Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bản lĩnh truyền thống của dân tộc việt nam với quá trình phát triển đất nước và xh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.89 KB, 18 trang )

VNH3.TB2.557

BẢN LĨNH TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC, PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc
Học viện CT - HC QG Hồ Chí Minh

Mỗi dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình đều tự khẳng định và không
ngừng rèn luyện, nâng cao bản lĩnh. Bản lĩnh thể hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống và
hành động của mỗi dân tộc, mỗi con người trong đó nổi bật là bản lĩnh sống và bản lĩnh
chính trị. Bản lĩnh vừa thể hiện bản chất của dân tộc vừa thể hiện khoa học xử lý các mối
quan hệ. Bản lĩnh là cái cần có để bảo vệ và dựng xây đất nước và phát triển xã hội.
Trước công nguyên, các Vua Hùng dựng nước Văn Lang khởi đầu sự nghiệp dựng
nước và giữ nước, bắt đầu thời đại Hùng Vương - An Dương Vương với Nhà nước Văn
Lang và Âu Lạc. Thời đại đó kéo dài nhiều thế kỷ minh chứng sức sống và bản lĩnh của cư
dân Việt cổ. Bản lĩnh của dân tộc Việt Nam là một trong những giá trị truyền thống và được
hình thành và phát triển suốt chiều dài lịch sử.
Từ buổi đầu dựng nước, sự hình thành bản lĩnh của dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng
như giá trị nền móng. Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng các con chia nhau xuống biển, lên
rừng để khai khẩn, xây dựng đời sống kinh tế, tổ chức đời sống xã hội hình thành quốc gia
dân tộc. Truyền thuyết đó nói lên ý chí và quyết tâm chinh phục tự nhiên của cộng đồng sơ
khai người Việt. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh là sự phát triển cao của ý chí, bản lĩnh
nhằm trị thuỷ, chống thiên tai, làm kinh tế nông nghiệp. Truyền thuyết Thánh Gióng thể
hiện ý chí chống xâm lược của các thế lực bên ngoài bảo vệ cuộc sống của cộng đồng xã hội
người Việt cổ. Truyền thuyết phản ánh tính cách văn hoá và bản lĩnh của dân tộc hay chính
bản lĩnh, tính cách, văn hoá dân tộc trở thành huyền thoại.
Dân tộc, quốc gia Văn Lang hình thành và phát triển từ mấy nghìn năm trước. Đó là
liên minh của các bộ lạc hình thành cộng đồng chính trị - xã hội với một Nhà nước sơ khai,
đơn vị xã hội là công xã nông thôn và sự phát triển của nền nông nghiệp lúa nước. Sự khởi
đầu lịch sử của mỗi dân tộc đều phải trải qua một chặng đường chuyển hoá lâu dài từ công
xã nguyên thuỷ. Moóc-gan đã chia sự phát triển của loài người thành ba thời đại chính: thời


đại mông muội, thời đại dã man và thời đại văn minh. Ăngghen đã tán đồng nhận thức đó
của Moóc-gan. Ăngghen cho rằng: "Moóc-gan là người đầu tiên, với sự am hiểu vấn đề đã
tìm ra cách sắp xếp thời kỳ tiền sử của loài người thành một hệ thống nhất định, chừng nào
1


mà còn chưa có thêm được nhiều tài liệu khiến người ta thấy cần phải sửa đổi lại thì không
nghi ngờ gì nữa, cách chia thời kỳ của Moóc-gan vẫn còn giá trị"1. Khi phân tích những giai
đoạn văn hoá tiền sử theo Ăngghen Moóc-gan chỉ quan tâm đến hai thời đại đầu và bước
quá độ sang thời đại thứ ba. Trong hai thời đại đầu Moóc-gan chia mỗi thời đại thành các
giai đoạn thấp, giữa và cao với những đặc điểm cư trú, sinh hoạt, lao động và sáng tạo bước
đầu. Ăngghen đã khái quát lại nội dung của các thời đại theo quan niệm của Moóc-gan:
"Thời đại mông muội - thời đại trong đó việc chiếm hữu những sản vật tự nhiên sẵn có
chiếm ưu thế; những sản phẩm do con người tạo ra thì chủ yếu đều là những công cụ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc chiếm hữu kia. Thời đại dã man - thời đại trong đó con người
học được cách chăn nuôi súc vật và làm ruộng, học được những phương pháp thông qua
hoạt động của con người để tăng việc sản xuất các sản vật tự nhiên. Thời đại văn minh - thời
đại trong đó con người học được cách tinh chế thêm những sản vật tự nhiên, thời đại của
công nghiệp - hiểu theo nghĩa đích thực của từ này - và của nghệ thuật"2.
Trên mảnh đất Việt Nam con người xuất hiện khá sớm cách ngày nay mấy chục vạn
năm qua phát hiện ở các di chỉ khảo cổ ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi
Đọ (Thanh Hoá), Hàng Gòn (Đồng Nai). Theo cách nhận thức và phân chia của Moóc-gan
và Ăngghen thì các giai đoạn của văn hoá tiền sử cũng đã xuất hiện ở Việt Nam: Văn hoá
Sơn Vi (cách ngày nay hơn 18000 năm), văn hoá Hoà Bình (cách ngày nay 11000 năm), văn
hoá Bắc Sơn (cách ngày nay 10.000 năm), văn hoá Quỳnh Văn (cách ngày nay 6500 năm),
văn hoá Hạ Long (cách ngày nay khoảng 6000 năm) và văn hoá Bầu Tró (cách ngày nay
5000 năm). Trong thời văn hoá tiền sử ở Việt Nam, điểm nổi bật là con người đã từng bước
chế tạo công cụ để tiến hành lao động sản xuất từ công cụ bằng đá đến công cụ bằng kim
khí (đồ đồng và đồ sắt), làm nông nghiệp trồng trọt rồi chăn nuôi.
Sinh sống trên vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm hoàn cảnh thiên nhiên vô

cùng khắc nghiệt, người Việt cổ phải tự rèn luyện, tự thích ứng, vừa phải dựa vào điều kiện
tự nhiên (kinh tế săn bắt, hái lượm) vừa phải lao động sản xuất, chống thiên tai một cách
bền bỉ, ngoan cường mới có thể tồn tại và tự khẳng định mình. Người Việt cổ đã ra sức lao
động sản xuất để làm ra của cải vật chất nuôi sống mình và quần tụ lại phát triển cộng đồng
ngày càng đông đúc. "Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến
cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có
hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công
cụ cần thiết để sản xuất ra những thức đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là
sự truyền nòi giống"3.
Theo Ăngghen, quá trình khẳng định quốc gia, dân tộc "những trật tự xã hội, trong đó
những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là
do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác

1

Mác - Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tập 21, tr.46.
Mác - Ăngghen, Toàn tập, đã dẫn, tập 21, tr.53-54.
3
Mác - Ăngghen, Toàn tập, đã dẫn, tập 21, tr.44.
2

2


là do trình độ phát triển của gia đình"1. Sự tiến triển của cư dân Việt cổ từ những giai đoạn
văn hoá tiền sử sang thời đại văn minh cũng chính là quá trình định hình quốc gia Văn Lang
và hình thành dân tộc (khoảng thế kỷ VII trước công nguyên). Thời đại văn minh được đánh
dấu bởi sự phát triển của nền văn minh sông Hồng.
Văn minh sông Hồng được hình thành và phát triển từ những nền văn hoá nổi tiếng
mà khoa học khảo cổ đã phát hiện: văn hoá Phùng Nguyên (khoảng 4000 năm cách ngày

nay) xuất hiện đồ đồng khởi đầu thời đại kim khí; văn hoá Đồng Đậu (hơn 3000 năm trước);
văn hoá Gò Nhum (gần 3000 năm trước) và văn hoá Đông Sơn (khoảng 2500 năm cách
ngày nay và kéo dài đến một, hai thế kỷ sau công nguyên). Giá trị của văn minh sông Hồng
đã được nhiều nhà khoa học, nhiều công trình nghiên cứu khẳng định. Đó là nền văn minh
của người bản địa được hình thành sớm, trước khi những giá trị văn hoá, văn minh của bên
ngoài xâm nhập.
Bản lĩnh sống, bản sắc văn hoá của cư dân vươn lên mạnh mẽ từ thời văn hoá tiền sử
để khẳng định trong văn minh sông Hồng và tập trung vào việc xây dựng quốc gia, phát
triển xã hội của thời đại Hùng Vương - An Dương Vương (Văn Lang - Âu Lạc). Sự hoà
quyện đời sống thực tế với truyền thuyết đã làm nên diện mạo của dân tộc tự buổi bình minh
dựng nước. Sự phát triển của thời đại kim khí đánh dấu sự phát triển hay là cuộc cách mạng
về lực lượng sản xuất từ văn hoá Phùng Nguyên đến đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn với trình
độ văn hoá cả về kỹ thuật và nghệ thuật luyện và chế tạo đồ đồng (cả công cụ sản xuất, vũ
khí và nhạc khí). Truyền thuyết Thánh Gióng trong thời Hùng Vương đánh giặc Ân bằng
ngựa sắt làm rõ thêm thời đại kim khí.
Văn minh sông Hồng gắn liền với sự ra đời và phát triển nền nông nghiệp lúa nước,
góp phần hình thành trung tâm sản xuất lúa gạo ở Đông Nam Á phát triển cho đến này nay.
Truyền thuyết, sự tích bánh chưng, bánh dày, dưa hấu Mai An Tiêm làm phong phú thêm
giá trị của kinh tế nông nghiệp. Nền nông nghiệp lúa nước đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn
hoá, lối sống, phong tục tập quán và cả ý chí, nghị lực, tình nghĩa con người và cả phong
cách ứng xử của con người.
Cơ cấu xã hội làng xã (hay công xã nông thôn) đã định hình từ buổi đầu dựng nước.
Làng xã là sự quần tụ định cư của nhiều gia đình trên địa bàn xác định và liên hệ với nhau
bằng mối quan hệ huyết tộc và quan hệ láng giềng. Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng
trong cơ cấu làng xã, cơ cấu xã hội và cả trong phát triển kinh tế, sản xuất. Loài người từng
bước thoát khỏi chế độ quần hôn, phát triển thành gia đình huyết tộc, gia đình đối ngẫu để
chuyển thành gia đình một vợ một chồng. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Chử Đồng
Tử - Tiên Dung, Trầu Cau trong thời đại Hùng Vương đã cho thấy sự xác lập gia đình một
vợ một chồng. Các gia đình hạt nhân đó là đơn vị quan trọng trong phát triển kinh tế và hợp
thành cơ cấu xã hội làng xã bền vững.


1

Mác - Ăngghen, Toàn tập, đã dẫn, tập 21, tr.44.

3


Sự ra đời và hoạt động của bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc đánh dấu sự phát
triển về tổ chức cộng đồng của văn minh sông Hồng. Nhà nước đó thật sự làm chức năng tổ
chức đời sống của cư dân, quản lý điều hành các công xã nông thôn chống thiên tai, trị thuỷ
phát triển kinh tế nông nghiệp, chống giặc ngoại xâm. Nhà nước đó chưa hoàn toàn theo
đúng nghĩa nhà nước là cơ quan cai trị, thống trị của một giai cấp này đối với một giai cấp
khác mà là nhà nước sơ khai của một hình thái dân chủ làng xã của cư dân nông nghiệp. Sự
cố kết của con người không chỉ trong lòng xã hội mà còn ở cấp độ cao hơn là quốc gia, dân
tộc. Không như thế không thể xây dựng đất nước và phát triển xã hội.
Dân tộc Việt đã phải trải qua một thời kỳ lâu dài nằm dưới ách thống trị của phong
kiến phương Bắc - thời kỳ Bắc thuộc (từ năm 179 trước công nguyên đến năm 938 sau công
nguyên). Mặc dù vậy công cuộc xây dựng đất nước và phát triển xã hội vẫn không ngừng trệ.
Cư dân Việt đã bám chắc địa bàn làng xã để xây dựng kinh tế, gìn giữ giá trị văn hoá, truyền
thống, mặt khác kiên cường và khôn khéo chống lại chiến lược đồng hoá của một quốc gia
mạnh hơn nhiều lần và văn hoá, văn minh phát triển cao. Thoát khỏi được âm mưu đồng hoá
thâm độc và sự thống trị tàn bạo của nước ngoài để trở về với giá trị của chính mình là nhờ
dân tộc Việt đã có bề dầy hàng vạn năm văn hoá tiền sử và hàng ngàn năm văn minh sông
Hồng. Không những thế khi trở về cư dân vật còn phong phú hơn về giá trị văn hoá, mạnh lên
về quân sự và kinh nghiệm chính trị và dày dạn hơn về bản lĩnh. Điều cần nhấn mạnh là thời
Bắc thuộc, người Việt đã bộc lộ khả năng tiếp nhận, thích ứng và hội nhập. Người Việt đã
tiếp nhận Phật giáo, Nho giáo để làm phong phú giá trị văn hoá bản địa.
Hơn mười thế kỷ xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến độc lập (thế kỷ X XIX), là quá trình hun đúc và khẳng định ngày càng rõ hơn những giá trị truyền thống và
bản lĩnh Việt Nam. Mười thế kỷ với 10 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ và giải

phóng đất nước thể hiện ý chí và khát vọng độc lập dân tộc "Nam quốc sơn hà nam đế cư"
để không ngừng xây dựng, phát triển đất nước, xã hội vững bền "Sơn hà thiên cổ điện kim
ân" (Trần Nhân Tông). Đánh giặc ngoại xâm để khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc
"Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ" (Quang Trung) và như mong muốn của
Nguyễn Trãi đất nước từ nay vững bền, đổi mới.
Các triều đại phong kiến nối đời dựng nước, phát triển chế độ xã hội phong kiến Việt
Nam. Lịch sử các triều đại đó có bước thăng trầm, thịnh suy song lợi ích, quyền lực dòng họ
(mỗi triều đại là do một dòng họ nắm quyền) phải đặt dưới lợi ích của quốc gia dân tộc. Khi
mỗi triều đại đã suy yếu, vai trò lịch sử của dòng họ đó đã hết thì tất yếu chuyển sang triều
đại mới bằng cách này hay cách khác. Ở mỗi bước ngoặt đó đều kết thúc sự suy vong và mở
đầu cho sự phát triển và đều gắn với vai trò của những nhân vật lịch sử tiêu biểu "tuy mạnh
yếu có lúc khác nhau, nhưng hào kiệt không đời nào thiếu" (Nguyễn Trãi).
Hào kiệt là các bậc minh quân, các thủ lĩnh chính trị, quân sự lỗi lạc và hào kiệt còn
là những bậc hiền tài, những trí thức lớn tài cao đức rộng "Hiền tài là nguyên khí quốc gia"
(Thân Nhân Trung). Đó là những con người kết tinh và tiêu biểu cho trí tuệ, ý chí và bản
lĩnh của quốc gia dân tộc, mong muốn và làm hết sức mình để xây dựng đất nước phát triển
xã hội. Nhiều cuộc cải cách nhằm canh tân và phát triển đất nước đã diễn ra trong lịch sử.
4


Cải cách của Khúc Thừa Dụ (đầu thế kỷ XX), của Lý Công Uẩn (đầu thế kỷ XI), của Trần
Thủ Độ (đầu thế kỷ XIII), Hồ Quý Ly (cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV), Lê Thánh Tông
(cuối thế kỷ XV), Đào Duy Từ (đầu thế kỷ XVII), Trịnh Cương (đầu thế kỷ XVIII), Quang
Trung - Nguyễn Huệ (cuối thế kỷ XVIII), Minh Mạng (đầu thế kỷ XIX). Thế kỷ XIX trong
hoàn cảnh khắc nghiệt vẫn nổi lên những nhân vật tiêu biểu cho xu thế đổi mới như Nguyễn
Công Trứ, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện... Những nhân vật
đó với những chủ trương táo bạo để chấm dứt sự lạc hậu, trì trệ của đất nước, xã hội phong
kiến đã suy tàn để đổi mới mạnh mẽ, thậm chí hướng tới nền thương mại kỹ nghệ, khoa học
kỹ thuật phương Tây.
Là một nước nông nghiệp, song từ rất sớm quốc gia phong kiến Việt Nam đã chú

trọng giao thương, buôn bán với nước ngoài. Năm 1149 vua Lý Anh Tông đã cho mở
thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh). Giao thương với các nước trong khu vực và cả
phương Tây đã sớm được mở ra. Cuối thế kỷ XV người Bồ Đào Nha đã đến buôn bán ở
Việt Nam. Đầu thế kỷ XVII thương nhân các nước Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan, Anh,
Pháp đều đã đến buôn bán, mở thương điếm cả ở Đàng Ngoài và Đàng Trong. Các thương
cảng nổi tiếng ở đàng ngoài như Thăng Long, Phố Hiến, ở đàng trong như Hội An buôn bán
gốm sứ, tơ lụa với nước ngoài. Cùng với các thương nhân, các giáo sĩ phương Tây cũng đã
đến Việt Nam truyền đạo Gia Tô từ thế kỷ XVI. Để phục vụ cho mục đích truyền đạo, giáo
sĩ Alexandre de Rhodes đã la tinh hoá tiếng Việt và sáng tạo ra chữ viết mới - quốc ngữ.
Cùng với việc giữ đạo Phật, phát triển tư tưởng nho giáo, một bộ phận người Việt từ thế kỷ
XVII đã tiếp thu đạo Gia Tô, cùng với chữ Hán, chữ Nôm đã có chữ viết theo hệ la tinh. Xu
thế hội nhập mở cửa đã được hình thành rõ, tiếp thu và thích ứng cũng được thể hiện.
Cuối thế kỷ XIX Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Chế độ xã hội chuyển từ xã
hội phong kiến độc lập, sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Các phong trào yêu nước
chống Pháp diễn ra mạnh mẽ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Quyết tâm giành độc lập,
canh tân đất nước, phát triển xã hội hoà quyện vào nhau. Hoạt động của hội Duy Tân, phong
trào Đông Du, phong trào Duy Tân, Đông kinh nghĩa thục gắn liền với những tên tuổi lớn
như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn Can, Nguyễn
Quyền... Những xu hướng canh tân, cải cách đó có ý nghĩa thức tỉnh và trở thành động lực
thúc đẩy phong trào đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc vì cuộc sống của đồng bào, xoá bỏ chế
độ thuộc địa, chế độ phong kiến lỗi thời trở thành yêu cầu khách quan. Tuy nhiên, các
phong trào canh tân, cải cách đó không thể hiện được trong hoàn cảnh sự cai trị và đàn áp
khốc liệt của chủ nghĩa thực dân và phong kiến.
Phan Bội Châu sang Nhật nhờ Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp và phát triển đất nước
nhưng không được đáp lại. Phan Châu Trinh sang Pháp hy vọng Pháp xoá bỏ chế độ phong
kiến Việt Nam để cải cách đất nước, xã hội cũng không thành công. Ngày 5-6-1911 Nguyễn
Tất Thành (sau này là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh) sang Pháp và phương Tây xem
người ta làm thế nào để về giúp đồng bào mình. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường
cứu nước đúng đắn gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội,
giải phóng con người trên nền tảng hệ tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đầu

5


những năm 20 của thế kỷ XX của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều nhận thấy con
đường và phương pháp của Nguyễn Ái Quốc là đúng đắn và đặt hy vọng, niềm tin vào
Nguyễn Ái Quốc. Sau này khi cách mạng, sự nghiệp giành độc lập đã thành công (1945) hai
cụ Phan không còn, nhưng chính cụ Huỳnh Thúc Kháng lại trở thành cộng sự gần gũi, thân
thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự thật lịch sử đã cho thấy các nhân vật lịch sử đó dù với
con đường hay cách thức khác nhau nhưng đều duy ý chí, khát vọng vì độc lập của dân tộc,
vì sự phát triển đất nước, xã hội vì hạnh phúc của đồng bào. Các cụ thật sự không vì cá nhân
mình, phong trào, lực lượng mà mình đại diện mà vì lợi ích, số phận của cả dân tộc; nghiêm
túc và thẳng thắn thừa nhận đâu là sai lầm đâu là con đường và phương pháp đúng đắn. Đó
chính là bản lĩnh Việt Nam. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc được khẳng định
trong Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930) là sự lựa chọn đúng đắn, sự lựa
chọn của chính lịch sử và được lịch sử kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó từ 1930 đến nay.
Thật sự mong muốn giao thương, hoà đồng và học hỏi các quốc gia, dân tộc khác
trên thế giới với một sự tự tin đã trở thành một nét trong bản lĩnh truyền thống của dân tộc
Việt Nam. Năm 1905 trong phong trào Đông Du, Phan Bội Châu đã đưa khoảng 200 thanh
niên Việt Nam du học ở Nhật Bản. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng mong muốn điều đó với Hoa Kỳ. Trong thư gửi Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Giêm
Biếcnơ ngày 1-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Nhân danh Hội văn hoá Việt Nam, tôi
xin được bày tỏ nguyện vọng của Hội, được gửi một phái đoàn khoảng năm mươi thanh
niên Việt Nam sang Mỹ với ý định một mặt thiết lập những mối quan hệ văn hoá thân thiết
với thanh niên Mỹ, và mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông
nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác"1. Chân thành, thẳng thắn, trung thực, vì đại
nghĩa, trọng lẽ phải là phép ứng xử của dân tộc Việt Nam. Năm 1946 trong phát triển với
Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: "Sự thành thực và sự tin cậy lẫn
nhau sẽ san phẳng được hết thảy những trở ngại... với một sự tin cậy bằng nhau, những dân
tộc tự do bình đẳng vẫn có thể giải quyết những vấn đề khó khăn nhất"2.
Trong lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải nhiều lần chống sự xâm lược, thống trị và

nô dịch của các nước lớn phong kiến và tư bản, đế quốc và đều giành thắng lợi. Mỗi lần
chiến thắng, dân tộc Việt Nam đều nêu cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn giữ quan hệ hoà
hiếu, thân thiện với những quốc gia, dân tộc đã từng xâm lược thống trị mình, không gây
hận thù, sẵn sàng khép lại quá khứ, hướng tới tương lai với tinh thần "làm bạn với tất cả mọi
nước dân chủ và không gây thù oán với một ai"3.
Với lịch sử vẻ vang và bề dày văn hoá, văn minh, dân tộc Việt Nam hoàn toàn có đủ
nội lực để vươn lên xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai với các cường
quốc năm châu. Nhưng một dân tộc có bản lĩnh là một dân tộc biết tự nhìn nhận mình, thấy
rõ những yếu kém của mình. Với nền kinh tế nông nghiệp, mấy ngàn năm nhưng phát triển
chậm, lạc hậu, lực lượng sản xuất thấp kém, khoa học kỹ thuật, không phát triển, sản xuất
1

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, tr.80, 267-268.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, tr.80, 267-268.
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, tr.220.
2

6


manh mún, phân tán. Nền giáo dục trong chế độ phong kiến thêm về khoa học xã hội, nhân
văn, vắng bóng khoa học tự nhiên và công nghệ. Nền sản xuất tiểu nông lại trong một không
gian khép kín ở làng xã cùng làm cho xã hội chậm phát triển và sinh nhiều nếp sống tiêu
cực. Chế độ thực dân với chính sách ngu dân càng làm cho những yếu kém vốn có thêm
trầm trọng. Dân trí thấp, không quen với dân chủ. Ngay sau thắng lợi của Cách mạng tháng
Tám 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn nêu rõ: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân
chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta
không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có
một hiến pháp dân chủ... Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã

dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian
giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại
nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm,
yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập"1.
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo là cuộc canh tân đất nước sâu sắc, toàn diện và đã mang lại thành tựu to
lớn có ý nghĩa lịch sử. Bắt đầu từ đổi mới tư duy lý luận, nhận thức đúng đắn các quy luật
khách quan, khắc phục căn bệnh chủ quan, duy ý chí, nóng vội, thậm chí bất chấp quy luật.
Cùng với đổi mới tư duy lý luận là phải thay đổi cách nhìn nhận đánh giá thực tiễn của đất
nước với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật để thấy rõ
thực trạng của đất nước, điểm xuất phát, đặc điểm, hoàn cảnh, những gì là thành công,
những gì là yếu kém, khuyết điểm. Quá trình khảo nghiệm, chuyển đổi từng bước những
giải pháp đổi mới từ cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX cũng khẳng định
sự cần thiết và tất yếu phải đổi mới. Vượt lên sự bảo thủ, trì trệ, vượt lên lối tư duy bao cấp,
hành chính, cứng nhắc và cách làm kém hiệu quả, đó là sự vượt qua chính mình. Rõ ràng
đổi mới là sự lựa chọn không dễ dàng và đã thành công.
Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan mà Việt Nam lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân khó khăn,
thiếu hàng tiêu dùng và lương thực trầm trọng, lạm phát ở ba con số có lúc lên tới
774,7% (1986). Ra khỏi 30 năm kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước
(1945-1975) Việt Nam lại phải tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc với những hy sinh, tổn thất nặng nề. Việt Nam đã cứu dân tộc
Campuchia khỏi hoạ diệt chủng của chế độ Pôn Pốt tàn bạo (1975-1979) và giúp nhân
dân Campuchia hồi sinh đất nước (1979-1989), hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Những năm tháng khắc nghiệt đó Việt Nam bị bao vây, cấm vận làm cho kinh tế xã hội
trong nước càng thêm khó khăn. Các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô thực
hiện chính sách cải tổ nhưng không thành công dẫn tới sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã
hội trên thế giới và sụp đổ một mô hình chủ nghĩa xã hội. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo
đó, dân tộc Việt Nam tỏ rõ ý chí độc lập tự chủ và bản lĩnh vững vàng không những
đứng vững trước nguy nan thách thức mà còn vươn lên mạnh mẽ, giải quyết thành công
1


Hồ Chí Minh, Toàn tập, đã dẫn, tập 4, tr.8.

7


nhu cầu lương thực của toàn xã hội và từ năm 1989 đến nay trở thành một trong số ít
nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và năm 1996 ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội,
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nỗ lực vươn lên tự khẳng định, phát huy triệt để nội lực của dân tộc đồng thời ra sức
học hỏi bên ngoài, chủ động hội nhập quốc tế và tham gia vào quá trình toàn cầu hoá cũng
là thành công nổi bật trong công cuộc đổi mới, thể hiện ý chí, bản lĩnh Việt Nam. Việt Nam
đã từng bước đổi mới tư duy đối ngoại, xác định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng
mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại, là bạn và là đối tác tin cậy của các
nước trên thế giới. Với đường lối đó, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng bị bao vây, cấm vận,
quan hệ đầy đủ với các nước phát triển công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G8), tham gia
các tổ chức khu vực và quốc tế, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 7-11-2006.
Tiếp cận và áp dụng có hiệu quả những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ
trên thế giới. Xây dựng và phát triển nền kinh tế t định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng và
hoà nhập với thị trường thế giới, vận dụng kinh nghiệm tổ chức quản lý kinh tế, xã hội của
các nước tiên tiến.
Trong thế giới đương đại mối quan hệ liên kết, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc
ngày càng phát triển, nhiều vấn đề mang tính toàn cầu mà mỗi nước riêng lẻ khó có khả
năng giải quyết thành công và triệt để. Từ cuối năm 2007 đến nay kinh tế thế giới lâm vào
khó khăn suy thoái, lạm phát, giá cả tăng nhanh ở nhiều nước kể cả ở một số nước phát
triển, khủng hoảng lương thực và năng lượng toàn cầu ảnh hưởng đến nhiều nước, nhiều
khu vực. Tình trạng đó có ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Những tháng đầu năm 2008
giá cả và lạm phát cũng tăng nhanh ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những
quyết sách, giải pháp cần thiết để ổn định tình hình, phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã
hội, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại

hoá, sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển hay tình trạng của nước đang phát
triển nhưng có thu nhập thấp. Những chính sách, giải pháp thắt chặt về tài chính, tiền tệ, giải
pháp về đẩy mạnh sản xuất và tiết kiệm và nhiều giải pháp khác đã bước đầu phát huy tác
dụng đối với kinh tế và an sinh xã hội trong nước và đóng góp vào giải quyết những khó
khăn chung của thế giới và các nước. Việt Nam đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tiếp tục
tăng xuất khẩu lương thực trong năm 2008 đã góp phần vào việc ổn định bước đầu vấn đề
lương thực ở một số nước. Những lúc khó khăn càng cần thiết có sự chung tay góp sức vì
bạn bè, vì đối tác, vì lợi ích toàn cầu.
Độc lập, đoàn kết, thống nhất là ý chí, khát vọng của toàn dân tộc Việt Nam, là xu
thế xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Cũng có thời điểm lịch sử diễn ra tình trạng cát cứ,
chia cắt như loạn 12 xứ quân đầu thế kỷ X, phân chia thế lực họ Trịnh, họ Nguyễn từ cuối
thế kỷ XVI và cục diện Đàng trong, Đàng ngoài thế kỷ XVII, XVIII, và tình trạng chia cắt
tạm thời hai miền Nam, Bắc (1954-1975), nhưng tất yếu phải đi đến thống nhất. Chính sách
chia để trị của chủ nghĩa thực dân, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam, mọi âm
mưu phá hoại nền độc lập, thống nhất của các thế lực thù địch đã thất bại trước ý chí độc lập
thống nhất của dân tộc Việt Nam. Sự đonà kết thống nhất của dân tộc Việt Nam hiện nay
8


dựa trên cơ sở lấy mục tiêu chung làm điểm tương đồng, xoá bỏ mặc cảm, hận thù, định
kiến, sống hoà hợp, thuỷ chung, nhân nghĩa. Mục tiêu phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh đã tạo nên động lực mạnh mẽ trong xây dựng đất nước và
phát triển xã hội hiện nay.
Quá trình xây dựng đất nước và phát triển xã hội đã định hình bản lĩnh truyền thống
của dân tộc Việt Nam. Đó là ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc và không ngừng sáng tạo,
là ý chí và khát vọng độc lập, tự do và thống nhất không gì phá vỡ nổi. Tính thích ứng, tìm tòi
và không ngừng học hỏi, không ngừng cải cách và đổi mới trong xây dựng đất nước và phát
triển xã hội. Kiên định con đường và mục tiêu đã lựa chọn, chủ động và quyết tâm vượt qua
mọi khó khăn, thách thức, nắm bắt cơ hội và cái mới, đẩy lùi nguy cơ "dĩ bất biến, ứng vạn
biến". Quyết tâm gìn giữ giá trị truyền thống đồng thời tiếp thu những giá trị văn hoá, văn

minh của nhân loại, chủ động hoà đồng và hội nhập quốc tế. Trân trọng và kế thừa giá trị của
quá khứ đồng thời nghiêm khắc nhìn nhận những yếu kém của chính mình, tích cực vượt qua
sự lạc hậu, trì trệ, bảo thủ để đổi mới, phát triển một cách có hiệu quả và vững chắc.
Bản lĩnh sống và bản lĩnh chính trị của dân tộc Việt Nam là một trong những giá
trị truyền thống nổi bật. Bản lĩnh đó không ngừng được rèn luyện và bồi đắp và là một
nhân tố của sự tồn vong và phát triển của đất nước và xã hội.

9


THE VIETNAMESE PEOPLE'S STRONG WILL AND
THE PROCESS OF BUILDING THEIR COUNTRY AND SOCIETY

Nguyen Trong Phuc

Each of the people in its history of survival and development always tries to define,
to train and to improve their will by their own. The strong will is reflected in lots of fields in
life, and in the acts of each people, especially the will of survival and that of politics. It not
only reflects the nature of each people but also the science of solving social relations.
Furthermore, it is the needed to protect, to build the country, and to develop the society.
Before Christ, the “Hung Kings” built up “Van Lang” country and it was the
beginning of the work of building and protecting their country. That era lasted for many
centuries and it demonstrated sharply the strong will of Vietnamese people. This strong will
is one of the many traditional values formed and developed throughout the history.
From the beginning of the work of building the country, the formation of Vietnamese
people's will played a very important role as the foundation of the whole process. Lac Long
Quan and Au Co together with their children went to the seas and went up to the mountains
to exploit, establish the social life and build up the country. The legend showed us the will
and the determination of the early people to conquer the nature. The legend of Son Tinh,
Thuy Tinh is the development of their will and their ambition to control the nature and to do

the farm work. The legend of Thanh Giong reflects their will to fight back the enemies and
to protec the life oftheir commumty. These legends all reflect the
culture and the Vietnamese's strong will.
The Van Lang community was formed and it developed for thousands years ago. The
confederations of the tribes formed a political and social community along with a very
young nation. The elements of this society are the commune of countryside and the
development of paddy - agriculture. The beginning of every people always has to suffer
flom a prolong change from the society of primitive commune. Mocgan divided the
development of human beings into three main eras. Anghen highly agreed with that point of
view. He said, "Mocgan is the flrst person who has found out the structure of pre - historic
era of human beings as a determined system. Undoubtedly, if there were no more
documents that encourage people to change it, the ways that Mocgan did would work" (l) .
When analyzing the pre - historic culture era, Anghen realized that Mocgan just paid
attention to the first two eras and its transitional steps to the third era. In the first two eras,
Mocgan divided each era into three levels as low, middle and high sections along with the
10


characteristics of habitat, living, laboring, and early creativity. Anghen summarized the
content of each era basing on Mocgan point of view as “Rudimental era, the era in which
the act of possessing available natural materials really plays an important role; and the
products produced by human beings are mainly the tools that help the above process.
Savage era, the era in which human beings learn the ways to grow up animals and to do
farm work. They also leam the ways to improve their producing of available material. Civíl
ear is the era in which human beings learn to purify natural materials. This is the era of
industry and art to its basic meaning" (2).
In Vietnam, human beings existed very early for about hundreds thousand years ago
basing on the discovery ofthe antiques found in Tham Khuyen cave, Tham Hai (Lang Son
province), Do Mountain (Thanh Hoa province), Hang Gon (Dong Nai province). According
to Morgan and Anghen's ways of dividing eras, we can conclude that there is also the prehistoric culture in Vietnam: the culture of Son Vi (about 8000 years ago), Hoa Binh culture

(about 1 1000), Quynh Van (about 65000), Ha Long (about 6000), Bau Tro (about 5000).
The outstanding characteristic in this period is the fact that human beings already knew the
ways to make tools to proceed their producing procedure from stone tools to metal tools,
from agriculture to breeding.
Living in the tropical climate area which contains lots of difflculties, Vietnamese
people has to train them by their own to get along with the nature. They not only have to
base on nature but also on their laboring, and they have to fight against the extreme nature
so that they could survive and define themselves. They have to work hard to make a living
and develop their community. "According to the point of view of Maxis, the basic factor in
the history is the process of producing and reproducing the social life. However, that
process is divided into two types. First, it is the process of reproducing necessities of life as
food, clothes, houses and facilities. Second, it is the process ofreproducing human life" (l)
According to Anghen, in the process of defining their country “the order of
the society in whìch the citizens of a defined society are living is determined by two
types of producing: they are the development level of laboring and that of family”. The
development of ancient Vietnamese citizens from pre - historic culture society to civil
society is also the process of forming Van Lang country (about 7th century BC). The civil
era is marked by the development of Red River civilization.
Red River civilization was formed and developed from famous cultures discovered
by archaeology as Phung Nguyen culture (about 4000 years ago) - the appearance of copper
objects . as the beginning .of metal era, Dong Dau (more than 3000), Go Nhum (about
3000), Dong Son (about 2500). The value of Red River civilization has been acknowledged
by many scienists and in many projects. The local civilization was formed earlier than the
intruding of foreign civilization.
"Strong will in life", the distinct differences of the culture appeared sharply since the
era of pre - historic culture, of Hung Kinh and An Duong King dynasty (Van Lang - Au
11


Lac) and in Red River civilization. The combination between real life and legends really

made up the country's appearance from the very early stage. The development of metal
period marked that development as the revolution of labor force in Phung Nguyen culture
and in its climax – Dong Son culture (with a high level of culture, technology and art - as in
producing tools, weapons and music instruments). The legend of Thanh Giong who used a
metal horse to fight against An enemy in Hung Vuong period has clarified the mental era.
Red River civilization is attached to the development of paddy - agriculture. It plays
an important role in forming the centre of producing rice in South East Asia until now. The
legend of "chung cake, day cake, water melon" has enriched the values of agricultural
economy. The paddy - agriculture has sharply affected culture, ways of life, customs, and
the will of people as well as their behaviors.
The structure of “village – society” was formed from the very early period.
Villages are the places for many families to hook up, and their relations are
established by blood relations and neighborhood relations. Families really play very
important roles in structure of village society and even in economic development. Human
beings suffered from lots of steps to get over polygamy stage, families in blood, dualistic
families and finally turned into the nuclear families. The legend of Son Tinh - Thuy Tinh,
Chu Dong Tu - Tien Dung, Trau Cau in Hung Vuong era already shows us the
establishment of nuclear families. These families are very important elemens in developing
economy and in making a stable society.
The existent and the operating ofvan Lang - Au Lac nation really marks the
development of a community organization of Red River civilization. That country
had the function of establishing citizens' life. It helped to control, organize, and fight against
natural disasters ol~ foreign enemies. That govemment actually is not a real govemment as
an organization of a specific class to rule and to govern over another class. In stead, it is a
newborn government ofthe farmers. That coherence is not only in the society but also in a
higher level - a country. There could not be able to build up a country or a society without
this coherence.
Vietnamese people suffered from a very long period under the rule of northern
feudalism. (from 178 BC to 938 AD). Nevertheless, the enemies could not postpone the work
of building the countly and developing the society. Vietnamese citizens ticked firmly to the

villages to develop economy, to reserve cultural values and tráditions. Moreover, they bravely
and wisely fought against the strategies to assimilate this country made by a more powerful
and developed country. Thanks to the experience that Vietnamese people' has gained. from
thousands years of struggling and surviving, the Vietnamese could escape from the
conspiracy of serpentine assimilation and cruel goveming of the enemies. Moreover, they also
gained cultural values, military ability political will, and political experience during this
period. It is important to realize that when this country was ruled by the Northern enemy,
12


Vietnamese people already showed their ability of absorbing, adapting and interpenetrating.
Vietnamese adopted Buddhism and Nho's Theory to enrich their local cultural values.
The ten centuries of building up and developing this independent feudal country is the
time for Vietnamese to define their country's traditional values and their strong will. The ten
revolutions in ten centuries of fighting against foreign enemies and freeing this country reflects
the will and the hope of this people about an independent country “nam quoc son ha nam de
cư”, a developed country and a stable society “Son ha thien co dien kim an" (Tran Nhan Tong).
Fighting against foreign e nemies to defme the ownership of Vietnamese people as “Danh cho
su tri Nam quoc anh hung chi huu chu” (Quang Trung) is also the hope of Nguyen Trai.
The feudalism dynasties really developed their society for a long period. There were
some vicissitudes in the history of these dynasty but their benefits (the benefits of each
family - the family govems the dynasty) as well as their power have to be put under their
nation's benefits. When a dynasty becomes weak and the role of a family is over, there will
be a change to a new dynasty in different ways. At these tuming points, there is usually the
end of a dynasty and the beginning of a new dynasty. This process is always attached to the
role of outstanding historic characters “Tuy manh yeu co luc khac nhau nhung hao kiet
khong doi nao thieu” (Nguyen Trai).
Heroes are brilliant people politic headmen, and military captains. They are
also the wisdoms full of talent, and morality as “Hien tai la nguyen khi quoc gia”.
They represent the intelligence, the strong will of the country. Their wishes are to devote

themselves to the survival and the development of the nation and their society.
Many reforms so as to modernize and develop the country just took place in
Vietnamese history. Reforms were carried ôut by Khuc Thua Du (in the early loth century),
by Ly Cong Uan (in the early 1 lth century), by Tran Thu Do (in the early 13th Century~ by
Ho Quy Ly (in the late 14th century - in the early 1 5th century), by Le Thanh Tong (in the
late 1 5th cen~ury), by Dao Duy Tu (in the early 1 7th century), by Trinh Cuong (in the
early 1 8th century), by Quang Trung, Nguyen Hue (in the late 1 8th century), by Minh
Mang ( in the early 19th Century). In the 19th century, in a harsh situation, there emerged
figures typical of the tendency of renovation including Nguyen Cong Tru, Pham Phu Thu,
Dang Huy Tru, Nguyen Truong To, Bui Vien. . . Those figures had daring renovating
advocacy in order to stop the backwardness, stagnation of the retrogressive feudal society
and the country, even to look towards the West's industrial trade, technological science.
Though an agricultural country, Vietnam under the feudal system attached special
importance to trade with foreign countries. In 1149, King Ly Anh Tong opened Van Don
trading port in Quang Ninh. Trading within the country as well as with the vest was early
carried out. In the late 15th century Portugal people eame to Vietnam to trade. In the early
17th century, merchants from Japan, China, Holland Britain and France all came to trade,
opening commercial firms both in Dang Trong (the South) and Dang Ngoai (the North
Famous trading ports in Dang Ngoai such as Thang Long, Pho Hien, in Dang Trong
13


including Hoi An, traded in pottery, silk with overseas countries. Since the 16th century,
along with merchants, Western priests reached Vietnam to conduct the mission of Gia To (a
kind of religion). For the sake of the missio Alexandre de Rhodes priest latinized
Vietnamese to make it a new written language Quoc Ngu (the national language). Since the
17th century, beside maintaining Buddhism and developing Confucian thoughts, part of
Vietnames people acquired Gia To. there existed Latinate written language beside Chinese
characters and Demotic scripts. The tendency of integration and openness to foreign
countries took shape clearly, acquisition and adaptation were seen.

In the late 19th century, Vietnam became French's colony Vietnam changed from an
independent feudal system into the regime of colony and ha feudality. Patriotic movements,
which included Duy Tan ("Modernization") Society's activities, Dong Du ("Go East")
Movement, Duy Tan Movement, Dong Kinh Nghia Thuc with well-known figures such as
Phan Boi Chau, Phan Chu Trinh, Huynh Thuc Khang, Luong Van Can, Nguyen Quyen…,
strongly took place in the late 19th Century - the early 20th century with the combin
purposes of gaining independence, modemizing the country and developing a harmonious
society. Such tendencies of modernizing and renovating the country brought about the sense
of enlightening the masses and it became a motivation in the movement of the flght for the
country's independence, Vietnamese people's life, the abolishment of the colonial and half
feudal system, which was an indispensable demand. However, such movements of
modernization and renovation could not be performed because of the harsh repression and
being ruled by the regime of colony and half feudality.
Phan Boi Chau came Japan to request it for helping Vietnam fight against the French
and develop the country but he received no replies. Phan Chau Trinh arrived in France with
hope that the French abolished the feudal system in Vietnam so as to modernize the society
and the country, which fail as well. On June 5th 1911, Nguyen Tat Thanh (later called
Nguven Ai Quoc commercial firms both in Dang Trong (the South) and Dang Ngoai (the
Nort Famous trading ports in Dang Ngoai such as Thang Long, Pho Hien, in Dang Trong
including Hoi An, traded in pottery, silk with overseas countries. Since the 16th century,
along with merchants, Western priests reached Vietnam to conduct the mission of Gia To (a
kind of religion). For the sake of the missio Alexandre de Rhodes priest latinized
Vietnamese to make it a new written language Quoc Ngu (the national language). Since the
17th century, beside maintaining Buddhism and developing Confucian thoughts, part of
Vietnames people acquired Gia To. there existed Latinate written language beside Chines
characters and Demotic scripts. The tendency of integration and openness to foreign
countries took shape clearly, acquisition and adaptation were seen. In the late 19th century,
Vietnam became French's colony. Vietnam changed from an independent feudal system into
the regime of colony and ha feudality. Patriotic movements, which included Duy Tan
("Modernization") Society' s activities, Dong Du ("Go East") Movement, Duy Tan

Movement, Dong Kinh Nghia Thuc with well-known figures such as Phan Boi Chau, Phan
Chu Trinh, Huynh Thuc Khang, Luong Van Can, Nguyen Quyen…, strong took place in the
late 19th Century - the early 20th century with the combin purposes of gaining
14


independence, modemizing the country and developing a harmonious society. Such
tendencies of modernizing and renovating the country brought about the sense of
enlightening the masses and it became a motivation in the movement of the flght for the
country's independence, Vietnamese people's life, the abolishment of the colonial and half
feudal system, which was an indispensable demand. However, such movements of
modernization and renovation could not be performed because of the harsh repression and
being ruled by the regime of colony and half feudality. Phan Boi Chau came Japan to
request it for helping Vietnam fight against the French and develop the country but he
received no replies. Phan Chau Trinh arrived in France with hope that the French abolished
the feudal system in Vietnam so as to modernize the society and the country, which fai as
well. On June 5th 1911, Nguyen Tat Thanh (later called Nguven Ai Quoc Ho Chi Minh)
went to France and the West to see how people did and then to retum to the home country to
help his fellow men. Nguyen Ai Quoc found out the right way to save the country:
liberating the peoples parallel with liberating the classes, the society, and the human beings
on the basis of Marxism - Leninism's revolutionary doc~rine. In the early 20s of the 20th
Century, both Phan Boi Chau and Phan Chu Trinh recognized the right way and method of
Nguyen Ai Quoc and put their beliefs and hopes on Nguyen Ai Quoc. Later when the
revolution and revolutionary cause succeeded (in 1945), though the two Phan firuges passed
away, Huynh Thuc Khang became a close associate of President Ho Chi Minh. History
proved that those historic figurest though they had different ways and methods, were all
volutaristic and desirous for the nation's independence, the country's development, the fellow
men's happiness. Those figures were really not for their own sakes, but for the interests and
the fate of the whole nation, seriously and frankly differéntiate the right and wrong way and
method. That is the bravery of Vietnam. The road to save the nation which was afflmled in

the manifesto of Vietnamese Communist Party by Nguyen Ai Quoc was the right choice, the
choice of the history, and has been proved by the history since 1930 till now.
Being really desirous of confidently trading, friendliness with and learning from
other nations and peoples all over the world has become an aspect ofvietnam's traditional
bravery. In 1905, in the movement ofDong Du, Phan Boi Chau sent around 200 Vietnamese
youths to Japan to study. After the August Revolution in 1945, President Ho Chi Minh had
the same desire towards America. In a letter to the Foreign Minister of the USA, James
Berne, President Ho Chi Minh wrote: "In the name of Society of Vietnamese culture, I
would like to show the Society's wish, sending about 50 Vietnamese youths to The United
States of America with an aim to establish the closely cultural relations with American
youths, and to promote the continuation of the research of technology, agriculture as well as
other professional fields". Being frank, straight, honest, for the sake great gratitude,
respectful of the right is the way of behaving of Vietnamese peoples. In 1946, in a speech to
French Government, President Ho Chi Minh emphasized that the honesty and confidence in
each other will level all obstacles… by confldence in each other, peoples of freedom and
equality still can settle down the most difflcult problems"l

15


In history, the fight of Vietnamese peoples against many of the aggressions, of ruling
and enslaving of big feudal, capital and imperial countries was all successful. After each
ofthe success, Vietnamese peoples just raised humanism, kept harmonious, friendly
relations with nations which fomlerly ruled Vietnamese nation; Vietnamese peoples did not
arouse hatred yet be willing to close the past and look toward the future with the spirit of
“being friends with all democratic nations anđ not promoting hatred with any one”2
With glorious history and the depth of culture, civilization, Vietnamese peoples is
quite able to build up the country by its inner strength in order to make it a nation more
perfect, more beautiful and able to compare with other superpowers in the five continents.
However, a nation with bravery is the one that is aware of self-assessment and well knows

of its weaknesses. Vietnam had the agriculture - based economy which lasted thousands of
years yet it was backward, slowly developed, had underdeveloped productive forces and
non - developed science and technology, dispersed production. The Vietnamese education
under the feudal system leaned towards social sciences and humanities, was absent from
natural sciences and technology. Small farming production in a self-contained space of the
villages caused the society to grow slowly and produce negative lifestyles. The
obscurantism of the colonial regime made the existing weaknesses worse. The intellectual
standard of the mass was low, so the mass was not familiar with democracy. Right aner the
August Revolution in 1945, President Ho Chi Minh frankly pointed out that “We were
formerly ruled by the autocratic monarchism, then by colonial regime not less autocratic, so
we don't have the Constitution. Our fellow men didn't have the right of freedom and
democracy. We must have a democratic Constitution. The colonial regime poisoned our
fellow men with wine and opium. It used such every trick to expect to degenerate our
peoples as bad habits, laziness, craft, embezzlements and other bad habits. We perform
urgent duties to re-educate our fellow men. We have to make our nation become the one of
bravery, patriotism, labor love, deserving Vietnam’s independence"3 .
The doi moi (renovation) process in Vietnam which has been initiated and led by The
Vietnamese Communist Party since 1986 is the one to modernize the country thoroughly and
comprehensively, which has brought about great achievements and historic significance. It
commenced with the renovation of the thinking in arguments, of the right acquisition of
objective rules, of correcting the disease of subjectivism, voluntarism, hastiness, even
regardless of rules. Along with the renovation of the thinking in arguments, there must be a
change in the way of viewing and ássessing the country, which is based on the spirit of facing
the fact, of rightly assessing the country, of clarifying the reality so as to clearly realize the
country with the real circumstance, starting - point, features, situations, what the successes are
and what the weakness, shortcomings are. The process of piloting and step by step
implementing the solutions of the renovation process during the late 70s to the early 80s of
the 20th century clarified the necessity and indispensability of the renovation. Overcoming the
conservativeness and stagnation, the thinking of subsidization, inflexibility, bureaucratic
administration and ineffective ways of doing things is the overcoming of oneself. It is clear

that renovation is not an easy choice yet it has been successful.
16


As from the 70s of the 20th century, owing to subjective and objective reasons,
Vietnam fell into socio - economic crìsis, people's life being hard, going short of consumer
goods and food seriously , inflation amounting to 3- digits, sometimes to 774,7% (in 1986).
Getting out ofthe 30-year fight for the peoples' liberalization and unified nation (1945 1975), Vietnam once again had to conduct a war to protect the Motherland at the South West and North border, which caused many sacrifices and serious losses. Vietnam helped
Cambodian peoples get out of the disaster of the fiendish Polpot genocide regime and
helped Cambodíans restore their nation (1979 - 1989), completed its notable international
duties. During such a harsh period of time, Vietnam was intemationally isolated and under
the embargo, which tumed the socio - economic situation in the country more difflcult.
Socialist countries in East Europe and Soviet Union failed to implement the policies
ofreforms, which led to the crises of the socialism all over the world, then the collapse of a
socialist mock-up. In such a critical situation, Vietnamese peoples proved its will of
independence, self-control and stable bravery, not only firmly standing against fierce
challenges but also strongly rising, successfully settling down the whole country's demand
for food; since 1986 till now, Vietnam has became one of a few leading exporters in the
world. In 1996, Vietnam got out of the socio - economic crisis and has enhanced the
country's industrialization and modernization.
Making efforts to establish oneself, bringing into play the peoples' totally inner
strength, at the same time, learning form the outside, actively integrating into the world and
joining the process of globalization are prominent successes in the process ofrenovation,
which reflects Vietnam's will and bravery. Vietnam step by step renovates the thinking in
foreign affairs, afflrming the foreign policies of independence, self - control, openness,
multilataralization, diversification, being friends and reliable partners to countries in the
world. Basing on such a policy, Vietnam has got out of being intemationally isolated and
embargos, having full relations with leading industrially developed countries (G8), ioining
the regional and intenlational organizations, joining the World Trade Organization (WTO)
in November 7th 2006. Vietnam has approached and effectively adopted the world's

scientiflc and technological achievements, has built up the socialism-oriented market
economy, opened and integrated into the world's market, adopted developed countries'
experience in organizing and managing the economy and society.
In contemporary world, the relations, links and co - operations among countries and
peoples are growing, which arises many global issues that a single country can not settle
down. Since the end of 2007 till now, the world's economy has fell into crises, difflculties,
recession, inflation, prices rocketing in many countries even in some developed countries,
global crises in food and power, which has influenced many countries and regions. Also,
that situation has directly influenced Vietnam. Early months of 2008, prices and inflation
also rocketed in Vietnam. The Party and State of Vietnam has issued decisive policies,
necessary solutions to settle down the circumstances, to develop Substantially, to guarantee
social security, continue the comprehensive enhancement of the process of renovation,
industrialization, modernization, and to early bring Víetnam out of the situation of an under17


developed country or a developing countries that has low GDP. Policies, solutions to tighten
finance, monetary, solutions to accelerate production and sáve expenditures and many other
solutions have initially promoted the country's economy and social security, contributing to
resolving problems of the world and other countries. That Vietnam accelerates agricultural
production and goes on increasing food export in 2008 gives contributions to initially
set~ling down food problems in some countries. Being in a difflcult situation proves it
necessary to join hands for the sake of friends, partners and global interests.
Independence, solidarity, union is the will and desire of the entire Vietnamese peoples,
is the tendency throughout. the length of Vietnam's - history. Though there was still such
separating, partitioning situations as the upheavals of 12 warlords in the 10th century, the
partitioning of the Trinh and Nguyen power at the end of the 16th century, the face of Dang
Trong and Dang Ngoai during the 16th century - 17th century, the temporarily partitioning of
the country into the South and the North (1954 - 1975), it was indispensable to get united. The
colonialism's policy of balkanization, conspiracy to partition country in the long run, and any
conspiracy to destroy the country's independence, unifieation by hostile forces have been

defeated owing to the independent and united will of the Vietnamese peoples. Vietnamese
peoples' solidarity and uniflcation presently is based on the common goal of deleting
inferiority complex, hatred, prejudice, of living harmoniously, faithfully and humanely. The
common goal of striving for rich people, strong nation, fair, democratic and civilized society
has created strong motivations for the growth of the nation and society.
The process of building up the country and of the growth of the society has shaped
the Vietnamese's traditional bravery. It is the will of self - help for self -improvement,
selftrespect for the nation, ceaseless creativity, the will and desire for independence,
freedom and unification~ which can't be broken through by any thing. It is the flexibility,
researches, constant learning ceaseless renewal and renovation in the building up of the
nation and the development of the society. It is consistent with the way and the goal that
have been chosen, active and determined to overcome difflculties, challenges, to take
opportunities, to keep up with the new, to repulse threats, to use “unchangeable principles
yet flexible approaches”. It is determined to keep the traditional values, in the meanwhile,
leam humankind's cultural and civilized values, actively being friendly and integrating into
the world. It is to respect and inherit the traditional values of the past, at the same time, to
tace our weaknesses, to dynamically overcome backwardness, stagnation and
conservativeness in order to renovate and develop effectively and substantially.
Living bravery and political bravery ofthe Vietnamese peoples is one of the
prominent traditional values. Those braveries which have been ceaselessly trained and
reinforced are the factor of existing or perishing and of the growth of the country and the
society.

18



×