Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài làm thảo luận tư tưởng hồ chí minh những truyền thống dân tộc có ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng hồ chí minh như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.55 KB, 5 trang )

Bài làm thảo luận tư tưởng hồ chí minh của Đinh Thiện Hiếu
Đề bài: những truyền thống dân tộc có ảnh hưởng đến sự hình thành tư
tưởng hồ chí minh như thế nào?
Bài làm
Tư tưởng HCM bắt nguồn từ những nhân tố cơ bản sau đây:

1. Truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam:

Là người con ưu tú nhất của dân tộc, Tư tưởng HCM bắt nguồn trước hết từ
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; quê hương gia đình.

Truyền thống yêu nước Việt Nam:

Tinh thần anh hùng bất khuất trong công cuộc dựng nước và giữ nước là
dòng chảy xuyên suốt lịch sử, là nhân tố đứng đầu, là giá trị tinh thần con người
Việt Nam, là đạo lý làm người, là niềm tự hào dân tộc, là bản sắc văn hóa tạo thành
động lực, thành sức mạnh tồn tại và phát triển của dân tộc suốt 4000 năm.
HCM khẳng định: “Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn, đó là truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần
ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi
sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và
những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Với việc gắn kết thi đua
với yêu nước, Hồ Chí Minh đã bồi dưỡng, thúc đẩy phong trào thi đua song song
với việc phát triển, hun đúc lòng yêu nước của mỗi người và cả dân tộc. Thi đua
phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, thi đua thực hành
tiết kiệm, không tham ô lãng phí gắn với thi đua giành độc lập tự do cho đất
nước.


Với Hồ Chí Minh, thi đua yêu nước là qua những việc làm cụ thể hàng ngày trên


cương vị công tác của mỗi người. Người nói “Yêu nước thì việc gì có lợi cho nhân
dân, dù khó khăn mấy cũng phải ra sức làm cho kỳ được. Điều gì có hại cho dân,
dù khó khăn mấy cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết”. Xuất phát từ quan điểm công
việc hàng ngày là nền tảng của thi đua, Hồ Chí Minh kêu gọi người người thi đua,
nhà nhà thi đua, ngành ngành thi đua, sĩ, nông, công, thương, già, trẻ, gái, trai, vô
luận ở địa vị nào, làm công việc gì đều có thể và cần phải tham gia phong trào thi
đua yêu nước. Người coi việc thi đua yêu nước là công việc của toàn dân, cần có
sự liên kết mọi lực lượng của dân tộc ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Người
còn nhắc nhở: “Thi đua không phải là một việc làm nhất thời mà là công việc lâu
dài và rộng khắp”.

Truyền thống đoàn kết tương thân tương ái:

Nhân nghĩa, thủy chung, cưu mang đùm bọc, lá lành đùm lá rách,… truyền
thống này bắt nguồn từ yêu cầu chống thiên tai thường xuyên của dân tộc. Kế thừa
nâng cao truyền thống này trong quá trình Cách mạng, Hồ Chí Minh luôn yêu cầu
cán bộ, Đảng viên, Nhân dân ta phải thực hiện bốn chữ: Đồng lòng, Đồng sức,
Đồng tình, Đồng minh.

Truyền thống thông minh, sáng tạo, cần cù, nhẫn nại:

Trong lao động sản xuất và chống xâm lược

Truyền thống hiếu học, cầu tiến, hòa hợp, lạc quan yêu đời:


Luôn sẵn sàng đón nhận những tinh hoa văn hóa của nhân loại, những tư
tưởng bài ngoại, thủ cựu, hẹp hòi, cực đoan đều xa lạ với truyền thống con người
Việt Nam, Bác Hồ là biểu hiện sống động của truyền thống tốt đẹp này.


Hồ Chí Minh tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc bắt đầu từ truyền
thống quê hương, gia đình.

Nghệ Tĩnh, quê hương người là mãnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống
ngoại xâm, là vùng địa linh, nhân kiệt, nơi sản sinh nuôi dưỡng nhiều anh hùng dân
tộc như Mai Thúc Loan (chống nhà Đường, xây thành Vạn An 722), Nguyễn Biễu,
tướng nhà Trần, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái,
Trần Phú; nơi có thành quách, đại vạc, đại huệ do Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương xây
dựng, có di tích thành Lục Niên do Lê Lợi xây dựng.

Là nơi con người hiếu học: sự học như một nghề luôn được quan tâm, lo
lắng, hãnh diện, tự hào, luôn hướng tới sự thành đạt bằng nghề đèn sách, khoa
bảng.

Nơi sinh đại thi hào, danh nhân Nguyễn Du, từ 1635 – 1901 có 193 người
đậu tú tài, cử nhân, có một Nguyễn Sinh Sắc đậu đại khoa phó bảng.

Truyền thống gia đình: Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn trước hết từ truyền
thống gia đình bên nội, ngoại, nhất là Tư tưởng, phong cách của Nguyễn Sinh Sắc_
Thân sinh Hồ Chí Minh.

Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là người bị mồ côi cha, mẹ từ nhỏ, nhà nghèo,
thông minh, có ý chí kiên cường, nghị lực quả cảm phi thường, khắc phục mọi khó
khăn quyết thực hiện bằng được chí hướng của mình, chiếm lĩnh đỉnh cao của trí


tuệ, là người sống gần gũi với dân, có lòng thương dân sâu sắc, ông chủ trương dựa
vào dân để thực hiện mọi cải cách Chính trị, xã hội, thường xuyên trăn trở con
đường cứu nước, cứu dân, luôn liên hệ với Phan Bội Châu, Nguyễn Thiệu Quý,
Trần Thâu, … những người có tư tưởng yêu nước mưu đại sự.


Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu sắc lòng vị tha, nhân hậu, thủy chung cần
mẫn của người mẹ, tình yêu thương nhân hậu sâu nặng của ông bà ngoại,…

Tất cả những nhân cách gần gủi, thân thương đó là tác động mạnh mẽ tới
việc hình thành nhân cách Hồ Chí Minh từ tấm bé.
Truyền thống bất khuất:
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn liền
với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc Việt Nam đã hình
thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền vững.
Tinh thần ấy, tình cảm ấy theo thời gian đã trở thành lẽ sống của mỗi con người
Việt Nam, chúng làm cho vận mệnh mỗi cá nhân gắn chặt vào vận mệnh của cộng
đồng, vào sự sống còn và phát triển của dân tộc. Chúng là cơ sở của ý chí kiên
cường, bất khuất, tinh thần dũng cảm hy sinh vì dân, vì nước của mỗi con người
Việt Nam, đồng thời là giá trị tinh thần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và của
mỗi cá nhân trong quá trình dựng nước và giữ nước, làm nên truyền thống yêu
nườc, đoàn kết của dân tộc. Dù lúc thăng,lúc trầm, nhưng chủ nghĩa yêu nước và
truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam bao giờ cũng là tinh hoa đã được
hun đúc và thử nghiệm qua hàng nghìn năm lịch sử chinh phục thiên nhiên và
chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta. Chủ nghĩa yêu nước,
truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa
cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

Truyền thống tự chủ:


Truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
- Lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước được hình thành từ rất sớm và trở thành
một tính chất của mọi người dân Việt và đây là một yếu tố quan trọng nhất để
Nguyễn Tất Thành đi vào con đường cách mạng (Lòng yêu nước là cái vốn có của

người dân Việt. Vấn đề đặt ra là Đảng phải khơi gợi).
- Cho đến nay, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam kể cả thắng lợi công cuộc
đổi mới đều có cội nguồn từ lòng yêu nước, với học thuyết được du nhập vào Việt
Nam đều phải thông qua lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước của người dân Việt.
- Truyền thống đoàn kết, đoàn kết là sự gắn bó hợp tác với nhau để tạo nên sức
mạnh. Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng với sự hình thành của dân tộc
Việt và cũng là cội nguồn của sức mạnh dân tộc Việt. Có 4 hình thức đoàn kết cơ
bản:
+ Đoàn kết gia đình
+ Đoàn kết trong cộng đồng và dòng họ
+ Đoàn kết trong cộng đồng làng xã.
+ Đoàn kết quốc gia dân tộc thể hiện ở chỗ: Có tính nội dung, có văn hóa chung và
có ngày giỗ tổ chung (10/3. âm lịch)
- Truyền thống nhân văn nhân ái quý trọng con người, hướng con người vào làm
điều thiện, đồng thời xử lý tinh tế các mối quan hệ, gia đình, vợ chồng, anh em, họ
hàng và đề cao tình nghĩa, quy tắc ứng xử trong xã hội. Do đó người Việt sống tình
cảm hơn, nhân nghĩa hơn, thông minh hơn.
- Trong lối sống của người Việt: giản dị, khiêm nhường, cởi mở và đặc biệt không
cực đoan, cố chấp. Vì vậy có thể tiếp thu những cái hay, cái tốt, cái đẹp của dân tộc
khác.
- Truyền thống văn hiến: Văn hiến là sự kết hợp nhuần nhuyễn của 3 yếu tố sau
đây. Tri thức, đạo đức, cái đẹp.
- Dân tộc Việt có khả năng học, hiếu học, coi trọng sự học, luôn luôn tôn vinh
những người học cao, đỗ đạt.



×