Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Quy định về vốn của công ty cổ phần theo luật Doanh nghiệp năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.14 KB, 15 trang )

Pháp luật kinh tế

A.LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bên cạnh các loại hình doanh nghiệp như
Doanh nghiệp tư nhân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh,… thì Công
ty Cổ phần là loại hình doanh nghiệp khá phổ biến, góp phần phát triển và hoàn thiện
thể chế nền kinh tế thị trường. Mặc dù Công ty Cổ phần và luật pháp về Công ty Cổ
phần ra đời từ rất lâu nhưng ở nước ta, do hoàn cảnh kinh tế xã hội mà trong những
năm gần đây công ty cổ phần và pháp luật về công ty cổ phần mới được quan tâm
nhiều. Công ty Cổ phần có nhiều ưu thế so với các loại hình công ty khác như: Có tư
cách pháp nhân; các cổ đông công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần
vốn góp của mình và đặc biệt là có cấu trúc vốn linh hoạt, khả năng huy động vốn
cũng như chuyển nhượng vốn góp tự do, dễ dàng, có tính ổn định trong kinh doanh
khiến công ty cổ phần ngày càng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi muốn đầu tư
kinh doanh hoặc thành lập, chuyền đổi loại hình công ty. Và để hiểu rõ hơn về quy
định của pháp luật về vốn góp của Công ty Cổ phần, nhóm chúng em đã chọn đề tài:
“Quy định về vốn của công ty cổ phần theo luật Doanh nghiệp năm 2014”
Do kiến thức còn hạn chế nên trong bài làm của chúng em có thể còn nhiều sai sót,
chúng em mong nhận được sự đánh giá, góp ý của thầy cô để chúng em có thể hoàn
thiện hơn về bài tập cũng như về kiến thức.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô!

1


Pháp luật kinh tế
B.NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về công ty cổ phần
1.Khái niệm


Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau là cổ phần và được phát hành ra ngoài thị trường nhằm huy động vốn
tham gia đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Người sở hữu cổ phần được gọi là cổ
đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần
mà họ nắm giữ. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán và có tư cách pháp
nhân.
2.Đặc điểm
- Thứ nhất, về thành viên của công ty: Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân với số
lượng cổ đông tối thiểu là 3 tham gia trong quá trinh hoạt động kinh doanh và không
hạn chế số lượng tối đa.
- Thứ hai, về vốn: Công ty cổ phần có cấu trúc vốn mở, thể hiện trước nhất ở vốn
điều lệ của công ty. Vốn điều lệ của công ty phải được chia thành những phần nhỏ
nhất bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá (giá trị danh
nghĩa) của cổ phần và có thể được phản ánh trong cổ phiếu.
- Thứ ba, về chế độ chịu trách nhiệm tài sản: Công ty phải tự chịu trách nhiệm một
cách độc lập về các nghĩa vụ tài sản bằng toàn bộ tài sản của công ty. Cổ đông không
phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản của công ty ngoài phạm vi giá trị cổ
phần mà cổ đông nắm giữ.
- Thứ tư, về huy động vốn: Công ty có thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ
hoặc phát hành trái phiếu để tăng vốn vay (vốn tín dụng) theo quy định của Pháp luật.
- Thứ năm, về chuyển nhượng cổ phần: Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng
cổ phần trừ một số trường hợp bị pháp luật cấm chuyển nhượng hoặc hạn chế chuyển
nhượng. Mức độ tự do chuyển nhượng cổ phần phụ thuộc vào tính chất của từng loại
cổ phần.
- Thứ sáu, về tư cách pháp nhân: Công ty cổ phần là chủ thể kinh doanh có tư cách
pháp nhân. Theo Luật doanh nghiệp, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
II. Quy định về vốn của công ty cổ phần
1. Các quy định chung về vốn của công ty cổ phần
2



Pháp luật kinh tế
- Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã bán do các
cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua và được ghi trong
điều lệ công ty.
- Cổ phần đã bán:
• Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán, đã được các cổ đông thanh
toán đủ và những thông tin về người mua được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng
ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công
ty.
• Tại thời điểm đăng kí doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại
đã được đăng kí mua
- Cổ phần được quyền chào bán
• Cổ phần được quyền chào bán là tổng số cổ phần các loại được chào bán để
huy động vốn. Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá
chào bán cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán.
• Tại thời điểm đăng kí doanh nghiệp, số cổ phần được quyền chào bán là tổng
số cổ phần các loại mà công ty định bán để huy động vốn, gồm cổ phần đã
được đăng kí mua và cổ phần chưa được đăng kí mua.
- Cổ phần chưa bán
• Cổ phần chưa bán là số cổ phần các loại mà công ty được quyền chào bán để

-

huy động vốn nhưng chưa được các cổ đông thanh toán.
Tại thời điểm đăng kí doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là số cổ phần chưa

được các cổ đông đăng kí mua.
Các trường hợp mà công ty có thể thay đổi vốn điều lệ:

• Công ty hoàn trả một phần góp vốn cho cổ đông theo tỷ lệ góp vốn của họ
trong công ty theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông
• Công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo
quyết định của công ty
• Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy

định của pháp luật hoặc theo Điều lệ công ty.
2. Góp vốn thành lập công ty cổ phần
- Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị
mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong điều lệ cuả công
ty.
3


Pháp luật kinh tế
- Thời hạn thanh toán : Thời hạn để các cổ đông thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký
mua là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ
trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời
hạn khác ngắn hơn. Hội Đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc để các cổ
đông thanh toán đủ và đúng hạn cấc cổ phần đã mua.
- Các trường hợp chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã mua theo
đúng thời hạn quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty:


Cổ đông chưa thanh toán: Nếu cổ đông nào chưa thanh toán số cổ phần đã
đăng ký mua thì sẽ không còn là cổ đông của công ty và cổ đông đó không

được phép chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác.
• Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua: Cổ đông có
quyền biểu quyết, nhận cổ tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã

thanh toán và không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần đó cho người
khác. Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng
quản trị được quyền bán.
- Công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được
thanh toán đủ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ
số cổ phần đã đăng ký mua.
3. Các loại cổ phần
Cổ phần công ty cổ phần bao gồm: Cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi
- Cổ phần phổ thông:
• Là loại cổ phần phổ biến nhất, cần phải có ở mỗi công ty cổ phần. Người sở

-

hữu cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông.
• Cổ phần phổ thông không thể chuyển thành cổ phần ưu đãi
Cổ phần ưu đãi:
• Là loại cổ phần cho phép cổ đông sở hữu một phần của công ty với những
quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông.
• Cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của


Đại hội đồng cổ đông.
Cổ phần ưu đãi gồm các loại: Cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ
tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác.
4


Pháp luật kinh tế
Cổ phần ưu đãi biểu
quyết

Là cổ phần có số biểu
quyết nhiều hơn so với
cổ phần phổ thông
Khái niệm

Cổ phần ưu đãi cổ tức
Là loại cổ phần được trả
cổ tức ( tiền lãi ) với
mức cao hơn so với
mức cổ tức của cổ phần
phổ thông hoặc mức ổn
định hằng năm.

Cổ phần ưu đãi hoàn
lại
Là cổ phần được
công ty hoàn lại vốn
góp theo yêu cầu của
người sở hữu hoặc
theo các điều kiện
được ghi tại cổ phiếu
của cổ phần ưu đãi
hoàn lại
Do Điều lệ công ty
quy định hoặc do
Đại hội đồng cổ
đông quyết định.
Không có quyền
biểu quyết, dự họp
Đại hội đồng cổ

đông, đề cử người
vào Hội đồng quản
trị và Ban kiểm soát

Tổ chức được Chính Do Điều lệ công ty quy
phủ ủy quyền và cổ định hoặc do Đại hội
Người sở hữu
đông sáng lập
đồng cổ đông quyết
định.
Không được chuyển Không có quyền biểu
nhượng cổ phần cho quyết, dự họp Đại hội
người khác
đồng cổ đông, đề cử
Yêu cầu
người vào Hội đồng
quản trị và Ban kiểm
soát
4. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
- Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ
thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
- Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Tuy nhiên cổ
phần phổ thông của cổ đông sáng lập lại phải tuân theo quy định: Trong thời hạn 3

năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, cổ đông
sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho các cổ đông sáng lập
khác. Trường hợp chyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập thì phải
được chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này cổ đông chuyển
nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng của các cổ phần
đó.

- Hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau 3 năm kể
từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc hạn chế này
không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập sở hữu thêm sau khi đăng kí
thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người
khác không phải là cổ đông của công ty.
5


Pháp luật kinh tế
5. Chào bán cổ phần
- Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán
và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ.
- Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, với 3 hình thức
chính là: Chào bán cho các cổ đông hiện hữu, chào bán ra công chúng và chào bán cổ
phần riêng lẻ.


Chào bán cho các cổ đông hiện hữu
Là hình thức tăng số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán cho tất cả cổ
đông theo tỷ lệ cổ phần của họ đang nắm giữ tại công ty.
Công ty phải có thông báo rõ ràng, bảo đảm đến tay cổ đông trong vòng 15
ngày, trước thời hạn kết thúc đăng ký mua và phải có đầy đủ thông tin theo yêu
cầu. Điểm này là hoàn toàn hợp lí và tăng tính công bằng giữa các cổ đông và

sự công khai minh bạch của việc mua bán cổ phần.
 Việc bổ sung hình thức chào bán cho các cổ đông hiện hữu vào Luật DN nhằm
khắc phục tình trạng các DN chưa đại chúng đang gặp khó trong chào bán cổ
phần tăng vốn, do các quy định hiện hành chưa rõ ràng, còn cứng nhắc và



chưa phù hợp
Chào bán ra công chúng
Với hình thức chào bán cổ phần ra công chúng, tổ chức phát hành phải hoàn
chỉnh hồ sơ theo quy định gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và cấp
giấy chứng nhận chào bán trước khi triển khai đợt phát hành. Với hình thức
chào bán cổ phần riêng lẻ, các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty

quản lý quỹ phải gửi hồ sơ chào bán tới Uỷ ban Chứng khoán.
• Chào bán cổ phần riêng lẻ
Đối với các công ty cổ phần chưa phải là công ty đại chúng, ngoại trừ doanh
nghiệp thuộc các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty

6


Pháp luật kinh tế
quản lý quỹ, thì công ty phải thông báo việc chào bán cổ phần riêng lẻ với Cơ
quan đăng ký kinh doanh trước khi triển khai đợt phát hành trong vòng 5 ngày.
Công ty có quyền bán cổ phần sau 5 ngày,kể từ ngày gửi thông báo mà không
nhận được sự phản đối của Cơ quan đăng ký kinh doanh và đăng ký thay đổi
vốn điều lệ trong 10 ngày kể từ ngày hoàn thành bán cổ phần.
6. Chuyển nhượng cổ phần
-

Chuyển nhượng cổ phần là việc làm thay đổi chủ sở hữu đối với cổ phần được

-

chuyển nhượng trong công ty cổ phần.
Về chủ thể: Chủ thể của hoạt động chuyển nhượng cổ phần bao gồm bên bán là


-

các cổ đông và bên mua là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu góp vốn.
Về điều kiện:


Đối với cổ phần phổ thông: Theo như Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định
thì các cổ đông phổ thông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác
trừ trường hợp cổ đông sáng lập công ty chuyển nhượng cổ phần phổ thông của
mình cho người không phải cổ đông sáng lập trong thời hạn 3 năm kể từ ngày
công ty nhận Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.



Đối với cổ phần ưu đãi: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi không được chuyển
nhượng cổ phần đó cho người khác
 Quy định này không thay đổi so với Luật Doanh nghiệp 2005(quy định tại
khoản 5, điều 84) đều hướng đến việc ràng buộc về vật chất đối với cổ
đông sáng lập để đảm bảo quyền lợi của các cổ đông khác tránh tình trạng
lừa đảo. Đồng thời loại trừ trường hợp cổ đông sáng lập rời bỏ công ty khi
công ty vừa mới thành lập, tránh ảnh hưởng đến việc hoạt động kinh doanh

-

của công ty.
Việc chuyển nhượng cổ phần sẽ không làm thay đổi cấu trúc vốn điều lệ của công
ty cổ phần.

7



Pháp luật kinh tế

7. Mua lại cổ phần
- Mua lại cổ phần là việc công ty mua lại cổ phần của chính công ty mình từ các cổ

đông trong công ty. Cổ phần được mua lại được coi là cổ phần thu về và thuộc số
-

cổ phần được quyền chào bán.
Mua lại cổ phần là một trong những biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát công ty

-

và tăng giá cổ phần.
Về chủ thể: Chủ thể của hoạt động mua lại cổ phần bao gồm bên bán là cổ đông và

-

bên mua chính là công ty phát hành cổ phần.
Về điều kiện: Việc mua lại cổ phần chỉ được thực hiện trong trường hợp: cổ đông
biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền,

-

nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ.
Về hậu quả pháp lý: Mua lại cổ phần, vốn điều lệ của công ty cũng không giảm
ngay, nhưng nếu hết đợt chào bán cổ phần, mà công ty không chào bán được số cổ


-

phần mua lại thì công ty phải đăng kí giảm vốn điều lệ.
Hình thức mua lại cổ phần:
• Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
Chủ thể yêu cầu: Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức
lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông.
Hình thức: Yêu cầu được thành lập văn bản .
Thời gian: Yêu cầu gửi đến trong 15 ngày làm việc kể từ ngày đại hội cổ
đông thông qua quyết định đó.
Tài chính: Công ty chỉ được mua nếu sau khi mua vẫn đủ thanh toán các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
• Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
Chủ thể yêu cầu: Công ty
Nguyên tắc: Mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán,
một phần hoặc toàn bộ số cổ phần ưu đãi
Giá mua lại: Do Hội đồng quản trị quyết định. Đối với cổ phần phổ thông,
giá mua lại không cao hơn giá thi trường tại thời điểm mua lại trừ trường
8


Pháp luật kinh tế
hợp quy định tại khoản 3 điều 130 Luật Doanh nghiệp. Đối với các loại cổ
phần khác, giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm
mua lại trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc điều lệ quy định khác.
8. Các trường hợp thay đổi vốn của công ty cổ phần
• Trường hợp tăng vốn của công ty

Có 2 cách đề huy động vốn là : tăng vốn chủ sở hữu và tăng vốn vay. Tăng
vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu, tăng vốn vay bằng cách phát

hành trái phiếu.
Phát hành cổ phiếu có thể diễn ra nhiều lần. Có thể chia thành các trường
hợp: phát hành cổ phiếu lần đầu để huy động vốn thành lập công ty và phát
hành cổ phiếu trong quá trình hoạt động của công ty.
Phát hành trái phiếu là phương pháp huy động vốn ưu việt cho những
CTCP có dự án kinh doanh dài hạn, với mức lãi suất thích hợp nhỏ hơn lãi
suất mà công ty phải vay ngân hàng, nhưng lại cao hơn lãi suất tiền gửi tiết
kiệm ngân hàng để thu hút đầu tư.


Trường hợp giảm vốn của công ty
Giảm vốn điều lệ khi nhu cầu về vốn của công ty giảm do công ty thay đổi
ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại với quy mô nhỏ hơn trước.
Khi cổ đông không thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã
mua công ty phải đăng ký giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm d, khoản
3, điều 112 Luật Doanh nghiệp.

III. Một số điểm mới về vốn của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014 so

với Luật Doanh nghiệp 2005
9


Pháp luật kinh tế
Điểm mới
Thống nhất các
khái niệm về vốn

Số cổ phần chưa
được thanh toán

đủ khi đăng ký
doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp
2005
Luật Doanh nghiệp
2005 không có các
khái niệm này
-Các cổ đông sáng lập
còn lại góp đủ số cổ
phần đó theo tỷ lệ sở
hữu cổ phần của họ
trong công ty
-Các cổ đông sáng lập
không đăng ký mua
hết số cổ phần được
quyền chào bán thì số
cổ phần còn lại phải
được chào bán và bán
hết trong thời hạn ba
năm, kể từ ngày công
ty được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
Sau 3 năm số cổ phần
không chào bán hết thì
công ty phải làm thủ
tục giảm vốn

Trường hợp giảm

vốn điều lệ

Trường hợp
không được phát
hành trái phiếu

Tỷ suất lợi nhận sau
thuế bình quân của 3
năm liên tiếp trước đó
không cao hơn mức lãi
suất dự kiến trả cho
10

Luật Doanh nghiệp 2014

Nhận xét

Thống nhất các khái
niệm về vốn, cổ phần đã
bán, cổ phần được quyền
chào bán, cổ phần chưa
bán
-Không được chuyển
nhượng quyền mua số cổ
phần chưa thanh toán
cho người khác
-Số cổ phần chưa thanh
toán được coi là cổ phần
chưa bán và Hội đồng
quản trị được quyền bán

-Công ty phải đăng ký
điều chỉnh vốn điều lệ
bằng giá trị mệnh giá số
cổ phần đã được thanh
toán đủ và thay đổi cổ
đông sáng lập trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày
kết thúc thời hạn phải
thanh toán đủ số cổ phần
đã đăng ký mua
-Công ty hoàn trả một
phần góp vốn cho cổ
đông theo tỷ lệ góp vốn
của họ trong công ty theo
quyết định của Đại hội
đồng cổ đông
-Vốn điều lệ không được
các cổ đông thanh toán
đầy đủ và đúng hạn theo
quy định của pháp luật
khi đăng kí thành lập
doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp 2014
bỏ quy định trong trường
hợp này

Ưu điểm: Giúp
giảm những nhầm
lẫn về cơ cấu sở
hữu thực tế trong

doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp
2014 có quy chế
pháp lý để phân
biệt giữa vốn đăng
ký và vốn thực
góp, giải quyết tình
trạng vốn không có
thực (ảo) nhưng
không thể xử lý
được như hiện nay

Với quy định mới
này Luật Doanh
nghiệp không chỉ
hạn chế được vấn
đề vốn ảo mà còn
giúp đảm bảo được
quyền lợi của cổ
đông và khả năng
thanh toán của
công ty
Luật Doanh nghiệp
2014 đã nới lỏng
điều kiện về việc
phát hành trái
phiếu, giúp công


Pháp luật kinh tế

trái phiếu định phát
hành

Vấn đề chào bán
cổ phần

Điều luật không rõ
ràng, chưa thể hiện rõ
từng loại hình cũng
như các vấn đề liên
quan đến các loại cổ
phần tương ứng

Quy định về chào bán cổ
phần được phân chia rõ
ràng, bán cổ phần loại
nào, đối tượng,…( Điều
122 đến 125 Luật Doanh
nghiệp)

ty có thể tăng vốn
điều lệ một cách dễ
dàng hơn
Các điều luật này
được thêm vào đã
tạo điều kiện cho
doanh nghiệp trong
việc dễ dàng lựa
chọn hình thức sao
cho phù hợp với

doanh nghiệp để có
thể bán ra cổ phần
Quy định mới này
giúp đảm bảo lợi
ích của cổ đông
cũng như lợi ích
của công ty; giúp
tăng cường kiểm
soát công ty

Trường hợp
Cổ đông đó có thể bán Luật Doanh nghiệp 2015
không thỏa thuận cổ phần cho người chỉ quy định: Các bên có
được về giá bán
khác hoặc các bên có thể yêu cầu một tổ chức
cổ phần khi mua
thể yêu cầu một tổ thẩm định giá chuyên
lại cổ phần theo
chức định giá chuyên nghiệp định giá
yêu cầu của cổ
nghiệp định giá
đông
 Nhận xét chung:
- Luật Doanh nghiệp 2014 được coi là cuộc đột phá thể chế lần hai, thể hiện đúng

tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh
nghiệp, theo đó, những gì luật pháp không cấm thì người dân, doanh nghiệp được
-

tự do đầu tư, kinh doanh.

Luật Doanh nghiệp 2014 đã hướng tới sự phù hợp với thực tế kinh doanh hiện tại
của doanh nghiệp và tháo gỡ nhiều khó khăn, hạn chế góp phần tạo điều kiện mở

-

ra một môi trường kinh doanh thuận lợi phù hợp với xu hướng chung của thế giới.
Sửa chữa, bổ sung thêm những quy định mới nhằm tháo gỡ các bất cập và hạn chế
của Luật Doanh nghiệp 2005 với các doanh nghiệp nói chung và CTCP nói riêng.
Theo Luật Doanh nghiệp 2005, thời gian các thành viên góp vốn cam kết là 3 năm
kể từ ngày được cấp Giấy Đăng ký Doanh nghiệp, khoảng thời gian này quá dài,
vì vậy, Luật Doanh nghiệp 2014 đã điều chỉnh và giảm khoảng thời gian này
xuống còn 90 ngày (3 tháng), giúp các doanh nghiệp sớm ổn định tổ chức và đi

-

vào hoạt động
Những thay đổi của Luật mang tính định hướng, gợi mở về vấn đề vốn của công ty
cổ phần; trao cho công ty sự tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận theo các quy
11


Pháp luật kinh tế
định của pháp luật. Hơn nữa, Luật Doanh nghiệp 2014 đã đưa ra nhiều quy định
mới, cụ thể hơn góp phần đảm bảo được lợi ích của các cổ đông, giảm thiểu được
các rủi ro cho doanh nghiệp.
IV.

Một số điểm bất cập về vốn của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp

-


2014 và kiến nghị
Thứ nhất : Khi nghiên cứu về các loại cổ phần( ý 3, phần II) chúng em thấy Luật
Doanh nghiệp hiện không có quy định cụ thể về điều kiện trả cổ tức cho cổ phần
ưu đãi cổ tức và điều kiện hoàn lại phần vốn góp cho cổ phần ưu đãi hoàn lại: Cổ
đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức được hưởng cổ tức với mức cao hơn so với
mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia
hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc
vào kết quả kinh doanh của công ty. Vậy khi công ty đang kinh doanh thua lỗ thì
có được thanh toán cổ tức cho cổ phần ưu đãi không? Về cổ phần ưu đãi hoàn lại,
cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền yêu cầu công ty hoàn lại vốn
góp bất cứ khi nào theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi
hoàn lại. Vậy, khi công ty mất khả năng thanh toán nợ, có được hoàn lại vốn cho
cổ phần ưu đãi hoàn lại khi không đủ tài sản để trả nợ không? Pháp luật không có
quy định rõ.
 Điều lệ công ty cần quy định rõ để giải quyết vấn đề theo nguyên tắc

chung, tránh phát sinh các tranh chấp
- Thứ hai: Tại khoản 2 điều 119, Luật Doanh nghiệp quy định: Các cổ đông sáng
lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được
quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Trong khi đó tại khoản 3 của
điều luật này lại yêu cầu: Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển
nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng
cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được
sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Quy định này không rõ ràng ,chồng
chéo, có thể dẫn đến các giải thích sai lệch và gây khó khăn cho doanh nghiệp
12



Pháp luật kinh tế
trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh vì trong trường hợp cổ đông sáng
lập sở hữu cổ phần phổ thông được mua sau ngày công ty được cấp Giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh thì có được quyền chuyển nhượng cho người khác số cổ
phần này hay không là một câu hỏi đang được đặt ra.
 Cần có quy định nhất quán hơn trong vấn đề này: Trong thời hạn 3 năm kể
từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp, số cổ
phần mà cổ đông sáng lập đăng ký mua tại thời điểm đăng ký doanh
nghiệp không được chuyển nhượng cho người khác nếu không được sự
chấp thuận của Đại hội đồng cỏ đông. Ngoài số cổ phần này ra, thì cổ
đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình như
-

cổ đông khác.
Thứ ba: Việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Khoản 1 Điều 126 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về chuyển nhượng cổ
phần, như sau: “Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển
nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển
nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ
phiếu của cổ phần tương ứng. Trong khi đó, tại khoản 1 Điều 120 về cổ phiếu của
Luật này, quy định: “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút
toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần
của công ty đó.”. Vì vậy, quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần được nêu
rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng thì chỉ phù hợp với trường hợp cổ phiếu
là chứng chỉ, không phù hợp với trường hợp là bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện
tử. Do vậy, quy định này có thể dẫn đến việc gây rủi ro lớn cho người nhận chuyển
nhượng, vì không thể biết được cổ phần có bị hạn chế chuyển nhượng hay không.
Do cổ phần được tự do chuyển nhượng, nên sau khi giao dịch xong, khi tiến hành
làm thủ tục đăng ký vào sổ cổ đông thì mới biết bị hạn chế chuyển nhượng.

 Đề chặt chẽ hơn, quy định này có thể viết lại theo hướng sau: Trường hợp
chỉ ghi việc hạn chế việc chuyển nhượng trên cổ phiếu bút toán ghi sổ hoặc
dữ liệu điện tử thì không có giá trị pháp lý.
13


Pháp luật kinh tế

C.KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận trên ta thể thấy được rằng Luật Doanh nghiệp 2014 đã có sự kế
thừa và phát huy những kết quả đạt được của Luật Doanh nghiệp 1999 và 2005 đồng
thời khắc phục những điểm hạn chế, bất cập của quy định hiện hành và thể chế hóa các
vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn. Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những quy định mới
nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nói chung và
cho công ty cổ phần nói riêng. Nhưng bên cạnh những ưu điểm trong quy chế pháp lý
về vốn của công ty cổ phần như tính hoàn thiện về vốn, trình độ tổ chức và hoạt động
mang tính xã hội hóa cao.... thì chúng ta cũng cần phải nhìn nhận những hạn chế trong
Luật Doanh nghiệp về vốn của Công ty cổ phần, nhất là trong bối cảnh số lượng Công
ty Cổ phần đang tăng nhanh như hiện nay. Vì vậy pháp luật về doanh nghiệp nói chung
và Công ty Cổ phần nói riêng cần phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa để đảm bảo an
toàn, chặt chẽ cũng như nhanh nhạy về mặt pháp lý cho những nhà đầu tư cũng như
đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội

14


Pháp luật kinh tế

15




×