Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tóm tắt bài học H 11 02 axit bazomuoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.37 KB, 2 trang )

AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI
I. THUYẾT ĐIỆN LI A-RÊ-NI-UT
Axit là chất tan trong H2O phân li ra H+.
Bazơ là chất tan trong H2O phân li ra OH-.
Phản ứng axit - bazơ là phản ứng giữa dung dịch axit và dung dịch kiềm (phản ứng
trung hòa), thực chất là phản ứng giữa H+ và OH- (H+ + OH- → H2O).

II. THUYẾT PROTON BRON-STET
Axit là chất cho H+
Phân tử: HCl, HNO3, H2SO4…
Cation gốc bazơ yếu: NH4+, Al3+, Cu2+ …
Anion gốc axit mạnh còn hiđro: HSO4-…
Bazơ là chất nhận H+
Phân tử : NH3, NaOH, KOH, Ca(OH)2 …
Anion gốc axit yếu CH3COO-,CO32-, SO32-, S2-, ClO- …
Phản ứng axit bazơ là phản ứng trong đó có sự cho và nhận H+

III. VIẾT PHƯƠNG TRÌNH ĐIỆN LI
H 2O
AXIT 
 H+ + ANION GỐC AXIT

Ví dụ: HCl → H+ + ClCH3COOH  H+ + CH3COOH 2O
BAZƠ 
 OH- + CATION GỐC BAZƠ

Ví dụ: NaOH → OH- + Na+
Ba(OH)2 → 2OH- + Ba2+
H 2O
MUỐI 
 CATION GỐC BAZƠ + ANION GỐC AXIT



Ví dụ: Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42NaHSO4 → Na+ + H+ + SO42NaHCO3 → Na+ + HCO3-

IV. HIĐROXIT LƯỠNG TÍNH:
Nhóm hóa trị 3: Al(OH)3, Cr(OH)3…


Nhóm hóa trị 2: Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Be(OH)2…
Tính lưỡng tính:
Tính bazơ yếu: Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Tính axit yếu: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Bài tập áp dụng 1
Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M, nếu bỏ qua sự điện ly của nước thì đánh giá nào
về nồng độ mol ion sau đây là đúng:
A. [H+] = 0,1M

B. [H+] < [NO3-]

C. [H+] > [NO3-]

D. [H+]< 0,1M

Bài tập áp dụng 2
Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,1M, nếu bỏ qua sự điện ly của nước thì đánh giá
nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng:
A. [H+] = 0,1M

B. [H+] < [CH3COO -]


C. [H+] > [CH3COO -]

D. [H+] < 0,1M

Bài tập áp dụng 3
Xác định tính axit hay bazơ của các chất và ion sau trong dung dịch nước: HCl, H2SO4,
NaOH, Ba(OH)2, NH3, NH+4 , CH3COO-, Cu2+,

Bài tập áp dụng 4
Trộn lẫn 100 ml dung dịch HCl 0,1M và 50 ml dung dịch H2SO4 0,05M tạo thành dung
dịch A.
a. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,3M cần dùng để trung hòa hết dung dịch A?
b. Đồng thời xác định nồng độ mol các ion trong dung dịch thu được sau phản ứng?

Bài tập áp dụng 5
Cho 200 ml dung dịch X gồm Al(NO3)3 0,05M và Fe(NO3)3 0,05M vào V lit dung dịch NaOH
0,1M thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị V và m khi m đạt giá trị cực đại và cực
tiểu?



×