phong phú, đa
dạng. Nhu cầu thưởng thức văn hoá của người dân cũng tăng cao. Giao lưu văn
hoá hết sức thuận lợi, tạo điều kiện cho các nền văn hoá có thể tiếp thu các tinh


hoa của nhân loại để phát triển nền văn hoá của mình. Nhưng mặt khác các nền
văn hoá đứng trước những rủi ro rất lớn: bị pha tạp, dễ mất bản sắc, dễ bị các sản
phẩm văn hoá độc hại tấn công phá hoại, mà rất khó ngăn chặn.

IV/ Việt Nam và nền kinh tế tri thức
1/ Tác động của nền kinh tế tri thức đốI vớI Việt Nam
a/ Tác động của nền kinh tế tri thức đốI vớI Khoa học công nghệ:
- Trước xu hướng phát triển kinh tế tri thức, khoa học công nghệ từng bước trở
thành lực lượng lao động quan trọng và trực tiếp. Sự biến đổI vị thế của khoa học
công nghệ đã làm cho nhóm ngành này có những bước phát triển vượt trộI cả về
số lượng và chất lượng. Đáng chú ý nhất là ngành Công nghệ thông tin và Công
nghệ sinh học.
- Hiện nay, không ai phủ nhận sự phát triển nhanh, mạnh của ngành Công nghệ
thông tin, ngành này trực tiếp len lõi vào mọI lĩnh vực của đờI sống xã hộI đồng
thờI nó còn là đòn bẩy giúp các ngành khoa học khác phát triển. Cũng như nhiều
quốc gia trên thế giớI, Việt Nam có sự đầu tư đáng kể cho ngành khoa học có thể
mang lạI lợI nhuận khổng lồ này.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin được tiến hành trong mọI lĩnh vực của cuộc
sống, mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp đất nước, nối vớI hần hết các tổ
chức và gia đình.
- Các sản phẩm phần mềm mang thương hiệu Việt đã và đang xuất hện trên thị
trường như một sản phẩm hàng hóa bên cạnh những sản phẩm vật chất truyền
thống. [dẫn chứng: máy rút tiền ATM do TS. Đỗ Đức Cường phát minh, hiện nay
có khoảng 5000 máy ATM trên khắp cả nước]
- Sự phát triển của Công nghệ sinh học tạo tiền đề cho Y học phát triển mạnh. Đến
nay, Việt Nam đã hình thành ngành công nghiệp sản xuất vắc xin phục vụ nhu cầu
trong nước và hướng tới xuất khẩu. Gần đây, các nhà khoa học đã thành công
trong việc nghiên cứu, làm chủ công nghệ và tạo ra quy trình sản xuất vaccine
viêm gan B thế hệ mới dựa trên công nghệ ADN (vaccine tái tổ hợp)...
b/ Tác động của nền kinh tế tri thức đốI vớI cơ cấu kinh tế - xã hộI
Sự xuất hiện các xí nghiệp sản xuất được tự động hóa cao độ và rất linh hoạt, do
tác động đồng bộ của tiến bộ khoa học trong hàng loạt lĩnh vực, mà đặc biệt là
trong Công nghệ kỹ thuật tin học và truyền thông.
Bên cạnh ứng dụng các thành tựu công nghệ cao trong công nghiệp, ngành nông

nghiệp ở nước ta cũng đang dần cảI tiến và hoàn thiện, sử dụng nhiều hơn các
thiết bị hiện đạI trong quá trình tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, ngày
càng có nhiều nông dân đã tự tìm tòi và chế tạo ra các máy móc phục vụ sản xuất,
lai tạo thành công nhiều giống cây trồng cho năng suất cao.
2/ Thực trạng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
a)Những việc đã làm được
Đánh giá theo những đặc trưng của kinh tế tri thức , trong gần 20 năm đổi mới vừa
qua , việt nam đã đạt được những kết quả thể hiện chủ yếu
- Thứ nhất , tăng trưởng kinh tế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế :


Liên tục trong những năm qua , Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao và ổn định, đạt trung bình khoảng hơn 8% hàng năm trong giai đoạn 1990-2000 và
hơn 8% trong giai đoạn hiện nay . Tăng trưởng cao và ổn định đã có những tác động lan
tỏa tích cực đến các khía cạnh khác của đời sống kinh tế - xã hội .
Bên cạnh tăng trưởng cao , cơ cấu kinh tế nước ta trong những năm qua đã có sự chuyển
dịch với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị tăng cao, trong đó có nhiều lĩnh vực dựa
nhiều vào tri thức ngày càng tăng . tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong GDP giảm và tỷ
trọng lĩnh vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng lên . một số lĩnh vực như công
nghệ thông tin , công nghiệp công nghệ cao , đã dần hình thành và phát triển đáng kể .
- Thứ hai , xây dựng thể chế kinh tế thị trường tạo điểu kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế tự nhận những năm gần đây , cơ cấu lao động thay đổi với sự từng bước gia
tăng của lực lượng lao động xử lý thông tin , làm dịch vụ , làm văn phòng …( còn
gọi là lao động tri thức ). Các doanh nghiệp tư nhân đã tham gia vào hầu hết các
ngành , các lĩnh vực của nền kinh tế, với tổ chức sản xuất – kinh doanh linh hoạt , nỗ
lực cải tiến công nghệ , tăng năng suất , thâm nhập thị trường .
- Thứ ba , chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cho đến nay , lần đầu tiên nước ta đã thiết
lập được mối quan hệ bình thường . Với tất cả các nước lớn , các trung tâm kinh tế
tài chính lớn trên thế giới . Điều này góp phần cho sự phát triển kinh tế , tiếp nhận
chuyển giao khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất lao động , xóa đói giảm nghèo .

- Thứ tư từng bước hình thành kết cấu hạ tầng then chốt cho nền kinh tế tri thức .
mạng thông tin được đánh giá là 1 trong những kết cấu hạ tầng quan trọng của nền
kinh tế tri thức . Trong những năm qua nhờ những nỗ lực thực hiện các chương trình
quốc gia về công nghệ thông tin và chiến lược đẩy nhanh phát triển lĩnh vực viễn
thông , mạng thông tin ở nước ta đã được hình thành và mở rộng nhanh chóng .
Nhiều công ty đã áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý , kinh doanh .
b)Những việc có thể làm nhưng chưa làm được :
- Thứ nhất , chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp và chưa được cải thiện
- Thứ hai , nền kinh tế thị trường và thể chế thị trường còn non yếu , thiếu sót và nhiều
méo mó , hệ thống thể chế thị trường ở nước ta còn nhiều mặt hạn chế chưa theo kịp
diễn biến thực tế , cải cách hành chính diễn ra chậm chạp .
- Thứ ba , quá trình chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế chưa mạnh và chưa đồng đều .
Quá trình phát triển nhận thức về toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế còn chậm
trong các cấp , thiếu sự quyết tâm . Việc chỉ đạo phối hợp thực hiện còn thiếu nhất
quán .
- Thứ tư , các lĩnh vực biểu hiện đặc trưng của nền kinh tế tri thức chưa phát triển .
Các ngành mới , đại diện cho kinh tế tri thức hoặc chưa hình thành hoặc mới ở trình
độ sơ khai . Số doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm , đầu tư cho nghiên cứu và triển khai
nhằm tạo ra công nghệ mới là không đáng kể .
Tri thức chưa thực sự trở thành nguồn vốn quí , ý thức xã hội và thể chế pháp lí về
quyền sở hữu trí tuệ còn quá kém .
3/Triển vọng từng bước phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
vì là 1 bước đang phát triển và đang chuyển đổi nên quá trình công nghiệp hóa , hiện đại
hóa ở Việt Nam là 1 quá trình thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ “ chuyển từ kinh tế nông
nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức cùng 1
lúc và trong quan hệ thúc đẩy lẫn nhau với việc chuyển từ kinh tế kế hoạch tập trung
quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa “ Định hướng quan trọng là


phải nắm bắt các tri thức và công nghiệp và các ngành kinh tế hiện có , đồng thời phát

triển các ngành dịch vụ dựa vào tri thức
4/ Phương hướngvà đề xuấ giải quyết nhằm phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
Có 3 nhân tố cơ bản quyết định sự hình thành nền kinh tế tri thức:
a/ Nhân lực
- Yếu tố quyết định của mọI nền kinh tế là nguồn nhân lực, đặc biệt trong nền kinh tế tri
thức phụ thuộc hoàn toàn vào ngườI có tri thức, có trình độ cao
- Nước ta có dân số động, lực lượng lao động dồI dào, tuy nhiên còn yếu về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, để xây dựng độI ngũ trí thức, đề án “Phát triển giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ gần vớI độI ngũ trí thức trong thờI kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước, hộI nhập quốc tế” của HộI nghị trung ương 7 đã đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ,
giảI pháp xây dựng độI ngũ trí thức:
+ Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợI cho hoạt động của trí thức.
+ Xây dựng, thực hện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức
+ Tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồI dưỡng trí thức
+ Đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hộI của
trí thức
+ Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng đốI vớI độI ngũ trí thức
b/ Phát triển và đổI mớI công nghệ kỹ thuật
- VớI tình hình của nước ta hiện nay thì phương pháp hiệu quả nhất là dựa vào nguồn lực
nước ngoài thông qua nhập công nghệ, hợp tác vớI nước ngoài, thực sự mở cửa để thu
hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Các biện pháp lâu dài:
+ Phát huy sức sáng tạo trong khoa học: chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện cho cán bộ
nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.
+ Các chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học, đổI mới công nghệ, cơ chế quản lý
kinh tế
+ Tăng đầu tư cho khoa học công nghệ
+ Phát triển các khu công nghệ cao
c/ Tạo lập cơ sở hạ tầng
- Xây dựng một cơ sở vật chất đầy đủ, bền vững, đặc biệt là hạ tầng thông tin.

- Cần ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm: luật CNTT, các quy định về
chứng thực điện tử, giao dịch điện tử, thanh toán qua mạng. Thực thi nghiêm chỉnh luật
sở hữu trí tuệ, có chính sách bảo hộ thương hiệu các sản phẩm công nghệ thông tin Việt
Nam
- Nhà nước cần có những cảI cách về hành chính, tạo lập một hành lang pháp lý thông
thoáng, an toàn, thiết lập một cơ chế ổn định, minh bạch để tạo một cơ sở cho sự cạnh
tranh bình đẳng lành mạnh giữa các doanh nghiệp.



×